Các vấn đề nảy sinh:

Một phần của tài liệu Hình thành doanh nghiệp spin-off trong các tổ chức NC&TK góp phần thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu (trường hợp ngành dược[ (Trang 39)

10. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Các vấn đề nảy sinh:

2.1.3.1 Về quan hệ giữa viện mẹ và doanh nghiệp spin-off:

Trong đa số các trường hợp luận văn lựa chọn nghiên cứu, viện và trường (tổ chức mẹ) đóng vai trò quyết định đối với việc hình thành doanh nghiệp KH&CN.

chủ quan ký quyết định trên cơ sở đề nghị của lãnh đạo viện mẹ. Điều này dẫn đến những ràng buộc nhất định giữa giám đốc doanh nghiệp và lãnh đạo viện mẹ, giảm tính độc lập của doanh nghiệp (xem phụ lục 4 và phụ lục 5).

Thứ hai, ở giai đoạn mới bắt đầu đi vào hoạt động, các doanh nghiệp được tổ chức mẹ hỗ trợ cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng… Mặt bằng cơ sở làm việc chính thức của các doanh nghiệp đều nằm trong khuôn viên của tổ chức mẹ. Chính sự hỗ trợ này đã giúp doanh nghiệp giảm đi rất nhiều chi phí cho việc thuê đất và xây dựng nhà xưởng của doanh nghiệp.

Thứ ba, tổ chức mẹ hỗ trợ dưới nhiều hình thức khác nhau từ chuyển giao lixăng, cán bộ nghiên cứu, thị trường và kết quả nghiên cứu của một số hướng công nghệ trong tương lai. Nói cách khác, các doanh nghiệp vẫn giữ quan hệ hợp tác truyền thống là thông qua các hợp đồng NC&TK. Các cán bộ của doanh nghiệp vẫn hợp tác với cán bộ nghiên cứu của tổ chức mẹ để tiến hành các hoạt động nghiên cứu hoặc sử dụng các kết quả nghiên cứu từ viện mẹ rồi tiến hành triển khai trong thực tế theo đơn đặt hàng của khách hàng. Hoặc các hợp đồng NC&TK của doanh nghiệp chủ yếu vẫn do tổ chức mẹ đặt hàng, ví dụ như Viện Nghiên cứu Thiết kế chế tạo máy và Dụng cụ công nghiệp (xem phụ lục 1). Hay cung cấp các dự án nghiên cứu được tài trợ như Công ty Phát triển phụ gia và Sản phẩm dầu mỏ - APP (xem phụ lục 2).

Thứ tư, tổ chức mẹ hỗ trợ vốn hoạt động (mặc dù số vốn là rất nhỏ so với doanh thu hàng năm của mỗi doanh nghiệp).

Thứ năm, nhân tố đặc biệt quan trọng cho doanh nghiệp KH&CN là các doanh nghiệp còn dựa vào uy tín, thương hiệu của tổ chức mẹ trong quá trình đàm phán hợp tác với các đối tác nước ngoài cũng như để ký kết các hợp đồng NC&TK với các khách hàng trong nước. Đây là một lợi thế lớn nhất mà các doanh nghiệp đều mong muốn duy trì và không dễ gì có thể từ bỏ lợi thế này. Cũng vì lý do trên mà đa số doanh nghiệp không muốn rời khỏi hẳn tổ chức mẹ thành một doanh nghiệp độc lập hoàn toàn.

Trong khi đó, trường hợp Công ty con của Viện IMI là một ví dụ thành công do xác định được quyền lợi và trách nhiệm giữa hai bên (xem phụ lục 1); Hay trường hợp Viện Gang thép, Bộ Kinh Mậu và Công ty cổ phần Công nghệ và Vật liệu An Thái (AT&M) (xem phụ lục 3).

Một vấn đề khác là các tổ chức mẹ đang gặp phải là nguy cơ mất dần năng lực nghiên cứu chính và đội ngũ nghiên cứu chủ chốt của Viện sau khi doanh nghiệp được hình thành và tách khỏi viện mẹ. Những nhà nghiên cứu khoa học này khó và nhiều khi không thể thay thế được. Ví dụ như Viện Hoá học Công nghiệp cho rằng việc thành lập Công ty APP đã lấy mất đi một số nguồn lực được xây dựng tại Viện, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia làm trong Trung tâm Nghiên cứu Phụ gia và Dầu mỡ hay Trung tâm Công nghệ Laser thuộc Viện Công nghệ Ứng dụng cũng đang vấp phải vấn đề này.

2.1.3.2. Quyền lợi giữa tổ chức mẹ và doanh nghiệp đối với sở hữu trí tuệ, sở hữu tài sản và nguồn nhân lực

Việc thành lập DNKHCN thời gian qua xuất hiện mâu thuẫn về quyền lợi giữa DN “con” và viện “mẹ” khi quyền sở hữu trí tuệ đối với bí quyết, công nghệ được tạo ra ở viện “mẹ” nhưng lại được DN “con” thương mại hóa bằng việc tổ chức sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ đó. Đặc biệt, việc xác định giá trị và quản lý được tài sản của bộ phận tách khỏi viện để thành lập doanh nghiệp, đặc biệt là xác định giá trị của kết quả nghiên cứu được thể hiện dưới dạng bí quyết công nghệ, rồi trách nhiệm và quyền lợi giữa viện và doanh nghiệp được thành lập trong quá trình chuyển giao tài sản, đặc biệt là vấn đề định giá tài sản trí tuệ. Vấn đề xác định ai là chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi thành lập, cơ chế phân chia lợi ích giữa Nhà nước (chủ sở hữu tài sản trí tuệ) với tập thể nhà khoa học (tác giả) và cơ quan chủ quản (được giao quản lý tài sản trí tuệ) chưa được rõ ràng. Cụ thể là trường hợp của Công ty APP cho thấy một bài học là trong quá trình chuyển giao tài sản của Viện Hoá Công nghiệp bao gồm một số thiết bị nghiên cứu của Dự án UNIDO, đã không

phải khó khăn do nguy cơ mất dần năng lực nghiên cứu sau khi doanh nghiệp KH&CN được hình thành và tách khỏi viện “mẹ”. Viện Hoá Công nghiệp cho rằng việc thành lập Công ty APP đã lấy mất đi một số nguồn lực được xây dựng tại Viện, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia làm trong Trung tâm Nghiên cứu Phụ gia và Dầu mỡ. Do mâu thuẫn giữa Viện và Công ty, mối quan hệ hợp tác giữa Viện và Công ty không được duy trì.

Tuy nhiên, xét từ góc độ tác động xã hội, sự hình thành các doanh nghiệp KH&CN từ tổ chức mẹ sẽ tạo tạo nhiều công ăn việc làm, của cải vật chất cho nền kinh tế địa phương, tạo nên luồng lưu chuyển nhân lực có trí tuệ từ khu vực nghiên cứu sang khu vực sản xuất. Đồng thời tổ chức mẹ cũng có điều kiện để bổ sung lực lượng cán bộ nghiên cứu trẻ, trở thành trung tâm đào tạo ra những nhà nghiên cứu có năng lực chuyên môn và tinh thần kinh thương.

2.2. Tổng quan về thực trạng phát triển doanh nghiệp spin-off trong một số viện ngành dược trong một số viện ngành dược

2.2.1.Quá trình hình thành

Nhìn chung, số lượng các doanh nghiệp spin-off trong ngành dược không nhiều. Phần lớn là các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm là chủ yếu. Cũng như các doanh nghiệp KH&CN khác, các doanh nghiệp spin-off trong ngành dược cũng được thành lập và phát triển theo quyết định số 782/TTg ngày 24/10/1996 và Quyết định số 68/1998/QÐ-TTg ngày 27/3/1998 của Thủ tướng chính phủ ban hành nhằm gắn liền đào tạo, nghiên cứu khoa học với thực tế, thúc đẩy việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào nghiên cứu thực tiễn sản xuất, tạo ra cơ sở pháp lý cho việc hình thành doanh nghiệp KH&CN và bộ phận doanh nghiệp KH&CN trực thuộc viện, trường. Các doanh nghiệp này được hình thành chủ yếu từ viện nghiên cứu và trường đại học và trực thuộc tại viện hoặc trường. Mục tiêu của các doanh nghiệp này là phát huy tiềm năng trí tuệ và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học tại viện và trường nhằm gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với thực tế, thúc đẩy việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào nghiên cứu thực tiễn sản xuất. Ðồng thời, việc thành lập doanh nghiệp còn tạo thêm việc làm, tăng thêm

thu nhập, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên bằng chính nghề nghiệp của mình. Việc sản xuất được tiến hành theo tiêu chuẩn GMP ở quy mô công nghiệp, một số chế phẩm thuốc chữa bệnh đảm bảo chất lượng, có hiệu quả điều trị cao, đáp ứng yêu cầu phục vụ sức khoẻ cộng đồng. Ngoài ra, một số doanh nghiệp spin-off khác dưới dạng các công ty cổ phần như Công ty Dược Traphaco và Công ty cổ phần dược Hậu Giang…cũng hình thành với mục tiêu vừa nghiên cứu các chế phẩm thuốc vừa sản xuất và kinh doanh chính những sản phẩm do mình nghiên cứu, thử nghiệm.

Một phần của tài liệu Hình thành doanh nghiệp spin-off trong các tổ chức NC&TK góp phần thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu (trường hợp ngành dược[ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)