Hệ thống các chính sách khuyến khích phát triển xét theo quan

Một phần của tài liệu Hình thành doanh nghiệp spin-off trong các tổ chức NC&TK góp phần thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu (trường hợp ngành dược[ (Trang 53)

10. Kết cấu của luận văn

2.4.3. Hệ thống các chính sách khuyến khích phát triển xét theo quan

quan điểm của chính sách đổi mới

Khi thiết kế xây dựng chính sách đổi mới phải xem xét xây dựng một cách toàn diện rất nhiều vùng chính sách khác nhau. Chẳng hạn việc xây dựng chính sách cho việc hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN nhất thiết phải xem xét: nguồn ý tưởng (chính sách KH&CN); sự chia sẻ lợi ích xuất phát từ kết quả NC&TK (chính sách SHTT); nhu cầu đòi hỏi tài chính khác nhau trong vòng đời phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là vốn mạo hiểm (chính sách tài chính và đầu tư); tinh thần kinh thương và văn hoá cho đổi mới (chính sách giáo dục và đào tạo); các thủ tục hành chính khi thành lập doanh nghiệp KH&CN; các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hoạt động như chính sách phát triển sản phẩm mới, sản phẩm CNC (chính sách thương mại và xuất khẩu) và một loại các biện pháp chính sách khác. Cụ thể là:

Về hoạch định chính sách và xây dựng khung khổ luật pháp

Việt Nam chưa có cơ quan chuyên chịu trách nhiệm về chính sách đổi mới. Trong lĩnh vực KH&CN, Việt Nam đã ban hành luật KH&CN (01/01/2001), Luật CGCN (01/07/2007), Chiến lược phát triển KHC&CN Việt Nam đến năm 2010. Trên phương diện sở hữu trí tuệ, Việt Nam đã ban hành một số luật về vấn đề này như Luật sở hữu trí tuệ (01.07/2006), Luật cạnh tranh (01.07/2005). Trong lĩnh vực giáo dục: Việt Nam đã ban hành Luật giáo dục (01/06/1999, sửa chữa và có hiệu lực 01/01/2006). Có

trên phương diện luật pháp tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KH&CN và đổi mới.

Riêng đối với ngành dược, Cục Quản lý Dược đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng, tham mưu cho Chính phủ và Bộ Y tế ban hành một loạt văn bản pháp quy về đổi mới hệ thống ngành dược như: Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ 4; Quy chế đăng ký thuốc; Quy chế tạm thời về quản lý chất lượng mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người; v.v. Từ năm 1993 đến nay đã ban hành gần 100 văn bản (có 41 văn bản quy phạm pháp luật). Trong đó quan trọng nhất là “Chính sách quốc gia về thuốc Việt Nam”, một văn bản pháp lý do ngành xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 37/CP ngày 20/6/1996 nhằm bảo đảm cung cấp thường xuyên và đủ thuốc thiết yếu cho chất lượng tốt đến nhân dân, bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và có hiệu quả, nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, xây dựng định hướng, phát triển ngành dược Việt Nam theo hướng CNH, HĐH. Trong thời gian gần đây, các văn bản dưới Luật trong ngành dược được đặc biệt chú trọng như: Quyết định của Chính phủ số 43 về việc phê duyệt đề án “Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến năm 2020”; Thông tư số 02 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của luật dược và Nghị định 79/2006/NĐ-CP; Quyết định số 27 về việc ban hành lộ trình triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” và nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”; Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn ”Thực hành tốt nhà thuốc”; Công văn số 1596/QLD-GT triển khai công tác quản lý nhà nước về giá thuốc năm 2007”.

Về vấn đề sở hữu trí tuệ, sáng chế liên quan đến dược phẩm luôn được coi là đối tượng được ưu tiên bảo hộ ở Việt Nam. Điều kiện bảo hộ là các sản phẩm có tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp, thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt, có khả năng áp dụng lặp đi lặp lại và cho kết quả ổn định. Thời hạn bảo hộ sáng chế là 20

năm và giải pháp hữu ích là 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký. Khi đã trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam phải thực hiện đúng những cam kết của họ. Nhìn chung, còn nhiều văn bản khi xây dựng chưa dự đoán được xu thế phát triển nên chỉ tồn tại trong thời gian ngắn đã phải sửa đổi. Quy hoạch, định hướng phát triển ngành dược chưa đảm bảo tiến trình hội nhập.

Chính sách tài chính cho NC&TK và đổi mới

Từ những năm 1990, chính phủ Việt Nam cũng đã sử dụng một số các chương trình với các ưu tiên khác nhau như một cơ chế tài trợ cho các hoạt động NC&TK và đổi mới: Nghị định 122/2003/NĐ-CP ngày 22/20/2003 của Chính phủ quy định chi tiết về Qũy phát triển KH&CN quốc gia, bộ, ngành và địa phương, Quỹ đầu tư phát triển cũng có cơ chế cho vay vốn đối với các hoạt động KH&CN và một số văn bản khác, Nghị định 81/2002/NĐ-CP về miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Nghị định 11/2005/CP-CP ngày 02/02/2005 quy định chi tiết về CGCN; Một số văn bản chính sách khác cũng đề cập đến hình thức khuyến khích cho hoạt động đổi mới: Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN; Đề án “Cơ chế chính sách đồng bộ thúc đẩy đầu tư ĐMCN và ứng dụng CNC” do Bộ KH&ĐT soạn thảo đang trình Chính phủ phê duyệt. Hiện nay, Quốc hội khóa XI cũng đang xem xét việc thành lập “Quỹ đổi mới công nghệ” và “Quỹ đầu tư mạo hiểm quốc gia”.

Đối với ngành dược phẩm, khi trở thành thành viên chính thức của WTO, chính sách thuế áp dụng chung cho dược phẩm sẽ giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với thuốc thành phẩm, mức thuế chỉ còn 0-5% so với mức thuế 0-10% như trước đây. Mức thuế trung bình sẽ là 2,5% sau 5 năm kể từ ngày Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO. Mức giảm từ 2-7% (trung bình là 3%) một số dòng thuế chính đó là: nhóm kháng sinh: 18 dòng/29 dòng thuế và nhóm vitamin: 04 dòng/09 dòng thuế. Việc giảm

nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước trong việc cạnh tranh với thuốc nhập khẩu từ nước ngoài.

Về vốn mạo hiểm, hiện nay trong các văn bản pháp quy chưa có văn bản nào đề cập trực tiếp đến hình thức ĐTMH mà chỉ mới có một số quy định có liên quan đến hoạt động này như quy định về hoạt động của Quỹ Đầu tư và Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư. Trường hợp của ngành dược cũng không phải ngoại lệ, nguồn tài chính cho NC&TK chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 75%, hơn 20% từ nguồn nước ngoài, và phần còn lại là từ các nguồn khác, kinh phí dành cho NC&TK từ các doanh nghiệp còn rất hạn chế chỉ có 1% doanh thu. Nguồn vốn vay từ ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn do sự biến động của tỷ giá ngoại tệ và mặc dù ngành dược là một trong những ngành có nhiều tiềm năng phát triển và khả năng mang lại lợi nhuận cao, cổ phiếu của không ít doanh nghiệp dược phẩm đang trở thành mục tiêu săn lùng của nhà đầu tư, nhưng do bất ổn của thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam mà số nhà đầu tư vào thị trường này giảm hẳn và hy vọng thu hút vốn từ nguồn này đã không còn nữa.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực và tinh thần kinh thương

Nguồn nhân lực cho ngành dược Việt Nam còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng đối với lĩnh vực sản xuất thuốc tân dược và thiếu một chương trình đào tạo bài bản đối với lĩnh vực y dược cổ truyền.

Các chương trình giáo dục, các biện pháp chính sách nâng cao tinh thần kinh thương cho sinh viên, nghiên cứu viên, cán bộ khoa học và kỹ sư ở Việt Nam rất hạn chế nếu không muốn nói là chưa có.

Các chính sách hỗ trợ chuyển đổi trong quá trình hoạt động

Hỗ trợ các viện NC&TK chuyển đổi trong các giai đoạn khác nhau. Năm 2005, Nhà nước đã ban hành một số biện pháp chính sách để kiện toàn mạng lưới các viện NC&TK. Tuy nhiên, kết quả triển khai chưa đạt được các mục tiêu đề ra, do một số nguyên nhân sau: (i) Do tách rời giữa nghiên cứu và sản xuất, các viện nghiên cứu được bao cấp một thời gian dài, đã tạo ra sức ì trong đội ngũ lãnh đạo và cán bộ KH&CN khi phải chuyển sang phương thức hoạt động mới; (ii) Đã có một số văn bản pháp

lý cần thiết và cơ chế chính sách để tạo môi trường cho các viện thực hiện việc chuyển đổi, song vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ. Thị trường công nghệ còn yếu, các viện chưa có môi trường thuận lợi để thương mại hoá kết quả nghiên cứu của mình; (iii) Lãnh đạo một số bộ, ngành và một số viện cũng chưa quyết tâm và nghiêm túc trong việc sắp sếp các viện. Trước những bức xúc của thực tiễn sản xuất, Nghị định số 115/2005/NĐ- CP của Chính phủ ngày 05/09/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập đã ra đời với việc chuyển đổi quy mô lớn các viện NC&TK đang được Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo hai hình thức hoặc là thành lập doanh nghiệp KH&CN hoặc là các tổ chức tự trang trải kinh phí.

Hợp tác khoa học – đào tạo và sản xuất

Hợp tác giữa khu vực đại học/viện NC&TK với khu vực công nghiệp ở Việt Nam dưới các hình thức như trường đại học/viện NC&TK và doanh nghiệp cùng nhau thực hiện dự án, đề tài nghiên cứu, cán bộ của trường đại học/viện NC&TK thực hiện các hợp đồng giảng dạy cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa nhiều. Tuy nhiên, một số vùng, địa phương đã hình thành các chương trình liên kết giữa khu vực hàn lâm (viện - trường) và khu vực công nghiệp.

Lưu chuyển cán bộ khoa học

Lưu chuyển cán bộ khoa học ở Việt Nam là rất yếu do hệ thống làm việc định biên và yếu tố văn hoá muốn làm việc ổn định trong các cơ quan nhà nước.

Chính sách thương mại và xuất khẩu

Chính sách cho ngành dược phẩm Việt Nam mới chỉ nhằm vào mục đích trước mắt nên không hiệu quả và mâu thuẫn nhau đem lại nhiều điểm kìm hãm đổi mới và tăng trưởng trong hệ thống ngành dược. Có một chính sách cạnh tranh hết sức sai lầm mà không chỉ ngành dược mắc phải: cạnh tranh về giá. Đáng lẽ chúng ta có thể sử dụng hàng loạt các biện pháp khác như nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức kênh phân phối tốt và đặc biệt

khuyến mại, giao tế... thì chúng ta lại sử dụng chính sách hạ giá thuốc làm kìm hãm sức cạnh tranh của sản phẩm và của doanh nghiệp... Ngoài ra, ngành dược phẩm vẫn chưa quan tâm đúng mức trong quản lý, thiếu chính sách trong kiểm tra, kiểm soát và các chính sách quy định trách nhiệm, đặc biệt là về quản lý chất lượng thuốc và kiểm soát việc tiêu thụ thuốc. Sự yếu kém của quản lý nhà nước trong việc ban hành chính sách và thực thi chính sách của ngành dược cũng là một hạn chế kìm hãm các động lực phát triển của ngành. Chẳng hạn Bộ Y tế khi đưa ra các chính sách vẫn chưa có các hướng dẫn hợp lý gây khó khăn cho các công ty nước ngoài và khó có thể thu hút được đầu tư về mặt công nghệ của các công ty nước ngoài và vì thế các công ty nước ngoài chỉ muốn chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ thuốc Việt Nam. Một trong những biện pháp quan trọng để tránh lệ thuộc thuốc nước ngoài là cần phát huy thế mạnh của nền y học cổ truyền Việt Nam với những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc và sử dụng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên.

Cơ sở hạ tầng cho đổi mới

Ở các nước khác, cấu trúc phổ biến hỗ trợ doanh nghiệp là công viên khoa học (quốc gia, địa phương), vườn ươm hay trung tâm xuất sắc. Tuy nhiên, cho đến nay các hình thức hỗ trợ này ở Việt Nam mới chỉ trong giai đoạn hình thành.

Nói tóm lại, ở Việt Nam, đã có các chính sách thành phần theo quan điểm đổi mới, song vẫn thiếu sự liên kết, phối hợp giữa các chính sách như chính sách KH&CN, chính sách giáo dục và đào tạo, chính sách công nghiệp, chính sách thương mại….để tạo nên một hệ thống đồng bộ, hoàn chỉnh. Vì vậy, tác động của những chính sách này chỉ là “vừa nhấn phanh, vừa đạp ga” chứ chưa tạo ra chính sách đổi mới hòan chỉnh góp phần thực hiện đổi mới.

Kết luận chương 2

Từ phân tích thực trạng hình thành và phát triển các doanh nghiệp spin-off tại Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp này đến nay vẫn chưa có nhiều, chủ yếu được hình thành từ một bộ phận của tổ chức mẹ (viện hoặc

trường), còn từ các cá nhân, các nhà khoa học có tinh thần kinh thương thì rất ít. Trong quá trình thành lập, cũng đã xuất hiện mâu thuẫn về quyền lợi giữa viện mẹ và doanh nghiệp con, cụ thể là quyền sở hữu trí tuệ đối với bí quyết, công nghệ được tạo ra ở viện mẹ và phân chia lợi nhuận thu được, vấn đề về mất dần đội ngũ nghiên cứu chính của viện mẹ khi chuyển sang doanh nghiệp con, vấn đề về năng lực NC&TK và năng lực kinh thương của các nhà khoa học còn hạn chế, vấn đề về thiếu vốn đầu tư…Trong đó, vấn đề nguồn vốn hoạt động và nguồn vốn tài trợ đang là vấn đề bức thiết nhất cần được giải quyết. Ngoài ra, Việt Nam chưa có chính sách cụ thể nào cho sự hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp này. Vấn đề đặt ra là cần phải có những chính sách, những định hướng phù hợp để khắc phục những hạn chế trên và đưa doanh nghiệp spin-off trở thành “xương sống” của nền kinh tế.

CHƯƠNG III

CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP SPIN-OFF NHẰM THÚC ÐẨY

THƯƠNG MẠI HOÁ KẾT QUẢ NC&TK TRONG CÁC VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI

Một phần của tài liệu Hình thành doanh nghiệp spin-off trong các tổ chức NC&TK góp phần thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu (trường hợp ngành dược[ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)