10. Kết cấu của luận văn
2.4.2. Tinh thần kinh thương và nhu cầu thành lập doanh nghiệp spin-
nghiệp spin-off ở các viện NC&TK trong ngành dược Việt Nam
Trên thực tế hiện nay, nhiều nhà khoa học trong quá trình hoạt động KH&CN của mình đã có kết quả nghiên cứu mang tính thực tiễn cao, có triển vọng áp dụng vào sản xuất để tạo ra sản phẩm có giá trị cho xã hội, và mong muốn mang lại lợi nhuận cao từ kết quả nghiên cứu của chính mình. Nhưng đến nay, sau gần 3 năm triển khai thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP, hầu hết các đơn vị, nhất là các viện và trung tâm của các trường đại học còn e ngại, lo lắng, không tự tin mình có thể phát triển trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm hay không khi thành lập doanh nghiệp spin-off. Nguyên nhân là do:
- Do tư duy của người làm khoa học, làm chuyên môn trong môi trường hàn lâm có những đặc điểm khác với tư duy của người làm kinh doanh.
- Các cán bộ khoa học của chúng ta hiểu biết về xã hội, kinh tế, sản xuất kinh doanh còn rất hạn chế. Trong sản xuất, công nghệ không tác động đơn độc mà tác động trong mối quan hệ với những yếu tố sản xuất khác, với con người, với công cụ sản xuất, với tiềm lực vật chất và tài chính, với cơ chế quản lý của doanh nghiệp, với môi trường kinh doanh. Các cán bộ khoa học của chúng ta phần lớn không thấu hiểu những vấn đề đó.
- Do tâm lý dựa dẫm, ỷ lại do hậu quả của cơ chế cũ, bên cạnh đó là sự nhận thức chưa đúng về nghị định 115 nghĩa là các tổ chức KH&CN sẽ phải tự chủ hoàn toàn, không còn được hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước. Cá biệt còn có ý kiến cho rằng, đang hưởng chế độ xin – cho từ nguồn ngân sách, không có gì phải lo nghĩ, lại quay sang thực hiện việc chuyển đổi, như thế là tự làm khó mình.
- Do nhà nước chưa có những chính sách cụ thể về quyền sở hữu trí tuệ, mối quan hệ về tài sản và lợi nhuận thu được giữa tổ chức mẹ với các doanh nghiệp con, chính sách thuế, chính sách huy động vốn để đổi mới công nghệ từ các nhà đầu tư, v.v
Ngoài ra, hàng loạt các chính sách chưa thực sự khuyến khích các nhà khoa học sẵn sàng chịu rủi ro mạo hiểm để rời khỏi môi trường hàn lâm sang môi trường doanh nghiệp như chế độ lương chênh lệch giữa khu vực nghiên cứu và sản xuất được xem là cản trở đầu tiên.