1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án: Văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

164 779 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 164
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Ngày nay, với tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang phát triển mạnh mẽ, quan hệ kinh tế và kinh doanh quốc tế ngày một được mở rộng và đưa lại rất nhiều lợi ích cho các quốc gia trên thế giới. Mặc dù vậy, dường như chúng còn có nhiều mặt trái và tạo nên những “cú sốc văn hóa”, những “va chạm giữa các nền văn minh”, đã làm cho một số nước không thể phát triển nhanh và bền vững được, và lợi ích của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đối với những nước này hầu như rất hạn hẹp. Từ giác độ lý luận văn hóa kinh doanh, có thể cho rằng, đó là do những biểu hiện của cái chung và cái riêng, của những đặc tính chung và những đặc trưng riêng của văn hóa kinh doanh quốc tế. Mỗi một quốc gia đều có cách thức, tập quán kinh doanh riêng của mình; điều hiển nhiên đó là do mỗi quốc gia đều có nền văn hóa với những đặc tính riêng biệt, không giống nhau. Đồng thời khi giao lưu hội nhập quốc tế trong tiến trình toàn cầu hóa của nhân loại, những đặc tính chung, giống nhau sẽ phát huy tác dụng. Sự dung hòa những đặc tính chung và riêng trong văn hóa kinh doanh của quốc gia dân tộc với thế giới, sẽ tạo nên những điều kiện, cơ hội to lớn cho các nước thu được lợi ích trong kinh doanh toàn cầu; ngược lại, cũng sẽ gây nên nhiều thách thức to lớn, nếu không biết vượt qua, nhiều nước sẽ không thể vượt qua bẫy nghèo nàn và lạc hậu. Với mục tiêu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp, Việt Nam đang không ngừng nỗ lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, nhất là với các đối tác lớn. Trong các thị trường kinh tế chiến lược của Việt Nam hiện nay, Mỹ là thị trường quan trọng bậc nhất. Kim ngạch thương mại Việt Nam và Mỹ tăng nhanh, từ gần 1,6 tỉ đô-la năm 2001 lên hơn 21,5 tỉ đô-la năm 2011 [102]. Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam cu ̃ ng khá lớn, vơ ́ i 480 dư ̣ á n, tô ̉ ng vố n đầ u tư đăng ky ́ là 12,8 tỉ đô la, xếp

Trang 1

VIỆN hàn lâm KHOA HỌC Xã HỘI VIỆT NAM

Học VIỆN khoa học xã hội

Nguyễn Tuấn Minh

văn hóa kinh doanh hoa kỳ

và bài học kinh nghiệm đối với việt nam

luận án tiến sĩ kinh tế

Hà nội - 2013

Trang 2

VIỆN hàn lâm KHOA HỌC Xã HỘI VIỆT NAM

Học VIỆN khoa học xã hội

Nguyễn Tuấn Minh

văn hóa kinh doanh hoa kỳ

và bài học kinh nghiệm đối với việt nam

Chuyên ngành : Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết quả khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

NGUYỄN TUẤN MINH

Trang 4

MỤC LỤC

Trang bìa … .…… 2

Lời cam đoan ……… 3

Danh mục các chữ viết tắt 6

Danh mục các bảng 8

MỞ ĐẦU 9

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH 21

1.1 Khái quát về văn hóa kinh doanh 22

1.1.1 Định nghĩa văn hóa kinh doanh 22

1.1.2 Các lớp cấu thành của văn hóa kinh doanh 25

1.1.3 Các đặc trưng của văn hóa kinh doanh 29

1.2 Tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh doanh quốc tế 33

1.3 Hai xu hướng nghiên cứu văn hóa kinh doanh 39

1.3.1 Văn hóa công ty: Lý thuyết và mô hình của Edgar H Schien 40

1.3.2 VHKD quốc tế: Lý thuyết và mô hình so sánh của Richard Lewis 45

CHƯƠNG II: VĂN HÓA KINH DOANH HOA KỲ VÀ TÍNH CÁCH CỦA NGƯỜI MỸ TRONG KINH DOANH 55

2.1 Về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ 55

2.2 Những nhân tố tác động đến việc hình thành và phát triển VHKD Hoa Kỳ 57

2.3 Thực tiễn VHKD Hoa Kỳ và so sánh qua một số mô hình 79

2.3.1 Mô hình của Edward T Hall 80

2.3.2 Mô hình của Geert Hofstede 85

2.3.3 Mô hình của Fons Trompenaars 89

2.4 Các đặc trưng tiêu biểu của VHKD Hoa Kỳ 95

Trang 5

CHƯƠNG III: VĂN HÓA KINH DOANH VIỆT NAM- HOA KỲ: SO SÁNH

VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 101

3.1 Văn hóa trong kinh doanh Việt Nam và Hoa Kỳ: góc nhìn lịch sử, kinh tế và xã hội 101

3.2 Văn hóa kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ: góc nhìn từ các mô hình nghiên cứu so sánh thực tiễn VHKD quốc tế 108

3.3 Văn hóa kinh doanh Việt Nam và Hoa Kỳ: Góc nhìn từ một số doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam 120

3.4 Một số bài học kinh nghiệm đối với doanh nhân Việt Nam 124

KẾT LUẬN 143

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO 148

PHỤ LỤC 158

Trang 6

Trách nhiệm xã hội của công ty EXIMBANK Export and Import Bank

Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ FCPA The U.S Foreign Corrupt Practices Act

Đạo luật về tham nhũng của Hoa Kỳ

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chỉ số so sánh chủ nghĩa cá nhân/ chủ nghĩa tập thể

Định hướng dài hạn

M &A Merger and Acquisition

Sáp nhập và thôn tính

Công ty đa quốc gia

Chỉ số so sánh Nam tính/ Nữ tính

Thời gian đơn tuyến

Trang 7

PDI Power Distance Index

Chỉ số khoảng cách quyền lực

R & D Research and Development

Nghiên cứu và phát triển

Hệ thống phân loại giá trị

Công ty xuyên quốc gia

Thời gian đa tuyến

Trang 8

Đặc tính doanh nhân trong ba loại hình văn hóa (Đơn tuyến – Đa tuyến –

Bảng 2.1

So sánh của Hall về đặc tính doanh nhân Hoa Kỳ (Văn hóa đơn tuyến)/

Khác biệt đặc tính văn hóa kinh doanh Việt Nam và Hoa Kỳ

(Dựa trên mô hình của Hall, Hofstede, Trompenaars ,và Lewis) 120

Trang 9

MỞ ĐẦU

I Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, với tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang phát triển mạnh mẽ, quan hệ kinh tế và kinh doanh quốc tế ngày một được mở rộng và đưa lại rất nhiều lợi ích cho các quốc gia trên thế giới

Mặc dù vậy, dường như chúng còn có nhiều mặt trái và tạo nên những “cú sốc văn hóa”, những “va chạm giữa các nền văn minh”, đã làm cho một số nước không thể phát triển nhanh và bền vững được, và lợi ích của toàn cầu hóa và hội nhập quốc

tế đối với những nước này hầu như rất hạn hẹp

Từ giác độ lý luận văn hóa kinh doanh, có thể cho rằng, đó là do những biểu hiện của cái chung và cái riêng, của những đặc tính chung và những đặc trưng riêng của văn hóa kinh doanh quốc tế Mỗi một quốc gia đều có cách thức, tập quán kinh doanh riêng của mình; điều hiển nhiên đó là do mỗi quốc gia đều có nền văn hóa với những đặc tính riêng biệt, không giống nhau Đồng thời khi giao lưu hội nhập quốc tế trong tiến trình toàn cầu hóa của nhân loại, những đặc tính chung, giống nhau sẽ phát huy tác dụng Sự dung hòa những đặc tính chung và riêng trong văn hóa kinh doanh của quốc gia dân tộc với thế giới, sẽ tạo nên những điều kiện, cơ hội

to lớn cho các nước thu được lợi ích trong kinh doanh toàn cầu; ngược lại, cũng sẽ gây nên nhiều thách thức to lớn, nếu không biết vượt qua, nhiều nước sẽ không thể vượt qua bẫy nghèo nàn và lạc hậu

Với mục tiêu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp, Việt Nam đang không ngừng nỗ lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, nhất là với các đối tác lớn

Trong các thị trường kinh tế chiến lược của Việt Nam hiện nay, Mỹ là thị trường quan trọng bậc nhất Kim ngạch thương mại Việt Nam và Mỹ tăng nhanh, từ gần 1,6 tỉ đô-la năm 2001 lên hơn 21,5 tỉ đô-la năm 2011 [102] Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam cũng khá lớn, với 480 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 12,8 tỉ đô la, xếp

Trang 10

thứ 7 trong số các nhà đầu tư nước ngoài [42, tr.24] (Theo số liệu của phía Mỹ, đầu

tư của Mỹ là 15,4 tỷ, đứng thứ 5 trong danh sách các nhà đầu tư [103])

Những số liệu này cho thấy, Hoa Kỳ có một vai trò rất quan trọng trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam (Tham khảo thêm phụ lục 1, phụ lục 2)

Việt Nam đã có thể xuất nhập khẩu nhiều hơn, hiệu quả hơn, hợp tác kinh doanh với Hoa Kỳ tốt hơn, nhưng sự hợp tác kinh tế của Việt Nam với Hoa Kỳ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước Có nhiều nguyên nhân hạn chế tiềm lực hợp tác phát triển kinh tế giữa hai bên, và một trong những nguyên nhân này chính là rào cản về văn hóa kinh doanh Rất nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Kỳ với vốn liếng văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ ít ỏi, chưa thực sự hiểu các nhà quản lý, các doanh nhân Hoa Kỳ, cũng như người tiêu dùng Hoa Kỳ, suy nghĩ gì, tập quán kinh doanh, và cách thức làm việc của họ ra sao

Việt Nam đã ký kết và đang thực thi Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ, và hiện nay, có một sự kiện hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh

tế, cũng như hội nhập quốc tế của Việt Nam là Việt Nam đang đàm phán với Mỹ và một số nước khác để thành lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại tự do kiểu mới Chúng tôi cho rằng,

để thu được nhiều lợi ích trong một tổ chức to lớn này, bên cạnh những vấn đề khác, việc hiểu biết về văn hóa kinh doanh, tập quán kinh doanh của Hoa Kỳ (và các nước khác) sẽ tránh được những “cú sốc”, những “đụng độ”, giảm nhẹ những thiệt hại kinh tế, mở rộng đường cho hàng hóa và doanh nhân Việt Nam làm ăn thành công với các đối tác Hoa Kỳ là hết sức cần thiết và cấp bách

Chính vì vậy, có thể cho rằng, việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh của Hoa Kỳ hiện nay là vô cùng cấp thiết và quan trọng

2 Tình hình nghiên cứu

Văn hóa kinh doanh đã hình thành từ lâu tại Việt Nam, tuy nhiên các công trình nghiên cứu có tính tổng quát và hệ thống chưa nhiều, thường trình bày theo

Trang 11

hướng vấn đề đơn tuyến, do vậy trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu của các học giả trong nước, luận án sẽ tổng quan lại theo cách trình bày các hướng nghiên cứu chính mà các học giả trong nước viết về chủ đề văn hóa kinh doanh, và những vấn đề liên quan đến văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát trong việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh của các học giả Việt Nam

Trong khi đó, các công nghiên cứu về văn hóa kinh doanh quốc tế nói chung,

và văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ nói riêng, đã được nghiên cứu sâu và có tính khái quát cao ở nước ngoài Do vậy, luận án trước hết sẽ trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu cụ thể về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ, thực tiễn biểu hiện của văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ; và các công trình nghiên cứu có tính khái quát hóa cao về mặt lý thuyết và mô hình trong nghiên cứu văn hóa kinh doanh quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ Việc khái quát như vậy sẽ giúp cho việc đánh giá, đối chiếu, so sánh sự khác biệt trong văn hóa kinh doanh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ phù hợp hơn Từ đó

mở ra hướng nghiên cứu và cách tiếp cận mang tính thực tiễn cho luận án

2.1 Nghiên cứu trong nước

Văn hóa kinh doanh luôn được xem là một nhân tố quan trọng trong kinh doanh, cũng như trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Chính vì vậy, việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh (VHKD) đã được các nhà khoa học, các nhà quản lý và các doanh nhân đặc biệt quan tâm Tại Việt Nam đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề văn hóa kinh doanh , tuy nhiên chưa có nhiều công trình mang tính nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về văn hóa kinh doanh quốc tế, nhất là so sánh văn hóa kinh doanh của Việt Nam với các quốc gia khác , trong

đó có Hoa Kỳ

Các công trình khoa học tập trung chủ yếu vào nghiên cứu văn hóa kinh doanh của Việt Nam , đặc biệt liên quan đến ba vấn đề sau: (1) Nghiên cứu cơ sở lý luận của VHKD; (2) Phân tích hiện trạng VHKD Việt Nam và (3) Phân tích ảnh hưởng của cơ chế chính sách, môi trường văn hóa xã hội đối với doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm khai thác các nhân tố văn hóa trong hoạt động kinh tế, kinh doanh của Việt Nam Ngoài ra, trong các tài liệu về nghiên

Trang 12

cứu văn hóa kinh doanh Việt Nam cũng có một số bài nghiên cứu khoa học và một

số sách dịch đề cập tới văn hóa Hoa Kỳ, cũng như một số khía cạnh của văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ Ba vấn đề nghiên cứu VHKD được trình bày như sau:

Về cơ sở lý luận của VHKD

Đáng chú ý là các nghiên cứu của Phạm Xuân Nam (1996); Đỗ Minh Cương (2001); Nguyễn Hoàng Ánh (2002); Đinh Sơn Hùng, Lê Vinh Danh (2004); Hồ Sỹ Quý (2006), Dương Thị Liễu (2006), Nguyễn Mạnh Quân (2009) Các tác giả đã nghiên cứu khá sâu sắc về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, kinh doanh; tổng quan khá đầy đủ các quan niệm về triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân, các nhân tố cấu thành, các nhân tố ảnh hưởng tới chúng; đồng thời cũng phác thảo những phương hướng, cách thức cơ bản để tạo lập các nhân tố đó Đây là những vấn đề rất cơ bản về lý luận văn hóa kinh doanh Các công trình của những tác giả nêu trên rất có giá trị về khoa học, tạo điều kiện quan trọng để tiếp tục nghiên cứu vấn đề

Một vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng của văn hóa kinh doanh đã được trình bày gần đây trong nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạ và các cộng sự (2010), trong đó đã bước đầu xây dựng được mô hình cấu trúc phân tầng với các bảng thang giá trị chi tiết của VHKD Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (xem thêm bảng 1), góp phần hình thành nên một khung phân tích cơ bản về VHKD Việt Nam, giúp cho việc nghiên cứu VHKD tại Việt Nam ngày càng có hệ thống hơn

Về phân tích hiện trạng VHKD Việt Nam

Một số tác giả đã bước đầu tiến hành điều tra, khảo sát một số doanh nghiệp ở các thành phố lớn, như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (Phùng Xuân Nhạ và cộng sự (2010); Dương Thị Liễu và cộng sự (2004); Trần Quốc Dân (2003) Kết quả của các cuộc nghiên cứu điều tra này là quan trọng và rất đáng chú ý Các điều tra tập trung vào việc xem xét hiện trạng VHKD Việt Nam và cho rằng, ở Việt Nam

đã bắt đầu hình thành tính cách cộng đồng doanh nhân Việt Nam; các tác giả đã xác lập được các tiêu chí văn hóa cho doanh nhân Việt Nam; phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tinh thần doanh nghiệp với VHKD…, đồng thời đã phác họa nên

Trang 13

một bức tranh chung về VHKD Việt Nam Tuy nhiên, để đánh giá được những xu hướng biến đổi của VHKD Việt Nam trong tương lai sẽ tiếp tục cần phải có những điều tra qui mô hơn, hệ thống hơn, và tập trung hơn

Bảng 1 Cấu trúc VHKD Việt Nam Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế

Nguồn: Phùng Xuân Nhạ (2011) “Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở Việt Nam

trong thời kỳ đổi mới và hội nhập” NXB ĐHQG Hà Nội

Trang 14

Về phân tích ảnh hưởng của cơ chế, chính sách, môi trường văn hóa xã hội tới doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất các biện pháp nhằm khai thác các nhân tố văn hóa trong hoạt động kinh tế, kinh doanh của Việt Nam

Hướng nghiên cứu này cũng được khá nhiều tác giả tập trung chú ý, trong đó nổi bật là các nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạ (2006, 2010); Nguyễn Mạnh Quân (2009); Đỗ Minh Cương (2009); Lê Quý Đức (2005); Nguyễn Quang Vinh (2002);

Vũ Quốc Tuấn (2001); Nguyễn Anh Dũng (2000); Đỗ Huy (1996) Các nghiên cứu của các tác giả này đã giới thiệu và đề xuất được một số cách thức, phương pháp cải thiện môi trường kinh doanh, phát huy vai trò các nhân tố của VHKD Việt Nam, cũng như bước đầu chỉ ra những hướng và giải pháp cụ thể để phát triển VHKD Việt Nam

Về nghiên cứu về VHKD Hoa Kỳ , so sánh VHKD Hoa Kỳ với VHKD Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu theo hướng này, có một số công trình nêu vấn đề, nhưng cũng chỉ đề cập ở một số khía cạnh và mang tính giới thiệu, được đăng tải trong một số tạp chí nghiên cứu chuyên ngành, cũng như trong một số công trình nghiên cứu tại các trường đại học và viện nghiên cứu, tiêu biểu là một số nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Ánh (2007), Phùng Xuân Nhạ (2010), v.v

Ngoài ra, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về văn hóa Mỹ, phần lớn tập trung vào phân tích và trình bày về đặc điểm xã hội, con người và cuộc sống,

trong đó có trình bày giản lược về văn hóa kinh doanh; tiêu biểu có cuốn “Văn hóa

Bắc Mỹ trong toàn cầu hóa” của Lương Văn Kế (NXB Giáo dục Việt Nam, 2011)

Về lĩnh vực văn hóa xã hội Hoa Kỳ, cho đến nay cuốn “Hồ sơ văn hóa Mỹ” của nhà

nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc (NXB Thế giới, 1995) vẫn được coi là một công trình tư liệu mang tính bao quát về xã hội và văn hóa Mỹ Về sách dịch, có cuốn

sách “Cuộc sống và các thiết chế ở Mỹ”(NXB Chính trị Quốc gia, 2000), tác giả Doughlas K.Steveson, và cuốn “Phong cách Mỹ”, của Gary Althen (NXB Văn

Nghệ, 2006) đã đề cập khá toàn diện nhiều lĩnh vực liên quan đến xã hội, văn hóa,

Trang 15

kinh doanh và con người Mỹ Liên quan đến lý luận về đặc điểm xã hội - văn hóa

Mỹ có cuốn “Văn minh Hoa Kỳ” (NXB Thế Giới, 1998) của Jean - Pierre Fichou

Những công trình nghiên cứu trên có đề cập, nhưng không nhiều, đến văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ

Như vậy, có thể thấy các tác giả đã nghiên cứu khá sâu sắc về tổng quan mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế , kinh doanh Tuy nhiên, vẫn còn những khoảng trống cho các nghiên cứu mang tính hệ thống, với qui mô điều tra đủ lớn, để đưa ra được những đánh giá chính xác hơn về các đặc tính, các giá trị của VHKD Việt Nam Ngoài ra, tại Việt Nam còn thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu về VHKD của các quốc gia khác, so sánh văn hóa kinh doanh của các quốc gia khác với Việt Nam, đặc biệt là nghiên cứu về VHKD Hoa Kỳ, quốc gia số một về phát triển kinh tế hiện nay trên thế giới

2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

Cùng với các công trình nghiên cứu trong nước, có thể thấy có khá nhiều công trình nghiên cứu của nước ngoài về văn hóa kinh doanh quốc tế nói chung, và văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ nói riêng Các công trình này có tính chuyên sâu, và khái quát rất cao Phần dưới đây sẽ tổng quan lại các công trình nghiên cứu nước ngoài

về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ theo các hướng sau: (1) Nghiên cứu thực tiễn biểu hiện của văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ; (2) Về xây dựng các cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu văn hóa kinh doanh quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ; (3) Văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam

Hướng nghiên cứu về thực tiễn biểu hiện văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ

Các công trình nghiên cứu theo hướng này, như cuốn “Working With

Americans: How to Build Profitable Business Relationships” của Allyson

Stewart-Allen and Lanie Dansnow (2002) (NXB Prentice Hall), cuốn “Americans at Work:

A Guide to the Can-Do People” của Craig Storti (2004) (NXB Nicholas Brealey

Publishing), cuốn “Trust and Honesty: America's Business Culture at a Crossroad” của Tamar Frankel (2008) (NXB Oxford University Press), hay cuốn “When we are

the foreigners: What Chinese think about working with Americans”, của Orlando R

Trang 16

Kelm, John N Doggett, Haiping Tang (2011), NXB CreateSpace v.v., đã đưa ra những minh chứng cho sự khác biệt giữa tính cách của người Mỹ, văn hóa kinh doanh Mỹ, với văn hóa kinh doanh của các quốc gia khác Các nghiên cứu trên đã trình bày một cách khái quát những đặc tính biểu hiện chung trong văn hóa kinh doanh của Hoa Kỳ, như các giá trị, niềm tin, nghi thức, thậm chí là “ngôn ngữ” trong kinh doanh của người Mỹ v.v Từ việc nêu lên thực tiễn biểu hiện của văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ, các tác giả đã đưa ra những gợi ý trong việc làm thế nào để xây dựng các mối quan hệ và làm ăn giao dịch với người Mỹ Sự hiểu biết, đánh giá đúng các hành vi, cách cư xử trong kinh doanh của người Mỹ là rất quan trọng cho

sự thành công khi làm việc với người Mỹ Các nghiên cứu này có thể được xem như

là những hướng dẫn để người nước ngoài có được những hiểu biết tổng quan về kinh doanh, văn hóa, và suy nghĩ của người Mỹ

Hướng nghiên cứu về lý thuyết và mô hình nghiên cứu văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ, văn hóa kinh doanh quốc tế

Tại Hoa Kỳ, vấn đề quản lý, kinh doanh xuyên quốc gia, cũng như giao lưu đa văn hóa đã trở thành một chủ đề rất nóng bỏng, được các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các doanh nhân hết sức quan tâm Dựa trên những mô hình xuyên văn hóa của các học giả nổi tiếng như Hall, E.T and M.R Hall (1966, 1976, 1987); Geert Hofstede (1980, 2001, 2005, 2010); Charles M Hampden-Tuner and Fons Trompenaars (1997, 2000, 2004) và của Richard D.Lewis (1996, 1999, 2006), ngành quản lý xuyên văn hóa được hệ thống hóa và nhiều phương pháp ứng dụng được đưa ra nhằm đối phó và thích ứng với những khác biệt văn hóa trong kinh doanh Các công trình nghiên cứu trên mang đặc tính văn hóa kinh doanh của Hoa

Kỳ rất cao, bởi các tác giả phần lớn là người Mỹ và các nghiên cứu gắn với thực tiễn kinh doanh của Hoa Kỳ Do có tính thực tiễn cao đối với người Mỹ, hiện nay các công trình này được nhiều công ty hàng đầu của Hoa Kỳ và trên thế giới như IBM, GE, Coca-cola, Wall Mart , áp dụng và tham khảo, khi tiến hành các công việc kinh doanh mang tính toàn cầu của mình, như lên kế hoạch chiến lược phát triển kinh doanh quốc tế, thiết lập cơ cấu tổ chức quốc tế, bố trí nhân sự, điều phối

Trang 17

công việc quốc tế, kiểm soát công việc trên bình diện quốc tế Ngoài ra, hầu hết các giáo trình giảng dạy về quản trị kinh doanh quốc tế, quản lý xuyên văn hóa tại các trường đại học kinh doanh Hoa Kỳ, đều đang sử dụng các tài liệu liên quan đến các công trình nghiên cứu của các tác giả trên cho công tác nghiên cứu và giảng dạy của mình

Hướng nghiên cứu về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam

Về việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh Mỹ và Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh doanh giữa hai nước, vẫn còn ít về số lượng công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài, có thể lý giải do Việt Nam tham gia vào toàn cầu hóa và hội nhập quốc

tế chưa lâu Mặc dù vậy, đã có một số cuốn sách viết về kinh doanh tại Việt Nam,

có so sánh phần nào văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ và Việt Nam, nhưng chủ yếu

mang tính giới thiệu khái quát Như cuốn“Vietnam: The New Asian Dragon" (1st edition, Castlebury Press, 2007) của Kenneth Pounds; “Doing Business in Vietnam” (Prima Publishing, 1995) của Robinson; “Doing business in the New Vietnam”

(Prentice Hall, 1995) của Engholm v.v

Kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài có ý nghĩa tham khảo, đối chiếu, so sánh hết sức cần thiết cho đề tài Các công trình kể trên cũng đã góp phần quan trọng cho việc gợi ý suy nghĩ, nêu phương pháp tiếp cận, và thôi thúc tác giả cần phải đi sâu tìm hiểu văn hóa kinh doanh của Mỹ, có so sánh với văn hóa kinh doanh của Việt Nam, trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất thiết thực cải thiện nhận thức về văn hóa kinh doanh, tạo thêm điều kiện cho các doanh nhân, các tổ chức kinh doanh của Việt Nam có thể giao thoa với hoạt động kinh tế Mỹ, giảm thiểu những rủi ro kinh doanh do thiếu hiểu biết về văn hóa Mỹ, cũng như cách thức làm

ăn của người Mỹ, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và thực hiện đẩy nhanh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam Đây chính là sự khác biệt của đề tài

so với các công trình đã được công bố về văn hóa kinh doanh Mỹ và khả năng gợi

mở đối với Việt Nam

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục dích nghiên cứu

Trang 18

Mục đích của luận án là nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn

về VHKD Hoa Kỳ để làm rõ những đặc tính tiêu biểu của VHKD Hoa Kỳ Trên cơ

sở đó, so sánh và tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa VHKD Hoa Kỳ và Việt Nam; từ đó đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho các nhà quản lý, doanh nhân Việt Nam nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh với đối tác Mỹ đạt hiệu quả

cao hơn

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nói trên, luận án có nhiệm vụ cụ thể sau:

- Nghiên cứu cơ sở hình thành và phát triển những đặc tính tiêu biểu của văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ

- Phân tích và lý giải những tương đồng và khác biệt trong đặc tính văn hóa kinh doanh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam

- Nêu một số bài học kinh nghiệm, góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn gợi

ý cho các doanh nhân Hoa Kỳ và Việt Nam có thể làm việc, kinh doanh với nhau một cách hiệu quả, từ đó thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là VHKD Hoa Kỳ Tuy nhiên, cũng như văn hóa nói chung và văn hóa kinh doanh nói riêng, văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ là một khái niệm rất rộng, mở và chưa có được sự nhất trí giữa các nhà nghiên cứu

Chính vì vậy, luận án đã xác định và giới hạn đối tượng nghiên cứu của luận án

là nghiên cứu VHKD Hoa Kỳ dưới góc độ đặc tính kinh doanh của người Mỹ (tính cách đặc trưng trong kinh doanh của người Mỹ), cụ thể là nghiên cứu đặc tính văn hóa kinh doanh tiêu biểu của người Mỹ trong các hoạt động kinh doanh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt thời gian: nghiên cứu những vấn đề văn hóa kinh doanh hiện nay (thập niên đầu thế kỷ XXI) của Hoa Kỳ, cụ thể các tính cách kinh doanh tiêu biểu của người Mỹ hiện nay Tuy nhiên, văn hóa, hay văn hóa kinh doanh luôn là dòng

Trang 19

chảy mang tính kế thừa và phát triển, do vậy luận án cũng sẽ phải tiến hành nghiên cứu có tính lịch sử văn hóa kinh doanh ở một số nơi cần thiết

- Về mặt không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận án là Hoa Kỳ và Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

- Trong việc nghiên cứu luận án, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin được sử dụng làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu

- Phương pháp lôgic, phân tích, tổng hợp, và so sánh được sử dụng trong luận

án để phân tích, đánh giá các hệ thống lý thuyết và thực tiễn VHKD Hoa Kỳ của các học giả hàng đầu về văn hóa kinh doanh, qua các tiêu chí và hệ thống đánh giá VHKD, xu hướng phát triển của chúng

- Phương pháp thống kê được sử dụng để phân tích, tổng hợp các dữ liệu liên quan đến VHKD của các học giả được nêu và kết quả điều tra

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành như khoa học quản lý, kinh tế, lịch sử, xã hội học, văn hóa kinh doanh, được sử dụng để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu

- Phương pháp điều tra: được thực hiện bằng bảng hỏi với một định hướng và

số lượng nhất định để làm rõ hơn vấn đề VHKD Hoa Kỳ, có so sánh với VHKD Việt Nam

- Phương pháp phỏng vấn sâu: trong quá trình thực hiện luận án, tác giả kết hợp việc thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, với việc trao đổi lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý, các doanh nhân am hiểu về VHKD Hoa Kỳ để kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu của mình

Trang 20

đặc tính kinh doanh của dân tộc, cụ thể là các đặc tính tiêu biểu các doanh nhân Hoa

Kỳ

- Thứ hai, chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa văn hóa kinh doanh giữa doanh nhân Hoa Kỳ và doanh nhân Việt Nam Đưa ra một số đề xuất khả thi giúp cho doanh nhân Việt Nam có thể làm việc, kinh doanh với doanh nhân Hoa Kỳ một cách hiệu quả, từ đó thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam

- Thứ ba, tập hợp nguồn tư liệu phong phú về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ, thực tiễn hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ Đây là nguồn tư liệu quan trọng làm cơ sở tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ hiện nay ở nước ta

7 Kết cấu của đề tài

Luận án gồm phần mở đầu, 3 chương, phần kết luận và tài liệu tham khảo 3 chương của luận án có nội dung chủ yếu sau:

Chương I: Tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn văn

hóa kinh doanh hiện nay

Chương II: Xem xét nhân tố tác động, cũng như tiến trình hình thành và phát

triển của VHKD Hoa Kỳ dưới góc độ lịch sử xã hội, và kết hợp với các kết quả nghiên cứu thực tiễn từ các mô hình VHKDHK để làm sáng tỏ VHKD Hoa Kỳ dưới góc độ đặc tính dân tộc Hoa Kỳ, thông qua việc chỉ ra những đặc tính tiêu biểu của người Mỹ trong kinh doanh

Chương III: Tập trung làm sáng tỏ những nét tương đồng và khác biệt giữa

Văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ và văn hóa kinh doanh Việt Nam Đưa ra những bài học kinh nghiệm giúp cho doanh nhân Việt Nam có thể làm việc, kinh doanh với doanh nhân Hoa Kỳ một cách hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam

Trang 21

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ VĂN HÓA KINH DOANH

Với tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang phát triển mạnh

mẽ, các mối quan hệ kinh tế và kinh doanh quốc tế ngày một được mở rộng và đưa lại nhiều lợi ích to lớn cho các bên tham gia

Mặc dù vậy, thực tế phát triển kinh doanh và trao đổi thương mại quốc tế cũng cho thấy, nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh còn bị hạn chế do các nước chưa vượt qua được những khác biệt về văn hóa dẫn đến những “cú sốc văn hóa”, những “va chạm giữa các nền văn minh” trong tiến trình hội nhập quốc tế của mình

Có thể cho rằng, mỗi một quốc gia với lịch sử hình thành và phát triển của mình đều có kinh nghiệm, tập quán kinh doanh riêng, do mỗi quốc gia đều có nền văn hóa, văn hóa kinh doanh với những đặc tính riêng biệt, không giống nhau Nhưng các nền văn hóa đó cũng có những nét chung, phổ quát; sự dung hòa những đặc tính chung và riêng trong văn hóa và văn hóa kinh doanh của quốc gia dân tộc với thế giới, sẽ tạo nên những điều kiện, cơ hội cho các nước thu được lợi ích trong kinh doanh toàn cầu; ngược lại, nếu không có được sự dung hòa sẽ gây nên nhiều thách thức và cản trở to lớn

Do vậy, càng hội nhập kinh doanh quôc tế, càng phải có nhiều tri thức hơn về văn hóa kinh doanh của những nơi chúng ta muốn mở rộng hợp tác kinh doanh Chính vì vậy , việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh và so sánh văn hóa kinh doanh ,

để có thể hội nhập thuận lợi có ý nghĩa hết sức quan trọng Tìm được sự dung hợp

Trang 22

văn hóa trong kinh doanh chính là tìm ra những hệ qui chiếu giúp cho các doanh nhân, các tổ chức, các quốc gia, thấu hiểu hơn đối tác làm ăn của mình , từ đó có thể giảm thiểu những bất đồng, và gia tăng những tương đồng khi đàm phán, đối thoại, hay tiến hành kinh doanh với nhau

Chương này sẽ tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn văn hóa kinh doanh quốc tế hiện nay

1.1 Khái quát về văn hóa kinh doanh

1.1.1 Định nghĩa văn hóa kinh doanh

Định nghĩa văn hóa

Văn hóa là một phạm trù đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước đề cập Cùng với tiến trình phát triển của xã hội loài người, phạm trù này luôn được làm phong phú thêm bởi những nội dung mới, cũng như được nghiên cứu tiếp cận trên nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, do vậy phạm trù văn hóa có rất nhiều định nghĩa

Theo định nghĩa của từ điển bách khoa The New Webster’s Dictionary and Thesaurus of the English Language (1993): “Văn hóa là những cấu trúc về tôn giáo,

xã hội, và những biểu hiện tri thức đặc trưng cho một xã hội” Có thể cho rằng, là đặc trưng hoạt động của xã hội loại người, văn hoá là một khái niệm rất rộng và phức tạp, có nội hàm rất phong phú Trước đây, Kroeber và Kluckolm (1952) đã sưu tầm được khoảng trên 160 định nghĩa khác nhau về văn hoá [74] Đến năm

2002, tại Hội nghị về văn hóa do UNESCO tổ chức tại Mêhicô, người ta đã thống

kê được trên 200 định nghĩa và dến nay, con số đó vẫn tiếp tục tăng lên

Xét trên phương diện ngôn ngữ, thuật ngữ văn hóa bắt nguồn từ Châu Âu, tiếng Anh, tiếng Pháp gọi là “Culture”, tiếng Đức gọi “Kultur”…, và cùng có gốc từ tiếng La Tinh là “Cultus”, có nghĩa là trồng trọt Người ta dùng thuật ngữ “Cultus”

để biểu đạt khái niệm văn hóa, nó thể hiện tri thức của loài người luôn luôn tăng lên, phong phú hơn, giống như nuôi trồng chăm bón cây trái, vật nuôi, nuôi nấng, giáo dục và đào luyện con người, từ bé lên lớn, từ thế hệ này sang thế hệ khác, và

cứ thế liên tục phát triển đi lên Trong khi đó, ở phương Đông, trong tiếng Hán cổ,

Trang 23

từ văn hóa bào gồm hai từ “văn” và “hóa” “Văn” để chỉ cái đẹp của con người về mặt nhân cách, trí tuệ, tri thức Còn “hóa” để chỉ việc cảm hóa, giáo dục con người trong đời sống xã hội thông qua cái “văn” (cái đẹp, cái tốt, cái đúng) Như vậy, từ gốc văn hóa của cả phương Tây và phương Đông đều có nghĩa chung căn bản là sự vun trồng, giáo hóa nhân cách con người ngày càng phát triển và thích nghi với môi trường sống

Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, từ cái gốc chung quan niệm về văn hóa này, đã xuất hiện rất nhiều cách diễn giải và cách hiểu khác nhau Đây chính là nguồn gốc của những khó khăn khi cần có một định nghĩa thống nhất về văn hóa, khi thuật ngữ là thống nhất (“Cultus”), nhưng định nghĩa (định rõ, chính xác, không khó hiểu về nội dung của thuật ngữ) lại rất khó thống nhất, do nội hàm phức tạp của bản thân “văn hóa”

Trong rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, có một định nghĩa kinh điển được nhiều người chấp nhận và phát triển thêm, đó là của Edward Tylor (1871):

"Văn hoá là tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức,

luật pháp, thói quen và bất kỳ năng lực, hay hành vi nào khác mà mỗi một cá nhân với tư cách là thành viên của xã hội đạt được"

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1943) cũng đã xem xét văn hóa với nghĩa rất rộng của

nó Người cho rằng, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài

người tạo ra trong tiến trình lịch sử phát triển của mình: “Vì lẽ sinh tồn, cũng như

mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra những ngôn ngữ , chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc , ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó, mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [27, tr.431]

Tổ chức UNESCO (2002) cũng đã bổ sung thêm vào định nghĩa về văn hóa

của riêng mình Theo Unesco: “Văn hóa được xem là một tập hợp của những đặc

trưng về tinh thần, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội, hay một nhóm

Trang 24

người trong xã hội Nó không chỉ bao gồm văn học và nghệ thuật, mà cả các mô thức sống, những quyền căn bản của loài người, các hệ thống giá trị, truyền thống

và đức tin”

Từ những định nghĩa quan trọng về văn hóa nêu trên, để thuận tiện cho việc

nghiên cứu, luận án khái quát lại: văn hóa là tất cả những thứ mà các thành viên trong một xã hội có, suy nghĩ và hành động

Ba từ “có”, “suy nghĩ” và “hành động” trong khái quát về văn hóa nêu trên của chúng tôi, có thể giúp chúng ta xác định được 3 thành phần cốt lõi khi đề cập về văn

hóa Thứ nhất, để con người ta “có” một cái gì đó dưới giác độ văn hóa, thì chúng

phải được xuất hiện như là các đối tượng vật chất cụ thể Thứ hai, khi con người ta

“suy nghĩ” thì các ý tưởng, các giá trị, các quan niệm và niềm tin sẽ xuất hiện Thứ

ba, khi con người ta “hành động”, thì thường hành động theo những cách thức nhất

định mà xã hội qui định Như vậy, văn hóa được tạo ra bởi (1) các vật chất biểu trưng cụ thể, (2) các ý tưởng, các giá trị, và các quan niệm; và (3) các khuôn mẫu qui định cho các hành vi ứng xử được mong đợi của các thành viên trong xã hội Cũng cần phải lưu ý rằng, văn hóa luôn là của một nhóm người trong một xã hội nào đó, chứ không phải của một cá nhân, như vậy văn hóa được chia sẻ giữa các thành viên trong xã hội

Khái quát trên chính là cách hiểu về văn hóa mà luận án dùng làm cơ sở để phân tích những vấn đề tiếp theo liên quan đến văn hóa kinh doanh của luận án

Định nghĩa văn hóa kinh doanh

Cũng như văn hóa, văn hóa kinh doanh là một phạm trù rất rộng và mở, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa kinh doanh, và chưa có một định nghĩa thống nhất nào về văn hóa kinh doanh

Từ đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, đã bắt đầu xuất hiện các nghiên cứu về văn hóa kinh doanh, như của Harrison (1972), hay Handy (1978) v.v Các nghiên cứu này gắn hoạt động kinh doanh với doanh nghiệp, và xem xét VHKD dưới lăng kính văn hóa doanh nghiệp hay văn hóa tổ chức, do vậy đã hình thành nên một xu hướng nghiên cứu VHKD đơn thuần dưới góc độ là văn hóa doanh nghiệp Tuy nhiên từ

Trang 25

cuối những năm 1980 trở lại đây, các nghiên cứu về VHKD, như của Geert Hofstede (1980, 2001, 2005, 2010); Charles M Hampden-Tuner and Fons Trompenaars (1997, 2000, 2004) và của Richard D.Lewis (1996, 1999, 2006)…, đã nhìn nhận kinh doanh không chỉ là hoạt động liên quan đến doanh nghiệp, mà còn liên quan tới mọi thành viên trong xã hội, do vậy VHKD đã được xem xét trên bình diện rộng hơn, mang tầm quốc gia, còn văn hóa doanh nghiệp chỉ là một bộ phận trong VHKD Xu hướng này đã trở thành xu hướng chủ đạo trong nghiên cứu VHKD hiện nay

Với cách tiếp cận về VHKD theo hướng nghiên cứu phổ biến hiện nay, cũng

như dựa trên định nghĩa khái quát về văn hóa ở phần trước, chúng tôi cho rằng: Văn hoá kinh doanh là một hệ thống các biểu trưng cụ thể về vật chất, các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và các khuôn mẫu qui định hành vi, hay cách ứng xử trong hoạt động kinh doanh của các thành viên trong một cộng đồng, hay một xã hội nhất định

Hệ thống này được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên trong một quốc gia, một khu vực, hay một doanh nghiệp, như một chuẩn mực để nhận thức, tư duy, cảm nhận và hành động trong mối quan hệ với các vần đề sản xuất kinh doanh mà các thành viên phải đối mặt Văn hoá kinh doanh không chỉ tạo

ra tiêu chí cho cách thức kinh doanh hàng ngày, mà còn tạo ra những khuôn mẫu chung về quan điểm và động cơ trong kinh doanh

Trên đây chưa phải là một định nghĩa chính xác nhất về văn hóa kinh doanh, chúng tôi chỉ mong muốn nêu lên, như là một sự hiểu biết về văn hóa kinh doanh phổ biến trên thế giới, trên cơ sở đó thấy rõ được cơ bản nội hàm của hệ thống văn hóa kinh doanh, và từ đó có thể tìm hiểu đối tượng cần nghiên cứu, thực hiện đúng mục đích nghiên cứu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án

1.1.2 Các lớp cấu thành của văn hóa kinh doanh

Harris và Moran (1999) hay Trompenaars (2000) đã chia văn hóa kinh doanh thành ba lớp cắt chính: (1) lớp bên ngoài: các sản phẩm cụ thể; (2) lớp giữa: các chuẩn mực và giá trị cơ bản; và (3) lớp lõi:các giả định cơ bản (hàm ý) hay các giá

Trang 26

trị mặc nhiên Để có thể hiểu được văn hóa kinh doanh, chúng ta cần phải làm sáng

tỏ các lớp cắt này Trước hết, lớp bên ngoài cùng của văn hóa kinh doanh, chính những sản phẩm cụ thể, dễ dàng nhận thấy được của văn hóa kinh doanh, như cách thức giao tiếp trong kinh doanh, đàm phán, cách thức ăn mặc trong giới kinh doanh, cách thức ứng xử trong kinh doanh v.v…, sau đó chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các lớp văn hóa kinh doanh bên trong, đó chính là các giá trị, các chuẩn mực, các thông

lệ ẩn sâu trong lòng mỗi một quốc gia, chúng không hiển thị một cách trực tiếp, và khó xác định hơn nhiều so với lớp văn hóa kinh doanh bên ngoài

Hình 1.1: Các lớp cấu thành của Văn hóa kinh doanh

(Nguồn: Fons Trompenaars & Charles Hampden-Tuner (2000), “Building Cross Cultural

Competence”, Yale University Press)

1.1.2.1 Lớp bên ngoài: các sản phẩm bề ngoài của văn hóa kinh doanh

Lớp văn hóa kinh doanh bề ngoài là những gì có thể quan sát được, như ngôn ngữ trong giao tiếp kinh doanh, cách thức ăn mặc, danh thiếp kinh doanh, quà tặng, phong thái làm việc v.v Chúng là những biểu tượng bề ngoài của một cấp độ sâu hơn về văn hóa kinh doanh Các định kiến hầu hết xuất phát từ cấp độ biểu tượng và quan sát được này

Trang 27

Nếu chúng ta thấy một nhóm các giám đốc người Nhật khom mình cúi chào, hiển nhiên là chúng ta đang thấy văn hóa kinh doanh bề ngoài, là hành động cúi người đơn thuần Tuy nhiên, để hiểu được tại sao họ lại khom mình? Chúng ta sẽ phải tiến vào lớp tiếp theo của văn hóa kinh doanh

1.1.2.2 Lớp giữa: các chuẩn mực và các giá trị cơ bản

Lớp văn hóa kinh doanh bề ngoài phản ánh các lớp sâu hơn của văn hóa kinh doanh, như các chuẩn mực và giá trị của một nhóm người trong kinh doanh Chuẩn mực là cảm nhận chung có được của một nhóm về cái gì là “đúng” và “sai” Các chuẩn mực có thể phát triển trên một cấp độ chính thức, như các văn bản luật, và trên một cấp độ không chính thức, như sự kiểm soát của xã hội Trong khi, giá trị lại quyết định “tốt và xấu” có nghĩa là gì, và từ đó liên quan chặt chẽ đến các ý tưởng chung của nhóm

Một nền văn hóa kinh doanh tương đối ổn định khi các chuẩn mực phản ánh đúng các giá trị của nhóm Các chuẩn mực, dù vô tình hay hữu ý, cho chúng ta một cảm giác “đây là cách tôi nên hành xử”, còn các giá trị lại cho chúng ta cảm giác

“đây là cách tôi mong muốn và ao ước hành xử” Giá trị đáp ứng cho tiêu chuẩn xác định sự lựa chọn từ những khả năng có sẵn Nó là một khái niệm thể hiện một cá nhân hay một nhóm đánh giá sự mong muốn

Một số nhà quản lý Nhật Bản có thể nói rằng, họ khom mình vì họ thích chào đón người khác, đó là chuẩn mực của văn hóa kinh doanh Nhật Bản Những người khác lại có thể nói rằng, họ không biết lý do vì sao, ngoại trừ việc họ làm như thế vì người khác cũng làm như họ Ở đây, chúng ra đang nói về chuẩn mực, trong một môi trường nhất định, chẳng hạn ở Nhật Bản, nếu làm khác đi, có thể dẫn đến giảm sút hiệu quả kinh doanh

Vậy tại sao, những nhóm người khác nhau, vô tình hay hữu ý, lại chọn những định nghĩa khác nhau về cái tốt và cái xấu, cái đúng và cái sai trong văn hóa kinh doanh?

Trang 28

1.1.2.3 Lớp lõi: các giả định cơ bản (hàm ý) hay giá trị mặc nhiên công nhận

Để trả lời các câu hỏi về những sự khác biệt cơ bản trong giá trị giữa văn hóa kinh doanh của các quốc gia, chúng ta cần phải quay trở về nguồn gốc tồn tại của trao đổi, kinh doanh của con người, bao gồm không chỉ các doanh nhân, tại từng quốc gia Giá trị cơ bản nhất là con người đó phải đấu tranh để sinh tồn, hay phải hòa hợp để thích nghi với môi trường sống, môi trường kinh doanh Mỗi dân tộc, mỗi một quốc gia, đã tự tổ chức các thành viên lại với nhau để tìm ra các phương thức đối phó hữu hiệu nhất với môi trường (môi trường sống, môi trường tự nhiên, môi trường kinh doanh), dựa trên những nguồn lực sẵn có của họ Những vấn đề của cuộc sống kinh doanh liên tục diễn ra, liên tục được giải quyết, và dần trở thành những giá trị được mặc nhiên thừa nhận, đến nỗi các phương thức giải quyết không còn xuất hiện trong tiềm thức của con người

Các quốc gia khác nhau, các nhóm người khác nhau, sinh sống và phát triển tại những vùng địa lý khác nhau, nên họ cũng hình thành những hệ giả định lô-gíc khác nhau trong kinh doanh

Các mối quan hệ cơ bản giữa con người với môi trường kinh doanh, giữa con người trong cộng đồng với nhau, cũng như giữa các cộng động với nhau đã xác định

ý nghĩa cốt lõi của cuộc sống Ý nghĩa sâu xa nhất này đã thoát khỏi những vấn đề tiềm thức và trở thành hiển nhiên, bởi nó là kết quả của những phản ứng thường xuyên với môi trường Theo nghĩa này, văn hóa kinh doanh của một quốc gia được xem là không gì khác ngoài sự chấp nhận các giá trị cơ bản một cách tự nhiên, hay

hệ thống giá trị mặc nhiên trong con người tại quốc gia đó, với tư cách là một chủ thể kinh doanh

Cách tốt nhất để kiểm tra đâu là một giá trị cơ bản hay giá trị mặc nhiên được công nhận, đó là khi ta đưa ra câu hỏi liên quan đến giá trị này sẽ gây ra phản ứng như thế nào, sự bối rối hay tức giận Ví dụ, khi thấy các nhà quản lý người Nhật cúi chào thấp hơn những người khác Một lần nữa ta lại hỏi vì sao họ làm như vậy, thì câu trả lời sẽ là họ không biết tại sao, chỉ biết những người khác trong xã hội, họ cũng làm như vậy (chuẩn mực qui định), hoặc họ muốn thể hiện sự tôn trọng quyền

Trang 29

uy (giá trị) Nếu ta hỏi tiếp, tại sao bạn lại tôn trọng quyền uy? Gần như chắc chắn phản ứng của doanh nhân người Nhật Bản sẽ là bối rối, hay nở một nụ cười (che dấu sự bực mình của họ) Khi hỏi về các giá trị mặc nhiên cơ bản, chúng ta đang hỏi những câu hỏi chưa bao giờ được hỏi trước đó Nó có thể dẫn đến những cái nhìn sâu hơn vào bên trong, nhưng nó cũng có thể gây ra sự khó chịu Hãy thử hỏi vì sao

ở Mỹ quan hệ giữa người quản lý và người làm thuê lại bình đẳng hơn? hay vì sao các doanh nhân Trung Quốc lại đề cao thể diện? đề cao thứ bậc? cứ tiếp tục như vậy, chúng ta sẽ dần hiểu ra các giá trị tồn tại trong các hệ thống kinh doanh ở mỗi

quốc gia là gì

1.1.3 Các đặc trưng của văn hóa kinh doanh

Theo nghiên cứu của Dương Thị Liễu [24] và của Phùng Xuân Nhạ và cộng sự [32], văn hóa kinh doanh là văn hóa của một lĩnh vực đặc thù trong xã hội, là một

bộ phận trong nền văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội Vì vậy, yếu tố này cũng mang những đặc điểm chung tương đồng với văn hóa như tính tập quán, tính cộng đồng, tính dân tộc, tính chủ quan, tính khách quan, tính kế thừa, tính học hỏi và tính tiến hóa

Tính tập quán: Hệ thống các giá trị của văn hóa kinh doanh sẽ qui định những

hành vi được chấp nhận, hay không được chấp nhận, trong một hoạt động, hay môi trường kinh doanh cụ thể Có những tập quán kinh doanh đẹp tồn tại như một sự khẳng định nét độc đáo, chẳng hạn như tập quán chăm lo đến đời sống riêng tư của người lao động trong các doanh nghiệp Nhật Bản, tập quán cung cấp dịch vụ hậu mãi cho khách hàng của các doanh nghiệp hiện đại Tuy nhiên, cũng có những tập quán dễ nảy sinh nhiều tiêu cực như tập quán đàm phán và ký kết hợp đồng trên bàn tiệc của nhiều doanh nghiệp Việt Nam

Tính cộng đồng: Kinh doanh bao gồm một hệ thống các hoạt động có tính

chất đặc trưng với những mục tiêu là chủ thể kinh doanh thu được lợi nhuận và khách hàng được đáp ứng nhu cầu Kinh doanh không thể tự thân tồn tại, mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và củng cố của mọi thành viên tham gia trong quá trình hoạt động kinh doanh Do đó, văn hóa kinh doanh sẽ là sự quy ước chung

Trang 30

cho các thành viên trong cộng đồng kinh doanh Nó bao gồm những giá trị, lề thói, tập tục … mà các thành viên trong cộng đồng cùng tuân theo một cách tự nhiên, không cần phải ép buộc Nếu một người nào đó làm khác đi, sẽ bị cộng đồng lên án, hoặc xa lánh, tuy rằng về mặt pháp lý có thể những việc làm đó không vi phạm pháp luật

Tính dân tộc: Tính dân tộc là một đặc trưng tất yếu của văn hóa kinh doanh, vì

bản thân văn hóa kinh doanh là một bộ phận nhỏ, hay một tiểu văn hóa, nằm trong văn hóa dân tộc và mỗi chủ thể kinh doanh thuộc về một dân tộc cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị của văn hóa dân tộc Khi các giá trị của văn hóa dân tộc thẩm thấu vào tất cả các hoạt động kinh doanh, sẽ tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nghĩ chung của những người làm kinh doanh trong cùng một dân tộc Ví dụ, xã hội Nhật Bản đề cao thứ bậc, tôn ti trật tự, nên hoạt động giao tiếp trong kinh doanh thường bị chi phối bởi quan hệ tuổi tác, địa vị

Tính chủ quan: Văn hóa kinh doanh là sự thể hiện quan điểm, phương hướng,

chiến lược và cách thức tiến hành kinh doanh của một chủ thể kinh doanh cụ thể

Do vậy, tính chủ quan của nó được thể hiện thông qua việc các chủ thể khác nhau sẽ

có những suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc, hiện tượng kinh doanh Chẳng hạn, cùng một hành động khai man để trốn thuế, những người có quan điểm

vị lợi sẽ đánh giá hành vi này là có thể chấp nhận được, vì nó đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh, nhưng những người có quan điểm đạo đức công lý lại không thể chấp nhận, vì nó là hành vi lừa lọc và gian trá

Tính khách quan: Mặc dù văn hóa kinh doanh là sự thể hiện quan điểm chủ

quan của từng chủ thể kinh doanh, nhưng do được hình thành trong một quá trình lâu dài, với sự tác động của rất nhiều nhân tố bên ngoài như xã hội, lịch sử, hội nhập … nên khái niệm này tồn tại khách quan ngay với chính chủ thể kinh doanh Đối với một số giá trị nhất định của văn hóa kinh doanh, chủ thể kinh doanh phải chấp nhận chứ không thể biến đổi chúng theo ý muốn chủ quan của mình Chẳng hạn, tâm lý coi trọng khoa bảng từ thời phong kiến vẫn ảnh hưởng nặng nề tới cơ chế sử dụng lao động ở Việt Nam hiện nay Rất nhiều doanh nghiệp chỉ dựa vào

Trang 31

bằng cấp, bảng điểm để tuyển dụng lao động Thực trạng này khiến tâm lý học cao hơn để lấy bằng, để gia tăng mức thu nhập trở nên rất phổ biến trong xã hội

Tính kế thừa: Cũng giống như văn hóa, văn hóa kinh doanh là sự tích tụ của

tất cả các hoàn cảnh Trong quá trình kinh doanh, mỗi thế hệ sẽ bổ sung các đặc trưng riêng biệt của mình vào hệ thống văn hóa kinh doanh trước khi truyền lại cho thế hệ sau Theo thời gian, những cái cũ không còn phù hợp nữa sẽ bị loại trừ, nhưng sự sàng lọc và tích tụ sẽ làm cho các giá trị của văn hóa kinh doanh trở nên phong phú và tinh lọc hơn

Tính học hỏi: Một số giá trị của văn hóa kinh doanh không thuộc về văn hóa

dân tộc, hay văn hóa xã hội và cũng không phải do các nhà lãnh đạo sáng tạo ra Các giá trị đó có thể được hình thành từ kinh nghiêm giải quyết các vấn đề, từ kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, hoặc được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hóa khác…Tất cả các giá trị đó được tạo nên là bởi tính học hỏi của văn hóa kinh doanh Như vậy, ngoài những giá trị được kế thừa từ văn hóa dân tộc và văn hóa xã hội, tính học hỏi sẽ giúp văn hóa dân tộc và văn hóa xã hội, giúp văn hóa kinh doanh thâu nhận những giá trị tốt đẹp từ các chủ thể và các nền văn hóa khác Ví dụ, trào lưu máy tính hóa và sử dụng thư điện tử hiện nay đã tạo nên phong cách làm việc mới tại nhiều doanh nghiệp Các nhân viên có thể trao đổi mọi công việc với đồng nghiệp và đối tác qua thư điện tử, biện pháp này vừa nhanh gọn lại vừa tiết kiệm chi phí Và kết quả của quá trình đó

là nền “văn hóa điện tử” đang dần hình thành, kỹ năng về máy tính và internet trở thành một trong những yêu cầu bắt buộc đối với nhà kinh doanh

Tính tiến hóa: Thế giới kinh doanh hết sức sôi động và luôn luôn thay đổi, do

đó, văn hóa kinh doanh với tư cách là bản sắc của chủ thể kinh doanh cũng luôn tự điều chỉnh để phù hơp với trình độ kinh doanh và tình hình mới Đặc biệt, trong thời đại hội nhập quốc tế, việc giao thoa với các sắc thái kinh doanh của các chủ thể khác để trao đổi và tiếp thu những giá trị tiến bộ là điều tất yếu Ví dụ, tinh thần tập thể của người Việt Nam trong nền kinh tế bao cấp trước đây chịu ảnh hưởng mạnh

mẽ bởi tính địa phương cục bộ, do vậy sự đề bạt, hoặc hợp tác kinh tế nhiều khi

Trang 32

không chỉ dựa trên năng lực, phẩm chất, mà ít nhiều bị tính địa phương chi phối Tuy nhiên, khi được chuyến đổi sang nền kinh tế thị trường, khi lợi ích bền vững của các chủ thể kinh doanh phụ thuộc vào những quyết định và hành động của họ, thì tính địa phương cục bộ sẽ dần được hạn chế, và thay vào đó, hiệu quả, năng lực

và phẩm chất sẽ là những tiêu chí để đánh giá và lựa chọn nhân lực

Như vậy, tính tập quán, tính cộng đồng, tính dân tộc, tính chủ quan, tính khách quan, tính kế thừa, tính học hỏi và tính tiến hóa là tám đặc trưng của văn hóa kinh doanh, với tư cách là một bộ phận của văn hóa dân tộc và văn hóa xã hội Tuy nhiên, kinh doanh cũng là một hoạt động có những nét khác biệt so với các hoạt động khác, như chính trị, pháp luật, gia đình …nên ngoài tám đặc trưng trên, văn hóa kinh doanh còn có những nét đặc trưng riêng phân biệt với văn hóa trên các lĩnh vực khác Điều này được thể hiện rõ nét ở hai đặc trưng sau:

Thứ nhất, văn hóa kinh doanh xuất hiện cùng với sự xuất hiện của thị trường Nếu như văn hóa nói chung (văn hóa xã hội) ra đời ngay từ thủa bình minh của xã hội loài người, thì văn hóa kinh doanh xuất hiện muộn hơn nhiều Khái niệm này chỉ ra đời khi nền sản xuất hàng hóa phát triển đến mức độ kinh doanh trở thành một hoạt động phổ biến, và chính thức trở thành một nghề, khi đó xã hội sẽ sản sinh

ra một tầng lớp mới, đó là giới doanh nhân Chính vì vậy, bất kỳ một xã hội nào có hoạt động kinh doanh, thì đều có văn hóa kinh doanh, dù các thành viên của xã hội

đó ý thức được hay không Nó được hình thành như một hệ thống các giá trị và cách

cư xử đặc trưng cho các thành viên trong lĩnh vực kinh doanh

Thứ hai, văn hóa kinh doanh phải phù hợp với trình độ kinh doanh của chủ thể kinh doanh Nó là sự thể hiện tài năng, phong cách và thói quen của nhà kinh doanh, vì vậy nó phải phù hợp với trình độ kinh doanh của nhà kinh doanh đó Ví

dụ, quan điểm , thái độ, phong cách làm việc của doanh nhân Việt Nam thời kỳ kinh

tế nông nghiệp, tự cung tự cấp không thể có đủ độ nhanh nhạy, và sắc bén, nhưng khi đã chuyến sang nền kinh tế thị trường thì tác phong chậm chạp và lề mề của họ lại không thể tồn tại lâu được

Trang 33

Chúng ta không thể nhận xét nền văn hóa của một quốc gia là tốt hay xấu, cũng như không thể khen chê văn hóa kinh doanh của một chủ thể kinh doanh là hay hoặc dở, bởi thực chất yếu tố này luôn phù hợp với trình độ phát triển kinh doanh của họ Do đó, cần học cách chấp nhận và học hỏi văn hóa hóa kinh doanh của các chủ thể khác nhau trên thị trường để có thể hợp tác, hội nhập và phát triển, đặc biệt trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay

1.2 Tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh doanh quốc tế

Thế kỷ XXI đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của tiến trình toàn cầu hóa

về kinh tế Sự phát triển của xu hướng kinh tế này đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt, cũng như mang lại những cơ hội to lớn cho các chủ thể kinh doanh trong phạm vi toàn cầu Điều này cũng có nghĩa rằng, các công ty ngày nay, trong đó có cả các công ty của Việt Nam, sẽ phải sẵn sàng đối phó với những thách thức vô cùng to lớn trong quá trình quản lý kinh doanh, khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh mang tầm toàn cầu Lãnh đạo của các công ty sẽ phải có năng lực quản lý hoạt động kinh doanh xuyên quốc gia, trong môi trường đa văn hóa Những kỹ năng quản lý đơn thuần trong phạm vi một quốc gia sẽ không còn thích hợp và hiệu quả Phần dưới đây sẽ trình bày cụ thể tầm quan trọng của VHKD đối với hoạt động quản lý kinh doanh đa văn hóa hiện nay và trong thời gian 10 năm tới

Tầm quan trọng của VHKD trong việc lên kế hoạch kinh doanh trên bình diện quốc tế

Việc lên kế hoạch kinh doanh đòi hỏi một tổ chức kinh tế phải xác định rõ sứ mệnh và xây dựng các mục tiêu và có một chiến lược tổng thể để đạt được các mục tiêu đó Điều này có nghĩa cần phải có cách tư duy chủ động hơn là thụ động Thay

vì phản ứng tức thì với từng tình huống đơn lẻ, việc lên kế hoạch cho phép một tổ chức kinh tế chủ động tạo ra môi trường kinh doanh của chính mình và gây ảnh hưởng trực tiếp lên môi trường đó, và như vậy tổ chức đó trong một chừng mực nào

đó, có thể tự kiểm soát được số phận, hay tương lai kinh doanh của mình Quan điểm lên kế hoạch kinh doanh mang tính quốc tế được hình thành dựa trên những

Trang 34

quan điểm mà trên đó, các khái niệm văn hóa kinh doanh, các quy phạm được tạo nên, bao gồm quan điểm làm chủ số phận, quan điểm định mệnh, và quan điểm đòi hỏi phát triển không ngừng trong hoạt động kinh doanh quy mô quốc tế

Quan điểm làm chủ số phận trong kinh doanh rất phổ biến trong nhiều nền văn hóa, bao gồm ở Châu Mỹ, Anh, và Úc Mỗi cá nhân trong các nền văn hóa này tin rằng, họ có thể tác động đáng kể đối với tương lai, rằng họ có thể điều khiển số

phận của họ, và rằng thông qua công việc kinh doanh, họ có thể đạt được điều đó

Thói quen lên kế hoạch kinh doanh ở những nền văn hóa này là có thể thực hiện được, bởi các cá nhân đều sẵn lòng làm việc để đạt được các mục tiêu [108] hoạt động kinh doanh quốc tế của mình

Trái lại, ở nhiều xã hội khác, trong đó có các nền văn hóa Trung Đông, hoặc các nền văn hóa Hồi giáo ở Malaysia và Indonesia, thuyết định mệnh là một phần của cơ cấu văn hóa, trong đó có văn hóa kinh doanh Những người theo thuyết định mệnh tin rằng, họ không thể điều khiển số phận của mình, rằng Chúa Trời đã ấn định trước sự tồn tại, cũng như những việc họ phải làm trong cuộc đời của mình [77] Các nhà quản lý kinh doanh quốc tế, do vậy sẽ có khả năng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh của mình trong những nền văn hóa tin vào định mệnh, hơn là khi ở trong những nền văn hóa mà con người tin tưởng vào khả năng làm chủ định mệnh của bản thân mình

Việc lên kế hoạch kinh doanh còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm đòi hỏi phát triển không ngừng Các nhà quản lý ở một số nền văn hóa, như Mỹ, trung thành với quan điểm này: họ cho rằng, thay đổi là bình thường và cần thiết, và không một khía cạnh nào của một doanh nghiệp lại không phát triển được Do vậy, hoạt động hiện tại của một tổ chức luôn được đánh giá thường xuyên, với hy vọng tổ chức đã đạt được tiến bộ ở mức nào đó Ngược lại, ở một số nền văn hóa khác, quyền lực của các nhà quản lý gia tăng không phải dựa trên sự thay đổi, mà là sự duy trì tính

ổn định của hiện trạng Những nhà quản lý này sẽ coi bất kỳ một gợi ý nào về sự cải

tổ là mối đe dọa tiềm tàng với ẩn ý rằng, họ như vậy là đã thất bại Những sự thay

Trang 35

đổi trong kinh doanh mang tính kế hoạch ở những nền văn hóa này vì vậy cũng khó khả thi

Tầm quan trọng của VHKD trong thiết lập cơ cấu tổ chức kinh doanh quốc

tế

Thiết lập cơ cấu tổ chức nghĩa là việc thiết lập một cơ cấu tổ chức tốt nhất sao cho doanh nghiệp có thể dễ dàng đạt được các mục tiêu của mình “Tổ chức” bao gồm việc xác định các nhiệm vụ cần phải hoàn thành, ai thực hiện, các nhiệm vụ được tổ chức theo nhóm như thế nào, ai chịu trách nhiệm về cái gì, và phân quyền

cụ thể như thế nào Ở các nước, cách thức tổ chức một doanh nghiệp được quyết định bởi những quan điểm văn hóa của xã hội nước đó, trong đó chẳng hạn như quan điểm coi một doanh nghiệp độc lập như là một công cụ hoạt động xã hội Quan niệm coi một doanh nghiệp độc lập như là một công cụ hoạt động xã hội được chấp nhận rộng rãi ở nhiều xã hội, chẳng hạn như Mỹ Ở đây một doanh nghiệp được coi là một thực thể có luật lệ và tồn tại lâu dài liên tục, một thể chế xã hội quan trọng và riêng biệt cần được bảo vệ và phát triển Kết quả là, mỗi cá nhân đều có ý thức cam kết mạnh mẽ để phục vụ tổ chức, và họ có thể đặt ưu tiên đối với

tổ chức lên trên ưu tiên đối với những vấn đề cá nhân, hoặc trách nhiệm xã hội, bao gồm gia đình, bè bạn, và các hoạt động khác Ví dụ như, các nhà quản lý Mỹ mặc nhiên cho rằng, mỗi thành viên của tổ chức (kinh doanh) cần phải đặc biệt nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ được giao vì lợi ích của doanh nghiệp, và họ sẽ trung thành

và tuân thủ theo các hệ thống quản lý của doanh nghiệp Ngược lại, các cá nhân trong nhiều nền văn hóa khác, chẳng hạn như Nam Mỹ, coi những quan hệ cá nhân của họ quan trọng hơn doanh nghiệp [123] Vì vậy, phương thức tổ chức áp dụng cho hai nền văn hóa này phải khác nhau - chẳng hạn như, cần phải phân quyền ít hơn trong các nền văn hóa coi trọng quan hệ cá nhân, hơn là trong nền văn hóa doanh nghiệp độc lập

Tầm quan trọng của VHKD trong bố trí nhân sự trên bình diện quốc tế

Bố trí nhân sự có nghĩa là tìm kiếm, đào tạo, và phát triển những người cần thiết cho công ty để thực hiện các nhiệm vụ nhất định (được bố trí vào các vị trí

Trang 36

thích hợp) Các quan điểm về văn hóa của một xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với chiến lược và chính sách bố trí nhân sự Một trong số đó là quan điểm lựa chọn nhân lực dựa trên thành tựu, hay thành tích làm việc

Quan điểm lựa chọn nhân sự dựa trên thành tựu là quan điểm quản lý kinh doanh nổi bật trong một số nền văn hóa, trong đó có Hoa Kỳ Những nhà quản lý có quan điểm này lựa chọn, hoặc tiến cử những người xuất sắc nhất cho các vị trí công việc và giữ họ cho đến chừng nào cách thể hiện trong công việc của họ đáp ứng được kỳ vọng của công ty, và cất nhắc họ lên những vị trí cao hơn Trái lại, trong nhiều nền văn hóa, trong đó có châu Á, bạn bè và gia đình được coi là quan trọng hơn sự sống còn của công ty; các tổ chức (công ty) ở đây phát triển là để đáp ứng có được số lượng tối đa các bạn bè và thành viên gia đình Ví dụ như, ưu tiên hàng đầu của người châu Á là gia đình, và vì các nhà quản lý cho rằng, họ phải có nghĩa vụ quan tâm đến những người làm việc cho họ, chủ nghĩa ưu ái người thân là một phần

tự nhiên của thế giới việc làm ở châu Á Ở nhiều nước châu Á, nhiều công ty là công ty gia đình và các quyết định được đưa ra chủ yếu là để làm hài lòng các thành viên trong gia đình, hơn là để tăng năng suất Những cá nhân không phải là thành viên gia đình, hoặc trong giới bạn bè, vì vậy ít có động lực để làm việc chăm chỉ, hoặc chăm chỉ hơn để trở thành không thể thiếu đối với tổ chức, trong khi các thành viên gia đình thì có thể làm việc không chăm chỉ vì công việc của họ đã được đảm bảo [90]

Việc bố trí nhân sự cũng bị ảnh hưởng bởi các quan điểm cá nhân về sự giàu

có Ở hầu hết các nền văn hóa, chẳng hạn như ở Australia, nói chung sự giàu có là đáng mơ ước, và triển vọng của những lợi ích hữu hình là một động lực thúc đẩy quan trọng Tuy nhiên, ở một số nền văn hóa khác như Malaysia, người ta cho rằng, chỉ làm việc để kiếm một khoản tiền nhất định mà họ mong muốn và sau đó không quay trở lại làm việc cho đến khi tiêu hết khoản tiền đó Như vậy, việc đưa ra phần thưởng khuyến khích ở các nền văn hóa này không phải là cách để dành được sự cam kết của các cá nhân đối với mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp

Trang 37

Tầm quan trọng của VHKD trong điều phối công việc mang tầm quốc tế

“Điều phối” ở đây có nghĩa là chức năng chỉ đạo mọi người trong một tổ chức Chức năng này bao gồm việc giao, bố trí công việc, và không chỉ công việc, nó còn liên quan đến việc truyền cảm hứng, thúc đẩy động lực phấn đấu của từng cá nhân, truyền đạt thông tin và giải quyết công việc và mâu thuẫn nẫy sinh Trong vai trò lãnh đạo của mình, một số nhà quản lý tự mình đưa ra toàn bộ các quyết định, trong khi một số nhà quản lý khác cho phép các phụ tá đưa ra quyết định Văn hóa cũng

có ảnh hưởng đối với kỹ năng quản lý này Ví dụ như, quan điểm chia sẻ việc ra quyết định có ảnh hưởng đến việc điều phối các tổ chức trong nhiều nền văn hóa khác nhau

Trong một số nền văn hóa, chẳng hạn như Mỹ, các nhà quản lý luôn giữ quan điểm chia sẻ trong việc ra quyết định Họ tin rằng, đội ngũ nhân sự trong một tổ chức cần được trao trách nhiệm ra quyết định cho sự phát triển liên tục của tổ chức,

họ tạo cho nhân viên cơ hội để phát triển và chứng tỏ khả năng của mình, và việc ra quyết định được phân quyền cho cấp dưới trong quá trình phát triển của tổ chức doanh nghiệp Trong khi đó, các nhà quản lý trong nhiều nền văn hóa khác, chẳng hạn ở Pháp, tin rằng chỉ có một số người nhất định trong tổ chức có quyền ra quyết định, và họ không cho ai khác cơ hội để ra quyết định, họ tập trung quyền quyết định vào một nhóm nhỏ [116]

Sự khác biệt về văn hóa kinh doanh cũng gây khó khăn cho việc truyền đạt thông tin quốc tế Mỗi xã hội đều có những quy chuẩn xã hội và cách ứng xử đặc thù, ảnh hưởng đến hành vi của các thành viên của xã hội đó Hành vi đó bao gồm

xu hướng loại bỏ, hoặc thích ứng với những hành động không tương đồng với những niềm tin mang tính văn hóa nhất định của một người với tính văn hóa khác của cá nhân khác Kết quả là, nhiều nhóm có xu hướng không chấp nhận những thay đổi mang tính triển vọng , và những nhóm bất đồng quan điểm thì thường đánh giá sai về nhau Khi một cá nhân của một nhóm giao tiếp với một cá nhân của nhóm khác, họ thường có xu hướng có những giả định ở một mức độ nào đó về những

Trang 38

nguyên tắc, đánh giá, hay nhận xét quá trình tư duy của người kia Khi những giả định này không đúng, thì việc hiểu lầm, hay truyền đạt sai thông tin sẽ xảy ra Điều này có nghĩa, các nhà quản lý quốc tế phải ý thức được những thông lệ địa phương của các nước, liên quan đến phong cách quản lý, cách truyền đạt thông tin và phải thích nghi với những thông lệ này một cách đúng đắn và rõ ràng Chẳng hạn như, một nhà quản lý quốc tế từ một nền văn hóa, nơi có thông lệ các nhân viên thường được tham gia, hoặc được tham khảo ý kiến trong quá trình ra quyết định, sẽ không thể làm việc tốt, nếu cũng áp dụng thông lệ này vào những nền văn hóa, mà ở

đó các nhân viên vốn quen với sự lãnh đạo tập quyền, và ngược lại Và một nhà quản lý quốc tế có phong cách giao tiếp thẳng thắn do ở nền văn hóa của anh ta/chị

ta điều này được trân trọng (ví dụ như Mỹ), thì sẽ không được tôn trọng bởi những người từ những nền văn hóa, mà ở đó sự thẳng thắn không được chấp nhận và giữ thể diện mới là quan trọng (ví dụ như Nhật Bản) Cũng vậy, trong một số nền văn hóa, trong đó có Mỹ, một người sẽ cảm thấy bất an, nếu người đối diện bỗng dưng trở nên im lặng (do họ đang dừng lại để suy nghĩ) Người Mỹ cảm thấy im lặng là bất tiện và họ muốn xóa bỏ bất kỳ khoảng trống nào trong đối thoại, và họ cho rằng, những người phản hồi trực tiếp ngay lập tức là những người đáng tin cậy Trong khi

đó, người Nhật không tin tưởng những người phản hồi trực tiếp ngay tức thì; họ đánh giá cao những người biết dừng lại (trở nên im lặng) để suy nghĩ cẩn thận trước một câu hỏi trước khi trả lời [130]

Tầm quan trọng của VHKD trong kiểm soát công việc trên bình diện quốc tế

“Kiểm soát” là hành động đánh giá việc thực hiện công việc kinh doanh của doanh nghiệp; đó là việc kiểm tra kết quả của các mục tiêu đã được thiết lập và thực hiện trước đó, trong đó bao gồm đánh giá việc thực hiện của cá nhân và của tổ chức công ty và thực hiện các hành động sửa chữa nếu cần Việc thiết lập bộ máy kiểm soát ở các nước cũng bị ảnh hưởng bởi các quan điểm văn hóa của các thành viên của xã hội, chẳng hạn như việc ra quyết định kinh doanh dựa trên phân tích mục tiêu

Trang 39

Quan điểm ra quyết định dựa trên phân tích mục tiêu được chấp nhận rộng rãi bởi các nhà quản lý từ nhiều nền văn hóa, trong đó có Mỹ Những nhà quản lý theo quan điểm này đưa ra quyết định kinh doanh dựa trên những thông tin chính xác có liên quan, và họ rất mau lẹ trong việc thông báo các dữ liệu chính xác đến tất cả các cấp trong tổ chức Trong khi đó, ở nhiều nền văn hóa khác, các nhà quản lý không coi trọng những sự hỗ trợ lý trí và xác thực cho việc ra quyết định, và việc thông báo chi tiết là không cần thiết Những người ra quyết định này không tìm kiếm bằng chứng xác thực, họ thường dựa trên những suy xét riêng và cảm tính hơn là những phân tích mục tiêu, và khi họ bị chất vấn về lý do cho những quyết định của họ, thì

họ coi việc chất vấn là thiếu tôn trọng, hoặc thiếu tin tưởng trước những đánh giá của họ Nhà quản lý quốc tế phải rất chú ý đến vấn đề này khi thiết lập hệ thống kiểm soát trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.3 Hai xu hướng nghiên cứu văn hóa kinh doanh

Hiện nay trên thế giới có hai xu hướng chính nghiên cứu văn hóa kinh doanh, chúng được xây dựng dựa trên sự nhận thức và thực tiễn về văn hóa kinh doanh

Xu hướng thứ nhất bắt đầu từ đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX với sự xuất hiện các lý thuyết và mô hình về văn hóa kinh doanh như của Harrison (1972), hay Handy (1978) Các lý thuyết và mô hình này xem xét VHKD đơn thuần dưới lăng kính văn hóa công ty hay văn hóa tổ chức Sau này, việc nghiên cứu văn hóa công

ty ngày càng được phát triển sâu sắc với các công trình của Quin và McGrath (1985), Edgar H Schien (1992), hay Cameron và Quinn (2006)

Một xu hướng khác, từ cuối những năm 1980 trở lại đây, đã xuất hiện một cách nhìn nhận kinh doanh rộng hơn, không chỉ là hoạt động bó hẹp liên quan đến riêng doanh nghiệp, mà còn liên quan tới mọi thành viên trong xã hội, do vậy VHKD đã được xem xét trên bình diện rộng hơn, mang tầm quốc gia, còn văn hóa doanh nghiệp chỉ là một bộ phận trong VHKD Xu hướng này đã trở thành xu hướng chủ đạo trong nghiên cứu VHKD hiện nay, với các lý thuyết và mô hình tiêu biểu của Geert Hofstede (1980, 2001, 2005, 2010); Charles M Hampden-Tuner and Fons Trompenaars (1997, 2000, 2004) hay Richard D.Lewis (1996, 1999, 2006)

Trang 40

Phần dưới đây sẽ minh họa hai xu hướng nghiên cứu VHKD cơ bản này với lý thuyết và mô hình của Edgar H Shein và Richard D Lewis Các mô hình nghiên cứu của Hall, Hofstede và Trompenaars sẽ được sử dụng để nghiên cứu thực tiễn VHKD Hoa Kỳ ở chương sau

1.3.1 Văn hóa công ty: Lý thuyết và mô hình của Edgar H Schien

Edgar H Schein là một trong các nhà lý thuyết nổi tiếng nhất về văn hóa công

ty, hay văn hóa tổ chức Ông làm việc tại Trường quản trị kinh doanh Sloan,Viện Công nghệ Massachussets (MIT), Hoa Kỳ Trong cuốn sách “Văn hoá tổ chức và

lãnh đạo "(1992, 2010) của mình, Edgar H Schein định nghĩa: “Văn hóa tổ chức là loại quy ước cơ bản do một nhóm người nghĩ ra, phát hiện hay xây dựng nên để giải quyết những vấn đề về sự thích ứng với bên ngoài và sự hòa nhập bên trong Những quy ước này phải được coi là có hiệu lực và là chuẩn mực để các thành viên mới của tổ chức thấm nhuần và tuân thủ”

Như vậy, theo Shein, văn hoá doanh nghiệp, hay văn hoá tổ chức được hiểu là một hệ thống hữu cơ các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do các thành viên trong doanh nghiệp đó sáng tạo và tích luỹ trong quá trình tương tác với môi trường bên ngoài và hội nhập bên trong tổ chức, nó đã có hiệu lực và được coi

là đúng đắn, do đó, được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên, như một phương pháp chuẩn mực để nhận thức, tư duy và cảm nhận trong mối quan

hệ với các vấn đề mà họ phải đối mặt Cách tiếp cận này, theo chúng tôi, nhấn mạnh đến ba vấn đề quan trọng

Thứ nhất, các giá trị văn hoá doanh nghiệp phải là một hệ thống có quan hệ chặt chẽ với nhau, được chấp nhận và phổ biến rộng rãi giữa các thành viên trong doanh nghiệp Sự tương tác giữa các giá trị văn hoá sẽ tạo ra những đặc trưng nhất định của mỗi nền văn hoá, như xử lý vấn đề linh hoạt hay nhất quán, định hướng dài hạn… Như vậy, khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp, doanh nghiệp phải hiểu rõ mục tiêu của mình là xây dựng một nền văn hoá như thế nào và xác định các giá trị phù hợp với mục tiêu đó

Ngày đăng: 29/10/2015, 14:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Alan Phan (2011). “42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc”. NXB Lao Động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc
Tác giả: Alan Phan
Nhà XB: NXB Lao Động – Xã hội
Năm: 2011
2. Athur M. Schlesinger, Jr (2004). “ Niên giám lịch sử Hoa Kỳ”. Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám lịch sử Hoa Kỳ
Tác giả: Athur M. Schlesinger, Jr
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
3. Nguyễn Hoàng Ánh , “Hiệp định Thương mại Việt nam - Hoa Kỳ: nhìn lại và nghĩ về kỹ năng đàm phán của doanh nhân” , Sô 777, 2007. Tạp chí Cộng sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định Thương mại Việt nam - Hoa Kỳ: nhìn lại và nghĩ về kỹ năng đàm phán của doanh nhân
4. Nguyễn Hoàng Ánh , “Impact of Culture on Business relationship between Vietnam and Scandinavian”, Kỷ yếu khoa học Diễn đàn kinh doanh quốc tế lần thứ 3, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact of Culture on Business relationship between Vietnam and Scandinavian
5. Nguyễn Hoàng Ánh “Vietnamese Business Culture in Globlization Process” , Kỷ yếu hội thảo môi trường kinh doanh ở Việt Nam 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnamese Business Culture in Globlization Process
6. Clack George (2007). “Khái quát về lịch sử nước Mỹ”. Nxb Thanh niên 7. Đỗ Minh Cương (2001), “Giáo trình văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh”. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái quát về lịch sử nước Mỹ”. Nxb Thanh niên 7. Đỗ Minh Cương (2001), “Giáo trình văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh
Tác giả: Clack George (2007). “Khái quát về lịch sử nước Mỹ”. Nxb Thanh niên 7. Đỗ Minh Cương
Nhà XB: Nxb Thanh niên 7. Đỗ Minh Cương (2001)
Năm: 2001
8. Đỗ Minh Cương (2000), “Văn hó a kinh doanh và triết lý công ty” , NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hó a kinh doanh và triết lý công ty
Tác giả: Đỗ Minh Cương
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
9. Đỗ Minh Cương , “Văn hóa doanh nhân : nhận diện và đánh giá” 2009. Tạp chí Nghiên cứu Con người Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa doanh nhân : nhận diện và đánh giá
10. Đỗ Minh Cương , “Văn hóa doanh nghiệp : một số vấn đề và giải pháp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa doanh nghiệp : một số vấn đề và giải pháp
11. Trần Quốc Dân (2008), “ Doanh nghiệp, Doanh Nhân và Văn Hóa”, NXB Chính Trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp, Doanh Nhân và Văn Hóa
Tác giả: Trần Quốc Dân
Nhà XB: NXB Chính Trị Quốc Gia
Năm: 2008
12. David S. Landes (2001). “Sự giàu và nghèo của các dân tộc”. Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự giàu và nghèo của các dân tộc
Tác giả: David S. Landes
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2001
13. Edward N Kearny, “Các giá trị Mỹ tại thời điểm bước ngoặt: Nước Mỹ trong thế kỷ XXI”, số 7/2007, Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giá trị Mỹ tại thời điểm bước ngoặt: Nước Mỹ trong thế kỷ XXI
14. Phạm Đức Dương (1994), “Tiếp xúc, giao lưu và phát triển văn hóa: Quan hệ văn hóa Việt Nam và thể giới”, Chương trình KX 06-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp xúc, giao lưu và phát triển văn hóa: Quan hệ văn hóa Việt Nam và thể giới
Tác giả: Phạm Đức Dương
Năm: 1994
15. Fonts Trompenaars & Charles Hampden-Tuner (2006), “Chinh phục các làn sóng văn hóa”, NXB Tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chinh phục các làn sóng văn hóa
Tác giả: Fonts Trompenaars & Charles Hampden-Tuner
Nhà XB: NXB Tri thức
Năm: 2006
16. Gary Althen (2006). “Phong cách Mỹ”. NXB Văn Nghệ, TP. Hồ Chí Minh 17. Geert. Hofstede, “Văn hóa kinh doanh” , số 4, 1994, Tạp chí Người đưa tin UNESCO Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách Mỹ”. NXB Văn Nghệ, TP. Hồ Chí Minh 17. Geert. Hofstede, “Văn hóa kinh doanh
Tác giả: Gary Althen
Nhà XB: NXB Văn Nghệ
Năm: 2006
18. Howard Cincotta (2000), “Khái quát về lịch sử nước Mỹ”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái quát về lịch sử nước Mỹ
Tác giả: Howard Cincotta
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
19. Nguyễn Thái Yên Hương (2005), “ Liên bang Mỹ: đặc điểm xã hội, văn hóa”, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên bang Mỹ: đặc điểm xã hội, văn hóa
Tác giả: Nguyễn Thái Yên Hương
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2005
20. Lương Văn Kế (2011), “Văn hóa Bắc Mỹ trong toàn cầu hóa”, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Bắc Mỹ trong toàn cầu hóa
Tác giả: Lương Văn Kế
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
21. Trần Trọng Kim (1973). “Việt Nam sử lược”. Tập I, II. Trung Tâm học liệu BGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam sử lược
Tác giả: Trần Trọng Kim
Năm: 1973
22. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1991). “Lịch sử Việt Nam”. NXB Đại học & GDCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam
Tác giả: Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh
Nhà XB: NXB Đại học & GDCN
Năm: 1991

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w