Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 91 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
91
Dung lượng
389,5 KB
Nội dung
Trường đại học ngoại thương
Khoa kinh tế ngoại thương
Khoá luận tốt nghiệp
Đề tài:
Một số giải pháp để xây dựng và phát triển các khu công nghiệp
và khu chế xuất ở Việt nam đến năm 2018
Giáo viên hướng dẫn : ts. Phạm duy liên
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn thị thuý hạnh
Lớp
: n4 - k37C, đhnt
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Lời mở đầu
Qua hơn mười năm thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội,. . .và nhờ
đó mà Đảng và Nhà nước ta đã làm tăng thêm lòng tin của nhân dân đồng thời
tạo được uy tín rộng lớn với quốc tế. Hơn nữa, trong khu vực, xu thế hoà
bình, ổn định, hợp tác đang tiếp tục phát triển. Trên thế giới, xu thế quốc tế
hoá, toàn cầu hoá về kinh tế ngày càng mạnh và trở thành tất yếu. Đây là cơ
hội lớn cho nước ta tranh thủ để thu hút mạnh hơn các nguồn lực bên ngoài so
với những năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, nền kinh tế
của chúng ta hiện nay đang đứng trước rất nhiều thách thức to lớn như sự yếu
kém bên trong của nền kinh tế mà chúng ta chưa khắc phục được, những tác
động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực tuy không
như trước đây nhưng vẫn chưa bị triệt tiêu hoàn toàn. Nguy cơ tụt hậu hơn về
kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vẫn là thách thức to lớn và gay gắt do
điểm xuất phát của ta quá thấp và lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh
quyết liệt.
Để vượt qua những thử thách này đồng thời tân dụng nhữg cơ hội mới,
nền kinh tế nước ta cần thu hút được mọi nguồn đầu tư có thể từ cả trong
nước lẫn nước ngoài nhằm thông qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của cả
nền kinh tế.
Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90, Nhà nước ta đã quan tâm đến việc
nghiên cứu và ứng dụng mô hình Khu chế xuất, khu công nghiệp tại nhiều địa
phương. Hoạt động của các Khu công nghiệp, Khu chế xuất của nước ta
trong những năm qua đã có bước phát triển tương đối tốt, tuy nhiên vẫn tồn
tại một số vấn đề khó khăn, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu để đưa ra những
giải pháp thích hợp nhằm khai thác nhiều hơn tiềm năng của các Khu công
nghiệp, Khu chế xuất. Trong thời gian gần đây, đã có nhiều đề tài tiến hành
nghiên cứu về vấn đề này và đã đưa ra những giải pháp để từng bước tháo gỡ
1
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
khó khăn cho các nhà đầu tư cũng như hỗ trợ cho các cơ quan quản lý Khu
công nghiệp Khu chế xuất. Tuy vậy, những thách thức to lớn trên buộc Việt
Nam phải nghiên cứu và cân nhắc lại chính sách thu hút đâù tư của Nhà nước,
kịp thời đưa ra một số giải pháp để đảm bảo sự hấp dẫn đối với những nhà
đầu tư. Chính vì vậy, em quyết định chọn đề tài "Một số giải pháp để xây
dựng và phát triển Khu công nghiệp và Khu chế xuất ở Việt Nam đến
năm 2018" làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình với mục đích nâng
cao sự hiểu biết về một vấn đề mà mình tâm đắc, đồng thời em cũng mong có
thể đóng góp một số kiến nghị nhằm xây dựng thành công các Khu công
nghiệp, Khu chế xuất ở Việt Nam trong thời gian tới.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, khoá luận này được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về Khu công nghiệp, Khu chế
xuất
Chương 2: Thực trạng xây dựng và phát triển các Khu công
nghiệp, và Khu chế xuất ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự
phát triển của các Khu công nghiệp và Khu chế xuất
Do trình độ hiểu biết còn hạn chế đồng thời thời gian nghiên cứu, tìm
hiểu ngắn, việc thu thập và xử lý thông tin gấp, gặp nhiều khó khăn nên nội
dung bài viết của em còn nhiều vấn đề bất cập và còn nhiều thiếu xót. Em rất
mong được sự đóng góp ý kiến và sự chỉ bảo của thầy cô và bạn bè về nội
dung cũng như cách trình bày. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới tiến sỹ Phạm Duy Liên - giáo viên khoa Kinh tế ngoại thương, Trường Đại
học Ngoại Thương đã hướng dẫn tận tình, cho em nhiều lời khuyên quý báu,
bổ sung cũng như chỉnh lý nội dung và hình thức nhằm giúp em hoàn thành
khoá luận này.
2
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
chương I
Một số vấn đề cơ bản về khu công nghiệp, khu chế xuất
I. Các khái niệm
Xu thế hội nhập, toàn cầu hoá cùng với sự tiến bộ của khoa học công
nghệ trong thập kỷ tới sẽ làm gia tăng một cách nhanh chóng sức ép cạnh
tranh đối với từng nền kinh tế, kể cả những nước công nghiệp phát triển ,
những nước công nghiệp mới và những nước công nghiệp đang phát
triển.Tình hình đó đã đặt nền kinh tế Việt Nam trước những thử thách mới
cũng như những cơ hội mới. Để vượt qua những thử thách này đồng thời tận
dụng được những cơ hội mới, nền kinh tế Việt Nam cần thu hút được mọi
nguồn đầu tư có thể từ cả trong nước lẫn nước ngoài nhằm thông qua đó nâng
cao khả năng cạnh tranh của toàn nền kinh tế.
Việt Nam cũng đã quan tâm đến việc nghiên cứu, ứng dụng khu công
nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) ngay từ những năm đầu thập kỷ 90. Với ý
nghĩa là công cụ thu hút vốn đầu tư nước ngoài (Fdi) và khuyến khích hoạt
động sản xuất xuất khẩu của các KCN, KCX ở nước ta đã có những bước
phát triển tương đối tốt. Để tạo điều kiện cho mục đích nghiên cứu sâu hơn về
KCN, KCX, chúng ta hãy xem xét một số định nghĩa , khái niệm của các tổ
chức trên thế giới.
1. Khu công nghiệp
Tổ chức phát triển của Liên hợp quốc đã định nghĩa như sau: KCN
(Industrial Zone, Industrial Park) hay còn gọi là KCN tập chung là một quần
thể liên hoàn các xí nghiệp xây dựng trên một vùng có thuận lợi về các yếu tố
địa lý, tự nhiên, về kết cấu hạ tầng, về xã hội . . . để thu hút đầu tư (chủ yếu là
đầu tư nước ngoài) và hoạt động theo một cơ cấu hợp lý các doanh nghiệp
công nghiệp và các doang nghiệp dịch vụ nhằm đạt hiệu quả cao trong sản
xuất và kinh doanh.
3
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
KCN là một hình thức tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp luôn
gắn liền phát triển công nghiệp với xây dựng kết cấu hạ tầng và hình thành
mạng lưới đô thị, phân bố dân cư hợp lý.Do đó việc phân bố KCN phải đảm
bảo những yêu cầu sau:
Thứ nhất, có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, có hiệu quả,
có đất để mở rộng và nếu có thể liên kết thành các cụm công nghiệp.Quy mô
KCN và quy mô xí nghiệp công nghiệp phải phù hợp với đặc điểm công nghệ
chính gắn liền với kết cấu hạ tầng.
Thứ hai, có khả năng cung cấp nguyên vật liệu trong nước hoặc nhập
khẩu tương đối thuận lợi, cự ly vận tải thích hợp.
Thứ ba , có thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thứ tư, có khả năng đáp ứng nhu cầu lao động cả về số lượng và chất
lượng với chi phí tiền lương thích hợp.
2. Khu chế xuất
Khu chế xuất (Export Processing Zone) là từ gọi tắt của khu chế biến
xuất khẩu. Nó được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau thậm chí cả định nghĩa
khác nhau. KCX là một khu vực chuyên môn hoá, được xây dựng chủ yếu
cho sản xuất hàng xuất khẩu và là một khu vực biệt lập đứng ngoài khu vực
mậu dịch cũng như chế độ thuế quan của một nước trong đó thực hiện chế độ
mậu dịch tự do .Theo nghĩa rộng, KCX bao gồm tất cả những khu vực được
chính phủ cho phép như các cảng tự do, các khu vực mậu dịch tự do, các khu
vực phi thuế quan, các khu vực công nghiệp tự do hay khu vực ngoại thương.
Theo nghĩa hẹp, khái niệm về KCX chỉ giới hạn cho một khu vực cụ thể riêng
biệt được quy định rõ ranh giới và mọi sự di chuyển của các luồng hàng hoá
hay dịch vụ ra hoặc vào khu vực đó đều được kiểm soát chặt chẽ.
Như tên gọi của nó cho thấy, một KCX chủ yếu liên quan đến các hoạt
động sản xuất công nghiệp mặc dầu các hoạt động kinh doanh cũng được thực
hiện tại một số KCX. Do vậy thuật ngữ KCX tỏ ra thích hợp hơn cả so với
4
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
những thuật ngữ như khu vực mậu dịch tự do hay khu vực xuất khẩu tự do.
Tuy nhiên dù dưới tên gọi nào, hoạt động chủ yếu tại các KCX vẫn là hoạt
động chế tạo chứ không phải là hoạt động mua bán, cho nên để tránh nhầm
lẫn, một thuật ngữ như nhau sẽ được áp dụng như nhau cho các KCX tại tất
cả các nước.
Mặc dù KCX ở từng nước có những quy định cụ thể khác nhau song
những đặc trưng sau đây được coi là những đặc điểm của một KCX điển
hình:
• KCX là một khu đất thuộc lãnh thổ của một nước được quy hoạch
riêng ra, thường được ngăn bằng tường rào kiên cố để tách biệt hoật động với
phần nội địa.
• Mục đích hoạt động của các KCX là thu hút các nhà sản xuất công
nghiệp nước ngoài và trong nước định hướng sản xuất xuất khẩu băng những
biện pháp đặc biệt ưu đãi về thuế quan, về các điều kiện mậu dịch và các loại
thuế khác.
• Hàng hoá, tư liệu sản xuất nhập vào KCX để sản xuất hàng xuất khẩu
được miễn thuế hải quan, nếu nhập khẩu từ KCX vào nội địa phải nộp thuế
nhập khẩu.
• Những hãng hoạt động trong KCX được sử dụng cơ sở hạ tầng tốt như
đường giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp điện nước . . . và giảm thiểu
các thủ tục hành chính.
• Hàng hoá sản xuất ra ở các KCX chủ yếu để xuất khẩu.
• Do đóng một vai trò to lớn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
cho nên mô hình KCX được rất nhiều quốc gia áp dụng, phát triển hoặc cải
tiến cho phù hợp với điều kiện của quốc gia mình.
3. Điểm giống và khác nhau giữa KCN và KCX
5
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
KCN về cơ bản cũng giống như KCX đều là địa bàn sản xuất công
nghiệp mà phần lớn là công nghiệp tiêu dùng, đều gồm những doanh nghiệp
vừa và nhỏ, được xây dựng ở những khu không có dân cư sinh sống.
Tuy vậy, điểm khác nhau cơ bản của hai loại hình này là: sản phẩm sản
xuất ra trong KCX chủ yếu phải xuất khẩu còn sản phẩm của KCN vừa xuất
khẩu vừa tiêu thụ ở thị trường nội địa; quan hệ giữa các doanh nghiệp KCX
và thị trường nội địa là quan hệ ngoại thương, còn quan hệ giữa doanh nghiệp
KCN với thị trường nội địa là quan hệ nội thương. Hơn nữa, xét trên góc độ
thị trường quốc tế, KCX có thể được coi là khu thương mại tự do vì không có
thuế xuất nhập khẩu lại ít ràng buộc bởi các biện pháp phi thuế quan.
KCX là hình ảnh của một thể chế pháp lý đơn giản, rõ ràng trọn gói
trong một bộ luật của KCX đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư một cách
thoả đáng, tạo sự an toàn, yên tâm đầu tư cho họ.
Các nước tiếp nhận FDI đều muốn duy trì hình thức KCN vì nó là một
trong các công cụ hữu hiệu để đẩy mạnh xuất khẩu, hoạt động của nó kéo
theo khả năng tăng thu ngoại tệ, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho
lao động trong nước, tạo điều kiện cho các công ty địa phương tiếp thu kiến
thức và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng và
tác phong công nghiệp của công nhân địa phương. Mặt khác, các xí nghiệp
trong KCN không trực tiếp sử dụng thị trường nội địa nên sẽ không xảy ra
cạnh tranh giành thị trường với các xí nghiệp thuộc các khu vực kinh tế khác
trong nước. Chính phủ không phải lo cân đối ngoại tệ cho các xí nghhiệp
này.Qua quá trình hoạt động trong KCN, các nhà sản xuất và quan chức địa
phương có thể nâng cao khă năng nắm bắt và đáp ứng một cách chính xác
những yêu cầu từ phía nhà đầu tư cũng như thị trường quốc tế. Ngoài ra, KCN
có thể có những ảnh hưởng phô diễn, bằng cách cho thấy lợi ích từ quan điểm
6
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
mở cửa trong thương mại và từ những ảnh hưởng hướng ngoại của sản xuất
đối với một nền kinh tế vốn có truyền thống hướng nội.
Các nhà đầu tư nước ngoài lại thích hình thức KCN hơn vì nó giúp họ
tân dụng được một thị trường rộng lớn của nước tiếp nhận đầu tư với những
ưu đãi đặc biệt.
II. Vai trò của KCN,KCX trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
nước ta
1. KCN,KCX là công cụ quan trọng để thu hút vốn ĐTNN, tiếp thu
chuyển giao công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế
giới.
KCN, KCX ra đời như một công cụ hữu hiệu đẩy nhanh khả năng thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là FDI để đạt được tốc độ tăng trưởng cao
trên cơ sở tạo lập năng lực sản xuất mới và phát huy có kết quả nền kinh tế
đất nước của các nước đang phát triển trong xu thế quốc tế ngày nay. Chẳng
hạn ở Đài Loan, trong những năm đầu phát triển KCN đã thu hút khoảng 60%
vốn FDI; ở Malaixia trong 10 năm từ 1985 đến năm 1996 đã có 8.978 dự án
đầu tư về công nghiệp đã được cấp giấy phép vào 12 KCX và 178 KCN với
tổng số vốn đầu tư 85,57 tỷ USD, trong đó vốn FDI chiếm 53,3%, vốn trong
nước chiếm 46,5%.[6]
Bên cạnh việc thu hút vốn ĐTNN, một số đóng góp rất lớn nữa của
KCN, KCX đối với các nước đang phát triển là góp phần vào việc tiếp thu
công nghệ hiện đại. Để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế
giới và thị trường nội địa, các nhà ĐTNN thường đưa vào các KCN, KCX các
công nghệ tương đối hiện đại thậm chí là tiên tiến, hàng đầu thế giới. Mặc dù
ở các KCN, người ta thường chủ yếu thực hiện các hoạt động sản xuất tiêu
dùng song quá trình huyển giao công nghệ vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức:
đào tạo công nhân nước chủ nhà để sử dụng máy móc thiết bị, công nghệ sản
xuất...Các công ty trong các KCX có thể chuyển giao một số công nghệ và
giúp đỡ về mặt kỹ thuật cho các nhà cung cấp địa phương hoặc các công ty
7
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
sản xuất các chi tiết sản phẩm sản xuất trong KCX. Trong thời gian làm viêc
trực tiếp với phía nước ngoài, các chuyên gia, kỹ sư thậm chí công nhân của
nước chủ nhà cũng có cơ hội học hỏi được kinh nghiệm tổ chức quản lý điều
hành sản xuất tiên tiến. kỹ thuật marketing...của họ.Như vậy, KCN, KCX góp
phần đào tạo nghề, cách thức quản lý cho các xí nghiệp trong nước.
2. KCN, KCX góp phần tạo công ăn việc làm
Hoạt động của KCN, KCX đòi hỏi một lực lượng lao động tương đối
lớn từ nước chủ nhà, chính vì vậy rất nhiều người lao động trong nước có cơ
hội có công ăn việc làm. Ngoài ra việc xây dựng các xí nghiệp sản xuất, dịch
vụ hỗ trợ bên ngoài đã giải quyết được một số lượng lao động khá lớn cho các
vùng lân cận. Đến nay, chỉ tính riêng tổng số lao động đang làm việc trong
các KCX trên thế giới đã vào khoảng 4-5 triệu người (con số này ngày càng
tăng nhanh so với giữa thập kỷ 80 chỉ có 0,5 triệu người). Riêng khu vực
Châu á là nơi tạo ra nhiều việc làm nhất, chiếm tới 76% tổng số việc làm
được tạo ra. [2]
Bên cạnh việc nâng cao mức thu nhập cho người lao động, trình độ lao
động của công nhân cũng như trình độ quản lý của cán bộ cũng được nâng
cao do chương trình đào tạo của phía đối tác nước ngoài và tự do đào tạo để
phù hợp với yêu cầu về nguồn nhân lực hoạt động trong KCN, KCX.
3. KCN, KCX góp phần đẩy mạnh xuất khẩu tăng thu ngoại tệ cho đất
nước
Một trong những mục tiêu quan trọng được đặt ra khi xây dựng các
KCN, KCX góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất
nước.Trên thực tế hoạt động của KCN, KCX ở các nước, đặc biệt là các nước
châu á, đã thực hiện thành công mục tiêu này, điển hình là Đài Loan , Trung
Quốc, Malaixia, Hàn Quốc.
Theo thống kê của hiệp hội KCX thế giới thì một KCX diện tích
khoảng 100 ha, cần đầu tư 50 triệu USD cho cơ sở hạ tầng, trong vòng 10
8
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
năm sẽ tạo việc làm cho 10.000 lao động, từ đó tạo ra hàng xuất khẩu giá trị
100 triệu USD/năm và 100 triệu USD/năm thu nhập thông qua việc làm gián
tiếp ngoài kcx, như vậy tính bình quân một công nhân trong KCX tạo ra giá
trị khoảng 5000-10000 USD/năm.[3]
Ngoài ra phát triển KCN,KCX còn tạo điều kiện tăng thu ngoại tệ cho
đất nước thông qua việc cho thuê đất đai, kho bãi, bến cảng và các công trình
cơ sở hạ tầng khác. Việc tổ chức và dịch vụ trong KCN, KCX, thu một số loại
thuế cần thiết như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đối với người có thu nhập
cao, phí và các khoản lệ phí khác cũng tạo ra nguồn thu đáng kể cho ngân
sách nhầ nước.
4. Phát triển KCN, KCX tạo ra sự tác động trở lại đối với sự phát triển
kinh tế trong nước
Phát triển KCN,KCX tạo ra sự tác động trở lại đối với sự phát triển
kinh tế thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu trong nước, thực hiện lắp ráp
và chế biến cho các KCX qua đó tạo điều kiện để khai thác hợp lý, có hiệu
quả các nguồn tài nguyên trong nước cũng như lợi hế so sánh của các nước có
KCN,KCX .Thông qua việc lắp ráp và chế biến thành phẩm cho KCN, KCX
số lao động tăng lên đáng kể qua đó góp phần giải quyết việc làm cho xã hội.
Ngoài ra, KCN, KCX còn có ảnh hưởng trực tiếp, cũng như gián tiếp
tới việc quảng cáo cho quan điểm mở cửa trong thương mại và đầu tư của
nước chủ nhà vốn có truyền thống hướng nội. Việc phát triển KCN, KCX tạo
điều kiện để nước chủ nhà tiếp cận nhanh chóng với thị trường quốc tế, thu
hẹp những thay đổi về cơ cấu mẫu mã hàng hoá qua những thông tin mà nền
kinh tế nhận được từ phương diện các doanh nghiệp trong KCN, KCX, lợi
dụng được các mối quan hệ quốc tế sẵn có và mạng lưới khách hàng của phía
đối tác để tăng khả năng hoà nhập của thị trường trong nước vào thị trường
thế giới.
9
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
III.Quá trình hình thành và mô hình quản lý KCN, KCX
1. Quá trình hình thành các KCN, KCX
Kể từ khi Nghị định 322/HĐBT được ban hành về quy chế KCX ngày
18 tháng 10 năm 1991 đến nay, Chính phủ đã ban hành 3 Nghị định bao gồm:
322/HĐBT ban hành quy chế KCX, Nghị định 192/CP ban hành quy chế
KCN ngày 18 tháng 12 năm 1994 và nghị định 36/CP ngày 24 tháng 04 năm
1997 ban hành quy chế KCN, KCX thay thế hai nghị định 322/HĐBT và
192/CP.
Hiện nay, Ban quản lý các KCN, KCX Việt Nam đang theo dõi, tổng
hợp những nhận xét và kiến nghị sửa đổi, bổ xung các quy định trong Nghị
định 36/CP của các Bộ, ngành, địa phương.Trong thời gian tới, những thay
đổi theo hướng tích cực chắc chắn sẽ được thực hiện.
Từ năm 1991 đến nay,kết quả của việc thực hiện đường lối , các Nghị
quyết, các chính sách của Đảng, Nhà nước, chúng ta đã đạt được kết quả to
lớn đó là trên toàn lãnh thổ Việt Nam có 120 KCN trong đó gồm 73 KCN và
KCX đã đi vào hoạt động, số còn lại đang triển khai. Ba KCX đã được thành
lập đó là Hải Phòng, LinhTrung, Tân Thuận.[4]
2. Mô hình quản lý các KCN, KCX ở nước ta hiện nay
ở Trung Ương, chúng ta có Ban quản lý các KCN Việt Nam có nhiệm
vụ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, Ban này cũng có nhiệm vụ
xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch và chính sách, đồng thời ban hành
các văn bản pháp quy hướng dẫn Th
cácủngành
tướng và các địa phương tổ chức thực
chính phủ
hiện.
Tại các tỉnh thành phố, chúng ta có các Ban quản lý KCN cấp tỉnh,
thànhCác
phố.
trựcqutiếp
các
KCN, KCX trong
phạm
ản lý
các
UBND
cấvi
p địa
cơĐây
quanlàBcơ
ộ, quan quản lýBan
KCN Việt Nam
thành phố, cấp
Banchính
, ngành
lý hành
củaTW
mình.
tỉnh
Cuối cùng chịu sự quản lý trực tiếp của các Ban quản lý KCN cấp tỉnh
là các KCN.
Ban quản lý các
KCN cấp tỉnh
10
Khu công nghiệp,
khu chế xuất
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
IV.Một số kinh nghiệm của các khu vực về hình thành và phát triển KCN,
KCX có thể áp dụng ở Việt Nam
Ngày nay, ĐTNN đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài là một đặc
điểm nổi bật trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.
Để hoạt động tư trực tiếp nước ngoài đem lại hiệu quả như mục tiêu mà họ
theo đuổi, các nước tiếp nhận FDI đều cố gắng đa dạng hoá các hình thực tiếp
nhận FDI. Một trong những hình thức tiếp nhận FDI có hiệu quả mà rất nhiều
nước trên thế giới hiện nay đang áp dụng là mô hình KCN, KCX, đặc biệt là ở
các nước đang phát triển nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Chính vì vậy, trong mấy thập kỷ qua, riêng ở Châu á - Thái Bình
Dương đã cho ra đời hàng trăm KCN, KCX. ở Indonexia có 41121 ha đất
được dùng vào việc xây dựng các KCN, Philipin đã mở 54 KCN trong đó có
41 khu đang hoạt động, 7 khu đang xây dựng, 6 khu đang quy hoạch phát
triển. Đặc biệt Malaixia có tới 165 KCN, trong đó 85 khu đang hoạt động, 80
khu khác đang trong quá trình phát triển. Đài Loan là một trong những nước
đi đầu xây dựng các KCN, KCX, qua gần 40 năm đến nay đã xây dựng được
3 KCX, 80 KCN và 2 KCNC. ở Thái Lan hiện nay cũng có 40 KCN tổng hợp
phân bố khắp cả nước. [6]
11
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Tuy nhiên, theo thực tế của nhiều nước trên thế giới về tổ chức KCN,
KCX cho thấy số lượng các KCN, KCX thành công thì ít mà thất bại thì
nhiều. Theo số liệu đã tổng kết, hiện tại trên thế giới có khoảng 200 KCN
đang hoạt động nhưng chỉ có khoảng 30-35 khu được đánh giá là thành công
(chiếm khoảng 20%), không dưới 150 khu gặp khó khăn do sự quản lý trì trệ
và luật lệ phiền hà. Điều đó cho thấy rằng tổ chức thành công một KCN hay
một KCX là vấn đề hoàn toàn không đơn giản. Chính vì vậy, việc tổng kết
những kinh nghiệm thành bại của các nước trong quá trình xây dựng các
KCN, KCX là việc làm rất cần thiết giúp mỗi quốc gia lựa chọn bước đi trong
việc tổ chức các KCN, KCX cho phù hợp điều kiện quốc gia mình. Đó là
nghệ thuật vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài vào tổ chức các KCN, KCX
của mỗi quốc gia nhằm tránh được những sai lầm đáng tiếc mà các quốc gia
đi trước mắc phải.
1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Trong các nước Châu á, Hàn Quốc được thừa nhận là một trong các
nước đạt được nhiều thành công nhất trong việc xây dựng và phát triển
KCX.Suốt một quá trình kể từ năm 1970 là năm đánh dấu việc KCX đầu tiên
ra đời cho đến nay, các KCX của Hàn Quốc đã góp phần quan trọng trong
việc tạo ra “kỳ tích kinh tế” của nước này và thu hút nhiều đoàn khảo sát của
các nước đang phát triển trên thế giới đến tham quan , học tập.
Nhờ chuyển từ chiến lược hướng nội sang chiến lược phát triển hướng
ngoại bắt đầu từ đầu thập kỷ 60, xuất khẩu của nước này đã tăng từ dưới 100
triệu USD năn 1963 tới 1 tỷ USD năm 1970. Khi ấy, vào những năm 70, nước
này vẫn còn chưa biết rằng, họ có thể trở thành một nước xuất khẩu các sản
phẩm chế biến chủ yếu hay không nếu có dòng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
vào những hoạt động xuất khẩu chọn lọc. Họ cũng chưa biết được hệ thống
nhập khẩu miễn thuế trên cả nước có thể hiệu quả hay không trong việc thu
hút đầu tư nước ngoài nếu các KCX không được thành lập. Hàn Quốc đã sử
12
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
dụng tất cả các công cụ có thể bao gồm cả KCX và tất cả các dự trữ có thể sử
dụng vào đường lối phát triển hướng ngoại của họ. Chính phủ đã thành lập 2
KCX: Masan(1970) và iri(1974) để thu hút đầu tư vào hoạt động xuất khẩu.
Sau đó, nhiều KCX khác đã được xây dựng thêm.
Thành công của các KCX của Hàn Quốc chủ yếu là nhờ vào khả năng
thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài (đa số các nhà đầu tư nước ngoài năm
1970 đều ở các KCX).Ngoài ra, các KCX cũng biết tạo điều kiện thuận lợi
cho các công ty địa phương tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài, hấp thụ
các kỹ năng mới nhất của nước ngoài và mở rộng mối quan hệ với thị trường.
Sự đóng góp của các nhân tố trong nước và việc mở rộng xuất khẩu cũng rất
gây ấn tượng và vượt xa sự mong đợi của các nhà hoạch định chính sách,
những người đã đánh giá quá thấp những kỹ năng sản xuất và quản lý của
công nhân và các nhà quản lý Hàn Quốc. Những kỹ năng này được tiếp thu
trong thời kỳ thuộc địa của Nhật và thông qua những mối liên hệ quân sự với
Mỹ trong giai đoạn 1945-1960. Nhờ có những kỹ năng sản xuất-xuất khẩu và
khả năng quản lý trong nước này (cái mà hầu hết các nước đang phát triển đều
thiếu) mà ngày nay, Hàn Quốc đã có thể dựa chủ yếu vào các công ty thương
mại nước ngoài để đảm bảo các dự trữ tài chính. Chính nhờ vào các khả năng
này đã giúp cho Hàn Quốc không chỉ trở thành người cạnh tranh thống trị
trên thị trường thế giới về xuất khẩu và các chế phẩm công nghiệp nhẹ trong
những năm 1960-1970 mà cho đến nay nước này vẫn tiếp tục giữ vị trí hàng
đầu thế giới trong sản xuất nhiều mặt hàng công nghiệp nhẹ như hàng may
mặc, mỹ phẩm cao cấp,... Để đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài từ
nay về sau , Hàn Quốc đang hết sức nỗ lực để phát triển các KCX mạnh hơn
nữa bằng cách thay đổi cơ cấu sản xuất theo hướng tăng tỷ lệ công nghiệp
nặng trong giá trị sản lượng công nghiệp của KCX đồng thời tập chung vào
các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao.[1]
2. Kinh nghiệm của Đài Loan
13
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Có thể nói Đài Loan là một trong những quốc gia vừa đi tiên phong vừa
gặt hái được rất nhiều thành công trong việc xây dựng và phát triển KCN,
KCX. Từ cuối những năm 50, các nhà hoạch định chính sách kinh tế Đài
Loan đã đánh giá cao vị thế của Đài Loan trong hệ thống kinh tế khu vực.
Theo họ, Đài Loan thuộc loại hình kinh tế hải đảo, đất hẹp người đông, tài
nguyên khoáng sản nghèo nàn, mức độ phụ thuộc của nền kinh tế trong nước
vào hoạt động ngoại thương rất lớn. Vì vậy, để tồn tại và phát triển thì việc
hình thành một cơ cấu kinh tế hướng ngoại mang ý nghĩa sống còn đối với
Đài Loan.
Để có một cơ cấu kinh tế hướng ngoại, Đài Loan không thể dựa vào
phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp mà phải dựa vào phát triển công nghiệp.
Quốc gia này đã lựa chọn cho mình một phương thức thích hợp để phát triển
công nghiệp và tiến hành công nghiệp hoá. Xuất phát từ đặc điểm trong nước
và tình hình kinh tế thế giới, từ những năm 50 và thập kỷ 60 Đài Loan đã chủ
trương phát triển các ngành công nghiệp nhẹ sản xuất hàng xuất khẩu, sử
dụng nhiều lao động. Ngoài ra cũng trong thời gian này, Đài Loan đã tạo ra
một hệ thống miễn thuế và rút lại thuế tuyệt vời, tiếp theo đó đã thực hiện cải
cách tỷ giá hối đoái và chính sách kinh tế vĩ mô. Kết hợp với việc học hỏi
kinh nghiệm từ các KCN của Puerto Rico chỉ trong thời gian 1959-1965 hàng
loạt các xí nghiệp mới được xây dựng với quy mô vừa và nhỏ tập trung trong
những lĩnh vực nhất định gọi là KCN, KCX dưới sự quản lý của chính quyền.
KCX đầu tiên của Đài Loan xây dựng năm 1966 mang tên KCX Cao Hùng.
Mục tiêu cơ bản khi thành lập KCX này là: tạo ra một cửa sổ có tính phô diễn
nhằm thu hút đầu tư vào những ngành công nghiệp hướng ra xuất khẩu; thử
nghiệm việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính; là một cơ sở giảng dạy, hỗ
trợ hợp tác quốc tế. KCX Cao Hùng đến năm 1970 đã có 162 công ty và
khoảng 40.000 công nhân. Các xí nghiệp trong KCX có rất nhiều thuận lợi:
điều kiện hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc ...) hoàn
14
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
hảo; được hưởng nhiều ưu đãi về tài chính như được miễn, giảm thuế một số
năm, được hưởng mức thuế rất thấp,..
Trong hơn 30 năm qua, hoạt động của các KCN, KCX đã đóng vai trò
rất quan trọng đối với tiến trình công nghiệp hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
Đài Loan. Đại bộ phận giá trị hàng xuất khẩu (22 tỷ USD) được sản xuất
trong các KCN, KCX.
Kể từ năm 1966 đến nay, Đài Loan đã xây dựng được 3 KCX, 80
KCN và 2 KCNC. Riêng 3 KCX và 2 KCNC hàng năm đã xuất khẩu khoảng
24 tỷ USD.
Phần lớn các KCN, KCX ở Đài Loan do nhà nước trực tiếp đầu tư xây
dựng hạ tầng kỹ thuật, còn lại do tư nhân và các tổ chức đoàn thể xây dựng.
Hiện nay Bộ kinh tế (Cục công nghiệp) thống nhất quản lý nhà nước đối với
các KCN theo nguyên tắc chính quyền trung ương trực tiếp quản lý các khu
quan trọng nhất nằm trong quy hoạch được chính phủ trung ương phê duyệt,
các khu còn lại do trung ương hoặc tư nhân quản lý. Loại hình KCN rất đa
dạng bao gồm các KCN chuyên ngành dầu khí, ôtô, xi măng, công nghệ cao,..
Điểm nổi bật trong vấn đề phân bố các KCN của Đài Loan là ở chỗ
huyện nào cũng có KCN, mỗi KCN là một “hạt nhân” thúc đẩy mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh trong vùng.
Trong những năm tới, Đài Loan tiếp tục tiến hành đổi mới thiết bị kỹ
thuật, thay đổi ngành nghề trong các xí nghiệp và hiện đại hoá hạ tầng kỹ
thuật các KCN hiện có, tiếp tục xây dựng một số KCN đế đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế của Đài Loan trong thế kỷ 21.
Qua thực tiễn xây dựng và phát triển KCN, KCX và KCNC ở Đài
Loan chúng ta đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm quý có thể xem như là
những gợi ý để chúng ta tham khảo: muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với
tốc độ cao và hiệu quả nhất thiết phải đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển
các KCN (bao gồm cả KCX và KCNC). Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của
từng tỉnh trong cả nước mà có thể tiến hành xây dựng một hoặc vài KCN,
15
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
thậm chí từng huyện cũng nên có KCN. Tuy nhiên vấn đề cốt lõi là ở chỗ phải
làm tốt công tác quy hoạch phát triển công nghiệp nói chung và quy hoạch
hình thành các KCN trên phạm vi cả nước đảm bảo tính thống nhất và mối
liên hệ liên hoàn, tương hỗ trong phát triển giữa các KCN với các hoạt động
sản xuất kinh doanh khác như nông, lâm, ngư nghiệp. Trong quá trình đô thị
hoá phải xác định rõ mục tiêu xây dựng mỗi KCN là một trung tâm có tác
dụng lan toả thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế xã hội trong vùng theo chiều
hướng kinh tế mở.[1]
3. Kinh nghiệm của Philipine
Philipine là nước điển hình không thành công trong việc xây dựng và
phát triển KCX. Năm 1967, Philippin đưa ra đạo luật về thành lập Cục quản
lý Khu mậu dịch tự do(Free Trade Zone). Năm 1969, Philipine quyết định
chuyển đô thị Mariveles thành một cảng nhập cảnh và thành lập cơ quan chịu
trách nhiệm về ngoại thương để lập kế hoạch phát triển và quản lý KCX
Bantaan. Tuy nhiên, phải đến năm 1972, KCX mới chính thức tuyên bố mở
cửa. Trong những năm 70, chính quyền Philipin cũng chính thức bắt tay xây
dựng thêm hai KCX nhỏ, một ở đảo Mactan và một ở cạnh thành phố
Banguio. Hai khu này đến tận năm 1980 mới đặt ra đầy đủ những mục tiêu
của một KCX. Cho đến nay, Philipine có thêm 4 KCX khác. Trong đó, KCX
Bataan là KCX lớn nhất và tiêu biểu nhất trong quá trình phát triển KCX của
Philipine.
KCX Bantaan có diện tích 345 ha gần thị trấn Mariveles, cách Malina
55 km trong đó 345 ha dành cho khu vực sản xuất công nghiệp, 375 ha dành
cho nơi ở và phương tiện, 480 ha vẫn để trống.
Mục tiêu thành lập KCX Bantaan là nhằm di chuyển các ngành công
nghiệp từ vùng thành thị, đô thị chật chội sang các vùng nông thôn, đa dạng
hoá sản phẩm, chuyển từ xuất khẩu hàng truyền thống sang xuất khẩu sản
phẩm phi truyền thống và thu hút ĐTNN vào Philipine .
16
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Sau hơn 10 năm hoạt động KCX Bantaan được đánh giá là không
thành công, hầu hết các mục tiêu đặt ra khi thành lập đều không thực hiện
được: số lao động làm việc trong KCX thấp, thu nhập ngoại tệ không đáng kể,
chuyển giao công nghệ không được bao nhiêu, liên kết kinh tế không lớn và
bị gián đoạn, không thu hút được vốn ĐTNN. Về phương diện chi phí - lợi
ích thì lợi ích do KCX Bantaan mang lại không thể bù đắp lại các chi phí bỏ
ra trong hiện tại và tương lai. Cho đến năm 1982, chi phí bỏ ra cho cơ sở hạ
tầng là 195 triệu USD trong khi thu nhập chưa đạt 50% con số đó.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của KCX Bataan. Thứ
nhất việc lựa chọn xây dựng KCX chưa thích hợp: KCX được xây dựng ở bờ
biển, núi non biệt lập kém phát triển do vậy để xây dựng phải san bằng một số
đồi, xây dựng đường xá, cảng khẩu và các phương tiện khác, hơn nữa số
doanh nghiệp ở đây vốn chỉ có hơn 5.000 người vì vậy phải di dân từ các
vùng lân cận đến, điều đó đòi hỏi phải xây dựng cơ sở hạ tầng khá lớn làm
cho chi phí kết cấu hạ tầng tăng nhanh.
Thứ hai, chi phí xây dựng KCX Bataan rất lớn nhưng từ khi thành lập
khu này chỉ thu hút được khoảng một nửa số công ty vào hoạt động so với dự
kiến. Điều này làm cho chi phí sử dụng ngày càng tăng so với mức bình
thường.
Thứ ba, ngay sau khi KCX Bataan được thành lập, chính phủ
Philippine đã có một số thay đổi về chính sách mở rộng kho hàng thuế quan.
Kế hoạch này không chỉ áp dụng cho KCX Bataan mà còn áp dụng cho các
KCX khác, quyết định đó làm cho việc tổ chức KCX Bataan trở nên thừa vì
quyết định này thúc đẩy việc sản xuất hàng xuất khẩu ở phạm vi rộng hơn
KCX Bataan đồng thời nó góp phần thúc đẩy sản xuất hàng công nghiệp bên
ngoài KCX.
Nguyên nhân thứ tư và cũng là một trong những nguyên nhân quan
trọng nhất là hệ thống chính sách không hợp lý: Nhiều xí nghiệp trong KCX
cho rằng một số khuyến khích về tài chính của họ bị giảm dần, ví dụ họ phải
17
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
đóng thuế đất đai trong khi trước đó chính phủ đảm bảo là sẽ được miễn. Các
chi phí khuyến khích mà chính phủ áp dụng cho doanh nghiệp KCX không
cân xứng với chi phí cho kết cấu hạ tầng. Các chi phí dịch vụ và chi phí vận
tải quá cao, phiền hà về thủ tục, sự rút ngắn thời hạn hợp đồng cho thuê nhà
xưởng, nạn trộm cắp,...Tất cả những vấn đề đó gây mất lòng tin của các nhà
đầu tư dẫn đến ngày càng nhiều doanh nghiệp không thực hiện hợp đồng và
rút khỏi KCX cũng như không thu hút được các công ty xuyên quốc gia đầu
tư vào KCX.[1]
4. Một số nhận xét chung
Qua phân tích kinh nghiệm của một số KCN, KCX điển hình ở một số
nước trong khu vực như trên, chúng ta có thể rút ra một số một số nhận xét
chung khi xây dựng và phát triển một KCN, KCX.
Về nguyên nhân thành công:
Thứ nhất, môi trường chính trị, xã hội ổn định, chính sách nhất quán,
cởi mở.
Thứ hai, lựa chọn vị trí xây dựng thuận lợi, gần các đầu mối giao
thông (đường bộ, hàng không, hàng hải,...)
Thứ ba, có các chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư đặc
biệt về tài chính, thủ tục đơn giản, rõ ràng thuận lợi, thông tin liên lạc nhanh
chóng, cung cấp điện nước đầy đủ,...
Thứ năm, lao dộng dồi dào, có tay nghề, tiền lương hợp lý.
Thứ sáu, thời điểm xây dựng thích hợp.
Thứ bảy, môi trường cư trú sinh sống dễ chịu, an toàn và cơ sở vật
chất cho hoạt động vui chơi giải trí tốt .
Về nguyên nhân thất bại:
Thứ nhất, sự mất ổn định về chính trị trong nước khiến cho các nhà
ĐTNN không an tâm bỏ vốn.
Thứ hai, không phát huy hết năng lực sản xuất đã dự kiến.
18
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Thứ ba, cơ sở hạ tầng trong khu yếu kém
Thứ tư, chính sách đầu tư kém hấp dẫn.
Thứ năm, tệ quan liêu, tham nhũng, thủ tục phiền hà.
Thứ sáu, thiếu lao động có tay nghề thích hợp.
Thứ bảy, sai lầm trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng.
Cuối cùng là hàng loạt các nguyên nhân khác như công tác Marketing
còn kém, tổ chức quản lý hoạt động của Ban quản lý chưa hiệu quả...
Qua sự trình bày tổng hợp như trên về nguyên nhân thành công cũng
như thất bại khi triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động một số KCN, KCX,
chúng ta có thể nêu ra đây một số vấn đề cơ bản, quan trọng mang ý nghĩa
sống còn mà mỗi quốc gia phải xác định rõ trước khi xây dựng KCN, KCX.
1.
Cần xác định rõ mục tiêu và sự cần thiết thành lập KCN, KCX.
Mỗi KCN, KCX khi được thành lập đều được gắn với những mục tiêu cụ
thể khác nhau, chính vì vậy cần phải xác định rõ chiến lược, mục tiêu nào
để có thể ban hành những qui định cho phù hợp. Thông thường, ở thời kỳ
đầu mới xây dựng KCN, KCX thì nên đặt ra ngay mục tiêu ngắn hạn, đến
khi nào đã phát triển ổn định thì sẽ đặt ra hay hướng tới những mục tiêu
lâu dài - mục tiêu chiến lược.
2.
Xác định rõ thời gian, địa điểm và quy mô xây dựng KCN,
KCX. Đây là những vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển các
KCN, KCX bởi vì nó sẽ giúp tiết kiệm được chi phí triển khai và phù hợp
với khả năng tài chính cũng như quản lý của đất nước. Ngoài ra, cũng cần
phải biết trước hoặc dự đoán trước được xu hướng đầu tư để có thể tận
dụng được tâm lý và thời cơ đầu tư thuận lợi nhất .
3.
Cần phải làm tốt công tác xúc tiến, vận động đầu tư vào các
KCN, KCX. Công tác này cần phải được tiến hành một cách chủ động,
liên tục và hiệu quả, tránh thụ động (xây dựng KCN trước rồi mới tiến
hành nghiên cứu thị trường khách hàng đầu tư và lên kế hoạch tiếp thị,
quảng cáo,..)
19
Khoá luận tốt nghiệp
4.
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Phải lựa chọn được các loại ngành công nghiệp, loại hình sản
phẩm phù hợp. Sản phẩm làm ra từ các KCN, KCX phải được định
hướng trước về thị trường tiêu thụ. Chúng phải có thị trường tiêu thụ
trong nước đồng thời có thể tìm được thị trường tiêu thụ trên thế giới.
Ngoài ra, sản phẩm làm ra từ các KCN, KCX phải tận dụng được các lợi
thế so sánh của nước chủ nhà, ví dụ lợi thế về tài nguyên hay nguồn nhân
lực.
5.
Cần phải xây dựng một hệ thống chính sách khuyến khích
tài chính đối với các nhà đầu tư, có sự ưu đãi thoả đáng.
6.Cần phải xây dựng được hệ thống kết cấu hạ tầng đầy đủ như
đường giao thông, nhà xưởng, kho tàng, hệ thống điện, nước
7.Bộ máy quản lý KCN, KCX phải hoạt động tích cực, thực thi có
hiệu quả chế độ một cửa đối với các nhà đầu tư.
8.Cuối cùng phải lựa chọn đúng đối tác. Trong quá trình vận động
xúc tiến đầu tư, quảng cáo tiếp thị thường có nhiều nhà đầu tư đến tìm
hiểu, thăm dò, ký kết hợp đồng đầu tư vì vậy cần phải tìm hiểu lựa chọn
đúng đối tác có tiềm lực tài chính và thiện chí làm ăn.
Chương II
Thực trạng xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt
nam hiện nay
I.Vài nét về tình hình đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay
Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII chính
thức thông qua luật đầu tư nước ngoài (ĐTNN) ngày 29/12/1987 có hiệu lực
thực hiện từ đầu năm 1988 và đã qua 4 lần sửa đổi bổ xung năm 1990, 1992,
1996 và năm 2000. Ngay từ khi Luật này mới ra đời, nhiều nước và tổ chức
kinh tế nước ngoài đã đánh giá cao tính khả thi và cho rằng đây là một “sân
chơi hấp dẫn” nên đã có rất nhiều đối tác lần lượt đến với Việt Nam.
20
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Trong 14 năm qua, cùng với công cuộc đổi mới kinh tế, hoạt động
ĐTNN đã diễn ra rất sôi nổi và đạt được những kết quả bước đầu rất đáng
thuyết phục. Mặc dù Việt Nam thu hút FDI muộn hơn so với nhiều nước khác
trong khu vực, nhưng dòng FDI vào Việt Nam có chiều hướng tăng nhanh sau
ba năm đầu thực hiện luật thu hút FDI.
Nếu bình quân giai đoạn 1988-1990, Việt Nam chỉ thu hút được 1783
triệu USD (vốn đăng ký) thì các năm sau dòng vốn này đã liên tục tăng và
đạt tới 8836 triệu USD trong năm 1996.Tuy nhiên từ năm 1997, do tác động
của cuộc khủng hoảng tài chính châu á và những yếu kém trong môi trường
đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, dòng vốn này đã giảm mạnh và chỉ đạt được
gần 2000 triệu USD trong năm 1998. Tính đến tháng 8-1998, Việt Nam đã
thu hút được 37202 triệu usd trong đó vốn thực hiện mới đạt được 14120 triệu
usd, chiếm 38,2% vốn đầu tư đăng kí.[5]
FDI ở Việt Nam trong những giai đoạn này chủ yếu được thực hiện
theo các hình thức như: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Doanh nghiệp liên
doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và BOT. Nhưng đến năm 1998
thì các dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực là 33960 dự án trong các hình
thức đầu tư trên.Tuy nhiên, FDI ở nước ta chủ yếu tập chung vào các ngành
công nghiệp, khách sạn và văn phòng căn hộ, chưa hướng vào phát triển các
KCN, KCX , KCNC.
Trong giai đoạn này, các ngành công nghiệp đã thu hút được FDI rất
lớn, đặc biệt là ngành dầu khí, thu hút được nhiều FDI nhất, gần 3000 triệu
usd vốn đăng kí trong đó vốn thực hiện lên tới 5000 triệu usd (đạt mức 167%
vốn đăng kí). Tiếp theo đó là ngành : Dệt may, viễn thông, ôtô, hoá chất, điện
tử. . .
Dòng vốn trong thời gian này chủ yếu đến từ khu vực Châu á-Thái
Bình Dương (23099 triệu usd chiếm 70,91% tổng FDI của cả nước, trong đó
FDI của các nước asean là: 7999 triệu usd chiếm 24,56%). Tiếp theo là Châu
21
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Âu (6856 triệu usd chiếm 21,05%); Châu Mỹ (2574 triệu usd chiếm 7,9%) và
các nước khác (1399 triệu usd chiếm 4,3%).
Tuy nhiên từ năm 2000 trở lại đây, đầu tư nước ngoài ở Việt Nam rất
phát triển.Theo Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, trong hai tháng kể từ 31/06 đến
31/08/2002, đầu tư nước ngoài có chiều hướng gia tăng, cả nước đã có thêm
184 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng kí là 458 triệu
usd(kể cả vốn tăng thêm của dự án đang hoạt động) trong đó có 155 dự án là
100% vốn đầu tư nước ngoài với khoảng 435 triệu usd.[5]
Trong tổng số vốn đầu tư nứơc ngoài thực hiện trong 2 tháng này đạt
gần 292 triệu USD, thì khu vực 100% vốn đầu tư nước ngoài cũng dẫn đầu
với 67 triệu usd trong khi đó khu vực BOT đạt 40 triệu usd, khu vực dự án
liên doanh đạt 38 triệu USD (không kể 147 triệu usd thực hiện theo các hợp
đồng dâù khí). Sự lớn mạnh nhanh chóng của khu vực dự án 100% vốn
ĐTNN thể hiện tính cởi mở thông thoáng của môi trường đầu tư và môi
trường kinh doanh của Việt nam hiện nay.
Các dự án FDI đã đưa các ngành công nghiệp phát triển mạnh. Trong
đó, các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ được chú trọng và có nhiều
dự án đầu tư nước ngoài quan tâm. Sự phát triển nhanh của các ngành công
nghiệp (đặc biệt là sự phát triển của ngành công nghiệp nhẹ) đã thu hút được
số lượng lao động rất lớn làm giảm thiểu đội quân thất nghiệp trong nước.
Chẳng hạn như trong năm 2001, theo thống kê của từ Bộ Kế Hoạch và
Đầu Tư thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong ngành
công nghiệp nhẹ thu hút 17000 lao động tăng 2000 người so với năm 2000,
chiếm 53% tổng số lao động trong số đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đánh giá của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư cho thấy, mặc dù quy mô
dự án khá khiêm tốn, với trung bình 7 triệu usd/dự án nhưng ngành công
nghiệp nhẹ luôn thu hút nhiều lao động nhất trong khi đó đầu tư nước ngoài
trong các ngành công nghiệp nặng và xây dựng dù có quy mô đầu tư lớn trung
22
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
bình 12 triệu usd/1 dự án nhưng chỉ thu hút 19% tổng số lao động trong lĩnh
vực đầu tư nước ngoài.[6]
Trên thực tế, các dự án đầu tư nước ngoài được phê duyệt rất nhiều,
trong đó các dự án công nghiệp là tăng so với năm trước. Theo Bộ Kế Hoạch
và Đầu Tư tính đến giữa tháng 10-2000 có 2514 dự án có vốn đầu tư nước
ngoài còn hiệu lực với số vốn thực hiện trên 16,5 tỷ usd bằng 46,5% số vốn
đăng kí.
Trong đó, vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh là lớn
nhất với: 4.178 tỷ usd tiếp đến là Hà Nội: 2.679 tỷ usd, Đồng Nai: 1.748 tỷ
usd, Hải Phòng: 873 triệu usd. . .Các nước có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt
Nam thời kì này bao gồm: Nhật Bản: 2.356 tỷ usd, Đài Loan: xấp xỉ 2 tỷ usd,
Hàn Quốc: 1.837 tỷ usd, Singapore: 1, 8 tỷ usd, Hồng Kông: 1.333 tỷ usd.[6]
23
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng có cơ cấu đầu tư hoàn
thiện hơn về ngành, lãnh vực và các vùng khác nhau thể hiện là: Chú trọng
đầu tư vào KCX, KCNC, đồng thời đến năm 2002 nước ta đã có 58 tỉnh thành
có vốn đầu tư nước ngoài. Nhìn chung, tất cả 58 địa bàn trong cả nước đều
thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài và nhiều dự án được cấp giấy
phép hoạt động. Do đó, cơ cấu đầu tư nước ngoài đồng đều cho các ngành,
lĩnh vực, từng địa bàn nên việc tiến tới quá trình công nghiệp hoá-hiện đại
hoá có nhiều thuận lợi do việc phát triển đồng đều kinh tế trên các địa bàn.
Các dự án đầu tư nước ngoài đã dần chuyển hướng tập chung ở các
KCX và KCN với 25 dự án và vốn 88,4 triệu usd vốn pháp định, 50, 4 triệu
usd trong đó phía nước ngoài góp 95,7%. Bình quân mỗi dự án có vốn đầu tư
là 3,53 triệu usd tuy nhiên số vốn đầu tư nước ngoài cho mỗi dự án có xu
hướng tăng dần so với những năm trước.
Sang năm 2002, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư cho biết thực hiện vốn đầu
tư phát triển toàn xã hội 9 tháng đầu năm ước đạt 135.400 tỷ đồng, bằng
77,4% kế hoạch năm và tăng 12,5% so với cùng kì năm trước, trong đó vốn
của nhà nước(bao gồm vốn ngân sách của nhà nước, vốn tín dụng và vốn của
các ngân sách của nhà nước) đạt khoảng 73.500 tỷ đồng, tăng 8,4%, vốn
ngoài quốc doanh tăng 37.800 tỷ đồng, tăng 32,6% và vốn trực tiếp nước
ngoài ước khoảng 24.100 tỷ đồng tăng 9,5%.
24
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 9 năm 2002 của cả nước tăng 1,9%
so với tháng trước và tăng 17,1%, so với cùng kì năm 2001. Trong khi sản
xuất công nghiệp của khu vực kinh tế nhà nước chỉ tăng 0,2% so với tháng
trước và 11,7% so với cùng kì 2001, toàn ngành công nghiệp đạt kết quả nêu
trên trước hết là nhờ sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài đã có bước đột phá quan trọng, với mức tăng tương ứng là 3,4% và
21,9% trong đó ngành dầu khí tăng 4,9% và 16,4%. Ngoài ra, sản xuất công
nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh vẫn giữ được mức độ tăng và 19,8%.
Sau đây là tình hình sản xuất công nghiệp tháng 9/2002 so với cùng kì năm
ngoái:
25
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Bảng 1: Tình hình sản xuất công nghiệp tháng 9/2002 so với
cùng kỳ năm ngoái.
Địa bàn có mức tăng cao
T.P HCM
23,6%
Hà Nội
36,3%
Hải Phòng
30,8%
Đà Nẵng
12,6%
Ngành nghề có mức tăng cao
Dầu khí
16,4%
Điện phát ra
14,7%
Thuỷ sản chế biến
27,7%
Xi măng
19,3%
Ôtô
64%
Xe máy
91,1%
Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
Nói tóm lại, trong mấy năm gần đây, tình hình đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam có những chuyển biến rõ rệt như trên.
II.Thực trạng xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam hiện nay
1.Khung pháp lý liên quan đến hoat động của các KCN, KCX ở Việt Nam
hiện nay
KCX là một mô hình mới ở Việt Nam nên còn nhiều vấn đề về khung
pháp lý chưa thật hoàn chỉnh. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các KCN,
KCX ở nước ta thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư, Chính phủ Việt Nam đã ban
hành, sửa đổi, bổ sung rất nhiều lần các chính sách, chỉ thị, nghị định, thông
tư. . . điêù chỉnh hoạt động của các KCN, KCX theo hướng ngày càng thuận
lợi hơn cho các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.
1.1. Chính sách của nhà nước
Tháng 12 năm 1987, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
chính thức thông qua Luật ĐTNN tạo điều kiện pháp lý quan trọng thu hút ĐTNN
làm tiền đề cho sự ra đời KCN ở nước ta. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý chủ yếu điều
chỉnh hoạt động KCN là nghị định 36/CP ban hành ngày 24/4/1997 về qui chế
KCN, KCX, KCNC thay thế cho hai qui chế riêng biệt: qui chế KCX ban hành
năm 1991 và qui chế KCN ban hành năm 1994. Nghị định này được xây dựng
trên cơ sở hệ thống pháp luật hiện hành mà cốt lõi là Luật ĐTNN, Luật khuyến
khích đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật
đất đai, và các luật khác. Do tồn tại hai hệ thống luật khác nhau điều chỉnh các
26
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
doanh nghiệp trong KCN (Luật khuyến khích đầu tư trong nước áp dụng đối với
doanh nghiệp trong nước, Luật ĐTNN áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn
ĐTNN) đã tạo nên sự khác biệt trong tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh
giữa các loại hình doanh nghiệp, nhất là các điều kiện ưu đãi thuế, giá một số yếu
tố đầu vào (điện, nước,...), giá cả dịch vụ, ...
Để cải thiện môi trường đầu tư hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư, Chính
phủ đã ban hành Nghị định 10/CP ngày 23/1/1998 về những biện pháp
khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài với những
qui định thông thoáng hơn, ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN
nói chung trong đó có doanh nghiệp KCN. Tuy nhiên, Nghị định này chưa
giải quyết được vấn đề phân biệt đối xử giữa hai hệ thống doanh nghiệp.
Nhằm từng bước xoá bỏ sự khác biệt về điều kiện kinh doanh giữa
doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn ĐTNN, Thủ tướng chính
phủ đã ban hành Quyết định 53/1999/QĐ-TTg ngày 26/3/1999 qui định giảm
giá một số hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp có vốn ĐTNN,
người nước ngoài ví dụ giá bán điện, giá cước viễn thông, giá nước sạch; một
số khoản phí và lệ phí theo quyết định này cũng được miễn giảm như lệ phí
đặt văn phòng đại diện giảm từ 5000 USD xuống còn 1 triệu VND (giảm gần
70 lần) không cần cả lệ phí gia hạn, lệ phí nộp đơn xin giấy phép đầu tư cũng
được bãi bỏ. Quyết định 53/TTg còn quy định dùng đồng tiền Việt Nam để
thanh toán các loại giá dịch vụ, phí và lệ phí. Tuy nhiên việc thực hiện các
quy định này diễn ra rất chậm.
Ngoài ra việc cho phép các doanh nghiệp KCN thuê lại đất của doanh
nghiệp phát triển hạ tầng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như
các doanh nghiệp ngoài KCN nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp huy
động vốn sản xuất, kinh doanh và yên tâm đầu tư là rất cần thiết. Để giải
quyết vấn đề này, Quýêt định 53/TTg đã qui định doanh nghiệp KCN, KCX
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời hạn hợp đồng ký với
doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, KCX.
27
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Nhằm xích gần thêm một bước giữa các qui định pháp luật về đầu tư
trong nước và ĐTNN để tiến tới một luật đầu tư thống nhất, tạo thế chủ động
trong hội nhập quốc tế và không ngừng tạo dựng môi trường pháp lý đồng bộ
theo hướng thông thoáng, ổn định cho hoạt động ĐTNN, ngày 9/6/2000
Chính phủ nước ta lại chính thức thông qua Luật ĐTNN sửa đổi bổ sung một
số điều của Luật ĐTNN năm 1996. Đối với hoạt động của KCN, Luật sửa đổi
lần này áp dụng cho các doanh nghiệp KCN và cả các công ty phát triển hạ
tầng, tiếp tục thể hiện nguyên tắc khuyến khích các doanh nghiệp có vốn
ĐTNN vào KCN như: thuế chuyển lợi thấp hơn (3, 5, 7% thay cho 5, 7, 10%),
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn và thời hạn miễn giảm dài hơn
so với các doanh nghiệp cùng loại đầu tư ngoài KCN, thủ tục đầu tư vào
KCN dễ dàng hơn... Luật này cùng với việc đổi mới nâng cao hiệu lực điều
hành, chúng ta sẽ lấy lại được lợi thế thu hút ĐTNN vào nền kinh tế nói
chung và KCN nói riêng.
Ngay sau khi sửa đổi Luật ĐTNN, ngày 31/7/2000 Chính phủ đã ban
hành Nghị định 24/CP nhằm qui định chi tiết thi hành luật này. Nghị định này
được xây dựng trên cơ sở bố cục của Nghị định 12/CP và lồng ghép chính
sách khuyến khích đầu tư đã được qui định tại Nghị định 10/CP và Quyết
định 53/Ttg. Điều này thể hiện sự quan tâm liên tục của Chính phủ Việt Nam
trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ĐTNN nói chung và
đầu tư vào KCN Việt Nam nói riêng.
1.2. Cơ chế quản lý đối với các doanh nghiệp trong KCN, KCX
Trong thời gian qua chúng ta đang tiến hành cơ chế quản lý KCN theo
hình thức “ một cửa, tại chỗ “. Cơ chế này đã được qui định cụ thể trong Nghị
định 36/CP năm 1997 về KCN, KCX. Để giúp Chính phủ quản lý KCN, một
bộ máy tổ chức bao gồm các Bộ, Ngành, Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh
và Ban quản lý KCN cấp tỉnh đã được hình thành. Nhiệm vụ của các Ban
quản lý KCN cấp tỉnh là thực hiện quản lý một cửa đối với KCN, KCX tập
28
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
trung trước hết vào công tác vận động, xúc tiến đầu tư, cấp giấy phép đầu tư
và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KCN. Luật
ĐTNN cũng đã trao nhiều quyền hơn cho các Ban quản lý KCN cấp tỉnh
thông qua cơ chế uỷ quyền và thực hiện quản lý “ một cửa ”. Đó là bước tiến
bộ mới về mặt luật pháp và quản lý nhà nước.
Để thực hiện nhiệm vụ phức tạp này, các Ban quản lý KCN đã được Bộ
Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư cho các dự án có vốn
ĐTNN; Bộ Thương mại uỷ quyền quản lý xuất nhập khẩu; Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội uỷ quyền quản lý lao động, cấp giấy phép lao động
cho người nước ngoài; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam uỷ
quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá; Bộ xây dựng hướng dẫn quản
lý đầu tư xây dựng trong KCN; Tổng cục hải quan hướng dẫn hoạt động hải
quan trong KCN .
Về cơ bản, bằng cơ chế uỷ quyền, Ban quản lý KCN cấp tỉnh đã được
trao quyền quyết định nhiều hơn trong quản lý KCN, góp phần nâng cao hiệu
quả và hiệu lực quản lý nhà nước đối với KCN, rút ngắn hơn thủ tục hành
chính, phần nào giải tỏa về mặt tâm lý cho các nhà ĐTNN về chính sách của
chúng ta đối với khu vực ĐTNN nói chung và KCN nói riêng.
2. Tình hình xây dựng và phát triển các KCN, KCX trong thời gian qua
2.1. Phân bố theo vùng và thời điểm thành lập
Nhìn chung, các KCN, KCX ở Việt Nam phân bố vừa rải rác, vừa tập
chung nhưng không hiệu quả và đặc điểm này là một trong những nguyên
nhân dẫn đến tính không hiệu quả của việc sử dụng các KCN, KCX nêu trên.
Tính rải rác của các KCN, KCX thể hiện ở việc có 27 tỉnh thành có
KCN, 3 tỉnh thành có KCX. Số lượng không phải là cơ sở để đánh giá. Cơ sở
để đánh giá đây là “sự tồn tại của các KCN ở một số địa phương là chưa cần
thiết”. Một thời gian trước đây và kể cả hiện nay, phong trào xây dựng các
KCN nổi lên như một xu thế mà nhiều địa phương quan niệm rằng không thể
29
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
không theo. Trên toàn lãnh thổ nước ta , các KCN tập chung tại 3 vùng kinh
tế trọng điểm. Tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, chúng ta có 17 khu,
riêng Hà Nội đã chiếm 7 khu trong số này. Các KCN của Hà Nội trong 8
tháng đầu năm 2002 đã thu hút được 52 dự án với tổng vốn đăng ký 567 triệu
USD, triển khai trên tổng diện tích 964 ngàn m 2.Kết quả này theo đánh giá
của ban quản lý KCN thì nó trực tiếp góp phần tích cực trong việc tăng tốc độ
sản xuất công nghiệp chung so với cùng kỳ năm trước.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 42 khu(chiếm 2/3 số KCN
trong cả nước). Trong đó có 12 khu của thành phố Hồ Chí Minh.Các KCN ở
thành phố Hồ Chí Minh thu hút được 126 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư là
827,6 triệu USD. Diện tích đất cho thuê lại là 273 ha, chiếm 23% tổng diện
tích cho thuê. Thành phố Hồ Chí Minh có KCX Tân Thuận được xếp hàng
thứ 3 trong số 10 KCX thành công nhất Châu á và cũng là KCX thành công
thứ 2 ở Việt Nam hiện nay. KCX Tân Thuận có diện tích 300 ha đến nay thu
hút được 156 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 794 triệu USD, diện tích đất
cho thuê là là 113 ha, chiếm 52% diện tích có thể cho thuê.
Còn lại ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có 13 khu.
Số lượng các KCN xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt các năm 1996,
1997,1998 và từ sau năm 2000 trở lại đây là các mốc thời gian có số KCN
được xây dựng nhiều nhất kể từ năm 1991 tới nay. Cụ thể về thời điểm thành
lập các KCN, KCX đã đi vào hoạt động ở nước ta như sau:
Năm 1991:1 khu (KCX Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh). Năm
1992: 2 khu (trong đó có KCX Linh Trung, liên doanh giữa KCX của Sài Gòn
và công ty của Trung Quốc). Năm 1993:1 khu. Năm 1994: 4 khu. Năm 1995:
5 khu. Năm 1996: 16 khu. Năm 1997: 20 khu. Năm 1998: 15 khu(KCX Hải
Phòng ra đời cùng 14 KCN khác). Năm 1999: 2 khu. Năm 2000: 1 khu. Năm
2001: 1 khu. Năm 2002: 5 khu .[8]
30
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
2.2. Loại hình KCN, KCX
Trong tổng số 73 KCN và KCX đang hoạt động hiện nay , chúng ta có
15 khu thuộc loại được thành lập trên cơ sở đã có một số doanh nghiệp công
nghiệp đang hoạt động, 10 khu phục vụ di dời các doanh nghiệp từ nội đô các
đô thị lớn, 21 khu tiếp theo có quy mô nhỏ nằm ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ,
duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long nhằm phục vụ cho chế
biến nông, lâm, thuỷ sản, còn lại 37 khu mới hiện đại, trong đó có 13 KCN
hợp tác với nước ngoài để phát triển hạ tầng.
Diện tích chiếm đất bình quân chung cho một KCN và một KCX là
154 ha, có một phần ba trong số 73 khu (70 KCN, 3 KCX) có diện tích dưới
100 ha.
2.3. Ngành nghề và đối tượng thu hút đầu tư trong các KCN, KCX
Có thể thấy rằng ở Việt Nam , các KCN đa dạng về loại hình cũng
như ngành nghề, đối tượng thu hút đầu tư, thời gian thành lập, không gian
thành lập, kết quả thành lập.
Các KCN tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc mà chủ yếu tại Hà Nội,
Hải Phòng, Quãng Ninh được phát triển đồng bộ các công trình kết cấu hạ
tầng trong hàng rào đạt tiêu chuẩn quốc tế, gần sân bay quốc tế, cảng nước
sâu, tạo lợi thế cho thu hút đầu tư nứơc ngoài, phát triển công nghiệp sạch,
công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp nặng gắn với cảng nước
sâu. Khu công nghệ cao Hoà Lạc, cách thủ đô Hà Nội 30 km, nơi tập chung
các nhà khoa học và các cơ sở nghiên cứu, đào tạo hàng đầu của Việt Nam,
đang trở thành nơi hấp dẫn thu hút các công nghệ cao, các nhà nghiên cứu
khoa học, thực hiện việc nghiên cứu - triển khai khoa học - công nghệ .
Khu vực miền Trung từ Thanh Hoá đến Khánh Hoà thuận lợi cho việc
phát triển các dự án đầu tư trong lĩnh vực hoá dầu, công nghiệp nặng và các
lĩnh vực công nghiệp khác liên quan đến việc khai thác lợi thế của một mạt
31
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
bằng công nghiệp rộng lớn, có cảng nước sâu, sân bay, cung cấp điện nước.
Việc hợp tác với nước ngoài ở khu vực này sẽ đa dạng hơn nhằm khai thác lợi
thế nằm trên hành lang Đông Tây, từ Mianma, Nam Trung Quốc qua Lào
sang Việt Nam.
Những chùm KCN tại các tỉnh phía Nam xung quanh khu vực thành
phố Hồ Chí Minh như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An
mở rộng đến Vĩnh Long, Cần Thơ đang làm cho khu vực này trở thành một
trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước. Với lợi thế về hạ tầng kỹ thuật
tương đối phát triển hơn so với các khu vực khác của đất nước, nằm gần
nguồn dầu khí, độ ẩm không cao và ổn định nên các KCN tại khu vực này hấp
dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, thuận lợi cho phát triển các ngành công
nghiệp sử dụng khí như phát điện, khí hoá lỏng, sản xuất phân đạm, thép, các
ngành công nghiệp dịch vụ dầu khí, hậu cầu cảng, các ngành công nghiệp
nhẹ, công nghiệp điện tử phục vụ xuất khẩu.
Các ngành công nghiệp chủ yếu thu hút đầu tư trong nước, phục vụ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển công nghiệp vệ tinh cho nhiều KCN
quy mô lớn, tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp.
2.4. Thực trạng xây dựng hạ tầng tại các KCN, KCX .
a. Tình hình hoạt động của các Công ty phát triển hạ tầng KCN,
KCX.
Cùng với sự ra đời và phát triển của các KCN, các công ty phát triển
hạ tầng KCN - một loại hình kinh tế mới cũng hình thành với mục đích thực
hiện việc xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN có chất lượng cao, theo
tiêu chuẩn qui định quốc tế nhằm phục vụ các xí nghiệp trong KCN trong suốt
quá trình hoạt động của nó.
Theo Nghị định 36/CP ban hành ngày 24/4/1997 về qui chế KCN,
KCX thì Công ty phát triển hạ tầng KCN là một doanh nghiệp Việt Nam
32
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
thuộc các thành phần kinh tế trong nước hoặc các nhà ĐTNN dưới hình thức
liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư xây dựng các công trình hạ
tầng KCN, được thành lập và hoạt động theo qui định của pháp luật. Quyền
hạn chủ yếu của Công ty phát triển hạ tầng KCN là cho các nhà đầu tư thuê
lại diện tích đất do nhà nước giao quyền quản lý, sử dụng để đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh; được bán nhà xưởng do mình xây dựng; được kinh
doanh các dịch vụ trong KCN phù hợp với qui định của nhà nước. Đồng thời,
công ty phát triển hạ tầng KCN cũng có nghĩa vụ xây dựng, duy trì, bảo
dưỡng, vệ sinh môi trường trong suốt quá trình tồn tại của KCN.
Số lượng các công ty phát triển hạ tầng KCN được thành lập tăng dần
qua các năm đặc biệt là trong 3 năm 1996 (13 công ty), năm 1997 (21 công
ty) và năm 1998 (18 công ty). Tính đến hết tháng 10 năm 2002, cả nước đã có
73 công ty phát triển hạ tầng KCN được thành lập để xây dựng và kinh doanh
các công trình kết cấu hạ tầng của 73 KCN và KCX trong cả nước .[8]
Hiện nay ở nước ta đang tồn tại ba hình thức đầu tư kinh doanh cơ sở
hạ tầng KCN: đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp
trong nước liên doanh với nhà ĐTNN, và các doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài.
•
Công ty phát triển hạ tầng là doanh nghiệp Việt Nam.
Lợi thế lớn nhất của các công ty này là hiểu biết rất rõ về môi trường
kinh doanh ở Việt Nam cũng như những thủ tục đầu tư đầy rắc rối, khó khăn.
Tuy nhiên hạn chế chung của các công ty này là ở chỗ họ gặp khó khăn về
vốn đầu tư. Chính hạn chế này cùng với kinh nghiệm kinh doanh cơ sở hạ
tầng KCN tích luỹ được chưa nhiều nên phần lớn các công ty phát triển hạ
tầng KCN là doanh nghiệp Việt Nam hoạt động không có hiệu quả (khoảng
50%). Họ tiến hành kinh doanh hạ tầng KCN một cách thụ động: xây dựng
khá đồng bộ các công trình kết cấu hạ tầng sau đó mới thu hút đầu tư. Điều
này đòi hỏi phải có nguồn tài chính rất lớn, không phù hợp với khả năng tài
33
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
chính của Việt Nam. Ngoài ra do thiếu kế hoạch lấp đầy các KCN nên đã gây
ra hiện tượng ứ đọng vốn gây lãng phí và làm giảm hiệu quả kinh doanh. Tuy
nhiên, cũng có một số doanh nghiệp trong nước thuộc lĩnh vực này đang hoạt
động có hiệu quả (khoảng 18%) do họ biết sử dụng có hiệu quả nguốn vốn
đầu tư theo kiểu “cuốn chiếu ” tức là vừa đầu tư xây dựng vừa cho thuê lấy
lợi nhuận để tái đầu tư. Tiêu biểu cho một số doanh nghiệp thành công này là
Công ty phát triển hạ tầng KCN Biên Hoà, KCN Sóng Thần,...
•
Doanh nghiệp liên doanh.
Các công ty phát triển hạ tầng KCN là doanh nghiệp liên doanh hiện
nay có 13 công ty. Phần lớn ở các doanh nghiệp này, phía Việt Nam góp vốn
bằng giá trị quyền sử dụng đất, phía nước ngoài góp vốn xây dựng. Do lượng
vốn đầu tư khá lớn nên phần lớn các công trình kết cấu hạ tầng KCN do các
công ty này đảm nhiệm thường tốt hơn nhiều so với doanh nghiệp trong nước
đầu tư xây dựng.
•
Các doanh nghiệp 100 % vốn ĐTNN.
Cho đến 2001 mới chỉ có 1 KCN có cơ sở hạ tầng đầu tư xây dựng
bằng 100% vốn nước ngoài, đó là KCN Đài Tư (Hà Nội) do chủ đầu tư Đài
Loan đảm nhiệm. Ưu điểm của mô hình này là nguồn vốn đầu tư lớn nhưng tốc
độ triển khai dự án lại phụ thuộc hoàn toàn vào phía nước ngoài. Hơn nữa, nhà
ĐTNN lại không hiểu rõ về môi trường kinh doanh cũng như thủ tục đầu tư ở
Việt Nam nên tốc độ triển khai còn hạn chế. KCN Đài Tư là một ví dụ, được cấp
phép năm 1995 nhưng mãi 3 năm sau mới xong giải phóng mặt bằng.
b.
•
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
Diện tích đất đầu tư.
Diện tích đất của các KCN Việt Nam tăng rất nhanh trong những năm
gần đây. Cho đến tháng 8 năm 2002, tổng diện tích đất của các KCN Việt
Nam là 964000 m2 đó diện tích đất công nghiệp dùng để cho thuê là 337,4m 2
.Tính trung bình diện tích một KCN khoảng 13388,9 m2 .[8]
34
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
So với các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới, nhìn chung
qui mô KCN của Việt Nam thuộc loại trung bình và nhỏ. Bên cạnh một số ít
các KCN có diện tích khá lớn như KCN Phú Mỹ I (954,4 ha), KCN Nhơn
Trạch I (488 ha) còn rất nhiều KCN có qui mô rất nhỏ như KCN Đài Tư (40
ha), KCN Hiệp Hoà (30 ha), KCN Bình Chiểu (28 ha).[8]
Xét trên qui mô diện tích chiếm đất của các KCN ta có thể phân loại
các KCN như sau: [7]
Qui mô nhỏ
(dưới 100 ha): 27 khu
Qui mô trung bình (100- 250 ha): 32 khu
Qui mô khá lớn
•
(trên 250 ha) :13 khu
Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN
Tính đến hết tháng 8 năm 2002, tổng vốn đăng ký đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng đạt 1.658 triệu USD và 10.589 tỷ VND trong đó các doanh nghiệp
Việt Nam đầu tư 296,6 triệu USD và 10589 tỷ VND, các doanh nghiệp liên
doanh đầu tư 1.315,4 triệu USD , các doanh nghiệp 100 % vốn ĐTNN đầu tư
46 triệu USD. Tính trung bình vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho một KCN diện
tích 13388,9m2 là 28,8 triệu USD (bình quân khoảng 183.000 USD/ha). KCN
có qui mô vốn đăng ký xây dựng cơ sở hạ tầng lớn nhất hiện nay là KCN
Nomura - Hải Phòng (163,5 triệu USD) và nhỏ nhất là KCN Quảng Phú Quảng Ngãi (43,8 tỷ VND).[8]
Cho đến nay, vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp KCN, KCX
có vốn doanh nghiệp nước ngoài đạt 4.195 triệu USD - bằng 31.1% vốn đầu
tư đăng ký. So với mức thực hiện các dự án ĐTNN nói chung thì tỷ lệ này của
các dự án KCN, KCX thuộc loại cao, thời gian xây dựng bình quân một dự án
tương đối ngắn (khoảng 1-2 năm không vì trong KCN, KCX qui hoạch mặt
bằng đã được xác định một cách có chi tiết, chủ dự án không phải lo công tác
đền bù giải toả mặt bằng và xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ cho
doanh nghiệp khi đi vào hoạt động. Nguồn vốn để xây dựng hạ tầng đối với
35
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
các KCN này chủ yếu từ nguồn tín dụng ưu đãi và từ tiền thuê đất ứng trước
của các nhà đầu tư thứ cấp (đối với một số ít khu) và một phần nhỏ là vốn tự
có của doanh nghiệp.[7]
Nhìn chung, tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN chưa đạt
tiến độ như mong đợi. Ngoài một số KCN đã xây dựng xong hoặc cơ bản đã
xây dựng xong cơ sở hạ tầng như KCN Nomura-Hải Phòng; KCN Đà Nẵng;
KCX Tân Thuận, Linh Trung (TP.HCM); KCN Amata, Biên Hoà II (Đồng
Nai); KCN Việt Nam-Singapore, KCN Việt Hương (Bình Dương) với đầy đủ
các hạng mục công trình như hệ thống giao thông, nội khu, hệ thống cấp thoát
nước, hệ thống đường dây và trạm điện, viễn thông, xử lý chất thải, nhất là hệ
thống xử lý nước thải, cây xanh và công trình công cộng trong khu, các KCN
còn lại đang trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng chuẩn bị xây dựng
các công trình kết cấu hạ tầng.
c.Việc cho thuê lại đất.
Với phương thức kinh doanh vừa đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ
tầng vừa tranh thủ kêu gọi, thu hút đầu tư, đến hết năm 2001 các KCN đã cho
thuê được 2.563 ha, chiếm gần 30% tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho
thuê của các KCN (tính cả các doanh nghiệp Việt Nam có sẵn trong các khu).
Một số KCN đã cho thuê được nhiều đất như KCN Biên Hoà II (243 ha
trên tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 261 ha, tương đương
93,1%); KCX Tân Thuận (121 ha trên 210 ha, tương đương 57,7%); KCX
Linh Trung (26,6 ha trên 43,5 ha, tương đương 60,9%). Có 3 KCN đã cho
thuê gần hết diện tích đất công nghiệp giai đoạn I và hiện đang thực hiện giai
đoạn II là KCN Việt Nam - Singapore (61,8 ha trên 204 ha, tương đương
30,3%), KCN Sài Đồng B (30 ha trên 73 ha, chiếm 41,1%), KCN Việt Hương
(12,5 ha trên 31 ha, chiếm 40,3%).[7]
Nhìn chung các công ty hạ tầng hoạt động chưa hiệu quả. Tỷ lệ lấp đầy
các KCN như vậy còn rất thấp, có đến 58/67 KCN chỉ cho thuê được dưới
50% thậm chí 0% trong đó có cả một số công ty đầu tư cơ sở hạ tầng tốt, đảm
36
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
bảo tiêu chuẩn quốc tế như KCN Amata (Đồng Nai), KCN Nomura (Hải
Phòng), KCN An Đồn (Đà Nẵng). Theo các chuyên gia quốc tế về KCN thì
một KCN hoặc một KCX được coi là thành công khi cho thuê được khoảng
80% diện tích đất công nghiệp và điều quan trọng hơn là phải thu hút được
nhiều xí nghiệp sản xuất sản phẩm có chất lượng cao. Mục tiêu của các công
ty phát triển hạ tầng KCN không phải là kinh doanh lấy lãi mà chủ yếu là tạo
điều kiện để phát triển công nghiệp một cách có tập trung, có qui hoạch và thu
hút công nghệ mới. Có lẽ đây cũng là một quan điểm tiến bộ mà các công ty
phát triển hạ tầng KCN Việt Nam nên học hỏi.
2.5 Tình hình đầu tư, sản xuất trong các KCN, KCX
37
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
• Giá trị sản lượng: Từ năm 1996 cho đến nay, hoạt động của các KCN,
KCX đã có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 1999, các KCN đạt tổng giá trị
sản lượng 1155 triệu USD. Năm 2000, giá trị sản lượng của các KCN đạt
1600 triệu USD, tăng 40% so với năm trước. Năm 2001, con số này tăng
lên 25% so với năm 2000, cụ thể là đạt được 2000 triệu USD. Đến tháng
6/2002, chiều hướng tích cực này vẫn tiếp tục diễn ra (giá trị sản lượng của
các KCN tiếp tục tăng lên tới 2560 triệu USD bằng 128% của năm 2001).
Hơn nữa, chúng ta hoàn toàn có thể khả quan tin tưởng rằng trong những
năm tới, sự tăng trưởng này sẽ còn cao hơn nữa. Các KCN phía Nam
chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng của các KCN , đặc biệt là Đồng
Nai với thế mạnh về công nghiệp chế biến dẫn đầu cả nước, với giá trị sản
lượng công nghiệp năm 2001 đạt 604 triệu USD, chiếm 30% gía trị sản
lượng của các KCN trong toàn quốc, năm 2002 (tính đến tháng 8) đạt
doanh thu 665 triệu USD, thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ nhì với doanh
thu 280 triệu USD vào năm 2001, chiếm 14% của cả nước, năm 2002 đạt
doanh thu 307 triệu USD. Hiện nay, các KCN chiếm 12% giá trị sản lượng
công nghiệp trong GDP. Sản lượng này chưa tương xứng với nguồn vốn
đầu tư cho các KCN, KCX (chiếm 60% đầu tư của toàn ngành công
nghiệp), tuy nhiên, hiện nay kết quả này có chiều hướng ngày càng tăng
lên một cách rõ rệt.[7]
38
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
• Về xuất khẩu: Trong lĩnh vực xuất khẩu, các KCN đặc biệt là các KCX đã
có những đóng góp đãng kể. Nhìn chung, các donh nghiệp KCX có tỷ lệ
xuất khẩu khá cao, trung bình đạt khoảng 65%, tốc độ tăng tăng xuất khẩu
khá nhanh trong những năm gần đây. Có được kết quả đó là nhờ một phần
vào những chính sách khuyến khích, ưu đãi dành cho các doanh nghiệp
sản xuất hàng xuất khẩu của nhà nước trong thời gian qua. Các KCN cũng
kết hợp được giữa xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ
nội địa là 35% là còn cao.Việc tiêu thụ nội địa mang lại lợi ích cho cả phía
doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đối với doanh nghiệp,
thị trưòng nội địa với hơn 80 triệu dân có thu nhập ngày càng cao là một
thị trường đầy tiềm năng, còn đối với nền kinh tế, những sản phẩm có chất
lượng cao, thay thế hàng nhập khẩu sẽ tiết kiệm được ngoại tệ.
• Về nhập khẩu: Nền kinh tế Việt Nam nói chung đang ở trong tình trạng
nhập siêu và đây cũng là thực trạng chung của các KCN. Tuy nhiên, tỷ lệ
nhập siêu trung bình của các KCN thấp hơn tỷ lệ chung của toàn bộ nền
kinh tế. Tỷ lệ nhập siêu của các KCN cao đó là do trong giai đoạn đầu đầu
tư, sản xuất các nhà đầu tư phải đầu tư vào máy móc, thiết bị phục vụ cho
sản xuất.
2.6. Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN, KCX
Sự phát triển nhanh chóng của các KCN trong những năm gần đây
cùng với sự nỗ lực của các công ty phát triển hạ tầng KCN, các KCN của Việt
Nam đã trở thành địa chỉ hấp dẫn tại Việt Nam đối với các nhà đầu tư đặc biệt
là các nhà ĐTNN.
a. Đầu tư nước ngoài.
Trong hoàn cảnh khó khăn chung của các nước do ảnh hưởng nặng nề
của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực, ĐTNN vào Việt Nam
trong 3 năm gần đây có sự giảm sút đáng kể. Hoà chung vào khó khăn đó,
việc thu hút đầu tư vào các KCN trong các năm qua cũng có chiều hướng đi
39
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
xuống rõ rệt. Tuy sự giảm sút ĐTNN vào các KCN ở các vùng khác nhau có
sự khác nhau nhưng nhìn chung tỷ trọng vốn ĐTNN vào các KCN so với tổng
vốn ĐTNN của cả nước đang có xu hướng tăng dần trong các năm qua.Trong
2 năm khủng hoảng diễn ra nặng nề nhất (năm 1997 và năm 1998) thì vốn
ĐTNN vào KCN của Việt Nam vẫn đạt mức khá cao so với tổng vốn ĐTNN
vào Việt Nam (32% năm 1997 và 43,4% năm 1998).[7]
Sang năm 2000, năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, tình hình thu hút
FDI vào các KCN của Việt Nam vẫn có dấu hiệu khả quan.Tính đến hết năm
2000, có 641 dự án có vốn ĐTNN đầu tư vào các KCN của ta với tổng vốn
đăng ký là 7020 tr.USD (bằng khoảng 20% tổng vốn FDI của cả nước). Năm
2001, số dự án FDI có hiệu lực tăng thêm 159 dự án với tổng số vốn đăng ký
tăng thêm là 480 triệu USD.
Đến nay đã có 33 nước đầu tư vào các KCN, KCX ở Việt Nam. Cơ cấu
vốn đầu tư vào các KCN, KCX ở Việt Nam theo nước đầu tư chủ yếu (một số
nước có vốn đầu tư trên 100 tr.USD) như sau:
Bảng 2: Cơ cấu vốn đầu tư theo một số nước đầu tư chủ yếu:
STT Nước
Tổng cộng
Số dự án
Vốn đầu tư
8.607.562.843
Vốn pháp định (USD)
3.746.218.352
1
Nhật Bản
102
1.551.843.347
656.339.188
2
Đài Loan
190
1.353.449.944
558.418.179
3
Liên Bang Nga
5
1.333.550.270
817.100.000
4
Hàn Quốc
50
1.149.553.772
349.922.239
5
Singapore
55
596.190.933
256.244.222
6
British Virgin Isl
17
550.190.769
181.062.924
7
Hoa Kỳ
18
390.924.577
98.303.031
8
Cayman Islands
2
379.104.321
101.131.296
9
Hồng Kông
35
340.236.502
160.095.132
10
Thái Lan
17
245.333.530
91.060.000
11
BritishWest Indies
2
211.541.396
88.000.000
12
Malaixia
15
182.591.982
70.687.255
13
CHLB Đức
7
153.411.000
47.867.000
40
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
14
Pháp
15
107.862.668
35.669.343
15
Austrialia
12
101.888.462
58.603.500
Nguồn: Vụ quản lý KCN, KCX - Bộ kế hoạch và Đầu tư.
Như vậy chủ ĐTNN đầu tư vào KCN ở Việt Nam chủ yếu là các nước
ASEAN, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore. Các nhà đầu tư ở các
nước công nghiệp phát triển Tây Âu và Mỹ với tiềm năng tài chính và công
nghệ lại có rất ít các dự án đầu tư vào KCN. Hiện nay, do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, các nước Châu á gặp rất nhiều
khó khăn trong việc triển khai thực hiện vốn đầu tư, vì vậy việc tìm kiếm các
biện pháp thu hút hút các nhà đầu tư Mỹ và Tây Âu là hết sức cần thiết.
Cơ cấu FDI trong các ngành, các lĩnh vực công nghiệp trong các KCN
hiện nay được minh hoạ trong bảng sau:
Bảng 3: Cơ cấu FDI trong một số ngành, lĩnh vực công nghiệp chủ
yếu trong các KCN ở Việt Nam hiện nay.
STT
Ngành , lĩnh vực
Tổng số
Số dự án
565
Vốn đầu tư (tr.USD)
8607,5
1
Xi măng
0
0
2
Sắt, thép
3
141,25
3
Ô tô, xe máy
2
301,5
4
Điện
5
446,665
5
Đường, mía
0
0
6
Dệt may
-
1321,11
7
Bia, nước giải khát
2
88,8
8
CSHT Khu công nghiệp
14
891,5
9
Gạch ốp lát, sứ vệ sinh
3
67
10
Chế biến thuỷ sản
-
-
11
Điện tử
31
618,78
12
Phân bón NPK
1
39,95
13
Cơ khí chế tạo
16
179,5
41
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
14
Nước cho SH và SX
1
19
15
Chế biến gạo XK
1
10
Nguồn: Vụ quản lý KCN, KCX - Bộ kế hoạch và Đầu tư.
Như vậy các dự án ĐTNN trong KCN chủ yếu tập trung vào các ngành
công nghiệp nhẹ như dệt, may mặc, nhựa, lắp ráp điện tử, cơ khí chính xác
Các KCN, ngoài công nghiệp nhẹ, điện tử và sản xuất hàng tiêu dùng còn thu
hút cả các dự án công nghiệp nặng, bước đầu góp phần xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
Qui mô bình quân dự án ĐTNN trong KCN là 11,65 tr.USD. Nếu không
kể một vài dự án công nghiệp nặng (điện, hoá chất, cơ khí, vật liệu xây
dựng), lắp ráp điện tử, công nghiệp nhẹ (dệt, sợi, may mặc) và công nghiệp
thực phẩm có qui mô lớn ở các KCN Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, thì hầu
hết các dự án đều có mức vốn đầu tư 4-5 tr.USD, lao động 300-400 người,
doanh thu 5-6 tr. USD/năm, là những dự án hết sức đặc trưng và phổ biến
trong các KCN ở nước ta.[1]
Các doanh nghiệp FDI trong KCN đã góp phần tạo thêm nhiều năng
lực sản xuất mới trong các ngành kinh tế then chốt. Ngoài những doanh
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu như giày, dép, đồ điện, sản phẩm điện tử, dệt
sợi, may mặc có tỷ lệ huy động công suất tương đối cao, những sản phẩm
dùng cho nhu cầu sản xuất trong nước mới huy động công suất thiết kế ở mức
thấp, hoặc xí nghiệp đang trong thời kỳ xây dựng chưa đi vào sản xuất.
42
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
b. Đầu tư trong nước.
Các dự án đầu tư vào KCN chủ yếu là các dự án ĐTNN, số dự án trong
nước đầu tư vào KCN hiện nay còn rất hạn chế. Cho đến hết năm 2001, các
doanh nghiệp trong nước mới có 412 dự án đầu tư vào các KCN với tổng số
vốn đăng ký là 15.585 tỷ VND tương đương 1113,2 tr.USD chiếm chưa đầy
14% tổng số vốn đầu tư vào các KCN. Vốn trung bình cho một dự án là 37,8
tỷ VND, tương đương 2,7 tr.USD, chỉ bằng 1/5 một dự án của nước ngoài.
Các dự án này chủ yếu là đầu tư vào các KCN, rất ít dự án đầu tư vào KCX.
[8]
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang đầu tư tại các KCN chủ yếu là
các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh, được thành lập từ
trước khi thành lập KCN (thực hiện chủ trương xây dựng KCN trên cơ sở qui
hoạch các doanh nghiệp có trước) ngoài ra còn có các doanh nghiệp xin đầu
tư mới trong các KCN trong những năm 2000, 2001,2002 (điển hình là các
doanh nghiệp ở TP.HCM, Bình Dương) hoặc doanh nghiệp di chuyển từ nội
thành ra theo chủ trương qui hoạch các doanh nghiệp có khả năng gây ô
nhiễm.
3.
Những kết quả đạt được
3.1. Những kết quả chung
Trong mấy năm gần đây, hoạt động của các KCN đã giữ được sự tăng
trưởng khá cao, đạt được kết quả tăng nhanh hơn so với nền kinh tế nói
chung, ngành công nghiệp và khu vực có vốn ĐTNN nói riêng.
Năm 1997, các KCN đạt tổng giá trị sản lượng 1155 tr .USD, chiếm
15% giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp cho xuất khẩu 848 tr.USD, gần
bằng 10% giá trị xuất khẩu của cả nước, trong đó 47% giá trị xuất khẩu là của
các doanh nghiệp có vốn ĐTNN và tăng gần hai lần so với năm 1996. Năm
1998, các con số trên tuần tự là: 1.871 tr.USD, 14%, 65%, trên 50%.so với
43
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
năm 1997. Năm 1999 là 2.400 tr.USD, trên 20%, trên 65%, trên 50% so với
năm 1998.[1]
Năm 2000, các KCN tạo ra giá trị sản lượng chiếm trên 25% giá trị sản
lượng công nghiệp trong GDP và 16% giá trị xuất khẩu của cả nước với
doanh số đạt 1,5 tỷ USD trong đó xuất khẩu đạt 1 tỷ USD, tỷ lệ xuất khẩu đạt
65%, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước cả về doanh số và giá trị xuất khẩu .
Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN ngày càng tăng
trưởng theo thời gian. Doanh thu của các doanh nghiệp từ đầu cho đến tháng
8 năm 2002 đạt khoảng 713 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2001.
[10] Số nộp vào ngân sách của các doanh nghiệp đạt 5,4 triệu USD, tăng 55%
so với cùng kỳ năm 2001. Trong lĩnh vực xuất khẩu, các KCN đã có những
đóng góp đáng kể, góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của đất nước, thu
hút vốn đầu tư, tạo điều kiện tăng trưởng GDP nhanh và vững chắc. Nhìn
chung, các doanh nghiệp KCN có tỷ lệ xuất khẩu khá cao, trung bình đạt
khoảng 65%, tốc độ tăng xuất khẩu khá nhanh trong những năm gần đây.
Điều này rất phù hợp với chủ trương, đường lối cũng như mục tiêu mà Đảng
và Chính phủ ta đề ra trước khi thành lập KCN.
Các KCN ở Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà
Nội, Hải Phòng đã có đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế của các tỉnh,
thành phố. Các ngành công nghiệp có đóng góp lớn cho xuất khẩu là điện tử,
dệt may, giầy dép. Hầu hết các sản phẩm của KCN có chất lượng cao, thay
thế một phần nhập khẩu, thoả mãn ngày càng cao hơn nhu cầu của người tiêu
dùng. Những tỉnh, thành phố có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong KCN bắt
đầu có đóng góp cho ngân sách. Các KCN thuộc tỉnh Đồng Nai đã đóng góp
cho ngân sách nhà nước năm 2001 trên 500 tỷ đồng, tăng trên 60% so với
năm 2000.[10]
Các KCN đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu công nghệ. Phần
lớn các nhà máy trong KCN có công nghệ tiên tiến ở khâu quyết định chất
lượng sản phẩm, góp phần đưa tỷ lệ xuất khẩu của các KCN tăng nhanh. Hiện
44
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
nay, trên 90% vốn đầu tư vào các KCN là nguồn vốn ĐTNN tạo ra một môi
trường rất thuận lợi để ta thu hút công nghệ mới và học hỏi kinh nghiệm quản
lý tiên tiến. Thực tế, chúng ta đã tiếp nhận được rất nhiều phương pháp quản
lý tiến bộ và kinh nghiệm về tổ chức kinh doanh. Việc tiếp thu công nghệ
hiện nay đang diễn ra dưới nhiều hình thức: đầu tư 100% vốn nước ngoài,
mua dây chuyền công nghệ theo hình thức chìa khoá trao tay, mua licence, cử
người đi học nước ngoài,... nhưng hai hình thức đầu là phổ biến hơn cả. Tuy
nhiên, vấn đề chất lượng công nghệ hay trình độ công nghệ là vấn đề mà phía
Việt Nam chúng ta cần phải rất quan tâm khi chấp nhận nó.
Đến hết tháng 10 năm 2002, các KCN của Việt Nam đã thu hút được
trên 28 vạn lao động, tạo ra sức mua cho xã hội hơn 1.000 tỷ đồng một năm.
Ngoài số lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp KCN, các KCN
đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động làm việc trong các ngành dịch vụ, xây
dựng cơ bản phục vụ cho phát triển KCN. Tay nghề của công nhân, trình độ
cán bộ quản lý được nâng lên và từ đây lan toả ra bên ngoài.
KCN tác động đến phát triển các cở sở nguyên liệu, dịch vụ cho KCN,
nâng cao giá trị nông sản, mở rộng thị trường, hình thành các đô thị vệ tinh,
thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng và góp phần xoá đói giảm
nghèo, phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội.
Đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng hình thành và phát triển các
KCN. Ngược lại, KCN là địa bàn thuận lợi cho các nhà ĐTNN tiến hành sản
xuất kinh doanh với thủ tục hành chính đơn giản hơn, hiệu lực quản lý nhà
nước phát huy rõ nét hơn, có điều kiện để thành lập doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài phù hợp với mong muốn của họ.
KCN đang trở thành địa điểm thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong nước do nhà nước có chính sách phù hợp nhất là các chính sách đất đai ,
huy động vốn, tài chính ngân hàng và các doanh nghiệp bắt đầu nhìn nhận rõ
45
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
lợi ích lâu dài của việc đầu tư vào KCN như an tâm về qui hoạch, bảo vệ môi
trường, dịch vụ hạ tầng đầy đủ hơn.
KCN không chỉ mang lại lợi ích kinh tế xã - hội mà còn góp phần củng
cố an ninh, quốc phòng. Trong quá trình triển khai thực hiện qui hoạch phát
triển KCN, các cơ quan quản lý nhà nước về KCN phối hợp với Bộ quốc
phòng để có những điều chỉnh cần thiết đáp ứng nhu cầu quốc phòng (KCN
Nội Bài - Hà Nội, KCN Đà Nẵng, KCN Phú Tài - Thừa Thiên Huế). Kết hợp
trong xây dựng một số công trình, ngành có tính lưỡng dụng, vừa phục vụ
kinh tế trước mắt, nhưng khi cần có thể nhanh chóng chuyển sang quốc phòng
(hạ tầng nghiệp hoá chất, cơ khí, điện tử, ...). Tạo điều kiện cho quân đội tham
gia phát triển KCN (Công ty máy 28 của Bộ quốc phòng đã liên doanh với
Nisho Iwai của Nhật Bản để phát triển KCN Long Bình tại Đồng Nai...)
KCN là mô hình phù hợp để thực hiện cơ chế quản lý “ một cửa, tại
chỗ “ và hội nhập quốc tế, không chỉ nhằm thu hút ĐTNN mà còn tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước hoạt động. Với các nước đang
phát triển như Việt Nam, KCN là một mô hình thử nghiệm rất quan trọng để
áp dụng cơ chế này trong toàn quốc nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng
hơn nữa cho hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động ĐTNN nói riêng.
Nói tóm lại, về tình hình xây dựng và phát triển các KCN Việt Nam
trong thời gian qua, chúng ta đã đạt được một số chỉ tiêu như sau: (đến hết
31/12/2001) [4]
Vốn đầu tư đăng ký/1 ha đất cho thuê = 2,8 tr. USD
Vốn đầu tư thực hiện/1 ha đất cho thuê = 1,4 tr. USD
Vốn đầu tư thực hiện/1 lao động
= 19. 760 USD
Doanh thu 2001 /1USD vốn thực hiện
= 0,67 USD
Những kết quả này là rất khả quan đối với Việt Nam - một đất nước
mới tiến hành xây dựng mô hình KCN rất mới mẻ này. Nhận xét về những chỉ
tiêu mà Việt Nam đã đạt được cũng như tình hình phát triển KCN trong thời
46
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
gian qua, ông Dato Mokhtar Haniff - Tổng giám đốc Công ty phát triển hạ
tầng KCN Malaixia nói: “ Tốc độ xây dựng và phát triển KCN của đất nước
các bạn rất nhanh. Những kết quả mà các bạn làm được chỉ trong 5 năm từ
năm 1995 đến nay đã bằng Malaixia chúng tôi làm trong 15 năm”.
3.1. Kết quả đạt được của vùng Bắc Bộ
Nhìn chung, tình hình thu hút đầu tư vào các KCN này còn chậm chưa
tương xứng với tiềm năng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm. Nguyên
nhân của tìnhtrạng này là do chi phí đầu tư tại các vùng trọng điểm kinh tế Bắc
Bộ cao, môi trường đầu tư không thuận lợi bằng các tỉnh phía Nam. Ngoài ra,
do thu nhập của dân cư thấp nên nhu cầu tiêu dùng chưa nhiều, điều này làm
giảm tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Việc tiến hành xây dựng cơ sở hạ
tầng các KCN còn thực hiện chậm, thường khoảng 5-7 năm, tổng vốn đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng mới đạt khoảng 225 triệu USD(chiếm 33% tổng vốn
đầu tư theo dự toán). Nguyên nhân của tình trạng chậm chễ này là do giải
phóng mặt bằng, việc đền bù giải toả phức tạp, tốn kém thời gian và do khả
năng thu hút đầu tư hạn chế, do vậy các chủ đầu tư còn chần chừ. Có trường
hợp tuy được thành lập từ 4-5 năm nhưng chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện dự
án.
Việc thu hút đầu tư vào các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
hiện nay đang ngày càng khởi sắc hơn so với trước năm 2000. Nếu năm 1999,
thì 1USD đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mới thu hút được 1,6 USD vốn đầu tư
thực hiện vào sản xuất và dịch vụ thì cho đến tháng 8 năm 2002, con số trên
tăng lên 5,2 USD Thực tế, tỷ lệ trên còn thấp so với các tỉnh phía Nam (Đồng
Nai trên 20 USD, Bình Dương trên 6 USD. . .).[9] Việc thu hút vốn đầu tư vào
các KCN tuy đã nhanh hơn trước song hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng thấp, khả năng thu hồi vốn đầu tư rất khó khăn, khả năng sinh lời còn
chưa cao.
47
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
3.2. Kết quả đạt được của vùng Trung Bộ
Cho đến nay, miền Trung vẫn là khu vực chậm phát triển so với hai đầu
của đất nước do đó , trong những năm gần đây, khu vực này được chính phủ
quan tâm sâu sắc và ưu tiên phát triển kinh tế, xã hội nhằm tạo sự cân đối kinh
tế giữa các vùng trong cả nước.Theo quy hoạch tổng thể đã được chính phủ
phê duyệt đến năm 2010 sẽ xây dựng 10 KCN ở các tỉnh Quảng Nam, Đà
Nẵng và Thừa Thiên Huế.
Bảng 4: Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN ở khu vực kinh tế
trọng điểm miền Trung, đến hết tháng 12/2001
Số dự án
70
Tổng cộng :
Số vốn đầu tư đăng ký
tr.USD+21.000 tỷ đ
-Dự án đầu tư trong nước:
55
86,5 tr.USD+1035,37tỷ đ
Xây dựng CSHT KCN
6
69,5tr.USD+562,6 tỷ đ
Đầu tư SXCN và dịch vụ SXCN
49
472,77 tỷ đ
-Dự án FDI:
15
1516,6 tr.USD
Xây dựng cơ sở hạ tầng KCN
1
13 tr.USD
Đầu tư SXCN và dịch vụ SXCN
14
1503,6 tr.USD
Nguồn: Vụ quản lý KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhìn chung tình hình thu hút đầu tư tại vùng này rất chậm, nếu không
kể dự án Nhà máy lọc dầu số 1 (tại KCN Dung Quất) thì trong 6 năm xây
dựng và phát triển KCN (trừ năm 1993) cả vùng mới thu hút được 14 dự án
FDI (vốn đầu tư 203,6tr.USD) nhưng lại có một dự án (vốn đầu tư 110
tr.USD) xin tạm hoãn thực hiện. Trong 10 năm qua , một số dự án FDI có quy
mô vốn lên đến hàng trăm triệu USD đã bị rút giấy phép, trong đó có tỉnh
thuộc diện có số dự án đầu tư nướ ngoài cao nhất nhì vùng nhưng cũng là tỉnh
có thể lệ dự án bị rút giấy phép cao nhất cả nước.
Thu hút đầu tư chậm là đặc điểm chung của cả vùng trọng điểm kinh tế
miền Trung và các KCN tại vùng này cũng không nằm ngoài tình hình chung
đó. Nguyên nhân là do sự khắc nghiệt của thiên nhiên, sự yếu kém về cơ sở
48
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
hạ tầng, sự manh mún và nhỏ bé của thị trường mà nguyên nhân chính là do
điều kiện địa lý, địa hình bị chia cắt bởi khá nhiều đèo dốc và bị dãy Trường
Sơn án ngữ về phía Tây. . .Đây là những lý do làm tăng sự dủi do cho hoạt
động đầu tư và gây lo ngại cho các nhà đầu tư mỗi khi khảo sát vùng đất này.
Các tỉnh miền Trung có điều kiện tự nhiên khá giống nhau, cả lợi thế
lẫn hạn chế. Hầu như địa phương nào cũng có biển và những vịnh nước sâu,
có rừng núi, có rải đông bằng hẹp ven biển, giao thông chậm phát triển, thiên
tai, bão lụt liên miên ...
Cũng từ sự giống nhau này mà việc hình thành định hướng phát triển
và chọn lựa lĩnh vực đầu tư cũng khá giống nhau, địa phương nào cũng có
nhà máy đường, nhà máy xi măng, các nhà máy sản xuất VLXD, nhà máy bia,
có sân bay, có cãng biễn nước sâu gắn với một khu kinh tế và có nhiều KCN.
3.3. Kết quả đạt được của vùng Nam Bộ
Cho đến nay, vùng kinh tế này vẫn được đánh giá là thành công nhất
trong cả nước về việc xây dựng và phát triển KCN, nổi bật là các KCN như:
KCX Tân Thuận, KCX Linh Trung, KCN Biên Hoà II, KCN Việt Nam Singapore,..Sự thành công của các KCN này được đánh giá trên cả mặt thu
hút đầu tư, cơ sở hạ tầng KCN, vốn thực hiện, doanh thu, và giá trị hàng hoá
xuất khẩu của các dự án trong KCN .
Cho đến hết tháng 10 năm 2001, toàn vùng đã thành lập được 42 KCN
với tổng diện tích chiếm đất là 7.106 ha, diện tich đất công nghiệp gần 4.800
ha. Hiện nay, khu vực này đã thu hút được 697 dự án với tổng vốn đầu tư là
5.755 tr.USD và trên 21 nghìn tỷ VNĐ.
Bảng 5: Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN, đến hết tháng 12/ 2001
Số dự án
Tổng cộng:
697
49
Số vốn đầu tư đăng ký
5755 tr.USD+21.000tỷ đồng
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
-Dự án đầu tư trong nước:
213
69,5 tr.USD + 21.000 tỷ đồng
Xây dựng CSHT KCN
27
69,5 tr.USD + 8.000 tỷ đồng
Đầu tư SXCN và dịch vụ SXCN
186
13.000 tỷ đồng
484
5685,6 tr.USD
6
312,9 tr.USD
478
5372,7 tr.USD
-Dự án FDI:
Xây dựng cơ sở hạ tầng KCN
Đầu tư SXCN và dịch vụ SXCN
Nguồn : Vụ quản lý KCN, KCX - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Với 478 dự án ĐTNN và gần 200 dự án đầu tư trong nước, khu vực này
đã tạo việc làm cho gần 123 nghìn lao động, góp phần giải quyết thất nghiệp
rất lớn. Nhìn chung, tình hình thu hút đầu tư vào các KCN ở các tỉnh vùng
kinh tế trọng diểm Nam Bộ đạt nhiều khả quan hơn các vùng khác trong toàn
quốc. Tuy việc thu hút đầu tư vào các KCN trong cả nước trong hai năm qua
có nhiều khó khăn nhưng vốn đầu tư vào các KCN ở vùng này vẫn đạt tỷ lệ
cao hơn so với các vùng còn lại, điển hình là các tỉnh Bình Dương, Đồng
Nai,... Để đạt được những thành công như vậy, vùng kinh tế trọng điểm Nam
Bộ có những bí quyết riêng trong việc phát triển KCN:
- Môi trường đầu tư thuận lợi: chi phí đầu tư thấp hơn các vùng khác,
cơ sở hạ tầng tốt, thu nhập cao và thói quen tiêu dùng của người dân
đã khuyến khích đầu tư phát triển.
- Uỷ ban nhân dân, các cấp lãnh đạo của tỉnh, thành phố quan tâm và
chỉ đạo kịp thời Ban quản lý KCN cấp tỉnh trong việc quản lý hoạt
động của các KCN.
- Vận dụng cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tư trong nước.
III. Những khó khăn và tồn tại đối với các KCN, KCX ở Việt Nam
Sau 10 năm xây dựng và phát triển mô hình KCN, KCX Việt Nam đã
thu được một số thành công bước đầu. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn tồn
50
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
tại rất nhiều hạn chế, yếu kém mà chúng ta phải thừa nhận và rút kinh
nghiệm.
1. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của KCN, KCX ở Việt Nam còn
chưa hoàn thiện.
KCN là một mô hình kinh tế mới, là sự nghiệp dài hạn trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần đưa đất nước ta trở thành
một nước công nghiệp vào năm 2010. KCN là một xã hội thu nhỏ, các nước
trong khu vực coi nó là một thành phố công nghiệp, nó là tổng thể của các yếu
tố hợp thành từ sản xuất công nghiệp, thị trường, xử lý chất thải, trật tự an
toàn khu dân cư đến đào tạo tay nghề cho công nhân. Nhưng hiện nay, hệ
thống văn bản pháp lý hiện hành mặc dù đã qua nhiều lần sửa đổi bổ xung
nhưng vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh. Các văn bản pháp lý được nhà nước và
chính phủ ban hành về việc quản lý và đầu tư vào các KCN, KCX nội dung
còn chồng chéo và không nhất quán. Tình trạng này dẫn tới những hành vi cố
tình hoặc vô tình sai phạm pháp luật và cả những hành vi cố tình hiểu không
đúng ý đồ luật pháp để xử lý sai lệch các quyết định của doanh nghiệp hoặc
cơ quan quản lý nhà nước.
Bên cạnh đó, hiện nay chúng ta đang thực hiện chế độ quản lý “ một
cửa “ đối với KCN. Theo đó Ban quản lý KCN là cơ quan trực tiếp quản lý
nhà nước đối với KCN và được thực hiện thông qua cơ chế “ uỷ quyền ”. Vì
KCN chưa được thừa nhận là một thực thể kinh tế độc lập nên Ban quản lý
KCN cấp tỉnh chưa phải là cấp quản lý trong hệ thống quản lý nhà nước theo
qui định của pháp luật. Do vậy, trách nhiệm và quyền hạn quản lý chưa thật
rõ, các nội dung quản lý còn phân tán ở một số ngành. Ban quản lý KCN mới
chỉ được phép giải quyết một số nội dung quản lý được các cơ quan quản lý
ngành kinh tế, kỹ thuật trên Trung ương uỷ quyền (Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ
quyền cấp giấy phép ĐTNN; Bộ lao động Thương binh, Xã hội giao một số
nhiệm vụ quản lý lao động, ...)
51
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Phương thức quản lý “ một cửa, tại chỗ “ này có rất nhiều tiến bộ, thực
tế sự thành công của KCX Tân Thuận đã chứng minh rõ nét điều này. Tuy
nhiên, phương thức quản lý này vẫn còn một số khiếm khuyết, vẫn còn nhiều
tầng lớp chồng chéo, thủ tục phiền hà, được uỷ quyền nhưng có nhiều khâu
vẫn phải xin ý kiến cơ quan trung ương, sự phối hợp giữa ban quản lý và các
sở thuộc tỉnh chưa được thật thông suốt, Ban quản lý chưa được phép hoạt
động tư vấn, dịch vụ cho các doanh nghiệp, hạn chế tác dụng “ một cửa ”.
Cho đến thời điềm tháng 8 năm 2002, số lượng KCN của chúng ta tăng
khá nhanh so với trước năm 2000.Tuy nhiên, chúng ta chưa đạt được mục tiêu
“lấp đầy” các KCN này. Nhà nước đã quan tâm và đưa ra nhiều chính sách ưu
đãi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhưng chưa chú ý đến việc thu hút
các nhà đầu tư trong nước. Theo các qui định hiện hành thì hiện nay vẫn có sự
khác biệt giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn
ĐTNN hoạt động trong KCN. Cụ thể là hiện nay đang tồn tại hai hệ thống
luật khác nhau điều chỉnh các doanh nghiệp trong KCN: Luật khuyến khích
đầu tư trong nước áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước và Luật ĐTNN
áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Chính điều này đã tạo nên sự
khác biệt trong tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các loại hình
doanh nghiệp, nhất là các điều kiện ưu đãi thuế, giá một số yếu tố đầu vào
(điện , nước), dịch vụ...
Đối với các doanh nghiệp trong nước, chưa có qui định khuyến khích
hơn cho các doanh nghiệp KCN nên các doanh nghiệp trong nước vẫn còn
thực hiện đầu tư ngoài KCN, chưa mặn mà với đầu tư vào KCN dẫn đến việc
khó khăn thực hiện qui hoạch phát triển, xử lý chất thải công nghiệp, lãng phí
đất, nguồn lực.
Việc ưu đãi cho các KCN nằm trên địa bàn các tỉnh có điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn chưa đủ rõ đã hạn chế việc thu hút đầu tư vào các tỉnh miền
Trung, đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền Bắc. Trong khi một số
52
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
khu vực lại phát triển nóng thuộc khu vực tam giác động lực kinh tế miền
Nam: Tp. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đến nay, ta chưa có một chiến lược chung về bảo vệ môi trường phù
hợp với đối tượng là các KCN bao gồm cả khung pháp lý, hệ thống quản lý
nhà nước và chính sách môi trường KCN,... Sự phối kết hợp giữa các Bộ,
Ngành trung ương và các Sở khoa học, công nghệ và môi trường với các Ban
quản lý KCN cấp tỉnh, các công ty phát triển hạ tầng KCN, các doanh nghiệp
KCN chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng mỗi KCN thực hiện quản lý môi trường
theo cách riêng.
Trong thể chế hoá chính sách cụ thể và thái độ của cơ quan nhà nước
vẫn còn biểu hiện kỳ thị, phân biệt đối xử với thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh, nhất là tư nhân cũng như đối với nhà ĐTNN, khiến cho tâm lý e ngại
đầu tư kinh doanh trong xã hội chưa thực sự được giải toả. Giữa ý tưởng pháp
luật và thực hiện trong thực tế còn có khoảng cách. Có lúc công chức thực thi
nhiệm vụ đã làm méo mó qui định của pháp luật làm cho các nhà đầu tư có
nhìn nhận thiếu tích cực về môi trường đầu tư.
Theo các qui định hiện hành thì hiện nay vẫn có sự khác biệt giữa các
doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn ĐTNN hoạt động trong
KCN. Cụ thể là hiện nay đang tồn tại hai hệ thống luật khác nhau điều chỉnh
các doanh nghiệp trong KCN: Luật khuyến khích đầu tư trong nước áp dụng
đối với doanh nghiệp trong nước và Luật ĐTNN áp dụng đối với doanh
nghiệp có vốn ĐTNN. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt trong tổ chức
và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các loại hình doanh nghiệp, nhất là các
điều kiện ưu đãi thuế, giá một số yếu tố đầu vào (điện , nước), dịch vụ...
Đối với các doanh nghiệp trong nước, chưa có qui định khuyến khích
hơn cho các doanh nghiệp KCN nên các doanh nghiệp trong nước vẫn còn
thực hiện đầu tư ngoài KCN, chưa mặn mà với đầu tư vào KCN dẫn đến việc
53
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
khó khăn thực hiện qui hoạch phát triển, xử lý chất thải công nghiệp, lãng phí
đất, nguồn lực.
2. Các chính sách liên quan đến đất đai và cơ sở hạ tầng chưa được thoả
đáng.
Một trong những vấn đề bức xúc trong việc xây dựng và phát triển các
KCN, KCX hiện nay đó là khung giá thuê đất của nước ta còn quá cao. Với
khung giá đất này, Việt Nam khó có khả năng thu hút mạnh các nhà đầu tư
nước ngoài tiến hành hoạt động đầu tư, sản xuất tại các khu kinh tế này. Bên
cạnh đó, còn một vấn đề cần giải quyết đó là Luật Đất Đai của chúng ta còn
nhiều bất cập, hạn chế sự phát triển của thị trường bất động sản dẫn đến các
mặt hạn chế khác.
Điển hình trong số đó là công tác giải phóng mặt bằng còn chậm và vấn
đề xây dựng cở hạ tầng ngoài hàng rào chưa được quan tâm thoả đáng.Việc
đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng KCN đang là vấn đề nổi cộm làm
chậm quá trình phát triển KCN gây khó khăn không nhỏ cho các nhà đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng. Nguyên nhân là do thủ tục hành chính về đất phức
tạp, qua nhiều cửa làm kéo dài thời gian thực hiện, chủ đầu tư thiếu vốn để
đền bù. Nếu như không có sự chỉ đạo thường xuyên của các cơ quan chính
quyền địa phương thì việc đền bù giải phóng mặt bằng là điều khó nhất đối
với công ty phát triển hạ tầng trong giai đoạn đầu phát triển KCN.
KCN không phải là một địa bàn sản xuất khép kín, một lãnh địa riêng
thuộc quyền quản lý của Ban quản lý KCN mà nó có mối quan hệ kinh tế, xã
hội với các ngành khác như ngành điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước, xử
lý chất thải, trật tự an ninh, hải quan ,. . .Việc xây dựng hạ tầng KCN đòi hỏi
phải có sự đồng bộ trong và ngoài KCN. ở nước ta hiện nay, chúng ta mới chỉ
chú ý đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong KCN mà chưa chú ý đến xây
dựng hạ tầng bên ngoài KCN. Giao thông vận tải, hệ thống cung cấp điện,
nước là những vấn đề thiết yếu đối với các KCN nhưng hiện nay vẫn chưa
54
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
được quan tâm thoả đáng. Các tuyến đường giao thông ngoài KCN thường bị
chậm trễ trong quá trình xây dựng làm cho việc lưu chuyển vật tư, hàng hoá,
nguyên liệu và đi lại gặp nhiều khó khăn và tốn kém nhiều chi phí chẳng hạn
như công trình đường vào KCN Đài Tư, KCN Daewoo - Hanel, đường vào
các KCN ở Bà Rịa - Vũng Tàu, hệ thống đường điện vào KCN Nội Bài....
Sở dĩ có hiện tượng này trước hết là do sự thiếu quan tâm của địa
phương nơi có KCN đối với việc tạo điều kiện cho KCN hoạt động tốt; tỉnh,
thành phố chưa chủ động bố trí vốn đầu tư thuộc ngân sách của mình cho các
công trình ngoài hàng rào. Các cơ quan quản lý chuyên ngành ở Trung ương
cũng chưa quan tâm xây dựng các công trình ngoài hàng rào thuộc phạm vi
quản lý của mình để giúp các KCN hoạt động tốt trong sự phối hợp đồng bộ
giữa các công trình hạ tầng trong và ngoài hàng rào.
3. Công tác quản lý Nhà nước và thủ tục hành chính tại các KCN, KCX
còn nhiều vướng mắc
Trong công tác quản lý nhà nước KCN, KCX , một nội dung quan trọng
đó là vấn đề xúc tiến, vận động đầu tư vào KCN, KCX. Song trên thực tế,
công tác này chưa được quan tâm một cách đúng mức, thiếu hệ thống tổ chức
chung của nhà nước và cũng chưa có chính sách thoả đáng đối với hoạt động
này của đầu tư trực tiếp nói chung và đầu tư vào KCN nói riêng. Đây trước
hết thuộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, mà trực tiếp là các
Ban quản lý KCN. Nhưng do thiếu đầu mối quản lý chung nên ngoài một số
cuộc hội thảo về FDI, trong đó có lồng nội dung giới thiệu và vận động đầu tư
vào các KCN đã được thành lập do một số Bộ, ngành tổ chức ở trong và ngoài
nước, thời gian qua công tác này được tiến hành gần như tự phát ở từng KCN,
chủ yếu dựa vào sáng kiến chủ động và kinh phí của các công ty xây dựng hạ
tầng KCN, trước hết là của các chủ ĐTNN trong các liên doanh xây dựng hạ
tầng.
Các cơ quan quản lý nhà nước chưa có kế hoạch tích cực giúp đỡ các
công ty phát triển hạ tầng tổ chức các cuộc hội thảo trong và ngoài nước về
55
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
cơ hội đầu tư vào các KCN. Công tác nghiên cưú, đề xuất các chính sách
nhằm giúp các công ty này vận động thu hút đầu tư còn thụ động. Một số
công ty phát triển hạ tầng thiên về đề nghị nhà nước giúp đỡ như cho hưởng
thêm ưu đãi để thu hút vốn đầu tư, còn tự mình vận động tìm lối ra chưa được
chú trọng, chưa coi đó là việc của chính mình. Ngược lại, có nhiều trường
hợp, cơ quan quản lý nhà nước lại chưa kịp thời giải quyết những kiến nghị
hợp lý của cơ sở, cứng nhắc trong quyết định, làm mất cơ hội vận động đầu
tư, nhất là trong tình hình biến đổi gần đây trong khu vực đã tác động tiêu cực
đến việc thu hút vốn ĐTNN.
4. Việc tổ chức bộ máy của Ban quản lý các KCN, KCX chưa rõ ràng.
Mặc dù xu thế cải cách hành chính hiện nay là làm gọn nhẹ bộ máy.
Tuy vậy,điều đó không có nghĩa là giảm bình quân ở tất cả các cơ quan. Hiện
nay, hầu hết Ban Quản Lý các KCN, KCX ở nước ta có số lượng biên chế
thấp. Điều đó dẫn đến việc Ban Quản Lý khó có thể triển khai được một số
chính sách, biện pháp để tăng cường thu hút đầu tư vào các KCN, KCX. Hơn
nữa, các Ban Quản Lý KCN ở Việt Nam chưa có trụ sở làm việc theo đúng
tiêu chuẩn của chính phủ do đó hoạt động của các bộ phận chưa được triển
khai một cách thuận lợi. Bên cạnh đó, điều kiện về cơ sở vật chất (máy móc,
thiết bị) cũng như tài chính của Ban còn thiếu thốn gây ảnh hưởng đến việc
thực hiện các chức năng được giao của Ban.Hơn nữa, vị trí pháp lý của các
Ban Quản Lý của các KCN trong hệ thống tổ chức hành chính còn chưa được
xác định rõ ràng . Điều này làm cản trở việc tăng cường hợp tác của Ban với
các cơ quan của Trung Ương.
5. Việc cung cấp dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Dịch vụ cung cấp điện, cấp thoát nước, giao thông vận tải, viễn thông...
là những dịch vụ đặc biệt quan trọng cho hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp trong các KCN, KCX. Những dịch vụ này tại các KCN, KCX tuy đã
được cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời song mức giá của các dịch vụ này
còn chưa thoả đáng, làm tăng chi phí đầu tư lên cao hơn.
56
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Bên cạnh những dịch vụ hỗ trợ trực tiếp sản xuất kinh doanh, còn có
một số loại hình dịch vụ khác. Nhìn chung, các dịch vụ này chưa được nhà
nước quan tâm đúng mức cụ thể là ở gần các KCN, KCX hầu như không có
các trường học, các khu chợ, đồng thời điều kiện ăn ở vẫn còn nhiều điểm bất
tiện làm giảm tính hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư vào đây.
Như chúng ta đã biết, hầu hết các doanh nghiệp trong các KCN , KCX
đều có công nghệ hiện đại , tiên tiến, vì thế nhu cầu về lao động có tay nghề
cao rất cần thiết. Tuy nhiên, số lượng các trường đào tạo dạy nghề phù hợp
với các nhu cầu trên còn quá ít, chi phí đào tạo lao động còn cao và qua đó
làm giảm khả năng thu hút đầu tư vào các KCN, KCX .
Trên thế giới, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong KCN, KCX, chính
phủ của các nước lập nên các trung tâm hỗ trợ với nhiều hình thức khác nhau
như: cung cấp thông tin pháp luật, thông tin thị trường, tổ chức các khoá huấn
luyện kiến thức kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác kinh
doanh,. . . ở Việt Nam cũng đã có những trung tâm như vậy nhưng mới chỉ ở
quy mô nhỏ cung cấp những dịch vụ đơn giản (ví dụ như có thiết bị văn
phòng như máy tính, máy Fax,. . .phục vụ một số doanh nghiệp nhỏ, cung cấp
thông tin pháp luật, thị trường, thực hiện dịch vụ kế toán, dịch vụ vệ sinh,. . .)
chưa phát triển , chưa đáp ứng được các dịch vụ phức tạp của các doanh
nghiệp trong KCN, KCX (như tư vấn quản lý, tư vấn quản lý, tư vấn pháp
luật, mở khoá bồi dưỡng ngắn hạn,. . .).
57
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Chương III
Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát
triển các KCN, KCX.
I. Định hướng phát triển công nghiệp KCN, KCX ở nước ta từ nay tới năm
2010
Để đảm bảo cho KCN, KCX phát triển đúng hướng và phát triển bền
vững theo đúng qui hoạch và chủ trương của Đảng, Chính phủ, trong thời
gian tới chúng ta cần kiên quyết khắc phục những mặt yếu kém, quán triệt
những chủ trương và thực hiện những giải pháp cụ thể của Đảng và Nhà
nước.
Kinh nghiệm phát triển KCN , KCX trong gần 10 năm qua đã đặt ra một
số vấn đề cần thống nhất nhận thức, làm nền cho phát triển KCN, KCX trong
thời gian tới.
Một là, phát triển KCN, KCX là yêu cầu khách quan, phù hợp với chủ
trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước. Nói đến công
nghiệp hoá, hiện đại hoá tất yếu phải nói đến xây dựng và phát triển một cách
hợp lý và có hiệu quả các KCN trên cả nước. Đó là các dự án có quy mô lớn,
dài hạn, giải quyết những vấn đề lâu dài: qui hoạch, môi trường, tăng trưởng
kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội.
Hai là, cần có nhận thức đúng đắn về KCN, KCX, trong thời gian tới
chúng ta cần có một quan niệm mới về KCN, KCX. Tuy nhiên, trong các văn
bản pháp lý cần quy định rõ các khu dân cư, thương mại, giải trí này nhằm
cách biệt các khu sản xuất. Đồng thời phải đưa ra những mô hình tổ chức về
mặt pháp lý một cách cụ thể, đầy đủ.
Việc phát triển công nghiệp nói chung và KCN nói riêng trong thời gian
tới cần phải quán triệt sáu quan điểm của Đại hội Đảng VIII về công nghiệp
hoá, hiện đại hoá vào cuộc sống. Cụ thể quan điểm này như sau:
58
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
- Giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế,
đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi
thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
- Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát
triển nhanh và bền vững.
- Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn
hoá giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
- Khoa học, công nghệ là động lực của công nghiệp hoá, lấy hiệu quả
kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển.
- Cần phải kết hợp phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng.[10]
Qua hơn 10 năm thực hiện chính sách đổi mới, chúng ta đã thu được
những thuận lợi rất lớn và cơ bản. Đó là sự ổn định chính trị, xã hội, những
thành tựu phát triển kinh tế, những kinh nghiệm trong quản lý, điều hành, uy
tín quốc tế, lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước,. . .Hơn nữa, xu thế
hoà bình, ổn định, hợp tác trong khu vực tiếp tục phát triển, xu thế quốc tế
hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế ngày càng mạnh và trở nên tất yếu. Xét trên giác
độ này, Việt Nam vẫn còn có cơ hội để thu hút mạnh hơn các nguồn lực bên
ngoài hơn những năm qua. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta hiện nay của nước
ta vẫn còn nhiều thách thức to lớn, đó là sự giảm sút nhịp độ tăng trưởng của
nềm kinh tế do những yếu kém bên trong chưa khắc phục được, tình hình
thiên tai, hạn hán, . . . Nguy cơ tụt hậu hơn về kinh tế so với nhiều nước trong
khu vực là thách thức to lớn và gay go do xuất phát điểm của ta quá thấp và
lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt.
Xuất phát từ tình hình nói trên và căn cứ vào chủ trương của Đảng và
Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Việt Nam cần tiếp tục phát triển
KCN, KCX với mục tiêu tổng quát là xây dựng KCN, KCX trở thành một
thực thể kinh tế xã hội, kết hợp giữa phát triển công nghiệp với hình thành các
khu dân cư và các công trình xã hội vệ tinh thực hiện chủ trưong phát triển
59
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
kinh tế gắn liền với văn minh xã hội, đô thị hoá các vùng nông thôn lạc hậu,
nâng cao dân trí, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng.
Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010 đã nêu rõ: “ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung xây dựng có chọn lọc một số
cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với công nghệ cao, sản xuất tư liệu sản
xuất cần thiết để trang bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho các ngành nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phòng đưa đất nước ta
ra khỏi tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước
ta cơ bản trở thành nước công nghiệp ”. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tập
trung xây dựng KCN, KCX có hiệu quả và sức cạnh tranh, phát triển theo
hướng hướng ngoại. Nâng cao tay nghề công nhân, nắm bắt và vận dụng được
nhièu thành tựu mới nhất của cuộc cách mạnh khoa học và công nghệ, thực
hiện bảo vệ môi trường, phát huy hơn nữa vai trò lan toả dẫn dắt của KCN,
KCX đối với sản xuất kinh doanh trong thị trường ngoài KCN nhằm đưa
KCN, KCX trở thành lực lượng công nghệp mạnh nhất trong cả nước.
Để góp phần đưa tỷ trọng công nghiệp đến năm 2010 chiếm từ 40% 41% trong tỷ trọng GDP (hiện nay là 34,5%) thì các KCN phải đạt con số
khoảng 40% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước (hiện nay là 25%) và
phấn đấu tất cả 61 tỉnh thành trong cả nước đều có KCN. Đến năm 2020,
phấn đấu các KCN mang lại giá trị công nghiệp khoảng bằng 50% giá trị sản
lượng công nghiệp của cả nước, đảm bảo tốc độ tăng bình quân hàng năm từ
15% đến 18%. Chuyển mạnh từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế
tạo nhằm nâng cao giá trị hàm lượng quốc gia của sản phẩm, hạn chế thua
thiệt khi hội nhập thị trường quốc tế và thị trường khu vực. [10]
Dựa trên các quan điểm và mục tiêu về xây dựng và phát triển KCN,
KCX mà Đảng và Nhà nước đã đề ra như trên đây, trong dự thảo chiến lược
phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 , định hướng phát triển KCN, KCX có
chiều sâu và nâng cao chất lượng đã được vạch ra như sau: “ Hoàn chỉnh và
nâng cấp các KCN, KCX hiện có, xây dựng một số Khu công nghệ cao, hình
60
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở ”. Theo đó, các định hướng
cụ thể nhằm phát triển KCN của Việt nam trong thời gian tới là:
1.
Kiên trì thực hiện phương trâm liên tục tăng đầu tư để có tốc độ tăng
trưởng lâu dài và bền vững. Tập trung việc thu hút đầu tư để lấp đầy các KCN
hiện có và ưu tiên mở rộng các KCN đang hoạt động có hiệu quả. Theo qui
hoạch chi tiết các KCN đã có thì đến 10/2000, trong cả nước đã có 67 KCN
với tổng diện tích chiếm đất là 11.078 ha trong đó diện tích đất công nghiệp
có thể cho thuê là 7.730 ha. Hiện nay, số đất công nghiệp này đã được lấp đầy
32,31%, như vậy trong những năm tới các KCN cần phải thu hút đầu tư để lấp
đầy nốt hơn 2/3 diện tích đất công nghiệp còn lại. Do đặc điểm chung của các
dự án đầu tư vào KCN ở nước ta là các dự án vừa và nhỏ, qui mô vốn đầu tư
khoảng 4-5 tr.USD, chiếm trung bình 1-1,5 ha đất công nghiệp (trên cơ sở
tình hình tại các KCX Tân Thuận và Linh Trung) nên để lấp đầy các KCN
hiện nay thì cần có trên 3.500 dự án, tức là gần bằng số dự án mà ta thu hút
được trong vòng 10 năm qua. Như vậy, mục tiêu thu hút đầu tư vào KCN từ
trước đến nay và về sau vẫn là mục tiêu đích thực của việc phát triển KCN .
Bên cạnh việc tích cực thu hút đầu tư mới, cần tập trung khuyến khích
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đang hoạt động mở rộng
sản xuất, thị trường, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng.
2. Việc thành lập các KCN mới là việc làm tất yếu và cần thiết trong
quá trình công nghiệp hoá song việc thực hiện đòi hỏi phải tính toán, cân
nhắc xem xét kỹ các điều kiện cần thiết như sử dụng vốn một cách có hiệu
quả và khả năng thu hút đầu tư.
3.
Có giải pháp hữu hiệu hoàn chỉnh các công trình hạ tầng trong và
ngoài hàng rào, nhà ở cho công nhân, xử lý chất thải công nghiệp, đào tạo tay
nghề cho công nhân.
4. Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch phát triển KCN, xác định ngành
nghề theo quy hoạch chung và lợi thế của từng khu vực, tránh trùng lặp về
ngành nghề dẫn đến triệt tiêu nhau. Các địa phương có nhiều kinh nghiệm
61
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
phát triển KCN giúp đỡ các địa phương, vùng khác thông qua việc trao đổi
kinh nghiệm, cử chuyên gia, tạo các vùng nguyên liệu, phát triển công nghiệp
vệ tinh trong mối liên kết với các KCN vùng kinh tế trọng điểm tạo nên sức
mạnh tổng hợp, bổ sung cho nhau cùng phát triển.
5.
Chuyển một số KCN đã đạt được kết quả bước đầu như KCX
Tân Thuận, KCX Linh Trung, KCN Biên Hoà II, KCN Việt Nam - Singapore,
KCN Sài Đồng B thành mô hình kinh tế phù hợp, đa chức năng không chỉ
giới hạn trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ công nghiệp gắn với việc nâng
cao hiệu quả sử dụng đất và lợi thế sinh lời.
6.
Chấm dứt việc phát triển cơ sở công nghiệp độc lập xen lẫn với
các khu dân cư. Kiên quyết hướng các nhà đầu tư vào KCN, trừ những dự án
đòi hỏi gần nguồn nhiên liệu, cần diện tích chiếm đất lớn vài trăm ha, các dự
án đầu tư chiều sâu không thuộc diện di dời và vẫn phù hợp với quy hoạch.
7.
Cải tạo các ngành nghề truyền thống và các cơ sở sản xuất tiểu
thủ công nghiệp hiện có và kết cấu hạ tầng và công nghệ sản xuất nhằm hình
thành và phát triển KCN nhỏ tại các vùng nông thôn có quy mô vài chục ha.
Nhà nước hỗ trợ KCN này thông qua các giải pháp: quy hoạch đất, mở rộng
giao thông, xây dựng các công trình xử lý chất thải, bảo lãnh tín dụng, công
nghiệp áp dụng, tìm kiếm thị trường.
8.
Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN ở miền Bắc và
miền Trung bằng các chính sách hỗ trợ của nhà nước về vốn, miễn giảm thuế,
tăng cường tổ chức chỉ đạo thực hiện. .. nhằm tạo ra sự phát triển tương đối
đồng đều giữa các vùng.
9.
Hình thành một số KCNC ở những vùng, địa bàn có đủ điều
kiện. Tập trung phát triển KCNC Hoà Lạc, Khu công nghệ phần mềm Quang
Trung - Tp. HCM góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, và hiện đại
hoá nền kinh tế đất nước với vai trò là cầu nối tiếp nhận chuyển giao và tiến
tới sáng tạo các công nghệ mới. Các KCNC là những điểm thử nghiệm, thí
62
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
điểm rút kinh nghiệm cho việc đẩy mạnh KCNC trong cả nước. Xây dựng
công nghệ phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng
trưởng cao, góp phần hiện đại hoá và phát triển bền vững các ngành kinh tế xã hội, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh quốc gia, phát
huy tiềm năng và trí tuệ con người Việt Nam. Từ nay đến 2005 đạt giá trị sản
lượng khoảng 500 tr.USD.
10.Kết hợp phát triển hài hoà giữa ngành với vùng lãnh thổ. Theo quy
hoạch đã được chính phủ phê duyệt , đến năm 2010 cả nước sẽ có 96 KCN
vẫn tập trung chủ yếu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm. Dự thảo chiến lược phát
triển các KCN trong từng vùng kinh tế trọng điểm như sau :
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: “ phát triển các KCN, KCNC, công
nghiệp xuất khẩu, công nghiệp phần mềm ’’
Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ: “ Hoàn chỉnh và nâng cấp các KCN,
KCX, KCNC . .. , xây dựng đô thị trên các trục gắn với KCN ”.
Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ: “ Hình thành các KCN ven biển,
các KCN, thương mại tổng hợp .. đẩy nhanh việc xây dựng khu kinh tế Dung
Quất -Chu Lai “
Trên cơ sở định hướng đó, việc xây dựng thí điểm khu kinh tế mở cửa
Chu Lai sớm được triển khai trong thời gian tới. Phát triển khu kinh tế mở
Chu Lai trở thành cầu nối với thế giới bên ngoài, khu vực dành cho “ nước
ngoài muốn làm ăn với nhau, trong nước thực sự muốn làm ăn với nước ngoài
“ một cách thuận lợi và hiệu quả hơn. Việc đột phá vào khu Chu Lai cùng với
đẩy nhanh tốc độ phát triển KCN Dung Quất là nhằm mục đích đưa miền
Trung nói chung và Quảng Nam nói riêng sớm vượt qua khó khăn, đẩy nhanh
tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, liên kết giữa công nghiệp chế biến
với vùng nguyên liệu công nghiệp, tạo tiền đề phát triển nông nghiệp hàng
63
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
hoá, khai thác vùng trung du và miền núi, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý có
tốc độ phát triển nhanh và bền vững.
II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển KCN, KCX ở Việt Nam
1. Đổi mới và hoàn thiện thể chế Nhà nước
Từ thực tiễn phát triển KCN trong 10 năm qua đã cho ta thấy thể chế là
khâu quan trọng tạo khung khổ pháp lý để hình thành và phát triển KCN,
KCX. Theo tinh thần của nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư(khoá
VIII), chúng ta đang xúc tiến để ban hành luật về KCN. Cho đến nay, chính
phủ đã ban hành một số chính sách khuyến khích đầu tư với những quy định
thông thoáng hơn, giảm dần sự khác biệt với đầu tư trong nước, tạo sự bình
đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt
để các doanh nghiệp trong nước không cảm thấy thiệt thòi khi đầu tư vào các
KCN, KCX, tạo khuôn khổ pháp lí thuận lợi hơn cho đầu tư phát triển đặc
biệt là đầu tư vào các khu kinh tế này. Chính phủ cũng đã tiếp tục tháo gỡ
những khó khăn trở ngại hạn chế hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn
còn nhiều khó khăn, vướng mắc đó là sự thiếu đồng bộ và thiếu nhất quán của
chính sách, sự cản trở của thủ tục hành chính phiền hà, năng lực tổ chức thực
hiện thể chế hạn chế. Một trong những khó khăn lớn nhất trong khâu thể chế
vẫn là chính sách về quy chế liên quan đến giải phóng mặt bằng, đền bù, xây
dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào, chính sách khuyến khích để nhanh chóng
lấp đầy, phủ kín KCN, KCX đã xây dựng.
Hệ thống chính sách của ta hiện nay đối với KCN, KCX còn nhiều hạn
chế chưa khuyến khích các nhà doanh nghiệp trong nước đầu tư vào KCN,
KCX. Các doanh nghiệp đầu tư vào KCN, KCX chưa có gì lợi hơn việc họ
thực hiện dự án đầu tư ngoài KCN, KCX. Thủ tục thành lập, các ưu đãi trong
và ngoài KCN, KCX gần như nhau, chưa có gì khác biệt mấy. Thủ tục hành
chính đối với KCN, KCX theo các quy định hiện hành đã có rất nhiều cải tiến
nhưng các vấn đề về thủ tục hành chính sau giấy phép vẫn còn nhiều phức tạp
64
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
rắc rối. Các nhà đầu tư cho rằng, các ưu đãi về thuế của ta là rất hấp dẫn
nhưng để được hưởng những ưu đãi này thì trước hết phải tổ chức được sản
xuất kinh doanh mà chính khâu tổ chức sản xuất kinh doanh lại tiến hành sau
khi có giấy phép đầu tư.Các nhà đầu tư phải làm thủ tục hành chính tại các cơ
quan theo quy định của từng cơ quan này, giấy tờ thì nhiều, không có mẫu để
khai, thời gian xem xét kéo dài. Do vậy, càng phải càng phải cải tiến thủ tục
theo hướng: đơn giản thủ tục, giảm những khâu không cần thiết như thủ tục
phê duyệt kế hoạch xuất khẩu, đăng ký hoạt động theo tiêu chuẩn bảo vệ môi
trường của Việt Nam,....Đối với những thủ tục nhất thiết phải có để đảm bảo
sự quản lý của Nhà nước thì phải có hướng dẫn rõ để các doanh nghiệp biết
lập hồ sơ, qui định rõ thời hạn xem xét, quyết định và giải quyết tại chỗ công
việc theo cơ chế, hoặc giao cho Ban quản lý KCN cấp tỉnh thực hiện, hoặc là
cơ quan đại diện đủ thẩm quyền tại KCN. Công tác kiểm tra gửi báo cáo cũng
cần được xem xét giải quyết theo hướng đơn giản, tránh trùng lặp. Việc cải
cách thủ tục hành chính phải tuân theo tinh thần đổi mới của Luật sửa đổi
Luật ĐTNN và Nghị định 24/ND - CP ban hành ngày 21 tháng 7 năm 2000.
Bên cạnh đó, giá thuê đất trong KCN, KCX cao hơn nhiều so với bên ngoài vì
vậy để khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư vào KCN, KCX cần có
cung một mặt bằng với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tạo sự cạnh
tranh lành mạnh.
Để tiếp tục đổi mới thể chế liên quan đến hoạt động đầu tư vào các
KCN, KCX, chúng ta cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện những văn bản
mang tính pháp quy để khắc phục tình trạng thiếu rõ ràng, thiếu thống nhất và
không cụ thể. Chính phủ cần sớm ban hành Luật KCN, sau đó qua thể nghiệm
sẽ dần dần sửa đôỉ, bổ sung và ban hành quy trình thống nhất quản lý các dự
án đầu tư trên địa bàn cả nước. Trong quy trình, cần phải quy định rõ trách
nhiệm và thời gian giải quyết những vấn đề nảy sinh đối với các bộ, các ban,
các ngành. Những nội dung cơ bản về việc quản lý của Nhà nước đối với
65
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
KCN, KCX cũng như trách nhiệm, quyền hạn của Ban quản lý các KCN cần
được quy định rõ ràng.
Không những thế, chúng ta còn phải sửa đổi, bổ sung một số quy định của
quy chế KCN hiện hành.Ví dụ như bỏ chế độ uỷ quyền, chuyển sang cơ chế
quản lý có thẩm quyền của Ban quản lý KCN, KCX, tạo hành lang pháp lý
thuận lợi bình đẳng để các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư
vào KCN, KCX. Trong khi chờ đợi Luật KCN ban hành, cần bổ sung sửa đổi
một số điểm trong Nghị định 36/Cp ban hành ngày 24 tháng 4 năm 1997:
• Qui định rõ và cụ thể hơn việc phát triển công trình hạ tầng kỹ thuật và
hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN, KCX.
• Thực hiện đăng ký thủ tục hành chính trọn gói thay cho chế độ xét
duyệt từng trưòng hợp như hiện nay.
• Công ty phát triển hạ tầng bao gồm mọi loại hình doanh nghiệp để tăng
tính cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng.
• Qui định thời hạn thuê đất của doanh nghiệp KCN, KCX vượt quá thời
hạn thuê đất của công ty phát triển hạ tầng.
• Các doanh ngiệp đã có trước khi thành lập KCN, KCX được giữ
nguyên giá trị giấy chứng nhận quyền sử dụng nhưng phải báo cáo với
Ban quản lý KCN để thống nhất quản lý theo qui chế KCN.
• Tách việc thuê đất là quyền của cơ quan quản lý Nhà nước và cho thuê
sử dụng hạ tầng là quyền của doanh nghiệp và có sự phối hợp nhằm
đảm bảo lợi ích chung của Nhà nước và của Công ty kinh doanh cơ sở
hạ tầng và nhà đầu tư vào KCN, KCX.
• Mở rộng và quản lý linh hoạt hơn việc trao đổi hàng hoá giữa KCX và
doanh nghiệp chế xuất với thị trường nội địa.
• Cải cách một cách triệt để thủ tục hành chính, khắc phục sự chậm chễ
trong việc cấp giấy phép đầu tư, giải quyết những ách tắc của các chủ
đầu tư trong quá trình thực hiện. Chúng ta không thể để những chính
66
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
sách đúng bị các công chức quan liêu, vụ lợi làm sai lệch, sách nhiễu,
làm chậm trễ, phiền lòng các nhà đầu tư. Cách làm tốt nhất là thực hiện
các dịch vụ trọn gói có thời hạn. Nhà nước cần phải ban hành qui chế
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được giao dịch trực tiếp
với các cơ quan quản lý Nhà nước để kịp thời tháo gỡ những khó khăn
vướng mắc.
2. Nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển và xây dựng KCN, KCX.
Bên cạnh việc đổi mới cơ chế ,bộ máy quản lý và thủ tục hành chính
đối với KCN, KCX, hoàn thiện hành lang pháp lý và chính sách cho doanh
nghiệp KCN, KCX để động viên khuyến khích hơn nữa đầu tư vào KCN,
KCX và tạo ra một hướng đi đúng đắn cho phát triển KCN, KCX trong thời
gian tới chúng ta cần nâng cao hơn nữa chất lượng qui hoạch phát triển KCN
với mục đích định ra chiến lược phát triển KCN nói chung và từng khu vực
nói riêng.
Việc hình thành các KCN hiện nay có thể chia thành các loại sau:
•
KCN được thành lập mới để thu hút doanh nghiệp trong và ngoài
•
KCN được thành lập trên cơ sở một số doanh nghiệp đã được thành
nước .
lập từ trước nhằm tạo qui hoạch thu hút thêm nhiều doanh nghiệp mới vào địa
bàn
•
KCN được thành lập để tổ chức, sản xuất lại các khu vực thành
phố, thị xã ở các tỉnh và một số KCN dành cho các doanh nghiệp quy mô vừa
và nhỏ.
Như vậy, có loại KCN gắn mục tiêu phát triển công nghiệp với mục
tiêu kinh doanh hạ tầng (loại 1); nhưng cũng có KCN gắn với mục tiêu tổ
chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp hiện có theo quy hoạch phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh (loại 2, 3). Trên thực tế những loại KCN này gặp khó khăn
trong việc bảo đảm vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vì ngoài mục tiêu kinh
67
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
doanh như những KCN khác còn có mục tiêu kinh tế - xã hội riêng của tỉnh
không chỉ thuần tuý xem xét dưới góc độ kinh doanh hạ tầng. Vì vậy, đối với
các KCN loại này, đề nghị nhà nước có chính sách đặc biệt đảm bảo vốn đầu
tư như ghi nợ tiền thuê đất, vay ưu đãi lãi suất thấp dài hạn, cho các doanh
nghiệp trong KCN nợ tiền thuê đất, có chính sách ưu đãi thuế trong 4-5 năm
đầu khi chuyển vào KCN ..
Tình hình phát triển và hoạt động của KCN trong thời gian qua đã có
những biểu hiện phá vỡ cân đối, thành lập quá nhiều KCN trong khi khả năng
thu hút vốn đầu tư hạn chế, không phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư xây
dựng hạ tầng. Vì vậy, đáng lẽ việc thành lập các KCN để tránh đầu tư phân
tán nhưng ở một số địa phương đã có biểu hiện đầu tư phân tán vì mỗi KCN
có rất ít dự án. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh giữa các KCN và sử dụng vốn
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chưa hiệu quả nhất là đối với các KCN do các
doanh nghiệp trong nước đầu tư xây dựng.
Một vấn đề đặt ra trong bối cảnh phát triển kinh tế đất nước và khả
năng thu hút FDI hiện nay là ở nước ta nên thành lập bao nhiêu KCN là vừa.
Vì vậy, việc thành lập KCN trước hết phải xuất phát từ hiệu quả kinh tế xã
hội, không thể làm theo phong trào, xuất phát từ nhu cầu chủ quan mang tính
cục bộ. Khi KCN được hình thành, nó có tác động không chỉ đối với sự phát
triển khu vực lãnh thổ, mà còn tạo nên những biến đổi trên phạm vi rộng xét
dưới giác độ kinh tế và xã hội, đòi hỏi huy động những nguồn lực rất lớn cả
về vốn đầu tư, nguồn nhân lực, cung cấp kỹ thuật, quản lý và tổ chức, cơ cấu
lại kinh tế khu vực và lãnh thổ.
Hơn thế nữa, nếu chúng ta quan niệm KCN là hạt nhân trong các chuỗi
qui hoạch đô thị sẽ được hình thành trong tương lai với hệ thống kết cấu hạ
tầng ngoài KCN có chất lượng cao phải quyết định số lượng KCN cần xây
dựng trong từng giai đoạn cụ thể.
Theo tính toán sơ bộ, để lấp đầy tất cả các KCN đã được thành lập,
phải thu hút được khoảng 6000 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư 20-25 tỷ
68
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
USD. Vì vậy, trong những năm tới cần phải thu hút thêm khoảng 5450 doanh
nghiệp thành lập mới với tổng vốn đầu tư đăng ký 18-23 tỷ, trong đó chủ yếu
là nguồn vốn FDI. Với tốc độ thu hút ĐTNN của cả nước trong các năm qua,
nếu tập trung tất cả các dự án FDI vào các KCN thì cũng phải mất 15-20 năm
nữa chúng ta mới có thể lấp đầy các KCN đã được thành lập.
Mặt khác, do khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nên các nước trong
khu vực phải giảm đầu tư ra nước ngoài để giải quyết khủng hoảng trong
nước và sự sụt gía các đồng tiền các nước Châu á đã làm giảm tính cạnh tranh
của Việt Nam trong thu hút đầu tư. Các nước khu vực đã có những biện pháp
tăng cường thu hút đầu tư nên tính hấp dẫn về đầu tư của Việt Nam đã giảm
sút lại càng giảm sút. Vì vậy, khả năng tăng FDI của các nước này vào Việt
Nam trong những năm tới để đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế cao hơn sẽ rất
khó trở thành hiện thực.
Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng qui hoạch các KCN trong thời
gian tới chúng ta cần xem xét thật chặt chẽ việc thành lập các KCN mới, cần
rà soát kỹ tất cả các KCN này, tập trung vốn đầu tư hoàn thành xây dựng hạ
tầng cho những KCN đang xây dựng dở dang, đình hoãn tất cả các KCN chưa
xây dựng hoặc không có triển vọng thu hút đầu tư. Đối với các địa phương
chưa có KCN thì cần phải qui hoạch xây dựng KCN, nhưng trước mắt chưa
nên thành lập KCN mới mà cho phép Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng qui
hoạch chi tiết khu vực này để kêu gọi đầu tư. Những doanh nghiệp đầu tư vào
khu vực qui hoạch được hưởng các ưu đãi như đối với doanh nghiệp KCN.
Khi khu vực hội tụ đủ các điều kiện cần thiết thì sẽ quyết định thành lập
KCN.
Cần chú trọng việc xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp nhỏ tại
các địa phương, ngoài việc tạo điều kiện thuận tiện để kiểm soát môi trường
còn sử dụng lao động tại chỗ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho số lao
động dôi dư, tăng thu nhập cho dân chúng quanh vùng và quan trọng là góp
phần giảm sức ép về dân số, việc làm cho các đô thị lớn.
69
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Song song với việc qui hoạch các KCN, cần đặc biệt chú trọng đầu tư
cho hệ thống hạ tầng ngoài hàng rào, khu dân cư và dịch vụ cho các đối tượng
lao động làm việc trong các KCN ở những khu vực kinh tế trọng điểm.
Ngoài các biện pháp trên, để đảm bảo tính khả thi trong việc quy hoạch
phát triển KCN, KCX, chúng ta còn cần phải thực hiện những điểm sau:
• Các ngành nghề thu hút vào KCN, KCX phải phù hợp với định hướng
phát triển các ngành kinh tế kỹ thuật.
• Các loại hình và quy mô doanh nghiệp hoạt động trong KCN, KCX đa
dạng :có quy mô lớn , vừa và nhỏ trong mối quan hệ hợp tác liên kết
cùng tham gia sản xuất các loại sản phẩm. Phát triển các cụm công
nghiệp và điểm công nghiệp ở các thị trấn, thị xã, hình thành một mạng
lưới công nghiệp vừa và nhỏ phân bố rộng khắp trên địa bàn cả nước.
• Bảo đảm sự đồng bộ giữa phát triển công nghiệp với phát triển cơ sở
hạ tầng và quá trình đo thị hoá. Chúng ta phải xác định giới hạn của các
KCN, KCX trên cơ sở cân đối các điều kiện . Về nguyên tắc, cơ sở hạ
tầng phải đi trước một bước. Chúng ta phải đảm bảo sự đồng bộ giữa
hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để đảm bảo sự phát triển thuận lợi và
lâu bền cho KCN, KCX. Đồng thời phải xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đồng bộ: điện, nước, xử lý chất thải, thông tin có tác động đến
hiệu quả sản xuất.
• Mọi quy hoạch sau khi được phê duyệt phải được công bố rộng rãi,
công khai để các cấp chính quyền và nhân dân cùng biết. Sở dĩ như vậy
là để quảnlý chi phí đền bù sau này.
• Tăng cường tổ chức, nghiên cứu tư vấn phát triển và lực lượng nghiên
cứu kế hoạch, luận chứng các dự án đầu tư ưu tiên. Trên cơ sở quy
hoạch đã được phê duyệt, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, có cơ chế
hấp dẫn thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào KCN, KCX.
70
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
• Cần ưu tiên thành lập KCN trên cơ sở đã có một số doanh nghiệp nay
mở rộng thêm hoặc cải tạo các KCN cũ , sau đó đến xây dựng các KCN
mới phục vụ .
3. Tăng cường công tác tiếp thị đầu tư vào KCN, KCX
Từ kinh nghiệm xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở một số nước
đã chỉ rõ “thị trường là sức sống của các KCN, KCX”. Chính vì vậy để hình
thành, phát triển KCN , KCX thì việc nghiên cứu, dự báo thị trường sản phẩm
được coi là vấn đề cơ bản và hệ trọng trong việc luận chứng cho sự ra đời của
các KCN, KCX.
Để mở rộng thị trường cho các KCN, KCX cần nâng cao năng lực tiếp
thị từ hai phía cả cơ quan quản lý Nhà nước mà cơ quan tham mưu là Ban
quản lý và các công ty kinh doanh KCN. Đối với các cơ quan quản lý Nhà
nước, cần phải tạo điều kiện để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu
cơ hội làm ăn, giới thiệu định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch các
KCN, KCX, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào KCN
trong khuôn khổ pháp luật như giảm tối đa giá thuê đất, bảo đảm cơ chế một
cửa, giải quyết thủ tục hành chính nhanh nhất cho các nhà đầu tư, vận dụng
thêm các ưu đãi khác để thu hút đầu tư, hướng dẫn việc làm thủ tục nhanh
gọn, quy định thời hạn cấp giấy phép trong thời hạn ngắn nhất, những doanh
nghiệp sử dụng nguyên liệu tại địa phương có tỷ lệ xuất khẩu cao được giảm
tiền thuê đất. . .
Đối với các công ty kinh doanh KCN cũng tăng nỗ lực tiếp thị cho KCN:
thông qua các công ty có uy tín trong và ngoài nước để tìm kiếm các nhà đầu
tư, hạ giá , cho thuê đất và mặt bằng để nhanh chóng lấp đầy, phủ kín, cử
chuyên gia tiếp xúc với các hiệp hội, tổ chức thương mại và hiệp hội của thế
giới, giới thiệu các KCN, KCX trong nước cho những người có ý định đầu tư
vào các KCN này.
71
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
4. Đẩy nhanh tiến độ đền bù và giải phóng mặt bằng
Trong vài năm gần đây, các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án ĐTNN
thường gặp khó khăn trong quá trình giải phóng mặt bằng, mà gian truân hơn
cả là các dự án ở đô thị hoặc xây dựng kết cấu hạ tầng cho KCN. Các KCN
Hà Nội - Đài tư (100% vốn Đài Loan), KCN Nam Thăng Long (liên doanh)
phải mất 2-3 năm cho công tác giải phóng mặt bằng, không ít các KCN khác
như KCN Biên Hoà II, Gò Dầu,...tuy đã xây dựng khá hoàn chỉnh hạ tầng
nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề đền bù giải toả. Sự chậm trễ trong
việc đền bù giải toả mặt bằng gây trở ngại rất lớn tới quá trình hình thành dự
án và làm không ít nhà đầu tư nản lòng. Đây đang là vấn đề nổi cộm, làm
chậm quá trình phát triển KCN, gây khó khăn không nhỏ cho các nhà đầu tư
trong và ngoài nước trong xây dựng hạ tầng, thành lập các KCN.
Về mặt bản chất, việc đền bù, di dân và giải phóng mặt bằng không chỉ
là giải quyết các mối quan hệ kinh tế vốn đã rất phức tạp và nan giải mà còn
liên quan đến một loạt các vấn đề pháp lý và chính sách xã hội như: quyền sở
hữu cá nhân, công ăn việc làm, môi trường sống, sự công bằng và sự hài hoà
giữa các lợi ích,... Vì vậy công tác giải phóng mặt bằng vừa cần có sự thận
trọng, vừa đòi hỏi các giải pháp toàn diện, đồng bộ xét cả từ giác độ pháp lý
lẫn thực tiễn.
Nguyên nhân của tình hình chậm trễ trong việc đền bù giải toả mặt bằng
có rất nhiều, nhưng nguyên nhân chủ yếu là trong một thời gian dài vừa qua
chúng ta chưa có văn bản pháp lý qui định rõ ràng, cụ thể về vấn đề này,
cộng thêm với chính sách áp dụng cho việc đền bù giải tỏa đối với những hộ
phải di dời ở mỗi tỉnh mỗi khác, thậm chí trong cùng một tỉnh nhưng có nhiều
KCN, có nhiều chủ đầu tư phát triển hạ tầng khác nhau áp dụng cơ chế, chính
sách khác nhau. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần kiến nghị với Chính
phủ, đề xuất các sửa đổi, bổ sung, ...nhằm ngày càng hoàn thiện các chính
sách đền bù giải tỏa mặt bằng, phù hợp hơn với đặc điểm từng vùng, từng
72
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
tỉnh. Đó là cần điều chỉnh giá đền bù sát với giá thị trường, sớm xây dựng
Luật hoặc Pháp lệnh giải phóng mặt bằng, các hộ mua nhà ở tái định cư cũng
theo giá thị trường nhưng được hưởng một tỷ lệ ưu đãi (qui định rõ ràng) về
chuyển quyền sử dụng đất. Các hộ thuộc diện chính sách ưu đãi, nếu quá
nghèo thì có khung giá hỗ trợ cụ thể vì đây là vấn đề xã hội cần được chính
quyền quan tâm giải quyết... Tức là việc đền bù giải phóng mặt bằng cần phải
đảm bảo nguyên tắc công khai, công bằng trong đền bù, di dời các hộ đến nơi
định cư ổn định.
Bên cạnh đó, hiện nay, từ khi có quyết định thành lập cho đến khi hoàn
thành thủ tục về đất, thường kéo dài hàng năm. Nguyên nhân chủ yếu là do
chủ đầu tư thiếu vốn để đền bù do chi phí phát sinh khá lớn, thậm chí có nhiều
trường hợp còn nằm ngoài dự kiến. Ngoài tiền đền bù tài sản có trên đất, chủ
đầu tư còn phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, hỗ trợ một số công trình
phúc lợi của địa phương.
Đối với dân (đối tượng đền bù), một mặt họ còn chưa hiểu rõ chủ
trương phát triển KCN, KCX, cũng như chính sách đền bù hoặc là do chính
sách đền bù còn chưa thống nhất, mặt khác một số hộ dân còn cố ý chây ỳ đặt
điều kiện đền bù một cách thái quá, trong khi đó trong các văn bản pháp lý
của Nhà nước còn thiếu điều khoản mang tính cưỡng chế đối với những
trường hợp cần xử lý. Chính vì các nguyên nhân này nên đã tác động đến tư
tưởng, tình cảm đối với các đối tượng giao đất làm KCN, KCX, khiến cho
một số người không đồng tình, ở nhiều nơi vẫn còn xảy ra hiện tượng các hộ
dân lấn chiếm đất thuộc quyền sở hữu của các KCN, gây khó khăn, không
những cản trở tiến độ giải phóng mặt bằng mà tác hại hơn nữa còn ảnh hưởng
xấu đến tìmh hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp KCN, KCX gây
thiệt hại cho các doanh nghiệp này.
73
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Để có thể đẩy nhanh tiến độ của công tác giải phóng mặt bằng hơn nữa,
công tác quy hoạch phải thật sự đi trước một bước, đồng thời Nhà nước phải
tích cực tuyên truyền giáo dục rộng rãi cho nhân dân hiểu biết về đường lối
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ trương phát triển KCN, KCX của nước
ta. Đặc biệt, chúng ta phải hết sức coi trọng sự chỉ đạo phối hợp thường xuyên
và thực hiện chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp phát
triển hạ tầng trong việc vận động, giải thích, thuyết phục các đối tượng phải
di dời. Không có sự can thiệp trực tiếp của các cấp chính quyền địa phương
thì không thể tổ chức giải phóng mặt bằng nhanh và hợp lý được. Bên cạnh
đó, một vấn đề quan trọng là các cơ quan quản lý nhà nước ở cấp địa phương
cần xúc tiến cải cách thủ tục hành chính, giảm tới mức tối đa các tệ tham
nhũng tiêu cực là những cản trở thường gặp làm cho tiến độ giải phóng mặt
bằng bị chậm trễ.
5. Đầu tư và phát triển hạ tầng có chất lượng cao
Đồng thời với sự ra đời KCN, KCX, xây dựng cơ sở hạ tầng có chất
lượng, nhằm phục vụ cho các doanh nghiệp trong KCN, KCX có một ý nghĩa
vô cùng quan trọng. Việc quy hoạch KCN, KCX gắn liền với quy hoạch phát
triển hạ tầng, một trong những nội dung vô cùng quan trọng. Quy hoạch phát
triển hạ tầng bao gồm các công việc như xác định diện tích KCN, KCX, diện
tích cơ sở hạ tầng kỹ thuật hệ thống giao thông nội bộ, các công trình kiến
trúc, hệ thống chuyển tải cấp điện, nước, xử lý nước thải, thông tin, huy động
vốn, hình thức đầu tư phát triển hạ tầng. . .
Hiện nay, các doanh nghiệp rất thiếu vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư
vào KCN, KCX. Việc huy động vốn đầu tư để xây dựng các công trình ngoài
hàng rào càng khó khăn hơn. Để có nguồn vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng KCN,
KCX cần phải có các giải pháp đa dạng. Sau đây là một số các giải pháp có
thể áp dụng để tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng:
74
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
• Đa dạng hoá các nguồn vốn như vốn nhà nước, tín dụng, vốn vay từ các
tổ chức quốc tế, nguồn vốn từ các chủ đầu tư.
• Hình thành ngân hàng chuyên doanh phục vụ cho các KCN, KCX để
huy động các nguồn vốn nhàn dỗi trong xã hội để phát triển KCN,
KCX.
• Ưu tiên nguồn vốn ODA cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN,
KCX, xác định danh mục cần sử dụng nguồn vốn này theo thứ tự ưu
tiên để bố trí kế hoạch xây dựng.
• Sử dụng quỹ đất tạo nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển
KCN, KCX.
• Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào một số hạng mục
phù hợp với khả năng của họ.
• Có cơ chế để sử dụng vốn ngân sách phát triển KCN, KCX thông qua
phát hành cổ phiếu, trái phiếu, đóng góp nghĩa vụ lao động công dân.
• Về hình thức đầu tư phát triển hạ tầng thì trong những năm gần đây,
nhà nước chủ trương khuyến khích các loại hình doanh nghiệp đầu tư
vào kinh doanh hạ tầng KCN, KCX nhưng khó khăn lớn nhất là thiếu
vốn và khả năng tiếp thị vận động đầu tư do đó đã hạn chế khả năng
phát triển và hiệu quả đầu tư. Đối với vấn đề này, chúng ta có thể thực
hiện giải pháp thực tế đó là đa dạng hoá hình thức đầu tư doanh nghiệp
Nhà nước (công ty phát triển hạ tầng), công ty liên doanh phát triển hạ
tầng (thường có nguồn tài chính dồi dào hơn khả năng vận động đầu tư
tốt hơn), công ty tư nhân. Ngoài ra chúng ta cũng có thể áp dụng các
hình thức khác như BOT với đối tác trong và ngoài nước, cổ phần.
Chính sự đa dạng về hình thức đầu tư và đối tác đầu tư sẽ làm phong
phú thêm thị trường xây dựng, tạo điều kiện để cạnh tranh, nâng cao
chất lượng.
75
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Trong thời gian qua, vốn ngân sách của nước ta còn hạn hẹp do đó
chúng ta chủ yếu gọi đầu tư nước ngoài để xây dựng các KCN, KCX. Vì mục
tiêu kinh doanh nên các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến lượi nhuận. Trong
cơ cấu giá thành sản phẩm, tiền thuê đất thường chiếm tỷ trọng lớn vì giá thuê
đất cao. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm sức thu hút đầu tư. Vì
vậy, giải pháp hữu hiệu nhất là Nhà nước nên giảm giá cho thuê đất. Chúng ta
phải nhận thức một cách đầy đủ rằng việc đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ
tầng KCN là tạo đièu kiện để thu hút đầu tư. Có thể nói đây là nhân tố hàng
đầu để lấp đầy, phủ kín các KCN, KCX còn bỏ trống hiện nay.
Việc khai triển các công ty kết cầu hạ tầng ngoài hàng rào để đồng bộ
với các công trình hạ tầng trong hàng rào KCN, KCX được đề cập trong quy
chế KCN năm 1997. Nghị định 10/CP năm 1998 về sự hỗ trợ đầu tư của Nhà
nước cho các công trình cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào đến chân các KCN,
KCX, tuy nhiên việc chiển khai còn chậm.
Hiện nay, rất khó tìm được KCN nào đồng bộ nhất là điện, nứơc, nhà ở
cho công nhân. Để khắc phục tình trạng này, liệu chúng ta có nên thực hiện
đầu tư theo kiểu cuốn chiếu, hoàn tất cho từng khu phối hợp với chính quyền
địa phương trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào vì làm như vậy,
không những có lợi cho KCN, KCX mà còn có lợi cho cộng đồng địa phương
nơi họ đang sinh sống.
6. Phát triển công nghệ và bảo vệ môi trường
Từ kinh nghiệm trong nước và kinh nghiệm của một số nước trong khu
vực đã cho ta thấy để hình thành KCN, KCX không khó, mà việc khó khăn là
phải làm cho các doanh nghiệp trong KCN, KCX phát triển nâng cao sức
cạnh tranh bảo đảm sự phát triển bền vững.Giải pháp về công nghệ và môi
trường là giải pháp tăng nội lực của KCN, KCX trong quá trình hội nhập. Bên
cạnh các KCN mới có công nghiệp tương đối hiện đại, chúng ta còn rất nhiều
76
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
KCN cũ lạc hậu do đó cần phải tìm những giải pháp thiết thực để hiện để hiện
đại hoá các KCN này:
-
Trên cơ sở chiến lược về thị trường của công nghiệp trong nước mà
hình thành chiến lược về công nghệ từ nay đến năm 2020 làm căn cứ lựa
chọn công nghệ đầu tư vào KCN, KCX.
-
Kết hợp với các Viện, trung tâm nghiên cứu của công nghệ với các
cơ sở sản xuất, kinh doanh để thực hiện các chương trình dự án thiết thực
liên quan đến đổi mới và ứng dụng công nghệ mới.
-
Miễn thuế nhập khẩu cho những máy móc, thiết bị, sản phẩm trung
gian liên quan đến đổi mới công nghệ ở các KCN, KCX. Đồng thời phải làm
tốt công tác thẩm định công nghệ nhập.
Việc hình thành và phát triển các KCN, KCX liên quan chặt chẽ đến vấn
đề bảo vệ môi trường. Để làm tốt vấn đề này, chúng ta cần giải quyết những
vấn đề sau đây:
• Việc quy hoạch các KCN, KCX gắn liền với quy hoạch bảo vệ môi
trường , dự báo về môi trường khi các doanh nghiệp trong KCN, KCX
đi vào hoạt động.
• Về nguyên tắc, các KCN, KCX phải bố trí ở ngoại vi thành phố với cơ
sở hạ tầng đầy đủ để xử lý nước thải, bụi tiếng ồn. . .
• Khuyến khích sử dựng công nghệ sạch vào các KCN, KCX, áp dụng
các công nghệ ít chất thải, thay thế các chất độc hại bằng các chất ít độc
hại.
• Có những quy định cụ thể về bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư,
dự án sản xuất kinh doanh, sự đóng góp tài chính của các doanh nghiệp
và bảo vệ môi trường.
• Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhận được thông tin về
môi trường như một biện pháp cơ bản bảo vệ môi trường. Việc lập báo
77
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
cáo tác động môi trường cần được tiến hành đồng thời với việc lập báo
cáo khả thi thành lập KCN, KCX.
• Thúc đẩy các KCN, KCX đã có thực hiện đầy đủ các quy định về bảo
vệ môi trường.
• Từng bước chuyển hướng sản xuất hoặc di dời những doanh nghiệp gây
ô nhiễm môi trường ở các quận nội thành ra các vùng ngoại vi.
7. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho KCN, KCX.
Tính đến hết tháng 10 năm 2000, các KCN Việt Nam đã thu hút được
hơn 18 vạn lao động. Đây là nguồn nhân lực đáng kể, có vai trò ngày càng lớn
đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, về nguồn lao
động của chúng ta hiện nay còn rất nhiều vấn đề cần bàn như đã phân tích kỹ
trong chương trước.
Nhu cầu lao động cho các KCN, KCX ngày càng tăng đặc biệt là về
chất lượng lao động bởi vì lao động ngày nay phải làm việc trong môi trường
sản xuất với thiết bị hiện đại. Trong khi đó, hiện nay ở nước số lượng các
trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề chưa nhiều, các trung tâm dạy
nghề ngắn hạn lại chưa được kiểm tra giám sát, quản lý về mặt chất lượng đào
tạo nên thực ra cho đến tận bây giờ có thể nói ở Việt Nam việc đào tạo lao
động có tay nghề còn rất yếu và thiếu. Chúng ta còn thiếu rất nhiều cán bộ
quản lý giỏi, trình độ ngoại ngữ cũng còn nhiều hạn chế khiến cho việc giao
tiếp gặp không ít khó khăn.
Trong bối cảnh đó, để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng
nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước nói
chung và cho sự phát triển các KCN ở Việt Nam nói riêng, chúng ta cần phải
vạch ra những giải pháp cụ thể.
Trước hết, cần xác định lại cơ cấu trong toàn bộ hệ thống đào tạo: mở
rộng, đa dạng hoá các loại hình dạy nghề; chấn chỉnh tổ chức và quản lý chặt
chẽ về chất lượng các trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề gắn thị trường lao
78
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
động với cơ sở đào tạo, với doanh nghiệp để giáo dục đào tạo và sản xuất
kinh doanh thực sự là một chu trình khép kín. Bên cạnh đó, cần khuyến khích
các doanh nghiệp đào tạo tay nghề tại các cơ sở sản xuất, vừa làm vừa học;
đồng thời cần có ưu đãi khuyến khích người lao động tự nâng cao trình độ
cho bản thân mình. Trước mắt, việc đào tạo cần ưu tiên cho các ngành: cơ khí
chính xác, vận hành, lắp ráp, sửa chữa, điện, điện tử, công nghiệp da giầy,
may mặc và chế biến thực phẩm,...
Về đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý các KCN. Như chúng ta đều biết,
KCN là một mô hình kinh tế còn rất mới mẻ ở nước ta. Trong khi đó, đội ngũ
cán bộ quản lý KCN không phải ai khác hiện nay chính là các nhà kinh tế, kỹ
thuật, các luật sư... được điều động từ nhiều môi trường công tác khác nhau
do trong thời kỳ đầu mới thành lập KCN chúng ta còn thiếu thậm chí không
có cán bộ chuyên môn. Trên thực tế, cũng chưa có một trường lớp nào chuyên
đào tạo cán bộ quản lý KCN do còn quá mới mẻ và chúng ta cũng chưa kịp
mở lớp đào tạo, bồi dưỡng một cách chính qui. Chính vì vậy, bước vào môi
trường quản lý mới, vấn đề trang bị kiến thức về quản lý KCN đối với cán bộ
quản lý KCN đã trở thành nhiệm vụ trung tâm của các KCN. Mục đích của
công tác đào tạo là nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững
vàng, có tư duy và phong cách công nghiệp, có trình độ hiểu biết về luật
pháp quốc tế và trong nước, có năng lực quản lý khoa học và công nghệ hiện
đại, thành thạo trong giao dịch về kinh tế, về quản lý hành chính với các đối
tác.
Nội dung đào tạo cần bao gồm các môn khoa học về quản lý hành
chính, luật kinh tế, quản lý vĩ mô và vi mô, về môi trường, về xuất nhập khẩu,
lao động, qui hoạch xây dựng, công nghệ sản xuất hiện đại, tin học, ngoại
ngữ,.. Các kiến thức khoa học này cần trang bị cho người cán bộ một cách có
căn bản, có hệ thống và được vận dụng thích hợp với yêu cầu của công tác
quản lý KCN.
79
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Đối tượng đào tạo bồi dưỡng sẽ là cán bộ của các Ban quản lý KCN
cấp tỉnh, cán bộ quản lý các công ty xây dựng hạ tầng... Tuỳ theo yêu cầu của
đối tượng đào tạo mà áp dụng linh hoạt các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác
nhau, như bồi dưỡng thông qua các lớp ngắn hạn theo chuyên đề từ 2 đến 6
tháng; tổ chức tham quan học tập trong và ngoài nước, tuyển chọn cán bộ, học
sinh đi đào tạo dài hạn trong và ngoài nước, khuyến khích các hình thức tự
học của cán bộ.
Trước mắt, cần điều tra, đánh giá và phân loại trình độ cán bộ hiện có,
xác lập qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch học tập sát với từng
loại đối tượng theo trình tự môn học, thời gian, nội dung học tập,... Trong quá
trình đào tạo, bồi dưỡng kinh nghiệm, cần triển khai từng bước vững chắc,
học gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, tránh làm theo kiểu ồ ạt hình
thức.
8. Một số vấn đề khác cần quan tâm
• Thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư và KCN.
Như chúng ta đều biết, đặc trưng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay là loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Như vậy, để thích ứng với tình hình
thực tế Việt Nam đồng thời phát huy hiệu quả hoạt động của các KCN một
cách tối ưu, cần phải thay đổi quan điểm cho rằng KCN chỉ dành cho các
doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Chính phủ, các cấp có liên
quan và các Ban quản lý KCN cần có những chính sách ưu đãi tối đa nhằm
thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đầu tư vào KCN. Nhìn
chung, các khu vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam trước đây được hình
thành một cách tự phát, tập trung ở nội thành, đan xen trong các khu dân cư
gây ra những bất hợp lý trong cơ cấu ngành nghề, vận tải, thị trường tiêu thụ
và nhất là gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng trực tiếp đến các khu dân
cư. Việc di dời các doanh nghiệp kiểu này ra ngoại thành là việc làm cần thiết
và các KCN chính là nơi tiếp nhận những doanh nghiệp hiện đang có nhu cầu
80
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
di dời. Đây không chỉ là việc bố trí lại các doanh nghiệp hiện có trên địa bàn
lãnh thổ mà quan trọng hơn là hạn chế sự ô nhiễm môi trường, tạo ra cơ hội
để đổi mới thiết bị của nhiều doanh nghiệp đồng thời các doanh nghiệp cũng
có cơ hội thuận lợi trong việc tiếp nhận những hợp đồng lớn, những bạn hàng
mới.
Tuy nhiên vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ta quan
tâm là các chi phí trong KCN quá cao, không phù hợp với khả năng tài chính
của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp hiện đang có cơ sở vật
chất vững vàng lại đang ở vị trí thuận lợi thì việc thuyết phục họ đầu tư vào
KCN là việc làm không dễ dàng gì.
Về lâu về dài, việc đưa các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào KCN là một
tất yếu. Tuy nhiên, để khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào sản
xuất, kinh doanh tại các KCN, Chính phủ nên có các biện pháp ưu đãi như
cho phép các doanh nghiệp di dời khỏi đô thị được chuyển nhượng quyền sử
dụng đất nơi đang ở để có thêm vốn đầu tư vào việc thực hiện tái tạo doanh
nghiệp và đổi mới công nghệ hoặc được chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất trong một khoảng thời gian nhất định ... Đồng thời, nên chú trọng thành
lập các KCN vừa và nhỏ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ phát triển.
• Mở rộng các qui định về huy động vốn cho phát triển KCN.
Để có thêm vốn đầu tư cho phát triển KCN, ngoài vốn ngân sách cần xã
hội hóa việc huy động vốn đầu tư, cho phép mọi thành phần kinh tế bình đẳng
tham gia phát triển KCN. Cho phép các ngân hàng nước ngoài đặc biệt là các
ngân hàng công nghiệp được mở chi nhánh trong KCN. Xúc tiến tìm nguồn
vốn ODA cho phát triển hạ tầng KCN, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào KCN,
dạy nghề cho công nhân. Cần có qui định buộc các công ty hạ tầng phải tập
trung vốn và nguồn lực để phát triển hạ tầng KCN, nếu công ty phát triển hạ
tầng chưa có đủ năng lực triển khai theo quyết định đã được phê duyệt thì cần
phải có giải pháp gọi thêm doanh nghiệp tham gia phát triển hạ tầng để đảm
81
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
bảo tiến độ xây dựng hạ tầng, nếu KCN đã có hạ tầng nhưng lại gặp khó khăn
trong thu hút đầu tư thì thực hiện cho thuê lại hoặc thuê công ty quản lý để
gọi vốn đầu tư .
Ngoài ra, cần đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để phát triển các
công ty hạ tầng bên ngoài hàng rào KCN như mở rộng hình thức đầu tư theo
hình thức BOT, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thành lập quĩ hỗ trợ đầu tư
từ quĩ đầu tư phát triển đô thị,...
• Xúc tiến hơn nữa việc hợp tác giữa doanh nghiệp nội địa với các
doanh nghiệp trong KCX.
Mối liên kết trao đổi hàng hoá giữa các doanh nghiệp chế xuất và nội
địa là một tất yếu, tác động lẫn nhau trong quá trình tổ chức sản xuất xã hội.
Ngoài các yếu tố từ nước ngoài như máy móc, vật liệu, linh kiện phụ kiện,...
các yếu tố nội địa như lao động, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, nhà xưởng
cũng góp phần quan trọng đảm bảo hoạt động sản xuất của cả hai bên để tiến
hành được bình thường. Các KCX có tác động tích cực đến sản xuất nội địa
thông qua việc cung ứng nhiều loại vật tư, thiết bị thay thế nhập khẩu trong
phạm vi được phép. Đồng thời các ngành kinh tế nội địa cũng tập trung được
nhiều lợi thế xuất khẩu vào KCX cùng với thị trường xuất khẩu truyền thống.
Tuy nhiên, việc cung ứng vật tư sản xuất là dịch vụ gia công từ nội địa cho
KCX so với tiềm năng thì tỷ lệ khai thác được ở Việt Nam đang còn rất khiêm
tốn, kể cả việc khai thác nhiều loại vật tư thay thế nhập khẩu (theo kinh
nghiệm của các KCX ở Đài Loan thì mức giá trị gia tăng nội địa trung bình
nếu là 400 triệu USD thì lực hút đối với các ngành kinh tế nội địa gồm cả lao
động, dịch vụ hạ tầng ,.. ước đạt khoảng 120 USD)
Để tạo đà phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, chúng ta cần có
những cải cách nhằm hoàn thiện hơn mối liên kết trao đổi hàng hoá hai chiều.
Việc hoàn thiện có thể làm theo hướng sau:
82
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của mối liên kết sản xuất giữa
các KCX với nền kinh tế nội địa thông qua những tác động tương hỗ từ hai
phía với KCX đóng vai trò xúc tác cần được nâng cao; đồng thời các doanh
nghiệp nội địa cần có sự quan tâm đúng mức đến việc khai thác cơ hội hợp
tác kinh doanh với các doanh nghiệp KCX như là một thị trường có qui mô
lớn, thuận lợi của mình. Các doanh nghiệp có liên quan cần xây dựng định
hướng phát triển để tạo khả năng đáp ứng ngày càng rộng hơn nhu cầu của thị
trường này, từ đó góp phần cùng các cơ quan hữu quan xây dựng tốt định
hướng ở tầm vĩ mô. Tăng cường các cuộc tiếp xúc để khảo sát và trao đổi
thông tin giữa các doanh nghiệp của hai nơi để phát hiện và tạo dựng cơ hội
làm ăn .
Tổ chức và phát triển kênh thông tin qua lại giữa các bên để cung cấp
dữ liệu cho khâu tiếp thị và tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp nội địa cho
KCX; cải tiến mặt hàng đã có và phát triển mặt hàng mới căn cứ vào yêu cầu
của KCX để có nguồn hàng phong phú hơn, chất lượng ngày càng được nâng
cao phù hợp với yêu cầu của sản xuất và có đủ năng lực cạnh tranh về giá cả.
Hướng đến mục tiêu này, cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác sản xuất giữa các
doanh nghiệp KCX với doanh nghiệp sản xuất nội địa và nâng cao tính chủ
động của các doanh nghiệp nội địa.
Đối với cơ chế và chính sách quản lý cần được cải tiến theo hướng
khuyến khích tối đa các hoạt động sản xuất và cung ứng nguyên liệu, vật tư,
hàng hoá và gia công cho KCX, đồng thời khuyến khích việc sử dụng tại
KCX, cho phép kiểm tra ở mức độ cần thiết các doanh nghiệp chế xuất đưa
hàng từ KCX vào nội địa, từ đó thủ tục cần có đủ thông thoáng cho phép, kể
cả thủ tục trao đổi, gia công trong nội bộ các KCX.
Cần cho phép thành lập các tổ chức xúc tiến liên kết nội địa (đã có ở
TP. Hồ Chí Minh) nhằm theo dõi cập nhật, cung cấp thông tin và thúc đẩy
mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài KCX.
83
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Cần phải có những công trình nghiên cứu về sự khác nhau giữa KCN
và KCX, ưu điểm cũng như hạn chế của mỗi loại hình đó đối với Việt Nam,
cũng như các đối tác nước ngoài, để từ đó có thể tìm ra giải pháp cho KCX.
Hy vọng này bắt nguồn từ thực tế là hiện nay trong khi các dự án trong KCX
rất trì trệ thì các dự án xây dựng KCN lại đang được triển khai nhanh chóng
và có nhiều triển vọng. Chúng ta đang xây dựng nhiều KCN, vì vậy việc làm
sáng tỏ những nguyên nhân khiến chương trình KCX chậm phát triển trước
khi có những đề xuất hay kế hoạch tiếp theo về KCN, KCX là vô cùng quan
trọng, nếu không có thể chính những vấn đề và khó khăn đã cản trở sự phát
triển của KCX cũng có thể là trở ngại đối với các KCN.
84
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
kết luận
Hơn 10 năm xây dựng và phát triển Khu công nghiệp và Khu chế xuất,
chúng ta đã thu được nhiều bài học và kinh nghiệm về hình thức phát triển
kinh tế còn nhiều hạn chế này. Mặc dù còn nhiều vấn đề tồn tại cần tiếp tục
nghiên cứu và giải quyết nhưng chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích to
lớn mà việc phát triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất đã mang lại.
Tuy còn có những hạn chế song với những đặc tính ưu việt của mình, mô
hình KCN, KCX đã nổi lên như một kiểu mẫu hiện đại trong số các công cụ
nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phục vụ công cuộc phát triển
kinh tế của các nước đang phát triển trong 3, 4 thập kỷ qua, đặc biệt là các
nước Đông Nam á và mới đây là Việt Nam. Sự phát triển thành công của
nhiều KCN, KCX ở Việt Nam đã chứng minh đây là một mô hình đat hiệu
quả cao trong một khoảng thời gian tương đối ngắn để có thể phát triển hoàn
thiện nền sản xuất công nghiệp hướng về xuất khẩu nhằm phục vụ sự nghiệp
CNH-HĐH. Đồng thời, những thành tựu to lớn mà các KCN, KCX đã đóng
góp trong quá trình đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam trong những năm qua là
không thể phủ nhận được. Để phát huy hơn nữa vai trò tích cực và to lớn, của
các KCN, KCX đối với nền kinh tế, chúng ta cần phải có những giải pháp
phát triển phù hợp và hữu hiệu để hạn chế và ngăn chặn những vấn đề khó
khăn còn tồn tại trong quá trình xây dựng và phát triển mô hình kinh tế này.
Với lịch sử hình thành mới hơn một thập kỷ nhưng các KCN, KCX ở
Việt Nam đã đem lại nhiều kết quả rực rỡ do đó chúng ta có thể tin tưởng
rằng trong tương lai mô hình kinh tế này sẽ phát triển rộng rãi và thực sự trở
thành mô hình phát triển kinh tế năng động và hiệu quả, thực hiện tốt sứ mệnh
của nó trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
85
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
danh mục tài liệu tham khảo
[1]. Ngô Thế Bắc, “Khu công nghiệp - Khu chế xuất ở Việt Nam hiện
nay”, tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 265, tháng 8/2001.
[2]. pts Mai Ngọc Cường, “Công nghệ thông tin với sự phát triển các KCN
ở Châu á”, tạp chí công nghiệp Việt Nam 22/2001 tr.11, 12.
[3]. PGS, PTS Tô Xuân Dần, đề tài “KCX tại các nước đang phát triển”,
Viện nghiên cứu kinh tế thế giới, năm 2001, tr.9. [3]
[4]. Nguyễn Thu Hương," Để tăng sức hấp dẫn của các KCN ",báo Hà Nội
mới, số 12073, tr.3.
[5]. Trần Quang Hưng, đề tài “ Tình hình đầu tư vào Việt Nam trong những
năm gần đây ", Viện nghiên cứu kinh tế thế giới, năm 2002, tr.12-21.
[6]. Phạm Hùng Nghị, “ Kinh nghiệm thế giới về phát triển KCX và đặc
khu kinh tế”, NXB chính trị quốc gia Hà Nội, năm 1999, tr.14-18.
[7]. PTS Nguyễn Văn Nam, “Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của
KCN, KCX Việt Nam 1991-2001”, tr. 46.
[8]. Nguyễn Thu Trang, khoá luận “ KCN, KCX - thực trạng và giải pháp
phát triển ở Việt Nam” trường Đại học Ngoại Thương, tr. 35, 37.
[9]. PGS, PTS Lê Văn Sang, “Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2000 - 2010”,Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tr.5.
[10]. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, nhà chính trị
quốc gia Hà Nội, tr.9.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Phụ lục
Danh mục các văn bản liên quan Đến chủ
trương phát triển KCN, KCX
I.
Văn bản liên quan đến chủ trương quy hoạch KCN, KCX
1. Quyết định số 519/Ttg ngày 6/8/1996 của Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 19602010.
2. Thông báo số 83/TB ngày 24/10/1996 của Văn phòng Chính phủ về kết
luận của phó thủ tưởng Phan Văn Khải về một số vấn đề phát triển,
hoạt động và quản lý Nhà nước đối với KCN, KCX.
3. Chỉ thị số 199/Ttg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về những
biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và
KCN.
4. Quyết định số 713/Ttg ngày 30/8/997 của Chỉnh phủ về việc bổ sung
Danh mục KCN ưu tiên đầu tư đến năm 2000.
5. Các công văn số 03/KCN ngày 1/4/1997, số 08/KCN ngày 19/6/1997,
09/KCN ngày 25/7/1997, 11/KCN ngày 11/8/1997, số 15/KCN ngày
4/10/1997, số 24/KCN ngày 26/12/1997.
6. Quyết định số 904/Ttg ngày 23/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt định hướng quy hoạch chung KCN -cảng biển Vũng
áng, Hà Tĩnh.
7. Công văn số 01/CP -KCN ngày 23/1/1998 của Chính phủ về việc điều
chỉnh diện tích quy hoạch các KCN ở tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.
8. Quyết định số 28/1998/QĐ-Ttg ngày 6/2/1998 về việc giao nhiệm vụ
tiến hành chuẩn bị thành lập KCNC Hoà Lạc, Hà Tây.
9. Quyết định số 108/1998/QĐ-Ttg ngày 20/6/1998 về việc điều chỉnh quy
hoạch chung TP. Hà Nội đến năm 2020.
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
10. Quyết định số 128/1998/QĐ-Ttg ngày 10/7/1998 về việc điều chỉnh
quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2020.
11. Công văn số 1020/CP-ĐP1 ngày 29/8/98 của Chỉnh phủ giải quyết một
số kiến nghị của TP. Hà Nội.
12. Quyết định số 194/1998/QĐ-Ttg ngày 1/10/1998 của Chính phủ về việc
bổ sung Danh mục đầu tư đến năm 2000.
13. Quyết định số 198/QĐ-Ttg ngày 12/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thành lập KCNC Hoà Lạc, Hà Tây.
14. Quyết định số 989/QĐ-Ttg ngày 4/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ
về việc giao nhiệm vụ tiến hành chuẩn bị thành lập KCNC TP. HCM.
15. Thông báo số 232 TB/TW ngày 10/7/1999 của Bộ chính trị về chủ
trương xây dựng thí điểm Khu kinh tế mở Chu Lai, Quảng Nam.
16. Công văn số 15/CP-KCN, 16/CP-KCN và 17/CP/KCN ngày 7/12/1999
của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch xây dựng KCN Nhơn
Thành (Bình Phước), Đình Trám (Bắc Giang), Tiền Hải (Thái Bình).
17. Chỉ thị số 36/1998/ CT-Ttg ngày 23/10/1998 của Thủ tướng chính phủ
về việc kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị định 36/CP.
II. Các văn bản pháp lý
1.
Quy chế KCX ban hành kèm theo Nghị định số 332/HĐBT ngày
18/10/1991.
2.
Quy chế KCN ban hành kèm theo Nghị định số 192/CP ngày
28/12/1994.
3.
Công văn số 10/VPCP ngày 23/12/1996 của văn phòng chính phủ về
việc phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN tập trung..
4.
Quy chế KCN, KCX ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày
24/4/1997.
Khoá luận tốt nghiệp
5.
Nguyễn T hị Thuý Hạnh
Chỉ thị số 199/CT-Ttg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về
những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô
thị và KCN.
6.
Chỉ thị số 264/Ttg ngày 24/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành các văn bản hướng dẫn triển khai một số việc thực hiện quy chế
KCN, KCX, KCNC.
7.
Công văn số 07/KCN ngày 16/6/1997 của Chính phủ về việc uỷ quyền
cấp GPĐT đối với các dự án ĐTNN.
8.
Quyết định số 831/Ttg ngày 7/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ về
việc BQL KCN Dung Quất là đơn vị đầu mối kế hoạch.
9.
Công văn số 19/KCN ngày 12/11/1997 của Chính phủ về việc cho thuê
lại đất trong KCN.
10.
Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ về một số
biện pháp khuyến khích và đảm bảo đầu tư trực tiếp nước ngoài.
11.
Chỉ thị 11/CT-Ttg ngày 16/3/1998 về thực hiện nghị định 10/CP và cải
tiến các thủ tục đầu tư nước ngoài.
12.
Quyết định số 233/1998/QĐ-Ttg ngày 1/12/1998 về việc phân cấp, uỷ
quyền cấp GPĐT đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
13.
Quyết định số 53/1999/QĐ-Ttg ngày 26/3/1999 của Thủ tướng chính
phủ về một số biện pháp khuyến khích và đảm bảo đầu tư trực tiếp
nước ngoài.
14.
Công văn số 04/CP-KCN ngày 16/3/1999và số 182/BQL KCN cấp tỉnh
xét duyệt dự án đầu tư trong nước vào các KCN, KCX trên địa bàn.
15.
Quyết định số 8645/QĐ-Ttg ngày 15/6/1999 của Thủ tướng Chính phủ
về việc triển khai thực hiện một số hạnh mục công trình dự án KCNC
Hoà Lạc trong năm 1999.
16.
Nghị định số 24/2000/NĐ/CP ngày 31/7/2000 về một số biện pháp
khuyến khích và đảm bảo đầu tư trực tiếp nước ngoài.
[...]... thành một cơ cấu kinh tế hướng ngoại mang ý nghĩa sống còn đối với Đài Loan Để có một cơ cấu kinh tế hướng ngoại, Đài Loan không thể dựa vào phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp mà phải dựa vào phát triển công nghiệp Quốc gia này đã lựa chọn cho mình một phương thức thích hợp để phát triển công nghiệp và tiến hành công nghiệp hoá Xuất phát từ đặc điểm trong nước và tình hình kinh tế thế giới, từ những năm. .. được các công ty xuyên quốc gia đầu tư vào KCX.[1] 4 Một số nhận xét chung Qua phân tích kinh nghiệm của một số KCN, KCX điển hình ở một số nước trong khu vực như trên, chúng ta có thể rút ra một số một số nhận xét chung khi xây dựng và phát triển một KCN, KCX Về nguyên nhân thành công: Thứ nhất, môi trường chính trị, xã hội ổn định, chính sách nhất quán, cởi mở Thứ hai, lựa chọn vị trí xây dựng thuận... Năm 1996: 16 khu Năm 1997: 20 khu Năm 1998: 15 khu( KCX Hải Phòng ra đời cùng 14 KCN khác) Năm 1999: 2 khu Năm 2000: 1 khu Năm 2001: 1 khu Năm 2002: 5 khu [8] 30 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn T hị Thuý Hạnh 2.2 Loại hình KCN, KCX Trong tổng số 73 KCN và KCX đang hoạt động hiện nay , chúng ta có 15 khu thuộc loại được thành lập trên cơ sở đã có một số doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động, 10 khu phục vụ... trình tồn tại của KCN Số lượng các công ty phát triển hạ tầng KCN được thành lập tăng dần qua các năm đặc biệt là trong 3 năm 1996 (13 công ty), năm 1997 (21 công ty) và năm 1998 (18 công ty) Tính đến hết tháng 10 năm 2002, cả nước đã có 73 công ty phát triển hạ tầng KCN được thành lập để xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng của 73 KCN và KCX trong cả nước [8] Hiện nay ở nước ta đang tồn... chuyển biến rõ rệt như trên II.Thực trạng xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam hiện nay 1.Khung pháp lý liên quan đến hoat động của các KCN, KCX ở Việt Nam hiện nay KCX là một mô hình mới ở Việt Nam nên còn nhiều vấn đề về khung pháp lý chưa thật hoàn chỉnh Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các KCN, KCX ở nước ta thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư, Chính phủ Việt Nam đã ban hành, sửa đổi, bổ sung rất... của KCX Bataan Thứ nhất việc lựa chọn xây dựng KCX chưa thích hợp: KCX được xây dựng ở bờ biển, núi non biệt lập kém phát triển do vậy để xây dựng phải san bằng một số đồi, xây dựng đường xá, cảng khẩu và các phương tiện khác, hơn nữa số doanh nghiệp ở đây vốn chỉ có hơn 5.000 người vì vậy phải di dân từ các vùng lân cận đến, điều đó đòi hỏi phải xây dựng cơ sở hạ tầng khá lớn làm cho chi phí kết cấu... ngành công nghiệp phát triển mạnh Trong đó, các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ được chú trọng và có nhiều dự án đầu tư nước ngoài quan tâm Sự phát triển nhanh của các ngành công nghiệp (đặc biệt là sự phát triển của ngành công nghiệp nhẹ) đã thu hút được số lượng lao động rất lớn làm giảm thiểu đội quân thất nghiệp trong nước Chẳng hạn như trong năm 2001, theo thống kê của từ Bộ Kế Hoạch và Đầu... hoá, phát triển công nghiệp vệ tinh cho nhiều KCN quy mô lớn, tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp 2.4 Thực trạng xây dựng hạ tầng tại các KCN, KCX a Tình hình hoạt động của các Công ty phát triển hạ tầng KCN, KCX Cùng với sự ra đời và phát triển của các KCN, các công ty phát triển hạ tầng KCN - một loại hình kinh tế mới cũng hình thành với mục đích thực hiện việc xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ... từ sau năm 2000 trở lại đây là các mốc thời gian có số KCN được xây dựng nhiều nhất kể từ năm 1991 tới nay Cụ thể về thời điểm thành lập các KCN, KCX đã đi vào hoạt động ở nước ta như sau: Năm 1991:1 khu (KCX Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh) Năm 1992: 2 khu (trong đó có KCX Linh Trung, liên doanh giữa KCX của Sài Gòn và công ty của Trung Quốc) Năm 1993:1 khu Năm 1994: 4 khu Năm 1995: 5 khu Năm 1996:... nhuận để tái đầu tư Tiêu biểu cho một số doanh nghiệp thành công này là Công ty phát triển hạ tầng KCN Biên Hoà, KCN Sóng Thần, • Doanh nghiệp liên doanh Các công ty phát triển hạ tầng KCN là doanh nghiệp liên doanh hiện nay có 13 công ty Phần lớn ở các doanh nghiệp này, phía Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, phía nước ngoài góp vốn xây dựng Do lượng vốn đầu tư khá lớn nên phần lớn các công ... 1: Một số vấn đề Khu công nghiệp, Khu chế xuất Chương 2: Thực trạng xây dựng phát triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất Việt Nam Chương 3: Định hướng giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển Khu. .. nước, kịp thời đưa số giải pháp để đảm bảo hấp dẫn nhà đầu tư Chính vậy, em định chọn đề tài "Một số giải pháp để xây dựng phát triển Khu công nghiệp Khu chế xuất Việt Nam đến năm 2018" làm đề tài... từ năm đầu thập kỷ 90, Nhà nước ta quan tâm đến việc nghiên cứu ứng dụng mô hình Khu chế xuất, khu công nghiệp nhiều địa phương Hoạt động Khu công nghiệp, Khu chế xuất nước ta năm qua có bước phát