Tình hình xây dựng và phát triển các KCN, KCX trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để xây dựng và phát triển khu công nghiệp và khu chế xuất ở việt nam đến năm 2018 (Trang 31 - 34)

2.1. Phân bố theo vùng và thời điểm thành lập

Nhìn chung, các KCN, KCX ở Việt Nam phân bố vừa rải rác, vừa tập chung nhưng không hiệu quả và đặc điểm này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính không hiệu quả của việc sử dụng các KCN, KCX nêu trên.

Tính rải rác của các KCN, KCX thể hiện ở việc có 27 tỉnh thành có KCN, 3 tỉnh thành có KCX. Số lượng không phải là cơ sở để đánh giá. Cơ sở để đánh giá đây là “sự tồn tại của các KCN ở một số địa phương là chưa cần thiết”. Một thời gian trước đây và kể cả hiện nay, phong trào xây dựng các

không theo. Trên toàn lãnh thổ nước ta , các KCN tập chung tại 3 vùng kinh tế trọng điểm. Tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, chúng ta có 17 khu, riêng Hà Nội đã chiếm 7 khu trong số này. Các KCN của Hà Nội trong 8 tháng đầu năm 2002 đã thu hút được 52 dự án với tổng vốn đăng ký 567 triệu USD, triển khai trên tổng diện tích 964 ngàn m2.Kết quả này theo đánh giá của ban quản lý KCN thì nó trực tiếp góp phần tích cực trong việc tăng tốc độ sản xuất công nghiệp chung so với cùng kỳ năm trước.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 42 khu(chiếm 2/3 số KCN trong cả nước). Trong đó có 12 khu của thành phố Hồ Chí Minh.Các KCN ở thành phố Hồ Chí Minh thu hút được 126 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư là 827,6 triệu USD. Diện tích đất cho thuê lại là 273 ha, chiếm 23% tổng diện tích cho thuê. Thành phố Hồ Chí Minh có KCX Tân Thuận được xếp hàng thứ 3 trong số 10 KCX thành công nhất Châu á và cũng là KCX thành công thứ 2 ở Việt Nam hiện nay. KCX Tân Thuận có diện tích 300 ha đến nay thu hút được 156 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 794 triệu USD, diện tích đất cho thuê là là 113 ha, chiếm 52% diện tích có thể cho thuê.

Còn lại ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có 13 khu.

Số lượng các KCN xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt các năm 1996, 1997,1998 và từ sau năm 2000 trở lại đây là các mốc thời gian có số KCN được xây dựng nhiều nhất kể từ năm 1991 tới nay. Cụ thể về thời điểm thành lập các KCN, KCX đã đi vào hoạt động ở nước ta như sau:

Năm 1991:1 khu (KCX Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh). Năm 1992: 2 khu (trong đó có KCX Linh Trung, liên doanh giữa KCX của Sài Gòn và công ty của Trung Quốc). Năm 1993:1 khu. Năm 1994: 4 khu. Năm 1995: 5 khu. Năm 1996: 16 khu. Năm 1997: 20 khu. Năm 1998: 15 khu(KCX Hải Phòng ra đời cùng 14 KCN khác). Năm 1999: 2 khu. Năm 2000: 1 khu. Năm 2001: 1 khu. Năm 2002: 5 khu .[8]

2.2. Loại hình KCN, KCX

Trong tổng số 73 KCN và KCX đang hoạt động hiện nay , chúng ta có 15 khu thuộc loại được thành lập trên cơ sở đã có một số doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động, 10 khu phục vụ di dời các doanh nghiệp từ nội đô các đô thị lớn, 21 khu tiếp theo có quy mô nhỏ nằm ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long nhằm phục vụ cho chế biến nông, lâm, thuỷ sản, còn lại 37 khu mới hiện đại, trong đó có 13 KCN hợp tác với nước ngoài để phát triển hạ tầng.

Diện tích chiếm đất bình quân chung cho một KCN và một KCX là 154 ha, có một phần ba trong số 73 khu (70 KCN, 3 KCX) có diện tích dưới 100 ha.

2.3. Ngành nghề và đối tượng thu hút đầu tư trong các KCN, KCX

Có thể thấy rằng ở Việt Nam , các KCN đa dạng về loại hình cũng như ngành nghề, đối tượng thu hút đầu tư, thời gian thành lập, không gian thành lập, kết quả thành lập.

Các KCN tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc mà chủ yếu tại Hà Nội, Hải Phòng, Quãng Ninh được phát triển đồng bộ các công trình kết cấu hạ tầng trong hàng rào đạt tiêu chuẩn quốc tế, gần sân bay quốc tế, cảng nước sâu, tạo lợi thế cho thu hút đầu tư nứơc ngoài, phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp nặng gắn với cảng nước sâu. Khu công nghệ cao Hoà Lạc, cách thủ đô Hà Nội 30 km, nơi tập chung các nhà khoa học và các cơ sở nghiên cứu, đào tạo hàng đầu của Việt Nam, đang trở thành nơi hấp dẫn thu hút các công nghệ cao, các nhà nghiên cứu khoa học, thực hiện việc nghiên cứu - triển khai khoa học - công nghệ .

Khu vực miền Trung từ Thanh Hoá đến Khánh Hoà thuận lợi cho việc phát triển các dự án đầu tư trong lĩnh vực hoá dầu, công nghiệp nặng và các lĩnh vực công nghiệp khác liên quan đến việc khai thác lợi thế của một mạt

bằng công nghiệp rộng lớn, có cảng nước sâu, sân bay, cung cấp điện nước. Việc hợp tác với nước ngoài ở khu vực này sẽ đa dạng hơn nhằm khai thác lợi thế nằm trên hành lang Đông Tây, từ Mianma, Nam Trung Quốc qua Lào sang Việt Nam.

Những chùm KCN tại các tỉnh phía Nam xung quanh khu vực thành phố Hồ Chí Minh như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An mở rộng đến Vĩnh Long, Cần Thơ đang làm cho khu vực này trở thành một trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước. Với lợi thế về hạ tầng kỹ thuật tương đối phát triển hơn so với các khu vực khác của đất nước, nằm gần nguồn dầu khí, độ ẩm không cao và ổn định nên các KCN tại khu vực này hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp sử dụng khí như phát điện, khí hoá lỏng, sản xuất phân đạm, thép, các ngành công nghiệp dịch vụ dầu khí, hậu cầu cảng, các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp điện tử phục vụ xuất khẩu.

Các ngành công nghiệp chủ yếu thu hút đầu tư trong nước, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển công nghiệp vệ tinh cho nhiều KCN quy mô lớn, tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để xây dựng và phát triển khu công nghiệp và khu chế xuất ở việt nam đến năm 2018 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w