Định hướng phát triển công nghiệp KCN, KCX ở nước ta từ nay tới năm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để xây dựng và phát triển khu công nghiệp và khu chế xuất ở việt nam đến năm 2018 (Trang 60 - 66)

2010

Để đảm bảo cho KCN, KCX phát triển đúng hướng và phát triển bền vững theo đúng qui hoạch và chủ trương của Đảng, Chính phủ, trong thời gian tới chúng ta cần kiên quyết khắc phục những mặt yếu kém, quán triệt những chủ trương và thực hiện những giải pháp cụ thể của Đảng và Nhà nước.

Kinh nghiệm phát triển KCN , KCX trong gần 10 năm qua đã đặt ra một số vấn đề cần thống nhất nhận thức, làm nền cho phát triển KCN, KCX trong thời gian tới.

Một là, phát triển KCN, KCX là yêu cầu khách quan, phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước. Nói đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá tất yếu phải nói đến xây dựng và phát triển một cách hợp lý và có hiệu quả các KCN trên cả nước. Đó là các dự án có quy mô lớn, dài hạn, giải quyết những vấn đề lâu dài: qui hoạch, môi trường, tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội.

Hai là, cần có nhận thức đúng đắn về KCN, KCX, trong thời gian tới chúng ta cần có một quan niệm mới về KCN, KCX. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp lý cần quy định rõ các khu dân cư, thương mại, giải trí này nhằm cách biệt các khu sản xuất. Đồng thời phải đưa ra những mô hình tổ chức về mặt pháp lý một cách cụ thể, đầy đủ.

Việc phát triển công nghiệp nói chung và KCN nói riêng trong thời gian tới cần phải quán triệt sáu quan điểm của Đại hội Đảng VIII về công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào cuộc sống. Cụ thể quan điểm này như sau:

- Giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại.

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

- Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

- Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

- Khoa học, công nghệ là động lực của công nghiệp hoá, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển.

- Cần phải kết hợp phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng.[10]

Qua hơn 10 năm thực hiện chính sách đổi mới, chúng ta đã thu được những thuận lợi rất lớn và cơ bản. Đó là sự ổn định chính trị, xã hội, những thành tựu phát triển kinh tế, những kinh nghiệm trong quản lý, điều hành, uy tín quốc tế, lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước,. . .Hơn nữa, xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác trong khu vực tiếp tục phát triển, xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế ngày càng mạnh và trở nên tất yếu. Xét trên giác độ này, Việt Nam vẫn còn có cơ hội để thu hút mạnh hơn các nguồn lực bên ngoài hơn những năm qua. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta hiện nay của nước ta vẫn còn nhiều thách thức to lớn, đó là sự giảm sút nhịp độ tăng trưởng của nềm kinh tế do những yếu kém bên trong chưa khắc phục được, tình hình thiên tai, hạn hán, . . . Nguy cơ tụt hậu hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực là thách thức to lớn và gay go do xuất phát điểm của ta quá thấp và lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt.

Xuất phát từ tình hình nói trên và căn cứ vào chủ trương của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Việt Nam cần tiếp tục phát triển KCN, KCX với mục tiêu tổng quát là xây dựng KCN, KCX trở thành một thực thể kinh tế xã hội, kết hợp giữa phát triển công nghiệp với hình thành các

kinh tế gắn liền với văn minh xã hội, đô thị hoá các vùng nông thôn lạc hậu, nâng cao dân trí, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng.

Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010 đã nêu rõ: “ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với công nghệ cao, sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phòng đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp ”. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tập trung xây dựng KCN, KCX có hiệu quả và sức cạnh tranh, phát triển theo hướng hướng ngoại. Nâng cao tay nghề công nhân, nắm bắt và vận dụng được nhièu thành tựu mới nhất của cuộc cách mạnh khoa học và công nghệ, thực hiện bảo vệ môi trường, phát huy hơn nữa vai trò lan toả dẫn dắt của KCN, KCX đối với sản xuất kinh doanh trong thị trường ngoài KCN nhằm đưa KCN, KCX trở thành lực lượng công nghệp mạnh nhất trong cả nước.

Để góp phần đưa tỷ trọng công nghiệp đến năm 2010 chiếm từ 40% - 41% trong tỷ trọng GDP (hiện nay là 34,5%) thì các KCN phải đạt con số khoảng 40% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước (hiện nay là 25%) và phấn đấu tất cả 61 tỉnh thành trong cả nước đều có KCN. Đến năm 2020, phấn đấu các KCN mang lại giá trị công nghiệp khoảng bằng 50% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước, đảm bảo tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 15% đến 18%. Chuyển mạnh từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế tạo nhằm nâng cao giá trị hàm lượng quốc gia của sản phẩm, hạn chế thua thiệt khi hội nhập thị trường quốc tế và thị trường khu vực. [10]

Dựa trên các quan điểm và mục tiêu về xây dựng và phát triển KCN, KCX mà Đảng và Nhà nước đã đề ra như trên đây, trong dự thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 , định hướng phát triển KCN, KCX có chiều sâu và nâng cao chất lượng đã được vạch ra như sau: “ Hoàn chỉnh và nâng cấp các KCN, KCX hiện có, xây dựng một số Khu công nghệ cao, hình

thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở ”. Theo đó, các định hướng cụ thể nhằm phát triển KCN của Việt nam trong thời gian tới là:

1. Kiên trì thực hiện phương trâm liên tục tăng đầu tư để có tốc độ tăng trưởng lâu dài và bền vững. Tập trung việc thu hút đầu tư để lấp đầy các KCN hiện có và ưu tiên mở rộng các KCN đang hoạt động có hiệu quả. Theo qui hoạch chi tiết các KCN đã có thì đến 10/2000, trong cả nước đã có 67 KCN với tổng diện tích chiếm đất là 11.078 ha trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 7.730 ha. Hiện nay, số đất công nghiệp này đã được lấp đầy 32,31%, như vậy trong những năm tới các KCN cần phải thu hút đầu tư để lấp đầy nốt hơn 2/3 diện tích đất công nghiệp còn lại. Do đặc điểm chung của các dự án đầu tư vào KCN ở nước ta là các dự án vừa và nhỏ, qui mô vốn đầu tư khoảng 4-5 tr.USD, chiếm trung bình 1-1,5 ha đất công nghiệp (trên cơ sở tình hình tại các KCX Tân Thuận và Linh Trung) nên để lấp đầy các KCN hiện nay thì cần có trên 3.500 dự án, tức là gần bằng số dự án mà ta thu hút được trong vòng 10 năm qua. Như vậy, mục tiêu thu hút đầu tư vào KCN từ trước đến nay và về sau vẫn là mục tiêu đích thực của việc phát triển KCN .

Bên cạnh việc tích cực thu hút đầu tư mới, cần tập trung khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đang hoạt động mở rộng sản xuất, thị trường, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng.

2. Việc thành lập các KCN mới là việc làm tất yếu và cần thiết trong quá trình công nghiệp hoá song việc thực hiện đòi hỏi phải tính toán, cân nhắc xem xét kỹ các điều kiện cần thiết như sử dụng vốn một cách có hiệu quả và khả năng thu hút đầu tư.

3. Có giải pháp hữu hiệu hoàn chỉnh các công trình hạ tầng trong và ngoài hàng rào, nhà ở cho công nhân, xử lý chất thải công nghiệp, đào tạo tay nghề cho công nhân.

4. Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch phát triển KCN, xác định ngành nghề theo quy hoạch chung và lợi thế của từng khu vực, tránh trùng lặp về

phát triển KCN giúp đỡ các địa phương, vùng khác thông qua việc trao đổi kinh nghiệm, cử chuyên gia, tạo các vùng nguyên liệu, phát triển công nghiệp vệ tinh trong mối liên kết với các KCN vùng kinh tế trọng điểm tạo nên sức mạnh tổng hợp, bổ sung cho nhau cùng phát triển.

5. Chuyển một số KCN đã đạt được kết quả bước đầu như KCX Tân Thuận, KCX Linh Trung, KCN Biên Hoà II, KCN Việt Nam - Singapore, KCN Sài Đồng B thành mô hình kinh tế phù hợp, đa chức năng không chỉ giới hạn trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ công nghiệp gắn với việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất và lợi thế sinh lời.

6. Chấm dứt việc phát triển cơ sở công nghiệp độc lập xen lẫn với các khu dân cư. Kiên quyết hướng các nhà đầu tư vào KCN, trừ những dự án đòi hỏi gần nguồn nhiên liệu, cần diện tích chiếm đất lớn vài trăm ha, các dự án đầu tư chiều sâu không thuộc diện di dời và vẫn phù hợp với quy hoạch.

7. Cải tạo các ngành nghề truyền thống và các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp hiện có và kết cấu hạ tầng và công nghệ sản xuất nhằm hình thành và phát triển KCN nhỏ tại các vùng nông thôn có quy mô vài chục ha. Nhà nước hỗ trợ KCN này thông qua các giải pháp: quy hoạch đất, mở rộng giao thông, xây dựng các công trình xử lý chất thải, bảo lãnh tín dụng, công nghiệp áp dụng, tìm kiếm thị trường.

8. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN ở miền Bắc và miền Trung bằng các chính sách hỗ trợ của nhà nước về vốn, miễn giảm thuế, tăng cường tổ chức chỉ đạo thực hiện. .. nhằm tạo ra sự phát triển tương đối đồng đều giữa các vùng.

9. Hình thành một số KCNC ở những vùng, địa bàn có đủ điều kiện. Tập trung phát triển KCNC Hoà Lạc, Khu công nghệ phần mềm Quang Trung - Tp. HCM góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, và hiện đại hoá nền kinh tế đất nước với vai trò là cầu nối tiếp nhận chuyển giao và tiến tới sáng tạo các công nghệ mới. Các KCNC là những điểm thử nghiệm, thí

điểm rút kinh nghiệm cho việc đẩy mạnh KCNC trong cả nước. Xây dựng công nghệ phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao, góp phần hiện đại hoá và phát triển bền vững các ngành kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh quốc gia, phát huy tiềm năng và trí tuệ con người Việt Nam. Từ nay đến 2005 đạt giá trị sản lượng khoảng 500 tr.USD.

10.Kết hợp phát triển hài hoà giữa ngành với vùng lãnh thổ. Theo quy hoạch đã được chính phủ phê duyệt , đến năm 2010 cả nước sẽ có 96 KCN vẫn tập trung chủ yếu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm. Dự thảo chiến lược phát triển các KCN trong từng vùng kinh tế trọng điểm như sau :

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: “ phát triển các KCN, KCNC, công nghiệp xuất khẩu, công nghiệp phần mềm ’’

Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ: “ Hoàn chỉnh và nâng cấp các KCN, KCX, KCNC . .. , xây dựng đô thị trên các trục gắn với KCN ”.

Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ: “ Hình thành các KCN ven biển, các KCN, thương mại tổng hợp .. đẩy nhanh việc xây dựng khu kinh tế Dung Quất -Chu Lai “

Trên cơ sở định hướng đó, việc xây dựng thí điểm khu kinh tế mở cửa Chu Lai sớm được triển khai trong thời gian tới. Phát triển khu kinh tế mở Chu Lai trở thành cầu nối với thế giới bên ngoài, khu vực dành cho “ nước ngoài muốn làm ăn với nhau, trong nước thực sự muốn làm ăn với nước ngoài “ một cách thuận lợi và hiệu quả hơn. Việc đột phá vào khu Chu Lai cùng với đẩy nhanh tốc độ phát triển KCN Dung Quất là nhằm mục đích đưa miền Trung nói chung và Quảng Nam nói riêng sớm vượt qua khó khăn, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, liên kết giữa công nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu công nghiệp, tạo tiền đề phát triển nông nghiệp hàng

hoá, khai thác vùng trung du và miền núi, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý có tốc độ phát triển nhanh và bền vững.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để xây dựng và phát triển khu công nghiệp và khu chế xuất ở việt nam đến năm 2018 (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w