Nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển và xây dựng KCN, KCX.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để xây dựng và phát triển khu công nghiệp và khu chế xuất ở việt nam đến năm 2018 (Trang 69 - 73)

II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển KCN, KCX ở Việt Nam 1 Đổi mới và hoàn thiện thể chế Nhà nước

2.Nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển và xây dựng KCN, KCX.

Bên cạnh việc đổi mới cơ chế ,bộ máy quản lý và thủ tục hành chính đối với KCN, KCX, hoàn thiện hành lang pháp lý và chính sách cho doanh nghiệp KCN, KCX để động viên khuyến khích hơn nữa đầu tư vào KCN, KCX và tạo ra một hướng đi đúng đắn cho phát triển KCN, KCX trong thời gian tới chúng ta cần nâng cao hơn nữa chất lượng qui hoạch phát triển KCN với mục đích định ra chiến lược phát triển KCN nói chung và từng khu vực nói riêng.

Việc hình thành các KCN hiện nay có thể chia thành các loại sau:

• KCN được thành lập mới để thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước .

• KCN được thành lập trên cơ sở một số doanh nghiệp đã được thành lập từ trước nhằm tạo qui hoạch thu hút thêm nhiều doanh nghiệp mới vào địa bàn

• KCN được thành lập để tổ chức, sản xuất lại các khu vực thành phố, thị xã ở các tỉnh và một số KCN dành cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

Như vậy, có loại KCN gắn mục tiêu phát triển công nghiệp với mục tiêu kinh doanh hạ tầng (loại 1); nhưng cũng có KCN gắn với mục tiêu tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp hiện có theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh (loại 2, 3). Trên thực tế những loại KCN này gặp khó khăn trong việc bảo đảm vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vì ngoài mục tiêu kinh

doanh như những KCN khác còn có mục tiêu kinh tế - xã hội riêng của tỉnh không chỉ thuần tuý xem xét dưới góc độ kinh doanh hạ tầng. Vì vậy, đối với các KCN loại này, đề nghị nhà nước có chính sách đặc biệt đảm bảo vốn đầu tư như ghi nợ tiền thuê đất, vay ưu đãi lãi suất thấp dài hạn, cho các doanh nghiệp trong KCN nợ tiền thuê đất, có chính sách ưu đãi thuế trong 4-5 năm đầu khi chuyển vào KCN ..

Tình hình phát triển và hoạt động của KCN trong thời gian qua đã có những biểu hiện phá vỡ cân đối, thành lập quá nhiều KCN trong khi khả năng thu hút vốn đầu tư hạn chế, không phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng hạ tầng. Vì vậy, đáng lẽ việc thành lập các KCN để tránh đầu tư phân tán nhưng ở một số địa phương đã có biểu hiện đầu tư phân tán vì mỗi KCN có rất ít dự án. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh giữa các KCN và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chưa hiệu quả nhất là đối với các KCN do các doanh nghiệp trong nước đầu tư xây dựng.

Một vấn đề đặt ra trong bối cảnh phát triển kinh tế đất nước và khả năng thu hút FDI hiện nay là ở nước ta nên thành lập bao nhiêu KCN là vừa. Vì vậy, việc thành lập KCN trước hết phải xuất phát từ hiệu quả kinh tế xã hội, không thể làm theo phong trào, xuất phát từ nhu cầu chủ quan mang tính cục bộ. Khi KCN được hình thành, nó có tác động không chỉ đối với sự phát triển khu vực lãnh thổ, mà còn tạo nên những biến đổi trên phạm vi rộng xét dưới giác độ kinh tế và xã hội, đòi hỏi huy động những nguồn lực rất lớn cả về vốn đầu tư, nguồn nhân lực, cung cấp kỹ thuật, quản lý và tổ chức, cơ cấu lại kinh tế khu vực và lãnh thổ.

Hơn thế nữa, nếu chúng ta quan niệm KCN là hạt nhân trong các chuỗi qui hoạch đô thị sẽ được hình thành trong tương lai với hệ thống kết cấu hạ tầng ngoài KCN có chất lượng cao phải quyết định số lượng KCN cần xây dựng trong từng giai đoạn cụ thể.

Theo tính toán sơ bộ, để lấp đầy tất cả các KCN đã được thành lập, phải thu hút được khoảng 6000 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư 20-25 tỷ

USD. Vì vậy, trong những năm tới cần phải thu hút thêm khoảng 5450 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đầu tư đăng ký 18-23 tỷ, trong đó chủ yếu là nguồn vốn FDI. Với tốc độ thu hút ĐTNN của cả nước trong các năm qua, nếu tập trung tất cả các dự án FDI vào các KCN thì cũng phải mất 15-20 năm nữa chúng ta mới có thể lấp đầy các KCN đã được thành lập.

Mặt khác, do khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nên các nước trong khu vực phải giảm đầu tư ra nước ngoài để giải quyết khủng hoảng trong nước và sự sụt gía các đồng tiền các nước Châu á đã làm giảm tính cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư. Các nước khu vực đã có những biện pháp tăng cường thu hút đầu tư nên tính hấp dẫn về đầu tư của Việt Nam đã giảm sút lại càng giảm sút. Vì vậy, khả năng tăng FDI của các nước này vào Việt Nam trong những năm tới để đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế cao hơn sẽ rất khó trở thành hiện thực.

Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng qui hoạch các KCN trong thời gian tới chúng ta cần xem xét thật chặt chẽ việc thành lập các KCN mới, cần rà soát kỹ tất cả các KCN này, tập trung vốn đầu tư hoàn thành xây dựng hạ tầng cho những KCN đang xây dựng dở dang, đình hoãn tất cả các KCN chưa xây dựng hoặc không có triển vọng thu hút đầu tư. Đối với các địa phương chưa có KCN thì cần phải qui hoạch xây dựng KCN, nhưng trước mắt chưa nên thành lập KCN mới mà cho phép Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng qui hoạch chi tiết khu vực này để kêu gọi đầu tư. Những doanh nghiệp đầu tư vào khu vực qui hoạch được hưởng các ưu đãi như đối với doanh nghiệp KCN. Khi khu vực hội tụ đủ các điều kiện cần thiết thì sẽ quyết định thành lập KCN.

Cần chú trọng việc xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp nhỏ tại các địa phương, ngoài việc tạo điều kiện thuận tiện để kiểm soát môi trường còn sử dụng lao động tại chỗ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho số lao động dôi dư, tăng thu nhập cho dân chúng quanh vùng và quan trọng là góp

Song song với việc qui hoạch các KCN, cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho hệ thống hạ tầng ngoài hàng rào, khu dân cư và dịch vụ cho các đối tượng lao động làm việc trong các KCN ở những khu vực kinh tế trọng điểm.

Ngoài các biện pháp trên, để đảm bảo tính khả thi trong việc quy hoạch phát triển KCN, KCX, chúng ta còn cần phải thực hiện những điểm sau:

• Các ngành nghề thu hút vào KCN, KCX phải phù hợp với định hướng phát triển các ngành kinh tế kỹ thuật.

• Các loại hình và quy mô doanh nghiệp hoạt động trong KCN, KCX đa dạng :có quy mô lớn , vừa và nhỏ trong mối quan hệ hợp tác liên kết cùng tham gia sản xuất các loại sản phẩm. Phát triển các cụm công nghiệp và điểm công nghiệp ở các thị trấn, thị xã, hình thành một mạng lưới công nghiệp vừa và nhỏ phân bố rộng khắp trên địa bàn cả nước.

• Bảo đảm sự đồng bộ giữa phát triển công nghiệp với phát triển cơ sở hạ tầng và quá trình đo thị hoá. Chúng ta phải xác định giới hạn của các KCN, KCX trên cơ sở cân đối các điều kiện . Về nguyên tắc, cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước. Chúng ta phải đảm bảo sự đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để đảm bảo sự phát triển thuận lợi và lâu bền cho KCN, KCX. Đồng thời phải xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ: điện, nước, xử lý chất thải, thông tin có tác động đến hiệu quả sản xuất.

• Mọi quy hoạch sau khi được phê duyệt phải được công bố rộng rãi, công khai để các cấp chính quyền và nhân dân cùng biết. Sở dĩ như vậy là để quảnlý chi phí đền bù sau này.

• Tăng cường tổ chức, nghiên cứu tư vấn phát triển và lực lượng nghiên cứu kế hoạch, luận chứng các dự án đầu tư ưu tiên. Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, có cơ chế hấp dẫn thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào KCN, KCX.

• Cần ưu tiên thành lập KCN trên cơ sở đã có một số doanh nghiệp nay mở rộng thêm hoặc cải tạo các KCN cũ , sau đó đến xây dựng các KCN mới phục vụ .

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để xây dựng và phát triển khu công nghiệp và khu chế xuất ở việt nam đến năm 2018 (Trang 69 - 73)