Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho KCN, KCX.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để xây dựng và phát triển khu công nghiệp và khu chế xuất ở việt nam đến năm 2018 (Trang 80 - 82)

II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển KCN, KCX ở Việt Nam 1 Đổi mới và hoàn thiện thể chế Nhà nước

7. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho KCN, KCX.

Tính đến hết tháng 10 năm 2000, các KCN Việt Nam đã thu hút được hơn 18 vạn lao động. Đây là nguồn nhân lực đáng kể, có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, về nguồn lao động của chúng ta hiện nay còn rất nhiều vấn đề cần bàn như đã phân tích kỹ trong chương trước.

Nhu cầu lao động cho các KCN, KCX ngày càng tăng đặc biệt là về chất lượng lao động bởi vì lao động ngày nay phải làm việc trong môi trường sản xuất với thiết bị hiện đại. Trong khi đó, hiện nay ở nước số lượng các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề chưa nhiều, các trung tâm dạy nghề ngắn hạn lại chưa được kiểm tra giám sát, quản lý về mặt chất lượng đào tạo nên thực ra cho đến tận bây giờ có thể nói ở Việt Nam việc đào tạo lao động có tay nghề còn rất yếu và thiếu. Chúng ta còn thiếu rất nhiều cán bộ quản lý giỏi, trình độ ngoại ngữ cũng còn nhiều hạn chế khiến cho việc giao tiếp gặp không ít khó khăn.

Trong bối cảnh đó, để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước nói chung và cho sự phát triển các KCN ở Việt Nam nói riêng, chúng ta cần phải vạch ra những giải pháp cụ thể.

Trước hết, cần xác định lại cơ cấu trong toàn bộ hệ thống đào tạo: mở rộng, đa dạng hoá các loại hình dạy nghề; chấn chỉnh tổ chức và quản lý chặt chẽ về chất lượng các trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề gắn thị trường lao

động với cơ sở đào tạo, với doanh nghiệp để giáo dục đào tạo và sản xuất kinh doanh thực sự là một chu trình khép kín. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo tay nghề tại các cơ sở sản xuất, vừa làm vừa học; đồng thời cần có ưu đãi khuyến khích người lao động tự nâng cao trình độ cho bản thân mình. Trước mắt, việc đào tạo cần ưu tiên cho các ngành: cơ khí chính xác, vận hành, lắp ráp, sửa chữa, điện, điện tử, công nghiệp da giầy, may mặc và chế biến thực phẩm,...

Về đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý các KCN. Như chúng ta đều biết, KCN là một mô hình kinh tế còn rất mới mẻ ở nước ta. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ quản lý KCN không phải ai khác hiện nay chính là các nhà kinh tế, kỹ thuật, các luật sư... được điều động từ nhiều môi trường công tác khác nhau do trong thời kỳ đầu mới thành lập KCN chúng ta còn thiếu thậm chí không có cán bộ chuyên môn. Trên thực tế, cũng chưa có một trường lớp nào chuyên đào tạo cán bộ quản lý KCN do còn quá mới mẻ và chúng ta cũng chưa kịp mở lớp đào tạo, bồi dưỡng một cách chính qui. Chính vì vậy, bước vào môi trường quản lý mới, vấn đề trang bị kiến thức về quản lý KCN đối với cán bộ quản lý KCN đã trở thành nhiệm vụ trung tâm của các KCN. Mục đích của công tác đào tạo là nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư duy và phong cách công nghiệp, có trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế và trong nước, có năng lực quản lý khoa học và công nghệ hiện đại, thành thạo trong giao dịch về kinh tế, về quản lý hành chính với các đối tác.

Nội dung đào tạo cần bao gồm các môn khoa học về quản lý hành chính, luật kinh tế, quản lý vĩ mô và vi mô, về môi trường, về xuất nhập khẩu, lao động, qui hoạch xây dựng, công nghệ sản xuất hiện đại, tin học, ngoại ngữ,.. Các kiến thức khoa học này cần trang bị cho người cán bộ một cách có căn bản, có hệ thống và được vận dụng thích hợp với yêu cầu của công tác quản lý KCN.

Đối tượng đào tạo bồi dưỡng sẽ là cán bộ của các Ban quản lý KCN cấp tỉnh, cán bộ quản lý các công ty xây dựng hạ tầng... Tuỳ theo yêu cầu của đối tượng đào tạo mà áp dụng linh hoạt các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác nhau, như bồi dưỡng thông qua các lớp ngắn hạn theo chuyên đề từ 2 đến 6 tháng; tổ chức tham quan học tập trong và ngoài nước, tuyển chọn cán bộ, học sinh đi đào tạo dài hạn trong và ngoài nước, khuyến khích các hình thức tự học của cán bộ.

Trước mắt, cần điều tra, đánh giá và phân loại trình độ cán bộ hiện có, xác lập qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch học tập sát với từng loại đối tượng theo trình tự môn học, thời gian, nội dung học tập,... Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng kinh nghiệm, cần triển khai từng bước vững chắc, học gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, tránh làm theo kiểu ồ ạt hình thức.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để xây dựng và phát triển khu công nghiệp và khu chế xuất ở việt nam đến năm 2018 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w