II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển KCN, KCX ở Việt Nam 1 Đổi mới và hoàn thiện thể chế Nhà nước
5. Đầu tư và phát triển hạ tầng có chất lượng cao
Đồng thời với sự ra đời KCN, KCX, xây dựng cơ sở hạ tầng có chất lượng, nhằm phục vụ cho các doanh nghiệp trong KCN, KCX có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc quy hoạch KCN, KCX gắn liền với quy hoạch phát triển hạ tầng, một trong những nội dung vô cùng quan trọng. Quy hoạch phát triển hạ tầng bao gồm các công việc như xác định diện tích KCN, KCX, diện tích cơ sở hạ tầng kỹ thuật hệ thống giao thông nội bộ, các công trình kiến trúc, hệ thống chuyển tải cấp điện, nước, xử lý nước thải, thông tin, huy động vốn, hình thức đầu tư phát triển hạ tầng. . .
Hiện nay, các doanh nghiệp rất thiếu vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư vào KCN, KCX. Việc huy động vốn đầu tư để xây dựng các công trình ngoài hàng rào càng khó khăn hơn. Để có nguồn vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng KCN, KCX cần phải có các giải pháp đa dạng. Sau đây là một số các giải pháp có thể áp dụng để tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng:
• Đa dạng hoá các nguồn vốn như vốn nhà nước, tín dụng, vốn vay từ các tổ chức quốc tế, nguồn vốn từ các chủ đầu tư.
• Hình thành ngân hàng chuyên doanh phục vụ cho các KCN, KCX để huy động các nguồn vốn nhàn dỗi trong xã hội để phát triển KCN, KCX.
• Ưu tiên nguồn vốn ODA cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, KCX, xác định danh mục cần sử dụng nguồn vốn này theo thứ tự ưu tiên để bố trí kế hoạch xây dựng.
• Sử dụng quỹ đất tạo nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển KCN, KCX.
• Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào một số hạng mục phù hợp với khả năng của họ.
• Có cơ chế để sử dụng vốn ngân sách phát triển KCN, KCX thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, đóng góp nghĩa vụ lao động công dân.
• Về hình thức đầu tư phát triển hạ tầng thì trong những năm gần đây, nhà nước chủ trương khuyến khích các loại hình doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh hạ tầng KCN, KCX nhưng khó khăn lớn nhất là thiếu vốn và khả năng tiếp thị vận động đầu tư do đó đã hạn chế khả năng phát triển và hiệu quả đầu tư. Đối với vấn đề này, chúng ta có thể thực hiện giải pháp thực tế đó là đa dạng hoá hình thức đầu tư doanh nghiệp Nhà nước (công ty phát triển hạ tầng), công ty liên doanh phát triển hạ tầng (thường có nguồn tài chính dồi dào hơn khả năng vận động đầu tư tốt hơn), công ty tư nhân. Ngoài ra chúng ta cũng có thể áp dụng các hình thức khác như BOT với đối tác trong và ngoài nước, cổ phần. Chính sự đa dạng về hình thức đầu tư và đối tác đầu tư sẽ làm phong phú thêm thị trường xây dựng, tạo điều kiện để cạnh tranh, nâng cao chất lượng.
Trong thời gian qua, vốn ngân sách của nước ta còn hạn hẹp do đó chúng ta chủ yếu gọi đầu tư nước ngoài để xây dựng các KCN, KCX. Vì mục tiêu kinh doanh nên các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến lượi nhuận. Trong cơ cấu giá thành sản phẩm, tiền thuê đất thường chiếm tỷ trọng lớn vì giá thuê đất cao. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm sức thu hút đầu tư. Vì vậy, giải pháp hữu hiệu nhất là Nhà nước nên giảm giá cho thuê đất. Chúng ta phải nhận thức một cách đầy đủ rằng việc đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN là tạo đièu kiện để thu hút đầu tư. Có thể nói đây là nhân tố hàng đầu để lấp đầy, phủ kín các KCN, KCX còn bỏ trống hiện nay.
Việc khai triển các công ty kết cầu hạ tầng ngoài hàng rào để đồng bộ với các công trình hạ tầng trong hàng rào KCN, KCX được đề cập trong quy chế KCN năm 1997. Nghị định 10/CP năm 1998 về sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước cho các công trình cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào đến chân các KCN, KCX, tuy nhiên việc chiển khai còn chậm.
Hiện nay, rất khó tìm được KCN nào đồng bộ nhất là điện, nứơc, nhà ở cho công nhân. Để khắc phục tình trạng này, liệu chúng ta có nên thực hiện đầu tư theo kiểu cuốn chiếu, hoàn tất cho từng khu phối hợp với chính quyền địa phương trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào vì làm như vậy, không những có lợi cho KCN, KCX mà còn có lợi cho cộng đồng địa phương nơi họ đang sinh sống.