Chính sách của nhà nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để xây dựng và phát triển khu công nghiệp và khu chế xuất ở việt nam đến năm 2018 (Trang 28 - 30)

Thực trạng xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt nam hiện nay

1.1. Chính sách của nhà nước

Tháng 12 năm 1987, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức thông qua Luật ĐTNN tạo điều kiện pháp lý quan trọng thu hút ĐTNN làm tiền đề cho sự ra đời KCN ở nước ta. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý chủ yếu điều chỉnh hoạt động KCN là nghị định 36/CP ban hành ngày 24/4/1997 về qui chế KCN, KCX, KCNC thay thế cho hai qui chế riêng biệt: qui chế KCX ban hành năm 1991 và qui chế KCN ban hành năm 1994. Nghị định này được xây dựng trên cơ sở hệ thống pháp luật hiện hành mà cốt lõi là Luật ĐTNN, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai, và các luật khác. Do tồn tại hai hệ thống luật khác nhau điều chỉnh các

doanh nghiệp trong KCN (Luật khuyến khích đầu tư trong nước áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước, Luật ĐTNN áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN) đã tạo nên sự khác biệt trong tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các loại hình doanh nghiệp, nhất là các điều kiện ưu đãi thuế, giá một số yếu tố đầu vào (điện, nước,...), giá cả dịch vụ, ...

Để cải thiện môi trường đầu tư hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư, Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/CP ngày 23/1/1998 về những biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài với những qui định thông thoáng hơn, ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN nói chung trong đó có doanh nghiệp KCN. Tuy nhiên, Nghị định này chưa giải quyết được vấn đề phân biệt đối xử giữa hai hệ thống doanh nghiệp.

Nhằm từng bước xoá bỏ sự khác biệt về điều kiện kinh doanh giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn ĐTNN, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định 53/1999/QĐ-TTg ngày 26/3/1999 qui định giảm giá một số hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp có vốn ĐTNN, người nước ngoài ví dụ giá bán điện, giá cước viễn thông, giá nước sạch; một số khoản phí và lệ phí theo quyết định này cũng được miễn giảm như lệ phí đặt văn phòng đại diện giảm từ 5000 USD xuống còn 1 triệu VND (giảm gần 70 lần) không cần cả lệ phí gia hạn, lệ phí nộp đơn xin giấy phép đầu tư cũng được bãi bỏ. Quyết định 53/TTg còn quy định dùng đồng tiền Việt Nam để thanh toán các loại giá dịch vụ, phí và lệ phí. Tuy nhiên việc thực hiện các quy định này diễn ra rất chậm.

Ngoài ra việc cho phép các doanh nghiệp KCN thuê lại đất của doanh nghiệp phát triển hạ tầng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như các doanh nghiệp ngoài KCN nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn sản xuất, kinh doanh và yên tâm đầu tư là rất cần thiết. Để giải quyết vấn đề này, Quýêt định 53/TTg đã qui định doanh nghiệp KCN, KCX được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời hạn hợp đồng ký với

Nhằm xích gần thêm một bước giữa các qui định pháp luật về đầu tư trong nước và ĐTNN để tiến tới một luật đầu tư thống nhất, tạo thế chủ động trong hội nhập quốc tế và không ngừng tạo dựng môi trường pháp lý đồng bộ theo hướng thông thoáng, ổn định cho hoạt động ĐTNN, ngày 9/6/2000 Chính phủ nước ta lại chính thức thông qua Luật ĐTNN sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ĐTNN năm 1996. Đối với hoạt động của KCN, Luật sửa đổi lần này áp dụng cho các doanh nghiệp KCN và cả các công ty phát triển hạ tầng, tiếp tục thể hiện nguyên tắc khuyến khích các doanh nghiệp có vốn ĐTNN vào KCN như: thuế chuyển lợi thấp hơn (3, 5, 7% thay cho 5, 7, 10%), thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn và thời hạn miễn giảm dài hơn so với các doanh nghiệp cùng loại đầu tư ngoài KCN, thủ tục đầu tư vào KCN dễ dàng hơn... Luật này cùng với việc đổi mới nâng cao hiệu lực điều hành, chúng ta sẽ lấy lại được lợi thế thu hút ĐTNN vào nền kinh tế nói chung và KCN nói riêng.

Ngay sau khi sửa đổi Luật ĐTNN, ngày 31/7/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/CP nhằm qui định chi tiết thi hành luật này. Nghị định này được xây dựng trên cơ sở bố cục của Nghị định 12/CP và lồng ghép chính sách khuyến khích đầu tư đã được qui định tại Nghị định 10/CP và Quyết định 53/Ttg. Điều này thể hiện sự quan tâm liên tục của Chính phủ Việt Nam trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ĐTNN nói chung và đầu tư vào KCN Việt Nam nói riêng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để xây dựng và phát triển khu công nghiệp và khu chế xuất ở việt nam đến năm 2018 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w