Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để xây dựng và phát triển khu công nghiệp và khu chế xuất ở việt nam đến năm 2018 (Trang 36 - 41)

• Diện tích đất đầu tư.

Diện tích đất của các KCN Việt Nam tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Cho đến tháng 8 năm 2002, tổng diện tích đất của các KCN Việt Nam là 964000 m2 đó diện tích đất công nghiệp dùng để cho thuê là 337,4m2 .Tính trung bình diện tích một KCN khoảng 13388,9 m2 .[8]

So với các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới, nhìn chung qui mô KCN của Việt Nam thuộc loại trung bình và nhỏ. Bên cạnh một số ít các KCN có diện tích khá lớn như KCN Phú Mỹ I (954,4 ha), KCN Nhơn Trạch I (488 ha) còn rất nhiều KCN có qui mô rất nhỏ như KCN Đài Tư (40 ha), KCN Hiệp Hoà (30 ha), KCN Bình Chiểu (28 ha).[8]

Xét trên qui mô diện tích chiếm đất của các KCN ta có thể phân loại các KCN như sau: [7]

Qui mô nhỏ (dưới 100 ha): 27 khu Qui mô trung bình (100- 250 ha): 32 khu Qui mô khá lớn (trên 250 ha) :13 khu

• Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN

Tính đến hết tháng 8 năm 2002, tổng vốn đăng ký đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đạt 1.658 triệu USD và 10.589 tỷ VND trong đó các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư 296,6 triệu USD và 10589 tỷ VND, các doanh nghiệp liên doanh đầu tư 1.315,4 triệu USD , các doanh nghiệp 100 % vốn ĐTNN đầu tư 46 triệu USD. Tính trung bình vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho một KCN diện tích 13388,9m2 là 28,8 triệu USD (bình quân khoảng 183.000 USD/ha). KCN có qui mô vốn đăng ký xây dựng cơ sở hạ tầng lớn nhất hiện nay là KCN Nomura - Hải Phòng (163,5 triệu USD) và nhỏ nhất là KCN Quảng Phú - Quảng Ngãi (43,8 tỷ VND).[8]

Cho đến nay, vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp KCN, KCX có vốn doanh nghiệp nước ngoài đạt 4.195 triệu USD - bằng 31.1% vốn đầu tư đăng ký. So với mức thực hiện các dự án ĐTNN nói chung thì tỷ lệ này của các dự án KCN, KCX thuộc loại cao, thời gian xây dựng bình quân một dự án tương đối ngắn (khoảng 1-2 năm không vì trong KCN, KCX qui hoạch mặt bằng đã được xác định một cách có chi tiết, chủ dự án không phải lo công tác đền bù giải toả mặt bằng và xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ cho doanh nghiệp khi đi vào hoạt động. Nguồn vốn để xây dựng hạ tầng đối với

các KCN này chủ yếu từ nguồn tín dụng ưu đãi và từ tiền thuê đất ứng trước của các nhà đầu tư thứ cấp (đối với một số ít khu) và một phần nhỏ là vốn tự có của doanh nghiệp.[7]

Nhìn chung, tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN chưa đạt tiến độ như mong đợi. Ngoài một số KCN đã xây dựng xong hoặc cơ bản đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng như KCN Nomura-Hải Phòng; KCN Đà Nẵng; KCX Tân Thuận, Linh Trung (TP.HCM); KCN Amata, Biên Hoà II (Đồng Nai); KCN Việt Nam-Singapore, KCN Việt Hương (Bình Dương) với đầy đủ các hạng mục công trình như hệ thống giao thông, nội khu, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống đường dây và trạm điện, viễn thông, xử lý chất thải, nhất là hệ thống xử lý nước thải, cây xanh và công trình công cộng trong khu, các KCN còn lại đang trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng chuẩn bị xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.

c.Việc cho thuê lại đất.

Với phương thức kinh doanh vừa đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng vừa tranh thủ kêu gọi, thu hút đầu tư, đến hết năm 2001 các KCN đã cho thuê được 2.563 ha, chiếm gần 30% tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN (tính cả các doanh nghiệp Việt Nam có sẵn trong các khu). Một số KCN đã cho thuê được nhiều đất như KCN Biên Hoà II (243 ha trên tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 261 ha, tương đương 93,1%); KCX Tân Thuận (121 ha trên 210 ha, tương đương 57,7%); KCX Linh Trung (26,6 ha trên 43,5 ha, tương đương 60,9%). Có 3 KCN đã cho thuê gần hết diện tích đất công nghiệp giai đoạn I và hiện đang thực hiện giai đoạn II là KCN Việt Nam - Singapore (61,8 ha trên 204 ha, tương đương 30,3%), KCN Sài Đồng B (30 ha trên 73 ha, chiếm 41,1%), KCN Việt Hương (12,5 ha trên 31 ha, chiếm 40,3%).[7]

Nhìn chung các công ty hạ tầng hoạt động chưa hiệu quả. Tỷ lệ lấp đầy các KCN như vậy còn rất thấp, có đến 58/67 KCN chỉ cho thuê được dưới 50% thậm chí 0% trong đó có cả một số công ty đầu tư cơ sở hạ tầng tốt, đảm

bảo tiêu chuẩn quốc tế như KCN Amata (Đồng Nai), KCN Nomura (Hải Phòng), KCN An Đồn (Đà Nẵng). Theo các chuyên gia quốc tế về KCN thì một KCN hoặc một KCX được coi là thành công khi cho thuê được khoảng 80% diện tích đất công nghiệp và điều quan trọng hơn là phải thu hút được nhiều xí nghiệp sản xuất sản phẩm có chất lượng cao. Mục tiêu của các công ty phát triển hạ tầng KCN không phải là kinh doanh lấy lãi mà chủ yếu là tạo điều kiện để phát triển công nghiệp một cách có tập trung, có qui hoạch và thu hút công nghệ mới. Có lẽ đây cũng là một quan điểm tiến bộ mà các công ty phát triển hạ tầng KCN Việt Nam nên học hỏi.

• Giá trị sản lượng: Từ năm 1996 cho đến nay, hoạt động của các KCN, KCX đã có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 1999, các KCN đạt tổng giá trị sản lượng 1155 triệu USD. Năm 2000, giá trị sản lượng của các KCN đạt 1600 triệu USD, tăng 40% so với năm trước. Năm 2001, con số này tăng lên 25% so với năm 2000, cụ thể là đạt được 2000 triệu USD. Đến tháng 6/2002, chiều hướng tích cực này vẫn tiếp tục diễn ra (giá trị sản lượng của các KCN tiếp tục tăng lên tới 2560 triệu USD bằng 128% của năm 2001). Hơn nữa, chúng ta hoàn toàn có thể khả quan tin tưởng rằng trong những năm tới, sự tăng trưởng này sẽ còn cao hơn nữa. Các KCN phía Nam chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng của các KCN , đặc biệt là Đồng Nai với thế mạnh về công nghiệp chế biến dẫn đầu cả nước, với giá trị sản lượng công nghiệp năm 2001 đạt 604 triệu USD, chiếm 30% gía trị sản lượng của các KCN trong toàn quốc, năm 2002 (tính đến tháng 8) đạt doanh thu 665 triệu USD, thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ nhì với doanh thu 280 triệu USD vào năm 2001, chiếm 14% của cả nước, năm 2002 đạt doanh thu 307 triệu USD. Hiện nay, các KCN chiếm 12% giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP. Sản lượng này chưa tương xứng với nguồn vốn đầu tư cho các KCN, KCX (chiếm 60% đầu tư của toàn ngành công nghiệp), tuy nhiên, hiện nay kết quả này có chiều hướng ngày càng tăng lên một cách rõ rệt.[7]

• Về xuất khẩu: Trong lĩnh vực xuất khẩu, các KCN đặc biệt là các KCX đã có những đóng góp đãng kể. Nhìn chung, các donh nghiệp KCX có tỷ lệ xuất khẩu khá cao, trung bình đạt khoảng 65%, tốc độ tăng tăng xuất khẩu khá nhanh trong những năm gần đây. Có được kết quả đó là nhờ một phần vào những chính sách khuyến khích, ưu đãi dành cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của nhà nước trong thời gian qua. Các KCN cũng kết hợp được giữa xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ nội địa là 35% là còn cao.Việc tiêu thụ nội địa mang lại lợi ích cho cả phía doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đối với doanh nghiệp, thị trưòng nội địa với hơn 80 triệu dân có thu nhập ngày càng cao là một thị trường đầy tiềm năng, còn đối với nền kinh tế, những sản phẩm có chất lượng cao, thay thế hàng nhập khẩu sẽ tiết kiệm được ngoại tệ.

• Về nhập khẩu: Nền kinh tế Việt Nam nói chung đang ở trong tình trạng nhập siêu và đây cũng là thực trạng chung của các KCN. Tuy nhiên, tỷ lệ nhập siêu trung bình của các KCN thấp hơn tỷ lệ chung của toàn bộ nền kinh tế. Tỷ lệ nhập siêu của các KCN cao đó là do trong giai đoạn đầu đầu tư, sản xuất các nhà đầu tư phải đầu tư vào máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất.

2.6. Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN, KCX

Sự phát triển nhanh chóng của các KCN trong những năm gần đây cùng với sự nỗ lực của các công ty phát triển hạ tầng KCN, các KCN của Việt Nam đã trở thành địa chỉ hấp dẫn tại Việt Nam đối với các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà ĐTNN.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để xây dựng và phát triển khu công nghiệp và khu chế xuất ở việt nam đến năm 2018 (Trang 36 - 41)