Một nền kinh tế phát triển là mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của đất nước. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang hội nhập một cách nhanh chóng trên mọi phương diện, nền kinh tế nước ta còn nhiều yếu kém chúng ta cần thiết phải xây dựng những ngành mang tính chất chiến lược như thông tin, năng lượng, ngân hàng…Ngân hàng là ngành đòi hỏi phải có sự phát triển nhanh hơn một bước so với các ngành kinh tế khác. Hoạt động ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Bởi vì, ngân hàng là một ngành kinh doanh tiền tệ mà tiền tệ là một “ hàng hoá” đặc biệt cho nên một sự biến động nhỏ trên thị trường cũng tác động đến nền kinh tế. Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất nước, hệ thống ngân hàng cũng có những bước chuyển mình cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế mới. Trải qua hơn mười lăm năm đổi mới ngân hàng Hàng Hải Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần tích cực trong việc đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế với mức độ cao liên tiếp ở nước ta. Trong hoạt động của các Ngân hàng Thương mại (NHTM) Việt Nam hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn những rủi ro lớn cho các NHTM. Tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh ngân hàng và đang đặt ra những yêu cầu mới về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Trong hoạt động tín dụng, một nguyên tắc được đặt ra là các món vay của Ngân hàng phải có khả năng thu hồi vốn, đó là lý do mà công tác thẩm định luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ một Ngân hàng nào.Nhận thấy sự cần thiết cũng như vai trò công tác thẩm định tại Ngân hàng, và sau một thời gian thực tế tại Ngân hàng Hàng Hải cùng sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ hướng dẫn thực tập, tôi đã từng bước hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Chuyên đề tốt nghiệp của tôi có đề tài: “ Công tác thẩm định các dự án đầu tư dựng công nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.”Chuyên đề tốt nghiệp bao gồm hai phần: Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công nghiệp.Chương 2: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án nói chung và các dự án xây dựng công nghiệp nói riêng.Trong bản chuyên đề của mình, do còn nhiều hạn chế về kiến thức thẩm định và hiểu biết về các nghiệp vụ tín dụng trong thực tế nên không tránh khỏi những thiếu sót, do đó tôi rất mong được sự góp ý của các thày cô trong Bộ môn Kinh tế đầu tư để tôi có thể hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn: giáo viên hướng dẫn, Thạc sĩ Trần Thị Mai Hoa; tập thể cán bộ phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải, chi nhánh Long Biên đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP. 3
1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) 3
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Hàng Hải 3
1.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của một số phòng ban tại MSB 5
1.1.2.1 Cơ cấu tổ chức 5
1.1.2.2 Chức năng của ngân hàng 5
1.1.3 Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng 6
1.1.3.1 Hoạt động cho vay 6
1.1.3.2 Hoạt động huy động vốn 7
1.1.3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 8
1.2 Thực trạng công tác thẩm định khía cạnh tài chính các dự án đầu tư xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 9
1.2.1 Tổng quan về các dự án đầu tư vay vốn ngành xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 9
1.2.1.1 Đặc điểm, vai trò ngành công nghiệp xây dựng 9
1.2.1.2 Khái quát các dự án đầu tư vay vốn ngành xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng 11
1.2.1.3 Vai trò và yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp 11
1.2.2 Công tác tổ chức Thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công nghiệp 12
Trang 21.2.2.1 Quy trình thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công nghiệp.12 1.2.2.2 Phương pháp thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công
nghiệp 15
1.2.2.3 Nội dung công tác thẩm định tài chính các dự án đầu tư xây dựng công nghiệp 18
1.2.3 Ví dụ minh họa công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành xây dựng công nghiệp “Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất sắt uốn mỹ thuật Hưng Hải” 39
1.2.3.1 Thẩm định khách hàng vay vốn 39
1.2.3.2 Thẩm định phương án vay vốn 44
1.3 Đánh giá công tác thẩm định 70
1.3.1 Đánh giá chung về công tác thẩm định tại ngân hàng TMCP Hàng Hải 70
1.3.1.1 Những kết quả đạt được trong công tác thẩm định 71
1.3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 75
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN NÓI CHUNG VÀ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP NÓI RIÊNG 82
2.1 Định hướng của Ngân hàng trong thời gian tới 82
2.1.1 Định hướng và mục tiêu phát triển tổng quát của toàn Ngân hàng 82
2.1.1.1 Định hướng đối với hoạt động tín dụng: 83
2.1.1.2 Định hướng về công tác huy động vốn 84
2.1.1.3 Định hướng về phát triển mạng lưới dịch vụ của ngân hàng .84 2.1.2 Định hướng về công tác thẩm định nói chung 85
2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 87
Trang 32.2.1 Giải pháp chung cho công tác thẩm định các dự án xin vay vốn
tại Ngân hàng 87
2.2.1.1 Giải pháp về thông tin trong thẩm định dự án 87
2.2.1.2 Giải pháp về nội dung, phương pháp thẩm định 89
2.2.1.3 Giải pháp về tổ chức điều hành của Ngân hàng Hàng Hải đối với hoạt động thẩm định dự án nói chung 92
2.2.1.4 Giải pháp về tổ chức quản lý nhân sự 93
2.2.1.5 Giải pháp về hỗ trợ thẩm định 94
2.2.2 Giải pháp đối với công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công nghiệp 95
2.2.2.1 Hoàn thiện phương pháp và nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng công nghiệp 95
2.2.2.2 Thiết lập hệ thống thông tin và đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho công tác thẩm định dự án xây dựng công nghiệp: 102
2.2.2.3 Nâng cao, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ thẩm định dự án: 105
2.2.2.4 Giải pháp hỗ trợ cho công tác thẩm định dự án xây dựng công nghiệp 106
2.3 Kiến nghị 107
2.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước và các Bộ ngành 107
2.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) 108
2.3.3 Kiến nghị đối với chủ đầu tư 109
2.3.4 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Hàng Hải 109
KẾT LUẬN 112
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.
1 TMCP: Thương mại cổ phần
2 MSB: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
3 XDCN: xây dựng công nghiệp
16 KHCB: khấu hao cơ bản
17 TNDN: thu nhập doanh nghiệp
18 SXKD: sản xuất kinh doanh
19 TSĐB: tài sản đảm bảo
20 NH: Ngân hàng
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
***
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức phòng ban tại MSB
Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định tại Ngân hàng Hàng Hải
Sơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất sắt uốn mỹ thuật
Bảng 1.1: Bảng cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước
Bảng 1.2: Bảng nguồn vốn
Bảng 1.3: Bảng LÃI - LỖ
Bảng 1.4: Số dự án đã được cấp vốn tại ngân hàng TMCP Hàng Hải
Bảng 1.5: Phân tích nhu cầu, nguồn tài trợ VLĐ và chi phí VLĐ của Dự án
xây dựng công nghiệp:
Bảng 1.6 : Bảng khấu hao hàng năm
Bảng 1.7: Bảng kế hoạch trả nợ của dự án
Bảng 1.8: Bảng doanh thu
Bảng 1.9: Bảng dòng tiền của dự án
Bảng 1.10: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
Bảng 1.11: Bảng phân tích độ nhạy của dự án (bảng 1 chiều)
Bảng 1.12: Bảng phân tích độ nhạy khi biến động
đơn giá sản phẩm và chi phí NVL
Bảng 1.13: Bảng phân tích độ nhạy khi biến động chi phí NVL
và khả năng tiêu thụ sản phẩm
Bảng 1.14: Bảng phân tích độ nhạy tổng hợp
Bảng 1.15: Bảng cân đối kế toán công ty CP Hưng Hải
Bảng 1.16: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Hưng Hải.Bảng 1.17: Mạng lưới đại lý của CTCP Hưng Hải
Trang 6Bảng 1.18: Nhu cầu vốn cố định của dự án.
Bảng 1.19: Nhu cầu vốn lưu động của dự án
Bảng 1.20: Bảng Doanh thu của dự án
Bảng 1.21: Bảng chi phí tiền lương dự kiến
Bảng 1.22: Bảng Khấu hao
Bảng 1.23: Bảng dư nợ của dự án
Bảng 1.24: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kin doanh của dự án
Bảng 1.25: Bảng các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
Bảng 1.26: Bảng biến động khả năng tiêu thụ sản phẩm
Bảng 1.27: Bảng biến động đơn giá sản phẩm dự án
Bảng 1.28: Bảng biến động chi phí nguyên vật liệu
Bảng 1.29: Bảng biến động đơn giá bán sản phẩm cùng biến động chi phí
nguyên vật liệu
Bảng 1.30: Bảng biến động khả năng tiêu thụ sản phẩm cùng biến động chi
phí nguyên vật liệu
Bảng 1.31: Bảng nhận định rủi ro và các giải pháp phòng ngừa
Bảng 1.32: Khả năng trả nợ của các doanh nghiệp XDCN giai đoạn 2002 - 2006
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Một nền kinh tế phát triển là mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của đấtnước Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang hội nhập một cách nhanhchóng trên mọi phương diện, nền kinh tế nước ta còn nhiều yếu kém chúng tacần thiết phải xây dựng những ngành mang tính chất chiến lược như thôngtin, năng lượng, ngân hàng…
Ngân hàng là ngành đòi hỏi phải có sự phát triển nhanh hơn một bước
so với các ngành kinh tế khác Hoạt động ngân hàng là một trong những mắtxích quan trọng cấu thành sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế Bởi vì,ngân hàng là một ngành kinh doanh tiền tệ mà tiền tệ là một “ hàng hoá” đặcbiệt cho nên một sự biến động nhỏ trên thị trường cũng tác động đến nền kinh
tế Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất nước, hệ thống ngân hàngcũng có những bước chuyển mình cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnhkinh tế mới Trải qua hơn mười lăm năm đổi mới ngân hàng Hàng Hải ViệtNam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần tích cực trong việc đảm bảocho tăng trưởng kinh tế với mức độ cao liên tiếp ở nước ta
Trong hoạt động của các Ngân hàng Thương mại (NHTM) Việt Namhiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm
tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng là hoạt độngphức tạp, tiềm ẩn những rủi ro lớn cho các NHTM Tín dụng trong điều kiệnnền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập vẫn tiếp tục đóng một vai trò quantrọng trong kinh doanh ngân hàng và đang đặt ra những yêu cầu mới về nângcao hiệu quả hoạt động tín dụng Trong hoạt động tín dụng, một nguyên tắcđược đặt ra là các món vay của Ngân hàng phải có khả năng thu hồi vốn, đó
Trang 8là lý do mà công tác thẩm định luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng tronghoạt động kinh doanh của bất kỳ một Ngân hàng nào.
Nhận thấy sự cần thiết cũng như vai trò công tác thẩm định tại Ngânhàng, và sau một thời gian thực tế tại Ngân hàng Hàng Hải cùng sự hướngdẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ hướng dẫn thựctập, tôi đã từng bước hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này Chuyên đề tốt
nghiệp của tôi có đề tài: “ Công tác thẩm định các dự án đầu tư dựng công
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Thực trạng và giải pháp.”
Chuyên đề tốt nghiệp bao gồm hai phần:
Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công nghiệp.
Chương 2: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án nói chung và các dự án xây dựng công nghiệp nói riêng.
Trong bản chuyên đề của mình, do còn nhiều hạn chế về kiến thứcthẩm định và hiểu biết về các nghiệp vụ tín dụng trong thực tế nên khôngtránh khỏi những thiếu sót, do đó tôi rất mong được sự góp ý của các thày côtrong Bộ môn Kinh tế đầu tư để tôi có thể hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứucủa mình
Tôi xin chân thành cảm ơn: - giáo viên hướng dẫn, Thạc sĩ Trần Thị
Mai Hoa; - tập thể cán bộ phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải, chi nhánh Long Biên đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp này!
Trang 9CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP.
1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank).
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Hàng Hải.
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam gọi tắt là Ngânhàng TMCP Hàng Hải, tên giao dịch quốc tế là : Maritime Commercial StockBank (viết tắt là Maritime Bank – MSB)
Được thành lập theo giấy phép số 0001/ NH – GP ngày 08 tháng 06năm 1991 theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,giấy phép số 45/ GB – UB do Uỷ ban Nhân dân TP Hải Phòng cấp ngày 24 /
12 / 1991 Ngày 12 tháng 7 năm 1991, Ngân hàng chính thức khai trương và
đi vào hoạt động
Ngân hàng Hàng Hải được biết đến như là Ngân hàng thương mại cổphần đầu tiên của Việt Nam với Vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ và thời gian hoạtđộng là 25 năm.Maritime Bank có những cổ đông lớn là những tổ chức và tậpđoàn kinh tế lớn, có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh hàng đầu của Việt Nam:Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng Công ty Hàng HảiViệt Nam (VINALINES), Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), CụcHàng Không Việt Nam, tập đoàn Dệt – may Việt Nam (VINATEX), Công tyVận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Trải qua 17 năm xây dựng và phát triển, Maritime Bank đã khẳng địnhđược vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực cấp tíndụng trên thị trường Việt Nam Hiện nay, mạng lưới hoạt động của MaritimeBank trên khắp cả nước, tập trung tại các tỉnh và các thành phố lớn đó là
Trang 10Trung tâm kinh tế trọng điểm trên cả 3 miền: Miền Bắc (Hà Nội, Hải Phòng),Miền Trung(Đà Nẵng, Nha Trang) và Miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh,Vũng Tàu)… và mạng lưới Ngân hàng đại lí trên toàn cầu.
Với khẩu hiệu: “ tạo lập giá trị bền vững”, với phương châm hoạt động
“là người bạn đồng hành của quý khách hàng”, Maritime Bank luôn sát cánhcùng khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đến tiêu dùng, sẵn sàngcung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất của Ngân hàng
Chi nhánh Long Biên của Ngân hàng Hàng Hải là chi nhánh mới nhấtđược thành lập cho tới thời điểm này, sau chi nhánh tại phố Vọng
Trụ sở: tại số 217 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Ngọc Lâm, quận LongBiên, thành phố Hà Nội
Chi nhánh ra đời trong sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung,
và của Ngân hàng Hàng Hải nói riêng, sự cần thiết quảng bá thương hiệuNgân hàng, cũng như mở rộng địa bàn hoạt động, đáp ứng nhu cầu vay và chovay của khách hàng tại Gia Lâm
Ngày 06 – 08- 2007 : quyết định về việc mở chi nhánh Long Biên của
Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam Quyết định số 1833/QĐ– NHNN
Ngày 09- 08 – 2007 : quyết định về việc thành lập Ngân hàng TMCP
Hàng Hải Việt Nam Chi nhánh Long Biên: số 97/QĐ – NHNN
Ngày 09- 08 – 2007: quyết định bổ nhiệm ông Bùi Quyết Thắng giữ
chức vụ Giám đốc Maritime Bank Long Biên : số 98 / QĐ – NHNN
Trang 111.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của một số phòng ban tại MSB
1.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức NH Hàng Hải.
Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp – MSB Long Biên 1.1.2.2 Chức năng của ngân hàng
Ngân hàng Hàng Hải cũng như các Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàngthương mại khác có một số chức năng hoạt động chính như sau:
- Huy động tiết kiệm tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ
- Đầu tư dưới các hình thức: hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chứckinh tế, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước
- Làm đại lý ủy thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chínhthức của Chính phủ các nước và các tổ chức tài chính, tín dụng nướcngoài, đối với doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
- Thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng
và thanh toán quốc tế qua SWIFT
- Đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế
Trang 12- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức, cánhân trong và ngoài nước.
- Nhận chuyển tiền trong và ngoài nước
- Cho vay tài trợ hàng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi
- Kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhậpkhẩu, dịch vụ ngân hàng và chi trả kiều hối, thanh toán nhanh
- Đổi sec du lịch
- Bảo lãnh các khoản vay và thanh toán của các pháp nhân, thể nhântrong và ngoài nước
1.1.3 Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng.
1.1.3.1 Hoạt động cho vay.
Bảng 1.1: Bảng cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Nợ đủ tiêu chuẩn Nợ cần chú ý tiêu chuẩn Nợ dưới Nợ nghi ngờ năng mất vốn, Nợ có khả
1 Cho vay ngắnhạn 1.489.811 81.728,3 402.697 6.699,957 15.513,26 1.594.155,5
2 trung hạnCho vay 495.841 14.010 3.598 2.562,7 2.588,677 518.600,58
Trang 13Tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống tính đến năm 2006 đạt 97% sovới kế hoạch năm 2005 và bằng 140,3% so với dư nợ cho vay cùng kỳ nămtrước Chất lượng Tín dụng đã được nâng lên một bước đáng kể Điều này thểhiện ở tỷ lệ và số dư nợ xấu đều giảm so với năm 2005 Tại thời điểm cuốinăm 2006, tổng dư nợ xấu của MSB chỉ còn bằng 63,25% (trong khi tỷ lệ nàytại thời điểm cuối 2004 là 3,68% ) Trong năm qua mặc dù lãi suất cho vaytrên thị trường đã tăng cao, song với lãi suất đầu vào thấp, nên lãi suất chovay khách hàng của MSB vẫn có khả năng cạnh tranh cao.
1.1.3.2 Hoạt động huy động vốn.
Bảng 1.2: Bảng nguồn vốn
Đơn vị: triệu đồng.
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 576.370.345.163 353.522.830.492 Vay Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức
tín dụng khác
28.323.146.300 30.754.837.177
Vay Ngân hàng Nhà nước 28.323.146.300 30.754.837.177 Vay các tổ chức tín dụng khác
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư 3.333.608.424.461 2.015.102.659.034
Các khoản phải trả 121.532.023.490 72.031.222.145 Các khoản lãi cộng dồn dự trả 29.241.686.230 14.812.565.094 Tài sản nợ khác 43.962.855.254 1.144.498.189
Lãi/Lỗ năm nay 32.569.096.060
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 4.378.531.504.644 2.700.635.926.607
Nguồn: Báo cáo thường niên 2006.
Trang 14Năm 2006, toàn hệ thống đã thu được nhiều kết quả khả quan trong côngtác huy động vốn Điều đáng chú ý là tốc độ tăng nguồn vốn huy động củaMSB đạt cao hơn so với mặt bằng chung của toàn ngành Ngân hàng Tổngnguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư của MSB bằng 119% kếhoạch năm và tăng 65,4% so với 2005 Trong đó, các doanh nghiệp thuộcngành bưu chính viễn thông và Hàng hải vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trongnguồn vốn huy động của MSB
Tăng cường hiệu quả của hoạt động giao dịch liên ngân hàng: Nămqua hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam tăngtrưởng lớn, đạt doanh số hơn 24.000 tỷ đồng và có số dư đến 1.258,2 tỷ đồng,bằng 168,2% so với cùng kỳ 2005 Trong bối cảnh đó, ngoài việc đảm bảo dựtrữ thanh khoản, việc kinh doanh trong lĩnh vực này cũng mang lại thu nhậplãi ổn định cho MSB
1.1.3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh
Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có thể được đánh giá quabảng lãi lỗ
Thu nhập ngoài lãi ròng (69.227,23) (60.791,84)
-Nguồn: Báo cáo thường niên 2006.
Trang 15Về kết quả kinh doanh, chênh lệch thu chi trước trích lập dự phòng rủi robằng 237,9% so với năm 2005 Cổ tức đạt 11%/năm và sau 5 năm chưa có lợinhuận, nay MSB đã có lợi nhuận để thực hiện phân phối theo quy định củaPháp luật Đây thực sự là một nỗ lực vượt bậc của MSB sau 1 thời kỳ dài đầykhó khăn.
1.2 Thực trạng công tác thẩm định khía cạnh tài chính các dự án đầu tư xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
1.2.1 Tổng quan về các dự án đầu tư vay vốn ngành xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
1.2.1.1 Đặc điểm, vai trò ngành công nghiệp xây dựng.
Công nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng để tạo nên cơ sở vật chất
kỹ thuật cho xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của mỗi một nước.Chính vì vậy ngày nay xây dựng công nghiệp đang được quan tâm hàng đầutrong chương trình phát triển kinh tế của đất nước Do phát triển mạnh mẽ,xây dựng công nghiệp thường kéo theo sự phát triển quy mô các khu côngnghiệp và quy mô thành phố Xây dựng công nghiệp đang dần dần trở thànhmột nhân tố quan trọng để hình thành, phát triển và xây dựng các đô thị hiệnđại
Nhìn chung, tình hình xây dựng công nghiệp hiện đại được phát triểnvới một nhịp độ không ngừng gia tăng với tốc độ lớn, ở các nước phát triểnthuộc châu Âu, châu Mỹ, châu Á, … đã và đang xây dựng nhiều xí nghiệpcông nghiệp, hình thành nhiều khu công nghiệp hiện đại với quy mô lớn, cógiá trị không ngừng đối với nền kinh tế quốc dân Thực tế cho thấy, nhiềukhu công nghiệp thuộc các nước kể trên là nhân tố để hình thành các đô thị
Trang 16mới Ở Liên Xô cũ, 60% thành phố được xây dựng sau chiến tranh thế giớithứ II đã được hình thành trên cơ sở của xây dựng công nghiệp.
Hiện nay trong công cuộc xây dựng công nghiệp ở Việt Nam, Nhànước đã có nhiều chủ trương định hướng hợp lý hơn về các mặt: đầu tư,nghiên cứu lập dự án quy hoạch các khu công nghiệp mới, nghiên cứu tiếpnhận chuyển giao công nghệ sản xuất và công nghệ xây dựng tiên tiến cho các
xí nghiệp hiện đại có quy mô lớn, trung bình và nhỏ; cũng như việc bảo vệmôi trường sinh thái nói chung khi xây dựng công nghiệp,…
Có thể nêu ra một vài đặc điểm về ngành xây dựng công nghiệp như sau:
- Đòi hỏi số vốn cũng như lao động lớn tùy quy mô dự án Vốn nằmđọng trong suốt quá trình đầu tư Lao động thường được phân công lại khi dự
- Địa điểm thường hoạt động ở ngay ở nơi mà nó được tạo dựng nên Do
đó,các điều kiện về địa lý,địa hình tại đó có ảnh hưởng lớn đến dự án
- Đòi hỏi mặt bằng ở quy mô lớn để có thể đảm bảo và có thể mở rộngquy mô sản xuất để phát huy tác dụng sau này
- Chịu nhiều các yếu tố rủi ro do tính chất đòi hỏi quy mô lớn
- Đòi hỏi gần vùng nguyên liệu để tiết kiệm chi phí hay thị trường tiêuthụ
Trang 171.2.1.2 Khái quát các dự án đầu tư vay vốn ngành xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng.
Bảng 1.4: Số dự án đã được cấp vốn tại ngân hàng TMCP Hàng Hải.
Số dự án
Số tiền cho vay Số dự án
Số tiền cho vay
%dự án xây dựng công nghiệp 53.85 % 47.61% 57.14% 53,3%
Nguồn: Báo cáo hoạt động – Ngân hàng TMCP Hàng Hải.
Dựa vào bảng 4, có thể thấy rằng số dự án cũng như số tiền Ngân hàngcho các dự án xây dựng công nghiệp vay chiếm một tỉ trọng khá lớn (53,85%)
và tăng lên trong năm tiếp theo (57,14%), những con số này chiếm hơn mộtnửa tổng số cho vay của MSB Có thể lý giải được con số trên là do trongcông cuộc phát triển ở nước ta hiện nay công nghiệp được coi là ngành chủchốt đặc biệt quan trọng để xây dựng cơ sở vật chất thiết yếu cho đất nước.Rất nhiều khu công nghiệp, công ty xây dựng, nhà máy công nghiệp,… đã vàđang ra đời ngày một nhiều, do vậy mà nhu cầu về vốn xây dựng và sản xuất
là rất lớn Như vậy các dự án xây dựng công nghiệp đóng một vai trò quantrọng trong hoạt động tín dụng, là đầu mối, là khách hàng lớn của Ngân hàngthời gian qua
1.2.1.3 Vai trò và yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp.
Có thể thấy vai trò của ngành xây dựng công nghiệp đối với nền kinh tếViệt Nam trong thực tế những năm gần đây, và ngay trong bảng tỉ trọng các
dự án XDCN xin vay vốn tại Ngân hàng Hàng Hải Với vai trò đối với nềnkinh tế và xu hướng hiện nay như vậy nên việc các doanh nghiệp xin vay vốnxây dựng công nghiệp ngày càng nhiều, do vậy đòi hỏi các món vay phải
Trang 18được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi quyết định tài trợ - điều đó thể hiện vai tròcủa công tác thẩm định các dự án XDCN
Công tác thẩm định là một khâu quan trọng trong hoạt động tín dụngcủa Ngân hàng, mà qua đó, cán bộ tín dụng mới đưa ra được quyết định cấpvốn hay không cấp vốn cho khách hàng Trên thực tế, không phải dự ánXDCN nào khách hàng đưa ra nhằm vay vốn cũng khả thi về mặt pháp lýcũng như tài chính, do đó, cần phải có công tác thẩm định để kiểm tra rà soátlại phương án của khách hàng, tránh những rủi ro không cần thiết Như đãnhận định ở trên, XDCN là cả một quá trình dài, quy mô dự án khá lớn, đòihỏi khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại, nhiều lao động,… do vậy nó chứađựng rất nhiều những rủi ro; và để thực hiện được dự án thì công tác chuẩn bịphải hết sức cẩn trọng
Nhận thức được vai trò công tác thẩm định đối với các dự án XDCNnhư vậy, đòi hỏi CBTĐ phải có những hiểu biết kỹ lưỡng về công tác tổ chứcthẩm định tại Ngân hàng, từ đó đưa ra những nhận xét, nguyên nhân và đề ranhững giải pháp để hoàn thiện công tác thẩm định
1.2.2 Công tác tổ chức Thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công nghiệp
1.2.2.1 Quy trình thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công nghiệp
Trang 19Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải.
Chưa đủ điều kiệnthẩm định
Chưa đạt yêu cầu
Nguồn: Phòng tín dụng – MSB Long Biên.
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra sơ
bộ hồ sơ
Nhận hồ sơ để thẩm định
Thẩm định
Bổ sung, giải trình
Lập báo cáo, tờ
tra, kiểm soát
Trình duyệt Ban giám đốc
Đưa yêu cầu, giao
hồ sơ thẩm định
Chưa rõ
Trang 20Quy trình thẩm định trên được Ngân hàng xây dựng và áp dụng chungvới các loại dự án cho vay vốn, và với tùy từng loại dự án, nội dung các bướctrong quy trình có chút khác biệt Tuy nhiên, quy trình thẩm định dự án xâydựng công nghiệp vẫn phải đảm bảo đầy đủ các bước theo trình tự như sau:
Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu vay vốn:
Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án đến Ngân hàng, phòng tín dụng sẽ tiếp nhận
hồ sơ Trong trường hợp hồ sơ xin vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thìcán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung Khi đã đủ cơ
sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩmđịnh (Phòng thẩm định)
Bước 2: Thực hiện công việc thẩm định
Cán bộ thẩm định kiểm tra hồ sơ, thủ tục và các điều kiện vay vốn banđầu, đối chiếu vơi các quy định, chính sách tín dụng hiện hành của Nhà nước
và của MSB Cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư vayvốn và khách hàng xin vay vốn; nếu cần thiết, đề nghị khách hàng bổ sung hồ
sơ hoặc giải thích rõ thêm Phòng tín dụng sẽ tiếp xúc trực tiếp với kháchhàng và nộp hồ sơ để phòng thẩm định tiếp tục thẩm định Trong quá trình,cán bộ thẩm định thu thập thông tin về khách hàng và về khoản vay từ CIC vàcác nguồn thông tin khác
Bước 3: Lập báo cáo thẩm định.
Cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định, trình trưởng phòng tín dụngxem xét Báo cáo thẩm định hay tờ trình tín dụng đánh giá tính khả thi, hiệuquả của Dự án, phương án vay vốn và khả năng hoàn trả nợ vay của kháchhàng
Bước 4: Trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư:
Trang 21Trưởng phòng tín dụng kiểm tra thông qua hoặc yêu cầu cán bộ thẩmđịnh chỉnh sửa làm rõ nội dung Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung báocáo thẩm định, trình trưởng phòng ký Báo cáo thẩm định được nộp lên giámđốc, sau đó lưu hồ sơ và gửi trả hồ sơ kèm theo báo cáo thẩm định cho phòngtín dụng.
1.2.2.2 Phương pháp thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công nghiệp
Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công nghiệp, tùy theoquy mô, tính chất, đặc điểm của dự án, tùy khách hàng và những điều kiệnthực tế, cán bộ thẩm định sẽ sử dụng linh hoạt các phương pháp Và thôngthường, khi tiến hành thẩm định, thì cán bộ thẩm định không chỉ sử dụng một
mà kết hợp nhiều phương pháp, bởi mỗi phương pháp có ưu điểm nhất định.Một số phương pháp mà Ngân hàng áp dụng:
dự án và đưa ra những thông số cơ bản và tồn tại chính Nếu ngay từ bướcthẩm định tổng quát dự án đã không đạt yêu cầu thì không cần thẩm định chitiết nữa
Thẩm định chi tiết được tiến hành sau thẩm định tổng quát, việc tiếnhành này được tiến hành tỉ mỉ, chi tiết với từng nội dung của dự án, tùy xem
Trang 22đó là loại dự án gì… Trong quá trình thẩm định chi tiết, tùy từng nội dung màcán bộ thẩm định sẽ kết hợp phương pháp khác cho phù hợp.
b, Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu.
Đây là phương pháp thường được sử dụng trong thẩm định dự án xâydựng, trong đó có xây dựng công nghiệp Bởi nội dung của phương pháp này
là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định,các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, cũng như những kinhnghiệm thực tế Đối với hoạt động xây dựng thì luôn phải tuân theo một sốnhững tiêu chuẩn thiết kế, thông số kỹ thuật, chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấuvốn, suất đầu tư,…
Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau:
- Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do Nhànước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được
- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị của dự án xây dựng công nghiệp
- Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi
- Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn, suất đầu tư
- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhâncông, tiền lương,… của ngành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật
Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định có thể sử dụng kinh nghiệmcủa mình trong các dự án tương tự để kiểm tra tính hợp lý của các chỉ tiêu
- Các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư
- Các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành.Trong việc sử dụng phương pháp so sánh cần lưu ý, các dự án xâydựng chịu ảnh hưởng nhiều của giá cả nguyên vật liệu, quy định của chínhphủ, cho nên khi sử dụng phương pháp này cần vận dụng phù hợp với điều
Trang 23kiện và đặc điểm cụ thể của từng dự án và doanh nghiệp, tránh phương pháp
so sánh cứng nhắc máy móc
c, Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp này cũng được Ngân hàng sử dụng thường xuyên để kiểmtra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư, và cũng không thểthiếu được đối với dự án xây dựng công nghiệp
Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tàichính (lợi nhuận, NPV, IRR, …) khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đóthay đổi Phương pháp giúp cho cán bộ thẩm định biết dự án nhạy cảm vớiyếu tố nào, hay yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệuquả để từ đó ra được quyết định chính xác
Mức độ sai lệch so với dự kiến của các yếu tố ảnh hưởng đến dự án trôngnhững tình huống xấu thường được chọn từ 10% - 20% dựa trên cơ sở phântích những tình huống đó đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại và dự báo trongnhững năm tương lai
Quá trình phân tích độ nhạy dự án được tiến hành với 3 thông số chủ yếu thayđổi là: khả năng thay đổi sản phẩm, đơn giá bán sản phẩm và chi phí nguyênvật liệu
cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu, và các đầu vào khác
e, Phương pháp triệt tiêu rủi ro.
Trang 24Dự án xây dựng công nghiệp có thời gian thực hiện dự án, thời gianhoàn vốn thường rất dài do đó có nhiều rủi ro có thể phát sinh trong quá trìnhthực hiện Để đảm bảo tính vững chắc về hiệu qủa của dự án, phải dự đoánmột số rủi ro, nhận định một số rủi ro thường gặp, sau đó tiến hành phân tíchrủi ro để xem những rủi ro đó có thể khắc phục được hay không Nếu rủi rokhông thể khắc phục được, làm ảnh hưởng tới dự án, thì cán bộ thẩm định sẽcùng với những yếu tố bất ổn khác đưa ra quyết định không cho vay vốn Ngân hàng Hàng Hải thường đưa ra những nội dung phân tích rủi ro cho
dự án xây dựng như sau:
+ Rủi ro về cơ chế chính sách
+ Rủi ro về tiến độ thực hiện
+ Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán
+ Rủi ro về môi trường, xã hội
+ Rủi ro về vĩ mô: tỷ giá, lạm phát, lãi suất,…
+ Các loại rủi ro khác
1.2.2.3 Nội dung công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công nghiệp.
a Kiểm tra hồ sơ vay vốn.
CBTD kiểm tra về mặt số lượng, tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ và
sự phù hợp giữa các hồ sơ Các loại giấy tờ trong hồ sơ vay vốn của dự án đầu
tư xây dựng công nghiệp là:
- Các loại giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý của bên vay:
Quyết định hoặc giấy phép thành lập doanh nghiệp của chủ đầu tư, haycác văn bản có giá trị pháp lý xác nhận tư cách pháp nhân và điều kiện hànhnghề của chủ đầu tư xây dựng công nghiệp
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh:
+ Các quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền
Trang 25+ Báo cáo đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật
+ Các giấy phép có liên quan đến môi trường, quy hoạch, phòng cháychữa cháy,…
- Các loại giấy tờ phản ánh tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinhdoanh của bên vay:
+ Các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp 2, 3 năm liền kề trước thờiđiểm đầu tư;
+ Các văn bản khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
- Các loại giấy tờ phản ánh tài sản bảo đảm tiền vay:
+ Quyết định cho vay của cấp có thẩm quyền
+ Văn bản chứng từ đồng ý thế chấp bằng các tài sản cụ thể, và văn bảnliên quan đến chủ sở hữu tài sản
Đối với các khách hàng vay vốn lần đầu tại Ngân hàng Hàng Hải cầnxuất trình các loại giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý của bên vay Các lần vaytiếp theo, khách hàng không cần phải lập lại các loại giấy tờ phản ánh tư cáchpháp lý của bên vay, song phải bổ sung trong trường hợp có thay đổi như:tăng vốn điều lệ, bổ sung ngành hàng kinh doanh, thay đổi chủ sở hữu, thayđổi người đứng đầu doanh nghiệp, thay đổi kế toán trưởng, …
b, Thẩm định, đánh giá doanh nghiệp xây dựng công nghiệp.
Cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn xây dựngcông nghiệp về các phương diện:
- Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng: như quyết định thành lập,giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề,…
Trang 26- Xem xét năng lực, phẩm chất của khách hàng; phải bảo đảm năng lực
về chuyên môn, năng lực tổ chức, quản lý, điều hành, uy tín trong hoạt độngkinh doanh của khách hàng
- Xem xét năng lực kinh doanh của khách hàng: về kế hoạch kinh doanh,
kế hoạch sản phẩm, phân phối, khả năng mở rộng thị phần, tổ chức quản lýhoạt động kinh doanh, nguồn nhân lực thực hiện dự án,…
- Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng cả trong hiện tại và dựbáo trong tương lai Năng lực tài chính của doanh nghiệp xây dựng côngnghiệp là khả năng đảm bảo về vốn và các điều kiện tài chính của doanhnghiệp đó để có thể thực hiện phần dự án đề ra Đây là một trong những tiêuchí quan trọng giúp Ngân hàng lựa chọn được doanh nghiệp có đủ năng lựcthực hiện và trả nợ Tài chính có lớn mạnh mới có thể thực hiện được cáccông trình lớn và cung cấp vốn đầy đủ kịp thời cho công trình, không để xảy
ra tình trạng thiếu vốn làm cho các công trình đang thi công bị dở dang, đìnhtrệ Năng lực tài chính mạnh còn giúp doanh nghiệp có điều kiện áp dụngnhiều biện pháp cạnh tranh khác như: giảm giá, quảng cáo,…
Trang 27+ Tính hợp lý của doanh thu, vòng quay vốn lưu động…
+ Xác định tổng nhu cầu vốn, vốn tự có tham gia và nhu cầu vốn xin vaycủa khách hàng
- Đối với các dự án vay vốn trung – dài hạn, CBTD tập trung các vấn đềsau:
+ CBTD tập hợp đủ các hồ sơ của dự án và xem xét kỹ lưỡng khẳng địnhđược cơ sở pháp lý của dự án
+ Phân tích tài chính dự án: xác định tổng mức đầu tư (vốn cố định, vốnlưu động); nguồn vốn đầu tư (vốn tự có, vốn đi vay, ); tính toán mức chovay, thời hạn cho vay, kế hoạch và khả năng trả nợ
+ Phân tích hiệu quả dự án: bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội(tạo công ăn việc làm, tận dụng tài nguyên, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cảithiện kinh tế,…)
+ Phân tích tính khả thi của dự án: xem xét kỹ và toàn diện về khả năngtrả nợ của dự án; thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ (xem xét kỹ về sảnphẩm, thị trường hiện có, hệ thống và phương thức bán hàng, giá, khả năngcạnh tranh), thị trường nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào (nguồn và khảnăng cung cấp, tính ổn định, khả năng thay thế…); công nghệ và tài sản cốđịnh của dự án; tổ chức quản lý sản xuát và lao động, các tác động kháchquan khác
+ Xác định khả năng trả nợ đến hạn (gốc, lãi) của khách hàng
d, Thẩm định chi tiết dự án
Sau khi thẩm định được tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn, thẩm định kháchhàng vay vốn, và có những nhận xét ban đầu về dự án có hiệu quả, cán bộThẩm định tiến hành thẩm định chi tiết dự án đầu tư xây dựng công nghiệp để
Trang 28xác nhận lần nữa sự phù hợp cũng như phát hiện những sơ hở của dự án nhằmđưa ra được những quyết định cho vay vốn chính xác.
Thẩm định chi tiết dự án xây dựng công nghiệp Ngân hàng thường thẩmđịnh đầy đủ các khía cạnh sau:
- Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án
- Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án
- Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án
- Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án
Đối với dự án xây dựng công nghiệp, nghiệp vụ thẩm định của Ngânhàng có những nội dung đặc trưng hơn được trình bày dưới đây:
d1, Thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án
Cũng như các dự án xin vay vốn khác, công tác thẩm định luôn được bắtđầu bằng nội dung thẩm định khía cạnh pháp lý đối với dự án xây dựng côngnghiệp
Hồ sơ pháp lý theo quy chế cho vay đối với khách hàng của MSB (đốivới doanh nghiệp) bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạtđộng; đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Giấy phép hoạt độnghoặc giấy phép đầu tư
- Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (đói vớingành nghề phải có theo quy định của Pháp luật);
- Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu; Giấy chứng nhận đăng ký mã thuế;
- Điều lệ tổ chức và hoạt động và Quyết định chuẩn y hoặc phê duyệtĐiều lệ của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
Trang 29- Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ, Tập đoàn, Tổng công ty
mà Công ty vay vốn là công ty con, công ty thành viên
- Quy chế tài chính và các quy chế quản lý nội bộ khác liên quan trựctiếp đến việc vay vốn (nếu có);
- Các quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật, kế tóan trưởng
- Danh sách thành viên Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Kế toán trưởng;
- Danh sách các cổ đông hoặc thành viên công ty sở hữu từ 5% vốn điều
lệ của công ty trở lên
Hồ sơ bảo đảm tiền vay gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất hoặc giấy tờchứng minh quyền sở hữu tài sản bảo đảm tiền vay
- Giấy tờ xác định thẩm quyền quyết định về bảo đảm tiền vay
- Các giấy tờ khác liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay
d2.Thẩm định mục đích và sự cần thiết đầu tư dự án XDCN.
- Quy hoạch phát triển kinh tế ngành của dự án XDCN, sự phù hợp của
dự án trong xu thế phát triển ngành công nghiệp và vùng địa phương
- Sự cần thiết mở rộng quy mô và nhu cầu phát triển nội tại của kháchhàng vay vốn
- Phân tích đánh giá vị trí và ảnh hưởng của dự án xin vay vốn trongchiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của khách hàng
d3, Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.
- Phân tích nhu cầu hiện tại về sản phẩm, dịch vụ của dự án – so sánh vớicác sản phẩm công nghiệp cùng loại
- Đánh giá những dự kiến về thị trường mục tiêu và thị phần sản phẩmcủa dự án, các đối thủ cạnh tranh trong công nghiệp
Trang 30- Đánh giá các phương án tiếp thị, quảng bá sản phẩm của dự án, phươngthức tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm công nghiệp.
d4, Phân tích khả năng cung cấp yếu tố đầu vào của dự án xây dựng công nghiệp.
- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu: nguyên vật liệu cung cấp cho dự ánxây dựng công nghiệp xa hay gần nơi xây dựng dự án; phương thức vậnchuyển, khả năng tiếp nhận; khối lượng khai thác co thỏa mãn công suất dự
án không; giá cả, quy luật biến động của giá cả nguyên vật liệu
- Nguồn cung cấp điện nước, nhiên liệu: xem xét nhu cầu điện nước vàcác giải pháp đảm bảo hoạt động của dự án
- Nguồn cung cấp lao động (nguồn nhân công)
- Nguồn cung cấp đầu vào khác
d5, Thẩm định nội dung về phương diện kỹ thuật của dự án xây dựng công nghiệp.
- Trong dự án xây dựng công nghiệp thì địa điểm xây dựng là yếu tố hết sức quan trọng để đánh giá tính hiệu quả của dự án, do đó cần xem xét
và đánh giá.
+Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay
không, có gần các nguồn cung cấp nguyên liệu, điện nước và thị trường tiêuthụ không, có nằm trong quy hoạch công nghiệp hay không
+Cơ sở vật chất hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư như thế nào;
đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác
+Địa điểm xây dựng có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự áncũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trườngnguyên nhiên vật liệu, tiêu thụ
Trang 31- Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án: là yếu tố đầu ra quyết định lợi nhuận cũng như khả năng trả nợ Ngân hàng.
+ Công suất thiết kế của Dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khảnăng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ sản phẩm haykhông?
+Sản phẩm của Dự án là mới hay đã có trên thị trường?
+Quy cách, mẫu mã, phẩm chất của sản phẩm công nghiệp
+Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không?
- Dự án xây dựng công nghiệp luôn phải sử dụng các ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất sản phẩm do vậy cần thiết thẩm định yếu tố công nghệ, thiết bị của dự án.
Việc tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị không những tăng năng lựccạnh tranh, mà còn đáp ứng được yêu cầu về tiến độ và chất lượng thi côngcông trình
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, ngành xây dựng đã tiếp cậnnhiều công nghệ mới, trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầuphát triển trong lĩnh vực xây dựng để đảm đương thi công những công trình
có quy mô lớn, hiện đại về công nghệ, để đấu thầu các công trình xây dựng.Nhiều công đoạn thủ công đã được thay thế bằng máy móc như bê tông trộnsẵn, cốp pha trượt, thang máy chuyển vật liệu lên cao, máy móc đưa vào xử lýnền móng công trình trong điều kiện địa hình phức tạp, xây dựng nhà caotầng, kết cấu treo, thi công công trình ngầm…ở các đơn vị thi công xây lắp
+Quy trình, công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nàocủa thế giới
+Công nghệ có phù hợp với trình độ công nghệ hiện tại của Việt Nam
Trang 32+Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý không? Có đảm bảocho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ không.
+Xem xét đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danhmục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất
+ Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩmthì thiết bị này có đáp ứng được hay không
+Giá cả thiết bị, phương thức thanh toán có hợp lý không, đáng ngờkhông
+Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị cóchuyên xuất các thiết bị của dự án không
Khi đánh giá về mặt công nghệ thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết,kinh nghiệm đã tích luỹ của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhàchuyên môn, trong trường hợp cần thiết có thể đề suất với lãnh đạo thuê tưvấn chuyên nghành để việc thẩm định được chính xác và cụ thể
- Quy mô, giải pháp xây dựng công nghiệp.
+ Xem xét quy mô xây dựng giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự
án hay không, có tận dụng được cơ sở vật chất hiện có hay không
+ Tổng dự toán/dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mụcnào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cầnthiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không
+ Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị cóphù hợp với thực tế hay không
+ Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nước …
d6, Thẩm định tổ chức điều hành quản trị dự án xây dựng công nghiệp.
Trang 33- Xem xét trình độ, kinh nghiệm của doanh nghiệp xây dựng côngnghiệp.
- Xem xét các tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế, thi công về khả năngchuyên môn, kinh nghiệm, uy tín, năng lực thi công và tổ chức quản lý phùhợp với yêu cầu của dự án công nghiệp
- Xem xét khả năng tổ chức quản lý dự án khi đi vào vận hành (khaithác)
d7, Thẩm định hiệu quả cũng như khả năng trả nợ của dự án XDCN (thẩm định tài chính).
Hồ sơ đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp xây dựng côngnghiệp cũng như hồ sơ của các doanh nghiệp xin vay vốn khác phải bao gồm:
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng công nghiệp
- Báo cáo tài chính của 3 năm gần nhất và báo cáo tài chính quý gầnnhất: Bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả họat động sản xuất kinh doanh;bản thuyết minh báo cáo tài chính; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Xác nhận báocáo thuế
- Đối với doanh nghiệp hoạt động chưa quá 02 năm, cần gửi báo cáo tàichính đến thời điểm gần nhất
- Các hợp đồng kinh tế liên quan
Hồ sơ bảo đảm tiền vay bao gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất hoặc giấy tờchứng minh quyền sở hữu tài sản bảo đảm tiền vay;
- Giấy tờ xác định thẩm quyền quyết định về bảo đảm tiền vay;
- Các giấy tờ khác liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay
Trang 34Các nội dung thẩm định tài chính của dự án xây dựng công nghiệp cũng chính là nội dung thẩm định các dự án nói chung, bởi xây dựng công nghiệp là lĩnh vực khá rộng và là khách hàng chính của Ngân hàng.
Thẩm định mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư xây dựng công nghiệp, tiến độ bỏ vốn và tính khả thi phương án nguồn vốn.
Tổng vốn đầu tư dự án:
- Vốn đầu tư xây dựng: kiểm tra nhu cầu xây dựng các hạng mục côngtrình, mức độ hợp lý của đơn giá xây dựng (bằng kinh nghiệm từ các dự án đãtriển khai, tương tự)
- Vốn đầu tư thiết bị: dựa vào danh mục thiết bị kiểm tra giá mua chi phívận chuyển, bảo quản, lắp đặt, chi phí chuyển giao công nghệ nếu có
- Chi phí khác: cần được tính toán, kiểm tra theo quy định hiện hành củaNgân hàng
Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xem xét nhu cầu vốn lưuđộng cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án
Bảng 1.5 Phân tích nhu cầu, nguồn tài trợ VLĐ và chi phí VLĐ của Dự
án xây dựng công nghiệp:
Khoản mục Số ngày dự trữ
Số vòng quay 360/số ngày
dự trữ
Nhu cầu Năm 1 Năm 2 Năm …
1 Nhu cầu tiền mặt tối thiểu
2 Các khoản phải thu
Trang 35- Nhu cầu tiền mặt tối thiểu: được xác định dựa trên các yếu tố sau:
- Các khoản phải thu:
+ Số ngày dự trữ: dựa vào đặc điểm ngành hàng và chính sách bán chịucủa doanh nghiệp
+ Cánh tính: bằng tổng doanh thu trong năm chia cho số vòng quay
- Hàng tồn kho: bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm;cánh tình dựa trên giá thành và vòng quay hàng tồn kho
Tiến độ bỏ vốn:
Xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từnggiai đoạn như thế nào, có hợp lý không để đảm bảo tiến độ thi công Việc xácđịnh tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn trong từng giai đoạn sẽ làm cơ sở choviệc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xácđịnh thời gian vay trả
Cơ cấu nguồn vốn:
- Vốn chủ sở hữu: Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cán bộthẩm định rà soát từng loại nguồn vốn tham gia dự án; đánh giá khả năngtham gia của nguồn vốn chủ sở hữu
- Vốn vay: Cần xem xét độ tin cậy về khả năng, tiến độ thực hiện
- Vốn trợ cấp (nếu có): cần xem xét các cam kết bảo đảm của các cấp cóthẩm quyền đối với nguồn vốn ngân sách
Trang 36Bên cạnh việc xem xét cơ cấu nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, cán
bộ thẩm định cũng cần xem xét đến chi phí phải bỏ ra để có được nguồn vốntài trợ này Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng cần cân đối giữa nhu cầu vốn đầu
tư và khả năng tham gia tài trợ cho dự án của các loại nguồn vốn để đánh giáđược tính khả thi của phương án nguồn vốn
Thẩm định việc xác định doanh thu – chi phí – lợi nhuận – dòng tiền của dự án:
Thẩm định việc tính toán chi phí sản xuất hàng năm.
Chi phí sản xuất hàng năm bao gồm các chi phí sau:
- Kiểm tra chi phí hoạt động hàng năm của dự án: bao gồm chi phínguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí điện nước, chi phínhân công, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí giám sát thi công
Lập biểu tổng hợp chi phí sản xuất qua các năm Ngân hàng còn kiểm trachi phí theo hai loại là: Định phí và biến phí
- Kiểm tra cách tính khấu hao tài sản cố định và phân bổ khấu hao vàogiá thành sản phẩm của dự án
Bảng 1.6 : Bảng khấu hao hàng năm
I Nhà xưởng
- Nguyên giá
- Đầu tư thêm trong kỳ
- Khấu hao trong kỳ
- Giá trị còn lại trong kỳ
II Thiết bị
- Nguyên giá
- Đầu tư thêm trong kỳ
- Khấu hao trong kỳ
- Giá trị còn lại
III Tổng cộng
Nguồn: Nội dung thẩm định của Ngân hàng Hàng Hải.
- Kiểm tra việc tính lãi vay và kế hoạch trả nợ của dự án
Bảng 1.7: Bảng kế hoạch trả nợ của dự án
Trang 37Kế hoạch trả nợ gốc hàng
năm
Từ khấu hao cơ bản %
Từ lợi nhuận sau thuế %
Từ lợi nhuận dự án để lại
- Số tiền trả nợ gốc bình quân:
- Thời gian trả nợ gốc = Tổng vốn vay / Trả nợ gốc bq
- Thời gian ân hạn
- Thời gian vay = thời gian trả nợ + thời gian ân hạn
Thẩm định việc tính toán doanh thu.
Doanh thu từ dự án công nghiệp bao gồm doanh thu từ sản phẩm chính,sản phẩm phụ, … Dựa vào kế hoạch sản xuất (cơ sở công suất khả thi, mứcsản xuất dự kiến) và tiêu thụ hàng năm của dự án (sản lượng hàng năm, giá ánmột đơn vị sản phẩm) để xác định doanh thu tính cho từng năm hoạt động Kiểm tra lại tính chính xác của bảng doanh thu:
Trang 38C Doanh thu từ phế liệu, phế phẩm
D Dịch vụ cung cấp cho bên ngoài
Tổng doanh thu chưa có thuế VAT
Nguồn: Nội dung thẩm định của Ngân hàng Hàng Hải.
Thẩm định lợi nhuận, dòng tiền của dự án.
- Dựa trên số liệu về doanh thu, chi phí của dự án, cán bộ thẩm định tiếnhành tính mức lỗ lãi hàng năm của dự án Việc tính toán được thể hiện cụ thểqua bảng: Dòng tiền của dự án có thể chung vào bảng
Trang 39b Chi phí khấu hao
c Chi phí lãi vay
3 Lợi nhuận trước thuế (1-2)
(Dòng tiền vào – dòng tiền ra)
Nguồn: Nội dung thẩm định của Ngân hàng Hàng Hải.
Thẩm định tính hiệu quả của dự án.
(tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính)
Bảng 1.10: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
Nguồn: Nội dung thẩm định của Ngân hàng Hàng Hải.
Lần lượt tính các chỉ tiêu tài chính trên
Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng: NPV là chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi của cả đời dự án đưa về cùng thời điểm hiện tại
r) (1
C r)
(1
B
n
n 1 i 1
nNPV
Trang 40 Bi: Khoản thu của dự án ở năm i (Doanh thu thuần năm i, giá trịthanh lý tài sản cố định, vốn lưu động bỏ ra ban đầu được thu về ở cuối đời
dự án)
phí vận hành hàng năm)
r: Tỷ suất chiết khấu được chọn
Chỉ tiêu NPV được coi là chỉ tiêu đầu tiên quan trọng để đánh giá hiệuquả tài chính của dự án đầu tư
- Dự án được chấp nhận khi NPV >= 0
- Dự án không được chấp thuận khi NPV < 0
Chỉ tiêu tỉ suất hoàn vốn nội bộ: IRR
Chỉ tiêu IRR là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tínhchuyển các khoản thu, chi về cùng mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽcân bằng với tổng chi, tức NPV = 0
Việc tính IRR của dự án được Ngân hàng áp dụng phần mềm MicrosoftExcel để tính
Trong đó: r 2 > r 1 và r 2 - r 1 ≤ 5%
NPV 1 > 0 gần 0, NPV 2 < 0 gần 0
Nếu IRR > r: Dự án đầu tư có hiệu quả tài chính
Nếu IRR < r: Dự án đầu tư không có hiệu quả
NPV 1
IRR= r 1 + (r 2 - r 1 )
NPV 1 - NPV 2