Đánh giá chung về công tác thẩm định tại ngân hàng TMCP Hàng Hải.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 84)

- Định kỳ kiểm tra và định giá lại tài sản đảm bảo Yêu cầu mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo

2. Hồ sơ thiết kế công trình:

1.3.2. Đánh giá chung về công tác thẩm định tại ngân hàng TMCP Hàng Hải.

Thứ nhất, mặc dù về cơ bản quá trình thẩm định dự án trên đã tuân theo các bước của quy trình thẩm định, tuy nhiên về các nội dung thẩm định dự án có một số nội dung chưa được chú trọng đúng mức. Cụ thể như:

- Về thẩm định khía cạnh kỹ thuật: thực chất là dựa trên những luận chứng mà khách hàng đưa ra, rồi dựa vào đó để đưa ra nhận xét đánh giá. Chưa có cán bộ kỹ thuật chuyên trách đi kiểm tra, khảo sát thực tế kỹ thuật sắt uốn này.

- Về thẩm định hiệu quả tài chính dự án, các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá là NPV, IRR, hệ số trả nợ là hợp lý tuy nhiên thẩm định mới chỉ dừng lại ở việc tính toán các chỉ tiêu mà chưa có sự phân tích, so sánh, đánh giá.

Thứ hai, bên cạnh nội dung thẩm định dự án , vấn đề thẩm định khách hàng cũng như các hồ sơ, tài liệu cần thiết cũng cần thẩm định chi tiết hơn, vì đối với dự án này là doanh nghiệp mới thành lập, chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh, và cũng mới lập tài khoản tại Ngân hàng.

1.3.2. Đánh giá chung về công tác thẩm định tại ngân hàng TMCP HàngHải. Hải.

1.3.2.1. Những kết quả đạt được trong công tác thẩm định.

Hiện nay, Ngân hàng TMCP Hàng Hải đã ban hành quy trình cho vay thống nhất đối với toàn hệ thống ngân hàng. Quy trình được xây dựng trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, các bộ phận chức năng, sự phối hợp này diễn ra một cách khá hiệu quả và phát huy được tính độc lập của mỗi bộ phận nhưng không xảy ra tình trạng chồng chéo.

Về phương pháp thẩm định:

Phương pháp thẩm định tài chính dự án được tiến hành dựa trên sự kết hợp phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp phân tích độ nhạy là chính, nhưng vẫn phân tích cả rủi ro và đôi lúc sử dụng phương pháp so sánh chỉ tiêu.

Về nội dung thẩm định

Nội dung thẩm định dự án tại Ngân hàng hiện nay khá chi tiết và ngày càng được hoàn thiện đầy đủ hơn. Nếu trước đây, Ngân hàng chỉ tập trung thẩm định tài chính cả dự án thì nay Ngân hàng đã thẩm định tất cả các nội dung của dự án từ thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án, thẩm định thị trường, thẩm định kỹ thuật, thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội… Việc xem xét các nội dung của dự án giúp Ngân hàng đưa ra quyết định tài trợ cho dự án một cách chính xác hơn, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án, nâng cao chất lượng, hiệu quả của dự án.

Từ việc thu thập tương đối đầy đủ các thông tin về dự án, phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án Ngân hàng thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án vay vốn. Trong nội dung này Ngân hàng rất chú trọng đến việc thẩm định tổng vốn đầu tư dự án, xem xét đánh giá tổng mức đầu tư của dự án đã tính toán hợp lý hay chưa hợp lý, tổng vốn đầu tư đã được tính đủ các khoản cần thiết hay chưa. Tiếp đó sẽ thẩm định tính hợp lý của các bảng dòng tiền. Để đánh giá hiệu quả tài chính

dự án đầu tư, Ngân hàng thường sử dụng 3 chỉ tiêu sau để đánh giá: NPV, IRR, DSCR; đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư.

Nhìn chung, hầu hết các dự án đều được Ngân hàng thẩm định nghiêm túc theo quy trình nội dung, chỉ có một số ít dự án nhỏ khi thẩm định đã rút ngắn bớt một vài nội dung. Nhưng việc rút ngắn một số bước trong quy trình thẩm định tài chính dự án không những không ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án mà còn rút ngắn được thời gian thẩm định của Ngân hàng.

Nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định.

Nguồn số liệu do khách hàng cung cấp được cán bộ thẩm định tiến hành phân tích, đánh giá độ chính xác của các nguồn thông tin. Ngân hàng đánh giá tính chính xác của thông tin thông qua việc so sánh dự án đang xem xét với các dự án tương tự, hoặc đánh giá thông qua việc nghiên cứu thị trường.

Ví dụ, Ngân hàng trực tiếp đén gặp gỡ khách hàng tại nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để kiểm tra việc sản xuất kinh doanh, phỏng vấn khách hàng xin vay để làm rõ những vấn để chưa rõ ràng trong hồ sơ… Do đó nhìn chung ngân hàng đã xử lý khá tốt nguồn thông tin đầu vào, điều này góp phần hoàn thiện hơn nữa chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Cán bộ thẩm định tăng cả số lượng lẫn chất lượng.

Đáp ứng yêu cầu ngày càng mở rộng về quy mô cũng như chất lượng của ngan hàng, lượng cán bộ nói chung và cán bộ thẩm định nói riêng ngày càng tăng. Hàng năm, Ngân hàng đều tuyển thêm nhân viên mới với tiêu chí tuyển dụng ngày càng cao, chế độ đãi ngộ ngày càng tốt.

Bằng hình thức thi tuyển và phỏng vấn trực tiếp, Ngân hàng sẽ lựa chọn những ứng viên ưu tú, được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ trẻ trung năng động nhiệt tình và sáng tạo nên họ làm việc tương đối hiệu quả. Bên cạnh đó , Ngân hàng cũng có những cán bộ làm việc lâu năm nhiều kinh nghiệm, và những cán bộ trẻ có thể học hỏi ở họ nhiều kinh nghiệm.

 Kết quả từ công tác thẩm định dự án XDCN có thể được nhìn rõ hơn qua

tình hình dư nợ của dự án cho vay.

Bảng 1.32: Khả năng trả nợ của các doanh nghiệp XDCN giai đoạn 2002 - 2006.

Đơn vị: triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm

2002

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 năm 2006

Tổng dư nợ 975.678 1.235.126 1.632.848 2.012.437 2.332.739 Dư nợ đối với dự án

XDCN 725.584 956.885 1.133.786 1.564.472 1.775.612 Nợ quá hạn XDCN 43.022 50.552 62.048 70.435 86.062 Tỷ lệ NQH/ Tổng dư nợ 4,41% 4,1% 3,8% 3,5% 3,4% Tỷ lệ NQH/ Dư nợ XDCN 5,9% 5,3% 5,5% 4,5% 4,51%

Nguồn: Phòng tín dụng tại hội sở MSB.

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn dự án XDCN so với tổng dư nợ toàn Ngân hàng có xu hướng giảm. Năm 2002, tỷ lệ dư nợ XDCN/Tổng dư nợ là 4,41% và đã giảm xuống mức 3,4% vào năm 2006. Tương tự như vậy đối với tỉ lệ nợ quá hạn so với dư nợ XDCN, con số giảm từ 5,9% năm 2002 xuống còn 4,51% năm 2006. Điều này cho thấy khả năng trả nợ của các dự án XDCN ngày càng cao, số nợ xấu khó đòi giảm xuống, chứng tỏ công tác thẩm định cho vay vốn đã tiến bộ hơn.

1.3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân.

A. Hạn chế.

Về phương pháp thẩm định:

Mặc dù đã áp dụng hầu hết các phương pháp thẩm định vào công tác thẩm định, tuy nhiên việc áp dụng các phương pháp này trong Ngân hàng còn khá sơ sài, hạn chế.

Phương pháp so sánh: chỉ đơn thuần so sánh giản đơn xem hồ sơ dự án có hợp lệ, đày đủ, phù hợp quy định hiện hành hay không… Một số chỉ tiêu tình hình tài chính chưa được so sánh với định mức của ngành, lĩnh vực mà chỉ so sánh giữa các năm với nhau.

Phương pháp dự báo mang tính chất định tính, chủ quan, dựa trên những thông tin mà cán bộ thẩm định thu thập qua sách báo, tạp chí mà chưa áp dụng các phương pháp dự báo trên cơ sở toán học hiện đại vào thẩm định. Ví dụ như trong dự án mẫu trên, thì phương pháp thẩm định rủi ro còn ít, phương pháp dự báo không sử dụng, phương pháp so sánh các chỉ tiêu chưa đầy đủ trong mỗi nội dung…,

Chưa sử dụng đầy đủ, đúng mức cần thiết hoặc không đúng các phương pháp đã hướng dẫn, quy định. Tuy nhiên chỉ tiêu NPV, IRR đã được sử dụng thường xuyên.

Về quy trình thẩm định:

Mặc dù quy trình thẩm định được ban hành chung cho tất cả các dự án xin vay vốn tại ngân hàng, tuy nhiên trên thực tế không phải dự án nào cũng giống nhau, mỗi một loại dự án có đặc trưng riêng. Chính vì vậy, cần có những hướng dẫn cụ thể hơn đối với từng loại dự án để đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định.

Về nội dung thẩm định:

Nội dung thẩm định của ngân hàng gồm rất nhiều nội dung ( 7 nội dung) và được chia ra làm nhiều nội dung nhỏ. Nhưng trên thực tế, ngân hàng chỉ chú trọng phân tích tài chính của dự án, còn thẩm định các khía cạnh khác như : khía cạnh thị trường, khía cạnh kỹ thuật… thì lại gặp nhiều khó khăn.

Khi đánh giá về khía cạnh kỹ thuật, cán bộ thẩm định mới chỉ dựa trên

những luận chứng mà khách hàng đưa ra. mà chưa thẩm định một cách kỹ càng thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của ngành. Ta có thể thấy rõ điều này qua việc thẩm định dự án xây dựng nhà máy sắt uốn Hưng Hải. Đối với khía cạnh thẩm định thị trường: cán bộ thẩm định chủ yếu dựa trên việc phân tích thị trường một cách định tính, các quyết định đưa ra đều thiếu cơ sở. Cán bộ thẩm định chưa sử dụng hết những phương pháp toán học trong phân tích và dự đoán cung cầu.

Nguyên nhân là do hầu hết các cán bộ thẩm đều không có kiến thức chuyên sâu về vấn đề này, mà chỉ có kiến thức về phân tích tài chính. Đây là nội dung rất quan trọng, nó liên quan đến quá trình vận hành kết quả đầu tư mà cán bộ thẩm định mới chỉ xem xét các yếu tố kỹ thuật dựa trên báo cáo phân tích do khách hàng cung cấp.

Đối với khía cạnh tài chính: - Khi thẩm định tổng vốn đầu tư, cơ cấu

nguồn vốn, Ngân hàng chủ yếu đồng tình chấp nhận với số liệu mà chủ đầu tư nêu ra. Chính vì vậy mà xảy ra tình trạng khi dự án đi vào hoạt động, không đủ vốn để hoạt động và fải đi vay thêm. Việc thẩm định doanh thu dự án thông thường cán bộ thẩm định cho công suất tăng dần theo cảm tính hoặc thụ động theo kế hoạch doanh nghiệp. Giả thiết về giá bán sản phẩm dựa vào đơn

đặt hàng chứ chưa dựa vào cung cầu thị trường. Việc xác định chi phí của dự án nhiều khoản mục chi phí bị bỏ qua mặc nhiên chấp nhận định mức do doanh nghiệp đưa ra.

Việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính, nhiều khi chỉ mang tính hình thức, thiếu cơ sở tin cậy do không có các tiêu chuẩn, định mức để so sánh. Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính còn nhiều bất cập, cán bộ thẩm định mới chỉ chú tâm vào một số chỉ tiêu như NPV, IRR, T còn các chỉ tiêu khác như điểm hoà vốn, tỷ số lợi ích/chi phí, năng lực hoà vốn,… thì thường không được quan tâm. Một dự án bao giờ cũng có giá trị còn lại của máy móc thiết bị, nhà xưởng, cuối đời dự án bao giờ vốn lưu động cũng vẫn còn. Nhưng trên thực tế, thì hai khoản mục này bị bỏ qua không được tính đến.

Nguồn thông tin cung cấp cho phòng thẩm định còn chưa chính xác.

Trong dự án thì thông tin là yếu tố cơ bản nhất, có ảnh hưởng tới quyết định cho vay của Ngân hàng. Tuy nhiên nguồn thông tin này chưa được sàng lọc thật tốt.

Nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định chủ yếu được lấy từ hồ sơ vay vốn của khách hàng, do đó nguồn thông tin này khá mang tính chủ quan, chắc chắn doanh nghiệp sẽ chỉ muốn cung cấp những thông tin thuận lợi mà giấu những bất lợi. Thêm vào đó các báo cáo tài chính dự án và kế toán doanh nghiệp thực sự chưa đủ độ tin cậy do có nhiều doanh nghiệp còn chưa thực hiện kiểm toán bắt buộc. Và còn nhiều doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm lập dự án nên nguồn số liệu trong báo cáo thường gây bất lợi khi đem ra sử dụng. Một số ít được lấy từ các nguồn khác nhưng những thông tin này mang tính chắp vá và chưa cập nhật. Ví dụ như cán bộ thẩm định sẽ đi phỏng vấn trực tiếp người đại diện của bên đi vay, do đó hầu như không thu được

thêm nhiều thông tin khác so với hồ sơ. Do đó dẫn đến nguồn thông tin về các nội dung như thị trường tiêu thụ, thị trường đầu vào, tác động môi trường là thiếu hụt, mang tính hình thức. Số liệu về thị trường do cán bộ cung cấp thường do tìm hiểu trên Internet, chưa có cơ quan nào đánh giá xác nhận số liệu đó là chính xác.

Nhưng cũng cần khẳng định rằng đây là khó khăn chung của nhiều ngân hàng bởi việc tiếp cận thông tin chính xác đôi khi rất tốn thời gian, không phù hợp với thời hạn thẩm định.

Công tác tổ chức thẩm định chưa thật sự hiệu quả.

Hiện nay, Ngân hàng Hàng Hải không có sự phân tách bộ phận thẩm định riêng như một phòng kinh doanh độc lập mà tổ chức công tác thẩm định theo mô hình phòng tín dụng kiêm luôn chức năng thẩm định. Ưu điểm của mô hình này là cán bộ tín dụng vừa có chức năng thẩm định, vừa được quyền quyết định tín dụng ở một mức phán quyết nhất định. Tại các NHTM có chức năng tín dụng bao gồm thẩm định, cán bộ tín dụng được phân quyền kèm theo với phân công, đồng thời cũng chịu trách nhiệm lớn hơn về các khoản tín dụng do mình phụ trách.

Tuy nhiên, việc tổ chức nghiệp vụ tín dụng bao gồm quá nhiều công việc như vậy cũng có một số hạn chế sau: Một là, cán bộ tín dụng không chuyên sâu vào một ngành nghề nào; hai là, nếu cơ chế quản lý cán bộ không chặt dễ dẫn đến việc cán bộ thoả hiệp với khách hàng để tư lợi; nếu quá chặt thì khó đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng; ba là, gây nên tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng. Hạn chế thứ ba được thể hiện ở chỗ một cán bộ tín dụng trong mô hình tổ chức không có bộ phận thẩm định phải thực hiện tất cả các công việc sau: Tìm kiếm, giao dịch trực tiếp, nhận đơn xin vay của khách hàng; kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và phù hợp của các hồ sơ và điều kiện

xin vay trên giấy tờ và thực tiễn; thẩm định, kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi của dự án; kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đầy đủ, đúng hạn. nếu món vay càng nhiều, địa bàn càng rải rác thì khối lượng công việc càng lớn, và tất nhiên, thời gian để hoàn thành công việc phải dài hơn. Tình trạng quá tải như vậy gây nên sự căng thẳng đối với cán bộ tín dụng, họ phải làm thêm công việc tại nhà, hoặc phải bỏ bớt các công việc, hoặc thực hiện các khâu trong quy trình qua loa. có tính hình thức.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w