Biến động Khả năng tiêu thụ sản phẩm cùng Biến động chi phí nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 72)

- Đơn vị tính toán tổng mức vốn đầu tư là VNĐ, tuy nhiên do phần lớn máy móc thiết bị đều được nhập khẩu từ nước ngoài nên Công ty có

e. Biến động Khả năng tiêu thụ sản phẩm cùng Biến động chi phí nguyên vật liệu

Bảng TABLE 2chiều Phương án tĩnh Khả năng tiêu thụ sản phẩm

Chỉ số NPV 13.150,397 -1% -2% -3% -4% Biến động chi phí nguyên vật liệu 1% 8.917,519 5.528,200 2.173,296 (1.147,202) 2% 8.108,360 4.719,041 1.364,137 (1.956,361) 3% 7.299,201 3.909,882 554,978 (2.765,520) 4% 6.490,042 3.100,723 (254,180) (3.574,679)

Nguồn: Phòng tín dụng – MSB Long Biên.

Trường hợp chi phí nguyên vật liệu tăng và khả năng tiêu thụ sản phẩm giảm, dự án sẽ bị thua lỗ. Nguyên nhân là vì dự án rất nhạy cảm với sự thay đổi của mức tiêu thụ sản phẩm nên nếu cả chi phí nguyên liệu cũng tăng thì hiệu quả dự án sẽ bị suy giảm nhanh chóng

Qua phân tích độ nhạy của DA có thể thấy hiệu quả tài chính của DA tương đối nhạy cảm với biến động của sản lượng bán, giá bán sản phẩm, biến động giá nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là sản lượng bán. Khi sản lượng tiêu thụ giảm 5%, giá bán sản phẩm giảm 9% dự án bắt đầu lỗ; khi cả sản lượng và giá bán biến động cùng chi phí nguyên vật liệu thì dự án khá bấp bênh. Vậy dự án được xếp vào loại vững chắc đối với các chỉ tiêu tài chính, và tương đối ổn định với các chỉ tiêu độ nhạy. Kết hợp cùng những nghiên cứu kỹ lưỡng về chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chiến lược tiêu thụ sản phẩm đã được thẩm định ở các phần trước cho ta thấy: Chi phí nguyên vật liệu đầu vào nếu không cùng biến động với khả năng tiêu thụ sản phẩm hay giá bán sản phẩm sẽ không nhạy cảm với hiệu quả dự án. Khả năng tiêu thụ sản phẩm được đảm bảo hơn với chiến lược phát triển sản phầm, nghiên cứu kỹ hình thức phân phối, mạng lưới phân phối.

Do vậy dự án xây dựng nhà máy sắt uốn Hưng Hải vẫn được Ngân hàng Hàng Hải cho phép vay vốn để thực hiện..

Kết luận của MSB Long Biên: Dự án đầu tư có hiệu quả về mặt tài chính.

Do đây là dự án đầu tư mới, các hạng mục của dự án đang được triển khai, dự kiến đến đầu năm 2008 thì hoàn thiện. Việc đầu tư xây dựng các công trình cơ bản, mua sắm và lắp đặt các thiết bị nhập khẩu cần một lượng vốn lớn. Trong khi đó, nhà máy chưa đi vào hoạt động nên chưa có doanh thu để bù đắp chi phí. Do đó Công ty có nhu cầu vay vốn trong khoảng thời gian ít nhất là 7 năm (thời gian hoàn vốn đầu tư là 7 năm).

Theo phân tích đánh giá của Ngân Hàng Hàng Hải thì dự án đầu tư có hiệu quả nên việc cho vay có thể thu hồi được vốn.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w