MSB cần thành lập một tổ chuyên trách thu thập và xử lý thông tin để phục vụ cho CBTĐ thẩm định được nhanh chóng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 115 - 120)

phục vụ cho CBTĐ thẩm định được nhanh chóng và hiệu quả.

- Mở các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho CBTĐ và CBTD

nhánh trong nội bộ Ngân hàng và giữa các Ngân hàng TMCP khác.

Tóm lại:

- Thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp nhìn chung có quy trình, phương pháp, nội dung giống với quy trình, phương pháp, nội dung thẩm định các loại dự án nói chung khác bởi: Thứ nhất, dự án XDCN là một loại dự án do vậy loại dự án này không nằm ngoài những nội dung chính thống của thẩm định dự án nói chung. Thứ hai, thực tế các Ngân hàng đều chỉ có một quy trình, phương pháp, nội dung thẩm định thống nhất cho toàn Ngân hàng mà không chia ra thành thẩm định các loại dự án khác nhau. Thứ ba, thẩm định dự án XDCN hay thẩm định một loại dự án nào khác đều được đi lên từ một nền tảng, cơ sở, quy chuẩn chung. Thứ tư, dự án XDCN thông thường là dự án cho vay với số vốn lớn, kỹ thuật phức tạp, nghiêng về xây dựng, kỹ thuật,… cho nên các nội dung, các bước, các phương pháp được áp dụng trong thẩm định dự án chung cũng chủ yếu nhằm cho dự án xây dựng, Vì vậy nhìn chung thẩm định dự án XDCN là giống với thẩm định dự án chung.

- Tuy nhiên, với nhu cầu vay vốn hiện nay là rất lớn, số dự án được thẩm định vay vốn là rất nhiều, với nhiều lĩnh vực khác nhau,… đã đặt ra nhu cầu để thẩm định có hiệu quả hơn nên có một số chú ý hay còn gọi là khác biệt so với thẩm định các loại dự án chung chung. Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng, và của ngành công nghiệp, tác giả có thể mạo muội đưa ra một số gạch đầu dòng cần lưu ý hơn như sau:

• Thứ nhất, về phương pháp thẩm định: rõ nhất ở phương pháp so sánh

sản phẩm, chỉ tiêu định mức sản xuất, nguyên liệu nhân công, tiền lương,… Phương pháp dự báo cần lưu ý hơn để dự báo cung cầu cho đầu vào và đầu ra của dự án.

• Thứ hai, khách hàng vay vốn thường là những khách hàng lớn, có ưu

thế và lâu năm trên thị trường, nên có thể yên tâm hơn về khâu giấy tờ pháp lý, năng lực kinh doanh. Trong dự án xây dựng công nghiệp địa điểm xây dựng là rất quan trọng, cho nên nếu có thể địa điểm dự án nằm trong các khu công nghiệp thì dự án sẽ hiệu quả hơn, bớt được thẩm định địa điểm.

• Thứ ba, nguồn cung cấp yếu tố đầu vào của dự án XDCN là rất quan

trọng do vậy đặc biệt quan tâm tới thẩm định yếu tố đầu vào của dự án.

• Thứ tư, thị trường tiêu thụ, giá cả sản phẩm, sản lượng bán cũng rất

quan trọng đối với phân tích độ nhạy cảm của dự án, vì vậy cần thẩm định kỹ lưỡng nội dung này.

KẾT LUẬN

Từ những phân tích ở trên, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò đặc biệt quan trọng của công tác thẩm định đối với các dự án xin vay vốn tại Ngân hàng nói chung, dự án xây dựng công nghiệp nói riêng. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định đối với dự án xây dựng công nghiệp hiện đang là một yêu cầu cấp thiết đối với các NHTM nói chung và với hệ thống ngân hàng TMCP Hàng Hải nói riêng, đặc biệt khi mà vấn đề tái cơ cấu lại các NHTM đang được triển khai mạnh mẽ trong hệ thống Ngân hàng.

Công tác này, hiện nay cho dù Ngân hàng TMCP Hàng Hải đang cố gắng ngày một hoàn thiện, chặt chẽ và an toàn hơn nhưng vẫn còn tồn tại một số thực trạng bất cập đã đề cập trong chuyên đề như: nội dung thẩm định cho dự án XDCN, nguồn thông tin cung cấp, trình độ cán bộ thẩm định, công tác thẩm định chưa thật sư hiệu quả. Những tồn tại này không chỉ do từ phía ngân hàng mà còn phụ thuộc vào các nguyên nhân khác: môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, chủ đầu tư lập dự án còn kém hiệu quả, sự liên kết giữa các Ngân hàng chưa cao…

Chính vì vậy để nâng cao chất lượng thẩm định dự án XDCN không thể chỉ dựa vào nỗ lực của bản thân Ngân hàng mà cần có sự hợp tác chặt chẽ của Bộ ngành liên quan (Bộ xây dựng, Bộ công nghiệp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính…)

Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải – Chi nhánh Long Biên, hi vọng với thực trạng và giải pháp tôi đưa ra trong chuyên đề này sẽ là những đóng góp nhỏ vào việc nâng cao công tác thẩm định dự án XDCN – một ngành rất chủ đạo trong phát triển nền kinh tế tại Ngân Hàng.

Một lần nữa. em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của Th.S Trần Thị Mai Hoa và các anh chị trong phòng tín dụng, cô chú lãnh đạo Ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chuyên đề này.

PHỤ LỤC 1

Bảng 1.15: Bảng Cân đối kế toán CTCP Hưng Hải .

2005 2006 Quý III/2007

Đơn vị tính: Triệu VND Tỷtrọng Tăngtrưởng

Phần I: TÀI SẢN 7.675 10.910 12.739 16,8% 1.1 TS luu động & ĐT ngắn hạn 7.621 9.493 11.422 89,7% 20,3% 1.1.1 Tiền và ĐTNH 813 549 932 8,2% 69,8% 1.1.2 Phải thu khác 3.288 4.807 3.853 33,7% -19,9% - Phải thu khách hàng 2.986 2.521 1.508 39,1% -40,2% - Trả trước / đặt cọc người bán 0 0 0 0,0%

- Thuế GTGT được khấu trừ 290 225 283 7,4% 25,8%

- Phải thu nội bộ 0 0 0 0,0%

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w