1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo ĐTM dự án nhà máy giặt sấy công nghiệp, công suất 600 000 sản phẩm/tháng

99 1,4K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Báo cáo ĐTM dự án nhà máy giặt sấy công nghiệp, công suất 600 000 sản phẩm/tháng

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU1

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1

1.1 TÓM TẮT VỀ XUẤT XỨ VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA DỰ ÁN 1

1.2 CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT 1

2.1 VĂN BẢN PHÁP LUẬT TUÂN THỦ 1

2.2 CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN DỰ ÁN 2

2.3 CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN ÁP DỤNG 3

2.4 NGUỒN TÀI LIỆU, DỮ LIỆU SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 3

3 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 4

4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN 6

CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 8 1.1 TÊN DỰ ÁN 8

1.2 CHỦ ĐẦU TƯ 8

1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ DỰ ÁN 8

1.3.1 Vị trí địa lý 8

1.3.2 Hiện trạng khu đất triển khai dự án 9

1.3.3 Hiện trạng hạ tầng công ty TNHH Shing Việt 9

1.4 NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN 11

1.4.1 Mục đích, phạm vi hoạt động và lợi ích của dự án 11

1.4.1.1 Mục đích của dự án 11

1.4.1.2 Phạm vi và quy mô hoạt động của dự án 11

1.4.1.3 Lợi ích của dự án 11

1.4.1.4 Vốn đầu tư 11

1.4.2 Các hạng mục công trình 11

1.4.2.1 Các hạng mục công trình chính của dự án 11

1.4.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ 12

1.4.3 Công nghệ hoạt động 13

1.4.3.1 Quy trình hoạt động: 13

1.4.3.2 Sản phẩm chính và thị trường tiêu thụ 14

1.4.3.3 Trang thiết bị và máy móc 14

Trang 2

1.4.3.4 Nhu cầu nguyên vật liệu 16

1.4.3.5 Nhu cầu lao động 16

1.5 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN 16

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN17 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 17

2.1.1 Điều kiện về địa hình, địa chất 17

2.1.1.1 Điều kiện về địa hình 17

2.1.1.2 Điều kiện địa chất 17

2.1.1.3 Điều kiện đất đai 18

2.1.2 Điều kiện về khí tượng – thủy văn 18

2.1.2.1 Điều kiện về khí tượng 18

2.1.2.2 Điều kiện thủy văn 20

2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 22

2.1.3.1 Chất lượng môi trường không khí xung quanh 22

2.1.3.2 Chất lượng nước mặt 23

2.1.3.2 Chất lượng nước ngầm 24

2.1.3.3 Chất lượng đất 25

2.1.3.4 Đánh giá sơ bộ về sức chịu tải của môi trường ở khu vực xung quanh dự án 25

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ 28

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 31 3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 31

3.1.1 Giai đoạn sửa chữa nhà xưởng là lắp đặt thiết bị 31

3.1.1.1 Nguồn phát sinh bụi và khí thải 32

3.1.1.2 Nguồn phát sinh nước thải 33

3.1.1.4 Nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại 34

3.1.1.5 Nguồn phát sinh các tác động khác 34

3.1.2 Giai đoạn hoạt động của dự án 34

3.1.2.1 Nguồn gây tác động đến môi trường không khí 35

3.1.2.2 Nguồn phát sinh nước thải 47

3.1.2.3 Nguồn phát sinh chất thải rắn 51

3.1.2.4 Các tác động khác 52

3.1.3 Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường 53

Trang 3

3.1.3.1 Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường trong giai đoạn xây dựng 53

3.1.3.2 Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường trong giai đoạn hoạt động 54

3.1.4 Đối tượng và quy mô bị tác động 55

3.1.4.1 Đối tượng bị tác động 55

3.1.4.2 Quy mô tác động 56

3.2 NHẬN XÉT MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ61 CHƯƠNG IV BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 63 4.1 ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 63

4.1.1 Trong giai đoạn xây dựng dự án 63

4.1.1.1 Khống chế khí thải, bụi 63

4.1.1.2 Khống chế nước thải 63

4.1.1.3 Khống chế chất thải rắn 64

4.1.2 Trong giai đoạn vận hành dự án 64

4.1.2.1 Khống chế ô nhiễm do khí thải 64

4.1.2.2 Khống chế ô nhiễm do nước thải 67

4.1.2.3 Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn 74

4.1.2.4 Khống chế ô nhiễm do tiếng ồn, rung 76

4.1.2.5 Khống chế nhiệt từ lò hơi và cải thiện môi trường vi khí hậu 76

4.2 ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 77

4.2.1 An toàn lao động và phòng chống cháy nổ 77

4.2.2 Phòng chống sự cố cháy nổ lò hơi 78

4.2.3 Phòng chống sự cố đối với các công trình xử lý môi trường 78

4.3 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA - XÃ HỘI 79

CHƯƠNG V CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 81 5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 81

5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 85

5.2.1 Giám sát chất thải 86

5.2.2 Giám sát môi trường xung quanh 86

5.3 DỰ TRÙ KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 87

CHƯƠNG 6 THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 88 6.1 Ý kiến của UB.MTTQ Phường Trường Thọ – Quận Thủ Đức – Tp.HCM 88 6.2 Ý kiến của UBND Phường Trường Thọ – Quận Thủ Đức – Tp.HCM 88

Trang 4

6.3 Ý kiến phản hồi của chủ dự án trước các ý kiến của UB.MTTQ và UBMD Phường Trường Thọ – Quận Thủ Đức 89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90

1 KẾT LUẬN 90

2 KIẾN NGHỊ 91

3 CAM KẾT 91

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Quy hoạch sử dụng đất 11 Bảng 1.2 Danh mục máy móc thiết bị 14 Bảng 1.3 Danh mục máy móc thiết bị thi công sửa chữa nhà xưởng 15 Bảng 1.4 Nhu cầu nguyên vật liệu, phụ liệu, hóa chất chính dùng trong sản xuất

16

Bảng 2.1 Đặc Trưng các yếu tố khí tượng trạm Tân Sơn Hòa năm 2009 19

Bảng 2.2 Vị trí lấy mẫu không khí 22 Bảng 2.3 Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dự án 22

Bảng 2.4 Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dự án 23

Bảng 2.5 Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước mặt 23

Bảng 2.6 Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước ngầm 24

Bảng 3.1 Nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng 31 Bảng 3.2 Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel 32 Bảng 3.3 Tải lượng bụi và khí thải tối đa phát sinh từ phương tiện vận chuyển

32

Bảng 3.4 Nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động 34

Bảng 3.5 Thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải xe ô tô 35

Bảng 3.6 Hệ số ô nhiễm từ hoạt động xe tải chạy trên đường 36

Bảng 3.7 Hệ số phát thải khi sử dụng than đá 37

Bảng 3.8 Tải lượng & nồng độ các chất ô nhiễm từ máy phát điện dự phòng 37

Bảng 3.9 Đặc tính kỹ thuật của máy phát điện dự phòng 43

Bảng 3.10 Hệ số phát thải khi sử dụng dầu DO 44 Bảng 3.11 Tải lượng & nồng độ các chất ô nhiễm từ máy phát điện dự phòng.44

Bảng 3.12 Tác động của tiếng ồn ở các dải tần số 45

Bảng 3.13 Mức ồn gây ra từ máy phát điện 46 Bảng 3.14 Kết quả quan trắc mẫu nước thải của công ty Hồng Việt Jean 48 Bảng 3.15 Kết quả quan trắc mẫu nước thải của công ty Shing Việt 49 Bảng 3.16 Hệ số ô nhiễm, tải lượng và nồng độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt 50

Bảng 3.17 Thành phần, tính chất của chất thải nguy hại 52

Bảng 3.18 Nguồn gây các rủi ro và sự cố môi trường 53

Bảng 3.19 Tiêu chí đánh giá quy mô tác động 56

Trang 6

Bảng 3.20 Đối tượng và quy mô bị tác động 59 Bảng 3.21 Tiêu chí đánh giá mức độ chi tiết và độ tin cậy của các phương pháp ĐTM được áp dụng 61

Bảng 4.1 Một số đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy

hại75 Bảng 5.1 Chương trình quản lý môi trường 81 Bảng 5.2 Danh mục các công trình môi trường, thời gian thực hiện và kinh phí xây dựng 85

Bảng 5.3 Chi phí chương trình giám sát 87

Trang 7

DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ/TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1 TÓM TẮT VỀ XUẤT XỨ VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA DỰ ÁN

Trong quá trình phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã cónhững bước phát triển vượt bậc, GDP liên tục tăng qua các năm (từ 2004 đến nay)trong đó sự đóng góp của ngành công nghiệp dịch vụ chiếm một phần đáng kể (2004:40,2%; 2005: 40,96%; năm 2006: 41,56%; năm 2007: 41,6%) Sự phát triển mạnhmẽ của nền kinh tế đã kéo theo nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm may mặc rất lớn, vìthế nhu cầu cung cấp các sản phẩm may mặc ngày càng tăng

Qua nghiên cứu về nhu cầu của xã hội, chính sách thu hút đầu tư, Chi nhánh Công

ty TNHH TMDVXK Quốc tế Mỹ Việt quyết định đầu tư xây dựng nhà xưởng giặt sấycông nghiệp đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc HộiNước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực

từ 01/07/2006, Chi nhánh Công ty TNHH TM DV XK Quốc tế Mỹ Việt tiến hành lậpbáo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho Dự án Nhà máy giặt sấy côngnghiệp, công suất 600.000 sản phẩm/tháng tại số 9 (Km9) Song Hành, Khu phố 7,Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức, Tp.HCM, với sự tư vấn của Công ty Cổ phầnĐầu tư và Phát triển Môi trường Bền Vững

1.2 CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Báo cáo đầu tư của Dự án Nhà máy giặt sấy công nghiệp, công suất 600.000 sảnphẩm/tháng tại số 9 (Km9) Song Hành, Khu phố 7, Phường Trường Thọ, Quận ThủĐức, Tp.HCM sẽ do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT

Báo cáo ĐTM cho Dự án Nhà máy giặt sấy công nghiệp, công suất 600.000 sảnphẩm/tháng tại số 9 (Km9) Song Hành, Khu phố 7, Phường Trường Thọ, Quận ThủĐức, Tp.HCM được thực hiện dựa vào các văn bản pháp lý, văn bản kỹ thuật, tiêuchuẩn, quy chuẩn và tài liệu tham khảo sau:

2.1 VĂN BẢN PHÁP LUẬT TUÂN THỦ

Luật Bảo vệ Môi trường Số 52/2005/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và cóhiệu lực từ ngày 01/7/2006;

Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 8/1/2007 về việc sửa đổi bổ sung nghịđịnh 67/2003/NĐ-CP ngày 16/03/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đốivới nước thải

Nghị định 80/2006/NĐ – CP của Chính phủ về việc Quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;

Trang 9

Nghị định 21/2008/NĐ – CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung,một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 củaChính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo

vệ môi trường;

Nghị định 149/2004/HĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ về việc “Quy địnhviệc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào cácnguồn nước”;

Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ về

An toàn hoá chất;

Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về việc quản lý chất thải rắn;

Nghị Định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Thủ Tướng Chính Phủ vềviệc thoát nước đô thị và khu công nghiệp;

Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính Phủ về xử lý

vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm

2003, hướng dẫn thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đốivới nước thải;

Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 11 tháng 04 năm 2011 của Bộ Tài Nguyên

và Môi Trường về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng kýcấp phép hành nghề mã số quản lý chất thải nguy hại;

Thông tư 05/2008/TT – BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 về việc hướng dẫn

về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và camkết bảo vệ môi trường;

Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y Tế vềban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động;

Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ Tài Nguyên VàMôi Trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài Nguyên VàMôi Trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

2.2 CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN DỰ ÁN

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH có Hai thành viên trở lêncủa Công ty TNHH TM DV XK Quốc tế Mỹ Việt số: 4102035019 do Sở Kếhoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp đăng ký lần đầu ngày 25/11/2005 và đăng ký thayđổi lần thứ 6 ngày 27/12/2010

Trang 10

 Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh Công ty TNHH TM DV XK Quốc

tế Mỹ Việt số: 0304110131-002 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp đăng kýlần đầu ngày 31/08/2010

2.3 CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN ÁP DỤNG

 QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khíxung quanh

 QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hạitrong không khí xung quanh

 QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệpđối với bụi và các chất vô cơ

 QCVN 13:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệpdệt may

 QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

 QCVN 07: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thảinguy hại

 QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (6h-21h)

2.4 NGUỒN TÀI LIỆU, DỮ LIỆU SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM

a) Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo

 Các tài liệu khác có liên quan được sử dụng trong báo cáo:

Chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật cấp nhà nước 42A Khí tượng thủy

văn Việt Nam Năm 2005

 Trung tâm Khoa học Kỹ thuật Công nghệ Quân sự – Bộ Quốc phòng Nghiêncứu tái chế nhớt thải thành nhiên liệu lỏng

Society of Automotive Engineers, "Exterior Sound Level Measurement

Procedure for Powered Mobile Construction Equipment," SAE

Recommended Practice J88a, 1976

U.S Department of Transportation, Federal Highway Administration “FHWA

Roadway Construction Noise Model User’s Guide,” FHWA-HEP-05-054,

January 2006 (Available on Web site: www.rcnm.us)

E Thalheimer, “Construction noise control program and mitigation strategy

at the Central Artery/Tunnel Project,” Noise Control Eng J 48(5), September

– October 2000, pp 157 – 165

 U.S Department of Transportation, Federal Highway Administration

“Highway Construction Noise Handbook,” to be issued mid-year 2006

 WHO, 1993 Environmental Technology Series Assessment of Sources ofAir, Water, and Land Pollution A Guide to rapid source inventory techniques

Trang 11

and their use in formsulating environmental control strategies - Part I and II.1993.

b) Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập:

 Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án Nhà máy giặt sấy công nghiệp, công suất600.000 sản phẩm/tháng tại số 9 (Km9) Song Hành, Khu phố 7, Phường TrườngThọ, Quận Thủ Đức, Tp.HCM Chi nhánh Công ty TNHH TM DV XK Quốc tế

Mỹ Việt

 Kết quả khảo sát, đo đạc và phân tích hiện trạng chất lượng không khí, hiện trạngchất lượng nước mặt, hiện trạng chất lượng nước ngầm… do Chi nhánh Công tyTNHH TM DV XK Quốc tế Mỹ Việt kết hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư vàPhát triển Môi trường Bền Vững, Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường và

An toàn lao động (COSHET)

3 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM

Thực hiện Báo cáo ĐTM cho Dự án, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khácnhau Lý do sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: Mặc dù có rất nhiều phương phápkhác nhau nhưng không có phương pháp nào “vạn năng”, mỗi phương pháp đều có ưuđiểm và nhược điểm riêng Vì vậy, để nhận dạng và đánh giá toàn diện các tác động cóthể xảy ra, nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng Cụ thể, các phương pháp đã

sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM bao gồm:

Các phương pháp ĐTM:

 Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường:

 Khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác địnhhiện trạng khu đất thực hiện Dự án nhằm làm cơ sở cho việc đo đạc, lấy mẫuphân tích cũng như làm cơ sở cho việc đánh giá và đề xuất các biện phápkiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm, chương trình quản lý môi trường, giám sátmôi trường… Do vậy, quá trình khảo sát hiện trường càng tiến hành chính xác

và đầy đủ thì quá trình nhận dạng các đối tượng bị tác động cũng như đề xuấtcác biện pháp giảm thiểu các tác động càng chính xác, thực tế và khả thi Đốivới dự án, phương pháp khảo sát hiện trường được thực hiện trước tiên

 Phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích mẫu:

 Việc lấy mẫu và phân tích các mẫu của các thành phần môi trường là khôngthể thiếu trong việc xác định và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trườngnền tại khu vực triển khai Dự án

 Sau khi khảo sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và phân tích mẫusẽ được lập ra với các nội dung chính như: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích,nhân lực, thiết bị và dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế hoạch bảo quản mẫu, kếhoạch phân tích…

Trang 12

 Các phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích mẫu áp dụng chotừng thành phần môi trường (đất, nước, không khí…) được trình bày rõ trong Phụ lụccủa báo cáo.

 Đối với dự án: áp dụng phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tíchmẫu môi trường không khí xung quanh vào ngày 18/10/2010

 Phương pháp nhận dạng:

 Mô tả hệ thống môi trường

 Xác định các thành phần của dự án ảnh hưởng đến môi trường trong giai đoạnxây dựng và hoạt động

 Nhận dạng đầy đủ các dòng thải, các vấn đề môi trường liên quan phục vụ chocông tác đánh giá chi tiết

 Phương pháp liệt kê:

 Được sử dụng khá phổ biến (kể từ khi có Cơ quan bảo vệ môi trườngquốc gia ra đời ở một số nước - NEPA) và mang lại nhiều kết quả khả quan do cónhiều ưu điểm như trình bày cách tiếp cận rõ ràng, cung cấp tính hệ thống trong suốtquá trình phân tích và đánh giá hệ thống

 Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong môi trường

 Ưu điểm của phương pháp này là đánh giá toàn diện các tác động, rất hữu íchtrong việc nhận dạng các tác động và nguồn thải

 Xem xét các nguồn thải, nguồn gây tác động, đối tượng bị tác động… như cácphần tử trong một hệ thống có mỗi quan hệ mật thiết với nhau, từ đó, xácđịnh, phân tích và đánh giá các tác động

 Phương pháp so sánh:

 Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác ĐTM, được sử dụng rộngrãi trên thế giới

 Thông thường, phương pháp này được sử dụng theo 02 cách tiếp cận:

- So sánh với giá trị quy định trong Tiêu chuẩn quy định;

- So sánh với số liệu đo đạc thực tế tại các Dự án tương tự

- So sánh với các nghiên cứu thực tể của các chuyên gia

Trang 13

 Phương pháp đánh giá nhanh:

 Đây là phương pháp phổ biến trong công tác ĐTM

 Phương pháp này rất hữu dụng để xác định nhanh và dự báo hàm lượng và tảilượng các chất ô nhiễm (không khí, nước ) dựa trên các số liệu có được từ Dựán

 Phương pháp này sử dụng các hệ số phát thải đã được thống kê bởi các cơquan, tổ chức và chương trình có uy tín lớn trên thế giới như Tổ chức Y tếThế giới (WHO), Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (USEPA), Chươngtrình kiểm kê chất thải của Úc (National Pollutant Inventory – NPI)

 Phương pháp chuyên gia:

 Các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (tài nguyên, quản lý môitrường, bản đồ học và GIS, chuyên gia sinh thái, chuyên gia về công nghệ môitrường…) sử dụng kiến thức chuyên gia của mình để nhận dạng, phân tích,đánh giá… các tác động cụ thể của Dự án

 Cụ thể trong dự án: áp dụng các nghiên cứu của các nhà khoa học, ý kiếnđóng góp của hội động thẩm định để chỉnh sửa báo cáo hoàn thiện hơn

 Phương pháp khác được áp dụng là Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu:

 Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác đánh giá tác động môitrường nói riêng và công tác nghiên cứu khoa học nói chung

 Kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã có là thực sự cần thiết vì khi đó sẽ kếthừa được các kết quả đã đạt trước đó, đồng thời, phát triển tiếp những mặtcàng hạn chế và tránh những sai lầm

Tham khảo các tài liệu, đặc biệt là tài liệu chuyên ngành liên quan đến Dự án, cóvai trò quan trọng trong việc nhận dạng và phân tích các tác động liên quan đến hoạtđộng của Dự án

4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Báo cáo ĐTM cho dự án được Chi nhánh Công ty TNHH TM DV XK Quốc tế MỹViệt thực hiện với sự tư vấn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Môi trườngBền Vững

Thông tin về Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Môi trường Bền Vững như sau:

 Địa chỉ: 2/6, Đường 22, Phường 5, Quận Gò Vấp, Tp.HCM

 Điện thoại: 08.62574720

 Fax: 08.62574260

 Người đại diện: Ông Trần Công Phát Chức vụ: Giám Đốc

Ngoài ra, tham gia quá trình thu mẫu và phân tích mẫu các thành phần môi trườngcòn có Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường và An toàn lao động (COSHET)

Trang 14

Danh sách những người tham gia thực hiện báo cáo như sau:

2 Ông Trần Công Phát Công ty Cổ phần Đầu tư và

Phát triển Môi trường BềnVững

Kỹ Sư Côngnghệ môi trường

3 Ông Trần Công Tấn Công ty Cổ phần Đầu tư và

Phát triển Môi trường Bền Vững

Cử nhân Khoahọc Môi trường

4 Ông Bùi Xuân Thanh

Bình

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Môi trường Bền Vững

Kỹ sư môitrường

5 Ông Hòa Quang Trọng Công ty Cổ phần Đầu tư và

Phát triển Môi trường Bền Vững

Thạc sỹ môitrường

6 Nguyễn Phan Nga Vy Công ty Cổ phần Đầu tư và

Phát triển Môi trường Bền Vững

Kỹ sư môitrường

7 Nguyễn Thị Thùy Dung Công ty Cổ phần Đầu tư và

Phát triển Môi trường Bền Vững

Cử nhân môitrường

Phát triển Môi trường Bền Vững

Kỹ sư môitrường

Trang 15

 Tên cơ quan chủ dự án:

Chi nhánh Công ty TNHH TM DV XK Quốc tế Mỹ Việt

 Địa chỉ và phương tiện liên hệ:

 Địa chỉ liên hệ: số 9 (Km9) Song Hành, Khu phố 7, Phường Trường Thọ,Quận Thủ Đức, Tp.HCM

 Điện thoại: 08.37283083 - 37281776 Fax: 08 37282991

 Quản lý dự án: Phạm Thị Hải Thi

 Họ tên và chức danh của người đứng đầu cơ quan chủ dự án:

 Đại diện: Ông Phan Hữu Hùng

Hợp đồng hợp tác kinh doanh được đính kèm trong phụ lục 1

Vị trí địa lý của dự án: số 9 (Km9) Song Hành, Khu phố 7, Phường Trường Thọ,Quận Thủ Đức, Tp.HCM

Dự án nằm trong khu đất của Công ty TNHH Shing Việt với các vị trí tiếp giápđược mô tả như sau:

 Phía Đông Bắc giáp : Công ty CP Thép Thủ Đức

 Phía Tây Nam giáp : Giáp kho hàng Nhà máy dầu nhờn Solube và cảngContainer

 Phía Đông Nam giáp : Giáp đường Song hành Xa lộ Hà Nội

 Phía Tây Bắc : Giáp kênh Đào một nhánh sông Rạch Chiếc

Tọa độ vị trí khu đất dự án thể hiện như sau: X = 1196856, Y = 692734

Khoảng cách từ vị trí dự án đến các đối tượng xung quanh như sau:

Trang 16

 Khu vực dự án khu đất được quy hoạch làm nhà máy sản xuất của Công tyTNHH Shing Việt nằm trên xa lộ Hà Nội là trục đường chính nối Thành phố

Hồ Chính Minh với các tỉnh lân cận nên rất thuận lợi cho việc vận chuyểnnguyên vật liệu và sản phẩm

 Khoảng cách đến các cảng và sân bay: cách cảng Sài Gòn khoảng 7km, cáchcảng Đồng Nai khoảng 15km, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng20km

1.3.2 Hiện trạng khu đất triển khai dự án

Dự án nhà máy giặt sấy công nghiệp hợp tác với xưởng Dệt nhuộm may hoànchỉnh của Công ty TNHH Shing Việt nên nhìn chung về cơ sở hạ tầng của khu vực dự

án khá đầy đủ Dự án sử dụng nhà xưởng sẵn của Công ty TNHH Shing Việt và thiết

kế thi công lại cho phù hợp với mục đích sử dụng Toàn bộ mặt bằng dự án đã được bêtông hóa nên không tồn tại hệ sinh thái tại khu vực dự án

1.3.3 Hiện trạng hạ tầng công ty TNHH Shing Việt

a Hệ thống cấp nước:

Nguồn cung cấp: nước giếng khoan và nước máy

Dựa vào quy trình công nghệ sản xuất và hóa đơn thanh toán tiền nước, đồng hồ đolưu lượng nước, nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động sản xuất của Công ty TNHHShing Việt vào năm hoạt động ổn định khoảng 1.100 m3/ ngày cụ thể như sau:

 Nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất và vệ sinh : 1.000 m3/ngày

Nước phục vụ cho quá trình giặt xút: 150 m 3 /ngày.

Nước phục vụ cho quá trình tẩy trắng: 250 m 3 /ngày.

Nước phục vụ cho quá trình nhuộm màu: 250 m 3 /ngày.

Nước phục vụ cho quá trình giặt lại: 300 m 3 /ngày.

Nước phát sinh từ lò hơi:10 m 3 /ngày.

Nước phục vụ tưới cây rửa đường, vệ sinh nhà xưởng:40 m 3 /ngày.

 Nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt: 100 m3/ngày với số lượng là công nhân là

1200 người (ước tính nước cấp cho sinh hoạt 85 lít/người.ngày)

b Hệ thống thoát nước:

Trang 17

Hiện tại thì Công ty chưa có hệ thống thoát nước mưa nước thải riêng biệt:

Hệ thống thoát nước mưa: Công ty chưa có hệ thống thoát nước mưa riêng biệt,

nên toàn bộ sân bãi của Công ty Shing Việt đã bê tông hóa và được xây dựng có độdốc để nước mưa dễ dàng chảy tràn trên bề mặt sân và chảy theo một tuyến đườngthoát nước mưa nhất định mà Công ty đã vạch sẵn

Lưu lượng nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích Công ty Shing Việt ước tínhcực đại là 170 m3/ngày (tính theo lưu lượng trung bình năm là 1.625mm/năm, chưatính lượng nước bốc hơi) Nước mưa chảy tràn qua bề mặt sẽ cuốn theo đất cát, rác vàtạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước dẫn đến nguy cơ bồi lắng và gây ngậpúng cục bộ khu vực Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trung bình trong nước mưachảy tràn như sau:

Hệ thống thoát nước thải: Toàn bộ nước thải sinh hoạt và sản xuất phát sinh từ quátrình hoạt động của Công ty sẽ được thu gom về trạm xử lý nước thải có công suất2.000 m3/ngày đêm để xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi theo hệ thống đường ống dẫn thảivào nguồn tiếp nhận là Sông Rạch Chiếc

Đây cũng là điều kiện thuận lợi của Công ty Mỹ Việt vì toàn bộ nước thải sản xuất

và sinh hoạt của Công ty sẽ được đấu nối đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trungcủa Công ty Shing Việt để xử lý

c Hệ thống cấp điện:

Nguồn điện cung cấp cho hoạt động sản xuất của dự án lấy từ mạng lưới điện quốcgia thông qua trạm hạ thế đặt trong khuôn viên công ty TNHH Shing Việt Nhu cầu sửdụng điện vào năm hoạt động của Shing Việt là 5.000.000 kW/tháng

d Hệ thống giao thông:

Công ty TNHH Shing Việt tại số 9 (Km 9), Song Hành, KP 7, Phường TrườngThọ, Quận Thủ Đức, Tp.HCM, đây là trục đường song hành với Xa lộ Hà Nội, đườngchính nối các tỉnh với Tp.HCM Như vậy dự án nằm trong khu vực có hệ thống giaothông hoàn chỉnh rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và phân phối sảnphẩm

Trang 18

1.4 NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN

1.4.1 Mục đích, phạm vi hoạt động và lợi ích của dự án

1.4.1.1 Mục đích của dự án

Mục tiêu của dự án là thực hiện giặt sấy công nghiệp các loại sản phẩm may mặcnhư quần, áo, nón

1.4.1.2 Phạm vi và quy mô hoạt động của dự án

Công suất của dự án: khoảng 600.000 sản phẩm/tháng

1.4.1.3 Lợi ích của dự án

Một khi đi vào hoạt động ổn định, Dự án sẽ tạo ra nhiều lợi ích xét về nhiều khíacạnh khác nhau, ví dụ:

 Cung cấp các sản phẩm may mặc hoàn chỉnh

 Đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp của Tp.HCM

 Ngoài ra, dự án còn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, sẽ đóng góp vàonguồn ngân sách của địa phương thông qua nghĩa vụ nộp thuế, góp phần làmtăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của địa phương

 Công ty Shing Việt sẽ chịu phần chi phí cố định là 4,200USD/tháng

 Công ty Mỹ Viêt phải thanh toán số chi phí còn lại vào mỗi cuối tháng

Bên cạnh đó chi phí mà Công ty Mỹ Việt đầu tư cho hệ thống lò hơi khoảng:1.000.000.000 VND

1.4.2 Các hạng mục công trình

1.4.2.1 Các hạng mục công trình chính của dự án.

 Tổng diện tích của dự án: 3.500 m2 (Sơ đồ mặt bằng tổng thể đính kèm phụ lục 1)

 Quy hoạch sử dụng đất của dự án: xem Bảng 1.1

Trang 19

Nguồn cung cấp: nước ngầm doanh nghiệp tự khai thác số 372/GP-TNMT- QLTN

do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 9/5/20011 với tổng số giếng khoan là 02giếng độ sâu mỗi giếng là 49 – 65 m

Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động sản xuất của dự án vào năm hoạt động ổnđịnh khoảng 522 m3/ ngày bao gồm:

Nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất: 500 m 3 /ngày (tùy thuộc vào công suất của từng máy giặt số lần giặt cho một mẻ) như sau: thời gian máy giặt hoạt động khoảng 24 giờ , nước phục vụ cho một lần giặt (15 phút) là 300 lít Như vậy : 24 giờ x 18 máy x 300 lít x 15= 500 m 3 /ngày.

Nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt: 12 m 3 /ngày.

Nước cấp cho lò hơi: 10 m 3 /ngày.

b Hệ thống thoát nước:

Hiện tại nhà máy chưa có hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt:

 Hệ thống thoát nước mưa: Dự án hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH ShingViệt và dự án sử dụng nhà xưởng đã có sẵn trong khuôn viên đất của Công tyShing Việt, do vậy, lượng nước nước mưa chảy tràn của dự án cũng sẽ được đấunối vào tuyến thoát nước mưa của Công ty Shing Việt

 Hệ thống thoát nước thải: Toàn bộ nước thải sinh hoạt và sản xuất phát sinh từquá trình hoạt động của Dự án sẽ được thu gom về hệ thống xử lý nước thải củaCông ty TNHH Shing Việt để xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào nguồn tiếpnhận là Sông Rạch Chiếc

Trang 20

c Hệ thống cấp điện:

Nguồn điện cung cấp cho hoạt động sản xuất của dự án lấy từ mạng lưới điện quốcgia thông qua trạm hạ thế đặt trong khuôn viên công ty TNHH Shing Việt Nhu cầu sửdụng điện vào năm hoạt động của dự án là 500.000 KVA/năm

d Hệ thống giao thông:

Khu vực thực hiện dự án đặt trong khuôn viên công ty TNHH Shing Việt tại số 9(Km 9), Song Hành, KP 7, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức, Tp.HCM, đây là trụcđường song hành với Xa lộ Hà Nội, đường chính nối các tỉnh với Tp.HCM Như vậy

dự án nằm trong khu vực có hệ thống giao thông hoàn chỉnh rất thuận lợi cho việc vậnchuyển nguyên vật liệu và phân phối sản phẩm

1.4.3 Công nghệ hoạt động

1.4.3.1 Quy trình hoạt động:

Các sản phẩm may sẵn (quần, áo, nón…) được vận chuyển đem về chứa trong khobán thành phẩm Sau đó đưa vào công đoạn giặt ly tâm, sau đó chuyển qua công đoạnsấy khô Sản phẩm sau khi sấy khô là sản phẩm hoàn thành được chuyển qua bộ phậnkiểm tra sau đó xếp và đóng gói chuyển về kho thành phẩm rồi xuất khẩu

Bán thành phẩm (áo, quần, nón) may sẵn

Sấy khô

Kiểm tra

Xếp

Tiếng ồn, nước thảiTiếng ồnGiặt ly tấm

Đóng thùng

Trang 21

Hình 1 Sơ đồ công nghệ quy trình hoạt động của dự án

1.4.3.2 Sản phẩm chính và thị trường tiêu thụ.

Sản phẩm chính trong hoạt động dự án chủ yếu là sản phẩm may mặc như quần áo,nón… với công suất khoảng 600.000 sản phẩm/tháng

Thị trường tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu ra nước ngoài

1.4.3.3 Trang thiết bị và máy móc.

Máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy được nhập khẩu.Danh mục máy móc thiết bị của Nhà máy được trình bày tại Bảng 1.2 như sau:Bảng 1.2 Danh mục máy móc thiết bị

Tên thiết bị Đơn vị

Máy sấy công nghiệp

Máy sấy công nghiệp

Máy giặt khô công

Máy hộp đèn kiểm tra

Nguồn: Chi nhánh Công ty TNHH TM DV XK Quốc tế Mỹ Việt, 2010

Bên cạnh đó để phục vụ cho quá trình thi công sửa chữa nhà xưởng, Công ty đãthuê một số máy móc như sau:

Bảng 1.3 Danh mục máy móc thiết bị thi công sửa chữa nhà xưởng

Trang 22

Tên thiết bị Đơn vị

tính Số lượng Xuất xứ Tình trạng

Nguồn: Chi nhánh Công ty TNHH TM DV XK Quốc tế Mỹ Việt, 2010

1.4.3.4 Nhu cầu nguyên vật liệu.

Nhu cầu nguyên vật liệu, phụ liệu, hóa chất chính dùng trong hoạt động của dự ánnhư sau:

Bảng 1.4 Nhu cầu nguyên vật liệu, phụ liệu, hóa chất chính dùng trong sản xuất

Nguồn: Chi nhánh Công ty TNHH TM DV XK Quốc tế Mỹ Việt, 2010

1.4.3.5 Nhu cầu lao động

Nhu cầu lao động của Dự án trong giai đoạn hoạt động ổn định khoảng: 120 người,làm việc 3 ca/ngày

Trang 23

 Giai đoạn 3 :

 Thời gian: Từ tháng 1/2011

 Nội dung: Dự án đi vào hoạt động sản xuất

Trang 24

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

KHU VỰC DỰ ÁN

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

2.1.1 Điều kiện về địa hình, địa chất

Theo thống kê của Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, điều kiện tự nhiên củakhu vực có những đặc điểm sau:

2.1.1.1 Điều kiện về địa hình

Địa hình có những gò đồi phía Bắc kéo dài từ Thuận An (Bình Dương) về hướngNam (gò đồi theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam), có cao trình đỉnh khoảng từ +30đến +34m, những đồi này không lớn, độ rộng từ 0,2 – 1,5km và hạ thấp nhanh chóngđến cao trình +1,4m với nối tiếp là vùng thấp trũng khá bằng phẳng (từ 0,0 – 1,4m) rađến ven sông lớn Trong khu vực hình thành độ dốc chính rất cao ở các hướng về pháicác sông lớn, có các độ dốc cụ bộ hướng về rạch suối Nhum, rạch Xuân Trường vàvùng thấp trũng ở phía Nam Vùng địa hình thấp trũng khá bằng phẳng kéo dài đến bờsông Đồng Nai và sông Sài Gòn bao quanh

Ở vùng địa hình trũng (có nơi có cao trình <0,00m), chịu tác động thường xuyêncủa thủy triều nên vùng địa hình này khá bằng phẳng và hình thành nên mạng lướisoomg rạch khá dày đặc

Địa hình quận Thủ Đức nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây nam bộ và miềnĐông nam bộ, với độ cao giảm dần theo hướng và Đông bắc – Tây nam Đồng thời,các đường cao độ của quận khá chênh lệch nhau, thay đổi từ 0.5 – 30 m

2.1.1.2 Điều kiện địa chất

Địa chât Tp.HCM được hình thành trên hai trầm tích – trầm tích Pleistocen và trầmtích halocen

 Trầm tích Pleistocen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây Bắc

và Đông Bắc thành phố, gồm phần lớn là các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bắc BìnhChánh, Quận Thủ Đức, quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành Đặc điểmchung của tướng trầm tích này là địa hình đồi gò hoặc lượn sóng cao từ 20-25m

và xuống tới 3-4m, mặt nghiêng về hướng Đông Nam

 Trầm tích Halocen (trầm tích phù sa trẻ): tại Tp.HCM, trầm tích này có nhiềunguồn gốc: ve biển, sông biển, aluvi dòng sông và bãi bồi…nên hình thành nhiềuloại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15.200 ha (7,8%), nhóm đấtphèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn 45.500 ha (23,6%) Ngoài ra có mộtdiện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là giồng cát gần biển và đất feralite vàngnâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng gò đồi

Trang 25

2.1.1.3 Điều kiện đất đai

Dựa trên đặc tính thổ nhưỡng đất, tài nguyên đất trên dịa bàn quận Thủ Đức chia thành

3 đơn vị đất chính sau đây:

 Đất xám vàng: diện tích 1.130 ha chiếm 23% tổng diện tích đất toàn quận, phân

bố ở Linh Xuân, Bình Chiểu và một phần Phường Linh Trung

 Đất xám: diện tích 1.180 ha chiếm 25% tổng diện tích đất toàn quận, phân bố chủyếu ở Linh Xuân, Linh Trung, Linh Chiểu, Bình Thọ, ấp Phú Châu (Tam Phú),

ấp Tam Hà (Linh Đông), Ấp Tam Hải (Tam Bình)

 Đất phèn phát triển: diện tích 2.045 ha chiếm 52% tổng diện tích đất toàn quận,phân bố chủ yếu ở các phường Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông,một phần phường Tam Phú, Tam Bình, Trường Thọ

2.1.2 Điều kiện về khí tượng – thủy văn

2.1.2.1 Điều kiện về khí tượng

Khí hậu của khu vực dự án mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùacủa khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ: khí hậu kháđiều hòa và đồng nhất, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đếntháng 11 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, trời nắng ấm quanhnăm, hầu như không có sự phân biệt rõ rệt, ít ảnh hưởng của gió bão lớn

Khi dự án đi vào hoạt động, các yếu tố khí hậu ít nhiều sẽ có ảnh hưởng đến quátrình lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm vào môi trường xung quanh Do đó,việc theo dõi và nghiên cứu đặc điểm khí hậu vùng dự án là điều hết sức cần thiết.Dựa vào số liệu quan trắc khí hậu tại trạm Tân Sơn Hòa thuộc hệ thống quan trắccủa Đài khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ, các đặc trưng thời tiết – khí hậu khuvực dự án được trình bày cụ thể như sau:

a) Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến cácquá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển Nhiệt độ càng caothì tốc độ phản ứng xảy ra càng nhanh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng nhỏ

Sự thay đổi nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏengười lao động

Nhiệt độ không khí tại khu vực xây dựng dự án thay đổi theo mùa trong năm, tuynhiên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn lắm

 Nhiệt độ trung bình hàng năm : 28,080C;

 Nhiệt độ cao trung bình năm : 33 - 380C;

 Nhiệt độ thấp trung bình năm : 25,50C

Trang 26

b) Số giờ nắng

 Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm: 2.003giờ/năm;

 Số giờ nắng cao nhất vào tháng 3: 236,9 giờ

 Số giờ nắng thấp nhất: tháng 9

c) Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa, pháttán các chất ô nhiễm trongg khí quyển, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sứckhỏe người lao động

Độ ẩm không khí trung bình 76,4% , chênh lệch nhiều về độ ẩm giữa nơi khô nhất

và nơi ướt nhất vào khoảng10-15% Độ ẩm cao vào các tháng mùa mưa lớn nhất đạtkhoảng 83% (tháng 9) và thấp vào các tháng mùa khô khoảng 68% (tháng 2)

d) Chế độ mưa

Lượng mưa trung bình năm của thành phố cao từ 1.742,8 – 2.340,2 mm/năm Mưatập trung nhiều vào các tháng mùa mưa, chiếm 90% lượng mưa cả năm, trong đó mưalớn thường xảy ra từ tháng 8 đến tháng 10, riêng tháng 1, 2, 3 lượng mưa rất thấphoặc không có mưa Số liệu quan trắc cho biết lượng mưa trung bình năm 2009 là1.979,9 mm

e) Chế độ gió

TP Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi 2 hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây– Tây Nam và Bắc – Đông Bắc Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi vào trongmùa mưa, từ khoảng tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6 m/s và gió thổi mạnhnhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s Gió Bắc – Đông Bắc từ biển Đông thổivào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s Ngoài

ra có gió tín phong, hướng Nam – Đông Nam, từ khoảng tháng 3 đến tháng 5 tốc độtrung bình 3,7 m/s

Các thời tiết khác: thời tiết ổn định, giông lớn, bão và ngập lụt hầu như không xuấthiện Nhiệt độ trung bình từ 250C – 330C

Diễn biến các yếu tố khí tượng theo từng tháng tại trạm Tân Sơn Hòa được mô tảtrong bảng sau:

Bảng 2.1 Đặc Trưng các yếu tố khí tượng trạm Tân Sơn Hòa năm 2009

Tháng Nhiệt độ KK ( 0 C) Độ ẩm (%) Lượng mưa (mm)

Trang 27

Tháng Nhiệt độ KK ( 0 C) Độ ẩm (%) Lượng mưa (mm)

Nguồn: Đài KTTV khu vực Nam Bộ

2.1.2.2 Điều kiện thủy văn

Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố

Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển

Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi nhiềusông khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km2 Nó cólưu lượng bình quân 20-500 m3/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10.000

m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước và là nguồn nước ngọt chính của thành phố HồChí Minh

Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phốvới chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km Hệ thống các chilưu của sông Sài Gòn rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3/s Bềrộng của sông Sài Gòn tại Thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ sâu tới 20m.Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành mở rộng bởi hệ thốngkênh Rạch Chiếc Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng Nai và sôngSài Gòn, cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông Nam, nó chảy ra biểnÐông bằng hai ngả chính - ngả Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sôngcạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56 km, bề rộngtrung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng SàiGòn

Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch chằngchịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, BếnCát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh

Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn các huyện Nhà

Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 của kênhÐông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc tướitiêu kết quả, giao lưu thuận lợi và đang dần dần từng bước thực hiện các dự án giải

Trang 28

tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nước, pháthuy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn.

Nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung ởvùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleistocen; càng xuống phía Nam (Nam BìnhChánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ)-trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễmphèn, nhiễm mặn Độ sâu trung bình của nước ngầm sẽ tương đương mực nước biển

và bị tác động trực tiếp bởi triều cường Nước ngầm khu vực dự án xuất hiện cục bộ ởcác tầng chứa nước (lớp 2, 5, và 6a) với trữ lượng nhỏ Riêng tại lỗ khoan BH7 nướctồn tại trong lớp 5 dày 14,1m trữ lượng lớn

Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởngdao động triều bán nhật của biển Ðông Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đóthủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động khôngnhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.Theo kết quả quan trắc tại trạm Phú An năm 2009 cho thấy: Tháng có mực nướccao nhất là tháng 1 (1,56 m) và tháng 11 (1,54m), thấp nhất là vào tháng 6 (-2,27m) vàtháng 7 (-2,21m).Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 0,4‰ có thểxâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến tận Thủ Dầu Một và trênsông Ðồng Nai đến Long Ðại Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi

ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều

Quận Thủ Đức có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc điểmchính:

 Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nướctriều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m

 Ở phía tây và tây nam của quận có hệ thống kênh rạch tự nhiên khá dày đặc, đa

số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Đĩa,rạch Bình Thái…

 Ở phía bắc và đông bắc, do địa hình cao hơn nên có các hệ thống suối như suốiXuân Trường, Suối Cái

 Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn củaquận và nét nổi bật của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều

2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên

2.1.3.1 Chất lượng môi trường không khí xung quanh

Để đánh giá hiện trạng chất lượng không khí, ngày 18/10/2010 Chủ đầu tư đã phốihợp Công ty CP Đầu tư và Phát triển Môi trường Bền Vững và Trung tâm Tư vấnCông nghệ Môi trường và An toàn vệ sinh lao động tiến hành lấy mẫu không khí tạikhu vực dự án

Trang 29

- Kết quả phân tích chất lượng không khí, đo đạc độ ồn được trình bày trongBảng 2.3 và 2.4

- Vị trí lấy mẫu được đưa trong Bảng 2.2

Bảng 2.2 Vị trí lấy mẫu không khí

xuất công ty Mỹ Việt

Ngày 18/10/20109h30

Không khí xung quanh khu vực

dự án (gần trạm xử lý nước thảicủa công ty Shing Việt)

Ngày 18/10/201010h00

Không khí xung quanh khu vực

dự án (gần cổng bảo vệ của công

ty Shing Việt)

Ngày 18/10/201010h30

dự án (Đường Song Hành)

Ngày 18/10/2010

11h

Nguồn: Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường và An toàn vệ sinh lao động, 2010

Bảng 2.3 Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dự án

Nguồn: Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường và An toàn vệ sinh lao động, 2010

Bảng 2.4 Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dự án

Trang 30

Ký hiệu Tiếng ồn Nhiệt độ Độ ẩm Tốc độ gió

- QCVN 26:2010: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (6h-21h);

Nhận xét: So sánh với chuẩn môi trường Việt Nam cho thấy nồng độ của các chỉ

tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép Hiện trạng môi trường không khí khu vực dự ánchưa có dấu hiệu ô nhiễm

2.1.3.2 Chất lượng nước mặt

Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt, ngày 18/10/2010 Chủ đầu tư đã phốihợp Công ty CP Đầu tư và Phát triển Môi trường Bền Vững và Trung tâm Tư vấnCông nghệ Môi trường và An toàn vệ sinh lao động tiến hành lấy mẫu nước mặt tạisông Rạch Chiếc – vị trí xả nước thải từ dự án

- Kết quả phân tích chất lượng nước mặt được trình bày trong Bảng 2.5

Bảng 2.5 Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước mặt

Trang 31

 QCVN 08:2008/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

 Loại B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác

có yêu cầu chất lượng tương tự

 Loại B2: Dùng cho mục đích giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầuchất lượng nước thấp

Nhận xét : Kết quả đo đạc và phân tích ở trên cho thấy Sông Rạch Chiếc, đoạn

chảy qua khu vực dự án bị ô nhiễm nhẹ, cụ thể như sau:

BOD =15,46 mg/l; COD = 41,2 mg/l; vượt giá trị cho phép của Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT, SS = 81mg/j, PO 4 3- = 0,42 mg/l nguyên nhân do có nhiều nguồn thải từ các nhà máy hoạt động nằm trên lưu vực Sông Rạch Chiếc

và có nhiều hộ dân sinh sống ven Sông Rạch Chiếc thải nước thải sinh hoạt chưa xử lý vào nguồn tiếp nhận.

2.1.3.2 Chất lượng nước ngầm

Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt, ngày 1/03/2011 Chủ đầu tư đã phốihợp Công ty CP Đầu tư và Phát triển Môi trường Bền Vững và Trung tâm Tư vấnCông nghệ Môi trường và An toàn vệ sinh lao động tiến hành lấy mẫu nước ngầm tạikhu vực dự án

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt được trình bày trong Bảng 2.6

Bảng 2.6 Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước ngầm

Trang 32

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả 2008/BTNMT QCVN 09:

Ghi chú:

- QCVN 09:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

Nhận xét: So sánh với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam cho thấy nồng độ của các

chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép Hiện trạng môi trường nước ngầm khu vực

dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm

2.1.3.3 Chất lượng đất

Dự án hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH Shing Việt và sử dụng nhà xưởng đãsẵn có trong khuôn viên đất của công ty Shing Việt, do vậy, đất tại khu vực dự án đãđược bê tông hóa toàn bộ Vì vậy đơn vị tư vấn không tiến hành lấy mẫu đất để phântích chất lượng

2.1.3.4 Đánh giá sơ bộ về sức chịu tải của môi trường ở khu vực xung quanh dự án.

Kết quả quan trắc chất lượng môi trường năm 2010 của Chi cục Bảo vệ môi trườngthành phố Hồ Chí Minh

Đối với chất lượng môi trường không khí:

 Bụi: 92% giá trị quan trắc không đạt quy chuẩn (QCVN 05:2009/BTNMT), cónhững thời điểm vượt quy chuẩn 7,4 lần

 Chì: nồng độ dao động trong khoảng 0,37 – 0,54 µg/m3, tăng tại 5/6 trạm so vớicùng kỳ năm 2009

 NO2: 47% số liệu quan trắc không đạt quy chuẩn (QCVN 05:2009/BTNMT),nồng độ dao động trong khoảng 0,16 – 0,23 mg/m3, có xu hướng giảm so vớicùng kỳ và 06 tháng cuối năm 2009

 CO: nồng độ trung bình dao động trong khoảng 9,62 – 15,76 mg/m3 vẫn ở mứccho phép (QCVN 05:2009/BTNMT) và tăng nhẹ so với cùng kỳ năm

 Tiếng ồn: 78% số liệu quan trắc không đạt chuẩn cho phép (QCVN 26:2010),dao động từ 65 – 86Db

 Kết quả quan trắc hàm lượng BTX (Benzen – Toluene – Xylene) trong không khícho thấy nồng độ các chất Toluene và Xylene đều đạt chuẩn cho phép, riêngnồng độ Benzen rất cao, có tới 61% giá trị quan trắc vượt chuẩn (TCVN 5938 –2005) Nguyên nhân có thể do lượng xe lưu thông trong thành phố cao hay sựkém chất lượng của xăng trên thị trường

Đối với chất lượng môi trường nước:

Trang 33

 Số liệu quan trắc thủy văn cho thấy: giá trị mực nước lúc đỉnh triều và chân triềutại tất cả các trạm đo đều có xu hướng lớn hơn từ 1 – 25cm so với cùng kỳ năm

2009 Giá trị lưu tốc cực đại lúc triều rút và lúc triều dâng có xu hướng tăng từ0,001 – 0,153m/s so với cùng kỳ năm trước, tập trung tại các trạm thượng nguồnsông Sài Gòn, sông Đồng Nai và các trạm cửa biển Lưu lượng bình quân nhìnchung có giá trị giảm từ 3,28 – 1293 m3/s so với cùng kỳ năm 2009

 Chất lượng nước tại các trạm quan trắc nước mặt sử dụng cho mục đích cấpnước: các chỉ tiêu pH, BOD5, COD và độ mặn đạt quy chuẩn cho phép đối vớinguồn nước mặt loại A1 (QCVN 08:2008/BTNMT) Các chỉ tiêu DO, Dầu vàColiform tại hầu hết các trạm đều không đạt quy chuẩn nêu trên Kết quả quantrắc Mangan (Mn) tại các trạm cho thấy nồng độ dao động từ 0,031 – 0,061 mg/l

và có xu hướng tăng so với 6 tháng cuối năm 2009

 Chất lượng nước tại các trạm quan trắc nước mặt dùng cho các mục đích khác:nhìn chung diễn biến độ pH, DO, BOD5, COD và nồng độ dầu đều đạt quy chuẩncho phép đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN 08:2008/BTNMT) Nồng độ

DO tại 50% các trạm quan trắc và hàm lượng Coliform tại 65% các trạm quantrắc vượt quy chuẩn nêu trên

 Kết quả phân tích kim loại nặng (Pb, Cd, Hg, Cu) và thuốc trừ sâu tại các trạmquan trắc sử dụng cho mục đích cấp nước và cho mục đích khác đều đạt quychuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A1và B1(QCVN08:2008/BTNMT)

 -Chất lượng nước kênh rạch khu vực nội thành Tp.HCM: ô nhiễm trên các đoạnkênh đang có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2009, trong đó hệ thống kênhTân Hóa – Lò Gốm vẫn có mức độ ô nhiễm hữu cơ cao nhất Tuy nhiên hàmlượng ô nhiễm vi sinh vẫn còn cao, vượt quy chuẩn cho phép ở hầu hết các kênh

và có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2009 (QCVN 08:2008/BTNMT loạiB2) Riêng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè ô nhiễm vi sinh đang có chiều hướnggiảm

 Chất lượng nước dưới đất khu vực Tp.HCM: các chỉ tiêu pH, Fe tổng, TDS, độcứng tổng, NO3-, kim loại nặng đều đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 09:2008/BTNMT) Ngoại trừ 2 chỉ tiêu TOC và vi sinh có 14/15 trạm không đạt quychuẩn Mặc dù vậy, chất lượng nước ngầm tầng Pleistocen vẫn đang tiếp tục xấu

đi, đặc biệt là tại khu vực các quận ngoại thành như: Củ Chi, Hóc Môn, BìnhChánh và Q.12 Mức độ ô nhiễm hữu cơ, vi sinh và phèn tại các khu vực nàyđang tăng lên đáng kể so với 6 tháng cuối năm 2009 Bên cạnh đó chất lượngnước tại các giếng quan trắc thuộc tầng Pliocen trên và Pliocen dưới vẫn tiếp tục

bị ô nhiễm hữu cơ và kim loại nặng

Trang 34

 Chất lượng nước biển ven bờ: hầu hết các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn cho phép(QCVN 10:2008/BTNMT) Riêng tại khu vực nuôi trồng thủy sản, chỉ tiêu COD

ở cả 6 vị trí quan trắc đều vượt quy chuẩn ở từ 1- 1,6 lần Nồng độ Chì (Pb) ở cả

3 vị trí quan trắc thuộc khu vực bãi tắm cũng vượt quy chuẩn cho phép từ 1 – 1,2lần và hàm lượng dầu tổng đều không đạt quy chuẩn ở cả 9 vị trí quan trắc thuộc

2 khu vực nuôi trồng thủy sản và bãi tắm

 Hầu hết các chỉ tiêu kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, As, và Hg) trong nước biển ven

bờ đều đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT) Không phát hiện hàmlượng thuốc trừ sâu hữu cơ ở tất cả 9 vị trí quan trắc thuộc 2 khu vực nuôi trồngthủy sản và bãi tắm trong các mẫu phân tích nước biển ven bờ và trầm tích đáy.Một số kết luận sau được rút ra trên cơ sở các kết quả đo đạc, phân tích và đánh giátrên:

Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn: Môi trườngtiếng ồn bị ô nhiễm cục bộ do hoạt động giao thông tại khu vực đường giao thông,hiện trạng chất lượng không khí xung quanh còn khá tốt mặc dù chịu sự tác động củahoạt động giao thông, đô thị và hoạt động sản xuất trong khu vực

Hiện trạng chất lượng nước mặt: nguồn nước mặt sông Rạch Chiếc tại khu vực dự

án bị ô nhiễm chất rắn lơ lửng, hữu cơ, dinh dưỡng do tác động của các hoạt động xảthải từ khu đô thị, khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, dọc thềm bờ sông RạchChiếc

Hiện trạng môi trường nước ngầm: nước ngầm tại khu vực dự án và xung quanh dựchưa có dấu hiệu bị ô nhiễm

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ

Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn phường trong 6 thángđầu năm 2010 như sau:

2.2.1 Hiện trạng kinh tế

a Sản xuất công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp:

Giá trị sản xuất công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp duy trì ở mức cùng kỳ, nguyênnhân do tình hình khó khăn về kinh tế nói chung của thành phố và cả nước, đồng thời

có một số doanh nghiệp di chuyển đến địa bàn ngoài phường Có 16/18 ngành sản xuấttăng như: sản xuất giường tủ, bản, ghế, dệt, chế biến gỗ, sản phẩm máy móc thiết bịđiện tuy nhiên chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, riêng 2 ngành sản xuất thực phẩm và đồ uốngchiếm tỷ trọng lớn

Ngành nông nghiệp có nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao như: nuôi trồng thuỷsản, hoa lan, cây kiểng và các loại cây rau màu

b Thương mại dịch vụ:

Trang 35

Hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản ổn định, mạng lưới kinh doanh dịch vụ cóphát triển, tuy nhiên do tình hình giá cả tăng cao nên mức độ kinh doanh, sản xuất vàtiêu dụng đều giảm.

Nhìn chung tình hình kinh doanh trên địa bàn từng bước ổn định, tổng số hộ đăng

ký kinh doanh trên địa bàn phường là 724 hộ, trong đó xin nghi không kinh doanh là

84 hộ, tăng mới 100 hộ, hiện tại có 740 hộ đang kinh doanh Phường đã kết hợp PhòngKinh Tế Quận, Quản lý thị trường kiểm tra sau đăng ký kinh doanh, qua kiểm tra 16lượt, 48 hộ có 29 trường hợp vi phạm kinh doanh không phép nhắc nhở 19 hộ, quakiểm tra các bộ chấp hành tốt về niêm yết giá, công tác PCCC, vệ sinh an toàn thựcphẩm, vệ sinh môi trường…

2.2.2 Hiện trạng văn hóa xã hội

Duy trì công tác dạy và học ở các cấp học, các trường trên địa bàn luôn đảm bảocho công tác dạy và học, hoàn thành kế hoạch giảng dạy năm 2009 – 2010

Tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng ngừa dịch bệnh Làm tốt côngtác y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, khám chữa bệnh miễn phícho trẻ em dưới 6 tuổi Giúp đỡ, hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật, mồ côi, nghèo, có hoàncảnh đặc biệt

Phường cũng phối hợp với Hội phụ nữ vận động, tổ chức tư vấn, tuyên truyền kếhoạch hóa gia đình, triển khai chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản đến các tổ phụ

nữ tại các địa bàn của phường

Thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, những người có côngvới nước, việc cấp phát tiền lương hàng quý cho các đối tượng chính sách và các trợcấp khác luôn kịp thời

Năm năm qua, phường đã bê tông nhựa hoá được 20 hẻm và 49 công trình côngcộng phục vụ dân sinh khác với tổng kinh phí khoảng 26 tỷ đồng

Tổ chức nhiều loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phong phú

và đa dạng, thu hút được nhiều người dân tham gia như thể dục dưỡng sinh, đi bộ, cờtướng, cử tạ…

VHTT: Thực hiện 66 băng rol phục vụ các ngày lễ lớn trong năm 3/2, 30/4, 1/5, 2/9,Đại hội Đảng, thanh niên lên đường nhập ngũ, ngày hội đại đoàn toàn kết toàn dân tộc,hội nghị nhân dân, thực hiện nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị, dọn dẹp lòng lềđường, phòng chống dịch bệnh…

Tuyên truyền: phát hành thường xuyên ngày 02 buổi nội dung tuyên truyền về LuậtNVQS, trật tự lòng lề đường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch cúm giacầm H5N1, dịch cúm A/H1N1, tuyên truyền “Năm 2010 Năm thực hiện nếp sống vănminh, mỹ quan đô thị”, tháng an toàn giao thông…

Trang 36

Thể dục thể thao: Tham gia thi đấu các giải TDTT Quận tổ chức nhân các ngày lễlớn trong năm: Mừng Đảng Mừng Xuân, 30/4, 01/5, Ngày TBLS 27/7, chào mừngQuốc Khánh 2/9 và tham dự Đại Hội TDTT Quận Thủ Đức Số người thường xuyênluyện tập TDTT ngày càng tăng 4.844/21.057 người đạt 23% so với dân số

Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi vào mẫu giáo: 157/157 đạt 100%

Tỷ lệ trẻ dưới 6 tuổi vào lớp 1: 194/194 đạt 100%

Hoàn thành tiểu học vào lớp 6: 174/174 đạt 100%

Tốt nghiệp THCS: 539/590 đạt 91,36% (độ tuổi từ 15-18 tuổi TN THCS: 539/950đạt 91,36%)

Tốt nghiệp THPT: 450/532 đạt 84,59%, (Độ tuổi từ 18-21 tốt nghiệp THPT 450/532đạt 84,59%)

Đã vận động các em bỏ học ra lớp những năm trước 16/35 đạt 48,57%

Đã tổ chức lớp học sau khi biết chữ mức lớp 4 cho 15/15 ngưới đạt 100%

So với chuẩn của Thành phố và chuẩn quốc gia, phường vẫn duy trì được chuẩn phổcập trung học năm 2010

Duy trì lớp học tình thương, tổng số học sinh năm học 2010 – 2011 là 124 em từ lớp

1 đến lớp 5, với 06 giáo viên đứng lớp Nhân dịp ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11,Đảng ủy, UBND phường đến tặng hoa chúc mừng, thăm hỏi động viên các thầy giáo

và tặng quà cho giáo viên lớp học tình thương và các trường trên địa bàn

Các hoạt động bảo vệ và chăm lo quyền lợi chính đáng cho hội viên phụ nữ trên địabàn đã có nhiều sáng tạo thu hút đông đảo hội viên phụ nữ tham gia và phong trào hoạtđộng phụ nữ trên địa bàn ngày càng phát triển sâu rộng Trong nhiệm kỳ qua, Hội đãkết nạp được 2.247 hội viên nâng tổng số hội viên lên 5.317 chị em đạt tỷ lệ 75%; có

47 chị tham gia công tác tại các tổ dân phố Hoạt động các chi, tổ hội được duy trìhàng năm Kết quả phân loại có 90 chi hội xuất sắc và 10 chi hội khá; gần 79 % tổ hộiđạt loại xuất sắc và trên 21% tổ hội đạt loại khá Không có chi, tổ hội yếu, kém Đạihội đã đề ra mục tiêu nhiệm vụ trong nhiệm kỳ IV(2011-2016) là xây dựng tổ chứcHội phát triển vững mạnh, phát huy vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ

và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em, vận động hộiviên phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình góp phần cùng với Đảng, chínhquyền thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế xã hội của phường Đại hội đã bầu ra BCHnhiệm kỳ IV(2011-2016) gồm 15 thành viên và bầu đoàn đại biểu dự đại hội cấp trêngồm 13 thành viên

Trang 37

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

Đây là dự án được triển khai trong nhà xưởng sẵn có của Công ty TNHH ShingViệt, trên cở sở hạ tầng có sẵn Do đó, không diễn ra các hoạt động đền bù, giải tỏa.Việc đánh giá các tác động môi trường do hoạt động của dự án được thực hiện theotừng giai đoạn như sau:

Giai đoạn xây dựng dự án (chủ yếu là sửa chữa nhà xưởng và lắp đặt thiết bị).Giai đoạn vận hành dự án

Việc thực hiện dự án sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường bêntrong và bên ngoài khu vực dự án ở các mức độ khác nhau Một số tác động ở mức độkhông đáng kể, mang tính tạm thời Bên cạnh đó, một số tác động khác mang tính chấtthường xuyên trong suốt quá trình hoạt động của dự án Các tác động này có thể xảy ratrong giai đoạn xây dựng dự án và giai đoạn vận hành dự án

Trang 38

3.1.1 Giai đoạn sửa chữa nhà xưởng là lắp đặt thiết bị

Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong suốt quá trình xây dựng dự

án được trình bày trong Bảng 3.1

Bảng 3.1 Nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng

TT Nguồn/hoạt động gây tác động Chất thải phát sinh

2 Sửa chữa cơ sở hạ tầng (Văn phòng,

nhà xưởng, hệ thống thoát nước, công

trình phụ trợ…)

- Khí thải từ các phương tiện vậnchuyển vật liệu xây dựng, cát,đất, đá, sắt thép, thiết bị máymóc

- Bụi từ quá trình tháo dỡ, xâydựng, chà nhám hoàn thiện

- Bụi, khí thải từ các quá trình thicông có gia nhiệt như cắt, hàn

- Nước mưa chảy tràn qua toàn

bộ khu vực dự án cuốn theo chấtthải xuống nguồn nước;

- Chất thải rắn phát sinh từ quátrình xây dựng

3 Hoạt động vận chuyển, tập kết, lưu giữ

nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án

- Khí thải của các xe tải vậnchuyển nhiên, nguyên, vật liệunhư: xăng dầu, vật liệu xây dựng,

- Chất thải rắn nguy hại bao gồmcác thùng chứa xăng dầu, sơn saukhi đã sử dụng, giẻ lau dính dầu

3.1.1.1 Nguồn phát sinh bụi và khí thải

Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển

Hoạt động của các phương tiện vận chuyển phục vụ xây dựng dự án sẽ gây phátsinh bụi và khí thải (chứa SO2, NO2, CO )

Hệ số phát thải các chất ô nhiễm không khí này có thể tham khảo Bảng 3.2

Bảng 3.2 Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel

Trang 39

Thông số Bụi SO 2 NO 2 CO VOC

Ước tính số lượng xe được sử dụng trong một ngày khoảng 7 chiếc, mỗi xe vậnchuyển 2 chuyến/ngày với quãng đường di chuyển trong khu vực dự án khoảng 0,1km/lượt trong nội bộ khu vực dự án, suy ra tải lượng ô nhiễm do hoạt động của cácphương tiện vận chuyển như trong Bảng 3.3

Bảng 3.3 Tải lượng bụi và khí thải tối đa phát sinh từ phương tiện vận chuyển

Tác động này chỉ tác động cục bộ tại khu vực dự án, tuy nhiên, mức độ tác động thấp, phạm vi nhỏ, thời gian

Bụi từ quá trình chà nhám hoàn thiện công trình

Bụi phát sinh trong quá trình chà nhám bề mặt khi hoàn thiện công trình sẽkhuyếch tán vào gió gây ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, công đoạn chà nhám bề mặttường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và quá trình được che chắn nên tác động nàykhông đáng kể, chỉ tác động cục bộ trực tiếp đến sức khỏe công nhân lao động tại côngtrường

3.1.1.2 Nguồn phát sinh nước thải

Trang 40

Sự tập trung của công nhân xây dựng phục vụ thi công sửa chữa dự án sẽ phát sinhnước thải sinh hoạt Tuy nhiên lượng nước thải này không nhiều do số lượng côngnhân quá ít, và công nhân sử dụng chung nhà vệ sinh của Công ty Shing Việt nênlượng nước thải này không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Lưu lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất theo ngày chảy tràn qua khu vực dự án có

thể ước tình dựa vào công thức sau (Nguồn: Handbook of Environmental Engineering,

A : Diện tích thoát nước (m2)

Tại khu vực dự án, vì sau khi phát quang thực vật, khu đất xây dựng dự án là khu

đất trống, độ dốc khu đất <2% nên chọn hệ số chảy tràn C = 0,6 (Nguồn: Handbook

for Environmental Engineering, 2005) Như vậy, lưu lượng nước mưa chảy tràn lớn

nhất theo ngày chảy tràn qua khu vực dự án có diện tích 3.500 m2 sau khi phát quangthực vật là Q = 0,60 x 15 x 3500/1000 = 31,6 m3/ngày

Nước mưa chảy tràn có thể cuốn trôi vật liệu xây dựng, rác thải, dầu mỡ thải và cácchất thải khác trên mặt đất nơi chúng chảy qua gây ô nhiễm môi trường nước mặt vàtác động xấu đến hệ thủy sinh Vì vậy, các chất thải phát sinh trong quá trình xây dựngcũng như vật liệu san nền cần được quản lý thích hợp

3.1.1.4 Nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại

Chất thải rắn xây dựng phát sinh từ dự án chỉ bao gồm bao bì xi măng, sắt thépvụn, gạch đá, xà bần, các mẫu gỗ thừa, nhựa vụn với khối lượng rất thấp và hầu như

có thể tái sử dụng và tái chế được

Chất thải rắn sinh hoạt:

 Dự án không thi công xây dựng mới mà chỉ sủa chữa lại nhà xưởng có sẵn nênlượng công nhân ít, vì vậy chất thải sinh hoạt rất ít nên không gây ảnh hưởng đếnmôi trường

Ngày đăng: 28/10/2015, 14:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w