Báo cáo ĐTM dự án “đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện ba vì”
Trang 1Báo cáo ĐTM Dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì”
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1
2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 2
2.1 Cơ sở pháp lý để lập báo cáo ĐTM 2
2.2 Các tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam về môi trường 4
2.3 Tài liệu và dữ liệu sử dụng trong ĐTM 5
3 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 5
4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM 6
4.1 Tổ chức thực hiện 6
4.2 Thành viên tham gia thực hiện 7
CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 8
1.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 8
1.1.1 Tên dự án 8
1.1.2 Chủ đầu tư 8
1.1.3 Chủ quản dự án 8
1.1.4 Cơ quan tư vấn lập dự án 8
1.1.5 Vị trí địa lý, địa điểm của dự án 8
1.1.6 Hình thức đầu tư 8
1.2 NỘI DUNG DỰ ÁN 9
1.2.1 Quy mô dự án 9
1.2.2 Các hạng mục đầu tư của dự án 9
1.2.3 Cơ cấu sử dụng đất của hang mục dự án 10
1.2.4 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật 11
1.2.5 Danh mục các trang thiết bị chính 14
1.2.6 Tổng kinh phí dự án 15
1.2.7 Tổ chức thực hiện dự án 16
1.2.8 Tổ chức dự kiến sau khi dự án đầu tư, xây dựng hoàn thành 16
i
Trang 2CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 17
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 17
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 17
2.1.2 Điều kiện về khí tượng – thủy văn 18
2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 24
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 37
2.2.1 Huyện Ba Vì 37
2.2.2 Xã Ba Trại 40
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 42
3.1 NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 42
3.1.1 Giai đoạn giải phóng mặt bằng 42
3.1.2 Giai đoạn thi công xây dựng 42
3.1.3 Nguồn gây tác động giai đoạn vận hành dự án 47
3.2 ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 53
3.2.1 Đối tượng, quy mô bị tác động tác động xấu 53
3.2.2 Đối tượng, quy mô bị tác động tích cực 53
3.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 54
3.3.1 Giai đoạn giải phóng mặt bằng 54
3.3.2 Giai đoạn thi công xây dựng 54
3.3.3 Giai đoạn vận hành 57
3.4 TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI 62
3.5 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 62
CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 63
4.1 ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 63
4.1.1 Giai đoạn giải phóng mặt bằng 63
4.1.2 Giai đoạn thi công xây dựng 63
4.1.3 Giai đoạn hoạt động 67
4.2 ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 75
4.2.1 Biện pháp phòng chống và ứng cứu sự cố 75
Trang 3Báo cáo ĐTM Dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì”
4.2.2 Các biện pháp hỗ trợ bảo vệ môi trường 76
CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 77
5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 77
5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 79
5.2.1 Giai đoạn thi công xây dựng 79
5.2.2 Giai đoạn hoạt động 79
5.2.3 Chương trình giám sát môi trường 79
CHƯƠNG 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 84
6.1 Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 84
6.2 Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP XÃ 84
6.3 Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN TRƯỚC CÁC Ý KIẾN CỦA UBND CẤP XÃ VÀ UBMTTQ CẤP XÃ 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
1 KẾT LUẬN 86
2 KIẾN NGHỊ 86
3 CAM KẾT 86
3.1 Giai đoạn Xây dựng 87
3.2 Giai đoạn vận hành 88
iii
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1 Quy mô các hạng mục chính của dự án 11
Bảng 1 2 Danh mục các trang thiết bị chính 14
Bảng 2 1 Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (OC) 18
Bảng 2 2 Độ ẩm không khí trung bình tháng và năm (%) 19
Bảng 2 3 Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) 20
Bảng 2 4 Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm (mm) 20
Bảng 2 5 Tần suất (%) và vận tốc (m/s) trung bình các hướng gió trạm Láng 21
Bảng 2 6 Số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ) 22
Bảng 2 7 Số ngày có dông trung bình tháng và năm (ngày) 23
Bảng 2 8 Kết quả đo đạc các thông số vi khí hậu ngày 26/8/2010 24
Bảng 2 9 Kết quả đo đạc các thông số vi khí hậu ngày 27/8/2010 25
Bảng 2 10 Vị trí điểm đo không khí 25
Bảng 2 11 Kết quả đo đạc và phân tích không khí và bụi (mg/m3) 26
Bảng 2 12 Vị trí điểm đo tiếng ồn 27
Bảng 2 13 Kết quả đo đạc tiếng ồn (dBA) 28
Bảng 2 14 Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước mặt 29
Bảng 2 15 Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước ngầm 30
Bảng 2 16 Kết quả phân tích chất lượng đất 31
Bảng 2 17 Đặc trưng cơ bản của các hệ sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì 32
Bảng 3 1 Giới hạn mức độ tiếng ồn của các thiết bị thi công 43
Bảng 3 2 Định mức thải từ mỗi đầu người đến hệ thống thoát nước 44
Bảng 3 3 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân 45
Bảng 3 4 Bảng tổng hợp khối lượng san nền 46
Bảng 3 5 Tóm tắt những rủi ro về sự cố môi trường 47
Bảng 3 6 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện 49
Bảng 3 7 Bảng dự tính phát sinh nước thải 50
Bảng 3 8 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải 50
Bảng 3 9 Thành phần chất thải rắn y tế 51
Bảng 3 10 Dự báo mức ồn khu vực xung quanh vị trí thi công 55
Bảng 3 11 Tác động của khí thải lò đốt chất thải tới môi trường 57
Trang 5Báo cáo ĐTM Dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì”
Bảng 3 12 Tác động của khí thải từ trạm xử lý tới môi trường 58
Bảng 3 13 Tác động của khí thải lò đốt chất thải tới môi trường 58
Bảng 5 1 Chương trình quản lý môi trường 77
Bảng 5 2 Chi phí giám sát thành phần nước thải 80
Bảng 5 3 Chi phí giám sát môi trường không khí 80
Bảng 5 4 Tổng kinh phí giám sát chất lượng môi trường giai đoạn thi công 81
Bảng 5 5 Chi phí giám sát thành phần nước thải 82
Bảng 5 6 Chi phí giám sát môi trường không khí 83
Bảng 5 7 Tổng kinh phí giám sát chất lượng môi trường 83
v
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Hình 1 1 Vị trí xây dựng bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba vì 9
Hình 1 2 Mặt bằng tổng thể bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba vì 9
Hình 1 3 Sơ đồ tổ chức của bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì 16
Hình 2 1 Vị trí đo đạc và lấy mẫu 26
Hình 4 1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt 66
Hình 4 2 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng bể tự hoại 69
Hình 4 3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải 70
Hình 4 4 Sơ đồ quản lý và xử lý chất thải 73
Hình 5 1 Vị trí giám sát môi trường 83
Trang 7Báo cáo ĐTM Dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì”
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
MTTQ Mặt trận tổ quốc
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN Quy chuẩn Việt nam
TCXD Tiêu chuẩn xây dựng
KHĐT Kế hoạch đầu tư
COD Nhu cầu ô xy hóa học
BOD5 Nhu cầu ô xy sinh học trong 5 ngày
Trang 81 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm ở phía Tây Bắc, có các trục đườngchính như: Quốc Lộ 32, tỉnh lộ 87A,…đi qua và các tuyến đường thủy qua sông Hồng,sông Đà có tổng chiều dài 70km Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường
bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếpthu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng: nôngnghiệp, dịch vụ, du lịch và công nghiệp
Đặc biệt, Ba Vì chú ý khai thác tiềm năng về du lịch-dịch vụ, đó là các khu du lịchnhư: Khu du lịch Khoang Xanh, Khu du lịch Thác Đa, Khu du lịch Thiên Sơn, ThácNgà, Khu du lịch Suối Mơ, Khu du lịch Ao Vua, Khu du lịch Suối Hai, Vườn Quốcgia Ba Vì
Ngoài ra, Ba Vì còn có nhiều di tích lịch sử có kiến trúc độc đáo đã được sếp hạng
di tích lịch sử Quốc gia như: Đền Hạ, Đền Trung và Đền thượng…
Trong những năm qua, kinh tế của huyện Ba Vì có bước phát triển, đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân được nâng lên từng bước Cơ sở hạ tầng như điện,đường, trường, trạm từng bước được quan tâm Tuy nhiên, hiện tại kinh tế của huyện
Ba Vì còn chậm phát triển so với tiềm năng có sẵn, đặc biệt là có 7 xã miền núi chưađược phát triển nhiều, đời sống nhân dân còn khó khăn, cơ sở hạ tầng còn thiếu nhiều
so với yếu cầu thực tế Chính vì vậy, để từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng cho huyện
Ba Vì, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã có quyết định số 1469/QĐ-UBNDngày 01 tháng 04 năm 2010 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng bệnhviện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì Cụ thể:
Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện BaVì;
Chủ đầu tư: UBND huyện Ba Vì;
Đại diện chủ đầu tư: Ban QLDA Đầu tư Xây dựng Cơ Bản huyện Ba Vì
Địa điểm xây dựng: Xã Ba Trại, Huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội
Cơ quan phê duyệt dự án: UBND thành phố Hà Nội
Mục tiêu quy mô dự án đầu tư:
Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì vớitrang thiết bị đồng bộ nhằm đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh củanhân dân trong huyện và lân cận nhằm giảm tải cho các tuyến trên
Dự án sẽ là cơ sở y tế quốc phòng toàn dân
Là cơ sở đào tạo y tế tuyến địa phương, và y tế dự phòng tuyến cụm, xã, đặcbiệt là kịp thời phát hiện và diệt các ổ dịch cúm, tiêu chảy, sốt rét…
Trang 9Báo cáo ĐTM Dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì”
Dự án sau khi được đầu tư mới sẽ góp phần thực hiện chiến lược phát triển củanghành y tế từng bước đưa ngang với tầm y học hiện đại để thực hiện công tác chămsóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và góp phần hữu hiệu thúc đẩy sự phát triển và tiến
bộ cho hệ thống y tế thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung
Theo các quy định pháp luật hiện hành về môi trường thì dự án thuộc diện phải lậpbáo cáo đánh giá tác động môi trường, Ban QLDA Đầu tư Xây dựng Cơ Bản huyện Ba
Vì đã phối hợp với Công ty CP phần Nước và Công nghệ môi trường để tiến hành lấpbáo cáo đánh giá tác động môi trường để trình các cơ quan thẩm quyền phê duyệt
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
2.1 Cơ sở pháp lý để lập báo cáo ĐTM
- Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông quangày 29 tháng 11 năm 2005 và được Chủ tịch nước ký lệnh số 29/2005/L/CTNcông bố ngày 12 tháng 12 năm 2005, và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2006;
- Luật Tài nguyên nước ban hành ngày 20/5/1998;
- Luật đất đai của nước CHXHCN Việt Nam được Chủ tịch nước ký lệnh công bốngày 14/7/1993;
- Luật xây dựng số 16/2003/ QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ Về sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ vềviệc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môitrường;
- Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạmpháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Nghị định số 59/2007/NĐ – CP, ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chấtthải rắn
- Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 quy định về đánh giá môi trường chiếnlược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môitrường đối với nước thải
- Nghị định số 26/2010/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung nghị số 67/2003/NĐ-CP ngày13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
2
Trang 10- Nghị định của Chính phủ số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về việc “Đền bù thiệthại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi íchquốc gia, lợi ích công cộng”;
- Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 và Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày25/7/2007 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xâydựng công trình;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về việc ban hànhquy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấpphép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môitrường hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác độngmôi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phéphành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại;
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng BộTài nguyên và Môi trường Về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn Quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn Quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc Quy định quy chuẩn Quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc Quy định quy chuẩn Quốc gia về môi trường;
Thông tư 39/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Quychuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (bao gồm 04 quy chuẩn: QCVN 26; 27; 28;29);
Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT, ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môitrường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Quyết định số 55/2009/QĐ-UBND ngày 17/3/2009 ban hành Quy định về đảm bảotrật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình tạiThành phố Hà Nội
- Quyết định số 02/2005/QĐ-UBND ngày 10/01/2005 của UBND TP Hà Nội về việc
Trang 11Báo cáo ĐTM Dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì”
Ban hành quy định về việc thực hiện các biện pháp làm giảm bụi trong lĩnh vựcxây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 23/02/2010 của UBND Thành phố Hà Nộiban hành Quy định quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn Thành phố HàNội
- Quyết định số 56/2010/QĐ-UBND ngày 17/12/2010 của UBND Thành phố Hà Nộiv/v sửa đổi bổ sung Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND về quản lý chất thải rắnthông thường trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Thông tư số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 hướng dẫn việc quản lýkinh phí sự nghiệp môi trường
- Thông tư số: 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một
số nội dung lập, thẩm định, phê duyệt dự án, tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tưxây dựng
- Quyết định số 05/2003/QĐ-BTNMT ngày 4/9/2003 của Bộ Tài nguyên môi trườngban hành quy định về cấp phép thăm dò, khai thác, hành nghề khoan nước dướiđất;
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môitrường hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 củaChính phủ;
- Quyết định số 195/2005/ QĐ – UBND quy định về việc cấp phép thăm dò, khaithác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn cấp, cấp phép hành nghề khai thácnước dưới đất trên địa bàn Thành Phố Hà Nội;
- Công văn số: 3367/SYT-KH ngày 02/11/2009 của Sở Y tế Hà Nội về việc bổ sungquy hoạch ngành xây dựng mới Bệnh Viện Đa Khoa Khu vực miền núi huyện Ba
Vì quy mô 200 giường đến năm 2020
- Quyết định số 1469/QĐ – UBND ngày 01 tháng 04 năm 2010 của Ủy ban Nhândân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Xây dựng bệnhviện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì
- Các quy định về bảo vệ môi trường khác của Thành Phố Hà Nội
2.2 Các tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam về môi trường
- QCVN 02:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thảirắn y tế;
- QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép củakim loại nặng trong đất
4
Trang 12- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khíxung quanh;
- QCVN 06 :2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hạitrong không khí xung quanh;
- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguyhại
- QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệpđối với bụi và các chất vô cơ;
- QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệpđối với chất hữu cơ;
- TCVN 6707 – 2009 Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa;
- QCVN 26/2010 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27/2010 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung động;
- QCVN 28:2010 Quy chuẩn Quốc gia về nước thải y tế;
- Các tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYTngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế (Bao gồm: 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động,
5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động) và các tiêu chuẩn vệ sinh khác có liênquan;
- TCVN, QCVN hướng dẫn về phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tíchchất lượng mẫu nước (nước thải, nước ngầm và nước mặt) và phân tích chất lượngkhông khí
2.3 Tài liệu và dữ liệu sử dụng trong ĐTM
- Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì;
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009, mục tiêu, nhiệm vụphát triển kinh tế - xã hội năm 2010 của UBND huyện Ba Vì và xã Ba Trại;
- Các tài liệu, số liệu, thông tin về các điều kiện tự nhiên, KT - XH của khu vựchuyện Ba Vì, TP Hà Nội, các số liệu, kết quả đo đạc và hiện trạng môi trường khuvực (chất lượng không khí, nước đất, sinh thái…) thu thập và đo đạc trong quátrình chuẩn bị lập báo cáo ĐTM cho dự án
Trang 13Báo cáo ĐTM Dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì”
Các phương pháp sau được sử dụng để xây dựng báo cáo ĐTM cho dự án "Đầu tư
xây dựng bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì”, cụ thể là:
Phương pháp thống kê: Sử dụng để phân tích tổng hợp các số liệu khí tượng, môi
trường và kinh tế xã hội liên quan
Phương pháp điều tra khảo sát: lấy mẫu hiện trường, phân tích phòng thí nghiệm
theo các TCVN để xác định các thông số về chất lượng môi trường, cũng như hiệntrạng về môi trường kinh tế - xã hội khu vực…
Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá mức độ tác động trên cơ sở so sánh, đối
chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường của nước CHXHCN Việt Nam đãban hành
Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến chuyên gia trong các lĩnh vực xây
dựng, tài nguyên nước, môi trường, sinh thái… để đánh giá và đề ra các biện phápgiảm thiểu các tác động xấu tới môi trường
4.1 Tổ chức thực hiện
Báo cáo ĐTM cho dự án "Đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa khu vực miền núi
huyện Ba Vì” do Ban QLDA Đầu tư Xây dựng cơ bản huyện Ba Vì chủ trì thực hiện
với sự tư vấn của Công ty Cổ phần Nước và Công nghệ Môi trường Những thông tinchi tiết về Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM như sau:
Giám đốc: CN Trần Trọng Trân
Chủ trì thực hiện: Th.S Nguyễn Anh Thảo
Địa chỉ: Số 29 ngõ 165 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Quá trình tiến hành xây dựng báo cáo ĐTM như sau:
Nghiên cứu tổng hợp các số liệu liên quan đến dự án như: Báo cáo dự án “Đầu tưxây dựng bệnh viện đa khoa khu vự miền núi Huyện Ba Vì”, hồ sơ thiết kế cơ sở,
Thành lập nhóm chuyên gia về môi trường cùng với các thiết bị chuyên dụng tiếnhành đo đạc, lấy mẫu và phân tích chất lượng môi trường không khí, nước, sinh
6
Trang 14thái…theo các vị trí đã xác định để đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thựchiện dự án.
Cuối cùng, tổng hợp, xử lý tất cả các thông tin, số liệu từ quá trình nêu trên, xâydựng báo cáo ĐTM có nội dung như sau:
Mở đầu
Chương 1 Mô tả tóm tắt dự án
Chương 2 Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội
Chương 3 Đánh giá tác động môi trường
Chương 4 Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự
cố môi trường
Chương 5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường
Chương 6 Tham vấn ý kiến cộng đồng
Kết luận, kiến nghị và cam kết
Phụ lục
4.2 Thành viên tham gia thực hiện
Báo cáo ĐTM đã được các chuyên gia có kinh nghiệm về ĐTM ở các lĩnh vựcchuyên sâu: kiểm soát ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, công nghệ môi trường, hóaphân tích, sinh thái môi trường và quản lý môi trường thực hiện Các thành viên thamgia thực hiện báo cáo bao gồm:
ba Vì
2 Ông Tĩnh Chuyên viên
3 Nguyễn Anh Thảo Thạc sĩ khoa học môi trường Công ty CP nước và công nghệ
môi trường
4 Trần Thanh Thản CN Sinh thái học Viện Công nghệ Môi trường
5 Lê Mai Thảo KS.Cấp thoát nước-Môi
trường nước
Viện Công nghệ Môi trường
6 Trịnh Hòa Bình TS Xã hội học Viện Xã hội học
7 Lê Minh Tuấn CN môi trường Viện Công nghệ Môi trường
8 Hoàng Ngọc Khắc Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh sinh
thái học Khoa Sinh học - Trường ĐHSư phạm Hà Nội
9 Bùi Thu Hà Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh sinh
thái học Khoa Sinh học - Trường ĐHSư phạm Hà Nội
Và một số cộng tác viên khác
Trang 15Ban QLDA Đầu tư Xây dựng Cơ bản huyện Ba Vì.
1.1.4 Cơ quan tư vấn lập dự án
Công ty TNHH một thành viên tư vấn xây dựng, Hội kiến trúc sư Hà Nội
1.1.5 Vị trí địa lý, địa điểm của dự án
- Vị trí dự án: xã Ba Trại – huyện Ba Vì – TP Hà Nội
- Vị trí cụ thể của dự án:
Phía Bắc giáp với khu dân cư xóm Chằm Mè xã Ba Trại;
Phía Nam giáp với tuyến đường Cu Ba;
Phía Tây giáp với tuyến đường liên xã, bên kia trường đường liên xã làTrường THPT của huyện Ba Vì;
Phía Đông giáp với khu dân cư hiện trạng xã Ba Trại
Chi tiết xem:
Hình 1 1 Vị trí xây dựng bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba vì
Hình 1 2 Mặt bằng tổng thể bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba vì
1.1.6 Hình thức đầu tư
Xây dựng mới
Trang 16Hình 1 1 Vị trí xây dựng bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba vì
Hình 1 2 Mặt bằng tổng thể bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba vì
1.2 NỘI DUNG DỰ ÁN
1.2.1 Quy mô dự án
Đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì với quy mô
200 giường bệnh và được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 2009 đến năm 2015 quy mô là 100 giường
Giai đoạn 2: Từ năm 2015 đến năm 2020 quy mô là 200 giường
Tuy là phân chia hai giai đoạn, nhưng về xây dựng cơ bản nhà cửa, đường xá, vàcác công trình hạ tầng được đầu tư trong giai đoạn 1 đáp ứng đủ cho 200 giường bệnhtrừ khu lưu bệnh nhân chỉ có 100 giường
Ngoài công việc đầu tư xây dưng cơ bản, còn có đầu tư trang thiết bị là cơ sở vậtchất không thể thiếu cho công việc khám và chữa bệnh là có giá khá lớn hơn rất nhiềuhơn công việc khác, chính vì vậy dự án đã chia ra hai giai đoạn, thực chất của giaiđoạn 2 chủ yếu là đầu tư trang thiết bị cho khám và chữa bệnh được hoàn thiện vàđồng bộ và xây dựng thêm khu lưu trú bệnh nhân thêm 100 giường nữa
1.2.2 Các hạng mục đầu tư của dự án
Dự án bao gồm các hạng mục đầu tư như sau: (xem hình 1.2 Mặt bằng tổng thểbệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba vì):
Nhà số 1: Bao gồm các khối cấp cứu, khối khám bệnh, khối hành chính, khoa
dược, khoa xét nghiệm, khu khám bệnh, khoa dược, khoa chuẩn đoán hình ảnh.Nhà được xây 3 tầng với tổng diện tích sàn 3.330 m2
Vị trí bệnh viện
Trang 17Báo cáo ĐTM Dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì”
Nhà số 2: Bao gồm các khối hồi sức và khối phẫu thuật Nhà được xây dựng 2
tầng với diện tích sàn là 959,04 m2
Nhà số 3: Bao gồm khoa sản, khoa ngoại, chuyên khoa, khoa nhi Nhà được xây
dựng 4 tầng với diện tích sàn 2.451,2 m2
Nhà số 4: Bao gồm Khoa nội, y học cổ truyền, đông y Nhà được xây dựng 3
tầng với diện tích sàn xây dựng 1.440 m2
Nhà số 5: Bao gồm khoa dinh dưỡng, dịch vụ tổng hợp Nhà được xây 2 tầng
với diện tích sàn xây dựng 545,4 m2
Nhà số 6: Khoa chống nhiễm khuẩn, được xây dựng 1 tầng với diện tích 364,32
m2
Nhà số 7: Nhà rửa xe, xưởng sửa chữa với diện tích 138,24 m2
Nhà số 8: Khoa truyền nhiễm, Nhà được xây dựng 1 tầng với diện tích 135 m2
Nhà số 9: Nhà tang lễ, được xây dựng 1 tầng với diện tích 339,3 m2
Nhà số 10: 02 Nhà xử lý rác Mỗi một nhà được xây dựng 1 tầng với diện tích
64,2 m2
Nhà số 11: khu xử lý nước thải diện tích 64,2 m2
Nhà số 12 và 21: Nhà để xe bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có 6 nhà, kích
thước mỗi nhà là 21m x 2,45 m = 51,45 m2
Nhà số 13: Nhà bảo vệ Nhà xây 1 tầng với diện tích 9 m2
Nhà số 14: Trạm bơm cấp nước Nhà xây dựng 1 tầng với diện tích xây dựng
Nhà số 19: Nhà kho ô xy Nhà xây dựng tầng với diện tích 53,5 m2
Nhà cầu NC1, NC2, NC3, NC4: nối liền giữa các khu của từng tòa nhà với nhau
trong
Đường dạo, sân vườn
Hệ thống hạ tầng như: Hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện và thông tin bưu
điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống chống sét, Phòng cháy c.hữa cháy
1.2.3 Cơ cấu sử dụng đất của hang mục dự án
Quy mô khu đất xây dựng công trình có diện tích 21.076 m2 Quy mô dự kiến là
200 giường Các hạng mục của dự án bao gồm:
10
Trang 18Bảng 1 1 Quy mô các hạng mục chính của dự án
Diện tích xây dựng (m 2 )
Tầng cao
Diện tích sàn (m 2 )
1.
Nhà số 1: Bao gồm các khối cấp cứu, khối khám
bệnh, khối hành chính, khoa dược, khoa xét
nghiệp, khu khám bệnh, khoa dược, khoa chuẩn
đoán hình ảnh
2 Nhà số 2: Bao gồm khối hồi sức, phẫu thuật 479,5 2 4 959,0
3 Nhà số 3: Khoa sản, khoa ngoại, chuyên khoa,
2.451,2
4 Nhà số 4: Khoa nội, y học cổ truyền, đông y 480 3 1.440
5 Nhà số 5: Kho dinh dưỡng, dịch vụ tổng hợp 272,7 2 545,4
6 Nhà số 6: Khoa chống nhiễm khuẩn 364,32 1 2 364,3
7 Nhà số 7: Nhà xe, xưởng sửa chữa 138,21 1 1 138,2
Trang 19Báo cáo ĐTM Dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì”
1.2.4 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
1.2.4.1 Hệ thống giao thông
Mạng lưới giao thông nội bộ và tổ chức đi lại trong bệnh viện đa khoa khu vựcmiền núi huyện Ba vì, được thiết kế thành hệ thống đi lại giao thông thống nhất, đảmbảo mối liên hệ nhanh chóng, thuận tiện và an toàn với tất cả các khu chức năng bêntrong và giao thông công trình giao thông bên ngoài
Các trục đường giao thông được thiết kế là đường rải bê tông asphalt có:
Độ dốc ngang đường: 2%, độ dốc ngang hè1,5%
Kết cấu áo đường như sau:
o 5 cm lớp bê tông nhựa hạt mịn trải nóng
o 7cm lớp bê tông nhựa hạt tho trải nóng
o Lớp nhựa dính bám 1kg/m2
o Cấp phối đá dăm loại 1
o Cấp phối đá dăm loại 2
o Đất nền đầm chặt k = 98Chi tiết mặt bằng quy hoạch giao thông xem hình trong phụ lục
1.2.4.2 Hệ thống điện
Nguồn điện cấp cho khu dự án được cấp từ đường dây 35 KV phía sau khu đất dự
án Để đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục tránh khả năng sụt điện áp và đảm bảo tuổithọ cũng như độ bền cho máy biến áp, lắp đặt máy biến áp công suất 560 KVA 35(22)
± 2x2,5%/0,4KV cung cấp điện cho toàn bộ bệnh viện
1.2.4.3 Hệ thống cấp nước
Nguồn nước cấp nước cho bệnh viện là lấy nước từ giếng khoan, sau đó được xử
lý tại trạm xử lý nước cấp Đường ống cung cấp chính của dự án là mạng lưới cấpnước theo vòng, tuyến ống dẫn chính là ống HDPE đường kính 100 mm, ống nướcphân phối tới bể chứa nước của từng tòa nhà sử dụng ống HDPE đường kính 50 mm.Các ống được bố trí ngầm dưới đất doc theo đường giao thông, độ sâu đặt ống trungbình 0,5m
Trạm xử lý nước cấp của dự án, được đầu tư trong dự án khác cùng với trạm xử lýnước thải, được cơ quan tư vấn am hiểu về ngành nước thiết kế, không nằm trongphạm vi dự án này
Chi tiết mặt bằng quy hoạch cấp nước xem hình trong phụ lục
12
Trang 201.2.4.4 Hệ thống thoát nước
Xây dựng hệ thống thoát nước tự chảy, đảm bảo thu gom toàn bộ lượng nước thải
Hệ thống thoát nước là hệ thống thoát nước riêng
Hệ thống thoát nước mưa: Tuyến cống nước mưa đặt dọc theo mạng lưới đườnggiao thông theo nguyên tắc tự chảy đấu nối với hệ thống thoát nước của khu vực.Đường kính của tuyến cống có đường kính 400 mm
Hệ thống thoát nước thải: Nước thải sinh hoạt từ các tòa nhà qua bể phốt sau đóchảy thẳng ra hệ thống thoát nước thải với đường kính 300 mm, và được đem đi xử lýtại trạm xử lý nước thải trong , sau đó thải ra ngoài khu vực vào hệ thống thoát nướctại đường liên xã và sau đó chảy ra hệ thống thoát nước của tỉnh lộ 87
Nước thải y tế được dẫn thẳng tới trạm xử lý bằng hệ thống ống dẫn riêng
Trạm xử lý nước thải bệnh viện của dự án, được đầu tư trong dự án khác, được cơquan tư vấn am hiểu về xử lý nước thải bệnh viện để thiết kế, không nằm trong phạm
vi dự án này
Chi tiết mặt bằng quy hoạch thoát nước xem hình trong phụ lục
1.2.4.5 Hệ thống thu gom và xử lý chất thải
Chất thải của bệnh viện bao gồm 02 loạ chính là chất thải rắn sinh hoạt thôngthường và chất thải y tế
Khu vực tập kết và xử lý rác được xây dựng tại rìa phía tây của bệnh viện có diệntích là 64 m2 bao gồm nhà chứa rác, bãi tập kết và lò đốt chất thải rắn y tế
Nhà chứa rác thải y tế được xây dựng kín có hệ thống làm lạnh để bảo quản rác
Lò đốt chất thải y tế sẽ được cung cấp theo dự án trạng bị lò đốt chất thải y tế chocác bệnh viện tại Hà Nội Lò nhập ngoại, công suất khoảng 20-30 kg/h Công nghệ đốt
2 buồng (buồng sơ cấp và buồng thứ cấp), nhiệt độ đốt tại bường thứ cấp >1000oC.Khí thải ra của lò đốt đảm bảo theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 02:2008/BTNMT –Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế
Hệ thống nối đất an toàn: Hệ thống nối đất an toàn được tách riêng biệt độc lập
Trang 21Báo cáo ĐTM Dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì”
với hệ thống nối đất chống sét Dây nối đất an toàn được nối với các vỏ tủ điện, các ổcắm và các thiết bị điện đảm bảo an toàn cho người và thiết bị Điện trở của hệ thốngnối đất an toàn ≤ 4
Hộp kiểm tra tiếp địa: Để thuận tiện cho việc kiểm tra định kỳ điện trở nối đấthàng tháng, hàng quý và hàng năm của hệ thống tiếp địa Mỗi hệ thống tiếp địa chốngsét, tiếp địa nối đất an toàn đều được thiết kế hộp nối kiểm tra Các hộp nối này đượcđặt ở vị trí thuận tiện, dễ kiểm tra xem xét
1.2.5 Danh mục các trang thiết bị chính
Bảng liệt kê danh mục các trạng thiết bị chính như sau:
Bảng 1 2 Danh mục các trang thiết bị chính
2 Máy siêu âm màu đa chức năng Bộ 1
3 Máy truyền dịch top 220 Nhật Cái 1
5 Máy xét nghiệm huyết học 16 thông số ADVIA 60-Bayer – Pháp Cái 1
8 Máy Monitor theo doi bệnh nhân – Nhật Cái 3
9 Máy truyền dịch top 330 - Nhật Cái 3
10 Dao mổ đơn cực, đa cực HP380 – LEDPA/Italy Cái 2
12 Máy đo độ bão hòa ô xy máy loại tự động NOVA Medical – Mỹ Cái 2
13 Máy đo độ bão hòa ô xy máy loại để bàn NOVA Medical – Mỹ Cái 2
18 Bộ máy khám chuyên khoa mắt RHM, TMH Cái 1
14
Trang 22TT Tên Thiết bị Đơn vị Số lượng
30 Máy nội soi phẫu thuật tiết niệu – Đức Bộ 1
Trang 23Báo cáo ĐTM Dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì”
Toàn bộ dự án sẽ được bắt đầu thực hiện từ quý III năm 2011
Hoàn thành giai đoạn 1 năm 2015;
Hoàn thành giai đoạn 2 năm 2020
1.2.8 Tổ chức dự kiến sau khi dự án đầu tư, xây dựng hoàn thành
Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì được đầu tư xây dựng xong,chủ đầu tư là Ban QLDA Đầu tư XDCB huyện Ba Vì sẽ tổ chức bàn giao cho BanGiám đốc là đại diện đơn vị quản lý sử dụng
Trong giai đoạn 1 thì số cán bộ công nhân viên và y, bác sỹ dự kiến là khoảng
120 người, trong đó số bác sỹ chiếm khoảng 30% Giai đoạn 2 số y, bác sỹ dự kiến làkhoảng 240 người
Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì là đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Hà Nội có chức năng và quyền hạn, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy phụ thuộc vào quyếtđịnh thành lập hiện chưa có, nhưng về sơ bộ có thể dự kiến Bệnh viện đa khoa khuvực miền núi huyện Ba Vì đi vào hoạt động khám và chữa bệnh sẽ có phòng và khoachức năng như sau:
Sơ đồ tổ chức của được thể hiện trong hình sau:
16
Trang 24Hình 1 3 Sơ đồ tổ chức của bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì
Khoa chuẩn đoán hình ảnhKhoa khám bệnh
Khoa dượcKhoa hồi sức cấp cứu…
Trang 25CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG
VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất
2.1.1.1 Điều kiện địa hình, địa lý
Khu vực nằm trong khu vực đồi cây bụi với diện tích 21.076 m2 Trong khu đấtthực hiện dự án chủ yếu được trồng chè và xen lẫn có mốt số cây keo tạo bóng mát
- Vị trí dự án: xã Ba Trại – huyện Ba Vì – TP Hà Nội
- Vị trí của dự án có ranh giới cụ thể:
Phía Bắc giáp với khu dân cư hiện trạng xóm Chằm mè xã ba Trại;
Phía Nam giáp với tuyến đường Cu Ba;
Phía Tây giáp với đường liên xã, bên kia đường là trường THPT của huyện
Ba Vì;
Phía Đông giáp với khu dân cư hiện trạng xóm Chằm Mè, xã Ba Trại
Chi tiết xem: Hình 1.1 Vị trí bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba vì
2.1.1.2 Điều kiện địa chất
Theo báo cáo địa chất khu vực xây dựng công trình Hiện tai, khu vực có các lớpđịa chất điển hình như sau:
1 Đất lấp: sét pha rễ cây
2 Sét pha màu nâu đỏ, nâu vàng, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng
3 Sét pha mầu xám nâu, xám xanh, trạng thái dẻo mềm
4 Sét pha màu xám nâu, xám xanh, trạng thái dẻo chảy đôi chỗ dẻo mềm4a Sét màu nâu xám vàng
4b Sét màu nâu đỏ, nâu vàng, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng
5 Cát hạt trung màu xám xanh, xám trắng lẫn sạn sỏi, trạng thái chặt vừa
6 Sét pha màu xám xanh, xám đen, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng
Nguồn: Dự án đầu tư
Với địa chất tham khảo như trên thuận lợi cho việc xây dựng công trình, tuynhiên khi thực hiện thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình cần khoan khảo sátđịa chất để có số liệu chuẩn xác làm cơ sở tính toán
Trang 262.1.2 Điều kiện về khí tượng – thủy văn
2.1.2.1 Điều kiện khí tượng
Ba Vì là huyện trực thuộc thành phố Hà Nội nhưng có địa hình và khí hậu khácvới những huyện khác của Hà Nội (mang khí hậu của vùng đồng bằng trung du BắcBộ), Ba Vì mang đặc trưng của một vùng chuyển tiếp sang vùng trung du và miền núi(vùng bán sơn địa)
Cũng như các nơi khác thuộc Bắc Bộ, khí hậu khu vực nghiên cứu mang đặc tínhkhí hậu nhiệt đới gió mùa (nóng và ẩm) Có hai mùa phân biệt là mùa mưa và mùakhô Mùa mưa trùng với mùa gió Đông Nam kéo dài từ tháng V đến tháng X Mùa khô(mùa ít mưa) trùng với mùa gió Đông Bắc, kéo dài từ tháng XI đến tháng IV năm sau Trong khu vực huyện Ba vì có 1 trạm khí tượng do đó điều kiện khí tượng của khuvực dự án sẽ được đánh giá thông qua số liệu của trạm này Chuỗi số liệu dùng đểđánh giá được thu thập trong 10 năm từ năm 1999 đến năm 2008
A Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí trung bình tính theo tháng và năm được phản ánh trong bảngsau:
Bảng 2 1 Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm ( O C)
199
9
TB 17.3 19.2 21.4 24.7 25.5 28.3 29.3 27.9 27.1 24.6 21.3 15.1 23.5 Max 29.7 28.7 30.5 33.3 34.6 37.0 36.8 35.6 34.8 33.6 30.1 25.1 37.0 Min 9.2 9.3 15.2 17.0 18.9 23.0 24.0 22.9 20.2 16.8 12.5 3.3 3.3
200
0
TB 18.0 15.6 19.9 24.8 26.6 27.7 28.5 28.2 26.5 24.6 20.3 19.5 23.4 Max 29.0 26.9 30.6 34.1 37.7 34.8 36.2 36.0 35.3 33.2 29.6 28.6 37.7 Min 9.1 6.2 9.2 18.5 18.3 22.2 23.8 23.4 19.1 18.5 10.0 9.9 6.2
200
1
TB 18.0 17.0 20.9 24.1 26.4 28.3 28.5 28.0 27.4 25.3 19.6 17.1 23.4 Max 29 26.2 30.5 35.2 37.0 35.6 36.5 36.2 34.1 33.5 31.7 28.1 37.0 Min 11.5 20.9 13.5 14.8 21.6 22.8 22.4 23.4 21.8 20.0 9.6 5.2 5.2
200
2
TB 16.6 19.1 22.0 25.5 26.9 28.5 28.7 27.6 26.8 24.0 20.3 18.3 23.7 Max 27.3 27.1 30.1 34.0 38.8 35.0 36.5 36.1 35.2 34.1 31.9 30.2 38.8 Min 7.9 11.3 11.0 16.0 20.8 23.9 24.0 21.0 21.6 16.1 12.9 7.6 7.6 200
3 TB 15.7 20.5 21.4 25.7 28.0 29.1 28.6 28.4 26.6 25.2 22.6 17.2 24.1
2 37.9 35.4 40.3 37.6 35.3 36.3 34.0 35.5 31.5 27.3 40.3
Trang 27Báo cáo ĐTM Dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì”
Min 7.3 11.4 13.2 19.0 18.9 23.1 23.8 24.0 22.2 18.2 11.5 7.0 7.0
200
4
TB 16.5 17.5 20.3 23.6 25.9 28.8 28.3 28.4 27.2 24.4 21.9 17.8 23.4 Max 27.3 28.3 31.0 31.8 37.5 38.8 39.6 37.7 34.3 33.5 33.2 28.7 39.6 Min 7.5 7.3 11.9 15.3 18.9 20.7 22.8 23.2 21.5 18.5 12.4 8.4 7.3
200
5
TB 15.6 17.5 18.8 23.8 28.5 29.7 28.6 28.0 27.5 24.9 21.7 16.3 23.4 Max 27.9 28.0 28.0 35.7 37.8 39.1 36.6 35.2 35.0 34.7 31.7 28.5 39.1 Min 5.2 9.8 9.6 16.0 22.2 24.0 23.9 23.2 23.7 17.3 11.7 6.1 5.2
200
6
TB 17.7 18.0 20.0 24.9 26.2 29.0 29.0 27.4 26.8 26.1 23.3 16.9 23.8 Max 28.9 28.3 27.7 38.3 34.4 37.8 37.8 36.0 35.5 32.8 32.2 29.2 38.3 Min 9.6 12.3 10.9 15.1 18.5 22.9 24.0 23.6 20.2 20.5 15.1 7.7 7.7
200
7
TB 15.9 21.6 21.0 22.9 26.4 29.1 29.4 28.5 26.3 24.4 19.4 19.4 23.7 Max 27.5 29.8 29.9 33.0 38.4 38.5 37.4 37.8 33.9 33.0 28.9 28.4 38.5 Min 6.2 8.6 11.5 13.8 17.3 23.0 24.0 22.9 20.2 17.2 6.7 11.1 6.2
200
8
TB 14.4 13.1 20.8 24.2 26.7 27.9 28.3 28.3 27.2 25.3 20.0 16.9 22.8 Max 28.6 26.2 28.6 32.3 38.7 36.2 36.7 36.0 36.3 33.0 29.2 25.0 38.7 Min 5.8 6.5 9.3 17.0 20.0 22.9 23.9 24.0 23.0 21.1 9.9 9.2 5.8
(Nguồn: Số liệu khí tượng thuỷ văn – Đài KTTV khu vực Đồng bằng Bắc bộ)
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,40C; trung bình tháng thấp nhất 14,40C (tháng1) và trung bình tháng cao nhất 29,40C (tháng 7) Nhiệt độ cao nhất trong vòng 10 năm
từ 1999 đến năm 2008 đạt đến 40,30C (2003) và thấp nhất chỉ đạt 3,30C (1999)
B Độ ẩm không khí
Bảng 2 2 Độ ẩm không khí trung bình tháng và năm (%)
I II III IV V VI VII VII I IX X XI XII
Trang 282 Min 43 54 52 50 53 62 57 51 45 41 43 54 41200
(Nguồn: Số liệu khí tượng thuỷ văn – Đài KTTV khu vực Đồng bằng Bắc bộ)
Độ ẩm trung bình năm khoảng 86%, trung bình tháng thấp nhất 28% (tháng 11) vàtrung bình tháng cao nhất 99% (tháng 2)
Trang 29Báo cáo ĐTM Dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì”
C Lượng mưa trung bình tháng và năm
Bảng 2 3 Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)
22
Trang 30(Nguồn: Số liệu khí tượng thuỷ văn – Đài KTTV khu vực Đồng bằng Bắc bộ)
Lượng mưa trung bình trong khoảng 10 năm là 1.627,1 mm; lượng mưa trungbình tháng lớn nhất đạt 548,4 mm (tháng 8/2005) và trung bình tháng thấp nhất là 3,2
(Nguồn: Số liệu khí tượng thuỷ văn – Đài KTTV khu vực Đồng bằng Bắc bộ)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tại khu vực thực hiện dự án:
Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 663,6 mm – 1015,2 mm
Những tháng có lượng bốc hơi lớn là tháng 5, 6, 7
Những tháng ít bốc hơi là tháng 1, 2, 3
E Hướng và tốc độ gió
Trang 31Báo cáo ĐTM Dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì”
Gió trong khu vực tương đối ổn định cả về hướng và tốc độ Hướng gió chính là ĐôngBắc và Tây Nam Gió Đông Bắc thường xuất hiện vào tháng X đến tháng III năm sau.Gió Đông Nam xuất hiện nhiều nhất vào tháng I đến tháng IX Hàng năm khu vực cònchịu ảnh hưởng của bão và lốc Bão lốc kèm theo mưa lớn đã gây thiệt hại không nhỏcho khu vực
Bảng 2 5 Tần suất (%) và vận tốc (m/s) trung bình các hướng gió trạm Láng
I II III IV V VI VII VII I IX X XI XII
Trang 32Năm điều tra Tháng Năm
I II III IV V VI VII VII I IX X XI XII
Bảng 2 6 Số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ)
Năm điều tra
2001
Tổng 60.5 33.4 40.3 57.1 128.7 149.7 167.8 169.0 163.9 109.8 192.8 82.7 1355.7 Max 7.8 8.6 8.5 8.8 10.0 11.1 11.6 11.4 10.6 10.5 9.9 8.8 11.6
2002 Tổng
73.
0 35.6 34.4 103.5 129.1 122.4 114.8 154.1 151.1 150.3 98.5 56.4 1223.2 Max 8.2 8.5 6.7 9.0 10.7 10.1 10.5 10.9 11.0 10.7 9.8 7.9 11.0
2005 Tổng
41.
7 23.9 27.1 67.1 179.2 128.2 203.4 148 164.4 134.9 111.9 76.7 109 Max 6.7 5.1 9.1 9.2 9.5 9.7 11.7 9.8 10.7 10 8.9 8.5 11.7
2006 Tổng
74.
2 29.5 16.7 90.7 147.9 166.8 162.5 114.5 173.5 153.4 153.9 92.4 115 Max 7.9 7.1 6.2 8.7 11.8 10.8 11.9 11.3 11.1 8.6 10 8.8 11.9
2007
Tổng 56.6 73.1 37.5 72.9 138.9 193.0 174.9 155.6 135.9 122.5 185.8 51.4 1398.1 Max 1.8 2.6 1.2 2.4 4.5 6.4 5.6 5.0 4.5 4.0 6.2 1.7 3.8 Ngày 8.3 6.2 6.7 8.8 11.1 11.6 10.4 10.2 10.7 9.6 10.0 7.7 11.6
Trang 33Báo cáo ĐTM Dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì”
Năm điều tra
Tháng
Năm
Ngày 9.3 6.9 9.0 5.9 10.7 10.4 11.2 9.4 10.4 9.1 9.6 9.1 11.2
(Nguồn: Số liệu khí tượng thuỷ văn – Đài KTTV khu vực Đồng bằng Bắc bộ)
Bảng 2 7 Số ngày có dông trung bình tháng và năm (ngày)
(Nguồn: Số liệu khí tượng thuỷ văn – Đài KTTV khu vực Đồng bằng Bắc bộ)
2.1.2.2 Điều kiện thủy văn
Khu vực dự án là khu vực đồi núi nên không có sông suối ở gần, tuy nhiên xã BaTrại nằm giữa con sông Đà và Hồ Suối Hai cách khoảng 20km về hai phía
Sông Đà, còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng.Sông bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy theo hướng tây bắc - đông nam đểrồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ Đoạn ở Việt Nam dài 527 km, với 2,2 triệu ngườisinh sống Điểm đầu là biên giới Việt Nam-Trung Quốc tại huyện Mường Tè (LaiChâu) Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La,Hòa Bình, Phú Thọ Điểm cuối là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.Sông có lưu lượng nước lớn, cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng và là mộtnguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện Việt Nam Năm 1994,khánh thành Nhà máy Thủy điện Hoà Bình có công suất 1.920 MW với 8 tổ máy Năm
2005, khởi công công trình thủy điện Sơn La với công suất theo thiết kế là 2.400 MW
Dự kiến sắp xây dựng nhà máy thủy điện Lai Châu ở thượng nguồn con sông này.Lưuvực có tiềm năng tài nguyên to lớn với nhiều loại khoáng sản quý hiếm, các hệ sinhthái đặc trưng bao gồm các nguồn sinh vật với mức đa dạng sinh học cao
Hồ Suối Hai nằm dưới chân núi Ba Vì được tạo bởi hệ thống đập chính và phụ dài
4 km để giữ nước từ hai suối chính Yên Cư và Cầu Rồng chảy từ trên núi xuống Đâycũng là nguồn nước tưới cho trên 7.000 ha, dài 7 km, rộng 4 km, lượng nước chứatrong hồ khoảng 45 triệu m3 Trong lòng hồ có tới 14 đảo lớn nhỏ, với diện tíchkhoảng 90 ha
2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
Để đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường trong khu vực dự án ngày26/8/2010 và ngày 27/8/2010 nhóm nghiên cứu đã tiến hành đo đạc và lấy mẫu tại hiện
26
Trang 34trường Các thiết bị đo đạc và lấy mẫu bao gồm:
Thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm: Testo 625 – Đức;
Thiết bị đo tốc độ gió: TPI 565 – Hàn quốc;
Thiết bị đo bụi tổng số: Haz-dust 5000 – Mỹ;
Thiết bị đo tiếng ồn: Quest – Mỹ;
Thiết bị lấy mẫu SO2, CO, H2S, NOx: Mini Pumps Kimoto – Nhật bản;
Thiết bị đo chất lượng nước: YSI 556 – Mỹ;
Thiết bị đo thành phần khí thải ống khói: Testo 350 – Đức
Một số chỉ tiêu khác được phân tích tại phòng thí nghiệm, các kết quả đo đạc vàphân tích được trình bày trong các phần sau của báo cáo
2.1.3.1 Kết quả đo đạc các thông số vi khí hậu
Các thông số vi khí hậu được đo đạc vị trí KK1 (cổng chính theo dự án) các thông
số đo đạc bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, hướng và tốc độ gió Kết quả đo đạc các thông số
vi khí hậu được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2 8 Kết quả đo đạc các thông số vi khí hậu ngày 26/8/2010
( 0 C) Độ ẩm (%) Tốc độ gió (m/ s) Hướng gió
Bảng 2 9 Kết quả đo đạc các thông số vi khí hậu ngày 27/8/2010
( 0 C)
Độ ẩm (%)
Trang 35Báo cáo ĐTM Dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì”
2.1.3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí
A Phương pháp đánh giá
a Lựa chọn các điểm đo CLKK
Mạng lưới điểm lấy mẫu và đo đạc CLKK phục vụ cho đánh giá hiện trạng chấtlượng không khí trong phạm vi khu vực và khu vực lân cận Những thông tin, số liệu
về chất lượng không khí thu thập được từ các điểm đo sẽ phản ánh được chất lượngmôi trường trên phạm vi nghiên cứu Căn cứ vào hiện trạng phân bố của các nguồnthải hiện nay và đặc điểm khí tượng (gió và hướng gió) vào thời điểm khảo sát, cácđiểm đo chất lượng không khí được xác định như sau:
Bảng 2 10 Vị trí điểm đo không khí Điểm lấy
mẫu
Tọa độ
Ghi chú
KK1 21° 7'31.66"N 105°20'48.64"E Cổng chính bệnh viện theo dự án
KK 2 21° 7'31.29"N 105°20'48.47"E Vườn hoa trong bệnh viện theo dự án
KK 3 21° 7'30.95"N 105°20'48.03"E Khu xử lý nước thải và lò đốt chất thải
y tế trong bệnh viện theo dự án
KK 4 21° 7'32.30"N 105°20'49.38"E Khu dân cư phía đông bệnh viện theo
dự án
KK 5 21° 7'31.39"N 105°20'49.54"E Cổng trường THPH huyện
Vị trí các điểm lấy mẫu phân tích chất lượng không khí được thể hiện trên
Hình 2 1 Vị trí đo đạc và lấy mẫu
b Thời gian lấy mẫu
Việc khảo sát CLKK được tiến hành 2 ốp quan trắc khác nhau trong thời gian từ8h00 đến 19h00 Kỹ thuật lấy mẫu và phân tích mẫu của từng thông số CLKK đượctuân theo tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn Quốc tế
Các hợp chất khí cơ bản: SO2, NOx, CO và H2S
Các chất hạt: Bụi (TSP)
d Phương pháp đánh giá
Việc đánh giá hiện trạng CLKK được tiến hành theo phương pháp sau: Các thông
28
Trang 36tin thu thập sẽ được đối chiếu với Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường để tổng hợp,phân tích và đánh giá.
B Kết quả đo đạc chất lượng không khí trong khu vực thực hiện Dự án
Kết quả đo đạc và phân tích nồng độ các chất khí và bụi trong môi trường khôngkhí tại khu vực thực hiện dự án và khu vực xung quanh được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2 11 Kết quả đo đạc và phân tích không khí và bụi (mg/m 3 )
*: QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
**: QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh
C Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí:
Kết quả đo và phân tích chất lượng không khí trong khu vực cho thấy nồng độ củacác chất khí độc hại SO2, NOx, CO, H2S xác định được đang ở mức thấp hơnNĐGHCP theo QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT
Tại hầu hết các điểm đo đạc, hàm lượng bụi trong không khí đều thấp hơn GHCPcủa QCVN 05:2009/BTNMT, hàm lượng bụi tại các điểm này dao động trong khoảng
từ 0,11 - 0,18 mg/m3 Đó là, vị trí dự án còn thưa thớt, khu dân cư ở xa
Bảng 2 12 Vị trí điểm đo tiếng ồn
Trang 37Báo cáo ĐTM Dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì”
KK1 21° 7'31.66"N 105°20'48.64"E Cổng chính bệnh viện theo dự án
KK 2 21° 7'31.29"N 105°20'48.47"E Vườn hoa trong bệnh viện theo dự án
KK 3 21° 7'30.95"N 105°20'48.03"E Khu xử lý nước thải và lò đốt chất thải
y tế của bệnh viện theo dự án
KK 4 21° 7'32.30"N 105°20'49.38"E Khu dân cư phía đông bệnh viện theo
dự án
KK 5 21° 7'31.39"N 105°20'49.54"E Cổng trường THPH huyện
Vị trí các điểm đo ồn được đặt trùng với các điểm lấy mẫu không khí được thểhiện trên hình 2.1 Vị trí đo đạc và lấy mẫu
b Phương pháp xác định tiếng ồn
Kỹ thuật lấy mẫu và phân tích tiếng ồn được tuân thủ theo TCVN 5965-1995
c Phương pháp đánh giá
Việc đánh giá tiếng ồn được tiến hành theo phương pháp sau: Thông tin thu thập
sẽ được đối chiếu với TCVN về môi trường để tổng hợp, phân tích đánh giá
B Kết quả đo đạc mức ồn
Kết quả đo đạc mức ồn trong môi trường không khí tại khu vực thực hiện dự án vàkhu vực xung quanh được thể hiện trong bảng sau:
30
Trang 38Bảng 2 13 Kết quả đo đạc tiếng ồn (dB A )
TCVN 5949 – 1998 Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép
Hiện tại, khu vực thực hiện dự án có các nguồn tiếng ồn sinh ra chủ yếu là do giaođường bộ trên đường Cu ba, mật độ giao thông còn thưa thớt Giá trị trung bình tại cáclần đo trong ngày tại hầu hết các điểm đều thấp hơn giá trị cho phép theo TCVN 5949– 1998 - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép
2.1.3.4 Hiện trạng môi trường nước
A Các điểm lấy mẫu và phân tích chất lượng nước
Để đánh giá toàn diện hiện trạng chất lượng môi trường nước của khu vực nghiêncứu cũng như làm cơ sở cho việc theo dõi những tác động của quá trình vận hành khu
xử lý chất thải đến môi trường nước, các đối tượng nước sau được lựa chọn để lấymẫu, phân tích:
- Nguồn nước mặt: suối gần khu vực dự án
- Nguồn nước ngầm: nước giếng khoan của nhà dân trong khu vực
B Lựa chọn phương pháp đánh giá
Phương pháp đánh giá chất lượng nước (nước thải, nước mặt, nước ngầm) là đolường, theo dõi chất lượng nước để thu thập các thông tin cần thiết về số lượng, chấtlượng của các đối tượng nước đã được lựa chọn Các thông tin CLN thu thập được sẽđược đối chiếu với Tiêu chuẩn Việt nam về Môi trường để tổng hợp, phân tích và đánhgiá Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường QCVN 08:2008 –Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt và QCVN 09:2008 – Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm được sử dụng để đánh giá chất lượng
C Kết quả đo đạc chất lượng nước
a Nước mặt
Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước mặt trong khu vực thực hiện dự án
và khu vực xung quanh được thể hiện trong bảng sau:
Trang 39Báo cáo ĐTM Dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi huyện Ba Vì”
Bảng 2 14 Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước mặt
32
Trang 40 NN01: Giếng nước trong ở Trường Mầm non Ba Trại khu chằm mè (sâu 10m)
NN02: Giếng nước trong ở hộ gia đình Nguyễn Thị Oanh, xóm Chằm Mè, xã baTrại (sâu 15m)