1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến THU NHẬP lãi cận BIÊN của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM

86 1,9K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

TÓM TẮT Đề tài này nghiên cứu thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến 2013 và tìm hiểu tác động của các biến quy mô ngân hàng SIZE, quy

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Tp HCM, ngày …… tháng …… năm 201…

Giáo viên hướng dẫn

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn

khoa học của TS Nguyễn Thị Mỹ Linh Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề

tài này là trung thực và chưa công bố bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo

Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình Trường đại học Tài chính – Marketing không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có)

TP.HCM, ngày 04 tháng 05 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Hương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh vì sự quan tâm, đầu tư thời gian và tâm huyết trong suốt quá trình nghiên cứu, nhắc nhở và cho những lời khuyên vô cùng quý báu để giúp tôi có thể hoàn thành luận văn của mình

Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã trao đổi, tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu và hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn, song không thể tránh khỏi sai sót Rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi từ quý thầy cô và bạn đọc

Xin chân thành cám ơn

TP.HCM, ngày 04 tháng 05 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Hương

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

TÓM TẮT ix

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2

1.4 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3

1.7 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN 6

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VÀ CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 6

2.1.1 Ngân hàng là gì? 6

2.1.2 Các dịch vụ truyền thống của ngân hàng 6

2.1.3 Những dịch vụ ngân hàng mới phát triển gần đây 8

2.1.4 Các khuynh hướng ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng 10

2.2 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN 11

2.2.1 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng 12

2.2.2 Thu nhập lãi cận biên (NIM) 12

2.3 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN 13

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 25

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 25

3.2 MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 25

3.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 26

3.4 ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 26

3.4.1 Thu nhập lãi cận biên (NIM) 26

3.4.2 Quy mô ngân hàng (SIZE) 27

3.4.3 Quy mô hoạt động cho vay (LAR) 27

3.4.4 Rủi ro tín dụng (CR) 28

3.4.5 Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP) 29

3.4.6 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động (LDR) 29

3.4.7 Hiệu quả quản lý (CTI) 30

3.4.8 Tỷ lệ lãi suất (IR) 30

3.4.9 Tăng trưởng GDP (GDP) 31

3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 33

3.6 CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 34

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ 38

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU 38

Trang 6

4.2 PHÂN TÍCH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN 39

4.3 KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ CÁC KIỂM ĐỊNH 41

4.3.1 Kiểm định việc lựa chọn mô hình 42

4.3.2 Kiểm định các vi phạm giả thuyết của mô hình 43

4.3.3 Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy 43

4.4 KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT VÀ GIẢI THÍCH KẾT QUẢ 44

4.4.1 Giả thuyết H1 về quy mô ngân hàng (SIZE) 44

4.4.2 Giả thuyết H2 về quy mô hoạt động cho vay (LAR) 44

4.4.3 Giả thuyết H3 về rủi ro tín dụng (CR) 45

4.4.4 Giả thuyết H4 về quy mô vốn chủ sở hữu (CAP) 45

4.4.5 Giả thuyết H5 về tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động (LDR) 46

4.4.6 Giả thuyết H6 về hiệu quả quản lý (CTI) 47

4.4.7 Giả thuyết H7 về tỷ lệ lãi suất (IR) 47

4.4.8 Giả thuyết H8 về tỷ lệ GDP (GDP) 48

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50

5.1 KẾT LUẬN 50

5.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 51

5.2.1 Vấn đề mở rộng quy mô ngân hàng 51

5.2.2 Vấn đề mở rộng quy mô hoạt động cho vay 51

5.2.3 Vấn đề rủi ro tín dụng 51

5.2.4 Tăng quy mô vốn chủ sở hữu 52

5.2.5 Nâng cao hiệu quả quản lý của các ngân hàng TMCP 52

5.2.6 Vấn đề lãi suất 53

5.2.7 Vấn đề tăng trưởng GDP 53

5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 54

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

TIẾNG VIỆT 60

TIẾNG ANH 60

PHỤ LỤC 63

PHỤ LỤC 1: TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 63

PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU 27 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU 65

PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẾN 31/12/2013 71

PHỤ LỤC 4: CÁC BẢNG KẾT QUẢ HỒI QUY 76

PHỤ LỤC 4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN 76

PHỤ LỤC 4.2 MA TRẬN TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP 76

PHỤ LỤC 4.3 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN 76

PHỤ LỤC 4.4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY 77

PHỤ LỤC 4.5 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH HAUSMAN TEST 78

PHỤ LỤC 4.6 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG SAI THAY ĐỔI 78

PHỤ LỤC 4.7 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TỰ TƯƠNG QUAN 79

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tổng hợp và so sánh kết quả các nghiên cứu trước 26

Bảng 3.1: Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy 37

Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến nghiên cứu 42

Bảng 4.2: Mối tương quan giữa các biến 44

Bảng 4.3: Kết quả phân tích hồi quy 45

Bảng 4.4: Kiểm định F và Hausmman 46

Bảng 4.5: Kiểm định phương sai của sai số không đổi và tự tương quan 47

Bảng 5.1: Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu 53

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

phát triển Việt Nam

khẩu Việt Nam

Trang 9

Đông

kinh tế các quốc gia phát triển

Organisation for Economic Co-operation and

Development

Petrolimex

Trang 10

thương Việt Nam

thương Việt Nam

Thịnh Vượng

Trang 11

TÓM TẮT

Đề tài này nghiên cứu thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến 2013 và tìm hiểu tác động của các biến quy mô ngân hàng (SIZE), quy mô hoạt động cho vay (LAR), rủi ro tín dụng (CR), quy mô vốn chủ sở hữu (CAP), tỷ lệ cho vay trên vốn huy động (LDR), hiệu quả quản lý (CTI), tỷ lệ lãi suất (IR) và tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDP) lên thu nhập lãi cận biên (NIM)

Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật hồi quy bảng (Panel Regression) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên (NIM) của 27 ngân hàng thương mại cổ phần giai đoạn 2008 đến 2013

Thông qua việc tổng hợp các nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau, luận văn đã lựa chọn ra mô hình phù hợp cho Việt Nam với 7 yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên Nghiên cứu đã đóng góp vào kho lý thuyết bằng việc điều chỉnh và kiểm định các biến trong mô hình với hoàn cảnh một nước đang phát triển thông qua dữ liệu thực nghiệm tại Việt Nam

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô ngân hàng (SIZE), quy mô hoạt động cho vay (LAR), rủi ro tín dụng (CR), quy mô vốn chủ sở hữu (CAP) và tỷ lệ lãi suất (IR)

có tác động cùng chiều với thu nhập lãi cận biên của ngân hàng Đồng thời, hiệu quả quản lý (CTI) và tăng trưởng GDP (GDP) của các NHTMCP Việt Nam có tác động ngược chiều đối với thu nhập lãi cận biên

Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra các kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại cổ phần và Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng

Trang 12

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đối với bất cứ quốc gia nào, hoạt động ngân hàng luôn là huyết mạch của nền kinh tế Việt Nam cũng không ngoại lệ Trong các nền kinh tế đang phát triển, thị trường vốn chưa phát triển thì các tổ chức ngân hàng đóng một vai trò quan trọng

trong tăng trưởng kinh tế Thứ nhất, tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc

duy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục Với dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm từ 35-37% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và mỗi năm ngành

ngân hàng đóng góp không nhỏ vào tổng mức tăng trưởng kinh tế của cả nước Thứ

hai, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động

xuất nhập khẩu Đây là kết quả tác động nhiều mặt của đổi mới hoạt động ngân hàng, nhất là những cố gắng của ngành ngân hàng trong việc huy động các nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển, trong việc đổi mới chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ chủ yếu vào tính khả thi và hiệu quả của từng dự án, từng lĩnh vực ngành nghề để quyết định cho vay Dịch vụ ngân hàng cũng phát triển cả về chất lượng và chủng loại, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh Ngoài ra, ngành ngân

hàng đã hỗ trợ hiệu quả trong việc tạo việc làm mới, thu hút lao động có trình độ cao

Xét trên cấp độ vĩ mô, một hệ thống ngân hàng tốt, kinh doanh có hiệu quả đóng góp tích cực vào sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia là mục tiêu chung trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước

Quá trình nhận tiền gửi và cho vay tạo ra một chi phí sử dụng vốn là lãi suất cho người gửi tiền cũng như cho khách hàng vay Lãi suất trả cho người gửi tiền và lãi suất tính trên khoản vay tạo ra một chênh lệch được gọi là biên độ lãi suất cho các ngân hàng, lý tưởng nhất là các ngân hàng trả lãi suất thấp hơn cho người gửi tiền và tính lãi suất cao hơn cho khách hàng vay Trong ý nghĩa này, thu nhập lãi cận biên là khái niệm được xác định bằng sự khác biệt giữa thu nhập lãi và chi phí lãi của một ngân hàng chia cho tổng tài sản của mình

Thu nhập lãi cận biên là thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời Chúng chỉ ra năng lực của hội đồng quản trị

Trang 13

và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu là thu từ các khoản cho vay, đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi phí trả lãi cho tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ) (Rose [15])

Chính vì các lý do trên, nên việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng là hết sức cần thiết Nó cho chúng ta một bằng chứng khoa học cụ thể để có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, qua đó góp phần phát triển kinh tế đất nước Hiện nay, ở Việt Nam chưa tìm thấy các nghiên cứu riêng về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập

lãi cận biên Vì vậy tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu

nhập lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (NHTMCPVN)” để nghiên cứu

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Nghiên cứu này tập trung thu thập dữ liệu, phân tích và đưa ra kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên (NIM) của 27 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013

Số liệu được lấy từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, báo cáo thường niên của 27 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, báo cáo chỉ số khu vực Châu

Á – Thái Bình Dương trong khoảng thời gian từ 2008-2013 và không phân tích các ngân hàng có quá trình sáp nhập, hợp nhất

Nghiên cứu tập trung vào các biến nội tại bên trong ngân hàng: Quy mô ngân hàng, quy mô hoạt động cho vay, rủi ro tín dụng, quy mô vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động, hiệu quả quản lý và tỷ lệ lãi suất; và các yếu tố kinh tế vĩ mô: tăng trưởng GDP

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài cần đạt được các mục tiêu sau:

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng thương mại

- Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến thu nhập lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Trang 14

- Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Câu hỏi nghiên cứu:

Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Câu hỏi đầu tiên, các yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên

(NIM) của các ngân hàng thương mại?

- Thứ hai, mức độ tác động của các yếu tố đến thu nhập lãi cận biên (NIM)

của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam?

- Thứ ba, các giải pháp nào để nâng cao thu nhập lãi cận biên của các ngân

hàng thương mại cổ phần Việt Nam?

1.4 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là thu nhập lãi cận biên và các yếu tố ảnh hưởng đến Thu nhập lãi cận biên của 27 Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2013

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng Cụ thể là phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel regression) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên (NIM) của các NHTMCPVN, với mô hình hồi quy Pooled regression, mô hình Fixed effects (FEM) và mô hình Random effects (REM)

Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng phương pháp định tính nhằm so sánh số liệu thực tế, tìm ra nguyên nhân, đánh giá, phân tích đảm bảo sự đúng đắn của mô hình được sử dụng trong nghiên cứu Từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp, kiến nghị trong chương 5

1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Việc nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của đề tài này có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học cũng như việc ứng dụng trong thực tiễn

- Về mặt khoa học: Đề tài đóng góp về mặt khoa học trong việc xác định các

yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng TMCP Việt Nam Kết

Trang 15

quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên và những nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực này

- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của đề tài giúp cho các

nhà quản trị ngân hàng có thể đưa ra các quyết định hợp lý, mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng của mình

1.7 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mục lục, phụ lục, tóm tắt, đề tài nghiên cứu này bao gồm 5 chương với những nội dung chính của các chương như sau:

Chương 1: Tổng quan

Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, trong đó trình bày: lý

do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, giới hạn của đề tài nghiên cứu, ý nghĩa về mặt khoa học cũng như ứng dụng thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận

Trong chương này, luận văn trình bày cơ sở lý thuyết nghiên cứu bao gồm: lý thuyết thu nhập lãi cận biên và các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả ở các nước phát triển cũng như thị trường mới nổi trên thế giới Trên cơ sở lý thuyết đó, chương này đưa ra các giả thuyết nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đã nêu trong chương 1, cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu đã nêu trong chương

2, chương 3 này sẽ trình bày thiết kế nghiên cứu bao gồm việc xây dựng mô hình nghiên cứu, cách thức thiết lập và tính toán các yếu tố trong mô hình nghiên cứu,

mô tả dữ liệu, cách thức thu thập dữ liệu và nêu các phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và phân tích

Với mô hình và dữ liệu của các yếu tố đã được xây dựng trong chương 3, bằng phần mềm Stata 12, chương 4 này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm kết

Trang 16

quả phân tích ma trận tương quan của các yếu tố giải thích, kiểm định các hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan, kiểm định phương sai của sai số không đổi Từ đó, chương này sẽ phân tích hồi qui tuyến tính, thiết lập và kiểm định tính phù hợp của hàm hồi qui, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Dựa trên các kết quả đó, chương này sẽ trình bày các phân tích, đánh giá về mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trong chương này, tác giả sẽ đưa ra những kết luận chính, kiến nghị đồng thời cũng nêu lên những hạn chế của đề tài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 17

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VÀ CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

2.1.1 Ngân hàng là gì?

Theo Commercial Bank Management (Peter S.Rose) – 2001, Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng

cộng đồng địa phương nói riêng Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp

một danh mục và dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế

Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng (các dịch vụ) mà chúng

thực hiện trong nền kinh tế Vấn đề là ở chỗ không chỉ chức năng của các ngân hàng đang thay đổi mà chức năng của các đối thủ cạnh tranh chính sách của ngân hàng cũng không ngừng thay đổi Trên thực tế rất nhiều tổ chức tài chính – bao gồm cả các

công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ và

công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng Ngược lại, ngân hàng cũng mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, hướng về lĩnh vực bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quĩ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác

2.1.2 Các dịch vụ truyền thống của ngân hàng

2.1.2.1 Thực hiện trao đổi ngoại tệ

Lịch sử cho thấy rằng một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi ngoại tệ – một nhà ngân hàng đứng ra mua, bán một loại tiền này, chẳng hạn USD lấy một lại tiền khác, chẳng hạn Franc hay Pesos và hưởng phí dịch

vụ Sự trao đổi đó rất quan trọng đối với khách du lịch vì họ sẽ cảm thấy thuận tiện và thoải mái hơn khi có trong tay đồng bản tệ của quốc gia hay thành phố họ đến Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao

Trang 18

2.1.2.2 Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại

Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với các các khoản nợ (khoản phải thu) của doanh nghiệp cho ngân hàng

để lấy tiền mặt Đây là bước chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng, giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ hoặc xây dựng văn phòng và thiết bị sản xuất

2.1.2.3 Nhận tiền gửi

Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm kiếm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay Một trong những nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng – một quỹ sinhlợi được gửi tại ngân hàng trong khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, đôi khi được hưởng mức lãi suất tương đối cao

2.1.2.4 Bảo quản vật có giá trị

Ngay từ thời Trung Cổ, các ngân hàng đã bắt đầu thực hiện việc lưu giữ vàng

và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản Một điều hấp hẫn là các giấy chứng nhận do ngân hàng ký phát cho khách hàng (ghi nhận về các tài sản đang được lưu giữ) có thể được lưu hành như tiền – đó là hình thức đầu tiên của séc và thẻ tín dụng Ngày nay, nghiệp vụ bảo quản vật có giá trị cho khách hàng thường do phòng “Ngân quỹ” của ngân hàng thực hiện

2.1.2.5 Tài trợ các hoạt động của Chính phủ

Trong thời kỳ Trung Cổ và vào những năm đầu cách mạng Công nghiệp, khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của ngân hàng đã trở thành trọng tâm chú ý của các Chính phủ Thông thường, ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được

2.1.2.6 Cung cấp các tài khoản giao dịch

Cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu và Châu Mỹ đã đánh dấu sự ra đời những hoạt động và dịch vụ ngân hàng mới Một dịch vụ mới, quan trong nhất được phát triển trong thời kỳ này là tài khoản tiền gửi giao dịch (demand deposit) – một tài

Trang 19

khoản tiền gửi cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ Việc đưa ra loại tài khỏan tiền gửi mới này được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghiệp ngân hàng bởi vì nó cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanh toán, làm cho các giao dịch kinh doanh trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và an toàn hơn

2.1.3 Những dịch vụ ngân hàng mới phát triển gần đây

2.1.3.1 Cho vay tiêu dùng

Trong lịch sử, hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đối với cá nhân và

hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng nói chung có quy mô rất nhỏ với rủi ro vỡ nợ tương đối cao và do đó làm cho chúng trở nên có mức sinh lời thấp Sự cạnh tranh khốc liệt trong việc giành giật tiền gửi và cho vay khách hàng doanh nghiệp đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng trung thành tiềm năng Tín dụng tiêu dùng trở thành một trong những loại hình tín dụng có mức tăng trưởng nhanh nhất Mặc dầu vậy, tốc độ tăng trưởng gần đây đã chậm lại do cạnh tranh về tín dụng tiêu dùng ngày càng trở nên gay gắt trong khi nền kinh tế đã phát triển chậm lại Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn tiếp tục là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng và tạo ra một trong số những nguồn thu quan trọng nhất

Trang 20

đến tư nhân về các cơ hội thị trường trong nước và ngoài nước cho các khách hàng kinh doanh của họ

2.1.3.3 Dịch vụ thuê mua thiết bị

Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng doanh nghiệp quyền lựa chọn mua các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê Ban đầu các qui định yêu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ thuê mua thiết bị phải trả tiền thuê (mà cuối cùng sẽ đủ để trang trải chi phí mua thiết bị) đồng thời phải chịu chi phí sửa chữa và thuế

2.1.3.4 Cho vay tài trợ dự án

Các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho các dự án, ví

dụ như chi phí xây dựng nhà máy, đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao Do rủi

ro trong loại hình tín dụng này cao nên chúng thường được thực hiện qua một công ty đầu tư, là thành viên của công ty sở hữu ngân hàng, cùng với sự tham gia của các nhà thầu, là thành viên của công ty sở hữu ngân hàng, cùng với sự tham gia của các nhà đầu tư khác để chia sẻ rủi ro

2.1.3.5 Bán các dịch vụ bảo hiểm

Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm tín dụng cho khách hàng, điều đó bảo đảm việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng vay vốn bị chết hay bị tàn phế Hiện nay, ngân hàng thường bảo hiểm cho khách hàng thông qua các liên doanh hoặc các thỏa thuận đại lý kinh doanh độc quyền Theo đó ngân hàng sẽ nhận một phần thu nhập từ các dịch vụ này

2.1.3.6 Cung cấp các kế hoạch hưu trí

Phòng ủy thác ngân hàng rất năng động trong việc quản lý kế hoạch hưu trí mà hầu hết các doanh nghiệp lập cho người lao động, đầu tư vốn và phát lương hưu cho những người đã nghỉ hưu hoặc tàn phế Ngân hàng cũng bán các kế hoạch tiền gửi hưu trí cho các cá nhân và giữ nguồn tiền gửi cho đến khi người sở hữu các kế hoạch này cần đến

2.1.3.7 Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán

Trang 21

Trên thị trường tài chính hiện nay, nhiều ngân hàng đang phấn đấu để trở thành một “bách hóa tài chính” thực sự, cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thỏa mãn mọi nhu cầu tại một địa điểm Đây là một trong những lý do chính khiến các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờ đến công ty môi giới chứng khoán

2.1.4 Các khuynh hướng ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng

- Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục dịch vụ

Hiện này, các ngân hàng đang mở rộng danh mục dịch vụ tài chính mà họ cung cấp cho khách hàng Qúa trình mở rộng danh mục dịch vụ đã tăng tốc trong những năm gần đây dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ

sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, và từ sự thay đổi công nghệ Nó cũng làm tăng chi phí của ngân hàng và dẫn đến rủi ro phá sản cao hơn Các dịch vụ mới đã

có ảnh hưởng tốt đến ngành công nghiệp này thông qua việc tạo ra những nguồn thu mới cho ngân hàng – các khoản lệ phí của dịch vụ ngoài lãi

- Sự gia tăng cạnh tranh

Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày càng trở lên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục dịch vụ Các ngân hàng địa phương cung cấp tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Đây là những dịch vụ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàng khác, các hiệp hội tín dụng, các công

ty kinh doanh chứng khoán Áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ cho tương lai

- Cách mạng trong công nghệ ngân hàng

Đối mặt với chi phí hoạt động cao hơn, từ nhiều năm gần đây các ngân hàng đã

và đang chuyển sang sử dụng hệ thống hoạt động tự động và điện tử thay thế cho hệ thống dựa trên lao động thủ công, đặc biệt là trong công việc nhận tiền gửi, thanh toán

bù trừ và cấp tín dụng Những ví dụ nổi bật nhất bao gồm các máy rút tiền tự động ATM cho phép khách hàng truy nhập tài khoản tiền gửi của họ 24/24 giờ; Máy thanh

Trang 22

toán tiền POS được lắp đặt ở các bách hóa và trung tâm bán hàng thay thế cho các phương tiện thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng giấy; và hệ thống máy vi tính hiện đại

xử lý hàng ngàn giao dịch một cách nhanh chóng trên toàn thế giới Do đó, ngân hàng đang trở thành ngành sử dụng nhiều vốn và chi phí cố định; sử dụng ít lao động và chi phí biến đổi Tuy nhiên, những kinh nghiệm gần đây gợi ý rằng một ngành ngân hàng hoàn toàn tự động có thể vẫn còn là điều xa vời Một tỷ lệ lớn khách hàng vẫn ưa chuộng các dịch vụ của con người và những cơ hội để nhận được sự tư vấn cá nhân về các vấn đề tài chính

Với sự phát triển của tự động hóa, ngày càng nhiều ngân hàng mở chi nhánh ở những vùng xa với các thiết bị viễn thông và máy rút tiền tự động – một phương pháp

mở rộng qui mô thị trường hơn là xây dựng các cơ sở vật chất mới Trong nhiều trường hợp, hệ thống thiết bị vệ tinh cung cấp dịch vụ hữu hạn sẽ thay thế các văn phòng chi nhánh đa năng của ngân hàng

2.2 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN

Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng ngày nay đang phải chịu những sức

ép rất lớn: một mặt phải đáp ứng các mục tiêu của cổ đông, nhân viên, người gửi tiền

và các khách hàng vay vốn; mặt khác lại phải đảm bảo yêu cầu của các nhà lập pháp

về sự lành mạnh của danh mục cho vay, đầu tư cũng như của chính sách hoạt động mà ngân hàng đề ra Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các tổ chức ngân hàng, ngày càng có nhiều ngân hàng phải viện tới thị trường tiền tệ và thị trường

Trang 23

vốn để tăng cường khả năng huy động vốn thông qua việc bán cố phiếu, trái phiếu và các công cụ nợ ngắn hạn, trong nhiều trường hợp huy động tiền gửi ở thị trường 1 không cung cấp đủ vốn để đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng về tín dụng và các dịch vụ mới

Bên cạnh xu hướng trên, sự cạnh tranh đối với các khoản cho vay truyền thống của ngân hàng và tiền gửi của khách hàng cũng gia tăng một cách mạnh mẽ Các công

ty bảo hiểm, công ty tài chính đang tranh giành một phần lớn thị trường tiền gửi và thị trường tín dụng, lĩnh vực vốn theo truyền thống vẫn được các ngân hàng phục vụ Các ngân hàng buộc phải thường xuyên đánh giá lại chính sách huy động vốn và cho vay, xem xét lại các kế hoạch mở rộng và tăng trưởng, đánh giá mối quan hệ giữa thu nhập

và rủi ro trong môi trường cạnh tranh mới này (Rose [15])

2.2.1 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng

Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) là một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý Nó chỉ ra khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng Ngược lại, tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng (tức là đầu tư chấp nhận rủi ro để hy vọng có được thu nhập ở mức hợp lý)

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) là thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời Chúng chỉ ra năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu là thu từ các khoản cho vay, đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi phí trả lãi cho tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ, tiền lương nhân viên và phúc lợi) (Rose [15])

2.2.2 Thu nhập lãi cận biên (NIM)

Hiệu quả hoạt động của một ngân hàng thường được phân tích bằng các tỷ số như lợi nhuận trên vốn cổ phần, lợi nhuận trên tài sản, thu nhập lãi cận biên và chênh lệch lãi suất (Rose [15]) Thu nhập lãi cận biên rất hữu ích trong việc đo lường những

Trang 24

thay đổi và xu hướng trong biên độ lãi suất và so sánh thu nhập lãi giữa các ngân hàng

Thu nhập lãi cận biên là một trong những thước đo quan trọng để đo lường hiệu quả tài chính trong một định chế nhận tiền gửi Như vậy, thu nhập lãi cận biên là

tỷ số rất cần thiết để chúng ta tìm hiểu cách đo lường và các yếu tố ảnh hưởng bởi hai quyết định bên trong và bên ngoài như thế nào Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng được định nghĩa là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi chia cho tổng tài sản của ngân hàng Biên độ được tính cho một khoảng thời gian, một quý hoặc một năm, và được thể hiện bằng một tỷ lệ phần trăm

2.3 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN

Ở Việt Nam hiện nay tác giả chưa tìm thấy các nghiên cứu riêng về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng Tuy nhiên, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng Trong khi một vài nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng ở một khu vực, một nhóm các quốc gia (Ví dụ như: nghiên cứu của Doliente [6] ở các nước Đông Nam Á, Hawtrey & Liang [11] ở các nước OECD1, Maudos & Guevara [13] ở Châu Âu, Saunders & Schumacher [17] ở Châu

Âu và Mỹ,…) thì các nghiên cứu khác lại tập trung vào một quốc gia cụ thể (Ví dụ như: nghiên cứu của Hamadi & Awdeh [10] ở Lebanon, Ugur & Erkus [19] ở Thổ Nhĩ

Kỳ, Zhou & Wong [20] ở Trung Quốc,…)

Trong nghiên cứu này, tác giả chủ yếu nghiên cứu các lý thuyết theo hướng các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ở các ngân hàng thương mại cổ phần

và theo trình tự thời gian từ những nghiên cứu trước đây đến hiện tại

Saunders & Schumacher [17], nghiên cứu các yếu tố quyết định thu nhập lãi cận biên của ngân hàng (NIM) trong sáu quốc gia châu Âu được lựa chọn và Mỹ trong giai đoạn 1988-1995 cho một mẫu gồm 614 ngân hàng Nghiên cứu này sử dụng mô hình của Ho & Saunders (1981) cho trường hợp đa quốc gia Kết quả thực nghiệm cho thấy một sự đánh đổi chính sách quan trọng giữa khả năng đảm bảo thanh toán của ngân hàng, khi tỷ lệ vốn trên tài sản cao và giảm chi phí sử dụng dịch vụ tài chính cho

1 OECD (Organization for Economic Co-operation and Development): Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Trang 25

người tiêu dùng thì tỷ lệ NIM thấp Hơn nữa, việc hạn chế mở rộng hệ thống ngân hàng và quy mô hoạt động lớn gần như là độc quyền thì chệnh lệch lãi suất sẽ cao hơn Biến động lãi suất vĩ mô đã được tìm thấy có một tác động đáng kể vào tỷ lệ NIM của ngân hàng, điều này cho thấy rằng các chính sách vĩ mô phù hợp với biến động lãi suất giảm có thể có một tác động cùng chiều trong việc giảm tỷ suất lợi nhuận ngân hàng

Maudos & Guevara [13], phân tích thu nhập lãi biên trong lĩnh vực ngân hàng

ở châu Âu (Đức, Pháp, Anh, Ý và Tây Ban Nha) trong giai đoạn 1993-2000 sử dụng

dữ liệu bảng của 1.826 ngân hàng, xác định các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến lợi nhuận này Họ sử dụng các phép đo trực tiếp sức mạnh thị trường (chỉ số Lerner, LI) thay vì các chỉ số cấu trúc của đối thủ cạnh tranh (các chỉ số thị trường tập trung) Kết quả cho thấy LI (chỉ số Lerner), AOC (chi phí hoạt động trung bình), RA (mức độ e ngại rủi ro), IRR (rủi ro lãi suất), CR (rủi ro tín dụng), IIP (thanh toán lãi suất ngầm), OCRR (chi phí cơ hội của dự trữ bắt buộc) và QM (chất lượng quản lý) tất cả có mối quan hệ cùng chiều đến tỷ lệ NIM, mặt khác, chất lượng quản lý và quy mô của các giao dịch có quan hệ nghịch chiều với tỷ lệ NIM

Doliente [6], phân tích các yếu tố quyết định đến thu nhập lãi cận biên (NIM)

của các ngân hàng trong bốn quốc gia Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand) trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2001, sử dụng mô hình đại lý (Ho & Saunders (1981)) và chạy một hồi quy kết hợp với hai bước Kết quả hồi quy đầu tiên chỉ ra rằng tỷ lệ NIM của khu vực được giải thích một phần bởi các yếu tố ngân hàng

cụ thể là chi phí hoạt động, vốn, chất lượng tín dụng, tài sản thế chấp và tài sản lưu động Kết quả hồi quy bước thứ hai cho thấy trong khi tỷ lệ NIM biểu hiện nhạy cảm với những thay đổi về lãi suất ngắn hạn, thì nó vẫn chủ yếu được giải thích bởi cấu trúc không cạnh tranh của hệ thống ngân hàng của khu vực Cuối cùng, tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy tỷ lệ NIM giảm sau năm 1997 do đó phản ánh sức ép lợi nhuận mong đợi của các ngân hàng trong khu vực do cho vay tiền rộng rãi trong những hậu quả của cuộc khủng hoảng tiền tệ và ngân hàng châu Á

Hawtrey & Liang [11], nghiên cứu các yếu tố quyết định thu nhập lãi ngân hàng cho một nhóm các nước OECD trong giai đoạn 1987-2001 Nghiên cứu sử dụng

Trang 26

dữ liệu bảng gồm mô hình hồi quy kết hợp (PRM), mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM), mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) với phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (GLS) Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ suất lợi nhuận ngân hàng có tương quan dương với sức mạnh thị trường, chi phí hoạt động, độ e ngại rủi ro, biến động lãi suất, rủi ro tín dụng, các khoản thanh toán lãi suất ngầm và có tương quan âm với quy mô của các khoản vay, chất lượng quản lý

Zhou & Wong [20], nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ

thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại Trung Quốc từ 1996 đến 2003 Nghiên cứu này áp dụng và mở rộng từ mô hình nghiên cứu của Ho & Saunders (1981) để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bảng (Panel regression) với mô hình fixed-effect (FEM) để xác định các yếu tố ảnh hưởng Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ở thị trường Trung Quốc bao gồm: mức độ cạnh tranh của thị trường, chi phí hoạt động trung bình, mức độ e ngại rủi ro, quy mô, thanh toán lãi suất ngầm, chi phí cơ hội của dự trữ, và hiệu quả quản lý Tất cả các biến độc lập có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, ngoại trừ LOAN-RATIO, và nhiều biến có ý nghĩa ở mức 1% và 5% Thu nhập lãi cận biên có tương quan dương với các biến: AOC, IIP, OPPCOST2 và có tương quan âm với các biến: K_A, SIZE, QUALITY Kết quả cho thấy hiệu ứng thời gian rất quan trọng để nắm bắt được ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô khác cụ thể cho từng năm, trong đó có một số biến được phát hiện trong các mô hình lý thuyết, chẳng hạn như tập trung thị trường và rủi ro lãi suất

Maudos & Solís [14], phân tích thu nhập lãi thuần trong hệ thống ngân hàng

Mexico, sử dụng dữ liệu bảng với 289 quan sát của 43 ngân hàng trong giai đoạn 1993-2005, các tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu khác nhau: một mô hình

hệ thống động GMM và một mô hình dữ liệu bảng với tác động cố định (Fixed effects model) Các kết quả thu được chỉ ra rằng tác động kinh tế lớn nhất lên thu nhập lãi cận biên được xác định bởi chi phí hoạt động và sức mạnh thị trường Các kết quả cũng

2 AOC: Chi phí hoạt động trung bình

IIP: Thanh toán lãi suất ngầm

OPPCOST: Chi phí cơ hội dự trữ

K_A: Độ e ngại rủi ro

SIZE: Quy mô ngân hàng

QUALITY: Chất lượng

Trang 27

cho thấy rằng, những dấu hiệu kỳ vọng trong các hệ số của các biến được xem xét phù hợp với các lý thuyết giải thích về lợi nhuận trung gian Do đó, kết quả tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận trung gian trong hệ thống ngân hàng Mexico và biến sức mạnh thị trường (chỉ số Lerner)3, chi phí hoạt động, biến động của lãi suất thị trường, thanh toán lãi suất ngầm, và có mối quan hệ nghịch chiều với chất lượng quản

lý và thu nhập ngoài lãi Họ cũng kết luận các biện pháp theo định hướng chính sách nên nhằm mục đích gia tăng cạnh tranh ngân hàng, thúc đẩy hiệu quả trong ngành ngân hàng và tạo điều kiện kinh tế ổn định

Ugur & Erkus [19], nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận

biên của 22 ngân hàng được chọn làm mẫu trong số 30 ngân hàng thương mại ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1988 - 2007 Việc phân tích được chia làm hai bước: bước đầu tiên, thu nhập lãi cận biên là biến phụ thuộc còn các biến bên trong ngân hàng là các biến độc lập gồm: quy mô ngân hàng (SIZE), độ e ngại rủi ro (E/TA), chất lượng tín dụng (LLR/TL), rủi ro thanh khoản (LA/TA), thị phần ngân hàng (BMS), chi phí hoạt động (OC/TA), chi phí nhân viên (PE/TA), chất lượng quản lý (CTI) Bước thứ hai, thu nhập lãi cận biên là biến phụ thuộc còn các biến bên ngoài ngân hàng là các biến độc lập gồm: biến động lãi suất, tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát Ngoài các biến trên, 2 biến giả thời gian được sử dụng để đo lường ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính ở Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 1994 và 2001 Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bảng với mô hình Fixed effects (FEM) và mô hình random effects (REM), sử dụng Hausman test để xác định xem mô hình FEM hay REM là phù hợp Kết quả nghiên cứu cho thấy: Có mối tương quan âm giữa thị phần ngân hàng, chất lượng quản lý với thu nhập lãi cận biên Tuy nhiên thu nhập lãi có tương quan dương với quy mô ngân hàng, độ e ngại rủi ro, chi phí hoạt động Tỷ lệ thanh khoản, chất lượng tín dụng và chi phí nhân viên không có ý nghĩa thống kê Và một yếu tố cũng ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ là quốc tịch các ngân hàng, kết quả nghiên cứ đã tìm thấy ngân hàng nước ngoài có thu nhập lãi cận biên cao hơn ngân hàng trong nước

3 Chỉ số Lerner là một chỉ số về quyền lực độc quyền, được định nghĩa bằng:

(Giá bán - Chi phí biên)/Giá bán

Trang 28

Garza-García [8], đã thực hiện nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố chính

quyết định đến thu nhập lãi cận biên cho một nhóm các nước phát triển và đang phát triển (bao gồm: Australia, Brazil, Canada, Colombia, Slovakia, Spain, Hungary, Mexico, New Zealand, Peru, Poland, Czech Republic, UK, và USA), với 3.020 quan sát trong giai đoạn 2001 - 2008 Phương pháp thực hiện là hồi quy dữ liệu bảng với phương pháp ước lượng GMM (Generalized Method of Moments) và chỉ số Lerner cũng được áp dụng để tính toán cân nhắc mức độ cạnh tranh Kết quả phân tích được chia thành ba bước: i) toàn bộ mẫu ii) nhóm các nước phát triển và iii) nhóm các nước đang phát triển Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố chính quyết định đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ở các nước phát triển bao gồm: chi phí hoạt động, an toàn vốn, rủi ro lãi suất, quy mô của các ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và mức độ thuế Trong khi các yếu tố chính quyết định đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ở các nước đang phát triển bao gồm: an toàn vốn, rủi ro tín dụng, các khoản thanh toán lãi suất ngầm, chi phí của việc dự trữ, mức độ hiệu quả và mức độ thuế Nhìn chung, chi phí hoạt động là yếu tố quan trọng nhất tác động lên việc tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cho toàn bộ mẫu Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy không có mối quan hệ giữa chỉ số Lerner và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

Kasman & cộng sự [12], xem xét các tác động của cải cách tài chính lên các

yếu tố quyết định thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại trong hệ thống ngân hàng của các nước thành viên mới EU và các nước ứng cử viên bằng cách chia chu kỳ lấy mẫu (1995-2006) thành hai giai đoạn: giai đoạn hợp nhất (1995 -2000) và sau giai đoạn hợp nhất (2001-2006) Nghiên cứu cũng so sánh các thành viên EU mới và cũ để kiểm tra xem sự khác biệt đối với các yếu tố quyết định thu nhập lãi cận biên giữa hai nhóm nước có tồn tại trong khoảng thời gian tương tự Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng không cân đối với phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (GLS) và mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) Kết quả cho thấy quy mô và hiệu quả quản lý có tương quan âm và có ý nghĩa thống kê đến thu nhập lãi cận biên trong cả hai giai đoạn Các nhà quản lý cần thúc đẩy việc sáp nhập, hợp nhất và gia nhập thị trường để tăng quy mô và hiệu quả của hệ thống ngân hàng Khai thác tính kinh tế theo quy mô

là góp phần quan trọng trong việc giảm chênh lệch lãi suất trong hệ thống ngân hàng

Trang 29

được chọn mẫu Các biến OC, CR, DR, CAR, IIP, DEP, Lerner4 đều có ý nghĩa thống

kê và có tương quan dương, ngoại trừ biến DR không có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn hai và biến DEP trong giai đoạn một Hơn nữa, các kết quả chỉ ra rằng tất cả các biến kinh tế vĩ mô là không có ý nghĩa về mặt thống kê trong giai đoạn thứ hai, điều này cho thấy những quốc gia lấy mẫu trong những năm gần đây không có sự khác biệt

về yếu tố kinh tế vĩ mô do họ sử dụng chung chính sách vĩ mô Để so sánh các thành viên EU mới và cũ, các kết quả cho thấy sự tập trung tài chính và kinh tế giữa các thành viên mới và cũ đã không được hoàn thành Sự khác biệt kinh tế vĩ mô trong nhóm và giữa các nhóm vẫn còn tồn tại

Fungáčová & Poghosyan [7], phân tích các yếu tố quyết định thu nhập lãi biên

trong lĩnh vực ngân hàng của Nga với sự nhấn mạnh đặc biệt về cơ cấu sở hữu của ngân hàng Sử dụng dữ liệu thứ cấp bao gồm toàn bộ khu vực ngân hàng của Nga trong giai đoạn 1999-2007, áp dụng phương pháp phân tích hồi quy bảng (Panel regression) với mô hình Fixed effects (FEM) và Random effects (REM) sử dụng kiểm định Hausman test để xác định tính phù hợp của mô hình Kết quả cho thấy rằng tác động của một số yếu tố quyết định thường được sử dụng như cấu trúc thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và quy mô hoạt động khác nhau giữa sở hữu nhà nước, các ngân hàng tư nhân trong nước và ngân hàng nước ngoài Đồng thời, ảnh hưởng của chi phí hoạt động và độ e ngại rủi ro là đồng nhất giữa các nhóm quyền sở hữu Kết quả tổng thể cho thấy hình thức sở hữu ngân hàng cần phải được xem xét khi phân tích các yếu tố quyết định thu nhập lãi biên

Hamadi & Awdeh [10], phân tích các yếu tố quyết định đến thu nhập lãi ròng

của ngân hàng thương mại ở Lebanon, sử dụng các yếu tố đặc điểm của ngân hàng, đặc điểm ngành, chính sách tiền tệ và các biến số vĩ mô cho giai đoạn từ 1996-2009 Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bảng (Panel regression) với

mô hình Fixed effects (FEM) Kết quả thực nghiệm cho thấy thu nhập lãi ròng có khác nhau giữa các ngân hàng trong nước và nước ngoài Ví dụ, quy mô của ngân hàng

4 OC (operating cost): Chi phí hoạt động

CR (credit risk): Rủi ro tín dụng

DR (default risk): Rủi ro mặc định

CAR (capital adequacy): An toàn vốn

IIP (implicit interest payment): Thanh toán lãi suất ngầm

DEP: (Quy mô tiền gửi)

Trang 30

trong nước, thanh khoản, hiệu quả và có tác động thấp hơn mức vốn hóa và rủi ro tín dụng và có mối tương quan âm đến thu nhập lãi ròng Tác động tương tự cũng được thể hiện ở sự tập trung, mức độ Dollar hóa có tác động thấp hơn tăng trưởng kinh tế Mặt khác, tốc độ tăng trưởng tiền gửi, cho vay, lạm phát, lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương, tiết kiệm quốc gia, đầu tư trong nước có tác động thấp hơn lãi suất liên ngân hàng và tất cả đều có sự tương quan dương thu nhập lãi cận biên Đối với các ngân hàng nước ngoài, tác giả đã tìm ra quy mô, thanh khoản, vốn hóa và rủi ro tín dụng không có ý nghĩa thống kê Một nhận xét khá thú vị là các điều kiện kinh tế

vĩ mô, đặc điểm của ngành, lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương, lãi suất liên ngân hàng có tác động yếu hơn đến thu nhập lãi ròng của ngân hàng nước ngoài

Gounder & Sharma [9] thì tìm kiếm các yếu tố quyết định đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng ở Fiji, một đảo quốc nhỏ ở quốc gia đang phát triển (SIDS) ở Nam Thái Bình Dương trong giai đoạn 2000 – 2010 Nghiên cứu dựa trên

mô hình nghiên cứu chủ yếu của Ho & Saunders (1981) có mở rộng bổ sung Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy dữ liệu bảng để kiểm định tính không đồng nhất và các giả định với 3 phương pháp: pooled regression or Panel Least Squares (PLS), Fixed Effects Model (FEM) và Random Effects Model (REM) Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu, NIM có tương quan dương với thanh toán lãi suất ngầm, chi phí hoạt động, sức mạnh thị trường và rủi ro tín dụng, và có tương quan âm với chất lượng quản lý và rủi ro thanh khoản Tuy nhiên, nguồn vốn ngân hàng và chi phí cơ hội của dự trữ bắt buộc lại không có ý nghĩa thống kê

Tarus & cộng sự [18], trong nghiên cứu của mình nhằm kiểm tra các yếu tố

quyết định thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại ở Keyna sử dụng dữ liệu thứ cấp Tác giả áp dụng phương pháp hồi quy OLS và Fixed effects cho dữ liệu bảng của 44 ngân hàng Keyna bao gồm các giai đoạn 2000-2009 Kết quả ước lượng cho thấy chi phí hoạt động và rủi ro tín dụng có tương quan dương và có ý nghĩa thống kê với thu nhập lãi cận biên Nghiên cứu cũng phát hiện ra lạm phát càng cao thì thu nhập lãi càng lớn, trong khi tăng trưởng kinh tế và tập trung thị trường có tương quan âm với thu nhập lãi cận biên

Trang 31

Tổng hợp các nghiên cứu đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng được trình bày trong bảng 2.1 và phụ lục 1

Bảng 2.1 Tổng hợp và so sánh kết quả các nghiên cứu trước

TT Tên biến Nghiên cứu trước Dấu ảnh

hưởng

1 SIZE (Quy mô ngân

hàng)

Maudos & Guevara [13], Ugur & Erkus [19] +

Hamadi & Awdeh [10], Fungáčová & Poghosyan

2 LAR (Quy mô hoạt động

cho vay)

Hamadi & Awdeh [10], Maudos & Guevara [13],

Hawtrey & Liang [11], Kasman & cộng sự [12],

3 CR (Rủi ro tín dụng)

Doliente [6], Garza-García [8], Gounder &

Sharma [9], Kasman & cộng sự [12], Maudos &

Guevara [13], Maudos & Solís [14], Tarus &

cộng sự [18]

+

Fungáčová & Poghosyan [7], Hamadi & Awdeh

4 CAP (Quy mô vốn chủ

sở hữu)

Doliente [6], Fungáčová & Poghosyan [7], García [8], Hawtrey & Liang [11], Kasman &

Garza-cộng sự [12], Maudos & Guevara [13], Maudos &

Solís [14]; Saunders & Schumacher [17], Ugur &

Erkus [19]

+

Gounder & Sharma [9], Hamadi & Awdeh [10] Không ý nghĩa

5 LDR (Tỷ lệ dư nợ cho Ahmad & cộng sự [5],Hamadi & Awdeh [10] +

Trang 32

TT Tên biến Nghiên cứu trước Dấu ảnh

hưởng

vay trên vốn huy động)

6 CTI (Hiệu quả quản lý)

Garza-García [8], Gounder & Sharma [9], Hamadi & Awdeh [10], Kasman & cộng sự [12], Maudos & Solís [14], Ugur & Erkus [19], Zhou

& Erkus [19], Zhou & Wong [20]

+

10 OCCR (Chi phí cơ hội

của dự trữ)

Garza-García [8], Gounder & Sharma [9] Không ý nghĩa

Hawtrey & Liang [11], Zhou & Wong [20] +

11 LIQ (Rủi ro thanh

khoản)

Gounder & Sharma [9], Maudos & Solís [14],

Fungáčová & Poghosyan [7], Hamadi & Awdeh

12 DEP (Quy mô tiền gửi)

Kasman & cộng sự [12], Maudos & Solís [14] Không ý nghĩa

Trang 33

TT Tên biến Nghiên cứu trước Dấu ảnh

hưởng

14 BMS (Thị phần)

15 LI (Chỉ số Lerner)

Gounder & Sharma [9], Hawtrey & Liang [11], Kasman & cộng sự [12], Maudos & Solís [14] +

16 HI (Chỉ số Herfindahl) Fungáčová & Poghosyan [7], Tarus & cộng sự

17 INFL (Tỷ lệ lạm phát)

Hamadi & Awdeh [10], Kasman & cộng sự [12],

Garza-García [8], Tarus & cộng sự [18] Không ý nghĩa

18 GDP (Tăng trưởng GDP)

Garza-García [8], Hamadi & Awdeh [10], Kasman & cộng sự [12], Tarus & cộng sự [18] -

22 INTERBANK (Lãi suất

liên ngân hàng)

Hamadi & Awdeh [10]

Không ý nghĩa

23 SAVING (Tổng tiết

kiệm quốc gia)

Hamadi & Awdeh [10]

Trang 34

TT Tên biến Nghiên cứu trước Dấu ảnh

hưởng

nợ cho vay ngoại tệ)

26 DEPDOLLAR (Tiền gửi

Trang 36

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm đã nêu trong chương 2 cùng với đối tượng, phạm vi nghiên cứu, chương này tập trung xây dựng mô hình nghiên cứu, mô tả dữ liệu và thu thập dữ liệu Cũng trong chương này, tác giả trình bày các phương pháp xác định và tính toán các biến trong mô hình, các giả thuyết nghiên cứu, phương pháp phân tích dữ liệu

3.2 MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp:

Dữ liệu được lấy từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng được chọn làm mẫu như báo cáo thường niên, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2013 để tính các biến độc lập và biến phụ thuộc Tính đến thời điểm 31/12/2013 có tổng cộng 37 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam Danh sách 37 ngân hàng TMCP được trình bày ở Phụ lục 3

Tuy nhiên đề tài chỉ chọn 27 ngân hàng TMCP làm mẫu trong tổng số 37 ngân hàng TMCP chiếm 73% về số lượng ngân hàng vì tác giả loại bỏ các ngân hàng có quá trình sáp nhập, hợp nhất (SHB và SCB), (DAIA và HDB), (Westernbank và PVFC) và những ngân hàng không công bố thông tin hoặc thông tin không đầy đủ Vì vậy, có thể nói rằng các ngân hàng TMCP được chọn có tính đại diện cho các ngân hàng TMCP

Kết quả sau khi lấy dữ liệu 27 ngân hàng TMCP từ năm 2008 đến 2013, đề tài

có tổng cộng 162 quan sát trên cơ sở loại bỏ các quan sát không phù hợp Tiêu chí để loại là các ngân hàng không có đầy đủ số liệu báo cáo tài chính Chính vì vậy, bộ dữ liệu sẽ ở dạng cân đối và được trình bày ở Phụ lục 2

- Báo cáo chỉ số khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)

- Báo cáo Ngân hàng thế giới Worldbank

- Báo cáo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF

Trang 37

- Tổng cục thống kê Việt Nam

3.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Nhằm mục đích tìm hiểu tác động của các yếu tố đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại, dựa trên các mô hình nghiên cứu của Ugur & Erkus [19], Fungáčová & Poghosyan [6], Gounder & Sharma [8], Hamadi & Awdeh [9], đề tài áp dụng mô hình nghiên cứu dưới đây:

NIM = f(SIZE, LAR, CR, CAP, LDR, CTI, IR, GDP)

Trong đó

NIM: thu nhập lãi cận biên

SIZE: quy mô ngân hàng

LAR: quy mô cho vay

CR: rủi ro tín dụng

CAP: quy mô vốn chủ sở hữu

LDR: tỷ lệ cho vay trên vốn huy động

CTI: hiệu quả quản lý

IR: tỷ lệ lãi suất

3.4 ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.4.1 Thu nhập lãi cận biên (NIM)

Thu nhập lãi cận biên (NIM) là một thước đo quan trọng đối với ngân hàng vì

nó thường chiếm từ 70 – 85% tổng thu nhập của ngân hàng Tỷ lệ này càng cao, thì lợi nhuận của ngân hàng càng cao Đặc biệt, ở Việt Nam thì hoạt động tín dụng chiếm lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng Thu nhập lãi cận biên được tính toán theo công thức sau:

Trang 38

NIM = Thu nhập lãi – Chi phí lãi

Tổng tài sản Có sinh lãi Trong đó: Tổng tài sản Có sinh lãi = Tổng tài sản Có – Tiền mặt & Tài sản cố định

3.4.2 Quy mô ngân hàng (SIZE)

Quy mô ngân hàng được đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản (SIZE) Biến SIZE được đưa vào mô hình hồi quy để xem xét tính kinh tế theo quy mô (economies of scale) của các ngân hàng Nghiên cứu của Maudos & Guevara [13] và Ugur & Erkus [19] tìm ra mối tương quan dương giữa quy mô ngân hàng và thu nhập lãi cận biên, với quy mô trung bình của hoạt động càng lớn thì khi rủi ro thị thường càng lớn sẽ làm cho khả năng mất mát càng lớn Trong khi đó, nghiên cứu của Fungáčová & Poghosyan [7] và Hamadi & Awdeh [10] lại tìm ra mối tương quan âm giữa quy mô ngân hàng và thu nhập lãi cận biên, việc tăng lên của tính kinh tế theo quy mô, ngân hàng cấp tín dụng nhiều hơn sẽ được hưởng lợi từ quy mô và có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn

Ở Việt Nam, những ngân hàng có quy mô lớn sẽ có nhiều lợi thế trong huy động vốn ở mức chi phí thấp như: nhiều hệ thống chi nhánh, nhiều sản phẩm dịch vụ… và sẽ tạo ra thu nhập lãi cao hơn Do vậy, nghiên cứu đặt giả thuyết có mối tương quan dương giữa quy mô ngân hàng và thu nhập lãi cận biên

SIZE = LN (Tổng tài sản)

H1: Có mối tương quan dương quy mô ngân hàng và thu nhập lãi cận biên

3.4.3 Quy mô hoạt động cho vay (LAR)

Biến quy mô hoạt động cho vay được định nghĩa là tỷ lệ dư nợ cho vay chia cho tổng tài sản của ngân hàng Nghiên cứu của Hamadi & Awdeh [10], Maudos & Guevara [13], Maudos & Solís [14] tìm ra mối tương quan dương giữa quy mô hoạt động cho vay và thu nhập lãi cận biên của ngân hàng, thì khi rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng xảy ra, với quy mô hoạt động cho vay càng lớn thì tổn thất sẽ càng lớn.Trong khi đó, nghiên cứu của Hawtrey & Liang [11], Kasman & cộng sự [12] và Zhou

& Wong [20] lại tìm ra mối tương quan âm giữa quy mô hoạt động cho vay và thu

Trang 39

nhập lãi cận biên của ngân hàng, thì ngân hàng có quy mô lớn sẽ cho vay nhiều hơn với lãi suất thấp hơn các ngân hàng nhỏ và lúc đó thu nhập lãi sẽ thấp

Ở thị trường Việt Nam, hoạt động đem lại thu nhập chủ yếu của các ngân hàng

là cho vay nên những ngân hàng có quy mô cho vay nhiều sẽ có thu nhập lãi cận biên lớn Do vậy, nghiên cứu đặt giả thuyết có mối tương quan dương giữa quy mô hoạt động cho vay của ngân hàng và thu nhập lãi cận biên

LAR = Dư nợ cho vay

Tổng tài sản

H2: Có mối tương quan dương giữa quy mô hoạt động cho vay của ngân hàng

và thu nhập lãi cận biên

3.4.4 Rủi ro tín dụng (CR)

Rủi ro tín dụng được định nghĩa là tỷ số giữa khoản dự phòng rủi ro tín dụng và tổng dư nợ cho vay Rủi ro tín dụng là rủi ro khi khách hàng không có khả năng chi trả được nợ cho ngân hàng khi đến hạn phải thanh toán.Các ngân hàng cho vay nhiều thì

có thể có rủi ro cao và họ phải trích lập dự phòng nhiều, điều này buộc họ phải tính toán lợi nhuận cao hơn để bù đắp các khoản rủi ro dự kiến, tức là có mối tương quan dương (Garza-García [8]) Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy một mối tương quan dương giữa rủi ro tín dụng và tỷ lệ NIM (ví dụ, Dolient [6], Gounder & Sharma [9], Kasman

& cộng sự [12], Maudos & Guevara [13], Maudos & Solís [14], Tarus & cộng sự [18])

Nghiên cứu đặt giả thuyết có mối tương quan dương giữa rủi ro tín dụng với thu nhập lãi cận biên

CR = Dự phòng rủi ro tín dụng

Tổng dư nợ cho vay

H3: Có mối tương quan dương giữa rủi ro tín dụng của ngân hàng và thu nhập lãi cận biên

Trang 40

3.4.5 Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP)

Biến này được đo bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản Theo bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn IMF, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản được đánh giá là một trong các chỉ số khuyến khích để đánh giá độ lành mạnh tài chính của NHTM Hầu hết các nghiên cứu đã tìm ra mối tương quan dương giữa quy mô vốn chủ sở hữu và thu nhập lãi cận biên (Doliente [6], Fungáčová & Poghosyan [7], Garza-García [8], Hawtrey & Liang [11], Kasman & cộng sự [12], Maudos & Guevara [13], Maudos & Solís [14], Saunders & Schumacher [17], Ugur & Erkus [19]), vì khi quy mô vốn chủ

sở hữu tăng sẽ làm cho chi phí trả lãi giảm hơn là việc sử dụng vốn vay Do chi phí trả lãi giảm sẽ làm cho thu nhập lãi cận biên của ngân hàng tăng

Tuy nhiên, nghiên cứu của Zhou & Wong [20] cho thấy mối tương quan âm giữa quy mô vốn chủ sở hữu và thu nhập lãi cận biên Nghiên cứu này cho rằng các ngân hàng có quy mô vốn ít thường phải đi vay để đáp ứng nhu cầu hoạt động, do nguồn vốn đi vay phải trả lãi cao hơn nên thu nhập lãi cận biên của ngân hàng giảm

Vì vậy, nghiên cứu đặt giả thuyết có mối tương quan dương giữa quy mô vốn chủ sở hữu và thu nhập lãi cận biên của ngân hàng

CAP = Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản

H4: Có mối tương quan dương giữa quy mô vốn chủ sở hữu và thu nhập lãi cận biên

3.4.6 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động (LDR)

Biến này được đo lường bằng tỷ lệ của dư nợ cho vay trên tiền gửi của khách hàng Một sự gia tăng tỷ lệ LDR cho thấy ngân hàng đang có ít hơn “tấm đệm” để tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột, nhất là các ngân hàng dựa quá nhiều vào nguồn tiền gửi để tài trợ cho tăng trưởng Khi tỷ lệ LDR tăng đến mức tương đối cao, các nhà quản trị ngân hàng ít muốn cho vay và đầu tư Hơn nữa, họ sẽ thận trọng khi tỷ lệ LDR tăng lên và đòi hỏi phải thắt chặt tín dụng, do

đó, lãi suất có chiều hướng tăng lên (Rose [15]) Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm

Ngày đăng: 26/10/2015, 11:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chính Phủ (2012), Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”
Tác giả: Chính Phủ
Năm: 2012
2. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Giáo trình Kinh tế lượng cơ sở - 3 rd edition Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, "Giáo trình Kinh tế lượng cơ sở - 3"rd
3. Ngân hàng nhà nước (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 20 tháng 05 năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng
Tác giả: Ngân hàng nhà nước
Năm: 2010
4. Ngân hàng nhà nước (2010), Thông tư số 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 27 tháng 09 năm 2010.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng
Tác giả: Ngân hàng nhà nước
Năm: 2010
5. Ahmad, R., & Shahruddin, S.S & Tin, L.M., (2011), “Determinants of Bank Profits and Net Interest Margins in East Asia and Latin America”, Working paper series Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of Bank Profits and Net Interest Margins in East Asia and Latin America”
Tác giả: Ahmad, R., & Shahruddin, S.S & Tin, L.M
Năm: 2011
6. Doliente, J. S. (2005), “Determinants of bank net interest margins in Southeast Asia”, Applied Financial Economic Letters, 1, pp.53-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of bank net interest margins in Southeast Asia”, "Applied Financial Economic Letters
Tác giả: Doliente, J. S
Năm: 2005
7. Fungáčová, Z., & Poghosyan, T., (2011), “Determinants of bank interest margins in Russia: Does bank ownership matter?”, Economic Systems, 35 (2011), pp. 481–495 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of bank interest margins in Russia: Does bank ownership matter?”, "Economic Systems
Tác giả: Fungáčová, Z., & Poghosyan, T., (2011), “Determinants of bank interest margins in Russia: Does bank ownership matter?”, Economic Systems, 35
Năm: 2011
8. Garza-García, J.G., (2010), “What influences net interest rate margins? Developed versus developing countries”, Banks and Bank Systems, 4(5), pp. 32-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: What influences net interest rate margins? Developed versus developing countries”, "Banks and Bank Systems
Tác giả: Garza-García, J.G
Năm: 2010
9. Gounder, N., & Sharma, P. (2012), “Determinants of bank net interest margins in Fiji, a small island developing state”, Applied Financial Economics, Iss: 22, pp. 1647- 1654 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of bank net interest margins in Fiji, a small island developing state”, "Applied Financial Economics
Tác giả: Gounder, N., & Sharma, P
Năm: 2012
10. Hamadi, H., & Awdeh, A., (2012), “The Determinants of Bank Net Interest Margin: Evidence from the Lebanese Banking Sector”, Journal of Money, Investment and Banking, 3(2012), pp. 85-98 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Determinants of Bank Net Interest Margin: Evidence from the Lebanese Banking Sector”, "Journal of Money, Investment and Banking
Tác giả: Hamadi, H., & Awdeh, A., (2012), “The Determinants of Bank Net Interest Margin: Evidence from the Lebanese Banking Sector”, Journal of Money, Investment and Banking, 3
Năm: 2012
11. Hawtrey, K., & Liang, H. (2008), “Bank interest margins in OECD countries”, North American Journal of Economics and Finance, 19 (2008), pp. 249–260 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bank interest margins in OECD countries”, "North American Journal of Economics and Finance
Tác giả: Hawtrey, K., & Liang, H. (2008), “Bank interest margins in OECD countries”, North American Journal of Economics and Finance, 19
Năm: 2008
12. Kasman, A., & Tunc, G., & Vardar, G., & Okan, B. (2010), “Consolidation and commercial bank net interest margins: Evidence from the old and new European Union members and candidate countries”, Economic Modelling, 27 (2010), pp. 648–655 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Consolidation and commercial bank net interest margins: Evidence from the old and new European Union members and candidate countries”, "Economic Modelling
Tác giả: Kasman, A., & Tunc, G., & Vardar, G., & Okan, B. (2010), “Consolidation and commercial bank net interest margins: Evidence from the old and new European Union members and candidate countries”, Economic Modelling, 27
Năm: 2010
13. Maudos, J., & Guevara, J.F., (2004), “Factors Explaining the Interest Margin in the Banking Sectors of the European Union”, Journal of Banking and Finance, 28 (9), pp.2259-2281 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors Explaining the Interest Margin in the Banking Sectors of the European Union”, "Journal of Banking and Finance
Tác giả: Maudos, J., & Guevara, J.F
Năm: 2004
14. Maudos, J., & Solís, L., (2009), “The determinants of net interest income in the Mexican banking system: an integrated model”, Journal of Banking and Finance, 33 (2009), pp.1920–31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The determinants of net interest income in the Mexican banking system: an integrated model”, "Journal of Banking and Finance
Tác giả: Maudos, J., & Solís, L., (2009), “The determinants of net interest income in the Mexican banking system: an integrated model”, Journal of Banking and Finance, 33
Năm: 2009
15. Rose, P.S., (2001), Commercial bank management, Boston, Mass: Irwin/McGraw- Hil, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Commercial bank management
Tác giả: Rose, P.S
Năm: 2001
16. Rudra, S., & Ghost, S., (2004), “Net Interest Margin: Does Ownership Matter?”, VIKALPA, 29 (1), pp. 41-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Net Interest Margin: Does Ownership Matter?”, "VIKALPA
Tác giả: Rudra, S., & Ghost, S
Năm: 2004
17. Saunders, A., & Schumacher, L., (2000), “The determinants of bank interest margins: An international study”, Journal of International Money and Finance, 19 (2000), pp. 813-832 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The determinants of bank interest margins: An international study”, "Journal of International Money and Finance
Tác giả: Saunders, A., & Schumacher, L., (2000), “The determinants of bank interest margins: An international study”, Journal of International Money and Finance, 19
Năm: 2000
18. Tarus, D.K., & Chekol, Y.B., & Mutwol, M., (2012), “Determinants of Net Interest Margins of Commercial Banks in Kenya: A Panel Study”, Procedia Economics and Finance, 2 (2012), pp. 199 – 208 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of Net Interest Margins of Commercial Banks in Kenya: A Panel Study”, "Procedia Economics and Finance
Tác giả: Tarus, D.K., & Chekol, Y.B., & Mutwol, M., (2012), “Determinants of Net Interest Margins of Commercial Banks in Kenya: A Panel Study”, Procedia Economics and Finance, 2
Năm: 2012
19. Ugur, A., & Erkus, H., (2010), “Determinants of the Net Interest Margins of Banks in Turkey”, Journal of Economic and Social Research, 12 (2), pp. 101-118 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of the Net Interest Margins of Banks in Turkey”, "Journal of Economic and Social Research
Tác giả: Ugur, A., & Erkus, H
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w