Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ”

31 617 0
Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. LỜI NÓI ĐẦU Trong học tập Địa lí, một kĩ năng cơ bản, không thể thiếu là kĩ năng về biểu đồ. Tháng 11 năm 2008, bộ sách “Cấu trúc đề thi dùng để ôn thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2009” đã được biên soạn với sự chỉ đạo của Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục. Đây là cơ sở cho việc xây dựng các bộ đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng nói chung và bộ đề thi của môn Địa lí nói riêng. Mặc dù chương trình, sách giáo khoa và cấu trúc đề thi môn Địa lí có nhiều đổi mới song kĩ năng biểu đồ lúc nào cũng giữ vị trí vô cùng quan trọng. Điều đó thực hiện ở số câu, số điểm dành cho phần biểu đồ, vẽ, nhận xét luôn chiếm khoảng 30 trong cấu trúc đề thi. Với những học sinh khá giỏi hoặc học sinh có ý thức rèn luyện kĩ năng biểu đồ, các em giải quyết dễ dàng, nhanh chóng và có thể đạt điểm tối đa phần biểu đồ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở các trường phổ thông đặc biệt là Trường THPT Lê Xoay, học sinh sang lớp 12 mới chuyển vào khối C, các em vừa thiếu, vừa yếu cả về kiến thức và kĩ năng thực hành. Làm sao trong thời gian ngắn như vậy mà hình thành cho các em kĩ năng, kĩ xảo về Địa lí, đó là công việc tương đối khó khăn cho giáo viên. Qua 3 lần thi khảo sát (trong đó có 1 lần thi theo đề chung của Sở) điểm thi của các em nhìn chung rất thấp. Khi chấm bài của học sinh tôi nhận thấy rằng để có thể đạt điểm cao ngoài việc học sinh phải nắm vững kiến thức lý thuyết thì một kĩ năng không thể thiếu đó là kĩ năng về biểu đồ. Đa phần học sinh của Trường THPT Lê Xoay mất rất nhiều thời gian cho công việc lựa chọn biểu đồ xử lý số liệu, vẽ và nhận xét. Không những vậy, nhiều học sinh lựa chọn sai biểu đồ, hoặc lựa chọn đúng nhưng xử lý số liệu còn nhầm lẫn, biểu đồ thiếu các bước thể hiện, nhận xét chưa đúng với yêu cầu đề bài. Để giúp học sinh có kiến thức, kĩ năng cần thiết về biểu đồ. Điều đó là cơ sở để các em tiến gần hơn đến cổng trường Đại học. Tôi với một phần kinh nghiệm nhỏ bé của mình để viết nên chuyên đề “Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ”. 1 Tuy có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn chuyên đề còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để chuyên đề “Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ” được hoàn thiện hơn. B. NỘI DUNG 1. Khái niệm biểu đồ Trong chương trình môn học Địa lí phổ thông, nhất là về Địa lí kinh tế xã hội, biểu đồ Địa lí được sử dụng rất nhiều. Nhưng biểu đồ là gì? Hầu như chưa có một định nghĩa đầy đủ, chính xác và mang tính khoa học cao về biểu đồ. Tuy nhiên có thể hiểu “Biểu đồ là sự mô hình hóa các số liệu thống kê cho phép diễn đạt một cách dễ dàng và trực quan về đặc trưng số lượng của các đối tượng và hiện tượng, mối liên hệ và tương quan về độ lớn giữa các đại lương, hoặc cơ cấu thành phần trong một tổng thể của các hiện tượng Địa lí”. Mặc dù chưa có sự thống nhất hoàn toàn về quan niệm, về tên gọi, về cách trình bày và sử dụng, nhưng biểu đồ là một kênh hình không thể thiếu trong nội dung môn học. 2. Ý nghĩa của biểu đồ Biểu đồ có nhiều loại, mỗi loại biểu đồ có công dụng riêng, là công cụ để chuyển tải các số liệu và bảng biểu thống kê, tạo điều kiện cho việc đối chiếu và so sánh, phân tích các số liệu (tư liệu, được dễ dàng và sinh động hơn). Trong dạy học và nghiên cứu địa lí, những số liệu khi đã được thể hiện thành biểu đồ, bao giờ cũng có tính trực quan và chứa đựng một hàm lượng tri thức địa lí nhất định làm cho học sinh tiếp thu tri thức dễ dàng, gây ấn tượng sâu sắc trong việc hình thành những khái niệm, những nhận xét và đánh giá về địa lí, tạo được hứng thú trong học tập của học sinh. Với ý nghĩa như trên, biểu đồ địa lí là một công cụ trực quan có vai trò và công dụng rất lớn trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu địa lí, nhất là đối với địa lí kinh tế - xã hội. 3. Phân loại biểu đồ Trong môn Địa lí nói chung, nhất là về địa lí kinh tế - xã hội nói riêng, các em học sinh bắt gặp nhiều loại biểu đồ địa lí với những dạng và kích thước 2 khác nhau. Đặc biệt là mục đích, ý nghĩa và khả năng thể hiện cũng rất khác nhau của mỗi loại biểu đồ. Biểu đồ Địa lí rất đa dạng, song tổng hợp lại ta thấy biểu đồ cần vẽ thường xoay quanh chính là: Biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ kết hợp, biểu đồ tròn và biểu đồ miền. Có nhiều cách phân loại biểu đồ, tuy nhiên có 2 cách phân loại phổ biến: - Một là: Dựa vào chức năng và tính chất biểu đồ (chia ra biểu đồ động thái, biểu đồ kết hợp) - Hai là: Dựa vào hình dáng của biểu đồ (chia ra biểu đồ hình cột, biểu đồ đường, biểu đồ kết hợp, biểu đò hình tròn và biểu đồ miền) Để hướng dẫn học sinh dễ dàng trong việc lựa chọn biểu đồ thích hợp, tôi sẽ đi vào cách phân loại thứ hai tức là phân loại biểu đồ dựa vào hình dáng của biểu đồ. 4. Nguyên tắc chung khi vẽ biểu đồ - Khi vẽ bất cứ loại biểu đồ nào cũng phải đảm bảo 3 yêu cầu: + Đảm bảo tính chính xác + Đảm bảo tính trực quan + Đảm bảo tính thẩm mĩ Để đảm bảo tính chính xác khi vẽ biểu đồ thì học sinh phải tuân thủ theo yêu cầu của biểu đồ và rèn luyện thường xuyên vẽ biểu đồ để hình thành kĩ năng thuần thục nhất. Đối với tính trực quan và thẩm mĩ của biểu đồ yêu cầu học sinh không dùng 2 loại mực khi vẽ, chỉ dùng kí hiệu đơn giản để phân biệt các đối tượng địa lí. 5. Một số lưu ý khi lựa chọn biểu đồ a. Yêu cầu chung Để thể hiện tốt biểu đồ, cần phải có kĩ năng lụa chọn biểu đồ thích hợp nhất; kĩ năng tính toán, xử lí số liệu (ví dụ, tính giá trị cơ cấu (%), tính tỉ lệ về chỉ số phát triển, tính bán kính hình tròn....); kĩ năng vẽ biểu đồ (chính xác, đúng, đẹp...); kĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ; kĩ năng sử dụng các dụng cụ vẽ kĩ thuật (máy tính cá nhân, bút, thước...). 3 b. Cách lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất Câu hỏi trong các bài tập thực hành về kĩ năng biểu đồ thường có 3 phần: * Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề) Trong câu hỏi thường có 3 dạng sau: - Dạng lời dẫn có chỉ định. Ví dụ: “Từ bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng...năm...”. Như vậy , ta có thể xác định ngay được biểu đồ cần thể hiện. - Dạng lời dẫn kín.Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau...Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất....thể hiện...và cho nhận xét”. Như vậy, bảng số liệu không đưa ra một gợi ý nào, muốn xác định được biểu đồ cần vẽ, ta chuyển xuống nghiên cứu các thành phần sau của câu hỏi. Với dạng bài tập có lời dẫn kín thì bao giờ ở phần cuối “trong câu kết” cũng gợi ý cho chúng ta nên vẽ biểu đồ gì. - Dạng lời dẫn mở. Ví dụ:”Cho bảng số liệu...Hãy vẽ biểu đồ sản lượng công nghiệp nước ta phân theo các vùng kinh tế năm...”. Như vậy , trong câu hỏi đã có gợi ý ngầm là vẽ một loại biểu đồ nhất định. Với dạng “lời dẫn mở” cần chú ý một số từ gợi mở trong câu hỏi. Ví dụ: + Khi vẽ biểu đồ đường biểu diễn: Thường có những từ gợi mở đi kèm như “tăng trưởng”, “biến động”, “phát triển”, “qua các năm từ...đến...”.Ví dụ: Tốc độ tăng dân số của nước ta qua các năm...; Tình hình biến động về sản lượng lương thực...; Tốc độ phát triển của nền kinh tế... + Khi vẽ biểu đồ hình cột: Thường có các từ gợi mở như: “Khối lượng”, “Sản lượng”, “Diện tích”, “từ năm....đến năm.....”, hay “Qua các thời kì...”.Ví dụ: Khối lượng hàng hóa vận chuyển...; Sản lượng lương thực của....; Diện tích trồng cây công nghiệp... + Khi vẽ biểu đồ hình cột: Thường có các từ gợi mở như: “Cơ cấu”, “Phân theo”, “Trong đó”, “Bao gồm”, “Chia ra”, “Chia theo..”. Ví dụ: Giá trị sản lượng ngành công nghiệp phân theo...; Hàng hóa vận chuyển theo loại đường...; Cơ cấu tổng giá trị xuất – nhập khẩu... * Căn cứ vào trong bảng số liệu thống kê 4 Việc nghiên cứu đặc điểm của bảng số liệu để chọn vẽ biểu đồ thích hợp, cần lưu ý: - Nếu bảng số liệu đưa ra dãy số liệu: Tỉ lệ (%), hay giá trị tuyệt đối phát triển theo một chuỗi thời gian (có ít nhất là từ 4 thời điểm trở lên). Nên chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn. - Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về quy mô, khối lượng của một (hay nhiều) đối tượng biến động theo một số thời điểm (hay theo các thời kì) .Nên chọn biểu đồ hình cột đơn. - Trong trường hợp có 2 đối tượng với 2 đại lượng khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ. Ví dụ: diện tích (ha), năng suất (tạ/ha) của một vùng nào đó theo chuỗi thời gian. Chọn biểu đồ kết hợp. - Trong trường hợp bảng số liệu trình bày theo dạng phân ra từng thành phần. Ví dụ: tổng số, chia ra: nông – lâm – ngư; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ. Với bảng số liệu này ta chọn biểu đồ cơ cấu, có thể là hình tròn; cột chồng; hay biểu đồ miền. Cần lưu ý: + Nếu vẽ biểu đồ hình tròn: Điều kiện là số liệu các thành phần khi tính toán phải có tổng bằng 100%. + Nếu vẽ biểu đồ cột chồng: Khi một tổng thể có quá nhiều thành phần, nếu vẽ biểu đồ hình tròn thì các góc cạnh hình quạt sẽ quá hẹp, trường hợp này nên chuyển sang vẽ biểu đồ cột chồng theo đại lượng tương đối (%) cho dễ thể hiện. + Nếu vẽ biểu đồ miền: Khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua từ 4 thời điểm trở lên (trường hợp này không nên vẽ hình tròn). * Căn cứ vào lời kết của câu hỏi Có nhiều trường hợp, nội dung lời kết của câu hỏi chính là gợi ý cho vẽ một loại biểu đồ cụ thể nào đó. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau...Anh (chị) hãy vẽ biểu đồ thích hợp...Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu...và giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch đó”.Như vậy , trong lời kết của câu hỏi đã ngầm cho ta biết nên chọn loại biểu đồ (thuộc nhóm biểu đồ cơ cấu) là thích hợp. 5 * Một số phép tính toán thường gặp trong khi xử lý số liệu để vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ. STT 1 2 3 Đơn vị Mật độ dân cư Sản lượng Năng suất Công thức Người/km2 Mật độ Tấn hoặc nghìn tấn hoặc triệu tấn Số dân = Diện tích Sản lượng = Năng suất x Diện tích Kg/ha hay tạ/ha Năng suất Sản lượng = Diện tích hoặc tấn/ha Bình quân đất trên người m2/người Bình quân thu nhập USD/người Bình quân sản lượng lương thực Kg/người 5 Từ % tính giá trị tuyệt đối Theo số liệu gốc 6 Tính % % 7 Lấy năm gốc 100% tính các năm kế tiếp 4 % Bình quân đất Diện tích đất = Bình quân thu nhập Bình quân sản lượng = Số người = Tổng thu nhập Số người Sản lượng lương thực Số người Lấy tổng thể x số % Lấy từng phần Tổng thể x 100 Số thực của năm sau x 100 rồi chia số thực của năm gốc (năm gốc là năm đầu trong bảng thống kê) Dt = D0 +(D0 x tg)n = D0 x (1 + tg)n 8 Gia tăng dân số Triệu người (Trong đó: Dt là dân số năm cần tính; D0 là dân số năm gốc; tg là tỉ lệ tăng dân số tự nhiên; n là khoảng cách năm từ năm gốc đến năm cần tính). 6 c. Nhận xét và phân tích biểu đồ * Khi phân tích biểu đồ Dựa vào số liệu trong bảng thống kê và biểu đồ đã về. Nhận xét phải có số liệu để dẫn chứng, không nhận xét chung chung. Giải thích nguyên nhân, phải dựa vào kiến thức của các bài đã học. - Lưu ý khi nhận xét, phân tích biểu đồ: + Đọc kĩ câu hỏi để nắm yêu cầu và phạm vi cần nhận xét, phân tích. Cần tìm ra mối liên hệ (hay tính quy luật nào đó) giữa các số liệu. Không được bỏ sót các dữ liệu cần phục vụ cho nhận xét, phân tích. + Trước tiên cần nhận xét, phân tích các số liệu có tầm khái quát chung, sau đó phân tích các số liệu thành phần; Tìm mối quan hệ so sánh giữa các con số theo hàng ngang; Tìm mối quan hệ so sánh các con số theo cột dọc; Tìm giá trị nhỏ nhất (thấp nhất), lớn nhất và trung bình (đặc biệt chú ý đến những số liệu hoặc hình nét đường, cột…trên biểu đồ thể hiện sự đột biến tăng hay giảm). + Cần có kĩ năng tính tỉ lệ (%), hoặc tính ra số lần tăng (hay giảm) để chứng minh cụ thể ý kiến nhận xét, phân tích. - Phần nhận xét, phân tích biểu đồ, thường có 2 nhóm ý: + Những ý nhận xét về diễn biến và mối quan hệ giữa các số liệu: dựa vào biểu đồ đã vẽ và bảng số liệu đã cho để nhận xét. + Giải thích nguyên nhân của các diễn biến (hoặc mối quan hệ) đó: dựa vào những kiến thức đã học để giải thích nguyên nhân. * Sử dụng ngôn ngữ trong lời nhận xét, phân tích biểu đồ - Trong các loại biểu đồ cơ cấu: số liệu đã được quy thành các tỉ lệ (%). Khi nhận xét phải dùng từ “tỉ trọng” trong cơ cấu để so sánh nhận xét. Ví dụ, nhận xét biểu đồ cơ cấu để so sánh nhận xét. Ví dụ, nhận xét biểu đồ cơ cấu giá trị các ngành kinh tế ta qua một số năm. Không được ghi: “Giá trị của ngành nông – lâm – ngư có xu hướng tăng (hay giảm)”. Mà phải ghi: “Tỉ trọng giá trị của ngành nông – lâm – ngư có xu hướng tăng (hay giảm)”. Mà phải ghi: “Tỉ trọng giá trị của ngành nông – lâm – ngư có xu hướng tăng (hay giảm)”. 7 - Khi nhận xét về trạng thái phát triển của các đối tượng trên biểu đồ. Cần sử dụng những từ ngữ phù hợp. Ví dụ: + Về trạng thái tăng: Ta dùng những từ nhận xét theo từng cấp độ như:”Tăng”; “Tăng mạnh”; “Tăng nhanh”; “Tăng đột biến”; “Tăng liên tục”, kèm theo với các từ đó, bao giờ cũng phải có số liệu dẫn chứng cụ thể tăng bao nhiêu (triệu tấn, tỉ đồng, triệu người; Hay tăng bao nhiêu (%), bao nhiêu lần?)… + Về trạng thái giảm: Cần dùng những từ sau: “Giảm”; “Giảm ít”; “Giảm mạnh”; “Giảm nhanh”; “Giảm chậm”; “Giảm đột biến”; “Giảm liên tục”;… Kèm theo cũng là những con số dẫn chứng cụ thể giảm bao nhieu (triệu tấn; tỉ đồng; triệu dân; Hay giảm bao nhiêu (%); Giảm bao nhiêu lần?)… + Về nhận xét tổng quát:Cần dùng các từ diễn đạt sự phát triển như: “Phát triển nhanh”; “Phát triển chậm”; “Phát triển ổn định”; “ Phát triển không ổn định”; “Phát triển đều”; “Có sự chênh lệch giữa các vùng”… -Những từ ngữ thể hiện phải: Ngắn, gọn, rõ ràng , có cấp độ; Lập luận phải hợp lí, sát với yêu cầu… * Một số gợi ý khi lựa chọn và vẽ các biểu đồ - Đối với các biểu đồ: Hình cột; Đường biểu diễn (đồ thị); Biểu đồ kết hợp (cột và đường); Biểu đồ miền. Chú ý: + Trục giá trị (Y) thường là trục đứng:  Phải có mốc giá trị cao hơn giá trị cao nhất trong chuỗi số liệu.  Phải có mũi tên chi chiều tăng lên của giá trị. Phải ghi danh số ở đầu cột hay dọc theo cột (ví dụ: tấn, triệu, %...).  Phải ghi rõ gốc tọa độ, có trường hợp ta có thể chọn gốc tọa độ khác (0), nếu có chiều âm (-) thì phải ghi rõ. + Trục định loại (X) thường là trục ngang:  Phải ghi rõ danh số (ví dụ: năm, nhóm tuổi…)  Trường hợp trục ngang (X) thể hiện các mốc thời gian (năm,). Đối với các biểu đồ đường biểu diễn, miền, kết hợp đường và cột, phải chia các mốc trên trục ngang (X) tương ứng với các mốc thời gian. 8  Riêng đối với các biểu đồ hình cột, điều này không có tính chất bắt buộc, nhưng vẫn có thể chia khoảng cách đúng với bảng số liệu để ta dễ dàng quan sát được cả hai mặt quy mô và động thái phát triển.  Phải ghi các số liệu lên đầu cột (đối với các biểu đồ cột đơn).  Trong trường hợp của biểu đồ cột đơn, nếu có sự chênh lệch quá lớn về giá trị của một vài cột (lớn nhất) và các cột còn lại. Ta có thể dùng thủ pháp là vẽ trục (Y) gián đoạn ở chỗ trên giá trị cao nhất của các cột còn lại. Như vậy các cột có giá trị lớn nhất sẽ được vẽ thành cột gián đoạn, như vậy biểu đồ vừa đảm bảo tính khoa học và thẩm mĩ. + Biểu đồ phải có phần chú giải và tên biểu đồ. Nên thiết kế kí hiệu chú giải trước khi vẽ các biểu đồ thể hiện các đối tượng khác nhau. Tên biểu đồ có thể ghi ở trên, hoặc dưới biểu đồ. - Đối với biểu đồ hình tròn: Cần chú ý: + Thiết kế chú giải trước khi vẽ các hình quạt thể hiện các phần của đối tượng. Trật tự vẽ các hình quạt phải theo đúng trật tự được trình bày ở bảng chú giải. + Nếu vẽ từ 2 biểu đồ trở lên: Phải thống nhất quy tắc về, vẽ hình quạt thứ nhất lấy từ tia 12 giờ (như mặt đồng hồ), rồi vẽ tiếp cho hình quạt thứ 2, 3… thuận chiều kim đồng hồ. Trường hợp vẽ biểu đồ cặp hai nửa hình tròn thì trật tự vẽ có khác đi một chút. Đối với nửa hình tròn trên ta vẽ hình quạt thứ nhất bắt đầu từ tia 9 giờ, rồi vẽ tiếp cho thành phần thứ 2, 3…thuận chiều kim đồng hồ; đối với nửa hình tròn dưới ta cũng vẽ hình quạt thứ nhất từ tia 9 giờ và vẽ cho thành phần còn lại nhưng ngược chiều kim đồng hồ. + Nếu bảng số liệu cho là cơ cấu (%): thì vẽ các biểu đồ có kích thước bằng nhau (vì không có cơ sở để vẽ các biểu đồ có kích thước lớn, nhỏ khác nhau). + Nếu bảng số liệu thể hiện là giá trị tuyệt đối: thì phải vẽ các biểu đồ có kích thước khác nhau một cách tương ứng. Yêu cầu phải tính được bán kính cho mỗi vòng tròn. 9 + Biểu đồ phải có: phần chú giải, tên biểu đồ (ở trên hoặc ở dưới biểu đồ đã vẽ). * Khi lựa chọn và vẽ các loại biểu đồ cần lưu ý - Các loại biểu đồ có thể sử dụng thay thế cho nhau tùy theo đặc trưng của các số liệu và yêu cầu của nội dung . - Khi lựa chọn các loại biểu đồ thích hợp, cần hiểu rõ những ưu điểm , hạn chế cũng như khả năng biểu diễn của từng loại biểu đồ. - Cần tránh mang định kiến về các loại biểu đồ, học sinh dễ nhầm lẫn khi số liệu cho là (%) không nhất thiết phải vẽ biểu đồ hình tròn. Ví dụ, bảng số liệu cho tỉ suất sinh, tỉ suất tử qua năm (mà đơn vị tính là %). - Yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất tỉ suất sinh, tỉ suất tử và gia tăng dân số tự nhiên; trường hợp này không thể vẽ biểu đồ hình tròn được, mà chuyển sang vẽ biểu đồ miền chồng từ gốc tọa độ. - Việc lựa chọn, vẽ biểu đồ phụ thuộc vào đặc điểm của chuỗi số liệu . Ví dụ, trong tổng thể có các thành phần chiếm tỉ trọng quá nhỏ (hoặc quá nhiều thành phần) như cơ cấu giá trị sản lượng của 19 nhóm ngành công nghiệp nước ta thì rất khó vẽ biểu đồ hình tròn; hoặc yêu cầu thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP của nước ta trải qua ít nhất là 4 năm (thời điểm) thì việc vẽ biểu đồ hình tròn chưa hẳn là giải pháp tốt nhất. - Mục đích phân tích: Cần lựa chọn một số cách tổ hợp các chỉ tiêu, đan cắt các chỉ tiêu, sau đó chọn cách tổ hợp nào là tốt nhất thể hiện được ý đồ lí thuyết. 6. Hướng dẫn cách lựa chọn, vẽ một số dạng biểu đồ cụ thể. 6.1. BIỂU ĐỒ HÌNH CỘT a. Khi nào vẽ biểu đồ hình cột: Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ CỘT hay vẽ biểu đồ thực hiện tình hình phát triển, so sánh độ lớn của các đối tượng (hoặc giá trị của một đại lượng qua các mốc thời gian) Đề bài thường có các từ Tình hình, so sánh, sản lượng, số lượng b. Cách vẽ biểu đồ hình cột: - Xác định chính xác trị số lớn nhất, nhỏ nhất của các đại lượng trong đề bài. 10 - Chọn kích thước biểu đồ sao cho phù hợp với khổ giấy (chiều dài trục đứng và trục ngang phù hợp). - Khoảng cách và trị số trên trục tung chia đều. - Khoảng cách trên trục hoành chia theo tỉ lệ (nếu biểu hiện sự thay đổi theo thời gian) - Cột đầu tiên phải cách trục tung một khoảng nhỏ (mốc năm đầu tiên không được lấy trên trục tung). - Các cột chỉ khác nhau về độ cao, còn bề ngang của các cột phải bằng nhau - Ghi trị số trên đỉnh cột - Có tên biểu đồ c. Ví dụ Ví dụ 1: Năm 2000 2003 2004 2005 2006 Sản lượng than (triệu tấn) 11,6 19,3 27,3 34,1 38,8 Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng than theo bảng số liệu trên. Các bước tiến hành cụ thể như sau: - Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc + Trục tung thể hiện sản lượng than (đơn vị triệu tấn), chia đều, ghi đều. Độ lớn trên trục dựa đề bài. + Trục hoành thể hiện năm, chia trục hoành ra các khoảng cách năm, chỉ cần ghi các năm có trong đề, sau đó thể hiện các cột vào vị trí tương ứng giữa các khoảng của từng năm. - Xác định trị số các năm bằng cách gióng từ trục tung sang các năm tương ứng. - Ghi trị số lên đỉnh cột. Lưu ý: Có thể thể hiện trị số trên trục hoành theo 2 cách - Trên đây là cách thứ nhất (ta chia trục hoành ra các khoảng cách năm, sau đó thể hiện các cột vào vị trí tương ứng của từng năm) - Cách thứ 2: Lấy năm đầu tiên cách trục một khoảng nhỏ, vẽ cột không được dính vào trục tung. Năm đầu tiên ghi lại giữa cột, sau đó chia khoảng cách năm theo tỉ lệ và cũng chỉ cần ghi các năm có trong đề. 11 Ví dụ 2: Vẽ biểu đồ nhóm cột hoặc cột chồng Cho bảng số liệu: (Đơn vị: tỉ đô la Mĩ) Năm 1990 Xuất khẩu 2,4 Nhập khẩu 2,7 1995 5,4 8,2 2000 14,5 15,6 2004 26,5 32,0 Hãy vẽ biểu đồ hình cột thực hiện giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta theo từng năm. Cách 1: Vẽ theo dạng biểu đồ nhóm cột Cách vẽ: - Cách xác định hệ trục, vẽ các cột tương tự như cách vẽ biểu đồ sản lượng than. - Chỉ khách là: + Vẽ 2 cột sát nhau, 1 cột thực hiện xuất khẩu, 1 cột biểu hiện nhập khẩu. + Năm ghi ở giữa nhóm cột + Do thể hiện 2 đại lượng nên phải có kí hiệu và giải thích kí hiệu Cách 2: Vẽ dạng biểu đồ cột chồng. - Cách vẽ, thể hiện các trục và các cột tương tự như cách vẽ biểu đồ sản lượng than. - Điểm khác là vẽ 2 phần cột thể hiện giá trị xuất khẩu và nhập khẩu chồng lên nhau (nên gọi là cột chồng) - Cũng phải có kí hiệu và giải thích kí hiệu. Lưu ý: Biểu đồ thanh ngang cũng là một dạng biểu đồ cột. Chúng ta cùng xem xét ví dụ sau đây: Ví dụ 3: Vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng nước ta năm 2004 dựa vào bảng số liệu sau: Vùng Nghìn đồng Cả nước 484,4 Trung du và vùng núi Bắc Bộ: - Đông Bắc 379,9 - Tây Bắc 265,7 Đồng bằng sông Hồng 488,2 Bắc Trung Bộ 317,1 Duyên hải Nam Trung Bộ 414,9 Tây Nguyên 390,2 Đông Nam Bộ 833,0 Đồng bằng sông Cửu Long 471,1 Với đề bài này, ta có thể vẽ biểu đồ cột (đứng) hoặc biểu đồ thanh ngang. 12 6.2 BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG (Đường biểu diễn, đồ thị) a. Khi nào vẽ biểu đồ đường: - Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ Đường hay biểu đồ thể hiện sự phát triển tốc độ tăng trưởng qua các năm. - Đề bài thường có cụ từ Tốc độ phát triển, Tốc độ tăng trưởng. b. Cách vẽ biểu đồ đường: - Biểu đồ đường được vẽ trên hệ trục toạ độ vuông góc (trục đứng thể hiện độ lớn của các đại lượng, trục năm ngang thể hiện các mốc năm) - Cho năm đầu tiên trong bảng số liệu trùng gốc toạ độ - Các đường đồ thị xuất phát từ trục tung - Trục tung chia đều, trục hoành chia theo tỉ lệ khoảng cách năm. - Ghi trị số trên đường đồ thị ứng với vị trí các năm. c. Ví dụ Ví dụ 1: Cho bảng số liệu: Sản lượng điện của nước ta qua các năm (Đơn vị: tỉ kWh) Năm Sản lượng điện 1990 1995 8,8 14,7 2000 26,7 2002 2003 2004 2005 35,9 40,5 46,2 52,1 Hãy vẽ biểu đồ đường thể hiện sản lượng điện nước ta theo bảng số liệu trên: Các bước tiến hành: - Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc + Trục tung thể hiện sản lượng điện, đơn vị tỉ kWh, độ lớn tối đa trên trục dựa trị số trong bảng số liệu + Trục hoành thể hiện năm. Năm đầu tiên lấy tại gốc toạ độ. Khoảng cách năm chia theo tỉ lệ. + Gióng các đường ngang tại vị trí tương ứng ở trục tung và các đường dọc ở các năm lên để xác định toạ độ cần tìm. + Nối các toạ độ lại ta được biểu đồ đường + Ghi trị số tại các toạ độ (điểm gấp khúc) Kết quả cuối cùng ta được biểu đồ hoàn chỉnh như sau: 13 Trên đây là cách vẽ biểu đồ một đường, còn vẽ biểu đồ nhiều đường ta làm thế nào? Chúng ta tìm hiểu tiếp trong ví dụ sau đây: Ví dụ 2: Cho bảng số liệu sau: KHỐI LƯỢNG HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN THEO NGÀNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 1990 1998 2000 2003 2005 Đường sắt 2341 4978 6258 8385 8838 Đường bộ 54640 123911 141139 172799 212263 Đường sông 27071 38034 43015 55259 62984 Đường biển 4359 11793 15553 27449 33118 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hoá vận chuyển của từng ngành vận tải ở nước ta trong giai đoạn 1990-2005. Vẽ biểu đồ. Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường. Sự tăng trưởng được đánh giá tăng hơn bao nhiêu phần trăm. Ta cần xử lý số liệu ra trị số % bằng cách lấy trị số năm đầu tiên là 100%, sau đso tính xem các năm sau so với năm đầu tiên đạt bao nhiêu %. Kết quả như sau: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KHỐI LƯỢNG HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN THEO NGÀNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA (%) Năm 1990 1998 2000 2003 2005 Đường sắt 100,0 212,6 267,3 358,2 377,5 Đường bộ 100,0 226,8 258,3 316,3 388,5 Đường sông 100,0 140,5 158,9 204,1 232,7 Đường biển 100,0 270,5 356,8 629,7 759,8 Cách vẽ, xác định hệ toạ độ và các toạ độ như trong ví dụ trước. Chỉ khác là biểu đồ thể hiện nhiều đại lượng nên phải đặt các kí hiệu và giải thích kí hiệu. 6.3 BIỂU ĐỒ KẾT HỢP a. Khi nào vẽ biểu đồ kết hợp 14 Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ kết hợp hoặc vẽ biểu đồ thể hiện 2 đối tượng khác nhau biến đổi theo cùng một số mốc thời gian. Biểu đồ có 2 trục đứng. b. Cách vẽ biểu đồ kết hợp -Vì bảng số liệu có 2 đơn vị khác nhau. Ví dụ triệu tấn và tỉ kWh (sản lượng than và điện); triệu người và triệu tấn lương thực (dân số và sản lượng lương thực; nghìn người và %...cho nên ở hệ trục toạ độ phải có hai trục tung thể hiện 2 đơn vị của các thành phần khác nhau đó, một trục tung là căn cứ để vẽ cột và một trục tung nữa là căn cứ để vẽ đường biểu diễn tạo nên biểu đồ kết hợp cột với đường. - Chia thời gian đúng theo khoảng cách từ bảng số liệu - Cột cách trục một khoảng nhỏ (cả cột đầu và cột cuối-nếu có 2 trục) - Đường đồ thị xuất phát từ giữa cột (cột đơn) hoặc giữa nhóm cột. - Có chú giải. c. Ví dụ: Cho bảng số liệu sau đây: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1995-2003 Năm 1995 1998 2000 2001 2003 Tổng số dân Số dân thành thị (nghìn người) (nghìn người) 71 995,5 75 456,3 77 635,4 78 685,8 80 902,4 14 938,1 17 464,6 18 771,9 19 469,3 20 869,5 Tốc độ gia tăng dân số (%) 1,65 1,55 1,36 1,35 1,47 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số từ bảng số liệu đã cho. Hướng dẫn: -Cách thức vẽ các cột chồng trong ví dụ này như trong ví dụ về cách vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta. -Vẽ đường biểu diễn tốc độ gia tăng dân số, khác so với biểu đồ đường là: +Không bắt đầu tại trục tung +Vị trí các toạ độ để nối thành đường biểu diễn tại giữa các cột. 6.4. BIỂU ĐỒ TRÒN 15 a. Khi nào vẽ biểu đồ hình tròn Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ Tròn hay biểu đồ cần thể hiện cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong 1-3 mốc thời gian. Biểu đồ tròn có thể vừa thể hiện quy mô, vừa thể hiện cơ cấu đối tượng. Dấu hiệu nhận biết: Đề bài thường có từ “cơ cấu”, “tỉ lệ” b. Cách vẽ biểu đồ hình tròn -Điểm xuất phát tính từ số 12 trên mặt đồng hồ, vẽ theo thứ tự đề bài và thuận theo chiều quay đồng hồ. -Có kí hiệu và giải thích kí hiệu -Nếu cho số liệu tuyệt đối (thực tế) mà lại yêu cầu vẽ biểu đồ cơ cấu thì phải xử lsy số liệu tuyệt đối sang tương đối (%). -Số liệu ghi trong vòng tròn phải là số liệu %. -Khi vẽ biểu đồ cơ cấu thành phần đại lượng các năm khác nhau (ví dụ trên) hoặc của các lãnh thổ khác nhau mà ta biết rõ quy mô khác nhau (ví dụ cơ cấu sử dụng đất của Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long) thì phải vẽ các biểu đồ có bán kính khác nhau. Khi đó cần chú ý độ lớn bán kính của các vòng tròn cần vẽ. +Nếu đề ra số % thì ta có thể vẽ hai biểu đồ chênh lệch độ lớn bán kính theo mức độ nào đó. +Nếu đề ra số tuyệt đối ta cần xem giá trị hơn kém nhau bao nhiêu lần để rồi tính cụ thể bán kính chênh lệch nhau bao nhiêu. c. Ví dụ: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG THEO NGÀNH KINH TẾ NƯỚC TA (Đơn vị %) Năm 1989 2003 Ngành Nông – lâm – ngư nghiệp 71,5 59,6 Công nghiệp-xây dựng 11,2 16,4 Dịch vụ 17,3 24,0 Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế năm 1989 và 2003. a.Vẽ biểu đồ tròn, yêu cầu: 16 - Vẽ 2 hình tròn cho 2 năm 1989 và 2003, R2003>R1989. - Chính xác tỷ lệ - Có tên biểu đồ và bảng chú giải. Nếu không có bảng chú giải thì phải điền trực tiếp vào biểu đồ. Cụ thể cách vẽ như sau: + Vẽ 2 hình tròn cho năm 1989 và 2003, R2003>R1989. + Thể hiện các đại lượng lên biểu đồ, bắt đầu từ vị trí tương ứng số 12 trên mặt đồng hồ. Lần lượt thể hiện các đại lượng theo chiều quay kim đồng hồ. + Có kí hiệu phân biệt các đại lượng và bảng chú giải các kí hiệu. + Viết tên biểu đồ. 6.5. BIỂU ĐỒ MIỀN: a. Khi nào vẽ biểu đồ miền: - Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ miền hay biểu đồ thể hiện cơ cấu tỉ lệ của các thành phần đối tượng qua 4 mốc thời gian trở lên. - Đề bài thường có cụm từ “sự chuyển dịch cơ cấu” b. Cách vẽ biểu đồ miền - Đề bài cho số liệu tuyệt đối phải chuyển sang số liệu tương đối (tức đổi ra %). - Năm đầu tiên tại gốc tọa độ. Trục tung chia đều, trục hoành chia theo tỉ lệ số năm. - Vẽ lần lượt từ dưới lên trên theo thứ tự đề bài. - Ghi số liệu vào đúng vị trí tường miền trong biểu đồ đã vẽ. c. Ví dụ Câu 4. Cho bảng số liệu sau đây: Sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng ở đồng bằng sông Cửu Long Đơn vị: % Phân ngành 1995 2000 2004 2005 Tổng số 822,2 1.169,0 1.622,1 1.845,8 Đánh bắt 552,2 803,9 848,8 843,0 Nuôi trồng 270,0 365,1 773,3 1.002,8 17 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thuỷ sản phân theo đánh bắt, nuôi trồng của đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 1995-2005. 2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu trên. Hướng dẫn giải: - Tính tỉ trọng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng (đơn vị %) - Vẽ biểu đồ miền, yêu cầu: vẽ chính xác, đầy đủ các yêu cầu của biểu đồ cơ cấu dạng biểu đồ miền: + Đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách năm, tỉ lệ % trong năm. + Ghi năm và % trên trục tương ứng, tên biểu đồ. + Có chú giải. 7. Một số dạng bài tập theo chủ đề MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC HÀNH ĐỊA LÝ 12 PHẦN I: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM Câu hỏi 1: Cho bảng số liệu sau đây: Điểm Hà Nội Huế Chỉ số Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm) Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm) Tháng VI VII I II III IV V VIII 16,0 22,5 21,0 24,7 27,1 30,3 29,6 29,9 4,9 8,0 49,1 74,3 229,0 242,4 550,0 18,5 23,1 24,3 25,5 26,7 29,2 257,0 24,1 86,8 149,0 220,3 106,0 IX X XI XII 29,1 26,8 21,9 19,9 215,7 154,6 78,8 1,2 3,6 28,5 28,3 26,9 25,6 22,6 21,2 78,5 99,0 1228,6 833,8 331,5 334,5 Hãy vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Huế. Rút ra nhận xét. Câu hỏi 2: Cho bảng số liệu sau: Sự biến động diện tích rừng qua một số năm Năm Tổng diện tích có rừng (triệu ha) 1943 1983 14,3 7,2 Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha) 14,3 6,8 18 Diện tích rừng trồng (triệu ha) Độ che phủ rừng (%) 0 0,4 43,0 22,0 2005 2009 12,7 13,2 10,2 10,3 2,5 2,9 38,0 39,1 1. Vẽ biểu đồ thể hiện các nội dung của bảng số liệu. 2. Nhận xét và giải thích. Câu 3. Cho bảng số liệu sau đây Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm Địa điểm Hà Nội Huế TP.Hồ Chí Minh Lượng mưa (mm) 1676 2868 1931 Lượng bốc hơi (mm) 989 1000 1686 Cân bằng ẩm (mm) +687 +1868 +245 a. Vẽ biểu đồ thể hiện so sánh lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm trên. b. Hãy so sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên và giải thích. 19 Câu 4. Cho bảng số liệu sau đây Sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loại thực vật và động vật Số lượng loài Thực vật Thú Chim Số lượng loài đã biết Số lượng loài bị mất dần Số lượng loài có nguy cơ bị tuyệt chủng 14 500 500 100 300 96 62 830 57 28 Bò sát lưỡng cư 400 62 - Cá Nước Nước ngọt mặn 550 2000 90 - a.Vẽ biểu đồ thể hiện sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật và động vật. b.Nhận xét và nêu nguyên nhân làm suy giảm số lượng loài động vật và thực vật. PHẦN II. ĐỊA LÍ DÂN CƯ Câu 1. Cho bảng số liệu sau: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước giai đoạn 1979-2009 Năm 1979 1989 1999 2009 Số dân thành thị (nghìn người) 10.094 12.463 18.077 25.374 Tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân cả nước (%) 19,2 19,4 23,7 29,6 1.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước giai đoạn 1979-2009. 2.Nhận xét 20 Câu 2. Cho bảng số liệu sau: Số dân Việt Nam giai đoạn 1921-2009 Đơn vị: triệu người Năm 1921 1936 1956 1960 Số dân 15,5 18,8 27,5 30,2 Năm 1979 1989 1999 2009 Số dân 52,7 64,4 76,3 85,8 a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tình hình tăng dân số của nước giai đoạn 1921-2009. b. Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của nước ta và giải thích. c. Nêu hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh ở nước ta. Câu 3.Dựa vào bảng số liệu sau đây: Tỉ suất sinh và tử của nước ta. Đơn vị: % Nắm 1979 1989 1999 2009 Tỉ suất sinh 32,2 31,3 23,6 17,6 Tỉ suất tử 7,2 8,4 7,3 6,7 a.Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh thô, tử thô và tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta. b.Nhận xét và giải thích. Câu 4.Cho bảng số liệu sau đây: Đơn vị: triệu người Năm Tổng số Nông, lâm, ngư nghiệp 1999 35.847.343 24.806.361 2009 47.682.334 25.731.627 a. Tính cơ cấu lao động phân theo khu Chia ra Công nghiệp Dịch vụ và xây dựng 5.126.710 5.914.821 9.668.662 12.282.045 vực kinh tế ở nước ta trong hai năm 1999 và 2009. b. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, năm 1999 và 2009. c. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta trong thời gian trên. 21 Câu 5. Cho bảng số liệu sau Năm 1996 1998 2000 2002 2005 Số lao động đang làm việc (triệu người) 33,8 35,2 37,6 39,5 42,7 Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị (%) 5,9 6,9 6,4 6,0 5,3 Thời gian thiếu việc làm ở nông thôn (%) 27,7 28,9 25,8 24,5 19,4 a. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn giai đoạn 1996-2005. b. Nêu nhận xét. Câu 6. Cho bảng số liệu sau đây: Cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 1999-2005 Độ tuổi 0-14 tuổi 15-59 tuổi 60 tuổi trở lên 1999 33,5 58,4 8,1 2005 27,0 64,0 9,0 a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi thời kỳ 1999-2005. b. Nêu nhận xét và giải thích về cơ cấu và sự biến đổi cơ cấu dân số theo nhóm ở nước ta, năm 1999-2005. c. Cơ cấu dân số trẻ đang chuyển dần sang cơ cấu dân số già tạo ra những cơ hội và thách thức gì đối với phát triển kinh tế-xã hội của nước ta? 22 Câu7. Cho bảng số liệu sau: Mật độ dân số các vùng nước ta năm 2006 Vùng Mật độ dân số (người/km2) Đồng bằng sông Hồng 1225 Đông Bắc 148 Tây Bắc 69 Bắc Trung Bộ 207 Duyên hải Nam Trung Bộ 200 Tây Nguyên 89 Đông Nam Bộ 551 Đồng Bằng sông Cửu Long 429 - Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện mật độ dân số của các vùng nước ta năm 2006. Câu 8. Cho bảng số liệu sau đây: Lao động Cả nước Nông thôn Thành thị Lực lượng lao động 37.407,2 29.757,6 7.649,6 Số người thiếu việc làm 9.418,4 8.219,5 1.198,9 Số người thất nghiệp 856,3 511,3 345,0 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện mối quan hệ giữa lực lượng lao động và số lao động cần giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn, thành thị và cả nước. b. Nguyên nhân thiếu việc làm ở các thành phố lớn nước ta. PHẦN III: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Câu 1.Cho bảng số liệu sau đây: Tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1995 và 2008 Đơn vị: Tỉ đồng Thành phần kinh tế Năm 1995 Năm 2008 Tổng số 228.892 1.485.038 Nhà nước 91.977 527.732 Ngoài nhà nước 122.487 683.654 Vốn đầu tư nước ngoài 14.428 273.652 a. Tính cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 1995 và 2008. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 1995 và 2008. Câu 2.Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt Đơn vị: % 23 Loại cây Cây lương thực Cây rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác Năm 1990 67.1 7.0 13.5 10.1 2.3 Năm 2008 56.8 8.6 25.6 7.6 1.4 a. Vẽ biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta năm 1990 và năm 2008. b. Nhận xé về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt qua các năm 1990 và 2008.Nguyên nhân. Câu 3. Cho bảng số liệu sau: Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1990 6.042 19.225 1999 7.653 31.393 2003 7.452 34.568 2005 7.400 38.729 a.Tính năng suất lúa của nước ta qua bảng số liệu trên b.Vẽ biểu đồ thể hiện năng suất diện tích và sản lượng lúa. Câu 4. Cho bảng số liệu sau đây: Sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng ở đồng bằng sông Cửu Long Đơn vị: % Phân ngành 1995 2000 2004 2005 Tổng số 822,2 1.169,0 1.622,1 1.845,8 Đánh bắt 552,2 803,9 848,8 843,0 Nuôi trồng 270,0 365,1 773,3 1.002,8 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thuỷ sản phân theo đánh bắt, nuôi trồng của đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 1995-2005. 2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu trên. PHẦN V: THỰC HÀNH PHẦN ĐỊA LÝ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Câu 1. Cho bảng số liệu sau đây: Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Việt Nam Sản phẩm Vải, lụa các loại (triệu m) Quần áo may sẵn (triệu cái) Giày, dép da (triệu đôi) 1995 263 172 46 2000 356 337 108 24 2001 410 376 102 2005 562 1011 218 Giấy, bìa (nghìn tấn) Trang in (tỉ trang) 216 97 408 185 445 207 901 450 1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện độ tăng trưởng sản lượng các sản phẩm công nghiệp trong giai đoạn 1995-2005. 2. Nhận xét về tốc độ tăng trưởng các sản phẩm ấy. Câu 2. Cho bảng số liệu sau đây: Năm 1996 1999 2000 2004 2005 Giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam phân theo ngành Đơn vị: tỉ đồng CN sản xuất, phân phối CN khai thác CN chế biến Tổng cộng điện, nước và khí đốt 20.688 119.438 9.306 149.432 36.219 195.579 14.030 245.828 53.035 264.459 18.606 336.100 103.815 657.115 48.028 808.958 110.949 824.718 55.382 991.049 1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị của sản xuất công nghiệp phân theo ngành của Việt Nam trong giai đoạn 1996-2005. 2. Nhận xét sự chuyển dịch ấy. 25 Câu 3. Cho bảng số liệu sau đây: Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 S gieo trồng mía (nghìn ha) 130,6 143,7 146,5 143,0 164,8 224,8 Sản lượng đường mật (nghìn tấn) 324 372 365 369 364,1 517,2 Nhập khẩu đường (nghìn tấn) 23,8 15,9 11,3 44,3 124,4 145,5 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện bảng số liệu trên b. Nhận xét và giải thích. Câu 4. Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất CN nước ta năm 2002 Đơn vị: tỉ đồng Vùng Cả nước ĐBSH ĐNB Tổng số 261.092,4 47.745,0 125.683,3 Chia ra theo thành phần kinh tế 105.119,4 63.474,4 92.498,6 19.566,3 12.912,9 15.265,8 35.615,9 27.815,7 62.251,7 Vẽ biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của cả nước, ĐBSH, ĐNB. Câu 5. Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng Đơn vị: % Vùng Cả nước Miền núi và trung du phía Bắc Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long 26 Năm 1992 100,0 4,1 12,6 6,5 10,9 1,7 35,8 28,4 Năm 1999 100,0 7,6 18,6 3,3 5,0 0,6 54,8 10,1 Giá trị sản lượng công nghiệp năm 1999 gấp 2,4 lần giá trị sản lượng công nghiệp năm 1992. a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp cả nước phân theo các vùng năm 1992 và 1999. b. Tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng lớn nhất và tăng nhanh nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp cả nước trong thời gian kể trên. Câu 6. Cho bảng số liệu sau đây: Số thuê bao điện thoại của cả nước trong giai đoạn 1991-2005 Năm Số thuê điện thoại (nhìn thuê bao) Tổng số Cố định Di động 1991 1995 2000 2001 2004 2005 126,4 758,6 3.286,3 4.308,7 10.296,5 15.845,0 126,4 746,5 2.503,7 3.022,1 5.481,1 7.126,9 0 12,1 782,6 1.286,6 4.815,4 8.718,1 Số thuê bao/100 dân 0,2 1,1 4,2 5,5 12,6 19,1 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển mạng điện thoại của cả nước ta trong giai đoạn 1991-2005. 2. Nhận xét và giải thích tình hình phát triển mạng điện thoại. 27 Câu 7. Cho bảng số liệu sau đây: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá trị thực tế phân vùng Đơn vị: tỉ đồng Các vùng Năm 2000 Năm 2005 Cả nước 220 411 480 293 Trung du và miền núi Bắc Bộ 13 392 35 099 Đồng bằng sông Hồng 43 120 96 422 Bắc Trung Bộ 14 858 30 022 Duyên hải Nam Trung Bộ 20 575 46 707 Tây Nguyên 75 99 17 398 Đông Nam Bộ 77 361 157 144 Đồng bằng sông Cửu Long 43 506 97 501 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo vùng của nước ta năm 2000 và 2005. 2. Nhận xét tỉ trọng và sự thay đổi tỉ trọng của các vùng. PHẦN VI: THỰC HÀNH ĐỊA LÍ DỊCH VỤ Câu 1. Cho bảng số liệu sau đây: Tổng giá trị xuất nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu Đơn vị: Triệu rúp-đô la Năm 1988 1989 1990 1992 1995 1999 Tổng giá trị xuất nhập khẩu 3795,1 4511,8 5156,4 5121,4 13.604,3 23.162,0 Cán cân xuất nhập khẩu -1718,3 -619,8 -384,4 +40,0 -2706,5 -82,0 a. Tính giá trị xuất khẩu và nhập khẩu qua các năm trên. b. Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta. c. Nhận xét về tình hình xuất khẩu qua biểu đồ đã vẽ và kết quả tính toán. Câu 2. Cho bảng số liệu sau đây Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời kì 1988-1999 Năm Số dự án (dự án) Vốn đăng kí (triệu USD) Năm 28 Số dự án (dự án) Vốn đăng kí (triệu USD) 1988 1990 1991 1992 1993 1994 37 108 151 197 269 343 372 839 1322 2165 2900 3766 1995 1996 1997 1998 1999 370 325 345 275 321 6531 8497 4649 3897 1568 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta thời kì 1988-1999. b. Nhận xét và giải thích tình hình đầu tư trong thời gian nói trên. Câu 3. Cho bảng số liệu sau đây: Số khách quốc tế đến Việt Nam phân theo quốc tịch Đơn vị: nghìn lượt khách Năm Tổng số Trung Quốc Mĩ Đài Loan Quốc tịch khác 2000 2140 492 96 210 1199 2005 3478 717 330 274 1818 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô số khách quốc tế và cơ cấu của nó phân theo quốc tịch năm 2000 và 2005. 2. Nhận xét về sự thay đổi quy mô và cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian nói trên. 29 Câu 4. Cho bảng số liệu sau đây: Số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta Năm Khách nội địa (triệu lượt khách) Khách quốc tế (triệu lượt khách) Doanh thu từ dịch vụ (nghìn tỉ đồng) 1991 1,5 1995 5,5 1997 8,5 1998 9,6 2000 11,2 2005 16,0 0,3 1,4 1,7 1,5 2,1 3,5 0,8 5,0 10,0 14,0 17,0 30,3 a. Vẽ biểu đồ thể hiện số khách và doanh thu từ du lịch của nước ta. b. Nhận xét và giải thích từ biểu đồ đã vẽ. Câu 5. Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta Đơn vị: % Nhóm hàng Hàng công nghiệp năng và khoáng sản Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp Hàng nông, lâm, thuỷ sản 1995 25,3 28,5 1999 2000 31,3 37,2 36,8 33,8 2001 34,9 35,7 2005 36,1 41,0 46,2 31,9 29,4 22,9 29,0 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng và nêu nhận xét. 30 C. KẾT LUẬN Biểu đồ là một mảng kiến thức rất quan trọng trong việc dạy và học Địa lí ở nhà trường phổ thông. Thông qua việc vẽ, nhận xét và giải thích qua biểu đồ học sinh có thể khai thác, củng cố tri thức và phát triển tư duy lôgíc, biết thiết lập các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí xuất hiện trong quá trình học tập của mình. Hơn nữa, biểu đồ là một phần kiến thức trong đề thi Đại học, Cao đẳng hằng năm của Bộ GD&ĐT. Vì vậy việc hướng dẫn học sinh cách lựa chọn biểu đồ, xử lý số liệu, vẽ biểu đồ và nhận xét là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên. Hy vọng chuyên đề “Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ” có thể giúp học sinh giải quyết dễ dàng các bài tập liên quan đến biểu đồ. Vì thời gian viết chuyên đề hạn hẹp nên không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp. 31 [...]... trình học tập của mình Hơn nữa, biểu đồ là một phần kiến thức trong đề thi Đại học, Cao đẳng hằng năm của Bộ GD&ĐT Vì vậy việc hướng dẫn học sinh cách lựa chọn biểu đồ, xử lý số liệu, vẽ biểu đồ và nhận xét là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên Hy vọng chuyên đề Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ” có thể giúp học sinh giải quyết dễ dàng các bài tập liên quan đến biểu đồ Vì thời gian viết chuyên... 24,0 Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế năm 1989 và 2003 a .Vẽ biểu đồ tròn, yêu cầu: 16 - Vẽ 2 hình tròn cho 2 năm 1989 và 2003, R2003>R1989 - Chính xác tỷ lệ - Có tên biểu đồ và bảng chú giải Nếu không có bảng chú giải thì phải điền trực tiếp vào biểu đồ Cụ thể cách vẽ như sau: + Vẽ 2 hình tròn cho năm 1989 và 2003, R2003>R1989 + Thể hiện các đại lượng lên biểu đồ,... 356,8 629,7 759,8 Cách vẽ, xác định hệ toạ độ và các toạ độ như trong ví dụ trước Chỉ khác là biểu đồ thể hiện nhiều đại lượng nên phải đặt các kí hiệu và giải thích kí hiệu 6.3 BIỂU ĐỒ KẾT HỢP a Khi nào vẽ biểu đồ kết hợp 14 Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ kết hợp hoặc vẽ biểu đồ thể hiện 2 đối tượng khác nhau biến đổi theo cùng một số mốc thời gian Biểu đồ có 2 trục đứng b Cách vẽ biểu đồ kết hợp -Vì... theo dạng biểu đồ nhóm cột Cách vẽ: - Cách xác định hệ trục, vẽ các cột tương tự như cách vẽ biểu đồ sản lượng than - Chỉ khách là: + Vẽ 2 cột sát nhau, 1 cột thực hiện xuất khẩu, 1 cột biểu hiện nhập khẩu + Năm ghi ở giữa nhóm cột + Do thể hiện 2 đại lượng nên phải có kí hiệu và giải thích kí hiệu Cách 2: Vẽ dạng biểu đồ cột chồng - Cách vẽ, thể hiện các trục và các cột tương tự như cách vẽ biểu đồ... Long 471,1 Với đề bài này, ta có thể vẽ biểu đồ cột (đứng) hoặc biểu đồ thanh ngang 12 6.2 BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG (Đường biểu diễn, đồ thị) a Khi nào vẽ biểu đồ đường: - Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ Đường hay biểu đồ thể hiện sự phát triển tốc độ tăng trưởng qua các năm - Đề bài thường có cụ từ Tốc độ phát triển, Tốc độ tăng trưởng b Cách vẽ biểu đồ đường: - Biểu đồ đường được vẽ trên hệ trục toạ độ vuông góc... 36,1 41,0 46,2 31,9 29,4 22,9 29,0 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng và nêu nhận xét 30 C KẾT LUẬN Biểu đồ là một mảng kiến thức rất quan trọng trong việc dạy và học Địa lí ở nhà trường phổ thông Thông qua việc vẽ, nhận xét và giải thích qua biểu đồ học sinh có thể khai thác, củng cố tri thức và phát triển tư duy lôgíc, biết thiết... cột 6.4 BIỂU ĐỒ TRÒN 15 a Khi nào vẽ biểu đồ hình tròn Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ Tròn hay biểu đồ cần thể hiện cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong 1-3 mốc thời gian Biểu đồ tròn có thể vừa thể hiện quy mô, vừa thể hiện cơ cấu đối tượng Dấu hiệu nhận biết: Đề bài thường có từ “cơ cấu”, “tỉ lệ” b Cách vẽ biểu đồ hình tròn -Điểm xuất phát tính từ số 12 trên mặt đồng hồ, vẽ theo thứ tự đề bài và thuận... bằng sông Cửu Long giai đoạn 1995-2005 2 Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu trên Hướng dẫn giải: - Tính tỉ trọng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng (đơn vị %) - Vẽ biểu đồ miền, yêu cầu: vẽ chính xác, đầy đủ các yêu cầu của biểu đồ cơ cấu dạng biểu đồ miền: + Đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách năm, tỉ lệ % trong năm + Ghi năm và % trên trục tương ứng, tên biểu đồ + Có chú giải 7 Một số dạng bài... 2005 16,0 0,3 1,4 1,7 1,5 2,1 3,5 0,8 5,0 10,0 14,0 17,0 30,3 a Vẽ biểu đồ thể hiện số khách và doanh thu từ du lịch của nước ta b Nhận xét và giải thích từ biểu đồ đã vẽ Câu 5 Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta Đơn vị: % Nhóm hàng Hàng công nghiệp năng và khoáng sản Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp Hàng nông, lâm, thuỷ sản 1995 25,3 28,5... liệu 2 Nhận xét và giải thích Câu 3 Cho bảng số liệu sau đây Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm Địa điểm Hà Nội Huế TP.Hồ Chí Minh Lượng mưa (mm) 1676 2868 1931 Lượng bốc hơi (mm) 989 1000 1686 Cân bằng ẩm (mm) +687 +1868 +245 a Vẽ biểu đồ thể hiện so sánh lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm trên b Hãy so sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân ... lời nhận xét, phân tích biểu đồ - Trong loại biểu đồ cấu: số liệu quy thành tỉ lệ (%) Khi nhận xét phải dùng từ “tỉ trọng” cấu để so sánh nhận xét Ví dụ, nhận xét biểu đồ cấu để so sánh nhận xét. .. lựa chọn biểu đồ, xử lý số liệu, vẽ biểu đồ nhận xét nhiệm vụ quan trọng giáo viên Hy vọng chuyên đề Rèn luyện kĩ vẽ nhận xét biểu đồ” giúp học sinh giải dễ dàng tập liên quan đến biểu đồ Vì... kĩ vẽ biểu đồ (chính xác, đúng, đẹp ); kĩ nhận xét, phân tích biểu đồ; kĩ sử dụng dụng cụ vẽ kĩ thuật (máy tính cá nhân, bút, thước ) b Cách lựa chọn biểu đồ thích hợp Câu hỏi tập thực hành kĩ

Ngày đăng: 24/10/2015, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan