1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề môn địa lý kỹ NĂNG vẽ và NHẬN xét BIỂU đồ

12 821 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 220,5 KB

Nội dung

Chuyên đề: Kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ trong môn Địa lí Năm học 2013 - 2014 CHUYÊN ĐỀ: KỸ NĂNG VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ I. Khái quát chung: - Kỹ năng trong bộ môn Địa lí là phần không thể thiếu, nó giúp cho việc dạy học và kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả cao hơn. - Kỹ năng bao gồm có nhiều loại: kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu, kỹ năng Atlat Địa lí (bản đồ), kỹ năng tính toán và nhận xét. - Trong chuyên đề này chúng ta sẽ đề cập đến kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ, bảng số liệu trong bộ môn Địa lí. II. Vẽ và nhận xét biểu đồ trong các đề thi ĐH – CĐ môn Địa lí những năm gần đây: 1. Số điểm và loại biểu đồ trong những năm gần đây: - Năm học 2005 - 2006: 3,0 điểm, loại biểu đồ kết hợp cột chồng với đường biểu diễn. - Năm học 2006 - 2007: 3,0 điểm, loại biểu đồ tốc độ tăng trưởng (đường biểu diễn). - Năm học 2007 - 2008: 3,0 điểm, loại biểu đồ miền. - Năm học 2008 - 2009: 3,0 điểm, loại biểu đồ quy mô, cơ cấu (hình tròn). - Năm học 2009 - 2010: 3,0 điểm, loại biểu đồ miền. - Năm học 2010 - 2011: 3,0 điểm, loại biểu đồ kết hợp cột chồng với đường biểu diễn. - Năm học 2011 - 2012: 3,0 điểm, loại biểu đồ kết hợp cột chồng với đường biểu diễn. - Năm học 2012 - 2013: 3,0 điểm, loại biểu đồ quy mô, cơ cấu (hình tròn). 2. Qua phần thống kê trên chúng ta thấy: - Số điểm trong các đề thi đều là: 3,0 điểm. - Trong 08 năm trên có tới 03 năm là biểu đồ kết hợp cột chồng với đường biểu diễn, 02 năm biểu đồ miền, 01 năm biểu đồ đường biểu diễn và 02 năm biểu đồ hình tròn. - Trong 05 năm gần đây có tới 02 năm là biểu đồ kết hợp cột chồng với đường biểu diễn, 01 năm biểu đồ miền, 02 năm biểu đồ hình tròn. Giáo viên: Phan Quốc Chinh. Tổ Sử - Địa - NN. Trường THPT Yên Lạc 2 1 Chuyên đề: Kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ trong môn Địa lí Năm học 2013 - 2014 III. Một số hạn chế của học sinh: 1. Khi chọn biểu đồ: - Trước khi vẽ HS không đọc kĩ đề bài => chọn sai loại biểu đồ (không có điểm phần này) - Không chủ động trong việc học tập và làm bài nên khi làm bài hay tham khảo ý kiến của nhau (theo nhau) nên rất dễ làm sai. 2. Khi vẽ biểu đồ và nhận xét: - Khi vẽ song hay thiếu các nội dung trong biểu đồ như: số liệu, tên biểu đồ,… - Vẽ sai về tỷ lệ quá lớn. - Ít chú ý đến tính thẩm mỹ. - Khi nhận xét thường không bao quát hết bảng số liệu, biểu đồ, chỉ theo một hướng (thường để thiếu ý) IV. Nội dung cụ thể: 1. Khái quát chung: 1.1. Bảng số liệu: - Là những chỉ số thay đổi định lượng của các chỉ tiêu về TN, KT - XH ở một địa phương, một vùng, một nước,... trong thời gian nhất định. - Phân loại: có 2 loại + Bảng số liệu đơn giản: chỉ thể hiện một giá trị trong nhiều thời gian hoặc trong một năm với nhiều giá trị (hoặc nhiều địa phương). + Bảng số liệu phức tạp: thể hiện nhiều giá trị, nhiều địa phương diễn ra trong nhiều giai đoạn. => Sự phân chia thành 2 loại này chủ yếu phục vụ cho phần nhận xét để tránh tình trạng nhận xét thiếu ý. 1.2. Các nhóm biểu đồ và cách chọn biểu đồ: 1.2.1. Các nhóm biểu đồ: Phân chia ra các nhóm biểu đồ nhằm giúp HS có thể lựa chọn biểu đồ nhanh và đúng: - Nhóm biểu đồ cơ cấu: + Biểu đồ tròn (100% và 200%). + Biểu đồ miền. Giáo viên: Phan Quốc Chinh. Tổ Sử - Địa - NN. Trường THPT Yên Lạc 2 2 Chuyên đề: Kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ trong môn Địa lí Năm học 2013 - 2014 + Biểu đồ hình vuông. (*) + Biểu đồ tam giác. (*) - Nhóm biểu đồ tăng trưởng, phát triển: + Biểu đồ cột đơn. + Biểu đồ cột chồng. + Biểu đồ đường biểu diễn. + Biểu đồ kết hợp. + Biểu đồ điểm rơi. (*) - Nhóm biểu đồ so sánh: + Biểu đồ cột ghép. + Biểu đồ tròn 200%. + Biểu đồ đường biểu diễn. + Tháp dân số. + Biểu đồ ngang (gần giống tháp dân số). + Biểu đồ điểm. (*) Lưu ý: - (*) là loại biểu đồ ít gặp và ít ra trong các đề thi. - Có những loại biểu đồ có trong 2 nhóm, đây là loại biểu đồ thể hiện cả 2 nội dung. 1.2.2. Cách chọn loại, dạng biểu đồ nhanh - đúng: * Nguyên tắc chung: - Các loại biểu đồ rất phong phú và đa dạng, để chọn biểu đồ được nhanh và đúng trước tiên ta cần: - Mỗi loại biểu đồ lại có thể dùng để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, việc đầu tiên là phải hiểu đặc điểm của từng loại và dạng biểu đồ. - Đọc kĩ yêu cầu đề bài (vì đây là phần quan trọng nhất), sau đó xem xét bảng số liệu của đề bài (bảng số liệu là công cụ để hoàn thành phần yêu cầu). * Cụ thể: - Căn cứ vào đặc điểm của các loại và dạng biểu đồ thuộc từng nhóm đã biết (bằng cách ghi nhớ, thuộc). - Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề để xem yêu cầu là gì? nếu yêu cầu đã rõ ràng (VD: vẽ biểu đồ hình tròn, hình cột đơn,…), nếu yêu cầu của đề chưa rõ ràng như trên thì yêu cầu của đề thường được gắn liền với các nhóm biểu đồ đã nêu ở phần 1.2.1. (yêu cầu thường có cụm từ: tăng trưởng, biến động; Quy mô, cơ cấu; So sánh, so sánh cơ cấu hay tốc độ tăng trưởng),… - Căn cứ vào bảng số liệu đã cho, trong bảng số liệu đã thể hiện các giá trị, đơn vị tuyệt đối hay tương đối, thời gian là bao nhiêu năm, các số liệu cụ thể như thế nào,… Giáo viên: Phan Quốc Chinh. Tổ Sử - Địa - NN. Trường THPT Yên Lạc 2 3 Chuyên đề: Kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ trong môn Địa lí Năm học 2013 - 2014 Theo góc độ nào đó thì bảng số liệu chỉ được xem như là công cụ để hoàn thành yêu cầu của đề. Sự kết hợp đồng thời cả 3 căn cứ trên cho phép chúng ta xác định một cách nhanh chóng và chính xác. Việc ghi nhớ là quan trọng nhưng cái quan trọng hơn là vừa kết hợp vừa loại bỏ dần các loại, dạng biểu đồ không thích hợp để chọn loại, dạng biểu đồ đúng theo yêu cầu. Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau: Bảng thể hiện diện tích và sản lượng lương thực có hạt của nước ta 2000 - 2010 Năm 2000 2005 2007 2009 2010 Diện tích (nghìn ha) Trong đó Tổng Lúa Ngô 8396,5 7666,3 730,2 8381,8 7329,2 1052,6 8303,5 7207,4 1096,1 8526,4 7437,2 1089,2 8615,1 7489,4 1125,7 Sản lượng (nghìn tấn) 34538,9 39621,6 40247,4 43323,4 44632,2 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động về diện tích, sản lượng lương thực có hạt ở nước ta từ 2000 đến 2010. Ví dụ 2: Cho bảng số liệu sau: Bảng thể hiện diện tích và sản lượng lương thực có hạt của nước ta 2000 - 2010 Năm 2000 2005 2007 2009 2010 Diện tích (nghìn ha) Trong đó Tổng Lúa Ngô 8396,5 7666,3 730,2 8381,8 7329,2 1052,6 8303,5 7207,4 1096,1 8526,4 7437,2 1089,2 8615,1 7489,4 1125,7 Sản lượng (nghìn tấn) 34538,9 39621,6 40247,4 43323,4 44632,2 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng lương thực có hạt ở nước ta từ 2000 đến 2010. Ví dụ 1: Ta chọn loại biểu đồ kết hợp giữa cột chồng và đường biểu diễn là đúng nhất vì nó vừa thể hiện tổng diện tích, các loại cây trong tổng diện tích và sản lượng lương thực có hạt qua các năm. Vừa phù hợp với yêu cầu của đề bài và vừa phù hợp với bảng số liệu, các loại khác không thích hợp. Ví dụ 2: Ta chọn biểu đồ đường biểu diễn là thích hợp nhất vì loại biểu đồ này vừa thể hiện tốc độ tăng trưởng trong nhiều năm. Vừa phù hợp với yêu cầu của đề bài, vừa phù hợp với bảng số liệu. Giáo viên: Phan Quốc Chinh. Tổ Sử - Địa - NN. Trường THPT Yên Lạc 2 4 Chuyên đề: Kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ trong môn Địa lí Năm học 2013 - 2014 * Lưu ý: Qua 2 ví dụ so sánh ở trên ta thấy cùng một bảng số liệu nhưng yêu cầu là khác nhau nên ta phải căn cứ vào yêu cầu của đề bài, so sánh đặc điểm các loại, dạng biểu đồ; từ đó loại bỏ dần các loại không thích hợp để chọn loại, dạng biểu đồ đúng. 1.3. Nhận xét: - Nhận xét chung. - Nhận xét cụ thể: + Cao/thấp (Dẫn chứng số liệu cụ thể). + Tăng/giảm (Dẫn chứng số liệu cụ thể). => Kết luận. Lưu ý: - Tuỳ theo bảng số liệu đơn giản hay phức tạp để nhận xét có một, hai hay nhiều ý. - Để phục vụ cho phần nhận xét có một số cách tính toán sau: + Tính giai đoạn, số năm (Năm sau – Năm trước) + Tính cơ cấu (Thành phần muốn tính : Tổng số X 100) + Tính tốc độ tăng trưởng (Số liệu năm sau : Số liệu năm đầu) + Tính số lần (Số liệu năm muốn tính : Số liệu năm đầu) + Tính trung bình (Số tăng thêm : Số năm),… 2. Hướng dẫn cách vẽ và nhận xét từng loại biểu đồ. Ví dụ minh hoạ: * Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một giá trị (hoặc động thái phát triển của 2 - 3 giá trị); So sánh tương quan về độ lớn của 1 giá trị (hoặc 2 - 3 giá trị); Thể hiện quy mô và cơ cấu thành phần trong 1 tổng thể. Các loại biểu đồ rất phong phú và đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể dùng để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau. * Tuy vậy, bất kỳ một biểu đồ nào sau khi vẽ xong cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: + Tính khoa học (chính xác). + Tính trực quan (đúng, đầy đủ). + Tính thẩm mỹ (rõ ràng, đẹp). * Đối với mỗi loại và dạng biểu đồ, quá trình thực hành chọn vẽ khác nhau, do vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm chắc các thao tác và nguyên tắc vẽ của từng loại, dạng biểu đồ. 2.1. Biểu đồ cột: Giáo viên: Phan Quốc Chinh. Tổ Sử - Địa - NN. Trường THPT Yên Lạc 2 5 Chuyên đề: Kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ trong môn Địa lí Năm học 2013 - 2014 a. Biểu đồ cột đơn: Thể hiện 1 giá trị trong nhiều năm, hoặc một năm của nhiều giá trị (nhiều địa phương). Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, trục tung thường chia theo tỷ lệ tăng dần đều, trục hoành chia đúng tỉ lệ năm (nếu là loại biểu đồ nhiều năm), vẽ thường ở giá trị tuyệt đối. VD: Dựa vào bảng số liệu: Bảng thể hiện sản lượng lương thực có hạt của nước ta 2000 - 2010 (đơn vị: nghìn tấn) Năm Sản lượng 2000 34538,9 2005 39621,6 2007 40247,4 2009 43323,4 2010 44632,2 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng lương thực có hạt ở nước ta từ 2000 đến 2010. b. Biểu đồ cột nhóm (cột ghép): Thể hiện từ 2 giá trị trở lên của một số năm hoặc một số vùng. Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, trục tung thường chia theo tỷ lệ tăng dần đều, trục hoành chia đúng tỉ lệ năm (nếu là năm) còn là vùng lãnh thổ chia đều nhau để đảm bảo tính thẩm mỹ, vẽ thường là giá trị tuyệt đối, gộp từ 2 giá trị (2 vùng lãnh thổ) trở lên trong một năm lại làm một nhóm, (năm thứ nhất nhóm thứ nhất, năm thứ hai - nhóm thứ hai,…). VD: Dựa vào bảng số liệu: Bảng thể hiện diện tích lúa và ngô của nước ta 2000 - 2010 (đơn vị: nghìn ha) Năm Diện tích lúa Diện tích ngô 2000 7666,3 730,2 2005 7329,2 1052,6 2007 7207,4 1096,1 2009 7437,2 43323,4 2010 7489,4 44632,2 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất so sánh diện tích lúa và diện tích ngô ở nước ta từ 2000 đến 2010. c. Biểu đồ cột chồng: Thường thể hiện giá trị tuyệt đối, thể hiện tổng số và các thành phần trong một tổng thể và so sánh tổng thể đó qua nhiều năm. Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, trục tung thường chia theo tỷ lệ tăng dần đều, trục hoành chia đúng tỉ lệ năm (nếu là loại biểu đồ nhiều năm). VD: Dựa vào bảng số liệu: Bảng thể hiện tổng diện tích, diện tích lúa và ngô của nước ta 2000 - 2010 (đơn vị: nghìn ha) Năm Tổng diện tích Diện tích lúa Diện tích ngô 2000 8396,5 7666,3 730,2 2005 8381,8 7329,2 1052,6 2007 8303,5 7207,4 1096,1 2009 8526,4 7437,2 43323,4 Giáo viên: Phan Quốc Chinh. Tổ Sử - Địa - NN. Trường THPT Yên Lạc 2 2010 8615,1 7489,4 44632,2 6 Chuyên đề: Kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ trong môn Địa lí Năm học 2013 - 2014 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng lương thực có hạt ở nước ta từ 2000 đến 2010. Lưu ý: Các biểu đồ có hệ trục toạ độ cách chia tỷ lệ của trục tung với trục hoành cơ bản là giống nhau, trục tung thường chia theo tỷ lệ tăng dần đều, trục hoành chia đúng tỉ lệ năm, năm đầu thường cách gốc toạ độ khoảng 0,5 đến 1cm (nếu là loại biểu đồ nhiều năm). Khi vẽ song cần ghi đủ các nội dung lên biểu đồ như: số liệu, năm, đơn vị, tên biểu đồ, ghi chú (nếu có) 2.2. Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): Thường được sử dụng để thể hiện một tiến trình, động thái phát triển (tăng giảm, biến thiên) thường của 2 giá trị trở lên qua thời gian. a. Biểu đồ thể hiện giá trị tuyệt đối: Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, trục tung thường chia theo tỷ lệ tăng dần đều, trục hoành chia đúng tỉ lệ năm, năm đầu có thể chia trùng với gốc toạ độ, vẽ thường là có 1 đơn vị tuyệt đối. VD: Dựa vào bảng số liệu: Bảng thể hiện diện tích lúa và ngô của nước ta giai đoạn 2000 - 2010 (đơn vị: nghìn ha) Năm Diện tích lúa Diện tích ngô 2000 7666,3 730,2 2005 7329,2 1052,6 2007 7207,4 1096,1 2009 7437,2 43323,4 2010 7489,4 44632,2 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự gia tăng về diện tích lúa và ngô ở nước ta từ 2000 đến 2010. b. Biểu đồ thể hiện giá trị tương đối: Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, trục tung thường chia theo tỷ lệ tăng dần đều, trục hoành chia đúng tỉ lệ năm, năm đầu có thể chia trùng với gốc toạ độ, vẽ thường là giá trị có đơn vị tương đối (tính tốc độ tăng trưởng %). VD: Cho bảng số liệu sau: Bảng thể hiện diện tích và sản lượng lương thực có hạt của nước ta 2000 - 2010 Năm 2000 2005 2007 Diện tích (nghìn ha) Trong đó Tổng Lúa Ngô 8396,5 7666,3 730,2 8381,8 7329,2 1052,6 8303,5 7207,4 1096,1 Giáo viên: Phan Quốc Chinh. Tổ Sử - Địa - NN. Trường THPT Yên Lạc 2 Sản lượng (nghìn tấn) 34538,9 39621,6 40247,4 7 Chuyên đề: Kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ trong môn Địa lí 2009 2010 8526,4 8615,1 7437,2 7489,4 Năm học 2013 - 2014 1089,2 1125,7 43323,4 44632,2 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng lương thực có hạt ở nước ta từ 2000 đến 2010. - Tính tốc độ tăng trưởng: năm đầu = 100, năm sau : năm đầu x 100. - Vẽ theo tóc độ tăng trưởng đã tính. 2.3. Biểu đồ hình tròn: Thường dùng để thể hiện quy mô và cơ cấu thành phần của một tổng thể trong ít năm. Chỉ vẽ được ở giá trị tương đối (%). a. Biểu đồ thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể trong 1 năm hoặc một vùng lảnh thổ. Xử lí số liệu và chuyển sang số liệu đơn vị % (nếu đơn vị là tuyệt đối), vẽ 1 hình tròn cho năm đó. b. Biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu thành phần tổng thể của 2 năm hoặc 2 vùng lãnh thổ (thường tối đa là 3 năm, hoặc 3 vùng lãnh thổ): Xử lí số liệu và chuyển sang số liệu đơn vị %, vẽ 2 hình tròn cho 2 năm, 3 hình tròn cho 3 năm, (chú ý đặt 2, (3) hình tròn thường ngang nhau. Xác định bán kính (r) của 2, (3) năm hoặc vùng lãnh thổ đó (nếu giá trị tuyệt đối). Công thức: Coi r tổng nhỏ nhất = 1 đơn vị bán kính. Ta có: r tổng muốn tính = tổng muốn tính tổng nhỏ nhất - Mở khẩu độ com-pa chọn (r) bán kính để xác định tỉ lệ của hình tròn sao cho tương ứng với tỉ lệ của tờ giấy vẽ, sau đó kẻ đường bán kính qui định ở tia 12 giờ - trên mặt đồng hồ giây. - Căn cứ vào số liệu đã được chuyển đổi, xử lí (số liệu thô sang số tương đối, sau đó lần lượt vẽ: giá trị nào đứng trước vẽ trước, giá trị nào đứng sau vẽ sau (vẽ lần lượt theo chiều quay của kim đồng hồ) VD: Cho bảng số liệu sau: Bảng giá trị tổng sản phẩm của các khu vực kinh tế của nước ta từ 2000 - 2010 (đơn vị: tỉ đồng) Năm Khu vực kinh tế Khu vực I Khu vực II Khu vực III 2000 2010 108356 162220 171070 407647 824904 748363 Giáo viên: Phan Quốc Chinh. Tổ Sử - Địa - NN. Trường THPT Yên Lạc 2 8 Chuyên đề: Kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ trong môn Địa lí Năm học 2013 - 2014 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu của các khu vực kinh tế từ 2000 đến 2010. 2.4. Biểu đồ miền: Thường được sử dụng để thể hiện cả cơ cấu (động thái phát triển - miền tuyệt đối) của một tổng thể qua thời gian, đây là loại biểu đồ cơ cấu nhiều năm. - Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, trục tung thường chia theo tỷ lệ tăng dần đều từ 0 đến 100 với 100%, trục hoành chia đúng tỉ lệ năm, năm đầu chia trùng với gốc toạ độ, chia song kẻ 2 đường ở 2 điểm cuối ở mỗi trục tạo thành 1 hình chữ nhật nằm ngang, xác định tỉ lệ tương ứng với tỉ lệ của tờ giấy vẽ. - Căn cứ vào số liệu % đã cho hoặc số liệu đã chuyển đổi từ số liệu tuyệt đối sang số liệu %, lần lượt vẽ giá trị thứ nhất ở dưới, vẽ giá trị thứ 2 ở trên giá trị thứ nhất, cứ như vậy đến giá trị cuối cùng còn lại ở phần trên cùng của biểu đồ. VD: Cho bảng số liệu sau: Bảng giá trị tổng sản phẩm của các khu vực kinh tế của nước ta từ 1990 - 2010 (đơn vị: tỉ đồng) Năm Khu vực KT Khu vực I Khu vực II Khu vực III 1990 2000 2005 2010 16252 9513 16190 108356 162220 171070 175894 348518 314758 407647 824904 748363 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu của các khu vực kinh tế từ 1990 đến 2010. 2.5. Biểu đồ kết hợp (cột và đường biểu diễn): Cách vẽ giống như biểu đồ cột và đường biểu diễn, thường có 2 đơn vị thể hiện bằng 2 trục tung ở 2 bên của trục hoành. VD 1: Kết hợp giữa cột đơn với đường. Dựa vào bảng số liệu: Bảng thể hiện diện tích, sản lượng lương thực có hạt của nước ta 2000 - 2010 Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 2000 2005 2007 2009 2010 8396,5 8381,8 8303,5 8526,4 8615,1 34538,9 39621,6 40247,4 43323,4 44632,2 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích, sản lượng lương thực có hạt ở nước ta từ 2000 đến 2010. Giáo viên: Phan Quốc Chinh. Tổ Sử - Địa - NN. Trường THPT Yên Lạc 2 9 Chuyên đề: Kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ trong môn Địa lí Năm học 2013 - 2014 VD 2: Kết hợp giữa cột chồng với đường. Cho bảng số liệu sau: Bảng thể hiện diện tích và sản lượng lương thực có hạt của nước ta 2000 - 2010 Năm 2000 2005 2007 2009 2010 Diện tích (nghìn ha) Trong đó Tổng Lúa Ngô 8396,5 7666,3 730,2 8381,8 7329,2 1052,6 8303,5 7207,4 1096,1 8526,4 7437,2 1089,2 8615,1 7489,4 1125,7 Sản lượng (nghìn tấn) 34538,9 39621,6 40247,4 43323,4 44632,2 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích, diện tích lúa, ngô, sản lượng lương thực có hạt ở nước ta từ 2000 đến 2010. VD 3: Kết hợp giữa cột ghép với đường. Cho bảng số liệu sau: Bảng thể hiện diện tích và sản lượng lương thực có hạt của nước ta 2000 - 2010 Năm 2000 2005 2007 2009 2010 Diện tích lúa (nghìn ha) 7666,3 7329,2 7207,4 7437,2 7489,4 Diện tích ngô (nghìn ha) 730,2 1052,6 1096,1 1089,2 1125,7 Sản lượng (nghìn tấn) 34538,9 39621,6 40247,4 43323,4 44632,2 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích lúa, ngô, sản lượng lương thực có hạt ở nước ta từ 2000 đến 2010. 2.6. Các loại biểu đồ khác: Biểu đồ tháp dân số, điểm rơi, thang ngang, tam giác cân,… 2.7. Hoàn thiện một biểu đồ: * Sau khi vẽ song một biểu đồ cần: - Ghi tên biểu đồ. - Chú giải cho biểu đồ. - Ghi đủ các nội dung cần thiết trong biểu đồ. Tên của biểu đồ thường nằm trên hoặc dưới biểu đồ, cần có nội dung của biểu đồ và địa điểm (phạm vi không gian) và thời gian. Lưu ý cần ghi ngắn gọn đầy đủ và chính xác, chính giữa biểu đồ. Ví dụ: Giáo viên: Phan Quốc Chinh. Tổ Sử - Địa - NN. Trường THPT Yên Lạc 2 10 Chuyên đề: Kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ trong môn Địa lí Năm học 2013 - 2014 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ CỦA VIỆT NAM TỪ 1990 ĐẾN 2010 - Gia tăng dân số: là nội dung thể hiện của biểu đồ. - Việt Nam: là địa điểm (phạm vi không gian). - 1930 - 1998: là thời gian. * Các nội dung cần ghi đối với các loại biểu đồ như sau: - Đối với biểu đồ đồ thị: trên trục tung ghi giá trị (số dân, sản lượng lúa, bình quân sản lượng lúa, diện tích,…) đơn vị tính (triệu người, triệu tấn, kg/người, nghìn ha,…). Trên trục hoành ghi năm, với đầy đủ các năm (có chia khoảng cách năm). Trên đường đồ thị, ứng với các năm, ghi các trị số của giá trị (có thể là số % hoặc là số tuyệt đối tuỳ theo số liệuỉtong đề). - Đối với biểu đồ cột, trên trục tung và trục hoành ghi tương tự như đối với biểu đồ đồ thị; trên đầu mỗi cột ghi số liệu của giá trị, số liệu trong cột nếu là cột chồng. - Đối với biểu đồ hình tròn, trong mỗi diện tích hình rẽ quạt, ghi số liệu cho từng phần theo và đơn vị %; ví dụ: 56%, 32% , 27%,… ghi năm (vùng lãnh thổ) xuống dưới hình tròn. - Đối với biểu đồ kết hợp, ta làm tương tự như đối với biểu đồ đồ thị và biểu đồ cột. - Đối với biểu đồ miền, trên trục tung và trục hoành ghi tương tự như biểu đồ đồ thị, trong mỗi miền ghi số liệu và đơn vị và giữa các miền cho tất cả các giá trị. * Phần chú giải cho biểu đồ, yêu cầu thực hiện như sau: - Phần ghi chú cố gắng theo phần vẽ của biểu đồ. - Các kí hiệu cần sử dụng rõ ràng khác biệt nhau, các kí hiệu ở bảng chú giải phải tương ứng với kí hiệu thể hiện trong biểu đồ. V. Kết luận: - Qua chuyên đề ta thấy kĩ năng biểu đồ là một phần rất quan trọng trong chương trình Địa lí nên tôi đã đưa ra những ý kiến của mình để mọi người tham khảo thêm nhằm hướng dẫn học sinh hình thành đúng đắn kĩ năng hoàn thiện biểu đồ giúp việc học tập của các em đạt kết quả cao hơn. Từ đó tôi có thể củng cố thêm phương pháp kĩ năng, kinh nghiệm trong việc dạy học bộ môn Địa lí. - Tôi mong muốn cũng có nhiều giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề này để có thêm phưng pháp kĩ năng, kinh nghiệm giúp việc dạy học môn Địa lí đạt kết quả cao hơn vì đây là phần không dễ đối với nhiều học sinh trong việc học tập cũng như thi cử. Giáo viên: Phan Quốc Chinh. Tổ Sử - Địa - NN. Trường THPT Yên Lạc 2 11 Chuyên đề: Kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ trong môn Địa lí Năm học 2013 - 2014 - Tìm hiểu phần này là điều tâm huyết của tôi trong thời gian vừa qua với mục đích trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm để việc dạy học đối với bộ môn Địa lí nói chung và phần kĩ năng hoàn thiện biểu đồ nói riêng đạt kết quả cao hơn, học sinh khi học dễ hiểu, dễ nhớ để tự mình có thể hoàn thành bất kì phần kĩ năng biểu đồ nào. - Trên đây là những ý kiến của bản thân tôi, mong muốn được các thầy cô giáo đóng góp thêm kinh nghiệm để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Xinh trân trọng cảm ơn ! Yên Lạc, tháng 03 năm 2014 GIÁO VIÊN BỘ MÔN ĐỊA LÍ Phan Quốc Chinh Giáo viên: Phan Quốc Chinh. Tổ Sử - Địa - NN. Trường THPT Yên Lạc 2 12 [...].. .Chuyên đề: Kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ trong môn Địa lí Năm học 2013 - 2014 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ CỦA VIỆT NAM TỪ 1990 ĐẾN 2010 - Gia tăng dân số: là nội dung thể hiện của biểu đồ - Việt Nam: là địa điểm (phạm vi không gian) - 1930 - 1998: là thời gian * Các nội dung cần ghi đối với các loại biểu đồ như sau: - Đối với biểu đồ đồ thị: trên trục tung ghi giá... xuống dưới hình tròn - Đối với biểu đồ kết hợp, ta làm tương tự như đối với biểu đồ đồ thị và biểu đồ cột - Đối với biểu đồ miền, trên trục tung và trục hoành ghi tương tự như biểu đồ đồ thị, trong mỗi miền ghi số liệu và đơn vị và giữa các miền cho tất cả các giá trị * Phần chú giải cho biểu đồ, yêu cầu thực hiện như sau: - Phần ghi chú cố gắng theo phần vẽ của biểu đồ - Các kí hiệu cần sử dụng rõ... cũng có nhiều giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề này để có thêm phưng pháp kĩ năng, kinh nghiệm giúp việc dạy học môn Địa lí đạt kết quả cao hơn vì đây là phần không dễ đối với nhiều học sinh trong việc học tập cũng như thi cử Giáo viên: Phan Quốc Chinh Tổ Sử - Địa - NN Trường THPT Yên Lạc 2 11 Chuyên đề: Kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ trong môn Địa lí Năm học 2013 - 2014 - Tìm hiểu phần này là... trong biểu đồ V Kết luận: - Qua chuyên đề ta thấy kĩ năng biểu đồ là một phần rất quan trọng trong chương trình Địa lí nên tôi đã đưa ra những ý kiến của mình để mọi người tham khảo thêm nhằm hướng dẫn học sinh hình thành đúng đắn kĩ năng hoàn thiện biểu đồ giúp việc học tập của các em đạt kết quả cao hơn Từ đó tôi có thể củng cố thêm phương pháp kĩ năng, kinh nghiệm trong việc dạy học bộ môn Địa lí... đích trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm để việc dạy học đối với bộ môn Địa lí nói chung và phần kĩ năng hoàn thiện biểu đồ nói riêng đạt kết quả cao hơn, học sinh khi học dễ hiểu, dễ nhớ để tự mình có thể hoàn thành bất kì phần kĩ năng biểu đồ nào - Trên đây là những ý kiến của bản thân tôi, mong muốn được các thầy cô giáo đóng góp thêm kinh nghiệm để chuyên đề được hoàn thiện hơn Xinh trân... Trên đường đồ thị, ứng với các năm, ghi các trị số của giá trị (có thể là số % hoặc là số tuyệt đối tuỳ theo số liệuỉtong đề) - Đối với biểu đồ cột, trên trục tung và trục hoành ghi tương tự như đối với biểu đồ đồ thị; trên đầu mỗi cột ghi số liệu của giá trị, số liệu trong cột nếu là cột chồng - Đối với biểu đồ hình tròn, trong mỗi diện tích hình rẽ quạt, ghi số liệu cho từng phần theo và đơn vị %;... bản thân tôi, mong muốn được các thầy cô giáo đóng góp thêm kinh nghiệm để chuyên đề được hoàn thiện hơn Xinh trân trọng cảm ơn ! Yên Lạc, tháng 03 năm 2014 GIÁO VIÊN BỘ MÔN ĐỊA LÍ Phan Quốc Chinh Giáo viên: Phan Quốc Chinh Tổ Sử - Địa - NN Trường THPT Yên Lạc 2 12 ... + Biểu đồ cột đơn + Biểu đồ cột chồng + Biểu đồ đường biểu diễn + Biểu đồ kết hợp + Biểu đồ điểm rơi (*) - Nhóm biểu đồ so sánh: + Biểu đồ cột ghép + Biểu đồ tròn 200% + Biểu đồ đường biểu diễn... Hoàn thiện biểu đồ: * Sau vẽ song biểu đồ cần: - Ghi tên biểu đồ - Chú giải cho biểu đồ - Ghi đủ nội dung cần thiết biểu đồ Tên biểu đồ thường nằm biểu đồ, cần có nội dung biểu đồ địa điểm (phạm... - Địa - NN Trường THPT Yên Lạc 2 Chuyên đề: Kĩ vẽ nhận xét biểu đồ môn Địa lí Năm học 2013 - 2014 + Biểu đồ hình vuông (*) + Biểu đồ tam giác (*) - Nhóm biểu đồ tăng trưởng, phát triển: + Biểu

Ngày đăng: 23/10/2015, 21:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w