1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

DẠY học THEO CHỦ đề PHÁT HUY TƯDUY SÁNG tạo NGHỆTHUẬT của HS

16 218 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 775,61 KB

Nội dung

3. Chủ đề 3: PHÁT HUY TƯ DUY SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA HS (6 tiết) A. Mục tiêu Học xong chủ đề này, HS có khả năng: - Phân biệt các hình thức biểu hiện nghệ thuật và kết nối mối quan hệ giữa chúng - Thể hiện được ý tưởng nghệ thuật bằng nhiều cách khác nhau theo khả năng, ý thích. Tạo được ấn tượng riêng. - Chủ động sáng tạo nghệ thuật trong các tình huống thực tiễn. Quan tâm, hứng thú tới các hoạt động sáng tạo nghệ thuật. B. Nội dung chính của chủ đề - Cảm thụ tác phẩm - Đặt lời mới cho bài hát có giai điệu yêu thích - Sáng tác âm hình tiết tấu và giai điệu âm nhạc - Sáng tạo các nhạc cụ đơn giản - Sáng tạo động tác nhảy múa, dàn dựng bài hát và trình diễn theo phong cách riêng - Đóng kịch dựa theo cốt chuyện âm nhạc - Phổ nhạc cho một đoạn thơ... - Sáng tác tranh, tượng - Sắp đặt bố cục, triển lãm trưng bày sản phẩm - Trang trí ứng dụng trong nhà trường và cộng đồng - Vẽ theo nhạc, minh họa cốt chuyện hoặc bộ phim… - Sử dụng các chất liệu, vật liệu khác nhau trong sáng tác nghệ thuật, 3D - Đọc và cảm thụ các văn bản văn học, thơ, kịch…dân gian và hiện đại - Bình luận văn bản văn học nghệ thuật - Đóng kịch các trích đoạn văn học… C. Chuẩn bị Tài liệu học tập: - SGK, SGV môn Mĩ thuật, Âm nhạc, Lịch sử, Ngữ văn, CT hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp THCS - Băng đĩa hình về các bài hát thiếu nhi Việt Nam - Băng đĩa hình về một số vở kịch của thiếu nhi - Tư liệu, phiên bản tranh… của các họa sĩ - Tuyển tập thơ, chuyện tranh thiếu nhi… 1 - Nhạc cụ - Họa phẩm (giấy, màu, bút vẽ, dây thép, hồ nước, đất nặn… ) - Bối cảnh, không gian sân khấu, phục trang… D. Gợi ý hình thức tổ chức dạy học/phương pháp/kĩ thuật - Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: dạy học theo dự án, trải nghiệm, đóng vai, thuyết trình, học nhóm, cá nhân,.. - Tổ chức các hình thức Trại hè, Câu lạc bộ, Cuộc thi, Hội thi (âm nhạc, vẽ tranh, múa hát), Trình diễn, Triển lãm, Tham quan dã ngoại, các hoạt động giao lưu… khơi dạy tiềm năng nghệ thuật và tạo cơ hội cho HS thể hiện sáng tạo - Thời gian thực hiện chủ đề: + Có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần + Nên tổ chức chủ đề gần với thời gian kỉ niệm các ngày truyền thống trong năm học, tạo điều kiện cho HS trình diễn những sáng tạo nghệ thuật - GV có thể tổ chức cho HS thể hiện 1 hoặc 2 thể loại nghệ thuật. Không nhất thiết tổ chức 4 nhóm cho 4 loại hình nghệ thuật như đã hướng dẫn trong bài minh họa. Tùy từng nội dung, dự kiến thời lượng cho phù hợp. VD: + Nội dung trình diễn, đóng kịch, trưng bày triển lãm… cần thời gian chuẩn bị khoảng 1 tuần. + Nội dung hát múa, vẽ tranh (cá nhân) thời lượng khoảng từ 2 đến 3 tiết + Tổ chức các cuộc thi (dịp hè) có thể kéo dài theo tháng - GV thực hiện chủ đề, cần có sự trao đổi với đồng nghiệp các môn: Âm nhạc, Mĩ thuật, Ngữ văn, HĐGDNGLL - GV có thể tập hợp HS có cùng sở thích vào cùng một nhóm. VD: + Nhóm 1: HS yêu thích mĩ thuật + Nhóm 2: HS yêu thích âm nhạc + Nhóm 3: HS yêu thích kịch + Nhóm 4: HS yêu thích thơ ca, kể chuyện… - Trường hợp HS không có biểu hiện rõ rệt với các loại hình nghệ thuật trên, GV có thể phân công HS về các nhóm, tạo sự cân đối về số lượng thành viên trong mỗi nhóm (cần lưu ý đến sự đồng đều giữa các nhóm thực hiện các hình thức nghệ thuật khác nhau). - GV: Quan sát, gợi ý và hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoạt động E. Gợi ý các hoạt động dạy học 2 Gợi ý về nội dung và hoạt động có thể sử dụng: I. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1. Tìm hiểu tư liệu GV yêu cầu các nhóm thực hiện (nghe hát/ xem tác phẩm nghệ thuật/ đọc văn bản) tìm hiểu tư liệu theo loại hình nghệ thuật tự chọn (âm nhạc/ mĩ thuật/ văn học) theo nội dung: - Tác phẩm, tác giả - Ý tưởng, nội dung và hình thức thể hiện của tác phẩm - Phong cách biểu đạt nghệ thuật - Đặc điểm riêng biệt của tác phẩm (ca từ, giai điệu, âm thanh/màu sắc, bố cục hình ảnh, chất liệu/hình tượng nhân vật, bối cảnh hình ảnh…) GV yêu cầu HS: - Chia sẻ kết quả hoạt động của nhóm với GV - Lắng nghe thông tin bổ sung từ GV Hoạt động 2. Tìm chọn nội dung, xây dựng ý tưởng nghệ thuật Hoạt động nhóm Nhóm 1: Mĩ thuật (vẽ, nặn, xé dán tạo hình 3D, bao gồm HS yêu thích mĩ thuật). GV yêu cầu HS: - Xác định nhu cầu: minh họa cho nội dung bài hát/ văn bản văn học/ chủ đề yêu cầu hoặc vẽ tự do? - Tìm hiểu nội dung chủ đề - Tìm hiểu hình ảnh chính liên quan có tới chủ đề có trong bài hát/ văn bản văn học/ chủ đề yêu cầu… VD: con người, các hoạt động cụ thể: lao động, học tập, vui chơi; cảnh vật, bối cảnh xung quanh, tình huống; không gian, thời gian… - Xây dựng ý tưởng vẽ tranh: chọn hình tượng nào là chính, thể hiện chủ đề? - Trình bày kết quả thảo luận của nhóm với GV - Lắng nghe thông tin bổ sung từ GV Lưu ý HS: Khi vẽ tranh để diễn tả cảm nhận hoặc minh họa cho bài hát, cần lắng nghe bài hát đó để cảm nhận về nội dung và tính chất âm nhạc. Nhóm 2: Âm nhạc (tập hát và biểu diễn, bao gồm HS yêu thích âm nhạc). GV yêu cầu HS: - Xác định nhu cầu: trình diễn hoặc phổ nhạc cho bài thơ? 3 - Tìm hiểu và lựa chọn nội dung bài hát (cho trình diễn) hoặc tứ thơ yêu thích (cho phần phổ nhạc) - Hình dung mức độ biểu đạt về: * Tình cảm, động tác múa, dàn dựng… như thế nào cho phù hợp khi trình diễn bài hát? * Nhịp điệu, giai điệu, tiết tấu… sao cho phù hợp với bài thơ phổ nhạc? - Trình bày kết quả thảo luận của nhóm với GV - Lắng nghe thông tin bổ sung từ GV Nhóm 3: Tập đóng kịch (bao gồm HS yêu thích kịch). GV yêu cầu HS: - Tìm hiểu và thống nhất lựa chọn nội dung kịch bản (văn bản chuyển thể kịch). Lưu ý HS chọn kịch bản không quá khó, phức tạp hoặc có bối cảnh rộng. Cần lựa chọn kịch bản có nội dung đơn giản, bối cảnh gần gũi, dễ thể hiện. - Thảo luận về các tình huống chính trong kịch bản: nhân vật, bối cảnh, thời gian, không gian, địa điểm… - Hình dung các nhân vật, bối cảnh cụ thể - Trình bày kết quả thảo luận của nhóm với GV - Lắng nghe thông tin bổ sung từ GV Nhóm 4: Ngâm thơ, kể chuyện (bao gồm HS yêu thích thơ ca, kể chuyện). GV yêu cầu HS: - Xác định nhu cầu mong muốn: kể chuyện hoặc ngâm thơ? - Chia sẻ trong nhóm về nội dung chuyện kể/ bài thơ yêu thích - Thành viên trong nhóm góp ý hỗ trợ cho cá nhân/nhóm về sự lựa chọn - Trình bày kết quả thảo luận của nhóm với GV - Lắng nghe thông tin bổ sung từ GV - Đại diện nhóm 1, 2 , 3 và 4 trình bày kết quả thảo luận nhóm trước lớp - Nhóm, cá nhân khác bổ sung ý kiến. GV tóm tắt kết quả làm việc và bổ sung ý kiến. Khuyến khích các nhóm tập hợp ý kiến bổ sung để hoàn thiện nội dung ý tưởng Hoạt động 3. Tìm hiểu cách thể hiện ý tưởng GV cần gợi ý HS về cách thức thực hiện ý tưởng nghệ thuật sao cho phù hợp với loại hình nghệ thuật đã chọn. Cụ thể: Nhóm 1: Mĩ thuật 4 GV yêu cầu HS nhắc lại cách tiến hành bài vẽ (tìm hình, sắp đặt bố cục, vẽ hình, vẽ màu…) GV yêu cầu nhóm thảo luận: - Thực hiện sản phẩm theo nhóm hoặc cá nhân? - Hình thức thể hiện: vẽ tranh, xé dán, nặn hay tạo hình 3D…? - Lựa chọn chất liệu nào cho tạo hình (bột màu, sơn dầu, bút sáp, bút dạ, đất nặn, giấy màu, dây thép…)? GV yêu cầu nhóm thống nhất các nội dung nêu trên Nhóm 2: Âm nhạc * Tập hát và biểu diễn GV gợi ý HS tìm hiểu một số cách thức dàn dựng bài hát: - Hình thức trình bày (đơn ca, song ca, tốp ca) - Lựa chọn cách hát (hát nối tiếp, đối đáp, hát có lĩnh xướng, hát bè, hát đuổi…) - Lựa chọn cách gõ đệm và sáng tạo động tác nhảy múa cho bài hát. Ngoài ra có thể sáng tạo trong cách mở đầu và kết thúc bài hát... - Sáng tạo động tác nhảy múa và dàn dựng bài hát - Sáng tạo động tác nhảy múa cho một bài hát đã học, chú ý đến nội dung và tính chất âm nhạc của bài hát. GV yêu cầu nhóm: - Thảo luận nội dung nêu trên - Chia sẻ thông tin với GV - Lắng nghe ý kiến bổ sung của GV * Phổ nhạc cho thơ GV yêu cầu HS đọc những câu thơ theo nhịp điệu hoặc thử hát chúng lên. VD: Sân nhà em sáng quá / Nhờ ánh trăng sáng ngời / Trăng tròn như cái đĩa / Lơ lửng mà không rơi / Những hôm nào trăng khuyết / Trông giống con thuyền trôi /Em đi trăng theo bước / Như muốn cùng đi chơi - Yêu cầu HS nhận biết nhịp của bài thơ, xác định nhịp điệu (nào) của âm nhạc phù hợp với bài thơ? - Hát thử nhịp điệu đã chọn với lời của bài thơ GV yêu cầu nhóm: - Hát thử và chia sẻ ý kiến trong nhóm 5 - Trao đổi thông tin với GV - Lắng nghe ý kiến bổ sung của GV Nhóm 3: Tập diễn kịch GV hướng dẫn HS thực hiện các nội dung sau: - Xác định nội dung trích đoạn - Hình dung nhân vật, phân vai - Hình dung bối cảnh (địa điểm, thời gian, không gian, cảnh vật) - Tập đọc lời thoại - Thử diễn xuất GV yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu trên và góp ý kiến để nhóm hình dung cách thức thể hiện hoạt cảnh Nhóm 4: Ngâm thơ, kể chuyện GV yêu cầu HS: - Đọc nội dung thơ/chuyện - Xác định sắc thái giọng đọc, biểu đạt cảm xúc cho phù hợp với nội dung thơ/chuyện - Tìm hiểu phong cách (động tác, nét mặt, dáng vẻ) cho phù hợp với nội dung thơ/ chuyện Kết luận - Mỗi loại hình nghệ thuật có nhiều cách thể hiện khác nhau. Cùng một nội dung chủ đề, nhưng ý tưởng và phong cách thể hiện khác nhau, sẽ tạo nên những cảm nhận khác nhau. - Ý tưởng nghệ thuật là cụ thể hóa nội dung chủ đề nghệ thuật, người xem có cảm nhận cái đẹp của nghệ thuật hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào ý tưởng và khả năng biểu đạt ý tưởng. Vì vậy, sáng tạo ý tưởng là cần thiết đối với người tham gia nghệ thuật. - Những tác phẩm nghệ thuật được ưu chuộng, luôn là sự kết hợp hài hòa giữa ý tưởng với hình thức thể hiện. Hình thức thể hiện sáng tạo, phù hợp với ý tưởng sẽ tạo điều kiện cho người xem cảm nhận sâu sắc về tác phẩm. - Thể hiện ý tưởng nghệ thuật bằng cảm xúc chân thực và sự say mê, sẽ mang lại thành công nhất định cho người tham gia nghệ thuật. 6 II. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH (Vẽ tranh; Trình diễn âm nhạc; Đóng kịch; Ngâm thơ, kể chuyện) Hoạt động 1. Thể hiện ý tưởng nghệ thuật Nhóm 1. Mĩ thuật GV yêu cầu các nhóm phân chia công việc cho các thành viên, thực hiện: - Phác thảo bố cục - Vẽ hình ảnh thể hiện nội dung ý tưởng - Sử dụng các chất liệu (bột màu, sơn dầu, bút sáp, bút dạ, đất nặn, giấy màu, dây thép…) thể hiện tác phẩm - Hoàn chỉnh tác phẩm - Xây dựng thuyết minh - Thuyết trình GV khuyến khích HS có thể: - Phối hợp các chất liệu (màu, đất nặn, dây thép, giấy bồi…) trên cùng tác phẩm - Sử dụng các kĩ thuật: đắp, trát, dán, đính… vật liệu cho tác phẩm - Sử dụng các vật liệu tìm được, tạo hình theo mong muốn - Lưu ý HS cần dựa vào nội dung ý tưởng để xây dựng thuyết minh Nhóm 2. Âm nhạc GV yêu cầu các thành viên trong nhóm thực hiện: - Thực hiện hình thức song ca hoặc tốp ca - Sáng tạo động tác nhảy múa và dàn dựng bài hát - Tập hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc - Sắp xếp đội hình biểu diễn - Trao đổi với các bạn để tìm cách trình bày bài hát cho hay và hấp dẫn GV có thể làm mẫu một số động tác múa phụ họa cho HS tham khảo Nhóm 3. Tập diễn kịch GV yêu cầu các thành viên trong nhóm thực hiện: - Phân vai (lựa chọn hình thể HS sao cho phù hợp với vai diễn) - Giao lời thoại cho từng nhân vật và đọc thuộc - Tập động tác, lời thoại của từng nhân vật - Thể hiện các tình huống kịch bản 7 - Di chuyển, tạo nhóm bố cục - Xây dựng cảnh, trang trí sân khấu GV chú ý nhắc nhở HS điều chỉnh động tác, biểu cảm nét mặt Nhóm 4. Ngâm thơ, kể chuyện Dưới sự hướng dẫn của GV, các thành viên trong nhóm thực hiện: - Tập đọc nội dung thơ/chuyện - Học thuộc khổ thơ/chuyện - Thể hiện biểu cảm nét mặt, động tác phù hợp với nội dung thơ/chuyện - Trao đổi với các bạn để tìm cách trình bày bài cho hay và hấp dẫn GV có thể cho HS nghe lại băng đĩa cách thể hiện bài thơ để tham khảo Trong quá trình thực hành, GV quan sát theo dõi HS để có những hỗ trợ kịp thời. GV có thể yêu cầu các nhóm chia sẻ với các bạn cảm nhận của mình về: thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hành (điều kiện thực hiện, năng lực riêng…). GV tóm tắt những khó khăn thuận lợi của từng nhóm, dựa vào đặc thù mỗi nhóm, huy động sự đóng góp của HS, giúp nhóm bạn hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động 2. Hoạt động đánh giá GV yêu cầu các nhóm: * Trình bày sản phẩm * Tự đánh giá - Nhận xét, đánh giá về sự tham gia của bạn trong nhóm - Nhận xét, đánh giá về hoạt động của mỗi nhóm - Kiểm tra: nội dung các công việc được phân công của các nhóm/thành viên - Đánh giá kết quả hoạt động sáng tạo theo PHIẾU ĐÁNH GIÁ GV đánh giá: - GV tập hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá kết quả thực hành - Nhận xét đánh giá các nhóm về: tiến độ thực hiện, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, biểu đạt tiếp thu thông tin; sự sáng tạo, hợp tác… trong công việc - Nhận xét, đánh giá kết quả của HS theo thực tế. Khen ngợi, đánh giá đạt ở mức hoàn thành tốt (A+) đối với những nhóm/cá nhân có tinh thần học tập tốt, hăng hái tham gia thực hành, có ý tưởng sáng tạo. GV lưu ý: 8 - Lĩnh vực nghệ thuật thực hiện đánh giá theo định tính. Hoạt động sáng tạo nghệ thuật nhằm khơi dạy tiềm năng người học, hướng người học bộc lộ sở trường cá nhân. GV căn cứ vào mục tiêu chủ đề, sự tham gia tích cực và kết quả học tập của HS để đánh giá. Tuy nhiên lĩnh vực nghệ thuật có đặc thù riêng: kết quả học tập còn phụ thuộc vào tâm lí, cảm hứng và năng khiếu của mỗi người. Vì vậy cần thực hiện đánh giá trên tinh thần động viên khích lệ là chính, tìm những minh chứng sáng tạo dù là nhỏ nhất để động viên khích lệ HS. Có thể đánh giá hoàn toàn theo định tính (Hoàn thành tốt, Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ) hoặc kết hợp giữa đánh giá định tính với định lượng cho phù hợp với thói quen hiện nay của HS THCS. - GV theo dõi quá trình tham gia học tập của HS để thực hiện đánh giá các năng lực (năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực cảm thụ thẩm mĩ…) - Các hoạt động nghệ thuật có qui mô lớn (Cuộc thi, Hội thi, CT trình diễn văn nghệ, triển lãm…) nên trao Bằng khen, Giấy khen, tặng phẩm… để khuyến khích HS - Sử dụng kết quả đánh giá cho phần xếp loại học lực bộ môn và nhận xét năng lực cuối năm III. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hoạt động cùng nhà trường: Với sự giúp đỡ của GV và bạn bè, hãy thực hiện: - Trình diễn CT văn nghệ với bài hát đã chuẩn bị, theo hình thức song ca hoặc tốp ca, trình bày bài hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc. - Treo tranh, trưng bày sản phẩm, triển lãm tranh. Thuyết trình sản phẩm - Biểu diễn trích đoạn kịch, ngâm thơ, kể chuyện 9 Hoạt động cùng gia đình: - Chia sẻ cảm nhận của mình cùng với các thành viên trong gia đình về các hoạt động đã tham gia. - Có thể hát, ngâm thơ, kể chuyện tạo không khí vui trong gia đình. Vẽ tranh trang trí góc học tập, phòng ở… - Cùng với sự giúp đỡ của gia đình, tìm hiểu thêm các tấm gương tốt trong học tập, lao động và chiến đấu; những hình ảnh đẹp về quê hương đất nước… hình thành ý tưởng cho các hoạt động sáng tạo nghệ thuật tiếp theo. PHỤ LỤC 1. Nội dung các bài liên quan (lấy trong phần CT) + CT môn Âm nhạc: Tiết 15 (lớp 7): Ôn tập và kiểm tra Tiết 33 (lớp 7): Ôn tập và kiểm tra Tiết 15 (lớp 8): Ôn tập và kiểm tra Tiết 33 (lớp 8): Ôn tập và kiểm tra + CT môn Mĩ thuật Bài 15-16 (lớp 7): Đề tài tự chọn Bài 33-34 (lớp 7): Đề tài tự do Bài 16-17 (lớp 8): Đề tài tự do 10 Bài 33-34 (lớp 8): Đề tài tự chọn Các bài học: vẽ tranh, vẽ trang trí, cảm thụ tác phẩm… + CT môn Ngữ văn (lớp?) Văn bản văn học; Truyện; thơ… dân gian, hiện đại thuộc các chủ đề thiên nhiên, lao động, sản xuất, đời sống, xã hội. Kịch + Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Các chủ điểm trong năm học Chủ điểm trong hoạt động hè Một số nội dung giáo dục lồng ghép 2. Các phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP GIÀNH CHO HS Các mức độ Nội dung đánh giá (đánh dấu “x” vào ô tương ứng) Mức độ 1 (trung Mức độ 2 (khá) Mức độ 3 Mức độ 4 (tốt) (rất tốt) bình) Ý tưởng sáng tạo Hình thức thể hiện (đa dạng, sinh động) Thể hiện đúng đặc thù loại hình nghệ thuật đã lựa chọn (mĩ thuật, âm nhạc, kịch, thơ...) Tạo được ấn tượng cho người xem (hấp dẫn, mới lạ) Nêu cảm nhận của em sau khi xem nhóm bạn trình bày sản phẩm 11 3. Tư liệu sử dụng trong bài - Tham khảo tranh vẽ của họa sĩ Van gogh, Picasso… và một số họa sĩ nổi tiếng - Tham khảo một số hình ảnh tập và biểu diễn văn nghệ 12 - Tham khảo một số hình ảnh tập đóng kịch, ngâm thơ, kể chuyện - Hình ảnh tập các tiết mục văn nghệ ở trường phổ thông, các câu lạc bộ, nhà văn hóa… - Thơ của Trần Đăng Khoa 4. Giới thiệu tài liệu tham khảo Tìm hiểu tác giả, tác phẩm: - Tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm của họa sĩ trong nước (Trần Văn Cẩn, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm...) và trên thế giới (Claude Monet, Camille Pissarro, Picasso… ) - Tìm hiểu một số tác phẩm của nhạc sĩ trong nước (Văn Cao, Hoàng Việt, Hoàng Vân, Bùi Đình Thảo, Văn Chung....) trong SGK Âm nhạc lớp 6,7,8 - Tìm hiểu một số tác phẩm văn học, thơ ca, truyện, kịch... dân gian trong kho tàng Văn học Việt Nam. Các tác phẩm văn học nổi tiếng trên thế giới, SGK Ngữ Văn cấp THCS - Một số bài hát dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca Tây Nguyên, dân ca Nam Bộ... 13 Một số sản phẩm nghệ thuật (chất liệu, màu sắc, cách làm ...). 14 Sáng tạo sản phẩm mĩ thuật ứng dụng: Vẽ theo nhạc: Sản phẩm được tạo bởi khăn màu, giấy màu hoặc bìa sách, sắp xếp thành một bức tranh (tham khảo sản phẩm dưới đây): 15 Gợi ý một số nội dung có thể thực hiện trong chủ đề: Vẽ tranh minh họa cho bài hát hoặc bài thơ Lựa chọn một vài hình ảnh tiêu biểu trong bài Tuổi đời mênh mông (Trịnh Công Sơn), để vẽ bức tranh minh họa phù hợp với bài hát. Sáng tác âm hình tiết tấu và giai điệu âm nhạc Một số dạng bài tập sáng tác âm hình tiết tấu và giai điệu âm nhạc : - Bài tập 1: Dùng 1 nốt trắng, 4 nốt đen, 4 nốt móc đơn để xây dựng hình tiết tấu gồm 4 nhịp 2/4. Mục tiêu của bài tập để HS xây dựng hình tiết tấu dựa vào những nốt nhạc cho trước, giống như ghép vần từ những chữ cái. Với những nốt nhạc trên, các em sẽ làm được bài tập với nhiều kết quả khác nhau. - Bài tập 2: Dùng 1 nốt trắng, 4 nốt đen, 4 nốt móc đơn để viết 4 nhịp 2/4, đưa tiết tấu này lên không nhạc với cao độ tự chọn. - Bài tập 3: Viết 4 nhịp 2/4 với các nốt nhạc tự chọn về cao độ và trường độ. - Bài tập 4: Viết 8 nhịp 2/4 với các nốt nhạc tự chọn về cao độ và trường độ, trong đó sử dụng các kí hiệu: dấu lặng đen, lặng đơn, dấu nối, dấu chấm dôi. GV nên hướng dẫn HS thực hiện bài tập từ dễ đến khó, để các em biết cách làm phù hợp với khả năng. Nếu có điều kiện, GV đàn những giai điệu do HS sáng tác thậm chí là đặt lời cho nét nhạc đó, các em sẽ thấy hứng thú với bài tập này và có thêm kinh nghiệm để viết giai điệu được hay hơn. Sáng tạo nhạc cụ đơn giản HS chế tạo những nhạc cụ đơn giản từ chất liệu sẵn có, VD cho hạt đỗ vào chai nhựa, hoặc dùng hai thanh tre, vỏ quả dừa, vỏ con trai, con sò làm thành nhạc cụ gõ, ... Viết lời mới cho bài hát hoặc bài Tập đọc nhạc Viết lời mới theo chủ đề tự chọn cho một bài dân ca, bài hát nước ngoài hoặc bài TĐN. VD bài Lí dĩa bánh bò (Âm nhạc 8). Đóng kịch dựa theo một câu chuyện âm nhạc Luyện tập, trình bày vở kịch theo nội dung câu chuyện Bản hành khúc cách mạng (Tiết 26, Âm nhạc 7). Hãy tham khảo các CT sáng tạo nghệ thuật trên TV hoặc Internet, để tạo ra một sản phẩm nghệ thuật (hộp bút, khung tranh, mặt nạ, túi xách, ...). 16 [...]... (lớp 8): Đề tài tự chọn Các bài học: vẽ tranh, vẽ trang trí, cảm thụ tác phẩm… + CT môn Ngữ văn (lớp?) Văn bản văn học; Truyện; thơ… dân gian, hiện đại thuộc các chủ đề thiên nhiên, lao động, sản xuất, đời sống, xã hội Kịch + Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Các chủ điểm trong năm học Chủ điểm trong hoạt động hè Một số nội dung giáo dục lồng ghép 2 Các phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP GIÀNH CHO HS Các... bài hát hoặc bài Tập đọc nhạc Viết lời mới theo chủ đề tự chọn cho một bài dân ca, bài hát nước ngoài hoặc bài TĐN VD bài Lí dĩa bánh bò (Âm nhạc 8) Đóng kịch dựa theo một câu chuyện âm nhạc Luyện tập, trình bày vở kịch theo nội dung câu chuyện Bản hành khúc cách mạng (Tiết 26, Âm nhạc 7) Hãy tham khảo các CT sáng tạo nghệ thuật trên TV hoặc Internet, để tạo ra một sản phẩm nghệ thuật (hộp bút, khung... đen, lặng đơn, dấu nối, dấu chấm dôi GV nên hướng dẫn HS thực hiện bài tập từ dễ đến khó, để các em biết cách làm phù hợp với khả năng Nếu có điều kiện, GV đàn những giai điệu do HS sáng tác thậm chí là đặt lời cho nét nhạc đó, các em sẽ thấy hứng thú với bài tập này và có thêm kinh nghiệm để viết giai điệu được hay hơn Sáng tạo nhạc cụ đơn giản HS chế tạo những nhạc cụ đơn giản từ chất liệu sẵn có, VD... - Tìm hiểu một số tác phẩm văn học, thơ ca, truyện, kịch dân gian trong kho tàng Văn học Việt Nam Các tác phẩm văn học nổi tiếng trên thế giới, SGK Ngữ Văn cấp THCS - Một số bài hát dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca Tây Nguyên, dân ca Nam Bộ 13 Một số sản phẩm nghệ thuật (chất liệu, màu sắc, cách làm ) 14 Sáng tạo sản phẩm mĩ thuật ứng dụng: Vẽ theo nhạc: Sản phẩm được tạo bởi khăn màu, giấy màu hoặc... thơ, kể chuyện - Hình ảnh tập các tiết mục văn nghệ ở trường phổ thông, các câu lạc bộ, nhà văn hóa… - Thơ của Trần Đăng Khoa 4 Giới thiệu tài liệu tham khảo Tìm hiểu tác giả, tác phẩm: - Tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm của họa sĩ trong nước (Trần Văn Cẩn, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm ) và trên thế giới (Claude Monet, Camille Pissarro, Picasso… ) - Tìm hiểu một số tác phẩm của nhạc... (khá) Mức độ 3 Mức độ 4 (tốt) (rất tốt) bình) Ý tưởng sáng tạo Hình thức thể hiện (đa dạng, sinh động) Thể hiện đúng đặc thù loại hình nghệ thuật đã lựa chọn (mĩ thuật, âm nhạc, kịch, thơ ) Tạo được ấn tượng cho người xem (hấp dẫn, mới lạ) Nêu cảm nhận của em sau khi xem nhóm bạn trình bày sản phẩm 11 3 Tư liệu sử dụng trong bài - Tham khảo tranh vẽ của họa sĩ Van gogh, Picasso… và một số họa sĩ nổi tiếng... (tham khảo sản phẩm dưới đây): 15 Gợi ý một số nội dung có thể thực hiện trong chủ đề: Vẽ tranh minh họa cho bài hát hoặc bài thơ Lựa chọn một vài hình ảnh tiêu biểu trong bài Tuổi đời mênh mông (Trịnh Công Sơn), để vẽ bức tranh minh họa phù hợp với bài hát Sáng tác âm hình tiết tấu và giai điệu âm nhạc Một số dạng bài tập sáng tác âm hình tiết tấu và giai điệu âm nhạc : - Bài tập 1: Dùng 1 nốt trắng,... giai điệu âm nhạc Một số dạng bài tập sáng tác âm hình tiết tấu và giai điệu âm nhạc : - Bài tập 1: Dùng 1 nốt trắng, 4 nốt đen, 4 nốt móc đơn để xây dựng hình tiết tấu gồm 4 nhịp 2/4 Mục tiêu của bài tập để HS xây dựng hình tiết tấu dựa vào những nốt nhạc cho trước, giống như ghép vần từ những chữ cái Với những nốt nhạc trên, các em sẽ làm được bài tập với nhiều kết quả khác nhau - Bài tập 2: Dùng ... lưu… khơi dạy tiềm nghệ thuật tạo hội cho HS thể sáng tạo - Thời gian thực chủ đề: + Có thể kéo dài từ đến tuần + Nên tổ chức chủ đề gần với thời gian kỉ niệm ngày truyền thống năm học, tạo điều... Gợi ý hình thức tổ chức dạy học/ phương pháp/kĩ thuật - Vận dụng linh hoạt phương pháp hình thức tổ chức dạy học: dạy học theo dự án, trải nghiệm, đóng vai, thuyết trình, học nhóm, cá nhân, - Tổ... Lựa chọn cách gõ đệm sáng tạo động tác nhảy múa cho hát Ngoài sáng tạo cách mở đầu kết thúc hát - Sáng tạo động tác nhảy múa dàn dựng hát - Sáng tạo động tác nhảy múa cho hát học, ý đến nội dung

Ngày đăng: 22/10/2015, 21:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w