Trong tác phẩm “Lý luận dạy học của trường phổ thông trunghọc” 1982, các tác giả M.I.Macmutov, M.N.Xkatkin, V.Okon, … đã nêu ramột số nét đặc trưng của hoạt động sáng tạo và phát triển n
Trang 1MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang sống trong xã hội tri thức, một xã hội mà tri thức trởthành yếu tố quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Trong xã hộitri thức đó, con người là yếu tố trung tâm, là chủ thể kiến tạo nên xã hội Hơnnữa, thị trường lao động và nghề nghiệp cũng như cuộc sống luôn đòi hỏingày càng cao ở đội ngũ lao động Bên cạnh năng lực chuyên môn, người laođộng cần có những năng lực chung, quan trọng nhất là năng lực hành động,năng lực cộng tác làm việc, khả năng sáng tạo và linh hoạt, khả năng giảiquyết các vấn đề phức hợp trong những tình huống thay đổi, khả năng học tậpsuốt đời, khả năng sử dụng các phương tiện mới, đặc biệt là công nghệ tinhọc, khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và làm việc, tính tự lực vàtính trách nhiệm Giáo dục đóng vai trò then chốt trong việc đào tạo conngười; trình độ giáo dục trở thành yếu tố tranh đua quốc tế mang lại lợi ích và
“Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theohướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế;chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạođức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ
và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế trithức”
Trang 2Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, đổi mới nềngiáo dục và đào tạo là một trong những trọng tâm quan trọng của sự phát triểnđất nước Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8khóa XI về định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ:
“Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thứcsang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi vớihành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục giađình và giáo dục xã hội”
Trong hướng dẫn giảng dạy môn Công nghệ - Kĩ thuật công nghiệpnăm học 2013 – 2014 về phương pháp giảng dạy của Sở Giáo dục và Đào tạoNam Định nhấn mạnh: Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên
và học sinh, giữa học sinh với học sinh Dạy học chú trọng đến việc rèn kĩnăng, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng thú và thái độ tự tintrong học tập cho học sinh Trong hướng dẫn giảng dạy môn Công nghệ - Kĩthuật công nghiệp năm học 2014 – 2015 nhấn mạnh: Dạy học chú trọng đếnviệc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc docác giáo viên tự làm; đặc biệt chú ý đến việc ứng dụng công nghệ thông tintrong quá trình giảng dạy
Chương trình môn Công nghệ 11 trung học phổ thông có nội dungmang tính cụ thể, tính trừu tượng, tính thực tiễn, … Trong chương trình có rấtnhiều kiến thức đòi hỏi tư duy, trí tưởng tượng cao như phần Vẽ kĩ thuật.Đồng thời cũng có nhiều kiến thức liên quan đến thực tế như phần Động cơđốt trong và phần Gia công cơ khí
Đáp ứng với các yêu cầu đó, có thể thấy: đổi mới phương pháp dạy họctheo hướng tiếp cận năng lực của học sinh là hoạt động tích cực đã và đangdiễn ra trong ngành giáo dục
Với mong muốn nghiên cứu xây dựng những tư liệu dạy học và sửdụng chúng trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, tác giả
Trang 3quyết định chọn đề tài “Dạy học môn Công nghệ 11 ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh”
II KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học ở trường trung học phổ
thông
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực của học sinh thông qua học tập môn
Công nghệ và một số biện pháp nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạyhọc môn Công nghệ 11
- Phạm vi nghiên cứu: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho
học sinh trung học phổ thông qua dạy học môn Công nghệ 11
III CẤU TRÚC BÁO CÁO
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungbáo cáo được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
Chương II Dạy học môn Công nghệ 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Chương III Thực nghiệm sư phạm.
Trang 4CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NĂNGLỰC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
1.1.1 Sơ lược tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, các nước xã hội chủ nghĩa đã cónhiều công trình nghiên cứu năng lực và phát triển năng lực nghề nghiệp chongười học trong tổ chức dạy học ở các nhà trường
Ở Liên Xô (cũ), vấn đề rèn luyện năng lực và năng lực sáng tạo chohọc sinh trong nhà trường luôn được đặc biệt quan tâm, tiêu biểu là các côngtrình nghiên cứu của các tác giả: M.I.Macmutov, M.N.Xkatkin, V.Okon,….[15], [28], [30] Các công trình đó đã nêu bật vai trò quan trọng của dạy họcđối với việc phát triển tính độc lập, sáng tạo và năng lực nghề nghiệp củangười học, từ đó đã trở thành hệ thống lý luận trong việc hình thành chongười học những năng lực nghề nghiệp cần thiết thông qua quá trình dạy học
ở nhà trường Trong tác phẩm “Lý luận dạy học của trường phổ thông trunghọc” (1982), các tác giả M.I.Macmutov, M.N.Xkatkin, V.Okon, … đã nêu ramột số nét đặc trưng của hoạt động sáng tạo và phát triển năng lực là: độc lậpchuyển các kiến thức và kĩ năng vào tình huống mới; khả năng nhìn thấyđược vấn đề mới trong tình huống mới; khả năng nhìn thấy chức năng mớicủa đối tượng; …
Trong tác phẩm “Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triểncác năng lực ở nhà trường” (sách do Đào Trọng Quang và Nguyễn Ngọc Nhịdịch), Xavier Roegiers cho rằng: Nhà trường phải tiếp tục là một bảo đảm chonhững giá trị quan trọng của xã hội, … Nhưng chủ yếu là, ngoài khía cạnh
“kiến thức đơn thuần”, nhà trường trước hết phải tập trung cố gắng dạy chohọc sinh sử dụng kiến thức của mình vào những tình huống có ý nghĩa đối với
Trang 5học sinh Tóm lại, chúng ta nói rằng nhà trường cần phát triển những năng lực
ở học sinh [46,tr.10-11]
Cùng chung quan điểm với Xavier Roegiers, các nhà giáo dục xã hộichủ nghĩa như Abdullina, Gonobolin, Vưgôtxki,… cũng đã đưa ra hệ thốngcác kĩ năng giảng dạy và giáo dục nhằm mục đích phát triển năng lực hoạtđộng thực tiễn của học sinh …
Bên cạnh đó, ở các nước phương Tây cũng xuất hiện các công trìnhnghiên cứu của các nhà khoa học đề cập đến việc phát triển các năng lực cầnthiết cho người học trong tổ chức dạy học
Ở châu Á – Thái Bình Dương trong những năm gần đây, vấn đề pháttriển năng lực hoạt động thực tiễn cho người học luôn được các quốc gia quantâm, từ đó đã có nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả đi sâu nghiêncứu vấn đề này Vào năm 1988 tại Soul – Hàn Quốc, trong Hội thảo của
Chương trình châu Á và Thái Bình Dương về canh tân giáo dục vì sự phát triển do Tổ chức Apeid thuộc UNESCO tổ chức, các nhà khoa học đã xác
định tầm quan trọng và thống nhất khẳng định phải hình thành những nănglực cần thiết cho người học đồng thời cũng nêu ra những bất cập trong tổchức quá trình dạy học làm cản trở sự phát triển năng lực ở người học
Như vậy, qua các công trình nghiên cứu kể trên, có thể thấy: các nhàkhoa học giáo dục xã hội chủ nghĩa đã khẳng định phải hình thành các nănglực cho người học và phát triển những năng lực cần thiết cho người học trong
tổ chức quá trình dạy học ở trong các nhà trường Bên cạnh đó, các nhà khoahọc giáo dục phương Tây và châu Á – Thái Bình Dương mặc dù rất chú ýhình thành các năng lực cho người học thông qua các hoạt động dạy học,nhưng lại xem xét, cải thiện, hình thành năng lực cho người học theo khíacạnh tâm lý học hành vi hơn là tổ chức quá trình dạy học Tuy nhiên, nhữngnghiên cứu trên cũng phần nào hé mở một cách tiếp cận mới: Tiếp cận đào tạotheo năng lực
Trang 61.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước
Cùng với sự phát triển của giáo dục trên thế giới, ở Việt Nam các nhàGiáo dục học cũng rất quan tâm đến vấn đề phát triển năng lực cho người học
Trong quá trình lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản ViệtNam và Hồ Chủ tịch luôn thực hiện nhất quán quan điểm giáo dục – đào tạohướng đến mục tiêu phát triển con người về mọi mặt; kết hợp chặt chẽ giữa
dạy chữ, dạy người và dạy nghề Hồ Chủ tịch mong muốn: một nền giáo dục
sẽ đào tạo các em trở thành những người công dân hữu ích cho nước ViệtNam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của
các em.
Hơn mười năm trở lại đây, đã có nhiều tác giả với các công trìnhnghiên cứu, đề tài lý luận và thực tiễn nghiên cứu việc đổi mới phương phápdạy học theo định hướng kích thích tính tự giác tích cực, tự lực, sáng tạochiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực, phương pháp, … với những cáchtiếp cận và hướng giải quyết khác nhau [16], [27], [29], [38], [41], [42], …Theo các tác giả này, nhà trường không chỉ dừng lại ở việc trang bị cho ngườihọc những kiến thức, kĩ năng mà loài người đã tích lũy được mà còn bồidưỡng cho họ những năng lực cần thiết giúp họ biết vận dụng những kiếnthức đã học được vào các tình huống mới trong thực tiễn
Trong các công trình nghiên cứu đó, không thể không kể đến mộtnghiên cứu có giá trị khá lớn của tác giả Nguyễn Hữu Chí Trong nghiên cứu
đó, Nguyễn Hữu Chí đã khẳng định rằng cần phải chuyển từ cách dạy tập trung vào kiến thức sang tập trung vào năng lực Bên cạnh đó, Nguyễn Hữu
Chí còn cho rằng: Việc chú trọng hơn đến phát triển năng lực của học sinhtrong khi thời gian học tập ở nhà trường không tăng đòi hỏi phải giảm thờilượng dành cho truyền thụ kiến thức, dành thêm thời lượng để cho học sinhhoạt động tự lập, sáng tạo, … hình thành được năng lực cho học sinh Vì thế,
xu hướng chung của chương trình hiện đại là lựa chọn hợp lí số lượng các chủ
Trang 7đề học tập, tránh quá tải về kiến thức, dành đủ thời gian cho các hoạt độngcủa học sinh nhằm rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ [12,tr.5].
Bàn về các giải pháp bồi dưỡng năng lực cho người học, có nhiều tácgiả với nhiều cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra các ý kiến khác nhau Tác giảBùi Văn Quân cho rằng: “Muốn thực hành được những tri thức đó cần phải cụthể hóa chúng trong từng lĩnh vực và hoạt động thực tiễn cụ thể” [33,tr.23].Trong khi đó, hai tác giả Nguyễn Thị Tính và Đỗ Văn Quân cho rằng: “Việclàm những bài tập lớn sẽ tạo cơ hội thuận lợi nhất cho người học vận dụngnhững kiến thức đã được tích lũy vào việc giải quyết những vấn đề của thựctiễn và của khoa học giáo dục đặt ra”[41,tr.9] Còn theo tác giả Vũ Minh Tâmthì cần phải tăng cường giáo dục ý thức tự đào tạo, tự rèn luyện những nănglực cần thiết của người học [38]
Nhìn lại quá trình lịch sử nghiên cứu về năng lực và vấn đề phát triểnnăng lực người học của các tác giả trong và ngoài nước có thể nhận thấy:Năng lực và dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh được sự quantâm đông đảo của các nhà khoa học giáo dục và được nghiên cứu dưới nhiềuhình thức khác nhau và nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thếgiới Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về biện phápdạy học môn Công nghệ 11 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.1.2 LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRUNGHỌC PHỔ THÔNG
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1 Khái niệm năng lực
Khái niệm năng lực có nguồn gốc Latinh: “competentia” có nghĩa là
“gặp gỡ” Ngày nay, khái niệm năng lực được hiểu dưới nhiều cách tiếp cậnkhác nhau
Theo từ điển tiếng Việt: “năng lực” được hiểu là “khả năng, điều kiệnchủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” hoặc “là
Trang 8phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạtđộng nào đó với chất lượng cao”.
Trong những năm gần đây, năng lực đang được nhìn nhận bằng cáchtiếp cận tích hợp:
Theo Barnett (1992): Năng lực là một tập hợp các kiến thức, kĩ năng vàthái độ phù hợp với một hoạt động thực tiễn
Theo Xavier Rogiers (1996): Năng lực là biết sử dụng các kiến thức vàcác kĩ năng trong một tình huống có ý nghĩa
Theo tác giả Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn (1998): “Nănglực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêucầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành cókết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [43,tr.11]
Theo từ điển tâm lý học (Vũ Dũng, 2000): “Năng lực là tập hợp cáctính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bêntrong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định”
F.E.Weinert (2001) định nghĩa: “Năng lực là những kĩ năng kĩ xảo họcđược hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũngnhư sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyếtvấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linhhoạt” [49,tr.12]
Theo Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2005): “Năng lực là một thuộctính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩxảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức” [7]
Theo Nguyễn Trọng Khanh (2013): Một cách khái quát, có thể hiểunăng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý của con người đảm bảo thực hiện mộthoạt động nào đó [21]
Như vậy có thể thấy việc định nghĩa khái niệm năng lực không hề đơn
giản Tuy nhiên, có thể hiểu năng lực là tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, thái
độ đủ để thực hiện một nhiệm vụ, một hoạt động nào đó đạt được kết quả.
Trang 91.2.1.2 Các đặc điểm của năng lực
Qua tìm hiểu về khái niệm năng lực, có thể thấy năng lực được thể hiệnthông qua hoạt động có kết quả của cá nhân Vì vậy, năng lực chỉ có thể quansát được qua hoạt động của cá nhân ở các tình huống xác định Tuy nhiên,trong điều kiện như nhau, những người khác nhau có thể tiếp thu các kiếnthức, kĩ năng, kĩ xảo với nhịp độ khác nhau Năng lực là những sự khác biệttâm lý cá nhân làm cho người này khác người kia Năng lực không phải là bất
kì những sự khác nhau cá biệt chung chung nào đó mà là những sự khác biệt
có liên quan đến hiệu quả của việc thực hiện một hoạt động nào đó
Năng lực luôn tồn tại dưới hai hình thức là năng lực chung và năng lựcchuyên biệt Trong đó, năng lực chung là năng lực cần thiết để cá nhân có thểtham gia hiệu quả vào nhiều hoạt động và trong các bối cảnh khác nhau củađời sống xã hội Năng lực chung cần thiết cho tất cả mọi người Tuy nhiên,năng lực chuyên biệt (ví dụ: năng lực vẽ kĩ thuật, …) chỉ cần thiết với một sốngười hay cần thiết trong một số tình huống nhất định
Năng lực của học sinh được hình thành và phát triển trong và ngoài nhàtrường Nhà trường được coi là môi trường chính thức giúp học sinh có đượcnhững năng lực cần thiết Song các môi trường ngoài nhà trường như giađình, cộng đồng, môi trường văn hóa, … cũng góp phần bổ sung và hoànthiện năng lực học sinh
Năng lực và các thành tố của nó không bất biến mà có thể thay đổi từnăng lực sơ đẳng, thụ động tới năng lực bậc cao mang tính tự chủ cá nhân Vìvậy, để xem xét năng lực của một cá nhân nào đó, chúng ta không chỉ nhằmtìm ra cá nhân đó có những thành tố năng lực nào mà còn chỉ ra mức độ củanhững năng lực đó Năng lực được hình thành và phát triển liên tục trong suốtcuộc đời con người vì sự phát triển năng lực thực chất là làm thay đổi cấu trúcnhận thức và hành động cá nhân chứ không chỉ đơn thuần là sự bổ sung cácmảng kiến thức riêng rẽ Do đó, năng lực có thể bị yếu hoặc mất đi nếu chúng
ta không rèn luyện tích cực và thường xuyên [20,tr.11-12]
Trang 10Các thành tố của năng lực thường đa dạng vì chúng được quyết địnhtùy theo yêu cầu kinh tế xã hội và đặc điểm văn hóa quốc gia, dân tộc, địaphương Năng lực của học sinh ở quốc gia này có thể hoàn toàn khác với mộthọc sinh ở quốc gia khác [32].
1.2.1.3 Phân loại năng lực
Qua một lịch sử nghiên cứu lâu dài của nhiều nhà nghiên cứu về nănglực và phát triển năng lực con người đã có nhiều quan điểm về phân loại nănglực
a) Theo cách phân loại phổ biến hiện nay, dựa vào phân công lao động xãhội, theo xu hướng chuyên môn hoá, năng lực được chia thành hai loại: nănglực chung và năng lực riêng (năng lực chuyên biệt) [21]
Năng lực chung là năng lực trong một phạm vi rộng, tạo tiền đề và là
cơ sở cần thiết trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau Ví dụ: các năng lựcchung như năng lực nhận thức, năng lực về thao tác vật chất Người có nănglực nhận thức sẽ có khả năng học tập tốt nhiều môn học khác nhau; người cónăng lực về thao tác vật chất sẽ có khả năng thành thạo trong nhiều nghề khácnhau
Năng lực riêng (còn gọi là năng lực chuyên biệt hoặc năng lực chuyênmôn) là sự kết hợp độc đáo các thuộc tính chuyên biệt đáp ứng yêu cầu củamột lĩnh vực hoạt động chuyên môn và là điều kiện cho hoạt động này đạt kếtquả tốt Ví dụ: năng lực toán học, năng lực thơ văn, năng lực âm nhạc, … Hailoại năng lực chung và năng lực riêng luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau
Trong các chương trình dạy học hiện nay của các nước thuộc Tổ chứchợp tác và phát triển kinh tế (OECD), người ta đã sử dụng mô hình năng lựcnày để phân chia năng lực thành hai nhóm chính, đó là các năng lực chung vàcác năng lực chuyên môn [8,tr.30]:
- Nhóm năng lực chung bao gồm: khả năng hành động độc lập thànhcông; khả năng sử dụng các công cụ giao tiếp và công cụ tri thức một cách tựchủ; khả năng hành động thành công trong các nhóm xã hội không đồng nhất
Trang 11- Năng lực chuyên môn liên quan đến từng môn học riêng biệt.
Ví dụ: Nhóm năng lực chuyên môn trong môn Công nghệ (Kĩ thuậtcông nghiệp) bao gồm các năng lực sau đây: giải quyết các vấn đề kỹ thuật;
sử dụng các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật đúng quy định; đọc và lậpbản vẽ; …
b) Dựa vào mức độ sáng tạo trong hoạt động, người ta chia năng lực thànhhai loại là năng lực tái tạo và năng lực sáng tạo
c) Howard Gardner, giáo sư tâm lý học của đại học Harvard (Mỹ) (1996)[48,tr.11] đã đề cập đến khái niệm năng lực qua việc phân tích biểu hiện củatrí tuệ con người Ông khẳng định rằng: Mỗi mặt biểu hiện của trí tuệ đềuphải được thể hiện hoặc bộc lộ dưới dạng sơ đẳng hoặc sáng tạo đỉnh cao Đểgiải quyết một vấn đề “có thực” trong cuộc sống thì con người không thể huyđộng duy nhất một mặt biểu hiện của trí tuệ nào đó mà phải kết hợp nhiều mặtbiểu hiện của trí tuệ liên quan đến nhau Sự kết hợp đó tạo thành năng lực cánhân Cũng theo Howard Gardner có thể chia ra 8 dạng “thông minh” Thuậtngữ “thông minh” còn được gọi là “trí tuệ” (theo cách gọi của HowardGardner): Trí tuệ Lôgic – Toán học (Logical – Mathematical – còn gọi lànăng lực tư duy), trí tuệ ngôn ngữ (Verbal – Linguistic – Năng lực ngôn ngữ),trí tuệ vận động cơ thể (Bodily – Kinesthetic – Năng lực biểu diễn), trí tuệ âmnhạc (musical – Năng lực âm nhạc), trí tuệ không gian (Visual – Spatial –Năng lực thị giác), trí tuệ hướng ngoại (Interpersonal – Năng lực tương tác),trí tuệ hướng nội (Intrapersonal – Năng lực nội tâm) và trí tuệ tự nhiên(Naturalist Intelligence – Năng lực thiên nhiên)
d) Theo tác giả Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2005) [7,tr.12]: Cónhiều loại năng lực khác nhau Năng lực hành động cũng là một loại năng lực.Khái niệm phát triển năng lực cũng được hiểu đồng nghĩa với phát triển nănglực hành động
Năng lực hành động là khả năng thực hiện có hiệu quả và có tráchnhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực
Trang 12nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinhnghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động Cấu trúc của năng lực hành độnggồm:
- Năng lực chuyên môn: Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyênmôn cũng như đánh giá kết quả một cách độc lập, có phương pháp và chínhxác về mặt chuyên môn
- Năng lực phương pháp: Là khả năng đối với những hành động có kếhoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề
- Năng lực xã hội: Là khả năng đạt được mục đích trong những tìnhhuống xã hội cũng như của những người khác, tự chịu trách nhiệm, tự tổchức; có khả năng thực hiện các hành động xã hội, khả năng cộng tác, giảiquyết xung đột
- Năng lực cá thể: Khả năng xác định, suy nghĩ và đánh giá được những
cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của mình, phát triển được năngkhiếu cá nhân cũng như xây dựng kế hoạch cho cuộc sống riêng và hiện thựchóa kế hoạch đó
Như vậy, dựa trên các cách tiếp cận khác nhau, có nhiều cách phân loạinăng lực và theo từng cách phân loại đó cũng có nhiều loại năng lực Và trongmỗi lĩnh vực nghề nghiệp có nhiều loại năng lực khác nhau
1.2.2 Năng lực học sinh trung học phổ thông
1.2.2.1 Năng lực của học sinh trung học phổ thông
Ở một số nước trên thế giới, việc phát triển năng lực cho học sinh đãđược đề cập trong chương trình giáo dục phổ thông
* Năng lực của học sinh trung học phổ thông của một số nước nhưAustralia [32] được yêu cầu trong chương trình giáo dục gồm:
+ Năng lực đọc hiểu
+ Năng lực làm toán
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực giải quyết vấn đề
Trang 13+ Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.
* Năng lực của học sinh trung học phổ thông do Tổ chức hợp tác vàphát triển kinh tế OECD đề nghị gồm:
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực xã hội
+ Năng lực linh hoạt, sáng tạo
+ Năng lực sử dụng thiết bị một cách thông minh
* Trong đề tài nghiên cứu khoa học “Tổng quan về các khung năng lực cần đạt ở học sinh trong mục tiêu giáo dục phổ thông”, tác giả Nguyễn Thị
Minh Phương đã đề xuất 4 nhóm năng lực thể hiện khung năng lực cần đạtcho học sinh phổ thông Việt Nam [32, tr.43-44]:
- Yếu tố tự nhiên – sinh học: Di truyền đóng một vai trò nhất định trong
sự hình thành và phát triển năng lực Di truyền là sự tái tạo ở trẻ em nhữngthuộc tính sinh học đã có ở cha mẹ, là sự truyền lại của cha mẹ đến con nhữngđặc điểm và những phẩm chất nhất định đã được ghi lại trong hệ thống gen
Di truyền tạo ra những điều kiện ban đầu để con người có thể hoạt động có
Trang 14kết quả trong một lĩnh vực nhất định Tuy nhiên yếu tố tự nhiên – sinh họcnày chỉ tạo nên tiền đề vật chất cho sự hình thành và phát triển năng lực
- Yếu tố môi trường xã hội: Mỗi con người đều hoạt động trong mộtmôi trường xã hội nhất định, môi trường góp phần tạo nên động cơ, mục đích,phương tiện, hành động và đặc biệt là cho hoạt động giao lưu của mỗi cá nhânđối với xã hội mà nhờ đó mỗi cá nhân thu được những kinh nghiệm trong xãhội loài người và biến nó thành của mình Có thể nói, hoàn cảnh xã hội (trong
đó giáo dục đóng vai trò chủ đạo) quyết định đến việc hình thành và phát triểnnăng lực của con người Bởi vì giáo dục có nội dung, chương trình, mục đích,phương hướng, biện pháp, con đường để đi đến mục đích đó
- Yếu tố hoạt động của chủ thể: Hoạt động của cá nhân đóng vai tròquyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển năng lực Để hình thành
và phát triển năng lực trong một lĩnh vực hoạt động nào đó, cá nhân cần phảitham gia trực tiếp vào hoạt động, học hỏi kinh nghiệm của loài người, lĩnhhội, tiếp thu nền văn hóa xã hội một cách tích cực, say mê với một ý chí nghịlực phi thường, khắc phục mọi khó khăn, kiên trì đi tới mục đích mới đạtđược kết quả tốt Từ đó, cá nhân tự ý thức, tự đánh giá, tự giáo dục, tự điềuchỉnh hoạt động của bản thân để làm ra nhiều giá trị vật chất tinh thần cho xãhội, cho bản thân ngày một tốt đẹp hơn Vì vậy, giá trị cao nhất của nhân cách
con người đó là sản phẩm hoạt động [21,tr.13-15].
1.2.3 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông
Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực có thể coi là mộttên gọi khác hay một mô hình cụ thể hóa của chương trình định hướng kết quảđầu ra, một công cụ để thực hiện giáo dục định hướng điều khiển đầu ra.Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, mục tiêu dạy họcđược mô tả thông qua các năng lực cần hình thành Ở mỗi nội dung của mônhọc, mỗi nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hìnhthành các năng lực cho học sinh Để mô tả năng lực học sinh, người ta thường
Trang 15dùng các động từ chỉ hành động như: phân biệt, giải thích, phân tích, vậndụng, xây dựng, …
Việc dạy học định hướng phát triển năng lực đòi hỏi những điều kiệnthích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện vể tổchức, quản lý, nhân lực cũng như những nhận thức của người dạy và ngườihọc, …
Phẩm chất và năng lực là hai bộ phận cấu thành nhân cách của mỗingười Phẩm chất liên hệ với hệ thống các thuộc tính tâm lý biểu hiện các mốiquan hệ xã hội cụ thể của một con người, thường được biểu hiện ở những cảmxúc, thái độ và hành vi ứng xử Còn năng lực liên hệ với hệ thống nhữngthuộc tính tâm lý, sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loạihoạt động nào đó với chất lượng cao Phẩm chất và năng lực hoà quyện vớinhau, chi phối lẫn nhau Năng lực bao giờ cũng bộc lộ trong hoạt động và gắnliền với một số kĩ năng tương ứng Năng lực có tính tổng hợp, khái quát; còn
kĩ năng có tính cụ thể, riêng lẻ
1.2.3.1 Chuẩn bị bài dạy theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
Dạy học định hướng phát triển năng lực cho học sinh trước hết cần bắtđầu từ việc soạn giáo án (thiết kế bài dạy) theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh Khi thiết kế bài dạy, cần phải:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Mục tiêu giáo dục không chỉ giới hạn trong việc truyền thụ hệ thống trithức chuyên môn mà nhằm phát triển toàn diện nhân cách của người học,thông qua việc phát triển các năng lực cho học sinh
Trong việc soạn giáo án, ngoài việc xác định các mục tiêu dạy học theochuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình; giáo viêncần chú ý xác định mục tiêu phát triển năng lực một cách rõ ràng, có thể đạtđược và có thể kiểm tra đánh giá được
Do đó, khi mô tả mục tiêu dạy học của bài học cần xác định mục tiêukiến thức, kĩ năng và mục tiêu năng lực của bài học đó
Trang 16Ví dụ: Mục tiêu bài 22 Thân máy và nắp máy:
+ Mục tiêu kiến thức, kĩ năng:
- Biết được nhiệm vụ và cấu tạo chung của thân máy và nắp máy
- Biết được đặc điểm cấu tạo của thân xilanh và nắp máy động cơlàm mát bằng nước và bằng không khí
- Năng lực đọc sơ đồ cấu tạo
Bước 2: Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh đòi hỏi sựchuẩn bị kĩ càng của cả giáo viên và học sinh Trong mỗi bài dạy, giáo viêncần nghiên cứu nội dung bài học và tham khảo thông tin có liên quan tới nộidung bài học trong các tài liệu tham khảo Bên cạnh đó, giáo viên cần khaithác, lựa chọn, cập nhật các thông tin trên mạng có liên quan đến nội dung bàihọc Ngoài ra, giáo viên cần giao nhiệm vụ cho học sinh (từ tiết học trước) đểhọc sinh có một tâm thế tiếp thu bài học tốt khi đã có sự chuẩn bị ở nhà
Công nghệ 11 là môn học có tính ứng dụng cao, hầu hết các nội dungmôn học đều gắn với thực tiễn đời sống Vì vậy, dạy học môn Công nghệ 11theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, giáo viên cần có sự trang
bị đầy đủ về phương tiện dạy học
Việc chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học giúp học sinh hiểu rõhơn về bản chất của mọi khái niệm trừu tượng, là cơ sở khoa học minh chứng
có sức thuyết phục, là sự vật trực quan sinh động nhất, giúp việc học trở nênnhẹ nhàng, hiệu quả Để tăng cường cơ sở vật chất cho môn học, giáo viên
Trang 17bộ môn Công nghệ có thể đề xuất mua một số thiết bị dạy học để phục vụ chobài dạy hoặc khuyến khích học sinh sưu tầm một số thiết bị có trong thực tế,hoặc khuyến khích học sinh và giáo viên tự làm thiết bị dạy học, … Ví dụ:Trong phần Động cơ đốt trong môn Công nghệ 11, chúng ta có thể tìm muađộng cơ xe máy 4 kì (xe Honđa) và động cơ xe máy 2 kì (xe Simson) Thiết bịnày có thể dùng làm phương tiện trực quan cho các bài dạy: Bài 20 Khái quát
về động cơ đốt trong; bài 21 Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong; bài
22 Thân máy và nắp máy; bài 23 Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền; bài 24 Cơcấu phân phối khí; bài 31 Thực hành: Tìm hiểu cấu tạo của động cơ đốttrong; bài 34 Động cơ đốt trong dùng cho xe máy
Bước 3: Thiết kế các hoạt động dạy và học
Việc thiết kế các hoạt động dạy và học phù hợp với kiến thức đã có,động lực và mức độ quan tâm của học sinh bằng cách lựa chọn nội dung vàphương pháp dạy học một cách khoa học và hợp lí Bên cạnh đó, cần sử dụngcác phương tiện và thiết bị dạy học phù hợp với từng hoạt động học tập nhằmphát triển năng lực cho học sinh
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú
ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lựcgiải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp,đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn Tăngcường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên và học sinh theohướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội
Trong hệ thống các phương pháp dạy học quen thuộc hiện nay, cónhiều phương pháp tích cực Về hoạt động nhận thức, các phương pháp thựchành là “tích cực” hơn phương pháp trực quan, còn các phương pháp trựcquan thì lại “tích cực” hơn các phương pháp dạy học dùng lời Bởi vậy, trongcác bài dạy, giáo viên nên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như:phương pháp dạy học trực quan, phương pháp dạy học dự án, phương phápdạy học nhóm, … Có thể khẳng định rằng: Muốn thực hiện dạy học phát
Trang 18triển năng lực cho học sinh không thể chỉ áp dụng một phương pháp dạy họctích cực nào đó mà cần kết hợp và khai thác những lợi thế, ưu điểm của nhiềuphương pháp dạy học khác nhau.
1.2.3.2 Tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
Dựa trên cơ sở giáo án đã thiết kế, giáo viên cần phải khéo léo tổ chứcđiều khiển một cách khoa học các hoạt động học tập theo định hướng pháttriển năng lực cho học sinh Khi tổ chức các hoạt động học tập, giáo viên cầnchú ý các hoạt động học tập đó phải thiết thực, phù hợp với mức độ phát triển
về xã hội và trình độ học sinh Đồng thời các hoạt động học tập cần khơi dậytính tò mò đối với người học và phải được liên hệ với những kinh nghiệmsống hàng ngày của học sinh, từ đó học sinh sẽ hiểu được ý nghĩa của việchọc và tích cực hơn đối với việc học
Từ những phân tích trên cho thấy, xuất phát từ mục tiêu phát triển nănglực cho người học đòi hỏi người học sinh phải thao tác trí tuệ và thao tác vậtchất tốt Do đó, phương pháp dạy học phải đảm bảo đạt được cả hai yếu tố đó.Cần tạo điều kiện để học sinh thực hiện và luyện tập những hoạt động thànhphần tương ứng với nội dung và mục tiêu học tập Đồng thời, học sinh cầnđược luyện tập vận dụng kết hợp các thành phần kiến thức, kĩ năng, thái độtrong những tình huống ứng dụng phức hợp
Một người giáo viên khi tổ chức dạy học theo định hướng phát triểnnăng lực cần phấn đấu để trong mỗi tiết học người học sinh được hoạt độngnhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và suy nghĩ nhiều hơnnhằm phát triển năng lực cho người học Có thể nói, quyết định hiệu quả củaquá trình dạy học là những gì học sinh làm chứ không phải là những gì giáoviên làm Hoạt động phải nhằm vào mục tiêu kĩ năng, năng lực của học sinhhơn là chỉ nhằm vào nội dung kiến thức
1.2.3.3 Kiểm tra đánh giá năng lực học sinh
A V Petrovski đã quan niệm: “Kĩ năng là năng lực sử dụng các dữkiện, các tri thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện
Trang 19những thuộc tính bản chất của sự vật và giải quyết thành công những nhiệm
vụ lí luận hay thực hành xác định” Nói một cách cụ thể: kĩ năng là năng lựchoặc là sự biểu hiện của năng lực Kĩ năng đòi hỏi trước hết con người phải
có tri thức, kinh nghiệm cần thiết về hành động Kĩ năng chỉ có được khi conngười vận dụng những tri thức và kinh nghiệm đó vào hoạt động thực tiễn cóhiệu quả Kĩ năng không đơn thuần là kĩ thuật thực hiện hành động mà còn làmột hiểu hiện năng lực của con người Có thể nói, tập hợp trật tự một số kĩnăng có những đặc điểm chung bản chất tạo thành một biểu hiện cả về tínhchất, cả về mức độ của năng lực Nhiều mặt biểu hiện cụ thể của trật tự cácnhóm kĩ năng này chính là những thuộc tính hay biểu hiện cụ thể của nănglực Người học sinh có năng lực trong một lĩnh vực nào đó có nghĩa là người
ấy có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhất định về lĩnh vực đó Do đó, khi đánh giákết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực thì trước hếtcần đánh giá các kĩ năng thuộc năng lực đó [21]
Trong đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quan điểm phát triểnnăng lực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năngvận dụng các kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các tình huống cụ thể Trong
xu hướng xây dựng các bài tập cũng như các bài thi, kiểm tra theo quan điểmphát triển năng lực, nguời ta chia thành 3 mức độ chính của nhiệm vụ như sau[B2]
Tái hiện: Trọng tâm là tái hiện, nhận biết các tri thức đã học
Vận dụng: Trọng tâm là việc ứng dụng tri thức đã học để giải quyết cácnhiệm vụ trong những tình huống khác nhau, phân tích, tổng hợp, so sánh, …
để các định các mối quan hệ của các đối tượng
Đánh giá: Trọng tâm là vận dụng tri thức, kĩ năng đã học để giải quyếtcác nhiệm vụ phức hợp, giải quyết các vấn đề, đánh giá các phương án khácnhau và quyết định, đánh giá, các định các giá trị
Ví dụ: Đối với phần Vẽ kĩ thuật, khi đánh giá kĩ năng đọc và lập bản vẽqua các bài thực hành cần đánh giá năng lực của học sinh thông qua kết quả
Trang 20của các bài thực hành và kết quả kiểm tra kết thúc phần Vẽ kĩ thuật Bên cạnh
đó, cần phải đánh giá cả quy trình và thời gian thực hiện bài thực hành củahọc sinh; đánh giá thái độ qua quá trình học tập, trong thời gian thực hành rènluyện tác phong công nghiệp, tuân thủ quy trình công nghệ Kết hợp sự đánhgiá của cá nhân học sinh, của nhóm học sinh và của giáo viên, trong đó sựđánh giá của giáo viên là quyết định
1.3 THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINHTRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 11 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌCPHỔ THÔNG
1.3.1 Mục đích, phương pháp và tiến trình khảo sát
1.3.1.1 Mục đích khảo sát
Điều tra và đánh giá thực trạng dạy học môn Công nghệ và vấn đề pháttriển năng lực cho học sinh ở một số trường trung học phổ thông của tỉnhNam Định Cụ thể là:
+ Tìm hiểu thực trạng dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổthông theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
+ Thực trạng học môn Công nghệ của học sinh ở trường trung học phổthông hiện nay
1.3.1.2 Phương pháp khảo sát
- Phương pháp quan sát sư phạm: Bằng phương pháp này, tác giả đãtiến hành dự giờ một số tiết môn Công nghệ của một số giáo viên dạy mônCông nghệ của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định để thu thập thông tin phục vụcho việc đánh giá dạy học theo định hướng phát triển năng lực
- Phương pháp chuyên gia: Trực tiếp trao đổi và xin ý kiến của 18 giáoviên để lấy ý kiến tư vấn, góp ý trong việc xây dựng đề cương nghiên cứu và
đề xuất biện pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Tham quan phòng học bộ môn của trường
- Khảo sát bằng phiếu hỏi
Trang 21- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu giáo án của giáo viên,bài thực hành của học sinh để phân tích, đánh giá sự chuẩn bị và hoạt độngdạy học của giáo viên và học sinh.
1.3.1.3 Tiến trình khảo sát
Tác giả tiến hành xây dựng bộ công cụ bao gồm:
- Bảng câu hỏi trao đổi với giáo viên môn Công nghệ
- Phiếu hỏi giáo viên (Phụ lục 1)
- Phiếu hỏi học sinh (Phụ lục 2)
Tháng 09 năm 2013, tác giả đã điều tra thực trạng dạy học môn Côngnghệ và vấn đề phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông với
18 giáo viên Công nghệ và 269 học sinh ở các trường: trung học phổ thông AHải Hậu, trung học phổ thông Hải Hậu B, trung học phổ thông Hải Hậu C,trung học phồ thông Trần Quốc Tuấn, trung học phổ thông Vũ Văn Hiếu vàtrung học phổ thông Thịnh Long, … Cụ thể là:
Tìm hiểu, đàm thoại với các giáo viên môn Công nghệ để nắm đượcthực trạng học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy, các phương tiệnthiết bị dùng cho giảng dạy và học tập bộ môn; xin ý kiến các giáo viên bộmôn về các nội dung như trong phiếu hỏi giáo viên Từ đó biết được thuận lợi
và khó khăn của giáo viên và học sinh trong quá trình xây dựng kiến thức và
kĩ năng của bài
Tiếp xúc và trò chuyện với học sinh lớp 11 và 12; nghiên cứu vở ghichép và các bài kiểm tra của học sinh, tổng hợp thông tin thông qua phiếuđiều tra học sinh để nắm được điều kiện học tập, tâm tư tình cảm, nhu cầu họctập, đặc điểm tư duy và phương pháp học tập môn Công nghệ của học sinh
Phát phiếu điều tra cho 18 giáo viên dạy môn Công nghệ (Kĩ thuật côngnghiệp) và 269 học sinh của các trường nêu trên để lấy ý kiến về việc dạy vàhọc môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông
1.3.2 Kết quả khảo sát
1.3.2.1 Kết quả định tính
Trang 22* Về cơ sở vật chất của nhà trường
Thông qua tìm hiểu trực tiếp tại các trường và thông qua phỏng vấntrực tiếp giáo viên, cho thấy: hầu hết các trường trung học phổ thông của tỉnhNam Định, nhất là các trường trung học phổ thông thuộc địa bàn huyện HảiHậu bước đầu đã được trang bị các thiết bị kĩ thuật dạy học như: bảng tươngtác, máy chiếu hắt, máy tính, máy chiếu projector, tuy nhiên chưa được đầy
đủ Các thiết bị kĩ thuật kể trên có khả năng phục vụ hữu ích cho việc thựchiện hiệu quả dạy học định hướng phát triển năng lực cho học sinh
Tuy nhiên, trong thực tế, cơ sở vật chất trang thiết bị cho dạy học môncông nghệ chưa được các nhà trường chú trọng hoặc xây dựng Đồ dùng dạyhọc chủ yếu do giáo viên sưu tầm và tự xây dựng còn hạn chế, đơn lẻ, chưa có
hệ thống, … Vì vậy, điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu dạy
và học môn Công nghệ 11 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
* Về giáo viên
Thông qua phỏng vấn trực tiếp giáo viên, phiếu hỏi giáo viên và phiếuhỏi học sinh, kết quả cho thấy: Phần lớn giáo viên môn Công nghệ ở cáctrường trung học phổ thông của tỉnh Nam Định đều có trình độ đạt chuẩn, cácgiáo viên này hầu hết được đào tạo từ khoa Sư phạm kĩ thuật của các trườngnhư: trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội II,trường Đại học Sư phạm kĩ thuật Hưng Yên Đây là một thuận lợi khá lớntrong dạy học phát triển năng lực cho học sinh
Khi tham gia các tiết dự giờ của giáo viên môn Công nghệ, tác giả nhậnthấy rằng, phương pháp dạy học tích cực được một số thầy cô sử dụng phổbiến hiện nay bao gồm:
- Phương pháp dùng lời kết hợp với phương pháp sử dụng các phươngtiện trực quan (tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, mô hình, vật thật, kết hợp với tổchức hoạt động và thảo luận theo nhóm)
- Phương pháp dạy học có sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy họchiện đại như: máy tính, máy chiếu hắt, máy chiếu projector, …
Trang 23- Sử dụng giáo án điện tử trong các giờ hội giảng, thi giáo viên giỏi, …Ngoài việc điều tra bằng phiếu, tác giả còn tiến hành dự giờ ở một sốlớp với các giáo viên khác nhau Kết quả dự giờ cho thấy: một số giáo viênmôn Công nghệ đã có nhiều nỗ lực đổi mới phương pháp và hình thức tổ chứcdạy học cho riêng mình nhằm phát huy tính tích cực tự lực của học sinh trongtiếp thu kiến thức, hình thành và phát triển kĩ năng, năng lực cho học sinh.Các thầy cô này đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong từng bàidạy, không chỉ sử dụng đơn thuần một phương pháp truyền thụ kiến thức mà
có sự phối hợp nhịp nhàng, hợp lý với các phương pháp dạy học khác, tạođiều kiện để học sinh tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến một cách tích cực
và tiếp thu bài hiệu quả
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều giáo viên dạy theo kiểu truyền thống vàchậm đổi mới hoặc còn băn khoăn về những khó khăn khi áp dụng dạy theophương pháp dạy học tích cực Những băn khoăn này thường do xuất phát từthói quen của kiểu dạy cũ, có tâm lý e ngại vì tốn nhiều công sức và thời gianchuẩn bị Giáo viên chỉ chuẩn bị đầy đủ và công phu khi có người khác dựgiờ, hay hội giảng hay trong các cuộc thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh.Một số phương pháp dạy học tích cực còn ít hoặc chưa được giáo viên tiếpcận và sử dụng trong giờ dạy như phương pháp dạy học nhóm, phương phápdạy học dự án,… Một số nội dung trong chương trình môn Công nghệ cậpnhật những kiến thức mới mà phần lớn giáo viên chưa được học trong quátrình đào tạo ở các trường sư phạm nên việc dạy rất khó khăn nhất là khi trình
độ tiếp cận những kiến thức mới của giáo viên còn nhiều hạn chế Nhiều giáoviên chưa chú trọng đến việc thiết kế bài dạy tổ chức hoạt động; việc huớngdẫn học sinh cách đọc tài liệu, cách ghi chép, tự kiểm tra đánh giá còn hạnchế,
Đối với những tiết học mà giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tíchcực thì giờ học rất sôi nổi, học sinh chủ động tích cực tham gia bài học Tuynhiên, đối với những tiết học mà giáo viên chỉ áp dụng các phương pháp dạy
Trang 24học truyền thống như thuyết trình, nếu có đặt câu hỏi thì những câu hỏi đó rất
dễ để học sinh có thể trả lời, học sinh không cần phải suy nghĩ, tổng hợp cáckiến thức Nhất là với các tiết học không dùng các thiết bị dạy học thì họcsinh học tập một cách rất thụ động
* Về học sinh
Do môn Công nghệ không thi tốt nghiệp, không thi đại học nên phầnlớn học sinh học tập chưa chủ động, chưa chú ý nghe giảng, học tập còn mangtính đối phó Trong giờ học, học sinh chủ yếu là nghe và ghi chép theo lờigiảng của thầy cô giáo, xem sách giáo khoa, quan sát đồ dùng dạy học (tranhảnh, mô hình, mô phỏng, …) Về nhà, học sinh cũng chỉ cố gắng làm nhữngbài tập mà thầy cô giao cho Hầu hết các em ít hoặc chưa được tham gia họctheo nhóm các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp dạy học theogóc, phương pháp dạy học dự án Trong giờ học thực hành, nhiều em khôngthường xuyên trực tiếp làm thực hành, chủ yếu xem thầy cô và một số bạntrong nhóm làm Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại như máytính, máy chiếu projector chưa được thường xuyên Học sinh ít được hoạtđộng, ít động não, không chủ động và tích cực lĩnh hội kiến thức Học sinhcòn lúng túng khi phải giải quyết những vấn đề gắn với thực tiễn,
- Để chuẩn bị cho một bài dạy trên lớp, có 66,7% số giáo viên trả lờiphiếu hỏi không thường xuyên đọc sách và các tài liệu có liên quan đến nộidung bài dạy Trong 18 giáo viên trả lời phiếu hỏi chỉ có 7 giáo viên cập nhậtkiến thức về các công nghệ mới Kết quả trên cho thấy, một số giáo viên chưa
Trang 25dành nhiều thời gian và công sức trong việc chuẩn bị bài dạy Và nhiều giáoviên chưa cập nhật kiến thức mới trong bài dạy.
- Trong giảng dạy bộ môn, có 8 trong số 18 giáo viên trả lời phiếu hỏi
là không thường xuyên hướng dẫn học sinh cách đọc sách và khai thác thôngtin; chỉ có 2 trong số 18 giáo viên trả lời phiếu hỏi là thường xuyên sử dụngmáy tính để trình bày bài giảng
Kết quả điều tra học sinh (Phụ lục 2) cho thấy:
- Phần lớn học sinh chỉ chuẩn bị bài khi được giáo viên nhắc trướcchiếm 44,6% Chỉ có 19,3% số học sinh trả lời phiếu hỏi học bài cũ và nghiêncứu bài mới cẩn thận
- Tất cả 269 học sinh trả lời phiếu hỏi là chưa được học theophương pháp học tập theo dự án Có 44 học sinh trong tổng số 269 học sinhtrả lời phiếu hỏi là chưa được học theo phương pháp dạy học nhóm
- Trong giờ học, nhiều học sinh rất ít trực tiếp tham gia làm thựchành chiếm 41,6% số học sinh trả lời phiếu điều tra; có 46,5% số học sinh trảlời phiếu điều tra là rất ít trao đổi với bạn bè để tìm câu trả lời tốt nhất màthường xuyên chờ đợi câu trả lời của bạn và của giáo viên (chiếm 47,2%).Điều này cho thấy, các em học sinh còn thụ động trong việc chiếm lĩnh kiếnthức
- Nhiều học sinh cho rằng: các em không được giao các nhiệm vụtìm hiểu các chủ đề liên quan đến thực tế
Từ thực trạng trên cho thấy việc phát triển năng lực cho học sinh quadạy học môn Công nghệ còn rất hạn chế về số lượng cũng như chất lượng Do
đó, cần phải có những nghiên cứu về vấn đề này góp phần nâng cao chấtlượng dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông
Trang 26Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, có thể rút ra đượcmột số vấn đề về mặt phương pháp luận, có tính chất định hướng để đề xuấtnhững biện pháp phát triển năng lực cho học sinh phổ thông Cụ thể là:
Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm năng lực, các yếu tố ảnh hưởng đến
sự hình thành và phát triển năng lực của con người có thể xác định đượcnhững năng lực cần được phát triển qua dạy học môn Công nghệ 11 ở trườngtrung học phổ thông
Kết quả khảo sát thực trạng dạy học môn Công nghệ ở trường trunghọc phổ thông là cơ sở xác định các biện pháp phát triển năng lực cho họcsinh qua dạy học môn Công nghệ 11
Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn cho thấy việc dạy học theođịnh hướng phát triển năng lực cho học sinh chưa được phổ biến, còn gặpnhiều khó khăn lúng túng ở cả giáo viên và các bộ phận quản lý chỉ đạo Tuynhiên, với xu thế đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015, có thể xây dựngmột số biện pháp nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học nóichung, dạy học môn Công nghệ 11 nói riêng
Trang 27CHƯƠNG II DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
2.1 MÔN CÔNG NGHỆ 11 TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔTHÔNG
2.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ của môn Công nghệ 11
2.1.1.1 Mục tiêu
Môn Công nghệ 11 giúp học sinh làm quen với ba lĩnh vực kĩ thuậtquan trọng là Vẽ kĩ thuật, Gia công cơ khí và Động cơ đốt trong; là môn họctạo cơ sở để học sinh áp dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống hoặc học tiếpcác chuyên ngành kĩ thuật sau này Mục tiêu của môn Công nghệ 11 trongchương trình giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh:
- Hiểu được một số kiến thức cơ bản về Vẽ kĩ thuật; hiểu được một sốvấn đề cơ bản trong lĩnh vực Chế tạo cơ khí; hiểu được một số kiến thức cơbản về Động cơ đốt trong
- Tiếp tục hình thành và phát triển một số kĩ năng thực hành kĩ thuật cơbản, cần thiết trong cuộc sống Đọc và lập được bản vẽ kĩ thuật; lập được quytrình sản xuất sản phẩm trong công nghiệp; nhận dạng được một số chi tiết và
bộ phận của động cơ, đọc được các sơ đồ, vận hành được một số loại động cơ
Có năng lực trong học tập, nghiên cứu và vận dụng kiến thức kĩ thuật vàothực tiễn sản xuất và đời sống
- Có thái độ học tập nghiêm túc; yêu thích, hứng thú với môn học và có
ý thức tìm hiểu, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống Có nhân cách vàphẩm chất nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của cuộc sống, đáp ứng với sựphát triển của đất nước Môn học tạo thói quen lao động theo kế hoạch vàtuân thủ quy trình công nghệ; rèn luyện và hình thành tác phong công nghiệp;
có ý thức bảo vệ môi trường và định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệptrung học phổ thông
Trang 282.1.2 Nội dung chương trình môn học
2.1.2.1 Nội dung chương trình môn học
Chương trình môn Công nghệ 11 gồm ba phần: Vẽ kĩ thuật, Chế tạo cơkhí và Động cơ đốt trong Cụ thể như sau:
Phần 1: Vẽ kĩ thuật
Chương 1: Vẽ kĩ thuật cơ sở
Bài 1 Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
Bài 2 Hình chiếu vuông góc
Bài 3 Thực hành: Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản
Bài 4 Mặt cắt và hình cắt
Bài 5 Hình chiếu trục đo
Trang 29Bài 6 Thực hành: Biểu diễn vật thể
Bài 7 Hình chiếu phối cảnh
Chương 3: Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi
Bài 15 Vật liệu cơ khí
Bài 16 Công nghệ chế tạo phôi
Chương 4: Công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hoá trong chế tạo cơ
khí
Bài 17 Công nghệ cắt gọt kim loại
Bài 19 Tự động hoá trong chế tạo cơ khí
Phần 3: Động cơ đốt trong
Chương 5: Đại cương về động cơ đốt trong
Bài 20 Khái quát về động cơ đốt trong
Bài 21 Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
Chương 6: Cấu tạo của động cơ đốt trong
Bài 22 Thân máy và nắp máy
Bài 23 Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
Bài 24 Cơ cấu phân phối khí
Bài 25 Hệ thống bôi trơn
Bài 26 Hệ thống làm mát
Bài 27 Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăngBài 28 Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơđiêzen
Trang 30Bài 29 Hệ thống đánh lửa
Bài 30 Hệ thống khởi động
Chương 7: Ứng dụng Động cơ đốt trong
Bài 32 Khái quát về ứng dụng của động cơ đốt trong
Bài 33 Động cơ đốt trong dùng cho ôtô
Bài 34 Động cơ đốt trong dùng cho xe máy
Bài 36 Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp
Bài 37 Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện
Bài 39 Ôn tập phần Chế tạo cơ khí và Động cơ đốt trong
2.1.2.2 Kế hoạch dạy học môn Công nghệ (KTCN)
Trong Hướng dẫn giảng dạy bộ môn năm học 2014 – 2015, Sở giáo dục
và đào tạo Nam Định yêu cầu: Tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên chủ độngxây dựng kế hoạch dạy học Trên cơ sở kế hoạch dạy học được phê duyệt, tổ(nhóm) chuyên môn và giáo viên thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗichủ đề mà không nhất thiết theo bài/tiết trong sách giáo khoa; tuy nhiên việcthiết kế theo chủ đề phải đảm bảo khoa học, lôgic Mỗi chủ đề có thể thựchiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bướctrong tiến trình sư phạm của bài học Ngoài việc tổ chức cho học sinh thựchiện các nhiệm vụ học tập trên lớp, cần chú trọng giao nhiệm vụ cho học sinh
ở ngoài lớp và ở nhà Theo hướng dẫn đó, nhóm Công nghệ (Kỹ thuật côngnghiệp) đã xây dựng kế hoạch dạy học năm 2014 – 2015 (theo Phụ lục 3)
2.1.3 Đặc điểm môn Công nghệ 11
2.1.3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu của môn Công nghệ 11
Đối tượng nghiên cứu của môn Công nghệ 11 là các khái niệm kĩ thuật,thiết bị kĩ thuật và quá trình công nghệ chế tạo sản phẩm kĩ thuật, Vì vậy
nó có các tính chất: tính đa chức năng, đa phương án, tính tiêu chuẩn hoá vàtính kinh tế
* Tính đa chức năng, đa phương án
Trang 31+ Tính đa chức năng của đối tượng nghiên cứu có nghĩa là một sảnphẩm kĩ thuật có thể thực hiện được một số chức năng khác nhau Ví dụ:Trong môn Công nghệ 11, tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật có thể áp dụng
vẽ nhiều loại chi tiết khác nhau; cùng một qui trình công nghệ đúc trongkhuôn cát có thể gia công chế tạo nhiều loại sản phẩm như nồi gang haytượng đồng, ; cùng một thiết bị động cơ đốt trong có thể dùng để thực hiệnnhiều chức năng khác nhau như để làm quay bánh xe trên ôtô, hay làm quaychân vịt trên tàu thuỷ, hay làm quay trục của máy phát điện
+ Tính đa phương án của đối tượng nghiên cứu có nghĩa là một sảnphẩm kĩ thuật có thể được tạo nên từ nhiều phương pháp, qui trình, cách thứckhác nhau Ví dụ: Trong môn Công nghệ 11: cùng một chi tiết có thể đượcbiểu diễn bằng nhiều loại hình biểu diễn khác nhau như hình chiếu vuông góc,hay hình chiếu trục đo hay hình chiếu phối cảnh; một sản phẩm cơ khí có thểđược gia công chế tạo bằng nhiều phương pháp gia công khác nhau nhưphương pháp gia công áp lực hay gia công cắt gọt; để truyền lực từ trục khuỷutới trục cam trong động cơ đốt trong có thể dùng nhiều phương án truyền lựckhác nhau như dùng bánh răng, dùng xích hay dùng dây curoa
Trong quá trình dạy học, giáo viên nên khai thác các đặc điểm này đểxác định các phương pháp, phương tiện dạy học thích hợp, hiệu quả nhằmthực hiện mục tiêu của bài dạy; giúp học sinh thấy rõ phạm vi ứng dụng củađối tượng, cách khai thác chức năng của đối tượng; đưa ra hoặc hướng dẫnhọc sinh đề xuất các giải pháp kĩ thuật và lựa chọn giải pháp hợp lí, tối ưu.Chính các đặc điểm này là tiền đề tốt để kích thích học sinh hình thành, rènluyện và phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề
* Tính tiêu chuẩn hoá
Tính tiêu chuẩn hoá có nghĩa là các sản phẩm kĩ thuật và quá trình biểudiễn, sản xuất, ra chúng phải tuân theo những qui ước, qui định nghiêm ngặt
đã được thống nhất từ trước Đây chính là cơ sở của việc thống nhất để nghiêncứu, chuyển giao công nghệ, hợp tác sản xuất, nhằm đảm bảo tính kinh tế
Trang 32trong sản xuất công nghiệp Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi khoa học và
kĩ thuật phát triển mạnh và mang tính toàn cầu, quá trình phân công, hợp táctrong sản xuất đã được phát triển với qui mô rộng lớn thì tính tiêu chuẩn hoácàng được coi trọng
Ví dụ: Trong môn Công nghệ 11, tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuậtđòi hỏi học sinh xây dựng và thể hiện bản vẽ kĩ thuật theo đúng các tiêuchuẩn đã được quy định, đồng thời giúp học sinh có khả năng đọc được cácbản vẽ của các kĩ sư khác; quá trình sản xuất, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng vàsửa chữa các sản phẩm kĩ thuật đòi hỏi phải tuân theo các qui ước, tiêu chuẩn,qui trình kĩ thuật đã được thống nhất
Với những đặc điểm trên, trong quá trình dạy học, giáo viên nên giáodục học sinh thấy rõ được ý nghĩa của việc coi trọng và tuân thủ các tiêuchuẩn, qui trình kĩ thuật; biết tra cứu và vận dụng tiêu chuẩn kĩ thuật; thựchiện công việc vận hành, bảo dưỡng, sản xuất, đúng qui trình kĩ thuật Làmtốt điều này, không chỉ nhiệm vụ giáo dưỡng mà nhiệm vụ giáo dục tác phongcông nghiệp cho học sinh cũng được thực hiện tốt Nhất là việc phát triểnnăng lực cho người học tốt hơn
* Tính kinh tế
Tính kinh tế có nghĩa là trong quá trình nghiên cứu chế tạo, sản xuất,vận hành, bảo dưỡng, các sản phẩm kĩ thuật phải luôn chú trọng tới hiệu quảkinh tế
Sản xuất kĩ thuật phải chú trọng năng suất, hiệu quả và chất lượng.Chính vì vậy, tính kinh tế luôn được quan tâm, nhất là khi sản xuất mang tínhcạnh tranh cao
Ví dụ: Trong môn Công nghệ 11, để chế tạo phôi nhà sản xuất cần biếtlựa chọn công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát hayphương pháp đúc trong khuôn kim loại sao cho hạ giá thành sản phẩm, đảmbảo chất lượng sản phẩm, từ đó đảm bảo được tính kinh tế
Trang 33Với những đặc điểm trên, trong quá trình dạy học, giáo viên nên giáodục học sinh luôn quan tâm đến hiệu quả kinh tế và các biện pháp nâng caohiệu quả kinh tế trong lao động kĩ thuật như thực hiện đúng qui trình, lựachọn phương án thích hợp hoặc tối ưu dưới góc độ đảm bảo hiệu quả kinh tếnhất, nâng cao tay nghề,
2.1.3.2 Đặc điểm nội dung kiến thức môn Công nghệ 11
* Vừa có tính cụ thể vừa có tính trừu tượng
Các thiết bị kĩ thuật là các vật phẩm cụ thể nhưng các khái niệm kĩthuật, nguyên lý kĩ thuật của thiết bị lại thường mang tính trừu tượng
+ Tính cụ thể được biểu hiện ở chỗ nội dung môn học phản ánh nhữngđối tượng cụ thể như các vật liệu cơ khí, xe máy, máy phát điện, … học sinh
có thể trực tiếp tri giác được trên đối tượng hoặc mô hình, bản vẽ của chúng
Ví dụ: Khi tìm hiểu kiến thức về cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền,học sinh có thể nhìn, cầm nắm trục khuỷu, thanh truyền và pit-tông của xemáy thật hoặc trên mô hình động cơ đốt trong; trong điều kiện không có vậtthật và mô hình, học sinh cũng có thể được quan sát tranh vẽ về chúng
+ Tính trừu tượng được biểu hiện ở chỗ môn Công nghệ 11 đề cập đếnnhững khái niệm kĩ thuật, nguyên lý kĩ thuật, diễn biến hoạt động của đốitượng kĩ thuật là những nội dung mà học sinh không thể tri giác trực tiếpđược Ví dụ: Diễn biến quá trình cháy trong động cơ đốt trong, nguyên lý làmviệc của hệ thống đánh lửa của động cơ đốt trong,
Tính cụ thể và tính trừu tượng đòi hỏi trong dạy học cần đảm bảonguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu trượng, giữa nhận thức cảm tính vànhận thức lý tính; giữa cấu trúc, hình thức bên ngoài với nội dung, hình thứcbên trong của mỗi đối tượng kĩ thuật Giáo viên nên tìm cách diễn đạt sao chohọc sinh dễ hiểu; tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan; khaithác tốt phương tiện dạy học; cụ thể hoá các nội dung trừu tượng bằng việctìm các ví dụ minh họa, ứng dụng công nghệ thông tin để mô phỏng các diễnbiến, nguyên lý kĩ thuật có sự trừu tượng cao,
Trang 34* Tính thực tiễn
Tính thực tiễn là bản chất vốn có của kĩ thuật vì đối tượng nghiên cứucủa kĩ thuật là ứng dụng có hiệu quả những quy luật khoa học và giải quyếtnhững vấn đề trong thực tiễn cuộc sống của con người Sự ra đời của các máymóc thiết bị kĩ thuật đáp ứng nhu cầu của con người và quá trình tạo ra chúngcũng dựa vào hoạt động thực tiễn của con người Trong thời đại khoa học vàcông nghệ phát triển mạnh, tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xãhội như hiện nay thì học sinh đã ít nhiều được biết, được tiếp xúc, được sửdụng thiết bị kĩ thuật và có thể cũng đã vấp phải những tình huống, vấn đề kĩthuật cần giải quyết Đó là động lực, là yếu tố thúc đẩy các em khao khát tìmhiểu kiến thức về khoa học, kĩ thuật, công nghệ,
Ví dụ: Nội dung môn Công nghệ 11 đề cập đến động cơ đốt trong dùngcho ôtô, động cơ đốt trong dùng cho xe máy, …
Với đặc điểm trên, trong quá trình dạy học, giáo viên phải biết vận dụngthực tiễn vào bài giảng, nên khai thác hiểu biết thực tiễn của học sinh; chỉ rõứng dụng thực tiễn của đối tượng; cần chỉ rõ vấn đề nghiên cứu nhằm giảiquyết nhiệm vụ gì trong thực tiễn và nhiệm vụ thực tiễn được giải quyết nhưthế nào
+ Tính tích hợp được thể hiện ở chỗ nội dung môn học hàm chứa nhữngphần tử kiến thức của nhiều môn học khác nhưng nó lại là một chỉnh thểthống nhất Nội dung môn học có liên quan nhiều đến kiến thức các môn họckhác như Toán, Vật lí, Hoá học,
Trang 35Ví dụ: Phần Động cơ đốt trong môn Công nghệ 11 có liên quan nhiềuđến kiến thức Vật lí và Hoá học.
Với những đặc điểm trên, trong quá trình dạy học, giáo viên nên làm rõ
cơ sở khoa học của hiện tượng, giải pháp, ; phân tích khả năng ứng dụng
* Kiến thức được thể hiện ở cả kênh chữ và kênh hình
Một trong những đặc điểm đặc thù của nội dung kiến thức môn Côngnghệ 11 là có nhiều kiến thức được thể hiện không chỉ ở trên kênh chữ màcòn ở cả trên kênh hình Thậm chí, có nhiều bài, mục mà nội dung kiến thứclại chủ yếu nằm ở kênh hình, còn kênh chữ chỉ làm nhiệm vụ minh họa, giảithích cho kênh hình mà thôi Ví dụ: Trong môn Công nghệ 11 bài 7 Hìnhchiếu phối cảnh, bài 11 Bản vẽ xây dựng, … là các bài có nội dung kiến thứckhông chỉ thể hiện ở kênh chữ mà còn ở cả kênh hình
Với đặc điểm này, giáo viên cần phải hiểu rõ được các hình vẽ, tranh vẽ,bản vẽ, sơ đồ, để khai thác, sử dụng có hiệu quả trong dạy học
Nắm vững các đặc điểm của môn học sẽ giúp giáo viên khi lựa chọn vàxác định cách dạy phù hợp, đạt hiệu quả cao Tuy nhiên, không phải nội dungkiến thức của chương, bài, mục nào thuộc chương trình môn Công nghệ 11cũng hàm chứa đủ các đặc điểm nêu trên Do vậy, khi chuẩn bị bài dạy, giáoviên cần nghiên cứu, phân tích nội dung bài dạy để xác định các đặc điểm nổibật, qua đó có cơ sở để lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học sao chothích hợp nhất và đạt hiệu quả cao nhất
2.1.3.3 Đặc điểm sách giáo khoa và điều kiện dạy học môn học
* Đặc điểm sách giáo khoa Công nghệ 11:
+ Sách giáo khoa Công nghệ 11 được biên soạn theo hướng bám sátmục tiêu đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực củahọc sinh, qua đó hình thành và phát triển phương pháp tự học, nâng cao nănglực tư duy độc lập, khả năng sáng tạo của học sinh, quan tâm đến lứa tuổi vàcác loại trình độ học tập của học sinh Các kiến thức được trình bày theo sựphát triển liên tục, nhất quán, hợp lí
Trang 36+ Các bài học được trình bày theo hướng: xác định rõ mục tiêu, cungcấp các dữ liệu – thông tin về điều kiện, quá trình kĩ thuật, cách thức tiếnhành, … và gợi ý về phương pháp xử lí thông tin Trong đó, mục tiêu các bàihọc trong sách giáo khoa được xác định ở các mức biết, hiểu, vận dụng (vớicác mục tiêu kiến thức); làm theo, làm được, chính xác hoá, … (với mục tiêu
kĩ năng); tiếp nhận, đáp ứng, đánh giá (đối với mục tiêu thái độ)
+ Cách trình bày phù hợp với lứa tuổi học sinh, thể hiện đặc trưng mônCông nghệ theo định hướng tổ chức cho học sinh quan sát, phát hiện, giảithích hiện tượng; đưa ra các phương án, so sánh, phân tích; rút ra kết luận vàtìm cách giải quyết
+ Sách giáo khoa Công nghệ 11 đã thực hiện được tư tưởng giảm tải:Nội dung sách giáo khoa không đi sâu vào mô tả cụ thể các bộ phận, chi tiết
mà chỉ dừng ở mức độ mô tả sơ đồ nguyên lý, sơ đồ khối, … không giải thíchnhiều về cơ sở khoa học mà chủ yếu nêu bản chất và ứng dụng của nó; đảmbảo tính liên môn để tránh trùng lặp nội dung hoặc thiếu kiến thức cơ sở cầnthiết; chỉ rõ trình tự (quy trình) của các quá trình công nghệ có trong chươngtrình
+ Sách giáo khoa Công nghệ 11 tăng tính hành dụng: Nội dung sáchgiáo khoa thể hiện ở việc tăng các bài thực hành kĩ thuật cho học sinh Thựchành có thể là sự vận dụng lí thuyết vào thực tế, là sự kiểm chứng lí thuyết, là
sự khởi đầu của các quá trình thiết kế kĩ thuật Riêng đối với các bài thựchành, do cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy học ở các trường trung họcphổ thông hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu nên sách giáo khoa đã trìnhbày hai phương án để các trường lựa chọn cách thực hiện cho phù hợp
+ Sách giáo khoa Công nghệ 11 thể hiện việc tăng tính hiện đại: Sáchgiáo khoa bổ sung thêm một số nội dung mới gồm: phương pháp chiếu gócthứ ba, hình chiếu phối cảnh, bản vẽ xây dựng, hệ thống vẽ trên máy tính, vậtliệu cơ khí, tự động hóa, người máy công nghiệp, máy phát điện, xe máy, tàuthuyền, …
Trang 37+ Sách giáo khoa Công nghệ 11 đặc biệt chú trọng về kênh hình Sốlượng hình vẽ nhiều, được lựa chọn cẩn thận, phù hợp với nội dung từng bài,loại trừ các chi tiết phức tạp, hướng sự chú ý của học sinh vào phần bản chất,
cơ bản nhất
* Điều kiện dạy học môn học:
+ Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường là điều kiện cần thiết tácđộng đến việc hình thành và phát triển năng lực của mỗi học sinh cũng nhưhình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách cần thiết cho họ
+ Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng nhằm tăng cường tính trựcquan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học Việc sử dụng các phương tiệndạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phương tiện dạy học và phươngpháp dạy học Việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trườngtrung học phổ thông cần được tăng cường Tuy nhiên, các phương tiện dạyhọc do giáo viên tự tạo luôn có ý nghĩa quan trọng cần được phát huy
+ Trong thực tế, có rất ít các nhà trường có phòng học bộ môn Côngnghệ Thiết bị dạy học trang bị cho môn Công nghệ chưa thuận lợi cho dạyhọc môn Công nghệ theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Cụ thểlà: Với bộ môn Công nghệ 11 được trang bị thiết bị dạy học gồm bộ tranh vẽmôn Công nghệ 11 gồm:
- Tranh vẽ: Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
- Tranh vẽ: Cấu tạo động cơ xăng 4 kì và động cơ 2 kì
- Tranh vẽ: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
- Tranh vẽ: Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát
- Tranh vẽ: Hệ thống truyền lực và bộ li hợp
- Tranh vẽ: Hộp số, truyền lực chính và bộ vi sai
Bên cạnh đó, nhiều trường có thể sử dụng các mô hình động cơ 2 kì và
4 kì được trang bị cho chương trình Kĩ thuật công nghiệp 11 trước đây để tăngkhả năng tiếp thu kiến thức của học sinh