Dạy học theo chủ đề giúp học sinh tập trung sựchú ý vào đối tượng, dễ dàng hiểu được các vấn đề giáo viên trình bày, định hướngtốt nội dung bài học, dễ tiếp thu thông tin, do đó có thể r
Trang 1VẬT LÍ 11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Trang 2Đà Nẵng, 2018
Trang 3ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn: TS PHÙNG VIỆT HẢI
Đà Nẵng, 2018
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tìnhcủa GV hướng dẫn và được phía nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, tôi đã có mộtquá trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành đề tài Kết quảthu được không chỉ do nỗ lực của riêng cá nhân tôi mà còn có sự giúp đỡ của quýthầy cô, gia đình và các bạn Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin đượcbày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Quý thầy cô trong khoa Vật lý – Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN đã tận tìnhdạy dỗ, giúp tôi trang bị những kiến thức cần thiết, quý báu
T.S Phùng Việt Hải – người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốtthời gian qua để tôi hoàn thành khóa luận của mình
Ban giám hiệu và quý thầy cô trường THPT Trần Phú đã giúp đỡ, tạo điều kiệncho tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm đồng thời và hoàn thiện đề tài của mình.Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã độngviên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong những tháng ngày tôi học tập tại trường Sư phạmcũng như thời gian tôi hoàn thành khóa luận này Mặc dù tôi đã cố gắng trong khảnăng và phạm vi cho phép của mình để hoàn thành khóa luận này nhưng không thểtránh khỏi những thiếu sót Tôi mong nhận được sự thông cảm và góp ý tận tình củaquý thầy cô và bạn bè
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà nẵng, tháng 04 năm 2018 Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thị Bích Ngọc
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN I
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT IV
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH V DANH MỤC BẢNG BIỂU VI
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ 4
1.1 Dạy học theo chủ đề 4
1.1.1 Khái niệm dạy học theo chủ đề 4
1.1.2 Ưu điểm của dạy học theo chủ đề 4
1.1.3 Đặc trưng của dạy học theo chủ đề 6
1.1.4 Các bước chuẩn bị và thực hiện dạy học theo chủ đề 9
1.1.5 Các phương pháp và kĩ thuật dạy học trong dạy học chủ đề 13
1.2 Năng lực tự học 14
1.2.1 Năng lực 14
1.2.1.1 Khái niệm về năng lực 14
1.2.1.2 Năng lực tự học cần hình thành của HS Việt Nam theo chương trình giáo dục phổ thông mới 15
1.2.1.3 Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội cần hình thành của học sinh Việt Nam theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới 18
1.2.2 Tự học 21
1.2.2.1 Quan niệm về tự học 21
1.2.2.2 Vị trí, vai trò của tự học 24
1.2.2.3 Những thành tố cơ bản của tự học 25
Trang 61.2.3 Năng lực tự học 35
1.2.3.1 Khái niệm 35
1.2.3.2 Tiêu chí đánh giá năng lực tự học trong dạy học vật lí 35
1.2.3.3 Biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh 38
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG” – VẬT LÍ 11 41
2.1 Đề xuất quy trình thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề 41
2.2 Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề “Khúc xạ ánh sáng” 41
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 62
3.1 Mục tiêu của thực nghiệm sư phạm 62
3.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 62
3.3 Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm sư phạm 62
3.4 Đánh giá thực nghiệm sư phạm 62
3.4.1 Các bước tiến hành 62
3.4.2 Phân tích diễn biến quá trình thực nghiệm 62
3.4.3 Đánh giá định tính 68
3.4.4 Đánh giá định lượng 69
3.4.5 Đánh giá chung sau quá trình thực nghiệm sư phạm 76
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 80
Trang 7DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
Câu hỏi khái quát : CHKQ
Công nghệ thông tin : CNTT
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2 1 Quy trình thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề 41
Hình 2 2 Mạch phát triển nội dung cho chủ đề 42
Hình 3 1 Đường truyền của tia sáng đi từ môi trường nước ra không khí trong video thí nghiệm 63
Hình 3 2 HS thực hiện thí nghiệm dưới s ự hướng dẫn c ủa GV 64
Hình 3 3 GV nhận xét kết quả báo cáo của HS 65
Hình 3 4 Các nhóm cùng nhau thực hiện TN điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần 66 Hình 3 5 Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả thí nghiệm 66
Hình 3 6 GV chốt lại các kiến thức c ần ghi nhớ 67
Hình 3 7 HS thuyết trình về ứng dụng cáp quang 67
Hình 3 8 HS giải thích hiện tượng ảo ảnh trên sa mạc 68
Hình 3 9 GV giải thích nguyên lí hoạt động của sợi quang 68
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 1 Năng lực tự chủ và tự học cần hình thành của HS Việt Nam theo chương
trình giáo dục phổ thông mới 15
Bảng 1 2 Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội cần hình thành của học sinh Việt Nam theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới 18
Bảng 2 1 Chuỗi hoạt động dạy học và thời gian dự kiến 42
Bảng 2 2 Ma trận câu hỏi kiểm tra, đánh giá kiến thức và năng lực 50
Bảng 2 3 Đánh giá kĩ năng thái độ làm việc nhóm 51
Bảng 3 1 Mức độ mong muốn của HS về những cách học kiến thức mới trong bộ môn Vật lí 70
Bảng 3 2 Mức độ ho ạt động của HS khi học chủ đề “Khúc xạ ánh sáng” 71
Bảng 3 3 Mức độ thực hiện các kĩ năng của HS sau khi học chủ đề “Khúc xạ ánh sáng” 73
Bảng 3 4 Mức độ hứng thú của HS khi học chủ đề “Khúc xạ ánh sáng” 75
Bảng 3 5 Mức độ mong muốn của HS khi các kiến thức Vật lí 11 sẽ được dạy theo chủ đề 76
Trang 10sự phát triển của thời đại, thì hệ thống giáo dục cần được xây dựng ngày càng toàn
diện hơn Luật giáo dục năm 2005, tại khoản 2 điều 28 quy định: “Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” [8].
Cần khẳng định rằng, mục tiêu giáo dục hiện nay của chúng ta đã bắt đầu chuyểnhướng sang chú trọng tới định hướng phát triển năng lực học sinh
Thế nhưng, thực tế ở nhiều trường phổ thông hiện nay vẫn sử dụng phương phápdạy học truyền thống theo kiểu “thầy đọc trò chép” và học sinh rất thụ động Giáoviên chưa phải là người định hướng cho học sinh tự học, tự thể hiện kiến thức mìnhtìm hiểu được Phương pháp này làm cho học sinh không phát huy được tính sángtạo, năng lực tự nghiên cứu của mình và rất nặng nề trong việc phải ghi nhớ mộtcách máy móc Ngoài ra, chất lượng dạy và học không đảm bảo do tính giới hạnđịnh lượng nội dung sách giáo khoa, thời lượng dạy một tiết học bị hạn chế mà nhucầu cập nhật kiến thức của học sinh ngày càng cao
Để đáp ứng được nhu cầu trên, giáo viên cần phải có những phương pháp giảngdạy hiệu quả và tối ưu nhất, phù hợp mục tiêu bài học, phải biết cách định hướngcho học sinh tự học, tự tìm tòi kiến thức, phải hiểu được thực chất của dạy học làgiúp đỡ người học tự học, tự nghiên cứu, tự điều chỉnh Vì vậy chúng ta cần tìm rahướng đi mới trong dạy học Dạy học theo chủ đề với những ưu điểm so với dạy họctruyền thống có thể giải quyết những vấn đề trên chính là bước đổi mới phù hợp
Trang 11cho chương trình dạy học hiện nay Dạy học theo chủ đề giúp học sinh tập trung sựchú ý vào đối tượng, dễ dàng hiểu được các vấn đề giáo viên trình bày, định hướngtốt nội dung bài học, dễ tiếp thu thông tin, do đó có thể rút ngắn được thời gian trìnhbày của giáo viên.
Theo đó, chương VI “Khúc xạ ánh sáng” – Vật lí 11 gồm các tiết: Tiết 1- Khúc
xạ ánh sáng; Tiết 2- Bài tập; Tiết 3- Phản xạ toàn phần; Tiết 4- Bài tập Với cáchtiếp cận với từng đơn vị kiến thức học sinh đạt được kĩ năng làm bài tốt nhưng khảnăng tổng hợp chuỗi kiến thức chưa tốt Đặc biệt là hứng thú với việc nghiên cứukhông cao
Từ những lí do trên với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộmôn Vật lí ở trường THPT, tôi đã chọn đề tài “ Thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ
đề “Khúc xạ ánh sáng”- Vật lí 11”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng tiến trình dạy học chủ đề “ Khúc xạ ánh sáng”
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của tiến trình dạy học
đã soạn thảo đối với việc lĩnh hội kiến thức mới và phát triển năng lực tự học của họcsinh Từ đó, tiến hành bổ sung và sửa đổi tiến trình dạy học cho phù hợp
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học theo chủ đề
- Phân tích mục tiêu, nội dung, cấu trúc, chuẩn kiến thức kĩ năng phần “Khúc xạ
ánh sáng” – Vật lý 11 và tài liệu liên quan làm cơ sở để tổ chức hoạt động dạy học.
- Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học theo tiến trình đã xây dựng chủ đề “Khúc
xạ ánh sáng”
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá khả thi của tiến trình dạy học đãsoạn thảo đối với việc lĩnh hội kiến thức mới và phát triển năng lực tự học của học sinh
Từ đó, tiến hành bổ sung và sửa đổi tiến trình dạy học cho phù hợp
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Hoạt động dạy học chủ đề “Khúc xạ ánh sáng”- Vật lí 11 theohướng phát triển năng lực tự học của học sinh
- Phạm vi nghiên cứu:
Trang 12+ Địa bàn thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Trần Phú, TP Đà Nẵng.
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên Vật lý 11, một
số sách tham khảo, các tài liệu lý luận dạy học, phương pháp giảng dạy Vật lý ở trườngtrung học phổ thông
- Nghiên cứu và nắm vững mục tiêu chung trong giáo dục, mục tiêu giáo dục củamôn Vật lý ở trường phổ thông hiện nay
- Nghiên cứu sách, tài liệu, tạp chí giáo dục về vấn đề tự học, đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới
- Nghiên cứu tài liệu liên quan trên internet
5.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành giảng dạy các tiến trình đã xây dựng
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng của học sinh để lấy số liệu về kết quả nghiêncứu, từ đó rút ra kết luận của đề tài, và đưa ra những chỉnh lý, đề xuất hướng áp dụng vàothực tiễn, mở rộng kết quả nghiên cứu
- Phát phiếu điều tra để hỏi ý kiến của các giáo viên khác về tiến trình dạy học
5.3 Phương pháp thống kê toán học
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý số liệu và trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm
Trang 13NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
1.1 Dạy học theo chủ đề
1.1.1 Khái niệm dạy học theo chủ đề [10]
Dạy học theo chủ đề (themses based leraning) là hình thức tìm tòi những khái
niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tươngđồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đếntrong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợpnhững nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thànhnội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể
tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn
1.1.2 Ưu điểm của dạy học theo chủ đề [4], [7]
Dạy học theo cách tiếp cận truyền
Dạy học theo chủ đề thống hiện nay
1 Tiến trình giải quyết vấn đề tuân theo 1 Các nhiệm vụ học tập được giao, HSchiến lược giải quyết vấn đề trong sách quyết định chiến lược học tập với sự chủkhoa học vật lý: logic, chặt chẽ, khoa động hổ trợ, hợp tác của GV (HS làhọc… do GV (SGK) áp đặt (GV là trung trung tâm)
Trang 144 Dạy theo từng bài riêng lẽ với một
thời lượng cố định
5 Kiến thức thu được rời rạc, hoặc chỉ
có mối liên hệ tuyến tính (một chiều theo thiết
kế chương trình học)
6 Trình độ nhận thức sau quá trình học
tập thường theo trình tự và thường dừng lại ở
trình độ biết, hiểu và vận dụng (giải bài tập)
7 Kết thức một chương học, HS không
có một tổng thể kiến thức mới mà có kiến thức
từng phần riêng biệt hoặc có hệ thống kiến
thức liên hệ tuyến tính theo trật tự các bài học
8 Kiến thức còn xa rời thực tiễn mà
người học đang sống do sự chậm cập nhật của
nội dung SGK
9 Kiến thức thu được sau khi học
thường là hạn hẹp trong chương trình, nội
dung học
10 Không thể hướng tới nhiều mục tiêu
nhân văn quan trọng như: rèn luyện các
kĩ năng sống và làm việc: giao tiếp, hợp
tác, quản lí, điều hành, ra quyết định…
4 Dạy theo một chủ đề thống nhất được
tổ chức lại theo hướng tích hợp từ mộtphần trong chương trình học
5 Kiến thức thu được là các khái niệmtrong một mối liên hệ mạng lưới vớinhau
6 Trình độ nhận thức có thể đạt được ởmức độ cáo: Phân tích, tổng hợp, đánhgiá
7 Kết thúc một chủ đề HS có một tổngthể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ vàkhác với nội dung trong SGK
8 Kiến thức gần gũi với thực tiễn mà
HS đang sống do yêu cầu cập nhật thôngtin khi thực hiện chủ đề
9 Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ
đề thường vượt ra ngoài khuôn khổ nộidung cần học do quá trình tìm kiếm, xử líthông tin ngoài nguồn tài liệu chính thứccủa HS
10 Có thể hướng tới, bồi dưỡng các kĩnăng làm việc với các thông tin, giaotiếp, ngôn ngữ, hợp tác
Trang 151.1.3 Đặc trưng của dạy học theo chủ đề
a Mục tiêu của dạy học theo chủ đề:
Dạy học theo chủ đề cũng như các mô hình dạy học tích cực khác đều nhằm đápứng những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học và qua đó cũng thực hiện đầy
đủ các mục tiêu giáo dục môn học trong giai đoạn hiện nay Ngoài ra cũng như cácchiến lược dạy học hiện đại khác, dạy học theo chủ đề còn đặt mối quan tâm nhiềuhơn đến sự phát triển của HS có các phong cách học tập khác nhau, quan tâm đến sựchuẩn bị cho HS đương đầu một cách thành công với sự phát triển không ngừng củathực tiễn Do đó, dạy học chủ đề còn hướng đến các mục tiêu tích cực khác:
- Phát triển hiểu biết về tiến trình khoa học và rèn luyện các kỹ năng của một tiếntrình khoa học
- Phát triển tư duy bậc cao, nhằm phát triển khả năng suy luận, tổ chức kiến thức
và tiếp nhận thông tin một cách chọn lọc, có phê phán
- Rèn luyện các kỹ năng sống và làm việc của con người trong thời đại ngày nay:giao tiếp, hợp tác, quản lí, tự quyết định, tự đánh giá, tự điều chỉnh, …
- Chú trọng mục tiêu phát triển nhân cách đa dạng của cá nhân hơn là việc đạt tới các mục tiêu chung, cứng nhắc, bắt buộc, khuôn mẫu, áp đặt
b Vai trò của GV
Dạy: dạy cho mọi người biết cách tự học, tự nghiên cứu, tự đào tạo Trong dạyhọc theo chủ đề, GV tổ chức và hướng dẫn quá trình dạy- tự học Thầy không còn lànơi độc quyền cung cấp kiến thức cho người học mà thầy luôn tạo ra cơ hội chophép người học tự do theo đuổi những tư tưởng, khái niệm, kỹ năng, dưới sự tư vấncủa thầy và thầy là người luôn tin cậy và tôn trọng họ, dạy họ cách tìm ra chân lí.Thầy không nhất thiết phải dạy toàn bộ nội dung trên lớp mà cố gắng khai tháctối đa kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng sẵn có của HS, giúp họ tự mình lĩnh hội kiếnthức Ngoài ra, GV trong chiến lược dạy học này không phải là người quyết địnhtoàn bộ chiến lược học tập của HS, vì nhiều nhiệm vụ học tập được giao cho HS mà
HS phải tự quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ đó Trong dạy học theo chủ đề,
HS giữ vị trí trung tâm, nhưng không vì thế mà vai trò của GV bị giảm sút, nó chỉthay đổi ý nghĩa: GV trở thành người cộng tác, tổ chức, hướng dẫn HS, là ngườitrọng tài sáng suốt giúp HS xác định được chân lí, phát triển nhân cách và biết mình
Trang 16c Vai trò của HS
Học: tự học, tự nghiên cứu, tự đào tạo
Người học là một chủ thể tích cực, chủ động tự mình tìm ra kiến thức bằng hànhđộng của chính mình, tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, học bạn, học thầy,học mọi người Trong dạy học theo chủ đề cũng như các chiến lược dạy học tích cựckhác, quan niệm “lấy người học làm trung tâm” không chỉ thể hiện ở chỗ họ đượcquan tâm, giúp đỡ, được tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc học tập, phát triển màcòn thể hiện ở chỗ: HS được quyết định một phần (hay toàn bộ) chiến lược học tập,đồng thời HS cũng phải chịu trách nhiệm một phần với kết quả học tập của mình(trách nhiệm với sự phát triển hiểu biết, phát triển của chính mình)
d Nội dung trong dạy học chủ đề
Ở cấp THPT, môn Vật lý được chia thành các chủ đề lớn như: Cơ học, Nhiệt học,Điện – Từ học, Quang học,… Trong đó nội dung được sắp xếp theo một trật tự tuyến tínhđảm bảo những nguyên tắc chung: tính hệ thống, tính khoa học, tính sư phạm,… bỏ quatrật tự thời gian và tính cá nhân (tác giả) của kiến thức làm cho hiệu quả học tập cao hơn.Tuy nhiên, xu hướng tích hợp ngày càng cao làm cho chương trình, nội dung học và cáchhọc của chúng ta ngày càng nặng tính lý thuyết, hàn lâm và xa rời thực tiễn mà người họcđang sống, xa rời nhu cầu của đa số người học tạo nên áp lực ngày càng nặng nề, đồngthời nó còn tạo ra tiền đề vững chắc cho sự duy trì kiểu dạy học truyền thống đang ngàytiến triển theo hướng tiêu cực như hiện nay
Tổ chức lại nội dung học vấn phổ thông theo hướng tích hợp là yêu cầu kháchquan và hiện nay đã trở thành xu thế Trong phạm vi một môn khoa học như mônVật lý chẳng hạn, tích hợp giúp tinh giản kiến thức, giúp cho kiến thức có tính thựctiễn và tính công cụ mạnh hơn vì thế hữu dụng và vững chắc hơn Tích hợp là mộtgiải pháp thích hợp đã được thực tế giáo dục ở nhiều nước khẳng định để giải quyếtmâu thuẫn giữa sự bùng nổ thông tin, yêu cầu của thực tiễn với thời gian giáo dục
và khả năng nhận thức có hạn của HS Tích hợp giúp rút ngắn khoảng cách giữa học
và hành, giữa lý thuyết và thực tiễn Tích hợp là xu thế tất yếu để đổi mới nội dung
và phương pháp dạy khoa học trong nhà trường phổ thông Việt Nam chúng ta phảicần quan tâm thích đáng
Trang 17e Phương pháp dạy học
Dạy học theo chủ đề và nhiều mô hình dạy học tích cực khác đều đặt trọng tâmphát triển tư duy cho HS Chính vì thế dạy học phải chú trọng đến các phương pháptạo cơ hội, tạo điều kiện cho người học tích cực, chủ động, đặc biệt là quan điểmkiến tạo trong dạy học, còn quá trình học là quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễntrên cơ sở kiến thức được học (Học thuyết kiến tạo cho rằng: mọi người, không phânbiệt lứa tuổi, học tốt nhất bằng cách: thu thập thông tin mới, suy nghĩ về nó, và làmviệc theo nhiều cách khác nhau Những hướng dẫn trực tiếp được giảm tối thiểu,thay vào đó là tạo cơ hội cho người học thăm dò, thí nghiệm, chia sẻ ý kiến Tạo cơhội và cung cấp các tài liệu khác nhau để HS xây dựng hiểu biết của mình) Trong
mô hình dạy học này và nhiều mô hình dạy học tích cực khác, người ta không dànhnhiều thời gian cho việc cung cấp kiến thức mà thời gian học chủ yếu dành cho việcgiải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ học tập của các nhóm HS Kiến thức mới
có thể được cung cấp một cách đúng lúc trong quá trình HS giải quyết vấn đề thựctiễn được giao, hoặc được giới thiệu trong một khoảng thời gian ngắn thích hợp theocách dạy truyền thống trước khi HS giải quyết vấn đề, hoặc thông qua tài liệu hỗ trợ
do GV cung cấp, chỉ dẫn Nói cách khác, các mô hình dạy học tích cực phổ biếnhiện nay thường ưu tiên việc sử dụng kiến thức (thông tin) vào giải quyết vấn đềthực tiễn đặt ra, HS học được tiến trình khoa học và kỹ năng tiến trình khoa học từviệc giải quyết vấn đề chứ không phải từ việc tham gia xây dựng kiến thức như quanniệm dạy học truyền thống quen thuộc
f Hình thức tổ chức dạy học
Dạy học theo chủ đề vẫn là sự kết hợp cách tổ chức học theo lớp truyền thống vớihọc theo nhóm hợp tác, nhưng chủ yếu là theo nhóm Dạy học theo nhóm với đặctrưng là HS hợp tác, cùng nhau “khám phá” lại tri thức của nhân loại, HS có cơ hộichia sẻ những suy nghĩ của mình với bạn học; với phương thức học thầy, học bạn sẽphát huy tính năng động, tư duy sáng tạo của HS, đồng thời khắc phục được hoạtđộng độc diễn của thầy trong lớp đông HS Không gian học không bó hẹp trong lớphọc mà mở ra ngoài thực tiễn (cả không gian ảo: thế giới online) Thời gian học mộtchủ đề không nhất thiết trong một, hai tiết học mà có thể kéo dài trong một, vài tuầntùy ý nghĩa, mức độ quan trọng và khó khăn của chủ đề
Trang 18g Phương tiện dạy học
Sử dụng kết hợp các phương tiện dạy học như: phấn, bảng, thiết bị, dụng cụ thínghiệm, máy vi tính, máy chiếu, băng hình, các phần mềm hỗ trợ dạy học,… haynhững vật dụng trong cuộc sống hàng ngày đáp ứng được yêu cầu về mặt dạy học.Tích hợp công nghệ vào dạy và học, các nguồn thông tin và phương tiện hỗ trợkhai thác, xử lý, lưu giữ, chuyển tải thông tin được coi là phương tiện dạy và họcđặc biệt và quan trọng của các mô hình dạy học hiện đại (đây cũng là những kỹnăng cơ bản, cần thiết cho sự thành công của tất cả mọi người sống và làm việctrong thế kỷ XXI mà HS cần được rèn luyện ngay trong nhà trường phổ thông)
h Kiểm tra đánh giá
Kết hợp giữa kiểu đánh giá cuối cùng theo kiểu dạy học truyền thống (các mụctiêu truyền thống của chương trình học) với đánh giá quá trình (đánh giá chất lượng
và hiệu quả công việc của HS trong quá trình làm việc theo nhóm qua các phiếu họctập thông qua đó đánh giá quá trình phát triển của HS: đánh giá các mục tiêu nhânvăn của chương trình học)
Kết hợp đánh giá của GV và tự đánh giá của HS
1.1.4 Các bước chuẩn bị và thực hiện dạy học theo chủ đề
a Chọn nội dung có thể tổ chức theo dạy học theo chủ đề.
Không phải tất cả nội dung trong chương trình học hiện nay của chúng ta đều cóthể phù hợp với kiểu dạy học chủ đề Cách làm là tùy theo từng phần nội dung, đốichiếu nó với mục tiêu của dạy học theo chủ đề, nếu có sự phù hợp thì có thể tổ chứclại nội dung cho phù hợp với dạy học theo chủ đề
b Tổ chức lại nội dung học phù hợp với dạy học theo chủ đề.
Dạy học theo chủ đề có mục tiêu quan trọng là hướng tới phát triển tư duy bậccao thể hiện ở việc yêu cầu HS trả lời những câu hỏi có mức độ khái quát nhất định,
mà để trả lời được những câu hỏi đó kiến thức phải được tổ chức sao cho thuận lợicho quá trình học tập Việc tổ chức lại nội dung học có thể dẫn đến sự xóa nhòaranh giới giữa các bài trong chương trình học được biên soạn như hiện nay
c Xây dựng bộ câu hỏi định hướng.
Sau khi chọn được nội dung trong chương trình phù hợp với mục tiêu dạy họctheo chủ đề và tổ chức lại hệ thống kiến thức của chủ đề học tập GV bắt đầu xây
Trang 19quan trọng của dạy học theo chủ đề, các câu hỏi này sẽ là kim chỉ nam dẫn dắt nộidung và phương pháp cho toàn bộ chủ đề học tập Bộ câu hỏi định hướng bao gồm:CHKQ, CHND và CHBH.
d Thiết kế tài liệu hỗ trợ
Dạy học chủ đề đặt quan tâm chủ yếu đến việc sử dụng kiến thức vào thực hiệncác nhiệm vụ học tập để lĩnh hội hệ thống kiến thức có sự tích hợp cao, tinh giản và
có tính công cụ cao, đồng thời hướng tới nhiều mục tiêu giáo dục tích cực khác(mục tiêu “tự học”) Do đó, GV không dạy toàn bộ nội dung học mà HS phải tự tìmhiểu qua SGK, tài liệu, sách báo,… GV có thể tạo ra các tài liệu hỗ trợ hoặc công cụ
tổ chức để hướng dẫn học tập cho HS, giúp HS tránh đi quá xa so với câu hỏi đặt rakhi tìm thấy “sự thật” về một vấn đề nào đó Các tài liệu hỗ trợ nên được sử dụngnhư một cơ cấu tạm thời để giúp HS hiểu về một quá trình hoặc một khái niệm Đầutiên HS sẽ sử dụng các tài liệu hỗ trợ do GV cung cấp Sau đó các em có thể chỉnhsửa các tài liệu này cho phù hợp với nhu cầu của mình và cuối cùng sẽ học cách tựtạo ra tài liệu hỗ trợ cho riêng mình để có thể trở thành một người học độc lập Cáctài liệu hỗ trợ có thể giúp đỡ cho HS và cả GV trong quá trình thực hiện chủ đề Cáctài liệu này bao gồm:
- Tài liệu hỗ trợ cho HS: Tuỳ theo từng chủ đề cụ thể mà GV cung cấp cho HScác tài liệu hỗ trợ như: tài liệu hoặc các nguồn tư liệu do GV cung cấp, các công cụ tựđánh giá bản thân, thiết kế các Website hỗ trợ dạy học, hướng dẫn HS tìm tài liệu trênmạng
(cung cấp cho HS các địa chỉ Website), tìm tài liệu trong các sách báo ở thư viện,nhà sách, …
Trong tài liệu hỗ trợ HS, thì bài trình bày nội dung tổng quan về chủ đề học tập
có vai trò quan trọng, giúp HS hình dung sơ bộ nội dung của cả chủ đề, định hướngcho HS tự đọc tài liệu giúp HS không bị áp lực của việc tự đọc sách, tìm kiếm thôngtin
- Bộ công cụ đánh giá: đó là những tiêu chí đưa ra giúp GV và HS đánh giá việcthực hiện các nhiệm vụ học tập của HS một cách tương đối chính xác, khách quan vàcông bằng Kết quả đánh giá sẽ được thể hiện qua điểm số đạt được tương ứng với cácyêu cầu, tiêu chí đặt ra đối với các nhiệm vụ học tập Các tiêu chí được đưa ra trước khi
Trang 20GV và HS sẽ điểm lại các tiêu chí này để cùng đánh giá kết quả mà HS đã thực hiện Bộ công cụ đánh giá bao gồm:
- Bộ công cụ để quan sát, kiểm soát được quá trình học tập của HS có thể gồmcác loại sau: phiếu giao nhiệm vụ, phiếu theo dõi quá trình thảo luận các CHND, CHBH,phiếu theo dõi kiểm tra, đánh giá quá trình học tập, thảo luận nhóm Các phiếu này đượcthiết kế thích hợp cho từng nhiệm vụ học tập và với các chủ đề khác nhau bộ phiếu này
có thể khác nhau tùy theo quan niệm của GV và các điều kiện có thể của quá trình họctập
- Bộ công cụ để đánh giá kết quả học tập theo chủ đề của HS bao gồm: các bàikiểm tra nhỏ sau mỗi buổi học để GV kịp thời nắm bắt được kết quả học tập của HS vàbài kiểm tra đánh giá tổng hợp cuối chủ đề
- Kế hoạch bài dạy: giúp GV định hình được toàn bộ công việc phải làm Trong
kế hoạch bài dạy, GV trình bày về bộ câu hỏi định hướng cho chủ đề học tập và nêu rõvai trò của HS khi tham gia vào chủ đề Đồng thời liệt kê được các trợ giúp cần thiết khi
e Tiến trình dạy học cụ thể cho chủ đề học tập
Bước 1: Giới thiệu tổng quan về chủ đề học tập
Để chuẩn bị tốt cho chủ đề học tập, GV cần hệ thống toàn bộ nội dung kiến thức,cho HS thấy được tổng quan về chủ đề học tập của mình Giới thiệu tổng quan vềchủ đề học tập trước khi bước vào nghiên cứu nó là việc cần phải làm để kích thích
Trang 21tính tò mò, sự ham hiểu biết của HS, giúp HS hiểu được ý nghĩa, nội dung cơ bảncủa chủ đề, nắm được sơ bộ mối quan hệ tất yếu giữa các phần nội dung khác nhaucủa chủ đề Nắm được tổng quan về chủ đề học tập giúp HS định hướng sự tự học,
tự đọc sách, tự tìm kiếm thông tin, giúp HS vượt qua những áp lực tâm lí khi phải tựđọc, tự học
Bước 2: GV nêu bộ câu hỏi định hướng cho việc dạy và học chủ đề nhằm địnhhướng và tạo hứng thú học tập và làm việc cho HS Tiếp theo, hướng dẫn HS tự tìmhiểu nội dung học qua các tài liệu hỗ trợ bằng cách giao các nhiệm vụ học tập cho
HS, thể hiện cụ thể qua các phiếu giao việc và giao cho từng nhóm HS, yêu cầu cácnhóm phân công công việc cho từng thành viên Đồng thời giới thiệu bộ công cụđánh giá để HS có thể định hướng các công việc mà mình cần phải làm Nêu bộ câuhỏi định hướng
Bước 3: Lớp học thường được chia thành các nhóm nhỏ cùng nhau làm việcthảo luận, suy luận, tranh luận với tinh thần tập thể cao để trả lời các CHND tươngứng với từng CHBH, và trả lời CHBH Cụ thể: Tổ chức quá trình học tập trên lớp
- Mỗi HS báo cáo lại thông tin mình thu thập được về nhiệm vụ được giao và trình bày kết quả thu nhận của mình trước nhóm học tập
- Sau đó cả nhóm thảo luận, so sánh, sắp xếp, phân loại thông tin và cùng nhausuy luận, tranh luận, phân tích, đánh giá để xây dựng các câu trả lời cho các nhiệm vụđược giao
- Các nhóm trình bày câu trả lời của nhóm mình trước lớp để các nhóm khác bổ sung, điều chỉnh, chất vấn, đánh giá
- Cuối cùng, GV chính thống hoá thông tin HS thu được và cả những suy luậnxác đáng của họ thành kiến thức mới bằng một bài trình chiếu và có khi phải thực hiệnmột vài thí nghiệm nếu cần thiết
- Sau mỗi CHBH, HS sẽ làm bài kiểm tra nhỏ để GV kịp thời nắm bắt được khảnăng lĩnh hội kiến thức của các em Cuối chủ đề có một bài kiểm tra đánh giá tổng hợp
Bước 4: Các công việc mà HS thực hiện trong quá trình học tập được đánh giábằng bộ công cụ đánh giá mà GV đã giới thiệu từ đầu chủ đề Đánh giá tổng hợpcủa GV
Trang 22- Đánh giá thông qua các phiếu được thiết kế thích hợp cho từng nhiệm vụ họctập, phiếu theo dõi, kiểm tra, đánh giá của các nhóm trưởng và qua sự quan sát sư phạmcủa GV trên lớp.
- Đánh giá qua các bài kiểm tra nhỏ sau mỗi buổi học và bài kiểm tra đánh giátổng hợp cuối chủ đề GV tập hợp các phiếu học tập và đánh giá để tiến hành đánh giácho điểm quá trình cho từng cá nhân và nhóm HS Kết quả đánh giá quá trình được tínhvào điểm kiểm tra miệng hay 15 phút tuỳ theo chủ đề học tập và theo phân phối chươngtrình của bộ Kết quả học tập của một chủ đề có được sau quá trình HS tham gia trả lờicác câu hỏi từ cụ thể đến khái quát bằng cách sử dụng tư duy phân tích, tổng hợp, là mộttổng thể kiến thức mới Tổng thể kiến thức này thường không giống với trật tự nội dungkiến thức trình bày trong SGK và sẽ khác nhau ở những HS khác nhau tùy vào khả năng
tư duy của các em HS sau khi học chủ đề sẽ trả lời được nhiều câu hỏi từ cụ thể đến cáccâu hỏi có mức khái quát khác nhau Qua đó HS được phát triển tư duy bậc cao đồng thờitừng bước HS được rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu giải quyết vấn đề
1.1.5 Các phương pháp và kĩ thuật dạy học trong dạy học chủ đề
- Dạy học giải quyết vấn đề: Nội dung cơ bản của phương pháp này là giáo viênđặt ra trước học sinh một vấn đề học tập cần giải quyết dưới dạng một bài toán có vấn đề,dẫn dắt học sinh tiếp nhận được mâu thuẫn của bài toán và chuyển mâu thuẫn này thànhmâu thuẫn nội tâm, đặt học sinh vào trạng thái tâm lí có nhu cầu và sẵn sàng giải quyếtmâu thuẫn Trạng thái này gọi là tình huống có vấn đề Sau đó, với sự giúp đỡ của giáoviên, học sinh tự lực nghiên cứu giải quyết vấn đề đã được
đặt ra, tức là đã phát hiện được kiến thức mới và vận dụng được kiến thức này
- Dạy học theo nhóm: là một hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tíchcực, tự lực của HS Do đó, khi tổ chức dạy học theo nhóm, ta lấy HS làm trung tâm tiếpcận từ việc dạy học cho tới việc học vì hiệu quả thực tế của người học Sự tác động giữa
ba thành tố: GV, HS và tri thức được diễn ra trong môi trường hoạt động nhóm
13
Trang 231.2 Năng lực tự học
1.2.1 Năng lực
1.2.1.1 Khái niệm về năng lực [5]
Có rất nhiều định nghĩa về năng lực và khái niệm này đang thu hút sự quan tâmcủa rất nhiều nhà nghiên cứu Theo cách hiểu thông thường, năng lực là sự kết hợpcủa tư duy, kĩ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được củamột cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành công nhiệm vụ Mức độ và chất lượnghoàn thành công việc sẽ phản ứng mức độ năng lực của người đó Chính vì thế,thuật ngữ “năng lực” khó mà định nghĩa được một cách chính xác Năng lực haykhả năng, kĩ năng trong tiếng Việt có thể xem tương đương với các thuật ngữ
“competence”, “ability”, “capability”, … trong tiếng Anh
Do các nhiệm vụ cần phải giải quyết trong cuộc sống cũng như công việc và họctập hàng ngày là các nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự kết hợp của các thành tố phức hợp
về tư duy, cảm xúc, thái độ, kĩ năng vì thế có thể nói năng lực của một cá nhân là hệthống các khả năng và sự thành thạo giúp cho người đó hoàn thành một công việchay yêu cầu trong những tình huống học tập, công việc, hay nói một cách khác nănglực là “khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và sự đam
mê để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng củacuộc sống”
Ở một nghiên cứu khác về phương pháp dạy học tích hợp, Nguyễn Anh Tuấn(Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh) đã nêu một cách khá kháiquát rằng năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tốnhư tri thức, kỹ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm.Như vậy, cho dù là khó định nghĩa năng lực một cách chính xác nhất nhưng các nhànghiên cứu của Việt Nam và thế giới đã có cách hiểu tương tự nhau về khái niệmnày
Tựu chung lại, năng lực được coi là sự kết hợp của các khả năng, phẩm chất, thái
độ của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện một nhiệm vụ có hiệu quả
Trang 241.2.1.2 Năng lực tự học cần hình thành của HS Việt Nam theo chương trình giáo dục phổ thông mới [1]
Bảng 1 1 Năng lực tự chủ và tự học cần hình thành của HS Việt Nam theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông
1 Năng lực tự chủ và tự học
1.1 Tự lực Tự làm được những việc của Biết chủ động, tích cực thực hiện những Biết giúp đỡ người sống ỷ lại vươn lên để
mình ở nhà và ở trường theo công việc của bản thân trong học tập và có lối sống tự lực
sự phân công, hướng dẫn trong cuộc sống; không đồng tình với
những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại
1.2 Tự khẳng định Có ý thức về quyền và mong Hiểu biết về quyền, nhu cầu cá nhân; Biết khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu
và bảo vệ quyền, muốn của bản thân; bước đầu biết phân biệt quyền, nhu cầu chính cá nhân phù hợp với đạo đức và pháp luật.nhu cầu chính biết cách trình bày và thực đáng và không chính đáng
đáng hiện một số quyền lợi và nhu
cầu chính đáng
1.3 Tự kiểm soát - Nhận biết và bày tỏ được - Nhận biết tình cảm, cảm xúc của bản - Đánh giá được những ưu điểm và hạntình cảm, thái độ, tình cảm, cảm xúc của bản thân và hiểu được ảnh hưởng của tình chế về tình cảm, cảm xúc của bản thân; tựhành vi của mình thân; biết chia sẻ tình cảm, cảm, cảm xúc đến hành vi tin, lạc quan
cảm xúc của bản thân với - Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có - Biết tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hànhngười khác hành vi phù hợp trong học tập và đời vi của bản thân; luôn bình tĩnh và có cách
- Hòa nhã với mọi người; sống; không đua đòi ăn diện lãng phí, cư xử đúng
Trang 25Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông
không nói hoặc làm những nghịch ngợm, càn quấy; không làm - Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượtđiều xúc phạm người khác những việc xấu qua thử thách trong học tập và đời sống
- Thực hiện đúng kế hoạch học - Biết thực hiện kiên trì kế hoạch học - Biết tránh các tệ nạn xã hội
tập, lao động; không mải chơi, tập, lao động
làm ảnh hưởng đến việc họchành và các việc khác
1.4 Tự định hướng - Bộc lộ được sở thích, khả - Nhận thức được sở thích, khả năng - Nhận thức được cá tính và giá trị sống
- Biết tên, hoạt động chính - Hiểu được vai trò của các hoạt động - Nắm được những thông tin chính về thị
và vai trò của một số nghề kinh tế trong đời sống xã hội trường lao động, về yêu cầu và triển vọngnghiệp; liên hệ được những - Nắm được một số thông tin chính về của các ngành nghề
hiểu biết đó với nghề nghiệp các ngành nghề ở địa phương, ngành - Xác định được hướng phát triển phù hợpcủa người thân trong gia nghề thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ sau trung học phổ thông; lập được kếđình yếu; lựa chọn được hướng phát triển hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp
phù hợp sau trung học cơ sở với định hướng nghề nghiệp của bản thân.1.5.Tự học, - Có ý thức tổng kết và trình - Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ - Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết
tự hoàn thiện bày được những điều đã học lực phấn đấu thực hiện quả đã đạt được; biết đặt mục tiêu học tập chi
- Nhận ra và sửa chữa sai sót - Biết lập và thực hiện kế hoạch học tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế
Trang 26Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông
trong bài kiểm tra qua lời tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu - Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch họcnhận xét của thầy cô học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có tập; hình thành cách học riêng của bản thân;
- Có ý thức học hỏi thầy cô, chọn lọc bằng ghi tóm tắt, bằng bản đồ tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tàibạn bè và người khác để khái niệm, bảng, các từ khoá; ghi chú liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tậpcủng cố và mở rộng hiểu bài giảng của giáo viên theo các ý khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình
- Có ý thức học tập và làm - Nhận ra và điều chỉnh được những dụng, bổ sung khi cần thiết
theo những gương người tốt sai sót, hạn chế của bản thân khi được - Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót,
giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm hạn chế của bản thân trong quá trình học tập;kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệmkhó khăn trong học tập để có thể vận dụng vào các tình huống khác;
- Biết rèn luyện, khắc phục những hạn biết tự điều chỉnh cách học
chế của bản thân hướng tới các giá trị - Biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu
Trang 271.2.1.3 Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội cần hình thành của học sinh Việt Nam theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới [1]
Bảng 1 2 Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội cần hình thành của học sinh Việt Nam theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới
Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông
6 Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
6.1 Năng lực tìm hiểu tự nhiên
6.1.1 Hiểu biết - Có một số kiến thức cơ bản ban - Hiểu biết kiến thức phổ thông - Hiểu biết kiến thức phổ thông cốt lõi vềkiến thức khoa đầu về sự đa dạng của thế giới tự cốt lõi về sự đa dạng, tính hệ ngành, nghề, lĩnh vực khoa học theohọc nhiên xung quanh; về sự cần thiết thống, quy luật vận động, tương thiên hướng của bản thân và định hướng
phải bảo vệ môi trường và ứng phó tác và biến đổi của thế giới tự được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốtvới biến đổi khí hậu nhiên; với các chủ đề khoa học về nghiệp trung học phổ thông
- Hiểu biết về tác động của thế giới vật chất, vật sống, năng lượng và - Biết thu thập, lưu trữ, tổ chức, phân
tự nhiên tới đời sống của con sự biến đổi vật chất, Trái đất và tích, xử lý thông tin theo ý tưởng của bảnngười; biết cách giữ vệ sinh an toàn Bầu trời thân để phục vụ cho học tập, nghiên cứu
và phòng tránh một số bệnh ở - Bước đầu biết cách thu thập, lưu khoa học và trình bày được ý tưởng bằngngười trữ, tổ chức, phân tích và xử lý lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ, bảng,
thông tin và diễn đạt ý tưởng bằng biểu,…
lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,bảng, biểu,…
Trang 28Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông
6.1.2 Tìm tòi và - Biết quan sát, khám phá và đặt - Bước đầu thực hiện được một số - Thực hiện được một số kỹ năng cơ bảnkhám phá thế giới câu hỏi về sự vật, hiện tượng đơn kỹ năng cơ bản trong tìm tòi, trong tìm tòi, khám phá một số sự vật
tự nhiên giản trong tự nhiên và cuộc sống khám phá một số sự vật, hiện hiện tượng trong tự nhiên và đời sống:
xung quanh tượng trong tự nhiên và đời sống: quan sát, thu thập thông tin; phân tích,
- Biết tìm tòi khám phá để giải quan sát, thu thập thông tin; phân xử lý số liệu; dự đoán kết quả nghiên
quyết các câu hỏi đặt ra tích, xử lý số liệu; dự đoán kết quả cứu,… Giải thích được một số hiện
- Biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi nghiên cứu,… tượng khoa học đơn giản gần gũi với đờitrong quá trình học tập, nhận biết, - Thực hiện được một số thí sống, sản xuất
phát hiện một số vấn đề mang tính nghiệm, thực hành khoa học đơnkhoa học đơn giản giản gần gũi với đời sống - Thực hiện được một số kỹ năng tìm tòi,
- Bước đầu thực hiện được một số khám phá theo tiến trình: đặt câu hỏi cho
kỹ năng tìm tòi, khám phá theo vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thuyết,tiến trình: đặt câu hỏi cho vấn đề lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giảinghiên cứu, xây dựng giả thuyết, quyết vấn đề; trình bày kết quả nghiênlập kế hoạch và thực hiện kế cứu
hoạch giải quyết vấn đề; trình bày - Thực hiện đươc việc phân tích, so sánh,kết quả nghiên cứu rút ra những dấu hiệu chung và riêng của
- Bước đầu biết cách phân tích, so một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong
Trang 29sánh, rút ra những dấu hiệu chung tự nhiên Biết cách sử dụng các chứng cứ
và riêng của một số sự vật, hiện khoa học, lý giải các chứng cứ để rút ratượng đơn giản trong tự nhiên kết luận
6.1.3 Vận dụng - Biết cách chăm sóc sức khỏe bản - Bước đầu biết vận dụng kiến thức - Vận dụng được kiến thức khoa học vàokiến thức vào thực thân, ứng xử hợp lý trong đời sống khoa học vào một vài tình huống đơn một số tình huống cụ thể; mô tả, dựtiễn, ứng xử với tự để phòng tránh một số bệnh tật và giản, mô tả, dự đoán, giải thích được đoán, giải thích hiện tượng, giải quyếtnhiên phù hợp với tai nạn một vài hiện tượng khoa học đơn các vấn đề một cách khoa học
yêu cầu phát triển - Bước đầu biết cách thu thập giản - Biết ứng xử thích hợp trong các tìnhbền vững và bảo vệ chứng cứ, trả lời câu hỏi và liên kết - Biết ứng xử thích hợp trong một số huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻmôi trường câu trả lời với ý tưởng khoa học tình huống có liên quan đến vấn đề của bản thân, gia đình và cộng đồng
đơn giản sức khoẻ của bản thân, gia đình và
cộng đồng
Trang 301.2.2 Tự học [2]
1.2.2.1 Quan niệm về tự học
Theo quan điểm dạy học tích cực, bản chất của học là tự học, nghĩa là người họcluôn là chủ thể nhận thức, tác động vào nội dung học một cách tích cực, tự lực, chủđộng và sáng tạo để đạt được mục tiêu học tập Hay nói cách khác, không ai họcgiúp cho người học được, vì thế muốn học được phải tự học Theo đó, quá trìnhhình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ, chủ yếu là do HS tự thực hiện, còn môitrường học chỉ đóng vai trò trợ giúp Việc học chỉ có hiệu quả khi người học ý thứcđược việc học (có nhu cầu học tập) từ đó có động cơ, ý chí và quyết tâm để vượtqua những khó khăn, trở ngại trong học tập Tự học là một quá trình chủ thể nhậnthức tác động một cách tích cực, tự lực, chủ động và sáng tạo vào đối tượng họcnhằm chuyển hoá chúng thành tài sản riêng, làm cho chủ thể thay đổi và phát triển
Có thể nói là con người ai cũng phải tự học, do vậy trong cuộc đời của mỗi ngườibao giờ cũng có hoạt động tự học, song vấn đề quan trọng là tự học ở mức độ nào
và tự học như thế nào, hướng tới học suốt đời
Đặc điểm cơ bản quan trọng không thể thiếu của tự học là sự tự giác và kiên trìcao, sự tích cực, độc lập và sáng tạo của HS tự mình thực hiện việc học Như vậy, tựhọc là sự tích cực, tự lực, chủ động của chủ thể nhận thức trong hoạt động học, quátrình tự học do người học tự thực hiện (mang sắc thái cá nhân) Tuy nhiên, cần chú
ý rằng với HS phổ thông để việc tự học đạt hiệu quả thường cần phải có sự hướngdẫn, trợ giúp của GV hay người trợ giúp Theo đó, GV cần tạo ra môi trường để HSphát huy nội lực của mình trong quá trình khám phá kiến thức
Xét về có hay không có sự trợ giúp từ các yếu tố bên ngoài, tự học có hai mứcđộ: tự học hoàn toàn và tự học có hướng dẫn Tự học có hướng dẫn là hình thức tựhọc để chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng tương ứng với sự hướng dẫn tổchức chỉ đạo của GV hay người hướng dẫn, thông qua bài giảng hoặc tài liệu hướngdẫn học Tự học có hướng dẫn là việc học cá nhân và tự chủ, được sự giúp đỡ vàtăng cường của một số yếu tố như GV hay người hướng dẫn hay công nghệ giáo dụchiện đại Khi đó, người học là chủ thể, trung tâm, tự mình chiếm lĩnh tri thức, chân
lí bằng hành động của mình Người thầy là tác nhân hướng dẫn, tổ chức, đạo diễncho trò tự học trong sự hợp tác với bạn, với thầy, với học liệu,…
Trang 31Như vậy, tự học là tự mình thực hiện việc học Tự học không thể thiếu trong hoạtđộng học, trong đó HS phải biết huy động hết khả năng trí tuệ, tình cảm và ý chí củamình để lĩnh hội một cách sáng tạo tri thức kĩ năng và hoàn thiện nhân cách củamình dưới sự hướng dẫn của GV Kết quả tự học cao hay thấp phụ thuộc vào kĩnăng tự học của mỗi cá nhân và đặc biệt với HS THPT thì còn phải phụ thuộc rấtlớn đến sự hướng dẫn của GV hay học liệu, phương tiện hỗ trợ,
Xét theo con đường và không gian học tập thì tự học có thể diễn ra theo các hìnhthức sau:
- Tự học không theo con đường nhà trường, học thông qua thực tế, hình thức nàyphổ biến ngoài đời sống xã hội, học qua giao tiếp, học qua lao động, học qua các thôngtin đại chúng, Với hình thức này, việc hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ mới là dongười học tự trải nghiệm, qua hoạt động thực tiễn Hình thức tự học này thường do ngườihọc tự mò mẫm, thực hiện, thử và sai, thường không có thầy hướng dẫn một cách tườngminh và có chủ định, thường không có kế hoạch và mục đích định trước Hình thức nàythường mang tính tự nhiên, trong cuộc sống hằng ngày: “Đi một ngày đàng, học một sàngkhôn”, học bất cứ lúc nào, ở đâu, trong lao động cũng như vui chơi, giải trí,…
- Tự học ở trường lớp, có các hình thức: Tự học ngoài giờ trên lớp (có GV haytài liệu hướng dẫn, hoặc không); Tự học trên lớp (có sự trợ giúp trực tiếp của GV hayngười hướng dẫn, hoặc qua tài liệu hướng dẫn) Ngoài ra, tự học ở nhà có một vai tròquan trọng đối với thành tích học tập của HS.Trong quá trình tự học của mình, HS tự họctừng phần của bài học, tự học cả bài hay thậm chí tự học cả chủ đề
Quá trình tự học thường được diễn ra theo các giai đoạn: tự nghiên cứu, tự thểhiện, tự điều chỉnh và vận dụng Mỗi giai đoạn vừa nêu trên có các bước cơ bản đểthực hiện, có thể mô tả chúng như phần dưới đây
- Giai đoạn I
+ Bước 1 Xác định mục tiêu học tập, nội dung cần học, lên kế hoạch tự học.Đây là khâu đầu tiên của quá trình học một nội dung hay một chủ đề Kết quả giai đoạnnày là nhận ra các đặc điểm của từng nội dung hay chủ đề Dựa vào đó xây dựng được kếhoạch tự học
+ Bước 2 Xác định kiến thức, kĩ năng cơ bản thuộc mỗi nội dung hay chủ đề.Sau khi nhận ra nội dung, đặc điểm của từng nội dung, HS phải tiếp tục xác định
Trang 32trong mỗi nội dung đó, kiến thức nào cần thu nhận? kiến thức nào là chủ yếu, cốtlõi? (tức là, nếu thiếu kiến thức này thì nội dung bị thay đổi, hoặc HS gặp khó khănkhi học tiếp).
+ Bước 3 Hệ thống hoá kiến thức Xác định quan hệ giữa kiến thức, kĩ năng mới thunhận với nhau và với kiến thức, kĩ năng đã có Kinh nghiệm cho thấy, trong quá trình học tập,khi thu nhận được kiến thức, kĩ năng mới, người học phải tìm quan hệ giữa các kiến thức, kĩnăng mới thu nhận với nhau và với kiến thức, kĩ năng đã có
Như vậy, kiến thức mới thu nhận và kiến thức đã có hợp thành một thể thốngnhất biến thành vốn riêng của chủ thể, tạo thuận lợi cho việc huy động khi cần sửdụng
- Giai đoạn II Tự thể hiện và hợp tác
Tự học theo cách đã nêu ở giai đoạn I tuy kiến thức có hệ thống, nhưng còn mangtính chủ quan, những nhầm lẫn, thiếu sót nếu có sẽ không dễ gì được tự phát hiện ra
Vì thế cần phải qua giai đoạn II, nhằm chuyển sản phẩm (kiến thức, kĩ năng,…) chủquan thành khách quan Tức là cần phải xã hội hoá sản phẩm học tập Giai đoạn nàyđược thực hiện qua các bước:
+ Bước 4 Tự thể hiện, chỉ có thể nhận xét, đánh giá được sản phẩm học ở giaiđoạn học cá nhân, khi được HS thể hiện (diễn đạt) lại theo mức độ nắm vững kiến thức
Từ sản phẩm có tính cá nhân, trong tư duy được thể hiện ra hình thức cụ thể để mỗi HS
và GV có thể quan sát, phân tích từ đó bổ sung, chỉnh sửa làm cho sản phẩm được chínhxác, mang tính khách quan Tuỳ theo nội dung và nhiệm vụ học tập mà HS có thể diễnđạt bằng nhiều cách khác nhau như: tóm tắt, lập dàn ý, lập sơ đồ hệ thống, báo cáo, bàinói, bài tập, dự án, phiếu học tập,…
+ Bước 5 Thảo luận, sau khi biểu đạt như ở bước 4, dưới sự giúp đỡ của GVhay người có hiểu biết (như ông, bà, cha, mẹ hay anh, chị,…), HS thảo luận, tranh luận
về các điều mới học được của mình Người thể hiện phải giải thích, bảo vệ sản phẩm củamình, các thành viên trong nhóm và GV (hay người trợ giúp) lắng nghe, phân tích, bổsung, sửa chữa nhằm hoàn thiện, làm cho sản phẩm đảm bảo độ tinh khiết, chính xác,tiệm cận tới chân lí
- Giai đoạn III Tự điều chỉnh
+ Bước 6 Tự đánh giá Lúc này HS cần tự đánh giá việc học, dựa vào các hướng dẫn
Trang 33thể chưa cao Vì thế, để hiệu quả, ban đầu GV cần hướng dẫn HS cách đánh giá, sau
đó cho HS tự đánh giá, hoặc đánh giá lẫn nhau (giữa các thành viên trong nhóm)
Cứ như thế, dần dần qua luyện tập mà HS biết cách tự đánh giá, sau khi tự học mỗinội dung hay mỗi phần trong chương trình
+ Bước 7: Tự điều chỉnh Sau khi tự đánh giá người học tự đối chiếu, tự nhận ranhững chỗ sai sót, xác định nguyên nhân, rồi từ đó tự sửa lại nội dung kiến thức, kĩ năng
và tự điều chỉnh cách học sao cho ngày càng phù hợp
Tuy nhiên, đến đây vẫn chưa trả lời được câu hỏi: “Mục đích học để làm gì?”,
mà chỉ trả lời được khi HS sử dụng kiến thức vào các tình huống học tập và đờisống Vì vậy, cần có thêm giai đoạn vận dụng
- Giai đoạn IV Vận dụng kiến thức
+ Bước 8 Vận dụng kiến thức:
Trên cơ sở đã nắm vững kiến thức, HS phải tự nhận ra được ý nghĩa, giá trị củatừng kiến thức, kĩ năng đó và sử dụng được vào những tình huống khác nhau Vậndụng tốt kiến thức, kĩ năng là bước cuối cùng của quá trình học hay tự học
và truyền thông trong dạy và học”
Tự học được xem là một mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học Từ lâu các nhà
sư phạm đã nhận thức rõ ý nghĩa của phương pháp dạy tự học Trong quá trình dạyhọc GV không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những kiến thức có sẵn, yêu cầu HSghi nhớ,… mà quan trọng hơn là phải định hướng, tổ chức cho HS tự khám phá ranhững quy luật, thuộc tính mới của các kiến thức hay các vấn đề khoa học Qua đó,giúp HS không chỉ nắm bắt được kiến thức mà còn biết cách tìm ra những kiến thức
ấy Thực tiễn cũng như phương pháp dạy học hiện đại còn xác định rõ: càng ở trình
Trang 34là dạy tự học Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học.
Vì thế, muốn thành công trên bước đường học tập và nghiên cứu thì người học phải
có khả năng tự phát hiện và tự giải quyết những vấn đề mà cuộc sống hay khoa họcđặt ra
Rèn luyện kĩ năng tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực cho HStrong quá trình học tập: Một trong những phẩm chất quan trọng của mỗi cá nhân làtính tích cực, sự chủ động sáng tạo trong mọi hoàn cảnh Một trong những nhiệm vụquan trọng của giáo dục là phải hình thành được phẩm chất đó cho người học Khi
đó giáo dục mới có thể đào tạo ra những lớp người năng động, sáng tạo, thích ứngvới thị trường lao động, góp phần phát triển cộng đồng Có thể xem tính tích cực (cónguồn gốc từ năng lực tự học) như một điều kiện, kết quả của sự phát triển nhâncách thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại Trong đó hoạt động tự học là những biểu hiện
sự gắng sức cao về nhiều mặt của từng cá nhân trong quá trình nhận thức thông qua
sự hưng phấn tích cực Mà hưng phấn chính là tiền đề cho mọi hứng thú trong họctập Có hứng thú, người học mới có được sự tự giác, say mê tìm tòi nghiên cứukhám phá Hứng thú là động lực dẫn tới tự giác Tính tích cực của con người chỉđược hình thành trên cơ sở sự phối hợp giữa hứng thú với tự giác Nó bảo đảm cho
sự định hình tính độc lập trong học tập
Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để khẳngđịnh năng lực phẩm chất và để cống hiến Tự học giúp con người thích ứng vớinhững biến đổi của sự phát triển kinh tế – xã hội Bằng con đường tự học mỗi người
sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng và bắt nhịp nhanh vớinhững tình huống mới lạ mà cuộc sống hiện đại mang đến, kể cả những thách thức
to lớn từ môi trường, nghề nghiệp Nếu rèn luyện cho người học có được phươngpháp, kĩ năng tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đã học vào thực tiễn thì sẽtạo cho họ lòng ham học, nhờ đó kết quả học tập sẽ ngày càng được nâng cao, tạo
đà cho tự học trong cuộc sống hay trong thực tiễn
Trang 35- Các động cơ trách nhiệm trong học tập.
Thông thường các động cơ hứng thú nhận thức hình thành và đến được với ngườihọc một cách tự nhiên khi bài học có nội dung hấp dẫn, mới lạ, thú vị, bất ngờ vàchứa nhiều những yếu tố kích thích, gợi sự tò mò Động cơ này sẽ xuất hiện thườngxuyên khi nguồn học liệu hay GV tăng cường tổ chức các trò chơi nhận thức, cáccuộc thảo luận hay các biện pháp kích thích tính tự giác tích cực từ người học, Một khi đã có động cơ, hiểu nhiệm vụ và có trách nhiệm thì bắt buộc người họcphải liên hệ với ý nghĩa xã hội của sự học Giống như nghĩa vụ đối với Tổ quốc,trách nhiệm đối với gia đình, thầy cô, uy tín danh dự trước bạn bè,… Từ đó, các emmới có ý thức kỉ luật trong học tập, nghiêm túc tự giác thực hiện mọi nhiệm vụ họctập, những yêu cầu từ GV, phụ huynh, tôn trọng mọi chế định của xã hội
Khơi gợi hứng thú học tập để trên cơ sở đó ý thức tốt về nhu cầu học tập chính là
tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn Bởi vì, động cơ học tập đúng đắn
sẽ khiến người ta luôn tự giác, say mê học tập và học tập với những mục tiêu cụ thể
rõ ràng, với niềm vui sáng tạo bất tận Ngoài việc tạo động cơ cho HS, ta cần khích
lệ sự cố gắng của HS
Học tập có kế hoạch
Việc học, tự học thật sự có hiệu quả khi mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch học tậpđược xây dựng cụ thể, rõ ràng và có tính hướng đích cao, sao cho phù hợp với điềukiện hoàn cảnh cá nhân
Mục tiêu học tập là những gì người học đặt ra để phấn đấu trong học tập và cókhả năng đạt được nó trong quá trình học tập của mình Để có được mục tiêu khả thi
và hữu ích, HS cần xác định mục tiêu học tập của mình theo năm yếu tố sau đây:
- Cụ thể và rõ ràng: Càng chi tiết càng dễ thực hiện
- Đo lường được: Mục tiêu có thể đo lường và đánh giá được một cách rõ ràng
- Có thách thức: Mục tiêu phải cho thấy người học cần phải nỗ lực và có kỉ luật mới có thể đạt được
- Thực tế: Có khả năng đạt được đối với HS đó
- Có thời gian để hoàn thành: Mục tiêu phải có thời hạn hoàn thành cụ thể Nếu
là mục tiêu lâu dài, cần chia mục tiêu thành nhiều mục tiêu nhỏ và xác định thời hạn hoànthành đối với từng mục tiêu
Trang 36Người có kĩ năng tự học là người xác định được kế hoạch học tập ngắn hạn, trunghạn và dài hạn của mình Thậm chí, các kế hoạch phải được tạo lập theo từng mônhọc, từng phần trong môn học theo từng thời điểm, giai đoạn học tập cụ thể Tronglập kế hoạch phải chọn đúng vấn đề trọng tâm, cốt lõi, quan trọng để ưu tiên tácđộng trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó Nếu việc học dàn trải thiếu tậptrung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao.
Sau khi đã xác định được các vấn đề trọng tâm, phải sắp xếp các phần việc trong
kế hoạch chung một cách hợp lí, logic về cả nội dung lẫn thời gian, đặc biệt cần tậptrung hoàn thành dứt điểm từng phần, từng hạng mục theo thứ tự được thể hiện chitiết trong kế hoạch Điều đó sẽ giúp quá trình tiến hành việc học được trôi chảythuận lợi Tuy nhiên, theo khoa học về nhận thức, cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Học ở đâu: quan trọng nhất là học ở nơi thuận lợi cho tiếp thu, không làm phân tán sự tập trung và là nơi học thích hợp với thói quen, phong cách học tập của bạn
- Khi nào nên học tập: chỉ nên học lúc thoải mái, minh mẫn, vào đúng khoảngthời gian trong kế hoạch để học Không nên học cố trong vòng 15 phút ngay trước và saukhi ăn hoặc không học cố khi đã quá mệt mỏi, buồn ngủ; không học cố vào giờ chóttrước khi đến lớp
- Học cho giờ lí thuyết: cần đọc tất cả những tài liệu, đọc trước và ghi chú nhữngđiểm chưa hiểu để chuẩn bị cho giờ học trên lớp Nếu bạn học sau giờ lên lớp của GV,cần chú ý xem lại những thông tin đã ghi chép được
- Học cho giờ cần phát biểu, trả bài: nên dùng khoảng thời gian trống, ngay trướccác giờ học này để luyện tập kĩ năng phát biểu
- Sửa đổi kế hoạch học tập: có thể sửa đổi khi kế hoạch không hiệu quả, hoặc khi
có việc đột xuất, làm đảo lộn, khi đó việc lập kế hoạch sẽ trở nên linh hoạt, dễ dàng hơn
Thực hiện kế hoạch học tập để chiếm lĩnh kiến thức
Đây là giai đoạn quyết định và chiếm nhiều thời gian công sức nhất Khối lượngkiến thức và các kĩ năng được hình thành nhanh hay chậm, nắm bắt vấn đề nông haysâu, rộng hay hẹp, có bền vững không,… tuỳ thuộc vào chính bản thân người
học trong bước mang tính đột phá này Theo đó, nó thường bao gồm các hoạt động như:
Trang 37- Tiếp nhận/thu thập thông tin: Lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từnhiều nguồn khác nhau và từ những hoạt động đã được xác định, như: đọc sách, nghegiảng, xem truyền hình, tra cứu từ internet, xemina, hội thảo, làm thí nghiệm, quan sát,điều tra,… Thu thập thông tin nhằm tập hợp những thông tin liên quan đến vấn đề màngười học đang tìm hiểu, giải quyết Để hình thành kĩ năng này, người học thường phảitiến hành các thao tác như:
+ Tìm kiếm thông tin: Phải xác định rõ chủ đề cần tìm kiếm thông tin là gì; xácđịnh các loại thông tin chính cần phải tìm kiếm; xác định các nguồn/các địa chỉ tin cậy cóthể cung cấp các loại thông tin đó (như: sách, báo, internet, các tổ chức có liên quan,…).+ Tiến hành thu thập thông tin: bằng cách đọc và chọn lọc thông minh và linhhoạt để ghi chép các thông tin, qua các tài liệu đã thu thập được Theo đó cần: đọc mụclục, đọc lời giới thiệu, lời kết luận (nếu có), đọc một vài đoạn, đọc sâu văn bản; ghi chéptheo những hình thức khác nhau tuỳ thuộc mục đích của việc đọc như đã đề ra
+ Sắp xếp thông tin đã chọn lọc một cách hệ thống, theo từng nội dung
- Xử lí thông tin: Cần tìm hiểu, tóm lược, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiế u,
lí giải, đánh giá các thông tin thu thập được; xem xét một cách toàn diện, thấu đáo,
có hệ thống các thông tin đó để giải quyết vấn đề Để hình thành kĩ năng này, ngườihọc thường phải tiến hành các thao tác như:
+ Tóm tắt, phân loại thông tin: cần tóm lược ngắn gọn các thông tin đã thu được;phân chúng ra thành các loại thông tin khác nhau để tiện cho việc tìm hiểu, sử dụng.+ Phân tích thông tin: cần tìm ra ý nghĩa của các thông tin có được xem chúng nói điều gì, bằng cách đọc, so sánh, đối chiếu các thông tin đã tổng hợp được
+ Tổng hợp, hệ thống hoá thông tin: cần sắp xếp những thông tin cùng một loạivào cùng một nhóm với nhau, đưa ra được nhận định chung Mục đích của tổng hợp là để
có bức tranh chung về vấn đề đang tìm hiểu, dễ xem xét, đối chiếu trong bước kế tiếp
Chú ý rằng, việc xử lí thông tin trong quá trình tự học không bao giờ diễn ra trong vô thức mà cần có sự gia công, xử lí mới có thể sử dụng được
- Vận dụng tri thức, thông tin: Trong việc vận dụng thông tin tri thức khoa học đểgiải quyết các vấn đề liên quan như thực hành bài tập, thảo luận, xử lí các tình
28
Trang 38huống, viết bài thu hoạch,… ta thường gặp rất nhiều khó khăn Nhiều khi, tìm đượcmột khối lượng lớn tư liệu, thông tin nhưng việc tập hợp phân loại nội dung để kiếngiải một vấn đề lại khó thực hiện được Lúc này cần khoanh vùng vấn đề theo mộtgiới hạn hay phạm vi đừng quá rộng Chỉ cần tập trung đào sâu một vấn đề nào đónhằm phát hiện ra cái mới có giá trị là đáp ứng yêu cầu Trong khâu này việc lựachọn và thay đổi hình thức tư duy để tìm ra cách thức tối ưu nhất cho đối tượngnghiên cứu cũng rất cần thiết.
- Trao đổi, phổ biến thông tin: Trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, tri thứcthông qua các hình thức như thảo luận, thuyết trình, tranh luận,… việc này thường làkhâu cuối cùng trong quá trình tự học, tiếp nhận kiến thức Hoạt động này giúp người họchình thành và phát triển kĩ năng trình bày (bằng lời nói hay văn bản), chủ động, tự tintrong giao tiếp ứng xử, phát triển kĩ năng hợp tác và quan trọng hơn giúp khách quan hoá
+ Trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói hoặc viết: Người học có thể trình bày kếtquả tự học, hoặc nêu lên những thắc mắc, băn khoăn mà mình chưa giải quyết được haynêu ra các vấn đề nảy sinh trong quá trình thu thập và xử lí thông tin, để nhận phản hồi từphía bạn và thầy hay người hướng dẫn
+ Tham gia tranh luận, trao đổi, chia sẻ thông tin: Người học không chỉ biếttrình bày ý kiến mà còn phải biết bảo vệ ý kiến, chính kiến của mình; không chỉ biết tiếpnhận thông tin một chiều mà còn phải có tư duy phê phán, để tranh luận, trao đổi với bạn,với thầy, nhằm hiểu vấn đề chính xác hơn, cặn kẽ và sâu sắc hơn
Trong hợp tác trao đổi thông tin, HS không chỉ được đo lường về mức độ hiểukiến thức của mình mà còn được hình thành và nâng cao dần những kĩ năng xã hộicần thiết như: kĩ năng trình bày, kĩ năng tranh luận,…
Thực ra, trong quá trình thu thập và xử lí thông tin đã diễn ra một cuộc giao tiếpngầm giữa người học (với tư cách là người tiếp nhận thông tin) và người đưa ra
Trang 39tính cá nhân diễn ra bên trong của người học Khi HS hợp tác, trao đổi, chia sẻthông tin, bên cạnh việc thu thập, xử lí thông tin qua trao đổi, ý kiến, quan điểm,cách hiểu và cách biểu cảm của người khác, thì HS còn tập hợp, sàng lọc, xử líthông tin, để tiếp thu hoặc phản biện,… chuyển thành các hoạt động mang tính xãhội.
Tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
Trong bất kì hoạt động nào đánh giá kết quả cũng đều quan trọng, vì nó giúp chochủ thể kịp thời phát hiện ưu điểm hay thiếu sót, hạn chế và điều chỉnh các hoạtđộng, phù hợp với mục đích đề ra Trong tự học, tự kiểm tra, tự đánh giá có một ýnghĩa quan trọng, đảm bảo kết quả, chất lượng của tự học Tự kiểm tra, đánh giánhằm tự điều chỉnh, có thể thực hiện theo trình tự sau:
- So sánh đối chiếu kết luận của thầy hay người trợ giúp và ý kiến của các bạn với sản phẩm ban đầu của mình để biết được sự: đúng – sai, hay – dở, đủ – thiếu,…
- Kiểm tra lí lẽ, tìm kiếm luận cứ,… để có cơ sở chứng minh cho sự đúng – sai
- Tổng hợp, bổ sung thêm lí lẽ, chốt lại vấn đề
- Sửa chữa những chỗ sai sót, hoàn thiện sản phẩm
- Rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lí tình huống, cách giải quyết vấn đề
Việc tự đánh giá, điều chỉnh kết quả học tập được thực hiện bằng nhiều hìnhthức, như: Dùng các thang đo mức độ đáp ứng yêu cầu mà GV đề xuất hay các bảngkiểm; tự đánh giá, điều chỉnh; sự đánh giá nhận xét của tập thể, thông qua thảo luận,
tự đối chiếu so sánh với mục tiêu đặt ra ban đầu,… Tất cả cách làm đó đều mangmột ý nghĩa tích cực, cần được quan tâm thường xuyên Thông qua đó, người học tựđối thoại để thẩm định, hiểu được cái gì làm được, điều gì chưa đáp ứng nhu cầuhọc tập, nghiên cứu, để từ đó có hướng khắc phục nhược điểm hay phát huy ưuđiểm
Tự học rõ ràng là vấn đề không hề đơn giản Muốn học tập có hiệu quả, nhất thiết
HS phải chủ động tự giác, học bất cứ lúc nào có thể, bằng chính nội lực, vì nội lựcchính là nhân tố quyết định cho sự phát triển Ngoài ra, còn rất cần tới vai trò củangười thầy hay người trợ giúp với tư cách là ngoại lực trong việc giúp cho HS cóđược một hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ,… cùng với phương pháp tự học cụthể, khoa học, nhờ vào kinh nghiệm của thầy Nhờ đó, hoạt động tự học của HS
Trang 401.2.2.4 Hướng dẫn học sinh tự học
Để HS tự học có hiệu quả, ngoài việc tạo động cơ, hứng thú cho các em, cũngnhư hướng dẫn các em lập kế hoạch học tập hay tự kiểm tra đánh giá còn cần sửdụng một số phương pháp và kĩ thuật tự học thông dụng.Một vài phương pháp và kĩthuật tự học thông dụng được đề cập như phần dưới đây
Khâu thứ hai – xem như khâu nhập nghĩa vào trong đầu – là quá trình chuyển các
kí tự đọc được thành nghĩa Nó thường xảy ra theo hướng so sánh khái niệm hoặc ýnghĩa vừa đọc với nhận thức cũ của mình Khi đó, nếu có sự phù hợp hay quenthuộc, thì việc hiểu này mang nghĩa củng cố kiến thức; còn nếu nó xa lạ hay trái vớinhững gì mình đã biết thì việc nhập kiến thức sẽ mang nghĩa tiếp nhận, nạp cái mới.Theo đó, quá trình tiếp nhận thường khó hơn quá trình củng cố, bởi nó liên quantới sự suy đoán, liên tưởng để tạo các liên kết mới với kiến thức cũ Nếu quá trìnhliên kết này vẫn không thành thì kiến thức mới sẽ nằm riêng một chỗ; tuỳ vào độmới và độ trái ngược mà nó sẽ nằm ở trong đầu bạn cho đến khi tìm được liên hệvới kiến thức cũ ở lại, hoặc sẽ bị xoá nhoà Đọc hiểu chính là quá trình bạn đọc, chú
ý đến từng từ, từng khái niệm; với một ý thức rằng tác giả dùng từ đó, khái niệm đó thì ắt là phải có hàm ý nào đó
Một số điều nên làm khi đọc hiểu:
+ Trau dồi vốn từ: Nên hiểu rõ các sắc thái nghĩa của từ, chú ý cách dùng từ củangười khác và biết lựa chọn, sử dụng từ, ngữ một cách chính xác, uyển chuyển và cẩntrọng trong viết và nói
+ Khi đọc các sách có tính chuyên sâu hay mang tính học thuật thì trước hết phảihiểu đúng các khái niệm đồng thời biết trân trọng cách dùng từng từ của người viết để ý