1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp xây dựng và sử dụng webquest để tổ chức dạy học phần 3 sinh học vi sinh vật sinh học 10

60 387 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN QUÁCH ANH TUẤN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBQUEST ĐẺ TỎ CHỨC DẠY HỌC PHẦN 3 - SINH HỌC • • • VI SINH VẬT - SINH HỌC 10 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI • • • HỌC • Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Người hướng dẫn khoa học Ths. Nguyễn Thị Việt Nga Hà Nội - 2015 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành bản khóa luận này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi có nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và người thân. Người đầu tiên tôi muốn nói đó là cô giáo Ths. Nguyễn Thị Việt Nga người đã dành nhiều thời gian chỉ dẫn tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Qua đây tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Sinh - KTNN trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình để tôi hoàn thành bản khóa luận này. Trong quá trình làm đề tài này tôi cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu, các thầy cô cũng như toàn thể học sinh trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình và người than đã khích lệ động viên trong thời gian học tập và hoàn thiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Quách Anh Tuấn Quách Anh Tuấn K37B Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 LỜ I CAM ĐO AN Em xin cam đoan đề tài “Xây dựng và sử dụng Wedquest để tổ chức dạy học phần III - Sinh học 10” là công trình nghiên cứu của riêng em, dưới sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Thị Việt Nga. Các số liệu, kết quả là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Hà Nội,ngày tháng năm 2015 Sinh viên Quách Anh Tuấn Quách Anh Tuấn K37B Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 M ỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI..........................................................................................1 2. ĐỐI TƯỢNG......................................................................................................... 1 1.1. Đối tượng........................................................................................................ 1 2.2. Khách th ể ........................................................................................................ 1 3. MỤC ĐÍCH.......................................................................................................... 2 4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN cứu........................................................ 2 5. NHIỆM V Ụ .......................................................................................................... 2 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ..................................................................... 3 7. ĐÓNG GÓP CÙA ĐỀ TÀI..................................................................................3 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN V Ă N ..........................................................................3 NỘI DUNG.............................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÈ c ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA ĐÈ T À I........................................................................................................................... 4 1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng Wesquest trong dạy học........................ 4 1.1.1. Tinh hình nghiên cứu và sử dụng Wesquest trên thế giới..................... 4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng Wesquest ở Việt Nam (VN)............ 5 1.2. Webquest........................................................................................................ 6 1.2.1. Sơ lược về Webquest...............................................................................6 1.2.2. Đặc điểm của học tập với Webquest.................................................... 10 1.2.3. ứng dụng của Webquest........................................................................12 CHƯƠNG 2: XÂY DựNG VÀ s ử DỤNG WEBQƯEST TRONG DẠY HỌC SINH HỌC............................................................. ................................. !............13 Quách Anh Tuấn K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 2.1. Xây dựng Webquest dạy học phần ba - Sinh học vi sinh v ật.....................13 2.1.1. Nguyên tắc xây dựng Webquest trong sinh học....................................13 2.1.2. Các bước thiết kế Webquest...................................................................15 2.1.3. Quy trình xây dựng Webquest Sinh học................................................ 21 2.2. Sử dụng Webquest để tổ chức dạy một số bài phần ba - Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 - THPT................. ..................................................................25 2.2.1. Nguyên tắc sử dụng............................................................................... 25 2.2.2. Quy trình sử dụng.................................................................................. 27 2.2.3. Hoạt động dạy học bài 27 trong phần ba - Sinh học vi sinh vật - Sinh học 1 0 -T H P T „ .J..... .*................................ ................................................... 30 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIÊM SƯ PHẠM.......................................................... 37 3.1. Mục đích thực nghiệm................................................................................. 37 3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm................................................................... 37 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm............................................................. 37 3.3.1. Đối tượng thực nghiệm.......................................................................... 37 3.3.2. Cách tiến hành thực nghiệm.................................................................. 37 3.3.3. Xử lí số liệu.............................................................................................38 3.3.4. Ket quả thực nghiệm sư phạm............................................................... 38 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 45 Quách Anh Tuấn K37B Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 M Ở ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐÈ TÀI Sự phát triến của công nghệ thông tin (CNTT) đã góp phần giúp thế giới phát triển trong đó có sự phát triến của giáo dục. Công nghệ thông tin giúp người học có thế tự chủ trong quá trình học tập.Trong quá trình hội nhập những nguồn thông tin đa chiều buộc chúng ta phải thay đối cách dạy cách học. Nhằm chủ động cũng như phát triển khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh. Thì CNTT giúp người học tự làm việc với nguồn dữ liệu như máy tính, Internet, các chương trình học tập trực tuyến... Webquets giúp cung cấp cho nhưng Đe có thế giúp cho học sinh tự thu thập thông tin nhanh, giúp HS tiếp cận với công nghệ mới, tăng cường khả giải quyết vấn đề trong nhiều tình huống. Khi đó dạy học cần tạo điều kiện cho học tập theo những cách riêng đế có thế phát triến tối đa năng lực. Vì những lý do như trên nên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng và sử dụng Webquest đế tố chức dạy học phần ba - Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 - THPT 2. ĐÓI TƯỢNG 1.1. Đối tượng • Webquest để tổ chức dạy học phần ba - Sinh học vi sinh vật Sinh học 10 THPT 2.2. Khách thể • Học sinh lớp 10. Quách Anh Tuấn 1 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp 3. MỤC ĐÍCH Xây dựng và sử dụng Webquest để tổ chức dạy học “ Phần ba: Sinh học vi sinh vật ” Sinh học 10-THPT nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN cứu Neu Xây dựng và sử dụng Webquest để tổ chức dạy học “ Phần ba: Sinh học vi sinh vật ” phù hợp thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học trong chương trình sinh học 10. 5. NHIỆM VỤ Nghiên cứu tình hình ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và trong dạy học Sinh học nói riêng. Tìm hiểu thực trạng dạy và học sinh học Sinh học Vi sinh vật Sinh học 10THPT ở một số trường THPT. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng Webquest trong dạy học Sinh học. Thiết kế và sử dụng Webquest để dạy một số bài trong phần ba - Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 - THPT. Quách Anh Tuấn 2 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu Phương pháp thực nghiệm sư phạm + Tiến hành thực nghiệm đối chứng ở trường phổ thông để đánh giá hiệu quả của tiến trình dạy học và các giải pháp sư phạm đã đề ra. +ứng dụng toán học thống kê để xử lý số liệu và trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm. Phương pháp thống kê Phương pháp tìm hiếu sư phạm 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐÈ TÀI 1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận 2. Thiết kế Webquest để xây dạy học 1 số bài 3. Sử dụng Webquest để dạy học phần 3 sinh học Vi sinh vật 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN • Mở đầu • Nội dung Chương 1. Tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương II. Xây dựng và sử dụng webquest trong dạy học sinh học Chương III. Thực nghiệm sư phạm Kết luận, đề nghị Tài liệu tham khảo Quách Anh Tuấn 3 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp NỘ I DƯNG CHƯƠNG 1: TỐNG QUAN VÈ c ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA ĐÈ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng Wesquest trong dạy học 1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng Wesquest trên thế giới Năm 1995 Bemie Dodge ở trường đại học San Diego State University (Mỹ) đã xây dựng Webquest trong dạy học. Các đại diện tiếp theo là Tom March (Úc) và Heinz Moser (Thụy Sĩ). Ý tưởng của họ là đưa ra cho HS một tình huống thực tiễn có tính thời sự hoặc lịch sử, dựa trên cơ sở những dữ liệu tìm được, HS cần xác định quan điếm của mình về chủ đề đó trên cơ sở lập luận. HS tìm được những thông tin, dữ liệu cần thiết thông qua những trang kết nối (links) đã được GV lựa chọn từ trước. Ngày nay Webquest (thuật ngữ tiếng Anh) được sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong giáo dục phổ thông cũng như đại học. Có nhiều định nghĩa cũng như cách mô tả khác nhau về Webquest. Theo nghĩa hẹp, Webquest được hiếu như một phương pháp dạy học (Webquest-Method), theo nghĩa rộng Webquest được hiếu như một mô hình, một quan điếm về dạy học có sử dụng mạng Internet. Webquest cũng là bản thân đơn vị nội dung dạy học được xây dựng để sử dụng phương pháp này, và là trang Webquest được đưa lên mạng. Khi gọi Webquest là một PPDH, cần hiếu đó là một phương pháp phức hợp, trong đó có thế sử dụng những pp cụ thế khác nhau. Webquest có thể được chia thành các Webquest lớn và các Webquest nhỏ: • Webquest lớn : Xử lý một vấn đề phức tạp trong một thời gian dài (ví dụ cho đến một tháng), có thể coi như một dự án dạy học. Quách Anh Tuấn 4 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp • Webquest nhỏ : Trong một vài tiết học (ví dụ 2 đến 4 tiết), HS xử lý một đề tài chuyên môn bằng cách tìm kiếm thông tin và xử lý chúng cho bài trình bày, tức là các thông tin chưa được sắp xếp sẽ được lập cấu trúc theo các tiêu chí và kết hợp vào kiến thức đã có trước của các em. Webquest có thế được sử dụng ở tất cả các loại hình trường học. Điều kiện cơ bản là HS phải có kỹ năng đọc cơ bản và có thể tiếp thu, xử lý các thông tin dạng văn bản. Bên cạnh đó, HS cũng phải có những kiến thức cơ bản trong thao tác với máy tính và internet. Webquest có thế sử dụng trong mọi môn học. Ngoài ra, Webquest rất thích hợp cho việc dạy học liến môn. 1.1.2. Tinh hình nghiên cứu và sử dụng Wesquest ở Việt Nam (VN) Việc nghiên cứu và ứng dụng CNTT ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kế trong các năm qua ở nhiều cấp Ớ cấp bậc tiếu học: các nghiên cứu định hướng nội dung đào tạo bồi dưỡng năng lực sử dụng, ứng dụng CNTT vào dạy học cho GV tiếu học của Ngô Quang Sơn và cộng sự (2005), các tác giả đã đề xuất nội dung đào tạo về CNTT cho GV tiểu học bao gồm: việc giới thiệu và hướng dẫn sử dụng trang thiết bị công nghệ và hướng dẫn khai thác một số phần mềm liên quan đến chuyên ngành hay những nghiên cứu về thực trạng và bồi dưỡng GV tiểu học về ứng dụng CNTT của Hoàng Lê Mai (2005)... Ớ cấp bậc THCS và THPT, những nghiên cứu và ứng dụng CNTT diễn ra rộng khắp ở hầu hết các bộ môn như Toán, Vật lí, Sinh học, Lịch sử...Trong đó phải kế đến các nghiên cứu theo hướng khai thác và sử dụng phần mềm dạy học ở các bộ môn mà đại diện là tác giả Nguyễn Xuân Quế (2007) viết cuốn “Giáo trình tin học trong dạy học Vật lí”, giáo trình gồm 2 chương, chương 1: Căn bản về phần Quách Anh Tuấn 5 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp mềm powerpoint và các ứng dụng của nó trong dạy học Vật lí; chương 2: Các ứng dụng của máy vi tính và phần mềm dạy học Vật lí, hoặc tác giả Lê Công Chiêm (2004), Nguyễn Trọng Thọ (2002) cũng viết về “ứng dụng tin học trong dạy học Hóa học”, tác giả Nguyễn Phúc Thịnh và cộng sự (2007) đã viết cuốn “ứng dụng tin học trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học Sinh học”, giới thiệu các phần mềm Microsoft excel, Microsoft PowerPoint, Microsoft Frontpages, Macromedia Flash và những ứng dụng các phần mềm này trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học Sinh học. 1.2. Webquest 1.2.1. So’ lược về Webquest 1.2.1.1. Khái niệm Cùng với việc ra đời và phổ biến của Internet, ngày nay việc thu thập và xử lý thông tin trên mạng là một kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu và học tập cũng như trong lao động nghề nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng Internet trong dạy học ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, việc HS truy cập thông tin một cách tự do trên mạng internet trong dạy học có những nhược điểm chủ yếu là: • Việc tìm kiếm thường kéo dài vì lượng thông tin trên mạng lớn • Dễ bị chệch hướng khỏi bản thân đề tài • Nhiều tài liệu được tìm ra với nội dung chuyên môn không chính xác, có thể dẫn đến “nhiễu thông tin” • Chi phí thời gian quá lớn cho việc đánh giá và xử lý những thông tin trong dạy học • Việc tiếp thu kiến thức qua truy cập thông tin trên mạng có thể chi' mang tính thụ động mà thiếu sự đánh giá, phê phán của người học. Quách Anh Tuấn 6 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp Đẻ khắc phục những những nhược điểm trên đây của việc học qua mạng, người ta đã phát triển phương pháp Webquest. Với tư cách là một phương pháp dạy học, có thể định nghĩa Webquest như sau: Webquest là một phương pháp dạy học, trong đó HS tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ về một chủ đê phức hợp, găn với tình huông thực tiên. Những thông tin cơ bản vê chủ đê được truy cập từ những trang liên kêt (ỉinks) do GV chọn lọc từ trước. Việc học tập theo định hưởng nghiên cứu và khám phá, kết quả học tập được HS trình bày và đảnh giả. Webquest là một PPDH học mới, được xây dựng trên cơ sở phương tiện dạy học mới là công nghệ thông tin và Internet. Trong tiếng Việt chưa có cách dịch hoặc cách dùng thuật ngữ thống nhất cho khái niệm này. Dựa trên bản chất của khái niệm có thể gọi Webquest là phương pháp “Khám phá trên mạng”. Webquest là một pp đặc biệt của dạy học sử dụng truy cập mạng Internet. 1.2.1.2.Cấu trúc Webquest có cấu trúc 5 phần chính • Giới thiệu Phần giới thiệu thường cung cấp thông tin nền và là kịch bản tạo động cơ thúc đẩy cho HS tích cực tham gia hoạt động học tập khám phá. Thường có vai trò cung cấp một cái nhìn tổng quan về mục tiêu học tập cho HS. Mục tiêu của phần giới thiệu là để làm cho các hoạt động học tập trở nên năng động và vui vẻ, tạo sự hứng thú cho người học. Khi dự án có liên quan đến quyền lợi, ý tưởng, kinh nghiệm quá khứ hay mục tiêu tương lai của HS, sẽ góp Quách Anh Tuấn 7 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp phần làm tăng hứng thú, hấp dẫn người học vào bài học hơn. Nó còn là động lực để tham gia và kích thích HS tại đầu mỗi trang web. • Nhiệm vụ: Nhiệm vụ là một cái khung miêu tả những công việc mà HS phải hoàn thành khi kết thúc Webquest. Đầu tiến là việc GV sẽ tìm ra một chủ đề trên trang web. Sau đó GV sẽ tạo ra một loạt những hoạt động cho HS biết kết hợp các thông tin từ các trang khác nhau để hoàn thành mục tiêu bài học. HS có thể yêu cầu công bố những những phát hiện trên một trang web, hợp tác trong một sáng kiến nghiên cứu trực tuyến với các trang web khác hoặc tổ chức, hoặc tạo ra một bài thuyết trình đa phương tiện trên một khía cạnh nghiên cứu của họ. Các nhiệm vụ nên được cụ thể, trực quan sinh động và hấp dẫn về mặt thẩm mĩ, có mức cấp thiết quan trọng (như mưa acid, sự nóng lên toàn cầu, chính sách phúc lợi...) và tạo ra niềm hứng khởi cho HS. Bên cạnh đó, sẽ tốt hơn nếu GV cho HS xem một vài ví dụ về một dự án đã hoàn thành, khi này HS sẽ được nhìn nhận toàn bức tranh của một dự án từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc, thấy được những nỗ lực và thành tích của người thực hiện Webquest đó. Điều này làm HS sẽ có một sự hiếu biết tốt hơn về những gì họ đang cố gắng hoàn thành cũng như giúp họ tự đánh giá quá trình làm việc và điều chỉnh những nỗ lực riếng của mình sao cho phù hợp yêu cầu. • Tiến trình Đây là một quá trình của người học phải đi qua trong việc hoàn thành các nhiệm vụ được đưa ra ở phần trước. HS có thể lập kế hoạch và phân công công việc, làm việc độc lập hoặc làm theo từng nhóm nhỏ với các liên kết được lồng vào mỗi bước thực hiện. Đối với những dự án dài hạn, nó được khuyến khích để có một cuộc trình duyệt ở mỗi bước hoặc bởi GV hoặc bởi một hoặc hai HS. Quách Anh Tuấn 8 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp Trinh duyệt sẽ đưa HS dọc suốt tiến trình từ bước này qua bước khác và tăng cường hướng dẫn bằng các đoạn giới thiệu. Phần này của Webquest bao gồm một danh sách các nguồn tài nguyên đã được GV tìm chọn phù hợp với nội dung bài học, HS sẽ vào đó khai thác, sắp xếp lại kiến thức hoàn thành các nhiệm vụ đã đưa ra. Trong mỗi bước của phần tiến trình sẽ có phần link đến các trang web bên dưới nhằm làm thuận tiện cho việc kết nối. Chú ý là không phải trang web nào cung cấp cũng được sử dụng toàn bộ mà đôi khi chỉ làm tăng sự đa dạng, so sánh và bổ sung bằng các nguồn tài nguyên trực tuyến cho một bài Webquest. Có thể bao gồm video, clip, âm thanh, sách, áp phích, bản đồ, các mô hình... • Đánh giả Mỗi Webquest cần phiếu đánh giá cho những nhiệm vụ công việc HS thực hiện. Song song với việc lập kế hoạch hay thiết kế môn học, GV đã suy nghĩ đến những tiêu chuấn đánh giá về nội dung, hình thức chương trình giảng dạy để đạt được hiệu quả ở các lớp học. Những tiêu chí đánh giá được thiết kế mà qua đó phải cung cấp cho chúng ta nhiều nguồn thông tin về quá trình học tập của HS và việc giảng dạy của chính bản thân người dạy. + Mục đích Qua đây giúp chúng ta trả lời một cách rõ ràng các câu hỏi như “Họ đã tìm hiếu vấn đề đó được bao nhiêu? Lợi ích của những vấn đề nghiên cứu mang lại cho người học những gì?... + Tiêu chí Các tiêu chí đánh giá phải rõ ràng, nhất quán và cụ thế đế thiết lập lên nhiệm vụ. Rất nhiều trong số lí thuyết về đánh giá tiêu chuẩn và tạo dựng áp dụng cho Webquest: Các mục tiếu rõ ràng kết hợp đánh giá những nhiệm vụ cụ thế, liến quan đến HS thông qua quá trình xem xét tất cả các khía cạnh mà HS đã thực Quách Anh Tuấn 9 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp hiện, từ việc phân công tổ chức của từng nhóm, cá nhân cho đến việc có hoàn thành các nhiệm vụ đó hay chưa. • Ket luận Đây là bước cuối cùng của một Webquest, thường miêu tả những kiến thức, kĩ năng có được sau khi thực hiện bài học bang Webquest, có thể là những thông tin phản hồi về quá trình thực hiện, hoặc đưa ra những câu hỏi khó hơn đế nghiên cứu trong lần dạy sau hoặc đưa ra bản tóm tắt những kinh nghiệm, những điều đáng suy ngẫm, những đề xuất về cách thức sử dụng nguồn tri thức học được trong những hoàn cảnh khác nhau. 1.2.2. Đặc điểm của học tập với Webquest Neu xem dạy học bang Webquest như một trong những phương pháp dạy học khám phá hay là một dạng đặc biệt của dạy học dựa vào dự án - Dạy học dựa trên dự án có sử dụng CNTT, thì việc học tập bang Webquest cũng mang những đặc điếm cơ bản của cả 2 phương pháp dạy học này. - Gan nội dung dạy học với thực tiễn: Chủ đề của Webquest xuất phát từ những tình huống thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như đòi sống. - HS cố gắng, tự lực trong quá trình học tập: Đe hoàn thành nhiệm vụ, HS sẽ phải tự lực, tham gia tích cực vào các giai đoạn học tập. Điều này còn giúp họ trở nên có trách nhiệm và sáng tạo. - Định hướng hành động của HS: Trong khi thực hiện Webquest cần có sự kết họp giữa lí thuyết nghiên cứu và vận dụng lĩ thuyết đó vào thực tiễn. Qua đó, kiếm tra đánh giá, củng cố, mở rộng hiếu biết lí thuyết cũng như rèn luyện kĩ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn. - Định hưcmg sản phâm: Ket quả của Webquest là đưa ra được các sản phấm cụ thể, có thể trình chiếu bằng đa phương tiện, thiết kế trang web... Quách Anh Tuấn 10 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp - Mang tính tích hợp kiến thức liên môn trong nội dung: Đế làm rõ được chủ đề, Webquest cần có sự kết họp của nhiều lĩnh vực ngay cả trong môn học cũng như của một số hoặc nhiều môn học khác. - Định hướng hứng thú của HS: Chủ đề của Webquest thường là các vấn đề mang tính thời sự, gắn với thực tiễn và kích thích khả năng khám phá của HS. - Sự cộng tác trong quá trình làm việc: Webquest thường được thực hiện theo nhóm, thông qua những hoạt động tập thể này HS có nhiều cơ hội học hỏi, thảo luận và có thêm kĩ năng làm việc hợp tác. - Rèn luyện cho HS ỉa năng tư duy, phê phản và phân tích: Dựa vào những tiêu chí đánh giá, HS sẽ tự định hướng sản phẩm của nhóm và đánh giá kết quả mình là được cũng như đánh giá nhóm bạn. Bên cạnh đó, khi học tập bang Webquest còn có những hạn chế sau: - Webquest yêu cầu người học có một mức độ nhất định về khả năng đọc,trừ những trang web mang hình ảnh kèm hoặc có trợ viên sẵn sàng đọc màn hình cho HS. Điều này có nghĩa là khó hơn để tạo được Webquest cho trẻ em và những người khó khăn về ngôn ngữ. - Webquest ít phù hợp hơn đối với những nội dung mang tính giáo dục lí thuyết. - Bên cạnh tài nguyên máy tính, Internet hạn chế, thì thời gian để thiết kế và thực hiện Webquest là khá lớn. - Nguồn thông tin về các trang web dẫn link của bạn có thể bị thay đổi. Điều này có thể khắc phục bằng cách lưu lại trong bộ nhớ hoặc tìm lại trên google. Mỗi PPDH luôn có những điểm mạnh và những điểm hạn chế cần khắc phục nhất định. Tuy nhiên, theo tôi , Webquest là một PPDH hay, hiện đại và dễ sử Quách Anh Tuấn 11 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp dụng. Vừa làm giảm gánh nặng áp lực trong giờ lên lóp cho người GV, vừa khơi dậy được hứng thú khám phá tri thức trong học tập cho HS. 1.2.3. ứng dụng của Webquest Mục đích của hoạt động sử dụng Webquest là để thúc đẩy kết quả học tập, mà kết quả này đạt được thông qua quá trình đọc, phân tích, tổng hợp các thông tin mạng. Sức mạnh của Webquest chính là việc phát huy sức mạnh của người học về các vấn đề thực tế và trong quá trình thực hiện, người học dần dần trở thành những người hiểu biết cơ bản về CNTT - một trong những hiểu biết quan trọng của công dân thực sự của thế kỉ XXL - Xác định các vấn đề và giải pháp Đa số các Webquest bắt đầu từ bài tập thách thức, gây tò mò lôi cuốn người học, trong khi đó người học được đặt vào một vai trò nhất định để tìm ra giải pháp. - Kích thích và hỗ trợ khám phá Chủ đề của một Webquest hay luôn gắn với tình huống cụ thể trong thực tế với nội dung bài học và cho phép người học khám phá một chủ đề liên quan đến nhiều môn học khác nhau. Sau đó người học sẽ được hướng dẫn thông qua khám phá nguồn tư liệu bao gồm câu hỏi, bài tập và thang tiêu chí đánh giá. Trình bày và đảnh giá kết quả học tập Ket quả của Webquest là người học trình bày sản phẩm của mình. Thông qua đó người GV sẽ đánh giá kết quả học tập của HS theo chuẩn đánh giá và các thang đánh giá chi tiết được tích hợp trong Webquest. Quách Anh Tuấn 12 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp CH Ư Ơ N G 2: XÂY D ự N G VÀ s ử D Ụ N G W EBQ Ư EST TR O N G DẠY HỌC SINH HỌC 2.1. Xây dựng Webquest dạy học phần ba - Sinh học vi sinh vật 2.1.1. Nguyên tắc xây dựng Webquest trong sinh học o Nguyên tắc sư phạm và kỹ thuật thiết kể Một Webquest được tạo ra để phục vụ cho quá trình dạy học, do đó chủ đề và nội dung thiết kế phải phù họp với ý đồ cần thiết trong các khâu của quá trình thực hiện bài trên lóp. Webquest càng gắn với nội dung bài học thì nó càng giúp người học học tập có hiệu quả. o Nguyên tắc về tính hiệu quả Hoạt động dạy học bao gồm cả những hoạt động chân tay và hoạt động trí não. Webquest mang lại những nhiệm vụ cho người học và chỉ dẫn cho họ những nội dung kiến thức thông qua các đường dẫn liên kết, để HS tự lên kế hoạch, tổ chức, thiết kế, điều khiển, giám sát và điều chỉnh hoạt động nhận thức của người học. Đồng thời GV phải tạo ra những điều kiện học tập tốt để hoạt động học tập của HS được diễn ra một cách tích cực, độc lập, chủ động và sáng tạo. o Nguyên tắc xây dựng cẩu trúc Bất kì một Webquest nào cũng có cấu trúc 5 phần: Giới thiệu, nhiệm vụ, tiến trình, đánh giá và kết luận. Đặc biệt hơn, khi xây dựng cấu trúc Webquest điều quan trọng là chúng ta cần phải thảo luận về những tiêu chí đánh giá phù họp với nhiệm vụ, đối tượng HS để từ đó có những đánh giá chính xác về những kết quả HS làm được, o Nguyên tắc về sự đa dạng hóa khi trình diễn thông tin Quách Anh Tuấn 13 K37B Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Ngoài những đường link GV đã cung cấp, cho phép người học tìm kiếm những nguồn thông tin đa dạng và phong phú khác, vì những kiến thức Sinh học là vô cùng đa dạng, phong phủ. Do vậy GV nên khuyến khích người học xây dựng cấu trúc và kịch bản cho quá trình trình diễn thông tin mang tính sáng tạo hơn. HS có thể trình bày kết quả dưới nhiều hình thức khác nhau: trình chiếu PowerPoint, diễn kịch, áp phích... Khi thực hiện được nguyên tắc này cũng là đảm bảo cho tính logic của nội dung thông tin được trình diễn, о Nguyên tẳc về sự đảm bảo phù hợp với đoi tượng sử dụng Khi xây dựng và thiết kế Webquest phải chú ý đến mối quan hệ về nội dung kiến thức và HS. Khi tạo Webquest Sinh học cần chú ý đến những nhiệm vụ yêu cầu cho mỗi đối tượng, cấp bậc học ở mức độ nông, sâu khác nhau. Ngoài ra thì việc đưa ra Webquest với giao diện rõ ràng và chủ đề thân thiện (dễ tìm hiểu, dễ tiếp cận và dễ thao tác và dễ sử dụng). о Nguyên tẳc về sự đảm bảo cập nhật thông tin Do sự bùng nổ của CNTT mà trên thị trường thường xuyên xuất hiện nhiều thông tin nhiễu, thiếu chính xác nên khi xây dựng Webquest GV đã tìm kiếm và cung cấp sẵn cho người học để thuận lợi cho HS. GV cần chú ý thường xuyên kiểm tra lại nguồn dẫn để đảm bảo thông tin luôn được cập nhật, о Đáp ứng mục tiêu dạy học. Phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. о Nguyên tẳc về sự đảp ứng được các tiêu chí của một Phương pháp dạy học hiện đại Nhiều quan điểm cho rằng, dạy học hiện đại là dạy cách làm ra kiến thức, và PPDHHĐ là PPDH tích hợp, có sự kết hợp các PPDH và các PTDH một cách hợp lí. Quách Anh Tuấn 14 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp Webquest xây dựng lên một chủ đề mở, HS sẽ tự lực xử lí kiến thức, tự phân tích, tổng họp kiến thức bài học cho mình dựa trên nguồn tài liệu. Khi sử dụng Webquest đã mang lại sự tích hợp liên môn và có thể sử dụng kết hợp nhiều PPDH khác trong đó. Nhìn chung, tất cả các nguyên tắc xây dựng Webquest đều phải dựa trên sự hài hòa của các yếu tố như: trình độ của HS, thời gian thực hiện hợp lí, mục tiêu bài học và các trang thiết bị hiện có ở các cơ sở trường học. 2.1.2. Các bước thiết kế Webquest Một Webquest hay là một Wequest chứa đựng một ý tưởng tạo dựng tốt, một kịch bản hoàn hảo thu hút sự chú ý của người học, kích thích khả năng tìm tòi, khám phá vấn đề đưa ra. Đe tạo ra được Webquest còn tùy thuộc vào tài liệu phù hợp với độ tuổi và khả năng của người học. Một trang web có thể chứa đựng tất cả các chủ đề từ các giai điệu cho trẻ con đến các bài khóa luận tiến sĩ. Do vậy để tìm được những thông tin, trình bày để thu hút người học là một trong những thách thức lớn nhất khi tạo ra Webquest. Sự phong phú thông tin của trang web làm cho Webquest trở nên hấp dẫn cùng với những bài học nhiều trải nghiệm ở các cấp độ khác nhau. Một Webquest bất kì được tạo nên bởi người GV, thường thiết kế theo quy trinh sau: Quách Anh Tuấn 15 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH TÌM NGUỒN TÀI LIỆU XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TRÌNH BÀY TRANG WEB THỰC HIỆN WEBQUEST Quy trình thiết kế Webquest theo Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier (2011) Quách Anh Tuấn 16 K37B Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 {]) Chọn và giới thiệu chủ đề Chủ đề cần có mối liên kết rõ ràng với những nội dung được xác định trong chương trình dạy học. Chủ đề có thể là một vấn đề thực tế quan trọng, cấp bách trong xã hội, đòi hỏi HS phải tỏ rõ quan điểm. Quan điểm này không phải đơn giản là những câu hỏi đúng sai mà cần có sự lập luận quan điểm trên cơ sở hiểu biết về chủ đề đưa ra. Khi xem xét một chủ đề nào đó người thiết kế chủ đề phải tự đặt ra và tự trả lời một số câu hỏi trước khi quyết định lựa chọn, như “chủ đề này gắn với vấn đề thực tiễn xã hội và liên quan đến bài học như thế nào? có phù hợp với chương trình đào tạo không ?”, “Chủ đề này có đủ lớn để tìm nguồn tài liệu trên Internet không”, hay “HS có thực sự thích thú với chủ đề này?”... Sau khi đã lựa chọn được chủ đề, chúng ta có thể tưởng tượng ra kịch bản với nhiều tình tiết lôi cuốn HS cùng tham gia khám phá tri thức để cuối cùng xây dựng lên nội dung kiến thức bài học. Khi này một đoạn giới thiệu về chủ đề được GV hay người thiết kế trình diện cho người học bằng một đoạn ngắn gọn, dễ hiểu để HS dễ dàng hòa nhập với chủ đề và có cái nhìn tổng quan nhất về chủ đề. (2) Tìm nguồn tài liệu học tập Đây là một trong những bước khá quan trọng để quyết định chủ đề này có tiếp tục được thực hiện hay không. Vì không phải bất kì chủ đề nào đưa ra cũng có thể tìm được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích và kiến thức giảng dạy. Khi chọn được chủ đề, bản thân người dạy đã hình dung kế hoạch khai thác các khía cạnh của chủ đề, vì vậy nguồn tài liệu không chỉ đảm bảo đa dạng mà còn phải chính xác và nội dung kiến thức không được lan man để tránh làm phân tán sự chú ý của người học vào những phần không trọng tâm dễ gây nhầm lẫn nếu không đọc kĩ, gây mất thời gian. Giai đoạn này tốn khá nhiều công sức của Quách Anh Tuấn 17 K37B Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 người thiết kế, ngoài việc tìm kiếm, chọn lựa các trang liên kết tin cậy nhất thì họ còn phải tự kiểm tra chất lượng nguồn thông tin bằng cách tự mình đọc, tra cứu độ chính xác của nguồn thông tin đó, và để đảm bảo nguồn thông tin là mới thì việc thường xuyên cập nhật cũng là điều mà người thiết kế thường xuyên phải làm. Như vậy bằng cách đó, người học sẽ được cung cấp các nguồn trực tuyến có thể được kết hợp trong tài liệu Webquest hoặc có sẵn ở dạng siêu liên kết tới các trang web bên ngoài, để áp dụng vào việc xử lí và giải quyết vấn đề. Bên cạnh khai thác kiến thức trên các trang web, nguồn thông tin chúng ta có thể sử dụng đơn giản và không kém phần hiệu quả khác như các thông tin chuyên môn được cung cấp qua email, CD, ngân hàng điện tử kĩ thuật số (từ điển trực tuyến trong dạy học ngoại ngữ)...Và một lần nữa các nguồn tin này phải được GV kiểm tra chất lượng trước khi cung cấp cho HS sử dụng. (3)Xác định mục đích Việc xác định mục đích cũng là kĩ năng quan trọng đối với người thiết kế Webquest, nó không đơn thuần là kết quả phải đạt được sau khi thực hiện mà đòi hỏi sự chi tiết của người GV đối với từng đối tượng người học: yêu cầu phải phù hợp và đảm bảo có thể thành công được. Mục tiêu càng rõ ràng và chi tiết thì khả năng đạt được càng lớn, đồng thời với nó thì áp lực đối với người GV càng lớn hơn, không chỉ đảm bảo 3 mục tiêu kiến thức, mục tiêu kĩ năng và thái độ theo chuẩn chương trình cơ bản cho tất cả HS mà với Webquest người GV còn phải chế tiết thêm những tiêu chuẩn cho các đối tượng HS khác nhau, bổ sung thêm các kĩ năng tổ chức hoạt động, kĩ năng khai thác và tổng họp kiến thức từ các nguồn tài liệu cung cấp... Quách Anh Tuấn 18 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp Nhìn chung việc xác định mục tiêu cần được gắn với ý tưởng về chủ đề đưa ra, liên hệ mật thiết với nguồn tài liệu tìm kiếm được và thỏa mãn các nhiệm vụ đưa ra cho HS. (4) Xác định nhiệm vụ Trong quá trình xác định mục đích cho chủ đề, GV sẽ phải lập kế hoạch cho những ý tưởng Webquest và từ đó đưa ra các nhiệm vụ cụ thể. Thông thường, một chủ đề lớn sẽ chia làm nhiều chủ đề nhỏ hơn để xác định các nhiệm vụ cho các nhóm HS. Mỗi nhiệm vụ cũng giống như một vấn đề mà khi giải quyết được vấn đề đó người học sẽ thu được những kiến thức bổ ích liên quan đến kiến thức bài học. Đây chính là phần trung tâm của Webquest. Nhiệm vụ đưa ra phải vừa sức, ngắn gọn, dễ hiểu và cụ thể hóa được chủ đề đã được giới thiệu trong phần đầu Webquest. Nhiệm vụ sẽ định hướng hoạt động cho HS, cần tránh những nhiệm vụ theo kiểu ôn tập hay tái hiện thuần túy dễ gây nhàm chán mà không kích thích được sự sáng tạo cho HS. Nhiệm vụ là cụ thể hóa cho những ý tưởng của người thiết kế Webquest. Đôi khi các nhiệm vụ ấy chỉ xoay quanh một vấn đề mà người học sẽ nhìn nhận nó ở các khía cạnh khác nhau, góc độ tiếp cận khác nhau. Và việc HS có hứng thú với các nhiệm vụ được giao hoặc mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS là tiêu chí để đánh giá thiết kế. (5) Thiết ké tiến trình Dựa vào việc xác định nhiệm vụ và những tiêu chí đánh giá thiết kế để thiết kế tiến trình thực hiện một Webquest, GV sẽ đưa ra những chỉ dẫn nhằm hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các giai đoạn trong cấu trúc của một Webquest: Giới thiệu, xác định nhiệm vụ, tiến trình thực hiện và trình bày, cuối cùng là đánh giá và kết luận. Quách Anh Tuấn 19 K37B Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Trong khi thiết kế tiến trình của một Webquest, người GV có thể xác định và sắp xếp vấn đề theo một logic nhất định, hoặc có thể linh động chuyển đổi các vấn đề theo các trật tự khác khi nó diễn ra trong những tình huống bị thay đổi. Trong tiến trình, GV thiết kế cũng nên tự đặt mình vào vai trò của HS khi được giao nhiệm vụ. Từ đó dự đoán được diễn biến quá trình lĩnh hội tri thức này có thể diễn ra theo chiều hướng nào và đưa ra những giả định phù hợp cho mỗi tình huống đó. Điều này cũng nhằm đảm bảo cho quá trình thực hiện diễn ra trong đúng khoảng thời gian quy định mà HS vẫn lĩnh hội được đầy đủ thông tin kiến thức bài học. (6) Trình bày trang web Sau khi các nội dung đã được chuẩn bị sẵn sàng, chúng ta sẽ trình bày Webquest trên google site. Đe tạo lập trang Webquest không đòi hỏi những kiến thức về lập trình và cũng không cần các công cụ phức tạp để thiết lập các trang HTML. Trên google site cho phép chúng ta sử dụng tất cả chương trình của hệ điều hành web. Dịch vụ này rất thích hợp cho việc tạo ra một trang chia sẻ thông tin giữa một nhóm người làm việc trong cùng môi trường, cá nhân hay tập thể lớp. Chỉ bằng những thao tác đơn giản, bất kì ai cũng có thể nhanh chóng tạo lập, cập nhật một trang web với đầy đủ tính năng như hình ảnh, lịch, video, chia sẻ file, văn bản, báo cáo, trình diễn, đường dẫn trên internet...và có thể dễ dàng trao đổi, liên hệ với nhau qua hệ thống comment. (7) Thực hiện Webquest Sau khi đưa Webquest lên mạng nội bộ, GV sẽ hướng dẫn và dạy thực nghiệm ở một lớp học bất kì. Đối với điều kiện học tập ở nước ta, Webquest sẽ được tổ chức như một bài tập về nhà. HS sẽ được đọc lời giới thiệu và giao nhiệm vụ cụ thể, sau đó làm việc nhóm hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ đó Quách Anh Tuấn 20 K37B Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 vào tiết học sau. Trong quá trình thực hiện, ngoài việc dựa vào các đường link hay các siêu liên kết được cung cấp, HS còn phải dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá để định hướng nội dung kiến thức và các công việc cần làm của nhóm mình. (8)Đánh giá sửa chữa Quá trình đánh giá này nhằm cung cấp cho GV những kinh nghiệm trong việc thiết kế, tổ chức Webquest, đồng nghĩa với việc trả lời được câu hỏi: “Thiết kế một Webquest như vậy đã ổn chưa?”, “HS có thật sự hứng thú với chủ đề này không?”...Điều quan trọng nhất của khâu này là những thông tin phản hồi của HS về cách trình bày Webquest, trật tự logic bài học, thắc mắc của HS trong quá trình thực hiện Webquest. Từ đó GV có thể sửa chữa và bổ sung cho Webquest của mình để hoàn thiện cho lần dạy sau. 2.1.3. Quy trình xây dựng Webquest Sinh học Với một PPDH khá mới mẻ như Webquest, chưa phổ biến ở các môn học nói chung và Sinh học nói riêng ở nước ta. Vì vậy, việc nghiên cứu để xây dựng một quy trình Webquest Sinh học ở Việt Nam đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến. Dựa trên các nguyên tắc đã nêu trên, theo tôi cần thực hiện theo 6 bước sau: Bước 1: Xác định mục tiêu của Webquest Bước 2. Nghiên cứu nội dung Bước 3. Đặc điểm nhận thức của người học Bước 4. Xây dựng cấu trúc Webquest Bước 5. Xây dựng bản tiêu chuẩn đánh giá, Bước 6. Hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Dựa vào quy trình chung này, bất kì người GV nào cũng có thể tạo được một Webquest Sinh học đáp ứng nhu cầu dạy học. Tuy nhiên Webquest được xây Quách Anh Tuấn 21 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp dựng để phục vụ cho quá trình dạy học, do đó mục tiêu của Webquest cũng phải đồng thời thực hiện mục tiêu bài học. Bước 1: Nghiên cứu các mục tiêu của Webquest đông thời là mục tiêu của bài học Theo quan điểm công nghệ, mục tiêu là cái đầu ra, là cái đích cần đạt sau mỗi bài học. Thông qua nghiên cứu mục tiêu, GV có thể xác định được mục tiêu dạy học là hình thành kiến thức, hay củng cố hoàn thiện kiến thức, kĩ năng. Từ đó định hướng việc xây dựng nội dung Webquest phù hợp với nội dung kiến thức và thời gian thực hiện bài học. Bước 2: Nghiên cứu nội dung bài học Trong dạy học chương trình THPT hiện nay, SGK được xem như là “Kim chỉ nam”, là nội dung nền tảng để GV và HS đồng thời tác động qua lại trong quá trình tổ chức, hướng dẫn hay lĩnh hội tri thức. Trong quá trình thực hiện Webquest, nguồn thông tin mà HS có thể lấy được không chỉ ở SGK mà còn lấy thông tin trên mạng Internet, tạp chí tri thức... có chứa đựng thông tin bài học và nội dung kiến thức có liên quan. Webquest thường phù hợp với những nội dung kiến thức Sinh học mang tính thực tiễn và ứng dụng. Do đó việc nghiên cứu kiến thức trước giúp GV nhận ra nội dung đó có thể thiết kế Webquest được hay không. Hơn nữa, thông qua phân tích mối quan hệ của các thành phần kiến thức bài học, GV có thể kết nối các đơn vị kiến thức một cách logic, sau đó thiết lập một chủ đề mang tính khái quát toàn bộ kiến thức mà khi tìm hiểu về chủ đề này, HS sẽ đạt được các mục tiêu dạy học: về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ. Bước 3: Tìm hỉêu đặc điềm nhận thức của HS Ngày nay với sự phát triển chung của toàn xã hội và sự bùng nổ của CNTT đã làm cho nhận thức của giới trẻ nói chung và HS THPT nói riêng trở Quách Anh Tuấn 22 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp nên nhanh nhạy, tự tin và thích khám phá. Thông qua việc nghiên cứu về đặc điểm nhận thức của HS mà GV có thể đưa ra những chủ đề kích thích sự tham gia, sáng tạo của HS, cũng dựa vào đó GV sẽ đưa ra những nhiệm vụ phù hợp với từng lứa tuổi và xác định được những hoạt động dạy học cần thiết để khai thác tri thức bài học Sinh học. Bước 4: Xây dựng cấu trúc Webquest Sinh học Một Webquest bất kì luôn bao gồm 5 phần cơ bản: Giới thiệu, nhiệm vụ, tiến trình, đánh giá và kết luận, cấu trúc của một Webquest cũng giống như một kịch bản cho cả người dạy và người học cùng hợp tác hoạt động, toàn bộ cấu trúc này sau khi được xây dựng sẽ được đưa lên trang chia sẻ với tất cả HS (thường sử dụng tính năng của google site [26]). Khi thiết kế một Webquest Sinh học, người GV cũng thường phải chú ý đến thời gian thực hiện hợp lí, phù hợp với mục tiêu bài học cần đạt được cho mỗi HS. Bước 5: Xây dựng bản tiêu chí đánh giả Đây là một khâu khá quan trọng để phát huy được những hiệu quả khi học tập với Webquest. Bản đánh giá phải được công khai dưới sự thảo luận của phần đa HS, cụ thể, rõ ràng, nhất quán và phải phù họp với từng đối tượng HS. Dựa vào bản đánh giá mà HS có thể giới hạn được nội dung kiến thức cần thiết, định hướng được những việc HS sẽ làm trong khoảng thời gian hợp lí, đồng thời qua đó HS cũng có thể tự đánh giá kết quả của nhóm mình và các nhóm khác thông qua các tiêu chí chi tiết. Từ đó sẽ có hành vi chỉnh sửa, bổ sung và điều chỉnh kịp thời, phù hợp với mục tiêu kiến thức, kĩ năng và thái độ. Bước 6: Hoàn thiện và đưa vào sử dụng Sau khi cấu trúc Webquest và bảng đánh giá được xây dựng trên trang chia sẻ của google site. Người GV sẽ bắt đầu thử nghiệm để kiểm tra mức độ khả Quách Anh Tuấn 23 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp thi của PPDH này. Qua đó, sửa chữa, bổ sung những thiếu sót để hoàn thiện rồi đưa vào sử dụng trong lần sau. Sơ đồ xây dựng Webquest Sinh học Quách Anh Tuấn 24 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp 2.2. Sử dụng Webquest đễ tổ chức dạy một số bài phần ba - Sinh học vi sinh v ậ t-S in h học 10-THPT 2.2.1. Nguyên tắc sử dụng *Đảm bảo tính thông nhât biện chứng giữa vai trò chủ đạo của GV và vai trò chủ thê, tích cực, tự giác, độc lập của HS. Mục đích của giảng dạy bằng phương pháp Webquest là phát huy tính sáng tạo, chủ động, tích cực trong việc tổng hợp kiến thức bài mới của HS và HS là người tự lên kế hoạch thực hiện, lựa chọn thời gian hợp lí, thảo luận, nhập vai...Tuy nhiên, vai trò chủ đạo ở đây vẫn luôn là người GV bởi ý tưởng sư phạm độc đáo, từ việc chọn nội dung phù hợp, thiết kế trên trang web, đưa lên mạng...đến việc sắp xếp nội dung, trình bày nội dung, ra các lệnh logic định hướng cho quá trình học tập của HS. Đồng thời vẫn tạo nên được mối quan hệ trao đổi hữu có giữa GV và HS thông qua hệ thống comment nằm phía dưới trang web. *Đảra bảo phù hợp với cơ sở vật chất và khả năng người sử dụng Trong quá trình dạy học, việc sử dụng Webquest cũng như bất cứ một PPDH nào thì điều quan trọng nhất đó là tính phù họp với điều kiện thực tiễn, về không gian, thời gian và năng lực người sử dụng. - Phù hợp với điều kiện, trang thiết bị nhà trường - Phù họp với trình độ và khả năng sử dụng của GV và HS, kĩ năng sử dụng máy tính, khai thác internet. Khi sử dụng Webquest để dạy học, một điều lí tưởng nhất là tất cả các máy tính của HS cần phải có quyền truy cập Internet. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể sử dụng Webquest ngay trong cả điều kiện giới hạn hoặc không có quyền truy cập internet, cụ thể sau: Quách Anh Tuấn 25 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp + Neu trường hợp không đủ máy tính truy cập cho tất cả HS, GV sẽ cho HS hoạt động theo nhóm trên các máy tính có sẵn và cung cấp cho họ khoảng thời gian hoàn thành dài hơn. + Neu lớp học của bạn hoàn toàn không có Internet, nhưng nhất thiết phải có một máy tính và một máy in. GV sẽ in ra các thông tin từ trang web mà cung cấp cho HS. Tuy điều này có phần mất đi sự tương tác giữa GV và HS, nhưng nguồn kiến thức cung cấp lại đa dạng hơn SGK với cách học thông thường. + Neu trường học có một mạng nội bộ, bạn có the “whack” các địa chỉ web với sự cho phép của chủ sở hữu trang web. Tức là chúng ta sẽ tải các trang web này về máy chủ của trường, sau đó GV và HS sẽ truy cập ngay khi không có Internet. + Hoặc khi trong trường hợp không có máy chủ, bạn có thể sao chép Webquest của bạn vào ổ đĩa cứng cho các HS, sau đó chạy Webquest trên một trình duyệt như Netscape hay Internet explorer. *Tối ưu hóa ưu điếm của Webquest Có thể sử dụng Webquest với nhiều hình thức thức khác nhau: Thảo luận, dạy kiến thức bài mới, củng cố, ôn tập chương... Webquest thường được kết hợp với các hình thức giáo dục khác như dạy học hợp tác, dạy học dự án, các PPDH nêu và giải quyết vấn đề. Sử dụng kết họp với các kĩ thuật dạy học khác để phát huy tối đa những ưu điểm của dạy học bang Webquest. *Phù bợp với kiên thức môn học Đối với kiến thức Sinh học mang tính thực tiễn, có nhiều nguồn thông tin liên quan đến nó, sẽ phù hợp hơn để dạy bang Webquest. Do vậy, khi thiết kế và sử dụng Webquest cần chú ý đến nội dung kiến thức môn học. Quách Anh Tuấn 26 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp Hơn nữa khi dạy bằng Webquest còn có thể được xem như một hình thức tích họp liên môn, đặc biệt có sự tham gia của tin học với các môn học khác. 2.2.2. Quy trình sử dụng Cách sử dụng phổ biến, phù hợp với điều kiện dạy học ở nước ta hiện nay thì đó là sử dụng Webquest như một dạng bài tập về nhà, GV sẽ giới thiệu chủ đề của bài học và cung cấp cho HS địa chỉ trang chứa Webquest cùng với những nhiệm vụ cụ thể trên đó. HS sẽ hoạt động theo nhóm hoặc cá nhân để hoàn thành công việc. Vì vậy, quy trình của Webquest Sinh học có thể được khái quát qua sơ đồ dưới đây Quách Anh Tuấn 27 K37B Sinh - KTNN Khóa luận tết nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Sơ đồ 2.2. Quy trình sử dụng Webquest trong dạy học Sinh học Quách Anh Tuấn 28 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp Trong quy trình sử dụng Webquest để tổ chức dạy học phần ba - Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 - THPT, các bước chuẩn bị, thiết kế và xây dựng Webquest đã được đề cập ở các phần trên. Do vậy, trong phần này tôi chi' nói về giai đoạn vận hành Webquest để tổ chức dạy kiến thức bài mới. *Gỉới thiệu chủ đề của Webquest và cung cấp địa chỉ trang định dạng trên google site. Như đã nói, với điều kiện dạy học ở Việt Nam, áp dụng Webquest trong dạy học họp lí nhất dưới dạng bài tập về nhà, chính vì vậy việc giới thiệu chủ đề bài mới sẽ hợp lí hơn khi được nói ở cuối bài học trước và GV sẽ cung cấp địa chỉ Webquest định dạng trên google site tới HS. *Xâỵ dựng nhóm và lên kề hoạch thực hiện nhiệm vụ bài học: Ngay sau khi GV giới thiệu chủ đề, HS sẽ phải tự thành lập nhóm (Cũng có thể do GV phân công ), lên kế hoạch trong đó có bản phân công công việc cho mỗi thành viên (nộp lại cho GV). HS có thể tự chọn thời gian và không gian, địa điểm làm việc vào bất cứ lúc nào, nhưng vẫn đảm bảo cho việc hoàn thành vào bài học sau. Trong quá trình thực hiện này, HS có thể trao đổi với nhau và với GV để nhận được sự hỗ trợ thông qua lời bình luận đã được định dạng trên google site. *Trình bày sản phấm đã làm được Đây là giai đoạn mà HS đã hoàn tất nhiệm vụ của mình, trình bày nội dung bài học theo trật tự logic kiến thức HS hiểu dưới nhiều hình thức khác nhau như trình chiếu PowerPoint, diễn kịch, tạo áp phích... *Đánh giả, đính chỉnh kiến thức và cho điêm Dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá trong bản đánh giá đã thảo luận giữa GV và HS, GV có thể cho các nhóm tự đánh giá, nhận xét lẫn nhau. Cuối cùng GV Quách Anh Tuấn 29 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp sẽ đánh giá và đưa ra những đính chính kiến thức, kĩ năng cho HS hoặc GV cũng có thể yêu cầu HS đưa ra những đề xuất về nội dung cũng như cấu trúc Webquest để bổ sung cho lần thực hiện sau. Hiện nay, giáo dục Việt Nam đang trên đà đổi mới toàn diện về mục tiêu, nội dung và PPDH. Việc đưa Webquest vào dạy học đã góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới cả 3 thành phần trên. Quá trình xây dựng Webquest đươc thực hiện theo 6 bước. Sử dụng Webquest theo 3 giai đoạn lớn và trong mỗi giai đoạn lại chứa các bước thực hiện linh động. Nhưng nhìn chung, các bước xây dựng và sử dụng Webquest được thiết lập dựa trên các mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học, đặc điểm nhận thức của HS. 2.2.3. Hoạt động dạy học bài 27 trong phần ba - Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 - THPT * Chuẩn bị và xây dựng Webquest - Phân tích đánh giá đặc điểm người học(trình độ tư duy, nhận thức...) - Phân tích cấu trúc, nội dung kiến thức bài học. Từ đó xác định mục tiêu bài học. Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày được khái niệm: chất dinh dưỡng, chất ức chếsinh trưởng. + Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lý tác động đến sinh trưởng của vi sinh vật. +Trình bày được một số ứng dụng mà con người đã sử dụng các yếu tốhóa học và vật lý để ức chế vi sinh vật có hại. - Kĩ năng Quách Anh Tuấn 30 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp + Phân tích, tổng hợp, khái quát. + Thảo luận nhóm. - Thái độ + Nhận thức được tầm quan trọng của vi sinh vật trong đời sống. + Có nhận thức và hành động đúng đắn trong việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tìm kiếm nội dụng thông tin cho từng nội dung Sử dụng các giáo trình, giáo án có liên quan tới các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng: + Giáo trình vi sinh vật - Nguyễn Lân Dũng + Thiết kế bài giảng - Trần Khánh Phương + Các thông tin đáng tin cậy trên Internet * Thiết kế và xây dựng Webquest - Webquest được xây dựng dựa trên google site https://sỉtes.googlexom/sỉte/sinhhoctrunghocpt/sinhhocl0/bai27-l - Nội dung hướng dẫn cho học sinh: + Các yếu tố lí học: Tôi đã tìm hiểu thu thập các tài liệu, lưu các tài liệu này dưới dạng ảnh. Sau đó sử dụng PowerPoint để đưa các ảnh này vào để tạo thành file cho học sinh tìm hiểu. File này tôi đã tải lên ngay phía dưới của bài. + Chất dinh dưỡng: Được tôi tìm hiểu thu thập từ những nguồn thông tin đáng tin cậy. Sau đó được tôi tống họp thành 1 site mới. Sau đó sẽ sử dụng liên kết để liên kết giữa Webquest và site tôi tạo ra Quách Anh Tuấn 31 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Dưới đây là 1 số hình ảnh về site về chất dinh dưỡng c ri â https://sites.google.com/site/sinhhoctrunghocpVsinhhoclO/bai27-l/chat-dinh-duong — anhtuannb2014QgmaÌ cI chất dinh dưỡng Cẳpn Chúng Ta Là Những Người Bạn!!! KSSSSểúQI Lién k«t website chẳt dinh dưỡng Nliu cẩu (lỉnh dirởug của '1 sínb vật ViỌịET THƯVIỆN e*1 GtÃHG ĐIÍNTỪ nppyxiiaoan.viotetvn/ rs M ôi U ườug (Uuỉi dưỡng Để sinh tnrỏng ÍT0112 điểu kiện phòng thỉ nghiệm, v i sinh vật can được cung cấp mọi nguyên tố tham sia vào vật chất té bào. nghía íà phải đirợc cung cáp mọi chất là nguồn các nguyên tố ày ờ đạiig co thể sử dụni đuợc, liay là phãi được CU112 cấp một m ôi trirờĩìg d inh dườììg (nuỉì iẹnt meẩiuMỉ. lạay còn ẽọi là môi tnrờĩig nuôi (cnỉturẽ mednmì). Nhữ có thể thấy thòna qua các báiia này. đa số các nanyén tố đirọc đĩra vào mòi tnrỡiig dưới dạn2 muôi của chủng. chít dinh dưdng - Sinh H X c rt Ê https://sites.google.com/site/sinhhoctrunghocpt/sinhhocl0/bai27-l/chat-dinh-duong httpyikiiaoan violet.vn/ Chủ sờ hưu uang web (cuĩturè mediuml Nhữ có thế tliấy thòng qiĩa các báng nay. đa số các nguyền tố được đìra vào môi trườug dưới đạiia muối của cliímg. Thành phân cíưi mật dung dịch dinh dường tổng hợp đơìì giàn AnhTuán Mọi chi lú t liỏn hộ Chắt Lirọns GlllCOZƠ 5.0 g NH4CI 1.0 2 KH2PO4 0.5 g MgS0 4.7H: 0 0.2 g FeS04.7H20 0.01 g CaCl: .2H20 0.01 g Nirớc 1000 ml Duna dịch gòc cùa các ìm iyén tồ v i lượn» (bãiiọ 4.3) 1.0 ml Dung dịch gốc cùa các ììgiiyẻn ỉổ vi ìưọng Quách Anh Tuấn 32 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp t dinh dường - Stnh H c A Qhttps://sites.google.com/site/sinhhoctrunghocpt/sinhhoclO/bai27-l/chat-dinh-duong Nước cắt 1000111I Với một số v i sinh vật thi còn call bồ siuie váo dims dịch tre11day:NaVOj.HiO 10 mg H3BO3 61112 NaW0 4.2H20 31112 Nhu cầu dinh (lirởng ca bán và nhu cầu (lin li dưỡng bỗ sung Đẽ sinh tnrcms mọi v i sinh vặt đều cần cims cắp một nguồn cacbon (tlnrcma ciins lá nsuồn năne lượns). một ngụồu nitơ (vo cơ hoặc hữu cơ), và uauòu các chat k liầ i£ kliác (đa lìrợng lioặc VI lưọua). ìsliu cẳu yề nlnluE chắt Iiliir vậy được coi là nhu call dinh (iirdtìg cơ bàn. bỡi v ì tứ uiiìnig "bọ ba” các chất ũ liir vặt. Ìihiểu v i siuh vật 10112 họp được mọi chãi cùa té bào. Nhừna v i sinh vật nhir vậy được 2Ọ1 là 17 stnh vặt nguyèn dưỡng. hay cơ thể ngin êiì ditững ịpi oton opho). Trong ũ ú đó. một so vi sinli vật khác không thề tone họp đitợc một so chat, thuộc loại các axit aũúu. các bazơ ụitơ ìũnr purúi và pyiịm iđin. hay thuộc loại các vìtaiìùiL. tứ ụliữiig chắt dúili ditỡng co bail trẽn đây. Những chát mà chủng không tông hợp được thuộc loại ba nhóm chát vừa liêu, được sọi la các chắt dĩnh dưỡng bổ simg. hay các cỉìát bổ sung hay còn gọi là các nhàn lố siììh mrờng (giou th factions) Nliũue v i sinh vật cần được bo SU112 một nhâu tố smli tnróng nàọ đó vào môi tnróua chứa ẹac cliát diuli dircnig cơ bản. đề chúng có thề sinh tnìòua. tlú đirợc gọi các cỡ thể ti ợ (iirâiig. hay các cơ thế khuỵét dưỡng (aitxonvphsl. Các axit amin vá các bazơ nitơ lá nhihis hợp phẳn cùa protein và axit nucleic, theo thứ tự. do đó nhu càu của vi sinh vật vẻ Ìiliữ iia chầt náy là khá lớn. Trái lậi. các vitamin là hợp phần cùa các coenzym hoặc của Iihóm thêm cùa các enzyni. nèu c lii đữọc tế bào đòi hói với Urợne rất uliò. Dims dịch vitamin cần cho các v i khuẩn đắt và v i khnán mtóc Quách Anh Tuấn 33 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 / a Khóa luận tết nghiệp chăt dinh dưõng - Smh H ^ С А в https://sites.google.com/site/sinhhoctrunghocpt/sinhhoclO/bai27-l/chat-dinh-duong Dung dịch vitamin cần cho các v i khuần đất và vi khuẩn nirớc vitam in Lượim Pyridoxamin 5.0 1112 A xit nicotinic 2.0 ma Cyanocobakamin 2.0 mg Thiamiu 1.0 mg 4- aminibenzoat 1.01112 Pantotenat 0.5 1112 Biotúi 0.2 1112 Nước cát 100111] 2 - 3 ml duug địch vitamin này được đua vào lOOrnl dung dịch dinh dường. - Tiêu chuẩn đánh giá dựa trên bài PowerPoint, thái độ học tập, làm việc của các nhóm. * Vận hành Webquest - Cung cấp cho HS địa chỉ định dạng trang trên google site (Sau khi học xong bài 26) - Xây dựng, phân chia các nhóm, sau đó nhóm lên kế hoạch cho mỗi thành viên * Đưa ra yêu cầu công việc về nhà + Nhóm 1,2: Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật + Nhóm3,4: Ảnh hưởng của các yếu tố lí hóa * Phân chia nhóm Lớp sĩ số 41 người sẽ chia thành 4 nhóm như yêu cầu công việc Trong đó : 3 nhóm 10 người và 1 nhóm 11 người Quách Anh Tuấn 34 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp * Nhiệm vụ công việc: + Bầu ra 1 nhóm trưởng, 1 thư kí + Các thành viên trong nhóm tự phân chia công việc giữa các thành viên. + Thư kí ghi lại nhiệm vụ của từng người để kiểm tra kết quả. - Khi về nhà nhờ các tài liệu liên kết trên site sau đó trình bày trên bài báo cáo PowerPoint - Các bài PowerPoint sẽ được học sinh trình bày. Sau đó các HS sẽ thảo luận sau đó nhận xét bổ sung cho bài báo cáo được hoàn thiện. Cuối cùng GV sẽ nhận xét và bổ sung các kiến thức có liên quan tới bài. Q ) Bai 27: CÃC YỀU TÔ ANH X V С Ä nTÌ Ü Ù https://sites.google.com/site/sinhhoctrunghocpt/slnhhocl0/bai27-l Bài 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯÒNG TỚI SINH TRƯÒNG CỦA VI SINH VẬT [н И и т -щ *!-- _ m kiểm trang Wêb này кдэ Е Ш Н Lién k é t website Sint! hoc 10 > Bài 27: CÁC YÉU TÓ ÀNH HƯỜNG TỚI SINH TRƯỜNG CÙA VI SINH VẬT 1. Giới thiệu - Bất cứ sinh vật nào cũng chịu ảnh hường cùa các nhân tổ khác nhau - Cố rắt nhièu vi sinh vặt cô lợi cũng như vi sinh vặt cố hại. Vặy làm thế náo để vi sinh vặt cò lợi phát triển . hạn chế sự phát triển cùa vi sinh vật có hại ? 2. Nhiệm vụ - Các học sinh sẽ hoạt động cá nhân tim hiểu các yểu tổ ành hường đến sinh trường ờ vi sinh vật - Từ các yếu tố ảnh hưỏng có thể đưa ra các phương ân để phát triển của vi sinh vật có lợi hạn ché sự phát triền của vi sinh vật có hại hữD/Aaiaoanvioiei vn/ Quách Anh Tuấn 3. Quá trinh - Hoạt động cá nhãn dựa trén các trang web tài liệu 35 K37B Sinh - KTNN — Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 j E ũ Bai 27: CÁC YỀU TÕ Á N H c Ä X \ _ -__________ a s https://sites.google.com/site/sinhhoctrunghocpt/sinhhocl0/bai27-l ViOLET THƯVIỆN BẢI GIÀNGDIỆN TỪ 1. Giới thiệu - Bát cứ sinh vật náo cũng chịu ánh hường cùa các nhãn tố khác nhau - Có rất nhiều vi sinh vật có lợi cũng như vi sinh vật có hại. Vậy làm thế náo để vl sinh vật có lợi phát triển , hạn ché sự phát triền của vi sinh vật cô hại ? 2. Nhiệm vụ - Các học sinh sẽ hoạt động cã nhân tim hiểu các yếu tố ánh hường đến sinh trường ờ vi sinhvật - Từ các yếu tố ảnh hường có thẻ đưa ra các phương án để phát triển của vi sinh vật cólợi hạn ché Mafloiaoan violelvn; sự phát triển cùa vi sinh vặt cô hại 3. Quá trinh - Hoạt động cá nhãn đựa trẽn các trang web tài liệu - Dựa trên tài liệu Sgk vá tài liệu các liên kết các em hãy hoán thiện Chù sơ hữu trang web Ann Tuấn Cliắt(linhdưỡng Chát hóa học V ai trò ứnadụng Chắt hữu co Chắt vô co A xit amin vitam in J H)Bai 27: CÁC YỀU Tổ ÀNH c rt â https://sites.google.com/site/sinhhoctrunghocpt/sinhhoclO/bai27-l C ác yếu tố ã u h lnrởug Yeu tố Anli hường N hiệt độ Độ Ẵui PH Ảuli sáug Áp s u ấ t thẩm thau Liêu k ế t W eb th a m k h ảo : chết dinh dư&nq Trang con (1): Chầ dmndưủnQ m p yeu to li hoc.ppt l;2227;.: Anh Tuán. 07:00 07-04-2015 (3 Thémiập Nhận xét Quách Anh Tuấn 36 K37B Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 C H Ư Ơ N G 3: T H ự C N G H IÊM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Thông qua việc dạy học bằng phương pháp Webquest ở phần 3 - Sinh học 10, chúng tôi đánh giá tính hiệu quả tính khả thi của việc sử dụng phương pháp này trong dạy học. Đồng thời đánh giá hiệu quả tác động lến quá trình học tập của học sinh. 3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm đánh giá hiệu quả về chất lượng hoạt động học tập của HS khi sử dụng PPDH Webquest đế dạy bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật trong phần ba: Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 - THPT 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 3.3.1. Đối tượng thực nghiệm Chúng tôi quyết định tiến hành thực nghiệm đối với HS lớp 10A2 của trường THPT Lý Nhân Tông - Tp Bắc Ninh. 3.3.2. Cách tiến hành thực nghiệm Đe phù hợp với đối tượng là HS THPT và thuận lợi về điều kiện, thời gian học tập của các em nến chúng tôi đã sử dụng phương pháp thực nghiệm so sánh đối chứng. Thực nghiệm được tiến hành như sau: • Chọn lớp thực ngỉệm Chọn các lớp có chất lượng giáo dục và dạy học tương đương nhau, có điều kiện vật chất, thiết bị dạy học đồng đều. Căn cứ vào điểm trung bình của học kì I để suy ra 2 lớp có trình độ tương đương nhau. Quách Anh Tuấn 37 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp • Chọn lớp HS thực nghiệm Chúng tôi đã chọn 2 lớp 10A1 và 10A2 trường THPT Lý Nhân Tông. Trong đó lớp 10A1 là lớp đối chứng (ĐC) và lớp 10A2 lóp thực nghiệm (TN). • Bô trí thực nghiệm Các lóp thực nghiệm: Giáo án được soạn theo PPDH bằng Webquest vào khâu hình thành kiến thức mới trong quá trình dạy học. Lóp đối chứng: Giáo án được thiết kế theo cách mà GV thường làm Ớ các lớp TN và lớp ĐC đều do chúng tôi phụ trách giảng dạy để có sự đồng đều về thời gian, nội dung, kiến thức và điều kiện học tập. • Kiếm tra đánh giá HS: Khi đánh giá kết quả TN, chúng tôi sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu và phân tích kiến thức của HS ở các bài học trong phần ba: “Sinh học vi sinh vật ” Sinh học 10-THPT thông qua các bài kiếm tra 15 phút. 3.3.3. Xử lí số liệu - Kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức đã học, mức độ tiếp thu và độ bền kiến thức của HS. - Kĩ năng tố chức và kĩ năng học tập của HS. - Khả năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế có liến quan. 3.3.4. Kết quả thực nghỉệm sư phạm Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm Sư phạm từ ngày 02/03/2015 đến ngày 09/04/2015 tại trường PTTH Lý Nhân Tông. Sau đó cho thu thập thông tin phản hồi từ phía HS thông qua phiếu điều tra và bài kiểm tra 15 phút nhằm đánh giá kết quả HS đạt được sau khi học tập bằng PPDH Webquest với mức độ hứng thú Quách Anh Tuấn 38 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp tham gia học tập của HS, mức độ nhớ bài và hiểu bài... Dưới đây là kết quả mà chúng tôi đã thu được: Đe kiểm tra mức độ phù hợp của PPDH Webquest khi áp dụng dạy học PTTH trong điều kiện hiện nay, chúng tôi tiến hành khảo sát các phiếu điều tra đối với các nhóm thực nghiệm và đồng thời phỏng vấn một số GV đang giảng dạy trực tiếp tại một số trường THPT. Sau khi giảng dạy bằng PPDH Webquest cho bài 27 thuộc phần ba - Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10-THPT, Sinh học 10, chúng tôi đã tiến hành khảo sát để thu thập những thông tin phản hồi từ phía HS khi học tập bằng Webquest. Ket quả thu được như sau: Sô lượng HS Tiêu chí Tỷ lệ (%) Rât hứng thú 4 Hứng thú 18 43,90 Bình thường 15 36, 59 It hứng thú 3 7,32 Không hứng thú 1 2,44 9,76 Bảng 3.1 Mức độ hứng thú của HS khi học tập bằng Webquest Quách Anh Tuấn 39 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp Do thời gian phân bố chương trình, chúng tôi chỉ thực hiện thực nghiệm được bài 27 trong phần ba: Sinh học vi sinh vật ” Sinh học 10-THPT ở 2 lóp ĐC và TN. Tuy nhiến khi dạy các bài mới bằng PPDH Webquest, sau bài chúng tôi phát phiếu khảo sát để thu thập thông tin phản hồi từ phía HS. Và chúng tôi đã thu được kết quả phản hồi khá tốt từ phía HS - Đa số các em hứng thú với cách học tập bằng Webquest chiếm 43,9% và có đến 9,76% các em thấy rất hứng thú với pp này. Vì khi học tập bằng Webquest các em đã thấy được nhiều lợi ích mà pp này mang lại, giúp các em có những trải nghiệm thực tế, mở rộng những hiếu biết, tự tin và tự lực chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Dưới đây là những ưu điểm của Webquest mà HS đã cảm nhận được: Quách Anh Tuấn 40 K37B Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bảng 3.2 Đảnh giả của HS về un điếm khi học tập với PPDH Webquest Sô Tiêu chí Tỷ lệ lượng (% ) Dê sử dụng, có thê truy cập dê dàng 29 70,73 Có định hướng rõ ràng cho quá trình tự học 23 56,09 Có sự trao đôi hợp tác giữa GV -HS và HS - HS 17 41,46 Nguôn tài liệu đa dạng, phong phú và được cập 28 68,29 nhật Tạo điêu kiện cho HS học tập chủ động, sáng tạo, 18 43,90 tích cực tham gia hoạt động học tập nhóm Khác (......................................................................) 1 2.43 Bảng 3.2 cho thấy, khác với cách học thông thường, học tập với Webquest các em có quyền truy cập được các nguồn tài nguyên trực tuyến đa dạng, phong phú, cập nhật thường xuyên, hơn nữa các em có thể tự học tập, tự tổ chức hoạt động nhóm, thảo luận, sáng tạo và đánh giá lẫn nhau. Đồng thời, bảng 3.2 cũng cho thấy các em HS có xu hướng thích tự được tự tìm hiểu kiến thức để mở rộng vốn tri thức, thích được học tập và tiếp cận với CNTT. Điều đó đã góp phần làm tăng sự hứng thú của HS với học tập Webquest. Tuy nhiên, để học tập được bằng Webquest mang lại hiệu quả tối ưu thì yêu cầu HS có một trình độ nhất định về khả năng sử dụng tin học, khai thác thông tin từ Internet, đồng thời cơ sở vật chất trường học cũng cần được trang bị đầy đủ. Và điều quan trọng hơn nữa là ở bản thân mỗi HS có niềm yêu thích khám phá làm động lực để tiếp cận những cái mới. Mặc dù đang ở lứa tuổi thích khám phá, trải nghiệm, song đôi khi vẫn Quách Anh Tuấn 41 K37B Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 còn những HS ngại thay đổi cách học cũ. Đó cũng là những hạn chế khi dạy và học bằng Webquest, mà cụ thể được liệt kê trong 3.3 dưới đây: Sô lượng Tỷ lệ % Tiêu chí Khả năng sử dụng tin học chưa thành thạo 19 46,34 Không có đủ điêu kiện vê cơ sở vật chât 11 26.83 Ngại thay đôi cách học cũ 22 53,66 Tôn nhiêu công sức và thời gian 13 31,71 Khác (..................................................... ) 0 0 Bảng 3.3. Khỏ khăn của HS khi học tập bằng Webquest Đây không chỉ là những khó khăn riêng đối với HS trường THPT Lý Nhân Tông mà còn là tình trạng chung ở các trường THPT của cả nước. Chính vì vậy, đế khắc phục được những khó khăn này phải cần có thời gian và sự nỗ lực, sự ủng hộ của GV, HS, cũng như những chính sách cung cấp đồng bộ trang thiết dạy học ở các trường THPT hiện nay. Ngoài ra chúng tôi còn thực hiện kiếm tra mức độ lĩnh hội kiến thức, vận dụng kiến thức thông qua bài kiếm tra 15 phút đối với cả 2 lớp. Và dưới đây kết quả chúng tôi thu được: Quách Anh Tuấn 42 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp Tỉ lệ (%) Sô HS Thang điểm Lớp 10A1 Lớp 10A2 Lớp 10A1 Lớp 10A2 9 đên 10 7 8 16,28 19,51 8 đên 9 9 11 20,93 26,83 7 đên 8 15 16 34,88 39,02 6 đên 7 8 3 18,60 7,32 5 đên 6 3 2 6,98 4,88 dưới 5 1 1 2,33 2,44 Tông 43 41 100 100 45 % ■ Lớp 10A 1 ■ Lớp 10A2 9 đến 10 8,0 - dưới 9 7,0 - dưới 8 6,0 - 7,0 5,0 - 6,0 dưới 5 Biểu đồ 3.2 Kết quả học tập thông qua bài kiểm tra 15 phút Quách Anh Tuấn 43 K37B Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.2 chúng tôi thấy tỉ lệ học sinh đạt khá trở lên (từ 7 đến 10) của 2 lớp 10A1 và 10A2 lần lượt là 72,09 và 85,37. Qua đây chúng tôi thấy mức độ lĩnh hội kiến thức, mức độ tiếp thu của lớp 10A2 (lớp TN) cao hơn lớp 1OAI (lớp đối chứng). Quách Anh Tuấn 44 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp KÉT LUẬN VÀ K IÉN NG H Ị A. Kết luận Qua một thời gian nghiên cứu đề tài “Xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học phần ba: “Sinh học vi sinh vật ” Sinh học 10-THPT” tôi đã rút ra được một số kết luận sau: - Phương pháp dạy học theo Webquest là một phương pháp dạy học mới. Phát huy được tính chủ động của học sinh. - Đẻ xây dựng và sử dụng một Webquest phải đảm bảo phù hợp với cơ sở vật chất và khả năng của người sử dụng. B. Kiến nghị Đề tài là một hướng nghiên cứu mới trong giáo dục hiện nay, sử dụng Webquest trong dạy học góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy và học. Trong tương lai, việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và dạy học bằng Webquest nói riếng sẽ còn tiếp tục được phát triển và ứng dụng rộng rãi. Sau khi thực nghiệm Sư phạm và thu thập những ý kiến trao đối về những điều kiện trợ giúp để học tập với Webquest với HS và GV phổ thông, tôi đã thống nhất đưa ra kiến nghị sau: 1. Các trường THPT cần được trang bị cơ sở vật chất, kĩ thuật hiện đại đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi đế tiến hành dạy học có sự hỗ trợ của internet. 2. Thường xuyên mở lớp tập huấn nâng cao trình độ sử dụng CNTT trong dạy và học cho GV và HS. 3. Nhà trường cần khuyến khích đội ngũ GV tích cực ứng dụng CNTT vào dạy học dưới nhiều hình thức, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học. Tiếp tục triển khai PPDH Webquest phù hợp cho các phần kiến thức khác nhau, các lớp khác nhau. Quách Anh Tuấn 45 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp TÀ I LIỆU TH A M KHẢO 1. Nguyễn Văn Cường - BERND MEIER(2011), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học trường Trung học. 2. Trịnh Nguyên Giao, (2010), “Chuyên đề kiếm tra đánh giá trong dạy học Sinh học ở trường phô thông”, ĐH Sư phạm Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Hiền, (2009), “Hình thành cho Sinh viên kĩ năng sử dụng CNTT để tổ chức bài dạy Sinh học ”, Luận án tiến sĩ giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội. 4. Trần Khánh Phương, thiết kế bài giảng Sinh học 10, NXB Hà Nội. 5. Nguyễn Đức Thành (2006), “Chuyên đề tô chức hoạt động học tập trong dạy học Sinh học ở trưòng pho thông”, Trường ĐHSP Hà Nội. 6. Vũ Cao Đàm, (2008), “Phươngpháp luận nghiên cứu khoa học”, NXB Thế giói 7. VVOB Việt Nam, Công nghệ thông tin cho dạy học tích cực, NXBGD Việt Nam. 8. http:/AVebquest.org/ 9. http://en.wikipedia.org/wiki/webquest 10.http://www.cadasa.vn/khoi-lop-10/lv-thuvet-veu-to-anh-huong-den-sinhtruong-cua-vi-sinh-vat.aspx 1 l.http://luanvan.net.vn/ĩuan-van/chuyen-de-sinh-truong-va-cac-veu-to-anhhuong-den-su-phat-trien-cua-vi-sinh-vat-66916/ 12.https://voer.edu.vn/c/anh-huong-cua-cac-nhan-to-moi-truong-den-su-sinhtruong-cua-vi-sinh-vat/9b2ffb8d/56fdad04 13.http://www.ict4atl.org/ict4atl/viAVebquesƯh%C6%BQ%El%BB%9Bngd%El %BA%ABn-v%C3%A0-t%El %BA%A3i-ph%El %BA%A7nm%El %BB%81m Quách Anh Tuấn 46 K37B Sinh - KTNN Khóa luận tết nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 14.https://sites.google.com/a/ctu.edu.vn/WebquesƯseminar/trinh-bay-ppdhWebquest/tieu-chi-de-tao-mot-Webquest 15. http://www.globaledu.c phap-day-hoc-hieu-qua-qua-mang-ĩntemet-Phan-l 16.http://tailieu.vn/doc/cac-buoc-thiet-ke-Webquest-1225700.html Quách Anh Tuấn 47 K37B Sinh - KTNN Khóa luận tết nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 PHỤ LỤC Các mẫu phiếu điều tra đã sử dụng Bảng 3.1 Mức độ hứng thú của HS khỉ học tập bằng Webquest Sô lượng HS Tiêu chí Tỷ lệ (%) Rât hứng thú Hứng thú Bình thường It hứng thú Không hứng thú Bảng 3.2 Đảnh giá của HS về mi điểm khi học tập vói PPDH Webquest Tiêu chí Sô Tỷ lệ lượng (% ) Dê sử dụng, có thê truy cập dê dàng Có định hướng rõ ràng cho quá trình tự học Có sự trao đôi họp tác giữa GV -HS và HS - HS Nguôn tài liệu đa dạng, phong phú và được cập nhật Tạo điêu kiện cho HS học tập chủ động, sáng tạo, tích cực tham gia hoạt động học tập nhóm Khác (......................................................................) Quách Anh Tuấn K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Bảng 3.3. Khó khăn của HS khi học tập bằng Webquest Sô lượng Tỷ Tiêu chí lệ % Khả năng sử dụng tin học chưa thành thạo Không có đủ điêu kiện vê cơ sở vật chât Ngại thay đôi cách học cũ Tôn nhiêu công sức và thời gian Khác (..................................................... ) Bảng 3.4 Kết quả học tập thông qua bài kiếm tra 15 phút Số HS Tỉ lệ (%) Thang điểm Lớp 10A1 Lớp 10A2 Lớp 10A1 Lớp 10A2 9 đên 10 8 đên 9 7 đên 8 6 đên 7 5 đên 6 dưới 5 Tông Quách Anh Tuấn K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp BÀI 31: VIRUT GÂY BỆNH, ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN • Hoạt động 1: TÌM HIÈƯ VIRUT GÂY BỆNH Mục tiêu: - Chỉ ra được virut gây bệnh cho vi sinh vật, thực vật và côn trùng. - Đưa ra các biện pháp phòng chống virut gây bệnh. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV giảng giải vê hoạt I. Các virut kí sinh ở động của ngành công vsv, thực vật và côn nghiệp v s v . - HS dựa vào kiến thức đã trùng. - GV hỏi: học và SGK trang 121 trả 1. Virut kí sinh ở + Con người lợi dụng lời, nêu được VSV(phagơ) vsv để sản xuất những + Con người sản xuất mì ( Khoảng 3000 loài) sản phẩm nào phục vụ chính thuốc kháng sinh. đời sống + Virut tấn công thì các - Virut kí sinh ơ hầu hết quá trình sản xuất bị + Điều gì xảy ra nếu ngừng, ảnh hưởng tới đời vsv nhân sơ( xạ khuẩn, vikhuẩn...) hoặc vsv v s v bị virut tấn công sống. nhân thực( nấm men, nấm HS trao đổi nhanh trả lời sợi) câu hỏi - Virut gây thiệt hại cho + Một số v s v điển hình mà virut hay kí sinh. ngành công nghiệp vi + Tác hại của virut v s v . sinh như sản xuất kháng GV hỏi thêm + Bình nuôi vi khuẩn bị sinh, sinh khối thuốc trừ + Nguyên nhân gì khiến nhiễm virut và virut nhân sâu sinh học. Quách Anh Tuấn K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp cho bình nuôi vi khuấn lên làm chêt hàng loạt vi đang đục bỗng trở nên khuẩn. trong? + Tránh nhiễm phagơ phải + Đe tránh nhiễm phagơ tuân theo quy trình vô trong công nghiệp vi sinh trùng nghiêm ngặt trong cần phải làm gì? sản xuất và kiểm tra vi khuẩn trứoc khi đưa vào sản xuất. GV nêu vấn đề + Tại sao virut gây bệnh cho thực vật không tự - HS hoạt động nhóm, thảo luận nhóm yêu cầu 2. Virut kí sinh trong nêu được. thực vật( khoảng 1000 Thành TB thực vật dày loài) xâm nhập được vào trong và không có thụ thể đặc * Quá trình xâm nhập của TB. virut vào thực vật hiếu đế virut bám. + Virut xâm nhập vào TB -ỳ Virut xâm nhập nhờ vết - Virut không tự xâm như thế nào? xây xát, nhờ côn trùng, nhập được vào thực vật. phấn hoa. - Đa số virut xâm nhập - GV đánh giá hoạt động vào TB thực vật nhờ côn và bổ sung kiến thức cho trùng: hút nhựa cây bị hoàn thiện. bệnh rồi truyền sang cây lành. - Một số virut xâm nhập - GV hỏi - HS trình bày được theo qua vết xây sát, qua hạt + Cây bị nhiễm virut có SGK phấn huặc phấn hoa, giun Quách Anh Tuấn K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp biếu hiện như thế nào? ăn rễ huặc nấm kí sinh. + Virut lan xa bằng cách * Đặc điểm cây bị nhiễm nào. virut + Để phòng bệnh cần có - Sau khi nhân lên trong biện pháp gì? TB, virut lan sang các TB khác qua cầu sinh chất. - Lá cây bị đốm vàng, đốm nâu sọc hay vằn, lá xuăn héo vàng và rụng. - Thân bị lùn hoặc còi cọc. * Cách phòng bệnh do GV nêu vấn đề: HS nghiên cứu SGK, trả virut lời câu hỏi-> lớp nhận xét - Chọn giống cây sạch + Virut gây bệnh cho côn bổ sung. bệnh trùng có những dạng - Vệ sinh đồng ruộng nào? Và cách gây bệnh - Tiêu diệt vật trung gian như thế nào? truyền bệnh ( các loại bỏ trĩ, bọ rầy) 3. Virut kí sinh ở côn trùng. * Nhóm virut chỉ kí sinh ở côn trùng( côn trùng là vật chủ) Quách Anh Tuấn K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp VD: virut Bacolo sông kí sinh ở sâu bọ ăn lá cây * Nhóm virut kí sinh ở côn trùng sau đó mới - HS vận dụng kiến thức nhiễm vào người và động trả lời vật( côn trùng là ổ chứa - GV nêu câu hỏi liên hệ + Vải thiều không phải là hay vật trung gian truyền + Có 1 thời gian ở vùng 0 chứa virut gây bệnh bệnh) trồng vải thiều, trẻ em + Vải thiều chín có 1 số -150 loại virut lí sinh hay bị viêm não và người loài chim và côn trùng ăn, trên côn trùng gây bệnh ta đổ cho vải thiều, em có những loài này mang cho người, động vật( ý kiến gì về điều này. virut. muỗi, bọ chét...) + Phải do muỗi hút máu - Virut thường sinh ra độc của những loài này rồi đốt tố, khi muỗi đốt người và vào người mới gây bệnh. động vật thì virut xâm - HS liên hệ kiến thức sinh nhiễm và gây bệnh - GV hỏi: học lớp 7 và thông tin trên VD: virut HBV gây viêm + 3 bệnh sốt do vật trung đài, báo nhận biết được: gan B gian là muỗi truyền rất + Sốt rét do trùng sốt rét * Lưu ý : tùy loại virut phổ biến ở việt nam gồm: + Sốt xuất huyết và viêm mà virion có thế dạng sốt rét, sốt xuất huyết, não nhật bản do virut trần hay nằm trong bọc viêm não nhật bản. Theo - Chủ yếu tiêu diệt muỗi, prôtêin đặc biệt dạng tinh em bệnh nào là bệnh vệ sinh môi trường. thể gọi là thể bọc virut? Quách Anh Tuấn K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp + Chúng ta cân có biện pháp gì để phòng chống bệnh này. • Hoạt động 2: ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THựC TIỄN Mục tiêu: - Chỉ ra nguyên lí kĩ thuật di truyền có sử dụng phagơ. - Nêu nguyên tắc sản xuất 1 sản phẩm mới dùng trong y học và nông nghiệp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV hỏi:em hãy cho biêt - HS có thê trả lời: virut 1. Trong sản xuât các ứng dụng của virut trong được dùng để nghiên cứu chế phẩm sinh học ( thực tế. khoa học hay sản xuất Iterpheron - IFN) vacxin - GV giảng giải và giới thiệu 2 ứng dụng mới nhất là sản xuất chế phấm sinh học và thuốc trừ sâu. * Cơ sở khoa học - GV nêu câu hỏi: - HS ngiên cứu thông tin - Phagơ có chứa đoạn + Sản xuất chế phẩm sinh SGK trang 123 và hình 31, gen không quan trọng có học dựa trên cơ sở nào. trao đổi nhanh trong nhóm thể cắt bỏ không ảnh + Quy trình sản xuất và và yêu cầu nêu rõ hưởng đến quá trình vai trò của chế phấm sinh + Cơ sở khoa học nhân lên. học là gì. + Quy trình gồm các bước - Cắt bỏ gen của phagơ Quách Anh Tuấn K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 - GV đánh giá và yêu cầu Khóa luận tết nghiệp + Ý nghĩa thực tiễn thay băng gen mong - Lớp nhận xét bổ sung^ muốn. khái quát kiến thức. - Dùng pha gơ làm vật chuyển gen HS khái quát kiến thức. * Quy trình gồm các bước - Tách gen IFN ở người nhờ enzim. Gắn gen IFN vào ADN phagơ, tạo phagơ tái tổ họp. - Nhiễm phagơ tái tổ hợp vào E. coli - Nuôi E. coli nhiễm phagơ tái tổ họp trong HS nghiên cứu SGK kết nồi lên men để tổng hợp - Vì sao trong sản xuất họp kiến thức thực tế, nêu IFN. nông nghiệp cần sử dụng được * Vai trò: IFN có khả thuốc trừ sâu từ virut? + Độc hại của thuốc hóa năng chống virut, tế bào học ung thư và tăng cường + Lợi ích của biện pháp khả năng miễn dịch - Thuốc trừ sâu từ virut có phòng trừ sinh học. 2. ưu điểm như thế nào? - HS nghiên cứu SGK thuốc trừ sâu từ virut. - GV nhận xét và bổ sung trang 123 và nêu được tính Tính ưu việt của thuốc Quách Anh Tuấn Trong nông nghiệp : K37B Sinh - KTNN [...]... Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp Trong quy trình sử dụng Webquest để tổ chức dạy học phần ba - Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 - THPT, các bước chuẩn bị, thiết kế và xây dựng Webquest đã được đề cập ở các phần trên Do vậy, trong phần này tôi chi' nói về giai đoạn vận hành Webquest để tổ chức dạy kiến thức bài mới *Gỉới thiệu chủ đề của Webquest và cung cấp địa chỉ trang định dạng... Nội 2 Khóa luận tết nghiệp mềm powerpoint và các ứng dụng của nó trong dạy học Vật lí; chương 2: Các ứng dụng của máy vi tính và phần mềm dạy học Vật lí, hoặc tác giả Lê Công Chiêm (2004), Nguyễn Trọng Thọ (2002) cũng vi t về “ứng dụng tin học trong dạy học Hóa học , tác giả Nguyễn Phúc Thịnh và cộng sự (2007) đã vi t cuốn “ứng dụng tin học trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học Sinh học , giới... hiện theo 6 bước Sử dụng Webquest theo 3 giai đoạn lớn và trong mỗi giai đoạn lại chứa các bước thực hiện linh động Nhưng nhìn chung, các bước xây dựng và sử dụng Webquest được thiết lập dựa trên các mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học, đặc điểm nhận thức của HS 2.2 .3 Hoạt động dạy học bài 27 trong phần ba - Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 - THPT * Chuẩn bị và xây dựng Webquest - Phân... TR O N G DẠY HỌC SINH HỌC 2.1 Xây dựng Webquest dạy học phần ba - Sinh học vi sinh vật 2.1.1 Nguyên tắc xây dựng Webquest trong sinh học o Nguyên tắc sư phạm và kỹ thuật thiết kể Một Webquest được tạo ra để phục vụ cho quá trình dạy học, do đó chủ đề và nội dung thiết kế phải phù họp với ý đồ cần thiết trong các khâu của quá trình thực hiện bài trên lóp Webquest càng gắn với nội dung bài học thì nó... thức sử dụng nguồn tri thức học được trong những hoàn cảnh khác nhau 1.2.2 Đặc điểm của học tập với Webquest Neu xem dạy học bang Webquest như một trong những phương pháp dạy học khám phá hay là một dạng đặc biệt của dạy học dựa vào dự án - Dạy học dựa trên dự án có sử dụng CNTT, thì vi c học tập bang Webquest cũng mang những đặc điếm cơ bản của cả 2 phương pháp dạy học này - Gan nội dung dạy học với... xây dựng Webquest Sinh học Quách Anh Tuấn 24 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp 2.2 Sử dụng Webquest đễ tổ chức dạy một số bài phần ba - Sinh học vi sinh v ậ t-S in h học 10- THPT 2.2.1 Nguyên tắc sử dụng *Đảm bảo tính thông nhât biện chứng giữa vai trò chủ đạo của GV và vai trò chủ thê, tích cực, tự giác, độc lập của HS Mục đích của giảng dạy bằng phương pháp Webquest là phát... thức giáo dục khác như dạy học hợp tác, dạy học dự án, các PPDH nêu và giải quyết vấn đề Sử dụng kết họp với các kĩ thuật dạy học khác để phát huy tối đa những ưu điểm của dạy học bang Webquest *Phù bợp với kiên thức môn học Đối với kiến thức Sinh học mang tính thực tiễn, có nhiều nguồn thông tin liên quan đến nó, sẽ phù hợp hơn để dạy bang Webquest Do vậy, khi thiết kế và sử dụng Webquest cần chú ý đến... năng và thái độ Bước 6: Hoàn thiện và đưa vào sử dụng Sau khi cấu trúc Webquest và bảng đánh giá được xây dựng trên trang chia sẻ của google site Người GV sẽ bắt đầu thử nghiệm để kiểm tra mức độ khả Quách Anh Tuấn 23 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp thi của PPDH này Qua đó, sửa chữa, bổ sung những thiếu sót để hoàn thiện rồi đưa vào sử dụng trong lần sau Sơ đồ xây dựng Webquest. .. của Webquest Bước 2 Nghiên cứu nội dung Bước 3 Đặc điểm nhận thức của người học Bước 4 Xây dựng cấu trúc Webquest Bước 5 Xây dựng bản tiêu chuẩn đánh giá, Bước 6 Hoàn thiện và đưa vào sử dụng Dựa vào quy trình chung này, bất kì người GV nào cũng có thể tạo được một Webquest Sinh học đáp ứng nhu cầu dạy học Tuy nhiên Webquest được xây Quách Anh Tuấn 21 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận. .. HS, cũng dựa vào đó GV sẽ đưa ra những nhiệm vụ phù hợp với từng lứa tuổi và xác định được những hoạt động dạy học cần thiết để khai thác tri thức bài học Sinh học Bước 4: Xây dựng cấu trúc Webquest Sinh học Một Webquest bất kì luôn bao gồm 5 phần cơ bản: Giới thiệu, nhiệm vụ, tiến trình, đánh giá và kết luận, cấu trúc của một Webquest cũng giống như một kịch bản cho cả người dạy và người học cùng hợp ... Khóa luận tết nghiệp MỤC ĐÍCH Xây dựng sử dụng Webquest để tổ chức dạy học “ Phần ba: Sinh học vi sinh vật ” Sinh học 10- THPT nhằm nâng cao chất lượng học tập học sinh GIẢ THUYẾT NGHIÊN cứu Neu Xây. .. Webquest dạy học Sinh học Quách Anh Tuấn 28 K37B Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tết nghiệp Trong quy trình sử dụng Webquest để tổ chức dạy học phần ba - Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10. .. chung dạy học Sinh học nói riêng Tìm hiểu thực trạng dạy học sinh học Sinh học Vi sinh vật Sinh học 10THPT số trường THPT Nghiên cứu sở lí luận thực tiễn vi c ứng dụng Webquest dạy học Sinh học

Ngày đăng: 22/10/2015, 10:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w