Quy trình xây dựng Webquest Sinh học

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp xây dựng và sử dụng webquest để tổ chức dạy học phần 3 sinh học vi sinh vật sinh học 10 (Trang 26)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.1.3.Quy trình xây dựng Webquest Sinh học

Với một PPDH khá mới mẻ như Webquest, chưa phổ biến ở các môn học nói chung và Sinh học nói riêng ở nước ta. Vì vậy, việc nghiên cứu để xây dựng một quy trình Webquest Sinh học ở Việt Nam đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến. Dựa trên các nguyên tắc đã nêu trên, theo tôi cần thực hiện theo 6 bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu của Webquest Bước 2. Nghiên cứu nội dung

Bước 3. Đặc điểm nhận thức của người học Bước 4. Xây dựng cấu trúc Webquest Bước 5. Xây dựng bản tiêu chuẩn đánh giá, Bước 6. Hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

Dựa vào quy trình chung này, bất kì người GV nào cũng có thể tạo được một Webquest Sinh học đáp ứng nhu cầu dạy học. Tuy nhiên Webquest được xây

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp

dựng để phục vụ cho quá trình dạy học, do đó mục tiêu của Webquest cũng phải đồng thời thực hiện mục tiêu bài học.

Bước 1: Nghiên cứu các mục tiêu của Webquest đông thời là mục tiêu của bài học

Theo quan điểm công nghệ, mục tiêu là cái đầu ra, là cái đích cần đạt sau mỗi bài học. Thông qua nghiên cứu mục tiêu, GV có thể xác định được mục tiêu dạy học là hình thành kiến thức, hay củng cố hoàn thiện kiến thức, kĩ năng. Từ đó định hướng việc xây dựng nội dung Webquest phù hợp với nội dung kiến thức và thời gian thực hiện bài học.

Bước 2: Nghiên cứu nội dung bài học

Trong dạy học chương trình THPT hiện nay, SGK được xem như là “Kim chỉ nam”, là nội dung nền tảng để GV và HS đồng thời tác động qua lại trong quá trình tổ chức, hướng dẫn hay lĩnh hội tri thức. Trong quá trình thực hiện Webquest, nguồn thông tin mà HS có thể lấy được không chỉ ở SGK mà còn lấy thông tin trên mạng Internet, tạp chí tri thức... có chứa đựng thông tin bài học và nội dung kiến thức có liên quan. Webquest thường phù hợp với những nội dung kiến thức Sinh học mang tính thực tiễn và ứng dụng. Do đó việc nghiên cứu kiến thức trước giúp GV nhận ra nội dung đó có thể thiết kế Webquest được hay không. Hơn nữa, thông qua phân tích mối quan hệ của các thành phần kiến thức bài học, GV có thể kết nối các đơn vị kiến thức một cách logic, sau đó thiết lập một chủ đề mang tính khái quát toàn bộ kiến thức mà khi tìm hiểu về chủ đề này, HS sẽ đạt được các mục tiêu dạy học: về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ.

Bước 3: Tìm hỉêu đặc điềm nhận thức của HS

Ngày nay với sự phát triển chung của toàn xã hội và sự bùng nổ của CNTT đã làm cho nhận thức của giới trẻ nói chung và HS THPT nói riêng trở

nên nhanh nhạy, tự tin và thích khám phá. Thông qua việc nghiên cứu về đặc điểm nhận thức của HS mà GV có thể đưa ra những chủ đề kích thích sự tham gia, sáng tạo của HS, cũng dựa vào đó GV sẽ đưa ra những nhiệm vụ phù hợp với từng lứa tuổi và xác định được những hoạt động dạy học cần thiết để khai thác tri thức bài học Sinh học.

Bước 4: Xây dựng cấu trúc Webquest Sinh học

Một Webquest bất kì luôn bao gồm 5 phần cơ bản: Giới thiệu, nhiệm vụ, tiến trình, đánh giá và kết luận, cấu trúc của một Webquest cũng giống như một kịch bản cho cả người dạy và người học cùng hợp tác hoạt động, toàn bộ cấu trúc này sau khi được xây dựng sẽ được đưa lên trang chia sẻ với tất cả HS (thường sử dụng tính năng của google site [26]). Khi thiết kế một Webquest Sinh học, người GV cũng thường phải chú ý đến thời gian thực hiện hợp lí, phù hợp với mục tiêu bài học cần đạt được cho mỗi HS.

Bước 5: Xây dựng bản tiêu chí đánh giả

Đây là một khâu khá quan trọng để phát huy được những hiệu quả khi học tập với Webquest. Bản đánh giá phải được công khai dưới sự thảo luận của phần đa HS, cụ thể, rõ ràng, nhất quán và phải phù họp với từng đối tượng HS. Dựa vào bản đánh giá mà HS có thể giới hạn được nội dung kiến thức cần thiết, định hướng được những việc HS sẽ làm trong khoảng thời gian hợp lí, đồng thời qua đó HS cũng có thể tự đánh giá kết quả của nhóm mình và các nhóm khác thông qua các tiêu chí chi tiết. Từ đó sẽ có hành vi chỉnh sửa, bổ sung và điều chỉnh kịp thời, phù hợp với mục tiêu kiến thức, kĩ năng và thái độ.

Bước 6: Hoàn thiện và đưa vào sử dụng

Sau khi cấu trúc Webquest và bảng đánh giá được xây dựng trên trang chia sẻ của google site. Người GV sẽ bắt đầu thử nghiệm để kiểm tra mức độ khả

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp

thi của PPDH này. Qua đó, sửa chữa, bổ sung những thiếu sót để hoàn thiện rồi đưa vào sử dụng trong lần sau.

2.2. Sử dụng Webquest đễ tổ chức dạy một số bài phần ba - Sinh học vi sinh v ậ t-S in h học 10-TH PT

2.2.1. Nguyên tắc sử dụng

*Đảm bảo tính thông nhât biện chứng giữa vai trò chủ đạo của GV và vai

trò chủ thê, tích cực, tự giác, độc lập của HS.

Mục đích của giảng dạy bằng phương pháp Webquest là phát huy tính sáng tạo, chủ động, tích cực trong việc tổng hợp kiến thức bài mới của HS và HS là người tự lên kế hoạch thực hiện, lựa chọn thời gian hợp lí, thảo luận, nhập vai...Tuy nhiên, vai trò chủ đạo ở đây vẫn luôn là người GV bởi ý tưởng sư phạm độc đáo, từ việc chọn nội dung phù hợp, thiết kế trên trang web, đưa lên mạng...đến việc sắp xếp nội dung, trình bày nội dung, ra các lệnh logic định hướng cho quá trình học tập của HS. Đồng thời vẫn tạo nên được mối quan hệ trao đổi hữu có giữa GV và HS thông qua hệ thống comment nằm phía dưới trang web.

*Đảra bảo phù hợp với cơ sở vật chất và khả năng người sử dụng

Trong quá trình dạy học, việc sử dụng Webquest cũng như bất cứ một PPDH nào thì điều quan trọng nhất đó là tính phù họp với điều kiện thực tiễn, về không gian, thời gian và năng lực người sử dụng.

- Phù hợp với điều kiện, trang thiết bị nhà trường

- Phù họp với trình độ và khả năng sử dụng của GV và HS, kĩ năng sử dụng máy tính, khai thác internet.

Khi sử dụng Webquest để dạy học, một điều lí tưởng nhất là tất cả các máy tính của HS cần phải có quyền truy cập Internet. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể sử dụng Webquest ngay trong cả điều kiện giới hạn hoặc không có quyền truy cập internet, cụ thể sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp

+ Neu trường hợp không đủ máy tính truy cập cho tất cả HS, GV sẽ cho HS hoạt động theo nhóm trên các máy tính có sẵn và cung cấp cho họ khoảng thời gian hoàn thành dài hơn.

+ Neu lớp học của bạn hoàn toàn không có Internet, nhưng nhất thiết phải có một máy tính và một máy in. GV sẽ in ra các thông tin từ trang web mà cung cấp cho HS. Tuy điều này có phần mất đi sự tương tác giữa GV và HS, nhưng nguồn kiến thức cung cấp lại đa dạng hơn SGK với cách học thông thường. + Neu trường học có một mạng nội bộ, bạn có the “whack” các địa chỉ web với sự cho phép của chủ sở hữu trang web. Tức là chúng ta sẽ tải các trang web này về máy chủ của trường, sau đó GV và HS sẽ truy cập ngay khi không có Internet.

+ Hoặc khi trong trường hợp không có máy chủ, bạn có thể sao chép Webquest của bạn vào ổ đĩa cứng cho các HS, sau đó chạy Webquest trên một trình duyệt như Netscape hay Internet explorer.

*Tối ưu hóa ưu điếm của Webquest

Có thể sử dụng Webquest với nhiều hình thức thức khác nhau: Thảo luận, dạy kiến thức bài mới, củng cố, ôn tập chương... Webquest thường được kết hợp với các hình thức giáo dục khác như dạy học hợp tác, dạy học dự án, các PPDH nêu và giải quyết vấn đề. Sử dụng kết họp với các kĩ thuật dạy học khác để phát huy tối đa những ưu điểm của dạy học bang Webquest.

*Phù bợp với kiên thức môn học

Đối với kiến thức Sinh học mang tính thực tiễn, có nhiều nguồn thông tin liên quan đến nó, sẽ phù hợp hơn để dạy bang Webquest. Do vậy, khi thiết kế và sử dụng Webquest cần chú ý đến nội dung kiến thức môn học.

Hơn nữa khi dạy bằng Webquest còn có thể được xem như một hình thức tích họp liên môn, đặc biệt có sự tham gia của tin học với các môn học khác.

2.2.2. Quy trình sử dụng

Cách sử dụng phổ biến, phù hợp với điều kiện dạy học ở nước ta hiện nay thì đó là sử dụng Webquest như một dạng bài tập về nhà, GV sẽ giới thiệu chủ đề của bài học và cung cấp cho HS địa chỉ trang chứa Webquest cùng với những nhiệm vụ cụ thể trên đó. HS sẽ hoạt động theo nhóm hoặc cá nhân để hoàn thành công việc. Vì vậy, quy trình của Webquest Sinh học có thể được khái quát qua sơ đồ dưới đây

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp

Trong quy trình sử dụng Webquest để tổ chức dạy học phần ba - Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 - THPT, các bước chuẩn bị, thiết kế và xây dựng Webquest đã được đề cập ở các phần trên. Do vậy, trong phần này tôi chi' nói về giai đoạn vận hành Webquest để tổ chức dạy kiến thức bài mới.

*Gỉới thiệu chủ đề của Webquest và cung cấp địa chỉ trang định dạng trên google site.

Như đã nói, với điều kiện dạy học ở Việt Nam, áp dụng Webquest trong dạy học họp lí nhất dưới dạng bài tập về nhà, chính vì vậy việc giới thiệu chủ đề bài mới sẽ hợp lí hơn khi được nói ở cuối bài học trước và GV sẽ cung cấp địa chỉ Webquest định dạng trên google site tới HS.

*Xâỵ dựng nhóm và lên kề hoạch thực hiện nhiệm vụ bài học:

Ngay sau khi GV giới thiệu chủ đề, HS sẽ phải tự thành lập nhóm (Cũng có thể do GV phân công ), lên kế hoạch trong đó có bản phân công công việc cho mỗi thành viên (nộp lại cho GV). HS có thể tự chọn thời gian và không gian, địa điểm làm việc vào bất cứ lúc nào, nhưng vẫn đảm bảo cho việc hoàn thành vào bài học sau.

Trong quá trình thực hiện này, HS có thể trao đổi với nhau và với GV để nhận được sự hỗ trợ thông qua lời bình luận đã được định dạng trên google site.

* Trình bày sản phấm đã làm được

Đây là giai đoạn mà HS đã hoàn tất nhiệm vụ của mình, trình bày nội dung bài học theo trật tự logic kiến thức HS hiểu dưới nhiều hình thức khác nhau như trình chiếu PowerPoint, diễn kịch, tạo áp phích...

*Đánh giả, đính chỉnh kiến thức và cho điêm

Dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá trong bản đánh giá đã thảo luận giữa GV và HS, GV có thể cho các nhóm tự đánh giá, nhận xét lẫn nhau. Cuối cùng GV

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tết nghiệp

sẽ đánh giá và đưa ra những đính chính kiến thức, kĩ năng cho HS hoặc GV cũng có thể yêu cầu HS đưa ra những đề xuất về nội dung cũng như cấu trúc Webquest để bổ sung cho lần thực hiện sau.

Hiện nay, giáo dục Việt Nam đang trên đà đổi mới toàn diện về mục tiêu, nội dung và PPDH. Việc đưa Webquest vào dạy học đã góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới cả 3 thành phần trên. Quá trình xây dựng Webquest đươc thực hiện theo 6 bước. Sử dụng Webquest theo 3 giai đoạn lớn và trong mỗi giai đoạn lại chứa các bước thực hiện linh động. Nhưng nhìn chung, các bước xây dựng và sử dụng Webquest được thiết lập dựa trên các mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học, đặc điểm nhận thức của HS.

2.2.3. Hoạt động dạy học bài 27 trong phần ba - Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 - THPT học 10 - THPT

* Chuẩn bị và xây dựng Webquest

- Phân tích đánh giá đặc điểm người học(trình độ tư duy, nhận thức...)

- Phân tích cấu trúc, nội dung kiến thức bài học. Từ đó xác định mục tiêu bài học.

Mục tiêu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiến thức:

+ Trình bày được khái niệm: chất dinh dưỡng, chất ức chếsinh trưởng.

+ Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lý tác động đến sinh trưởng của vi sinh vật.

+Trình bày được một số ứng dụng mà con người đã sử dụng các yếu tốhóa học và vật lý để ức chế vi sinh vật có hại.

+ Phân tích, tổng hợp, khái quát. + Thảo luận nhóm.

- Thái độ

+ Nhận thức được tầm quan trọng của vi sinh vật trong đời sống.

+ Có nhận thức và hành động đúng đắn trong việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tìm kiếm nội dụng thông tin cho từng nội dung

Sử dụng các giáo trình, giáo án có liên quan tới các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng:

+ Giáo trình vi sinh vật - Nguyễn Lân Dũng + Thiết kế bài giảng - Trần Khánh Phương + Các thông tin đáng tin cậy trên Internet

* Thiết kế và xây dựng Webquest

- Webquest được xây dựng dựa trên google site

https://sỉtes.googlexom/sỉte/sinhhoctrunghocpt/sinhhocl0/bai27-l

- Nội dung hướng dẫn cho học sinh:

+ Các yếu tố lí học: Tôi đã tìm hiểu thu thập các tài liệu, lưu các tài liệu này dưới dạng ảnh. Sau đó sử dụng PowerPoint để đưa các ảnh này vào để tạo thành file cho học sinh tìm hiểu. File này tôi đã tải lên ngay phía dưới của bài.

+ Chất dinh dưỡng: Được tôi tìm hiểu thu thập từ những nguồn thông tin đáng tin cậy. Sau đó được tôi tống họp thành 1 site mới. Sau đó sẽ sử dụng liên kết để liên kết giữa Webquest và site tôi tạo ra

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Dưới đây là 1 số hình ảnh về site về chất dinh dưỡng

c r i â https://sites.google.com/site/sinhhoctrunghocpVsinhhoclO/bai27-l/chat-dinh-duong — chất dinh dưỡng Cẳpn anhtuannb2014QgmaÌ c I Chúng Ta Là Những Người Bạn!!! KSSSSểúQI Lién k«t website ViỌịET

THƯ VIỆN e*1 GtÃHG ĐIÍNTỪ

nppyxiiaoan.viotetvn/

chẳt dinh dưỡng

Nliu cẩu (lỉnh dirởug của '1 sínb vật

M ôi U ườ ug (Uuỉi dưỡ ng

Để sinh tnrỏng ÍT0112 điểu kiện phòng thỉ nghiệm, v i sinh vật can được cung cấp mọi nguyên tố tham sia vào vật chất té bào. nghía íà phải đirợc cung cáp mọi chất là nguồn các nguyên tố ày ờ đạiig co thể sử dụni đuợc, liay là phãi được CU112 cấp một m ôi trirờĩìg d inh dườììg (nuỉì iẹnt meẩiuMỉ. lạay còn ẽọi là môi tnrờĩig nuôi

(cnỉturẽ mednmì). Nhữ có thể thấy thòna qua các báiia này. đa số các nanyén tố đirọc đĩra vào mòi tnrỡiig dưới dạn2 muôi của chủng.

r s chít dinh dưdng - Sinh H X

c r t Ê https://sites.google.com/site/sinhhoctrunghocpt/sinhhocl0/bai27-l/chat-dinh-duong

(cuĩturè mediuml Nhữ có thế tliấy thòng qiĩa các báng nay. đa số các nguyền tố được đìra vào môi trườug dưới đạiia muối của cliímg. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

httpyikiiaoan violet.vn/

Chủ sờ hưu uang web

AnhTuán

Mọi chi lú t liỏn hộ

Thành phân cíưi mật dung dịch dinh dường tổng hợp đơìì giàn

Chắt Lirọns GlllCOZƠ 5.0 g NH4CI 1.0 2 KH2PO4 0.5 g MgS04.7H: 0 0.2 g FeS04.7H20 0.01 g CaCl: .2H20 0.01 g Nirớc 1000 ml

Duna dịch gòc cùa các ìm iyén tồ v i lượn» (bãiiọ 4.3) 1.0 ml

t dinh dường - Stnh H

c A Q https://sites.google.com/site/sinhhoctrunghocpt/sinhhoclO/bai27-l/chat-dinh-duong

Nước cắt 1000111I

Với một số v i sinh vật thi còn call bồ siuie váo dims dịch tre 11 day:NaVOj.HiO 10 mg

H3BO3 61112

NaW04.2H20 31112

Nhu cầu dinh (lirởng ca bán và nhu cầu (lin li dưỡng bỗ sung

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp xây dựng và sử dụng webquest để tổ chức dạy học phần 3 sinh học vi sinh vật sinh học 10 (Trang 26)