Thực trạng sự phát ưiển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giaotiếp ở trường mầm non Xuân H òa...30 2.7.Nhận thức của giáo viên mầm non về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2-
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 • • • • KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ■ •
NGỤY THU HÀ
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ
ẤU NHI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
Trang 2L Ờ I CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Giao dục Tiểu học đã tao điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện khóa
luận Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo: TS GYC Nguyễn
Đình Mạnh- Trưởng Bộ môn Tâm lý- giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường, các cô giáo của trường Mầm non Xuân Hòa- Phúc Yên- Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Do điều kiện thời gian nghiên cứu, vốn kiến thức còn hạn chế cũng như đây
là lần đầu tiên làm khóa luận, chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài này thật sự có chất lượng và hữu ích.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2015
Sinh Viên
Ngụy Thu Hà
Trang 3LỜ I CAM Đ O A N
Tôi xin cam đoan đề tài “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua
hoạt động và giao tiếp” là kết quả mà tôi đã trực tiếp tìm tòi, nghiên cứu Trong
quá trình nghiên cứu tôi có sử dụng tài liệu của một số tác giả để tham khảo Đó chỉ
là cơ sở để tôi rút ra được những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình Tôi xin cam đoan đây là kết quả của cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng khớp với kết quả của các tác giả khác.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Ngụy Thu H à
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM Ơ N 1
MỤC L Ụ C 4
MỞ Đ Ầ U 1
1 Lý do chọn đề tà i 1
2 Mục đích nghiên cứ u 4
3 Mức độ và phạm vi nghiên cứ u 4
4 Nhiệm vụ nghiên c ứ u 4
5 Đối tượng và khách thể nghiên c ứ u 4
6 Giả thuyết khoa h ọ c 4
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề t à i 5
9 Cấu trúc của đề tà i 5
CHƯƠNG I: C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ ẤU NHI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đ ề 6
1.2 Những vấn đề lý luận của đề tà i 7
1.2.1 Đặc điểm tâm lý của trẻ ấu n h i 7
1.2.2 Lý luận về ngôn n g ữ 12
1.2.3.Lý luận về hoạt động 21
1.2.4.Lý luận về giao tiếp 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 3 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP Ở TRƯỜNG MẦM NON XUÂN H Ò A 29
2.1 Mục đích điều t r a 29
2.2 Đối tượng điều to a 29
2.3 Nội dung điều tra 29
2.4 Thời gian và địa điểm điều to a 29
2.5 Phương pháp điều t r a 30
Trang 52.6 Thực trạng sự phát ưiển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao
tiếp ở trường mầm non Xuân H òa 30
2.7.Nhận thức của giáo viên mầm non về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2-3 tuổi thông qua hoạt động và giao tiế p 34
2.8 Nguyên nhân của thực trạ n g 37
2.8.1 Nguyên nhân chủ quan 37
2.8.2 Nguyên nhân khách q u a n 37
2.9 Đề xuất biện pháp 38
2.9.1 Cho trẻ được tiếp xúc, hoạt động nhiều với đồ v ậ t 38
2.9.2 Trò chuyện cùng trẻ trong các tiết h ọ c 38
2.9.3 Giao tiếp với trẻ mọi lúc, mọi n ơ i 43
2.9.4 Cho trẻ tiếp xúc với nhau, tiếp xúc với cộng đồng một cách thường xuyên; qua tiết học dưới hình thức đi dạo, tham quan 44
2.9.5 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động ngoài giờ h ọ c 44
2.9.6 Phối kết hợp với phụ h u y n h 48
2.9.7 Sử dụng một số trò c h ơ i 49
CHƯƠNG III: THỬ NGHIỆM TÁC ĐỘNG MỘT SỔ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ Ấ u NHI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIỂP51 3.1 Mục đích thực n g h iệ m 51
3.2 Đối tượng thực n g h iệ m 51
3.3 Thời gian thực n g h iệm 51
3.4 Nội dung thực nghiệm 51
3.5 Xây dựng các tiêu chí đánh giá việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiế p 52
3.6 Tiến hành thực nghiệm 52
3.6.1 Chọn m ẫ u 52
3.6.2 Thiết kế một số biện pháp trong thực n g h iệ m 53
3.6.3 Hướng dẫn giáo viên thực nghiệm 53
3.6.4 Cách lấy số liệu và kỹ thuật đ o 53
3.6.5 Ket quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm 54
Trang 63.7 Những nhận xét từ khảo sát 60
3.7 1 ư u điểm 60
3.7.2 Nhược đ iểm 60
KẾT LUẬN YÀ KIẾN N G H Ị 62
TÀI LIỆU THAM K H Ả O 64
PHỤ L Ụ C 66
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Golobolin đã nói: “Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mới mình vừa xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mói trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên”
Quả đúng như vậy! Trong thời đại hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập, chiến lược giáo dục con người mới đòi hỏi chúng ta là những nhà giáo dục cần phải nâng cao hơn nữa về chất lượng dạy và học, nhằm tạo ra những con ngưòi mới- phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ, lao động để có thể tiếp nhận thông tin một cách năng động, sáng tạo, đưa đất nước tiến lên sánh vai với các cường quốc năm châu Đây chính là vấn đề vô cùng cần thiết với ngành giáo dục, đặc biệt là ngành giáo dục mầm non bởi giáo dục mầm non là mắt xích đàu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nơi gieo mầm thuận lợi cho việc nảy nở và phát triển của tuổi thơ
Việc chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện là một vấn đề quan trọng trong chiến lược phát huy nhân tố con ngưòi của Đảng và nhà nước, là mục tiêu đào tạo của ngành học Mầm non Theo tinh thần quyết định 155, quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của bộ giáo dục - 1990, chủ trương của Đảng, nhà nước, qua hơn 60 năm hoạt động, ngành học Mầm non không ngừng đổi mới
về nội dung, phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục nhận thức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Một trong những nhiệm vụ hàng đầu ở trường mầm non là phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ cho trẻ và phải bắt đầu từ rất sớm, ngay từ khi trẻ mới ra đời Bởi ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là chìa khóa để trẻ đón nhận sự phong phú rộng lớn của kho tàng kiến thức, là phương tiện để trẻ khám phá thế giới với các sự vật, hiện tượng xung
Trang 8quanh mình và tự khẳng định mình trong môi trường đó Giống như Lênin đã từng nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” Chính vì thế việc phát triển ngôn ngữ cho ttẻ là YÔ cùng quan trọng, đặc biệt
là với trẻ ấu nhi bởi đây là giai đoạn quan trọng nhất ttong cuộc đời của một đứa trẻ Việc phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn này đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ với mọi nguôi xung quanh, giúp trẻ học tập, vui chơi, phát triển hài hòa và toàn diện, tạo tiền đề cho trẻ bước vào các lớp học tiếp theo
Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ có rất nhiều cách Nhưng vói trẻ ấu nhi, khi mà mọi thứ mói chỉ ở mức “xuất phát điểm” thì việc làm thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất thì đó lại là vấn đề đáng suy ngẫm Như đã nói ở trên, con người là một sinh vật xã hội Ngay từ khi sinh ra, một đứa trẻ đã có nhu càu hoạt động, giao tiếp, ứng xử với môi trường và những người xung quanh Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định: nếu không có sự giao tiếp giữa con người thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và
ý thức tốt được Thông qua giao tiếp, trẻ có thể tham gia vào các mối quan hệ
xã hội, có thể biểu đạt được những điều chúng cần, chúng muốn Xa hơn thế, trẻ còn tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với các chuẩn mực xã hội
để từ đó hoàn thiện bản thân Chẳng hạn như khi gặp người lớn tuổi hơn mình
ừẻ biết phải chào hỏi, phải xưng hô cho đúng mực, phải biết tôn trọng tất cả mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn thể hiện mình là người có văn hóa, đạo đức Từ đó, dần dần ừẻ sẽ tích lũy được vốn từ ngữ của mình, là
cơ sở để phát triển ngôn ngữ
Làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhất là với ừẻ ấu nhi là một vấn đề mà tôi rất tâm đắc Bởi giai đoạn ấu nhi là thời kỳ “phát cảm ngôn ngữ”, là giai có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ Ở giai đoạn này, trẻ đạt được những thành tích vĩ đại mà ở các giai đoạn trước hoặc sau không thể có được
Trang 9Khi bước vào tuối ấu nhi, việc nắm vững hoạt động với đồ vật và việc giao tiếp với người lớn tạo ra sự biến đổi đáng kể trong các hình thức giao tiếp Sự xuất hiện của ngôn ngữ nói là sự kiện quan trọng, vừa là thay thế cho vật thật, vừa là phương tiện giao tiếp Đồng thời với sự phát triển nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ, việc tích lũy các hiện tượng do hoạt động với đồ vật mang lại có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ của ừẻ Các hiện tượng đó tạo ra cơ sở để lĩnh hội nghĩa của các từ và để liên kết chúng với hình ảnh của các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh Khi trẻ bước sang năm thứ 3 của cuộc đời, người ta gọi là “bé lên ba cả nhà học nói” thì ngôn ngữ tích cực của trẻ phát triển mạnh mẽ Tuy vậy, việc phát triển ngôn ngữ của trẻ ở tuổi này phần lớn là tùy thuộc vào sự dạy bảo của người lớn Chính vì vậy, việc giao tiếp giữa người lớn với ừẻ trong giai đoạn này là vô cùng quan ừọng và càn thiết Và làm thế nào để giao tiếp có hiệu quả nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ không phải việc bậc phụ huynh nào cũng có thể làm được.
Đối với nhóm trẻ từ 1 đến 3 tuổi, qua quan sát những giờ hoạt động học và giờ hoạt động vui chơi, tôi thấy các cháu rất thích được hoạt động, giao tiếp, thích được trò chuyện, được nói và được chạy nhảy, nô đùa, nhưng vì ngôn ngữ của ừẻ còn hạn chế , các cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều, nên tôi thấy mình cần phải tìm nhiều biện pháp tác động thông qua giao tiếp để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển Bên cạnh đó, trong quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy, đã có rất nhiều người quan tâm và đề cập đến vấn đề phát triển ngôn ngữ cho ừẻ, nhưng việc phát triển ngôn ngữ cho ừẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp còn rất ít và chưa đào sâu, cụ thể Chính vì vậy, tôi
quyết định chọn đề tài: “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ẩu nhi thông qua hoạt
động và giao tiếp”.
Trang 102 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động
và giao tiếp, ừên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho các em
3 Mức độ và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tại khu vực Xuân Hòa- Phúc Yên- Vĩnh Phúc
- Nghiên cứu ttên ttẻ 3 tuổi ở trường mầm non Xuân Hòa
- Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động và giao tiếp
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến đề tài, làm sáng tỏ các khái niệm: ngôn ngữ, ngôn ngữ ở trẻ ấu nhi, trẻ ấu nhi, hoạt động, giao tiếp
- Phát hiện ra thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi và những nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng trên
- Đề xuất các biện pháp và thử nghiệm tác động nhằm nâng cao sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi
5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi
- Khách thể nghiên cứu: 60 trẻ lớp 3 tuổi trường mầm non Xuân Hòa
6 Giả thuyết khoa học
Thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi còn ở mức độ trung bình
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng ừên, ừong đó phương pháp
tổ chức hoạt động giao tiếp của giáo viên còn hạn chế Chính vì vậy, bằng một số biện pháp tác động cần thiết có thể nhanh chóng cải thiện thực trạng trên, phát triển ngôn ngữ cho các bé
Trang 117 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp thử nghiệm tác động
- Phương pháp phân tích kết quả
- Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
8 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hóa được khung lý thuyết của phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp
- Đề xuất được 1 số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp
9 Cấu trúc của đề tài
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp
Chương II: Thực ttạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động và giao tiếp ở trường mầm non Xuân Hòa
Chương III: Thử nghiệm tác động một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Phần IV: Danh mục tài liệu tham khảo
Phần V: Phụ lục
Trang 12NỘI DUNG
CHƯƠNG I: C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ
ẤU NHI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngôn ngữ là tài sản quý báu, là tượng đài đày giá trị của nền văn minh nhân loại Nó đi lên và phát triển cùng xã hội loài người, chứa đựng và làm sống lại những thành tựu to lớn do xã hội loài người xây dựng lên Vai trò phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ lâu được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ được nghiên cứu rất kĩ lưỡng ở Liên Xô cũ với nhiều nhà sư phạm cùng với nhiều công trình có tính khoa học, hiệu quả nổi tiếng Những công trình này đã vào Việt Nam từ rất sớm Giáo viên và sinh viên các trường Mầm non đã biết đến Chikhieva.E.I như một tác giả có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
Ở Việt Nam, từ sau cách mạng tháng 8/1945, vấn đề này cũng đã được quan tâm Một số hội nghị khoa học ở trung ương cũng như ở các địa phương
đã hướng nội dung vào việc thỏa luận, nâng cao chất lượng giảng dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường mầm non Đã có một số cuốn sách và trên tạp chí nghiên cứu cũng đã xuất hiện rải rác một số bài nghiên cứu về nội dung và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em
“Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” của Nguyễn
Xuân Khoa (NXB Đại học sư phạm, 2003) là giáo trình đầu tiên đề cập đến một cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề khoa học và thực tiễn của tiếng
mẹ đẻ đang được thực hiện trong các lớp nhà trẻ, mẫu giáo ở nước ta bằng phương pháp tiếp cận hoạt động- nhân cách tích hợp
Trang 13Tạ Thị Thanh Ngọc với tác phẩm: Dạy trẻ phát âm đúng và làm giàu
vốn từ cho trẻ.
Luận án phó tiến sĩ của Lưu Thị Lan: Những bước phát trim ngôn ngữ
cho trẻ từ 1- 6 tuổi trên cơ sở dữ liệu ngôn ngữ cho trẻ em nội thành Hà Nội
(1996)
Trên báo “Giáo dục sức khỏe- tâm lý” có bài viết “Hướng dẫn giúp bé
phát triển ngôn ngữ” của tác giả Lê Thị Đào Bài viết xoay quanh vấn đề
hướng dẫn các bậc phụ huynh làm thế nào để giúp con mình phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất
Trên tạp chí “Bibi.vn” có bài viết “Phát triển ngôn ngữ của trẻ em ”
của TS Đặng Hoàng Minh, khoa Sư phạm, Đại học quốc gia Hà Nội Bài viết này nói về sự phát tiển ngôn ngữ của trẻ em qua từng giai đoạn lứa tuổi và những khó khăn thường gặp phải của trẻ khi nói, hiểu
Ngoài ra, còn rất nhiều các cuốn sách và tạp chí khác cũng đề cập tới vấn đề này Những công trình nghiên cứu này đã dựa vào đặc điểm phát triển tâm sinh lý và ngôn ngữ của trẻ Đó là những đóng góp vĩ đại trên các phương diện lý luận và thực tiễn Song, việc nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ nói chung
và việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp nói riêng vẫn còn chưa được nhiều, gần như chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này
1.2 Những vấn đề lý luận của đề tài
1.2.1 Đặc điểm tâm lý của trẻ ấu nhi
1.2.1.1 Sự phát triển hoạt động của trẻ ấu nhi
Phan Thiều với cuốn: Dạy nói cho trẻ trước tuổi cấp I (NXBGD
Trang 14Ở trẻ ấu nhi, hoạt động với đồ vật trở thành chủ đạo Chính nhờ vậy mà tâm lí của trẻ phát triển mạnh, đặc biệt là trí tuệ Do nắm được phương thức hành động với một số đồ vật mà sự định hướng của trẻ vào thế giới đồ vật có một bước phát triển mới Đó là những hành vi tích cực giúp cho sự phát triển tâm lí của trẻ.
Trong số những hành động với đồ vật mà trẻ nắm được ở lứa tuổi ấu nhi thì những hành động công cụ và hành động thiết lập các mối tương quan
là những hành động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vói sự phát triển của trẻ
a) Hành động công cụ
Hành động công cụ là hành động trong đó một đồ vật nào đó được sử dụng như một công cụ để tác động lên các đồ vật khác Chẳng hạn dùng thìa
để xúc cơm, dùng dao để thái rau
Hành động công cụ mà trẻ nắm được ở lứa tuổi ấu nhi chưa phải là hoàn toàn thành thạo, còn phải tiếp tục hoàn thiện thêm
b) Hành động thiết lập các mối tương quan
Đó là những hành động đưa hai hoặc nhiều đối tượng (hoặc các bộ phận của chúng) vào những mối tương quan nhất định trong không gian
Chẳng hạn: hành động chồng các khối gỗ thành hình tháp, hoạt động lắp ráp
các đồ chơi Đây là những hành động khá phức tạp đối vói trẻ ấu nhi, bỏi vì
những hành động này phải được điều chỉnh bằng chính kết quả thu được Người lớn cần phải giúp trẻ đạt được kết quả đúng bằng cách làm mẫu cho trẻ
và giúp trẻ thực hiện các hành động để dần dần trẻ nắm được hành động đó.Nhờ hành động thiết lập các mối tương quan như vậy, các chức năng tâm lí của trẻ như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy được phát triển mạnh, đặc biệt là tư duy trực quan - hành động, làm cơ sở cho sự phát triển các kiểu
tư duy cao hơn sau này (như tư duy trực quan - hình tượng và tư duy lôgic)
Trang 151.2.1.2 Sự phát triển tâm lý của trẻ ẩu nhi dưới ảnh hưởng của hoạt động với đồ vât
a) Sự phát triển ngôn ngữ
Đây là thời kỳ nhạy cảm đối với sự phát triển của ngôn ngữ Chính trong thời gian này, sự lĩnh hội ngôn ngữ diễn ra có hiệu quả nhất Việc nắm vững hoạt động với đồ vật và việc giao tiếp với người lớn tạo ra sự biến đổi đáng kể trong các hình thức giao tiếp giữa trẻ ấu nhi với ngưòi lớn Đó chính
là yếu tố làm nảy sinh ở trẻ nhu cầu giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi theo hai hướng chính: hoàn thiện sự thông hiểu lòi nói của người lớn và hình thành ngôn ngữ tích cực của trẻ
Hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của người lớn: Trong khi hoạt động
với đồ vật trẻ em thường gặp tình huống cụ thể, trong đó các đồ vật và các hành động với đồ vật chưa thể tách rời khỏi nhau Lời nói kết hợp với tình huống cụ thể mới tạo thành tín hiệu hành động đối vói trẻ lên hai tuổi Sự kết hợp giữa lời nói với tình huống cụ thể được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần đứa trẻ hiểu được lòi nói mà không phụ thuộc vào tình huống cụ thể nữa Việc nghe và hiểu lời nói vượt ra khỏi tình huống cụ thể là một thành tựu rất quan trọng của trẻ ấu nhi Nó giúp trẻ biết sử dụng ngôn ngữ là phương tiện cơ bản
để nhận thức thế giới
Hình thành ngôn ngữ tích cực (nói): Trẻ lên 2 hoạt động với đồ yật
ngày càng phong phú thì giao tiếp với những người xung quanh ngày càng được mở rộng, đặc biệt từ 20 tháng trở đi đứa trẻ trở nên mạnh dạn hơn, có nhiều sáng kiến hơn, điều đó không chỉ thúc đẩy trẻ lĩnh hội ngôn ngữ, thông hiểu lời nói của những người xung quanh mà còn kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ tích cực Đây là thời kì phát cảm ngôn ngữ Trẻ không chỉ luôn luôn đòi hỏi biết được tên các đồ vật mà còn cố gắng phát ra các âm để gọi tên các
Trang 16đồ vật đó Tuy nhiên ở trẻ ta thường bắt gặp những lời nói của trẻ ít giống với lời nói của người lớn Ngưòi ta gọi loại ngôn ngữ ấy là ngôn ngữ tự trị.
Lên 3, ngôn ngữ tích cực của trẻ phát triển mạnh mẽ, trẻ rất thích nói và hỏi luôn mồm suốt ngày Nhờ đó việc sử dụng các hình thức ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ đạt tới một bước tiến bộ đáng kể Đen cuối tuổi thứ 3, trẻ nói được những câu khá phức tạp Lòi nói của trẻ thường gắn liền vói quá trình tri giác và như là tạo cho mình một cú pháp riêng khác với người lớn
b) Sự phát triển trí tuệ
Những dạng hành động tri giác và những dạng hành động tư duy mới đang được hình thành là biểu hiện rõ rệt nhất của sự phát triển trí tuệ ở trẻ ấu nhi
Sự phát triển trí giác và sự hình thành những biểu tượng về các thuộc tính của đồ vật: Tri giác của trẻ được tinh vi, đày đủ dàn chính là nhờ trẻ
được hoạt động với đồ vật, nhất là hành động công cụ và hành động thiết lập các mối tương quan Việc nắm vững hành động định hướng bên ngoài không diễn ra ngay lập tức mà phụ thuộc vào sự dạy dỗ của người lớn Từ sự đối chiếu, so sánh những thuộc tính của các đối tượng bằng các hành động định hướng bên ngoài, trẻ chuyển sang so sánh, đối chiếu các thuộc tính của các đối tượng bằng mắt Một kiểu hành động tri giác mói được hình thành
Sự phát triển tư duy: Ở tuổi ấu nhi, trẻ học được những hành động xác
lập mối quan hệ giữa các đồ vật để giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn nào đó nhờ sự giúp đỡ của người lớn Người lớn đưa ra những mẫu hành động cho trẻ bắt chước Quá trình thực hiện những hành động công cụ và hành động xác lập những mối tương quan chính là cơ sở để hình thành những hành động
tư duy ở trẻ
Cuối tuổi ấu nhi, ừên cơ sở tư duy trực quan hành động đang phát triển mạnh, bắt đầu có sự xuất hiện một số hành động tư duy được thực hiện trong
Trang 17óc, không cần những phép thử bên ngoài Đó chính là kiểu tư duy trực quan - hình tượng, là kiểu tư duy mà trong đó việc giải các bài toán được thực hiện nhờ hành động bên trong với các hình ảnh Kiểu tư duy này là một trình độ phát triển cao hơn kiểu tư duy trực quan - hành động, và sẽ được phát triển đầy đủ ở lứa tuổi mẫu giáo.
c) Sự phát triển tình cảm
Trẻ ấu nhi dễ xúc cảm, nhìn chung trẻ chưa làm chủ được cảm xúc của mình Tuy vậy, trẻ cảm nhận khá chính xác tính chất những phản ứng xúc cảm của ngưòi khác và biết cách ứng xử vừa lòng người khác hoặc bắt người khác chiều theo ý mình
Lứa tuổi này, một hiện tượng cảm xúc hay gặp ở trẻ là lo lắng Càng lớn trẻ càng có nhiều hơn sự lo lắng, nhiều khi nó in dấu khá sâu đậm trong trí trẻ, làm mất đi cảm giác an toàn, khiến trẻ trở nên sợ hãi Đối tượng sợ hãi thường
là các con vật, bóng tối, người lạ, thầy thuốc, các hiện tượng tự nhiên như giông bão
Trong tuổi hài nhi, trẻ bắt đầu có tình yêu đối với những người gàn gũi như bố mẹ, anh chị, ông bà Bước sang tuổi ấu nhi tình yêu lại có thêm những hình thái mới tình cảm tự hào và tình cảm xấu hổ
1.2.1.З Xuất hiện tiền đề của sự hình thành nhân cách
Dấu hiệu đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách là sự xuất hiện tự
ý thức Trẻ bắt đầu nhận ra mình vào tuổi lên 2 Đầu tiên trẻ để ý đến hình dáng bên ngoài của mình rồi sau đó mới đến những ý nghĩ bên trong Cũng trong thòi gian này trẻ tiếp tục hiểu cơ thể của mình: quan tâm đến các bộ phận (mắt, mũi, chân tay ), cả những đặc điểm về giói tính Ở tuổi lên 3 trẻ thường phát hiện ra mình qua việc tự soi gương
Bước cao hơn của sự tự ý thức là trẻ tự nhận xét, đánh giá được mình
Ở tuổi này, sự chê trách hoặc không đồng ý của người lớn đều làm cho trẻ đau
Trang 18khổ và sự xa cách hay thờ ơ cũng làm cho trẻ buồn nản Nhu cầu được “khen”
đó dẫn đến sự phát triển tinh thần tự trọng và có tác dụng làm cho hành vi của trẻ ttở nên tốt đẹp
Sự định hướng trong thời gian cũng là tự nhận thức, tự ý thức Tuy nhiên sự định hướng về thời gian của ttẻ lên ba còn rất mơ hồ, mông lung Đặc biệt là sự cảm nhận về khoảng cách thời gian vẫn còn chưa chính xác
1.2.2 Lý luận về ngôn ngữ
1.2.2.1 Khái niệm ngôn ngữ
Con người có khả năng truyền đạt kinh nghiệm của mình cho người khác và vận dụng kinh nghiệm của người khác vào hoạt động của mình, làm cho con người có những khả năng to lớn, nhận thức và nắm được những lực lượng bản chất của tự nhiên, xã hội và bản thân chính là nhờ ngôn ngữ
Trong quá trình giao tiếp với nhau, con người sử dụng các từ ngữ theo những quy tắc ngữ pháp nhất định của một thứ tiếng Chính vì vậy, theo
GS.TS Nguyễn Quang uẩn, “ngôn ngự là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một
thứ tiếng ị tiếng nói) nào đó để giao tiếp ” Nói cách khác, ngôn ngữ là sự giao
tiếp bằng tiếng nói
Theo triết học Mac - Lênin, ngôn ngữ là sản phẩm của sự phát triển
lịch sử xã hội Tư duy và ngôn ngữ được hình thành và phát triển trong quá
trình lao động
Theo Usinxkin: “ngôn ngữ là cơ sở của mọi sự phát triển trí tuệ và là
kho tàng của mọi kiến thức Tất cả mọi sự hiểu biết đều bẳt đầu từ ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ và trở ỉạỉ cũng bằng ngôn ngữ ”
1.2.2.2.CÓC bộ phận và các đơn vị của ngôn ngữ
a) Các bộ phận của ngôn ngữ
Ngôn ngữ bao gồm ba bộ phận cấu thành: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
b) Các đơn vị của ngôn ngữ
Trang 19- Ảm vị: là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phát âm ra được
trong chuỗi lời nói Ví dụ các âm “b”, “t”, “v”, hoàn toàn không thể chia nhỏ chúng hơn được nữa
Ấm vị có chức năng nhận cảm và chức năng phân biệt nghĩa Ví dụ
“bào” có nghĩa là một dụng cụ của thợ mộc để làm mòn, nhẵn gỗ, còn “vào”
có nghĩa là một hành động đi tò ngoài tới trong Cái làm ta phân biệt được hai nghĩa đó không phải là do bộ phận ngữ âm trùng nhau giữa hai từ là (-ào) mà
do sự đối lập giữa âm (b) và âm (v) tạo nên
- Hình vị: là một chuỗi kết hợp một vài âm vị, biểu thị một khái niệm
Nó là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa Chức năng của hình vị là chức năng ngữ nghĩa Ví dụ kết hợp “quốc gia” trong tiếng Việt gồm hai hình vị: “quốc” là nước và “gia” là nhà
- Từ: là chuỗi kết họp của một hoặc một vài hình vị mang chức năng gọi tên
và chức năng ngữ nghĩa Ví dục các từ: tủ, ghế, đi, chạy, cười, khóc
- Câu: là chuỗi kết hợp của một hoặc nhiều từ, chức năng của nó là chức năng
thông báo
Bất cứ thứ tiếng (ngôn ngữ) nào cũng chứa đựng hai phạm trù: phạm trù ngữ pháp và phạm trù logic Phạm trù ngữ pháp là một hệ thống các quy định việc thành lập từ và câu cũng như qui định sự phát âm, phạm trù này ở các thứ tiếng khác nhau là khác nhau Phạm trù logic là quy luật, YÌ vậy tuy dùng các thứ tiếng khác nhau nhưng các dân tộc khác nhau vần hiểu được nhau
Tóm lại, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu đặc biệt, dùng làm phương tiện giao tiếp và là công cụ tư duy
1.2.2.3.CÓC chức năng của ngôn ngữ
a) Chức năng chỉ nghĩa
Trang 20Ngôn ngữ được dùng để chỉ chính sự vật, hiện tượng, tức là làm yật thay thế cho chúng Nhờ vậy, con người có thể nhận thức được sự vật, hiện tượng ngay cả khi chứng không có trước mặt, tức ở ngoài phạm vi nhận thức cảm tính Các kinh nghiệm của loài người cũng được cố định lại, được tồn tại
và truyền đạt cho các thế hệ sau nhờ ngôn ngữ Chính YÌ vậy, chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng làm phương tiện lưu giữ, truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử
b) Chức năng thông báo
Ngôn ngữ được dùng để truyền đạt và tiếp nhận thông tin, để biểu cảm
và nhờ đó thúc đẩy, điều chỉnh hoạt động của con người
Ví dụ: đang chuẩn bị đi học, nghe đài báo có mưa giông, ta liền mang áo mưa
đi theo
c) Chức năng khái quát hóa
Chức năng khái quát hóa của ngôn ngữ còn gọi là chức năng nhận thức hay chức năng làm công cụ hoạt động trí tuệ
Hoạt động trí tuệ bao giờ cũng có tính chất khái quát và không thể tự diễn ra, mà phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện, công cụ Ở đây ngôn ngữ vừa là công cụ để hoạt động trí tuệ, vừa là công cụ để cố định lại các kết quả của hoạt động này, làm cho hoạt động trí tuệ không bị lặp lại hay gián đoạn
mà liên tục phát triển
1.2.2.4.CÓC loại ngôn ngữ
a) Ngôn ngữ bên ngoài
Ngôn ngữ bên ngoài là thứ ngôn ngữ hướng vào người khác, được dùng
để truyền đạt và tiếp thu tư tưởng, ý nghĩ Ngôn ngữ bên ngoài bao gồm 2 mặt: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ nói: Là ngôn ngữ được hướng vào người khác, được biểu
hiện bằng âm thanh và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thính giác Ngôn ngữ nói là hình thức ngôn ngữ cổ sơ nhất của lịch sử loài người Ngôn ngữ nói lại gồm 2 loại: đối thoại và độc thoại
Trang 21Ngôn ngữ viết: Là ngôn ngữ được hướng vào người khác, được biểu
hiện bằng các kí hiệu chữ viết và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thị giác Ngôn ngữ viết cho phép con người tiếp xúc vói nhau 1 cách gián tiếp trong những khoảng cách không gian và thời gian lớn
b) Ngôn ngữ bên trong
Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hướng vào chính mình giúp con người suy nghĩ được, tự điều chỉnh, tự giáo dục Ngôn ngữ bên trong không phải là phương tiên của giao tiếp Nó là cái yỏ từ ngữ của tư duy Khác với ngôn ngữ bên ngoài, ngôn ngữ bên trong có một số đặc điểm độc đáo sau đây:
- Không phát ra âm thanh Đặc điểm này cũng có ở ngôn ngữ thầm Ngôn ngữ thầm chưa phải là ngôn ngữ bên trong thực sự
- Bao giờ cũng được rút gọn, cô đọng, thường chỉ là một câu hoàn chỉnh được rút ngắn, đôi khi chỉ còn một từ
- Tồn tại dưới dạng cảm giác vận động, do cơ chế đặc biệt của nó qui định
1.2.2.5.Vai trò cửa ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển loài người, làm cho đời sống tâm lý con người khác xa về chất so với con vật Ngôn ngữ tham gia vào mọi hoạt động của con người Nó
cố định lại những kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người, nhờ đó thế hệ sau kế thừa, phát huy được sức mạnh tinh thần của các thế hệ đi trước
a) Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp
V.I Lenin cho rằng: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng
nhất của loài người Do đó, ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong đời sổng hàng ngày, không có ngôn ngữ đứa trẻ không thể phát triển thành người một cách thực thụ Muốn nói được, muốn giao tiếp được với mọi người xung quanh thì đứa trẻ phải được trải qua quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ trong môi trường nhất định
Trang 22Không có ngôn ngữ, không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn tại được Nhất là trẻ em - một sinh thể yếu ớt rất cần đến sự chăm sóc, bảo vệ của người lớn Ngôn ngữ chính là một trong những công cụ hữu hiệu để ttẻ bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ, là điều kiện để trẻ tham gia vào mọi hoạt động.
b) Ngôn ngữ là công cụ để phát triển trí tuệ
Ngôn ngữ đóng vai ừò rất quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ Thông qua ngôn ngữ giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách sâu, rộng, rõ ràng, chính xác Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực sáng tạo trong hoạt động trí tuệ, vì vậy việc phát triển trí tuệ không tách rời việc phát triển ngôn ngữ
Cụ thể: muốn cho ừẻ phân biệt các vật này với vật khác, biết được tên gọi, hình dạng, công dụng, và những thuộc tính cơ bản của vật, nếu chỉ cho ừẻ xem xét mà không dùng từ ngữ để giải thích, hướng dẫn và khẳng định những kết quả đã quan sát được thì những tri thức mà trẻ thu được đó nhất định sẽ hời hợt, nông cạn, có khi còn sai lệch hẳn Trong khi nhận thức các sự vật đó, trẻ phải dùng từ để gọi tên sự vật, tên các chi tiết, đặc điểm, tính chất, công dụng của sự vật, từ đó trẻ biết phân biệt sự vật này với sự vật khác
Khi đã có một vốn ngôn ngữ nhất định trẻ sử dụng ngôn ngữ như một biểu hiện nhận thức của mình Trẻ có thể dùng lời để diễn đạt những suy nghĩ, những cảm xúc của mình Trẻ còn dùng ngôn ngữ để đặt ra muôn vàn câu hỏi, yêu cầu, nguyện vọng, thể hiện biết bao thái độ, tình cảm yêu, ghét Trẻ hiểu được chỉ dẫn của người lớn, của cô giáo thì các hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy của trẻ được chính xác, kích thích trẻ tích cực hoạt động, kích thích ừẻ nói và sự hiểu biết của ừẻ ngày càng được nâng lên
c) Ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện
Trang 23Sự phát triển toàn diện của trẻ bao gồm sự phát triển về đạo đức, chuẩn mực hành vi văn hóa.
Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt là tuổi mẫu giáo, trẻ bắt đầu hiểu biết và lĩnh hội những khái niệm, những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức của xã hội Tuy mới chỉ là những khái niệm ban đầu nhưng lại vô cùng quan trọng,
có tính chất quyết định những nét tính cách riệng biệt của mỗi con người trong tương lai Muốn cho trẻ hiểu và lĩnh hội những khái niệm đạo đức này, chúng ta không thể thông qua những hoạt động cụ thể hoặc qua những sự vật hiện tượng trực quan đơn thuần, mà phải có ngôn ngữ Giáo viên dùng lời nói của mình cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc giải thích, nêu gương, thuyết phụ trẻ, giáo dục những hành vi đạo đức trong sáng cho trẻ Cũng nhờ có ngôn ngữ mà trẻ thể hiện được đày đủ những nhu cầu và nguyện vọng đầy đủ của
m ình
Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mỹ trong thơ ca, truyện kể, những tác phẩm nghệ thuật ngôn tò Sự tác động của lời nói nghệ thuật như một phương tiện hữu hiệu để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
1.2.2.6 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non
a) Đặc điểm ngữ âm của trẻ từ 0 đến 6 tuổi
*Giai đoạn tiền ngôn ngữ (0 đến 12 tháng tuổi)
Trong giai đoạn tiền ngôn ngữ, trẻ em đã tự học cách sử dụng bộ máy phát âm, tập phát âm các âm vị, tập lắng nghe và nhìn sự chuyển động của cơ quan phát âm (của người nói) Đây là cơ sở ban đầu rất quan trọng để trẻ tiếp thu ngôn ngữ ở giai đoạn sau
*Giai đoạn ngôn ngữ (từ 1 đến 6 tuổi)
- Vói trẻ từ 1 đến 3 tuổi: Trẻ ở độ tuổi này có thể nghe và hiểu được các từ gàn gũi, quen thuộc (bà, bố, mẹ), các câu đơn giản (bé chào bà), đồng thời ttẻ cũng bắt đầu thể hiện nhu cầu, mong muốn của mình bằng lời nói, tuy nhiên việc phát âm của trẻ còn rất khó khăn Trẻ vẫn còn sử dụng các âm bập bẹ để
Trang 24thể hiện các nhu cầu khác nhau Đến 3 tuổi, cơ quan phát âm và tai nghe ngôn ngữ của trẻ ở độ tuổi này đã phát triển, hoàn thiện hơn Trẻ có khả năng phát
âm đúng hầu hết các âm đơn và thanh điệu
- Với t ó tò 3 đến 6 tuổi: Ở thời kì này trẻ hoàn thiện dàn về mặt ngữ âm Các phụ âm đầu, âm cuối, thanh điệu dần dần được định vị Trẻ phát âm đúng hầu hết các âm vị của tiếng mẹ đẻ, biết điều chỉnh nhịp điệu, cường độ của giọng nói khi giao tiếp Tuy vậy, ttẻ vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm, còn nhầm lẫn khi phát âm một vài phụ âm và nguyên âm, thanh điệu
Kết luận: Khả năng hoàn chỉnh về mặt phát âm của trẻ được tăng dần theo từng độ tuổi, trẻ nhanh chóng định vị được các âm yị có cấu âm đơn giản, những âm vị có cấu âm phức tạp trẻ dễ mắc lỗi nhưng nếu không được người lớn chỉ bảo uốn nắn thì sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc về sau này
*Đặc điểm vốn từ của trẻ từ 0 - 3 tuổi
v ề số lượng từ:
- Trẻ dưói 1 tuổi có khoảng 5 -10 tò
- Giai đoạn từ 1 - 2 tuổi vốn từ của trẻ tăng lên rõ rệt Đã bắt đầu xuất hiện các từ ghép Vốn từ chủ động của trẻ tăng rất nhanh
- Trẻ 2 - 3 tuổi có vốn tò tăng rất nhanh,
Trang 25- số lượng từ của trẻ tăng nhanh theo thời gian, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó quan trọng nhất là các tác động của môi trường như: sự tiếp xúc ngôn ngữ thường xuyên của những người xung quanh, trình độ của cha mẹ
- Sự tăng có tốc độ không đồng đều
- Năm thứ 3 có tốc độ tăng nhanh nhất
- Từ 3 - 6 tuổi tốc độ tăng vốn tò giảm dàn
Vốn từ xét về mặt cơ cấu từ loại:
Danh từ là những từ loại xuất hiện sớm nhất, sau đó là các từ loại như động
từ, tính từ, đại từ, số từ, ttạng từ, quan hệ từ
- Giai đoạn 3 - 4 tuổi, về cơ bản trong vốn từ của trẻ đã có đủ các loại từ, ừong đó tỉ lệ danh từ, động tò cao hơn nhiều so với các loại khác
- Giai đoạn 5 - 6 tuổi, tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi nhường chỗ cho tính từ
và các từ loại khác tăng lên
c) Đặc điểm ngữ pháp trong lời nói của trẻ từ 1 đến 6 tuổi
*Giai đoạn dưói 3 tuổi:
- 15 tháng trẻ đã biết dùng những câu đầu tiên Đó là những câu 1 từ Câu 1
từ thường gắn liền với văn cảnh Nhờ văn cảnh cùng ngữ điệu câu nói, nét mặt, cử chỉ của trẻ mà người nghe hiểu được điều mà trẻ muốn nói Ví dụ: Đi (trẻ đòi đi chơi) Nước (trẻ muốn uống nước)
- Sau câu 1 từ là sự xuất hiện của câu cụm từ Loại câu này chưa thể hiện rõ các thành phần câu Ví dụ: Cô Hương Bác Ngọc
- Tiếp sau câu cụm từ là các loại câu đơn đày đủ 2 thành phàn chính Ví dụ: Mèo kêu Gà gáy
Đến cuối 3 tuổi, các dạng câu đơn của trẻ phong phú hơn, được mở rộng thêm các thành phần khác như bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ Ví dụ: Mẹ đi chợ Áo màu xanh Sáng nay cháu ăn cơm
Trẻ cuối 3 tuổi cũng đã bắt đầu biết sử dụng các loại câu ghép:
Trang 26+ Câu ghép đẳng lập mô tả các sự việc hiện tượng Ví dụ: Bác cho cháu kẹo, anh Thành cho cháu kẹo.
+ Câu ghép chính phụ chỉ mục đích, nguyên nhân, điều kiện Ví dụ: Vì trời mưa nên sân ướt
Nhìn chung, tỉ lệ câu nói đúng ngữ pháp, câu mở rộng thành phần, câu ghép được tăng dần theo độ tuổi Các câu có cấu trúc đơn giản giảm dần Điều này hoàn toàn phù họp với nhận thức của trẻ
Trẻ càng lớn, sự hiểu biết của trẻ càng tăng, do vậy, biểu hiện trao đổi càng nhiều Từ đó dẫn đến sự thay đổi ngày càng đa dạng trong cấu trúc câu nhằm thoả mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ Tuy nhiên, trẻ vẫn mắc một số lỗi trong cấu trúc câu Cụ thể là:
+ Sắp xếp sai trật tự từ trong câu Ví dụ: Con nước uống (Con uống nước).+ Thiếu từ trong câu (diễn đạt thiếu rõ ràng) Ví dụ: Ông đưa bánh bà (Ông đưa bánh cho bà)
+ Câu đơn mở rộng thành phần còn nghèo nàn
+ Thiếu quan hệ từ trong câu ghép
*Giai đoạn tò 4 đến 6 tuổi:
Trẻ ở độ tuổi này thường sử dụng các loại câu: Câu cụm từ, câu đơn đày đủ thành phàn, câu đơn mở rộng thành phàn, câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ
Xét về loại hình câu thì số lượng không tăng nhưng các thảnh phần trong từng loại câu đều có sự mở rộng, phát triển Ví dụ: Áo đẹp Quả bóng màu xanh rất đẹp Hôm nay ở lớp, con vẽ ngôi nhà và xích đu Các loại câu phức của trẻ cũng được mở rộng
Trẻ biết cấu tạo các câu hoàn chỉnh để kể lại nội dung câu chuyện hoặc diễn tả sự hiểu biết, diễn tả điều mong muốn của bản thân Ví dụ: Cháu thích quả bóng màu xanh này lắm
Trang 27Các câu chính phụ của trẻ đã có đủ các từ chỉ quan hệ, ý của câu được diễn đạt rõ ràng mạch lạc hơn Ví dụ: Bạn Thành khóc YÌ bạn Hùng lấy đồ chơi của bạn Thành.
Một số hạn chế về câu: Dùng từ ừong câu còn chưa chính xác (thừa hoặc thiếu), vị trí sắp xếp các từ trong câu chưa đúng nên câu dài, tối nghĩa
1.2.3.Lý luận về hoạt động
1.2.3.1.Khái niêm
Có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động, tùy thuộc theo các góc độ xem xét mà những cách hiểu về hoạt động khác nhau :
- Dưới góc độ triết học : Hoạt động là quan hệ biện chứng của chủ thể và
khách thể Trong mối quan hệ đó, chủ thể là con người, khách thể là hiện thực khách quan
- Dưới góc độ sinh ỉỷ : Hoạt động là toàn bộ sự tiêu hao năng lượng thần
kinh và cơ bắp khi tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của cá nhân và xã hội
- Dưới góc độ cẩu trúc hoạt động : Hoạt động là toàn bộ hành động được
thống nhất theo mục đích chung nhằm thực hiện một chức năng xã hội nào đó
- Dưới góc độ tâm lỷ học : Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa
con người (chủ thể) với thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người
1.2.3.2.Đặc điểm của hoạt động
- Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đổi tượng, đối tượng của hoạt
động là cái con người tác động vào nhằm thay đổi hoặc chiếm lĩnh nó
- Hoạt động bao giờ cũng có tỉnh mục đích, mục đích của hoạt động là làm
biến đổi thế giới (khách thể) và biến đổi bản thân con người (chủ thể)
Trang 28- Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể, chủ thể là con người có ý thức tác
động vào khách thể - đối tượng của hoạt động, chủ thể hoạt động có thể do một hay nhiều người thực hiện
- Hoạt động vận hành theo nguyên tẳc gián tiếp Con người tác động đến
khách thể qua hình ảnh tâm lý ở trong đầu óc, qua việc sử dụng các công cụ lao động và ngôn ngữ
- về phương diện đổi tượng của hoạt động :
+ Hoạt động nhận thức : Là hoạt động tinh thần, phản ánh thế giới khách
quan nhưng không làm biến đổi các vật thể thực, quan hệ thực, Ví dụ, hoạt động học tập, hoạt động nghiên cứu khoa học
+ Hoạt động biến đổi : Là những hoạt động hướng tới làm thay đổi hiện thực (thế giới tự nhiên, xã hội và con người) Đó là những hoạt động lao động, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động giáo dục,
Trang 29+ Hoạt động định hướng giá t r ị : Là một loại hoạt động tinh thần, xác định
ý nghĩa của thực tại với bản thân chủ thể, tạo ra phương hướng của hoạt động
Ví dụ, hoạt động xây dựng thang giá tri, hoạt động đánh giá, chọn lọc,
+ Hoạt động giao lưu (giao tiếp) : Là hoạt động thiết lập và vận hành mối quan hệ người - người
Tóm lại, con người có nhiều hoạt động Mọi sự phân loại hoạt động chỉ
có tính chất tương đối và các loại hoạt động của con người có quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau
1.2.4.Lý luận về giao tiếp
1.2.4.1.Khái niệm
Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói
và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó Thông thường, giao tiếp trải qua ba trạng thái: trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý;hiểu biết lẫn nhau; tác động và ảnh hưởng lẫn nhau Nói cách khác giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác
1.2.4.2.Chức năng của giao tiếp
a) Chức năng thông tin
Qua giao tiếp, con người ừao đổi, truyền đạt tri thức, kinh nghiệm với nhau Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin vừa là nơi tiếp nhận thông tin Thu nhận và xử lý thông tin là một con đường quan trọng để phát triển nhân cách
b) Chức năng cảm xúc
Giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn tượng, những cảm xúc mói giữa các chủ thể Vì yậy giao tiếp là 1 trong những con đường hình thành tình cảm của con người
c) Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau
Trang 30Trong giao tiếp, mỗi chủ thẻ tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng, thái độ, thói quen của mình, do đó các chủ thể có thể nhận thức được về nhau làm
cơ sở đánh giá lẫn nhau Điều nay quan ttọng hơn là trên cơ sở so sánh với người khác và ý kiến đánh giá của người khác, mỗi chủ thể có thể tự đánh giá được bản thân mình
d) Chức năng điều chỉnh hành vi
Trên cơ sở nhận thức, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá được bản thân, trong giao tiếp, mỗi chủ thể có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình cũng như có thể tác động đến động cơ, mục đích, quá trình ra quyết định và hành động của chủ thể khác
e) Chức năng phổi hợp hoạt động
Nhờ có quá trình giao tiếp, con người có thể phối họp hoạt động để cùng nhau giải quyết niệm yụ nào đó nhằm đạt tói mục tiêu chung Đây là 1 chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của 1 nhóm ngưòi
Bên cạnh đó cũng có thể phân loại chức năng giao tiếp thành :
- Chức năng tâm lỷ xã h ộ i: Là nhu cầu của mọi xã hội loài người, đó là nhu
cầu được tiếp xúc, trao đổi tâm tư, tình cảm giữa con người với con người,
- Chức năng giảo dục và phát triển nhân cách : Thông qua giao tiếp, con
người tiếp thu các chuẩn mực xã hội từ người khác; có khả năng tự nhận xét, đánh giá người khác; đồng thời cũng có khả năng tự đánh giá, điều chỉnh nhận thức và hành vi của bản thân
Tóm lại, giao tiếp là quá trình quan hệ, tác động qua lại giữa con người
và con người, ừong đó con người trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức, đánh giá, điều chỉnh hành vi lẫn nhau, đồng thời tự điều chinh hành vi của mình
1.2.4.3.Phân loại giao tiếp
a) Căn cứ vào phương tiện giao tiếp, có 3 loại giao tiếp sau:
Trang 31- Giao tiếp bằng ngôn ngữ ( tiếng nói, chữ v iế t): Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người bằng cách sử dụng những tín hiệu chung là từ, ngữ.
- Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: Giao tiếp bằng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ
- Giao tiếp vật chất: Giao tiếp thông qua hành động vói vật thể
b) Căn cứ vào quy cách giao tiếp, người ta thương chia làm 2 loại:
- Giao tiếp chính thức: Giao tiếp diễn ra theo quy định, thể chế, chức trách Các chủ thể phải tuân thủ 1 số yêu cầu xác định Ví dụ: Giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa các nguyên thủ quốc gia
- Giao tiếp không chính thức: Giao tiếp không bị ràng buộc bởi các nghi thức mà dựa vào tính tự nguyện, tự giác, phụ thuộc vào nhu càu, hứng thú, cảm xúc của các chủ thể nhưng vẫn phải tuân theo các thông lệ, quy ước thông thường Ví dụ: Giao tiếp giữa các cá nhân trên 1 chuyến xe, cùng xem phim
c) Căn cứ vào khoảng cách, có thể có 2 loại giao tiếp cơ bản:
- Giao tiếp trực tiếp: là phương thức mặt đối mặt sử dụng ngôn ngữ nói và phương thức phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ) trong quá trình giao tiếp Kết quả giao tiếp biết được ngay
- Giao tiếp gián tiếp: Giao tiếp qua thư từ, phương tiện kỹ thuật hoặc có khi qua ngoại cảm, thần giao cách cảm Kết quả giao tiếp không biết được ngay
- Giao tiếp giữa cá nhân với các cá nhân khác;
- Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm (giáo viên - học sinh của một lóp);
- Giao tiếp giữa nhóm này với nhóm khác
I.2.4.4 Vai trò của giao tiếp
Trang 32Giao tiếp đóng vai trò quan trong trong sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân
a) Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội.
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người Nếu không có giao tiếp với người khác thì con người không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh hoạn Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao tiếp đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm
vụ giao tiếp Từ đó tạo thành các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm, giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng
Ví du: Khi một con người sinh ra được chó sói nuôi, thì người đó sẽ có
nhiều lông, không đi thẳng mà đi bằng 4 chân, ăn thịt sống, sẽ sợ người, sống
ở trong hang và có những hành động, cách cư xử giống như tập tính của chó sói
b) Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất đi.
Từ khi con người mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thỏa mãn những nhu cầu của bản thân Ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự giao tiếp Để tham gia vào các quan hệ xã hội, giao tiếp với người khác thì con người phải có một cái tên, và phải có phương tiện để giao tiếp Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối tượng giao tiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất kinh doanh, thỏa mãn những nhu cầu hứng thú, cảm xúc tạo ra Qua giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm việc cùng nhau
Ví du: Từ khi một đứa trẻ vừa mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp với ba mẹ
và mọi người để được thỏa mãn nhu cầu an toàn, bảo vệ, chăm sóc và được vui chơi,
Trang 33c) Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội.
Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến những kinh nghiệm đó thành kinh nghiệm của bản thân Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư tưởng, tình cảm, thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết cách ứng xử như thế nào là phù họp với chuẩn mực xã hội Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con người thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được
Ví dụ: Khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xưng
hô cho đúng mực, phải biết tôn trọng tất cả mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn thể hiện mình là người có văn hóa, đạo đức
d) Thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.
Trong quá trình giao tiếp, con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở nhận thức đánh giá người khác xem họ hơn người khác ở điểm nào
và yếu hơn ở điểm nào, để nỗ lực và phấn đấu, phát huy những mặt tích cực
và hạn chế những mặt yếu kém Trên cơ sở đó họ có sự tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt sự thích ứng lẫn nhau Tự ý thức là điều kiện trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể
xã hội Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình tò bên ngoài đến nội tâm, tâm hồn, những diễn biến tâm lý, giá trị tinh thần của bản thân, vị thế và các quan
hệ xã hội Nếu không giao tiếp cá nhân đó sẽ không biết những gì mình làm
có được xã hội chấp nhận không, có đứng với những gì mà xã hội đang cần duy trì và phát huy hay không
Trang 34Kết luận
- Giao tiếp đóng vai trò quan trong trong sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân
- Cần phải rèn luyện các kỹ năng giao tiếp
“Sự phát triển của một các nhân phụ thuộc vào sự phát triển của các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp và gián tiếp”
Trang 35C H Ư Ơ N G II: TH Ự C T R Ạ N G PH Á T TR IỂ N N G Ô N N G Ữ CHO TRẺ 3 TU Ổ I T H Ô N G Q UA H O Ạ T Đ Ộ N G V À GIAO
Tôi coi đây là cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2 Đối tư ợ n g điều tra
- Giáo viên đang trực tiếp giang dạy tại trường mầm non Xuân Hòa
- Các nhóm trẻ lớp 3 tuổi trường mầm non Xuân Hòa (60 trẻ)
2.3 Nội dung điều tra
Điều tra nhận thức của giáo viên mầm non về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại trường mầm non Xuân Hòa- Phúc Yên- Vĩnh Phúc
Tìm hiểu thực trạng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong một số hoạt động ở trường: các hoạt động học, hoạt động ngoài giờ học như: hoạt động ngoài ười, hoạt động vui chơi, lao động, dạo chơi tham quan,
2.4 Thời gian và địa điểm điều tra
- Đợt 1: Từ ngày 27/10/2014- 5/12/2014
- Đợt 2: Từ ngày 2/3/2015- 6/4/2015
Trang 36- Địa điểm điều tra: Trường mầm non Xuân Hòa- Phúc Yên- Vĩnh Phúc.Trường mầm non Xuân Hòa là trường mầm non công lập điển hình Tháng 3/2014 trường được công nhận là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 nằm trên địa bàn tình Vĩnh Phúc.
Trường có số lượng ttẻ đến học đông, khoảng 400 trẻ và có nhiều cháu
là con em của cán bộ công nhân viên chức Các cháu đều là những trẻ thông minh, nhanh nhẹn, khỏe mạnh Trường có 38 cán bộ, giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học, cơ sở vật chất- trang thiết bị đầy đủ phục vụ tốt cho công tác dạy và học Trong nhiều năm, trường mầm non Xuân Hòa là trường tiên tiến, xuất sắc của tỉnh, đi đầu trong các phong trào và đã đạt được nhiều thành tích trong các hội thi của trẻ và giáo viên cấp tỉnh Mới đây nhất là giải nhất hội thi “Bé khỏe măng non” cấp thị Đồng thời trường mầm non Xuân Hòa là trường thực hành thường xuyên của khoa Giáo dục tiểu học của trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 trong tỉnh Vĩnh Phúc
2.5 Phương pháp điều tra
- Phương pháp điều ưa bằng phiếu
Trang 37Qua quá trình điều tra, quan sát, ghi chép và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp, bên cạnh việc tiến hành dạy cho trẻ một số giáo án đã được chuẩn
bị từ trước và sử sụng một số bài tập đo nghiệm và trò chơi đối với nhóm trẻ 3 tuổi tại trường mầm non Xuân Hòa, tôi thu được kết quả như sau:
2.6.1 Khảo sát khả năng sử dụng từ của trẻ
Để đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ về mặt sử dụng từ (danh từ, động tò, tính từ, đại từ) và vận dụng vốn từ vào hoạt động của trẻ tôi đưa ra một số câu hỏi lồng ghép trong các tiết học về môi trường xung quanh để kiểm tra mức
- Quả này màu gì?
Câu 2: Hãy bắt trước tiếng kêu của còi ô tô, tàu hòa, bắt chước tiếng kêu của
Trang 38Cách tiến hành như sau:
Cho trẻ phát âm một số từ khó: “Quả chuối”, “ Con kiến”, “Quả na”,
“Xúc xắc”, “Bụi tre”, “Con rùa”, “Da Diết”, “Con chó”, “Cái cưa”, “Khung cửa”
Kết quả thu được thể hiện trong bảng sau:
r
Bảng 2.2: Khả năng phát ăm một sô từ khó của trẻ
Trang 39Từ bảng số liệu trên, tôi rút ra được có 57,6% trẻ phát âm được một số
từ khó giáo viên đưa ra khi điều tra Như vậy, số lượng trẻ phát âm một số từ khổ vẫn đạt ở mức trung bình
2.6.3.Khả năng đọc đúng ngữ điệu, thể hiện tình cảm qua bài thơ
Đe đánh giá được mức độ cảm và thể hiện được đúng ngữ điệu, tìnhcảm của minh qua các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi, căn cứ vào nộidung chương trình trẻ 3 tuổi, tôi đưa ra một số bài thơ cho trẻ đọc
Cách đánh giá: Đọc đúng ngữ điệu, thể hiện được tình cảm qua bài thơ
10 điểm, đọc sai hoặc không đúng ngữ điệu trừ 1 điểm
Mức độ 1: Từ 9-10 điểm: Giỏi
Mức độ 2: Từ 7-8 điểm: Khá
Mức độ 3: Từ 5-6 điểm: Trung bình
Mức độ 4: Dưới 5 điểm: Yếu
Phiếu bài tập như sau: Đọc diễn cảm bài thơ “Yêu mẹ”
Qua quá trình điều tra, tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.3: Khả năng đọc đúng ngữ điệu, thể hiện tình cảm qua bài thơ