Khi hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động ngôn ngữ, giáo viên cần pháthuy được tính tích cực, tạo điều kiện cho trẻ được luyện tập khả năng biểu cảm,phát âm chính xác, sử dụng từ đúng để
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
- -NGUYỄN HƯƠNG THẢO
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON QUỲNH LƯU- NHO QUAN- NINH BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON
Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: 2013 - 2017
NINH BÌNH, 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
- -NGUYỄN HƯƠNG THẢO
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON QUỲNH LƯU- NHO QUAN- NINH BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến giảng
viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Nguyệt - người thầy đã tận tình dìu dắt và
chỉ bảo em không chỉ về mặt kiến thức mà còn về phương pháp nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Hoa Lư, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Tiểu học – Mầm Non và Bộ môn Giáo dục thể chất- Tâm lý đã nhiệt tình giảng dạy cho em nhiều kiến thức bổ ích, tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đồng thời chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu và các
cô giáo cùng các cháu trường mầm non Quỳnh Lưu– huyện Nho Quan – tỉnh Ninh Bình, đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em tiến hành nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong hội đồng đã chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của khóa luận Do lần đầu nghiên cứu và thời gian hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy,
em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Ninh Bình, ngày 01 tháng 06 năm 2017
Người thực hiện
Nguyễn Hương Thảo
Trang 4CÁC CHỮ VIẾT TẮT
phẩm văn học
TX : Thường xuyên PGS.TS : Phó giáo sư Tiến sĩ
Tác phẩm văn họcNhà xuất bản
X
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Khách thể và phạm vi nghiên cứu 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Giả thuyết khoa học 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 4
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4
7.2.1 Phương pháp quan sát 4
7.2.2 Phương pháp điều tra 4
7.2.3 Phương pháp đàm thoại 5
7.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm 5
7.2.5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 5
7.3 Phương pháp thống kê toán học 5
PHẦN NỘI DUNG 6
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LQVTPVH 6
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.2 Cơ sở lí luận của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ em 8
1.2.1 Khái niệm ngôn ngữ 8
1.2.1.1 Các quan điểm khác nhau về ngôn ngữ 8
1.2.1.2 Chức năng của ngôn ngữ 9
1.2.1.3 Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ em 10
1.2.2 Phát triển ngôn ngữ 12
1.2.3 Cơ sở khoa học của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ em 13
1.2.3.1 Cơ sở tâm lý học 13
Trang 61.2.3.2 Cơ sở giáo dục học 14
1.2.3.3 Cơ sở ngôn ngữ học 14
1.2.3.4 Cơ sở sinh lý học 16
1.3 Một số đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 3-4 tuổi 16
1.3.1 Sự phát triển ngữ âm, vốn từ, ngữ điệu, cơ cấu ngữ pháp 16
1.3.2 Sự phát triển các chức năng ngôn ngữ 18
1.3.2.1 Ngôn ngữ và giao lưu 18
1.3.2.2 Ngôn ngữ và tư duy 19
1.4 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động LQVTPVH 19
1.4.1 Hoạt động LQVTPVH 19
1.4.2 Vai trò của hoạt động LQVTPVH trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi 21
1.4.3 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động LQVTPVH .22
1.4.3.1 Mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi 23
1.4.3.2 Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi 23
1.4.3.3 Nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi 25
Kết luận chương 1 30
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LQVTPVH Ở TRƯỜNG MẦM NON QUỲNH LƯU – NHO QUAN 31
2.1 Vài nét về địa bàn, khách thể nghiên cứu 31
2.2 Tổ chức nghiên cứu 32
2.2.1 Mục đích điều tra 32
2.2.2 Đối tượng, phạm vi và thời gian điều tra 32
2.2.3 Nội dung điều tra 32
2.2.4 Cách tiến hành điều tra 32
2.3 Tiêu chí và thang đánh giá 33
2.3.1 Tiêu chí đánh giá trẻ 3-4 tuổi 33
2.3.2 Thang đánh giá 33
2.3.3 Cách tiến hành đánh giá 37
Trang 72.4 Thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động
LQVTPVH ở trường mầm non Quỳnh Lưu- Nho Quan 37
2.4.1 Nhận thức của giáo viên mầm non về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động LQVTPVH ở trường mầm non Quỳnh Lưu - Nho Quan 37
2.4.1.1 Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với sự phát triển nhân cách của trẻ 3-4 tuổi 37
2.4.1.2 Đánh giá của giáo viên về việc lựa chọn, sử dụng các hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi 38
2.4.1.3 Đánh giá của giáo viên về việc lựa chọn và sử dụng TPVH để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi 41
2.4.1.4 Đánh giá của giáo viên về các biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động LQVTPVH 42
2.4.1.5 Đánh giá của giáo viên về những yêu cầu cần đảm bảo sử dụng các tác phẩm văn học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi 44
2.4.1.6 Đánh giá của giáo viên về nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động LQVTPVH 45
2.4.1.7 Đánh giá của giáo viên về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động LQVTPVH 48
2.4.1.8 Những khó khăn của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động LQVTPVH nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi 50
2.4.2 Kết quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ biểu hiện ở các mặt vốn từ, ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp của trẻ 52
2.4.3 Nguyên nhân thực trạng 63
2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan 63
2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan 63
2.4.4 Đề xuất một số biện pháp nhằm giúp trẻ 3-4 tuổi PTNN 63
Kết luận chương 2 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
1 Kết luận 67
Trang 82 Kiến nghị 68
2.1 Về phía trường mầm non 68 2.2 Về phía giáo viên 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 4: Các nguồn giáo viên sưu tầm, lựa chọn và sử dụng TPVH nhằm
Bảng 5 Các biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi trong
Bảng 9: Đánh giá của giáo viên về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động LQVTPVH 48
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, là công cụ tư duy của con người, có vaitrò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển cá nhân và xã hội loài người Cáctác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ: “Trước hết là lao động, sau laođộng và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai động lực chủ yếu đã biến
bộ óc con vượn thành bộ não người” [19;65]
Với trẻ em nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng, ngôn ngữ chính là phươngtiện để nhận thức, để tư duy, là cơ sở của mọi sự suy nghĩ, nó đóng vai trò quantrọng trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lí khác, tạo tiền đề vữngchắc trong việc học tập ở trường phổ thông, sự hình thành và phát triển nhâncách cho trẻ sau này Bên cạnh đó, ngôn ngữ còn là phương tiện để điều khiển,điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức và hình thành thói quenhành vi đạo đức theo các chuẩn mực xã hội
Sự PTNN trong những năm tháng đầu đời của mỗi cá nhân có ý nghĩaquan trọng, đây là thời điểm tốt để rèn luyện phát âm chuẩn, phát triển vốn từ,
cơ cấu ngữ pháp cho trẻ Trong ba năm đầu của cuộc sống, quá trình trưởngthành của vùng não về tiếng nói cơ bản đã kết thúc, trẻ nắm được các hình thứcngữ pháp của tiếng mẹ đẻ, tích lũy được một vốn từ khá lớn, tri giác được các
âm của tiếng mẹ đẻ, cấu trúc nhịp điệu, âm điệu của từ, câu, lời nói Nắm vữngtiếng nói là điều kiện đầu tiên, quan trọng nhất để trẻ có thể hình thành, pháttriển hoàn thiện toàn bộ các chức năng tâm lý Từ ba đến sáu tuổi, trong nhữngđiều kiện thuận lợi, trẻ nắm được hệ thống ngữ âm, ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ
và trên cơ sở này phát triển nhanh chóng vốn từ Do đó, việc PTNN cho trẻ cầnđược thực hiện càng sớm càng tốt, việc dạy và học tiếng mẹ đẻ có thể nói nênthực hiện bắt đầu từ lúc lọt lòng ở gia đình, trường mầm non và môi trường xãhội khác
GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảngtrong việc giáo dục nhân cách con người phát triển toàn diện, thực hiện việc nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non nhằm thực hiện mục tiêu
Trang 12giáo dục: giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thànhnhững yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một Trườngmầm non là môi trường thuận lợi để thực hiện việc dạy tiếng mẹ đẻ- phát triểnngôn ngữ cho trẻ hệ thống, khoa học.
Việc dạy tiếng mẹ đẻ, PTNN cho trẻ em ở mỗi độ tuổi có yêu cầu riêng
về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức Đối với trẻ 3-4 tuổi, đây làthời kỳ phát cảm ngôn ngữ, vốn từ của trẻ tăng nhanh do đặc điểm tâm lý lứatuổi, do hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi này là vui chơi, tần suất sử dụng ngôn ngữtrong trong sinh hoạt, vui chơi và học tập tăng lên đáng kể, đặc biệt là ngôn ngữnói Tuy nhiên, ở giai đoạn này, ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn này cũng c ̣n nhiềuhạn chế như: các lỗi về phát âm, hiện tượng mất cân bằng về số lượng từ, loạitừ; sử dụng cấu trúc ngữ pháp của trẻ chưa chuẩn Chính vì vậy, đây là thờiđiểm cần quan tâm đặc biệt để rèn luyện và PTNN cho trẻ, khắc phục nhữnghạn chế trong ngôn ngữ giúp trẻ tiến tới hoàn thiện tiếng mẹ đẻ
Việc PTNN cho trẻ 3-4 tuổi được thực hiện tích hợp trong nhiều hoạtđộng: hoạt động học có chủ đích, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời Trong đó, LQVTPVH là một trong những hoạt động giúp phát triển ngôn ngữcho trẻ hữu hiệu Đây là hoạt động được trẻ yêu thích, trẻ được đọc thơ, nghe kểchuyện và kể chuyện, đóng kịch, trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái tốt, cáixấu của mọi vật xung quanh; trẻ được trình bày suy nghĩ, ý kiến của mình,được tạo cơ hội, được khuyến khích để kể về những sự vật, sự kiện nào đó bằngchính ngôn ngữ của bản thân mình
Khi hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động ngôn ngữ, giáo viên cần pháthuy được tính tích cực, tạo điều kiện cho trẻ được luyện tập khả năng biểu cảm,phát âm chính xác, sử dụng từ đúng để diễn đạt ý nghĩ của mình, đồng thời hiểungôn ngữ của những người xung quanh trong các tình huống sinh hoạt họctập… PTNN cho trẻ mẫu giáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở trườngmầm non, đặc biệt là GVMN, góp phần thực hiện mục tiêu GDMN, chuẩn pháttriển đối với trẻ 5 tuổi, chuẩn bị tốt các điều kiện cho trẻ tới trường phổ thông.Một trong những hoạt động GV có thể giúp trẻ phát triển vốn từ, rèn luyện ngữ
Trang 13âm, ngữ điệu, sử dụng cơ cấu ngữ pháp phù hợp, tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn,phát huy tính tích cực của trẻ, đó là cho trẻ LQVTPVH.
Trong những năm gần đây, ở trường Đại học Hoa Lư đã có một khóa luậntốt nghiệp đề cập tới vấn đề PTNN nhưng chỉ tập trung ở độ tuổi 5-6 tuổi ởtrường mầm non Yên Phong, Yên Mô và trường mầm non Ninh Khánh, thànhphố Ninh Bình Ở trường mầm non Quỳnh Lưu -Nho Quan- Ninh Bình chưa có
đề tài, sáng kiến kinh nghiệm hay một nghiên cứu nào đề cập đến PTNN cho trẻ
em lứa tuổi mầm non Mặt khác, trong quá trình PTNN cho trẻ, giáo viên ởtrường mầm non Quỳnh Lưu còn gặp những khó khăn nhất định như: lớp họcquá đông, nhận thức của trẻ không đồng đều, khả năng nghe hiểu, diễn đạt bằngngôn ngữ của trẻ hạn chế, Việc nghiên cứu thực trạng PTNN cho trẻ 3-4 tuổi,phân tích nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng, tìm kiếm những biện pháp giúp nângcao hiệu quả PTNN cho trẻ trở thành mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi GVMN Xuất
phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động LQVTPVH ở trường mầm non Quỳnh Lưu- Nho Quan- Ninh Bình”.
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạtđộng LQVTPVH ở trường mầm non Quỳnh Lưu- Nho Quan- Ninh Bình nhằm
đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi
3 Đối tượng nghiên cứu
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động LQVTPVH ởtrường mầm non Quỳnh Lưu- Nho Quan - Ninh B́nh
4 Khách thể và phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi sau:
- 45 trẻ 3-4 tuổi và 13 GVMN đã và đang giảng dạy lớp 3-4 tuổi ở trườngmầm non Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
- Nghiên cứu thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi về các mặtngữ âm, ngữ điệu, vốn từ, cơ cấu ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ thông qua hoạt độngLQVTPVH ở chủ đề giao thông; chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017
Trang 145 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổithông qua hoạt động LQVTPVH
- Tìm hiểu thực trạng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông quahoạt động LQVTPVH ở trường mầm non Quỳnh Lưu -Nho Quan
- Bước đầu đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4tuổi thông qua hoạt động LQVTPVH ở trường mầm non
6 Giả thuyết khoa học
Ở trường mầm non Quỳnh Lưu - Nho Quan - Ninh Bình đã thực hiện việcphát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động LQVTPVH nhưng hiệuquả còn hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan Nếu có các biệnpháp tác động phù hợp việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ sẽ được nâng cao
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài
- Đọc, phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa vấn đề có liên quan đến đề
tài nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2 Phương pháp điều tra
Sử dụng một hệ thống câu hỏi (đóng, mở) dành cho GVMN đã và đangdạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi, nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên về ý nghĩa,vai trò của hoạt động LQVTPVH đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4tuổi và tìm hiểu thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạtđộng LQVTPVH ở trường mầm non Quỳnh Lưu, Nho Quan, Ninh Bình
Trang 157.2.3 Phương pháp đàm thoại
- Trò chuyện, trao đổi với GVMN và trẻ nhằm thu thập các thông tin cóliên quan đến vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt độngLQVTPVH ở trường mầm non Quỳnh Lưu, Nho Quan, Ninh Bình
- Trao đổi, trò chuyện với trẻ về mức độ hứng thú, các nội dung liên quanđến các tác phẩm văn học làm rõ hơn về mức độ hiểu, vốn từ, ngữ âm, ngữ điệu,ngữ pháp của trẻ
7.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu kế hoạch giảng dạy, giáo án tổ chức hoạt động LQVTPVHcủa giáo viên dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non Quỳnh Lưu, NhoQuan, Ninh Bình
7.2.5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Khảo sát và tìm hiểu những kinh nghiệm về việc phát triển ngôn ngữ chotrẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động LQVTPVH của các GV mầm non ở trườngmầm non Quỳnh Lưu, Nho Quan, Ninh Bình
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng toán thống kê để xử lý các số liệu đã thu thập được một cáchkhách quan
Các phương pháp trên được tiến hành trong mối quan hệ chặt chẽ, bổsung, hỗ trợ cho nhau
Trang 16PHẦN NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LQVTPVH
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngôn ngữ là cả kho tàng trí tuệ của con người và là tài sản quý báu củanhân loại Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người,đặc biệt là trẻ em Nó tồn tại, phát triển cùng với sự thay đổi và phát triển củacon người Ngôn ngữ cũng là vấn đề mà có rất nhiều các nhà khoa học từ cáclĩnh vực khác nhau đi sâu, tìm tòi, nghiên cứu như: Tâm lí học, triết học, xã hộihọc, ngôn ngữ học, giáo dục học…
Ngay từ những năm cuối thập kỉ 70 của thế kỉ trước, phương pháp pháttriển lời nói trẻ em được nhiều nhà sư phạm nổi tiếng ở Liên Xô nghiên cứu rất
kĩ lưỡng Những công trình này đã vào Việt Nam khá sớm, tiêu biểu là cuốn
sách Phát triển ngôn ngữ trẻ em dưới tuổi đến trường phổ thông của tác giả
E.I.Chikhiêva, một nhà sư phạm Nga - Xô Viết được coi như một tài liệu giảngdạy chính trong các trường sư phạm mẫu giáo Việt Nam, cùng với đó là nhiềutác giả Nga khác với những đóng góp quan trọng trong việc hình thành chuyênngành Phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em ở nước ta như: Xôkhin với tác
phẩm Phương pháp phát triển lời nói trẻ em (Nhà xuất bản Giáo dục Matxcơva, 1979), Những cơ sở tâm lí-giáo dục học của việc phát triển lời nói trẻ em (Matxcơva, 2002), Bogolupxcaia M.K và Tsepsenko V.V với Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ
Ở nước ta vào những năm 80 của thế kỉ trước, bắt đầu có những cuốn
giáo trình đầu tiên về Phương pháp phát triển lời nói trẻ em được sử dụng trong
các trường đào tạo GVMN như: Tập thể tác giả Lương Kim Dung, Phùng Ngọc
Kiếm, Nguyễn Xuân Khoa với cuốn Tiếng Việt, văn học và phương pháp giáo dục- NXB Giáo Dục Hà Nội (1988); Cao Đức Tiến, Nguyễn Quang Ninh, Hồ Lam Hồng với giáo trình Tiếng Việt và phương pháp phát triển lời nói cho trẻ em- Trung tâm nghiên cứu đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, Hà Nội (1993);
Trang 17Nguyễn Xuân Khoa với cuốn Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo- NXB Đại học quốc gia Hà Nội (1999) ( Có thể coi đây là cuốn giáo trình
đại học đầu tiên ở nước ta thuộc lĩnh vực này); Hà Nguyễn Kim Giang với các
cuốn: Kể sáng tạo truyện cổ tích cho trẻ mẫu giáo- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học-một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội ( 2002)
Đến nay, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ cho trẻ
em lứa tuổi mầm non Một số luận văn, luận án về phát triển ngôn ngữ ở trường
mầm non, có thể kể đến các luận án tiến sĩ: Lưu Thị Lan: Những bước phát triển của ngôn ngữ trẻ mẫu giáo (1997); Hà Nguyễn Kim Giang: Phương pháp
kể sáng tạo truyện cổ tích thần kì cho trẻ mẫu giáo (1995) ; Một số luận án thạc sĩ: Ân Thị Hảo: Một số biện pháp dạy trẻ kể lại truyện văn học nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc (2003); Đinh Hồng Thái: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số: B 2003-75-85,
Hà Nội (2005); Cũng có nhiều khoá luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Giáodục mầm non tại các trường đại học trên cả nước cũng là kết quả của nghiêncứu ngôn ngữ trẻ em và các phương pháp, biện pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em.Trong vài năm trở lại đây xuất hiện một loạt các cuốn giáo trình đại học và cao
đẳng như: Đinh Hồng Thái với Giáo trình phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục (2014); Trịnh Thị Hà Bắc với Lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXB Đại học sư phạm Huế (2013); Hà Nguyễn Kim Giang với Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, NXB Giáo dục (2015)
Nhìn chung, những đề tài và công trình nghiên cứu trên đây đều dựa vàođặc điểm phát triển của trẻ em Việt Nam, đưa ra các phương pháp, biện pháp cụthể, phù hợp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ em Đó cũng chính là nhữngđóng góp quan trọng trên cả hai phương diện lí luận và thực tiễn, giúp thúc đẩy
sự phát triển của chuyên ngành phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em ở nước
ta [17; tr 7-11]
Trang 181.2 Cơ sở lí luận của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ em
1.2.1 Khái niệm ngôn ngữ
1.2.1.1 Các quan điểm khác nhau về ngôn ngữ
- Theo tác giả Trần Trọng Thuỷ: “Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử
dụng một thứ ngữ ngôn nào đó để giao tiếp” (Ngữ ngôn là một hệ thống kí hiệu
từ ngữ có chức năng là một phương tiện của giao tiếp, một công cụ của tư duy)
Từ vựng là kho từ, vốn từ của một ngôn ngữ bao gồm các từ và các đơn
vị tương đương với từ (cụm từ cố định) Từ vựng là một bộ phận quan trọngcủa hệ thống ngôn ngữ, nó phát triển không ngừng cùng với sự phát triển của
xã hội Mỗi một sự vật, hiện tượng mới ra đời là kho từ vựng Tiếng Việt lạiđược bổ sung một từ mới Mỗi từ trong hệ thống bao giờ cũng đối lập với các
từ còn lại, đồng thời chỉ có giá trị khi được xét trong mối tương quan với các từkhác trong hoạt động hành chức
Ngữ pháp là toàn bộ các quy tắc chủ yếu trong sử dụng ngôn ngữ Việctạo ra các quy tắc chính trong một ngôn ngữ riêng biệt là ngữ pháp của ngônngữ đó Vì vậy mỗi ngôn ngữ có một ngữ pháp riêng biệt của nó Ngữ pháp làmột cách thức để hiểu về ngôn ngữ Mặc khác, ngữ pháp còn là một công cụ để
Trang 19quản lý từ ngữ, chuyển tải một nội dung thông báo trọn vẹn từ người nói (ngườiviết) đến người nghe (người đọc).
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt chỉ có ở con người, là công cụ
để tư duy, là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người Ngôn ngữthực chất là hệ thống ký hiệu tượng trưng về sự vật, hiện tượng, những thuộc tính
và quan hệ giữa chúng, được con người quy ước và sử dụng trong giao tiếp giữacon người - con người; là hệ thống tín hiệu dùng để tư duy và giao tiếp xã hội; nóvừa mang đặc điểm xã hội, vừa mang đặc điểm cá nhân
Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng nói nào đó để giao tiếp Nói cách khác ngôn ngữ là sự giao tiếp bằng tiếng nói Tiếng nói là
đối tượng nghiên cứu- của ngôn ngữ học- khoa học về tiếng Ngôn ngữ là mộtquá trình tâm lý, nó là đối tượng của tâm lý học
Sự khác biệt cá nhân về ngôn ngữ thể hiện ở cách phát âm, giọng điệu,vốn từ, phong cách ngôn ngữ và các đặc điểm ngôn ngữ cá nhân thể hiện tronggiao tiếp như tính cởi mở, tính kín đáo, lắm lời , tính hùng biện v.v
Ngôn ngữ không có sẵn mà được hình thành cũng quá trình xã hội hoá trẻ
em thông qua hoạt động và giao tiếp PTNN cho trẻ mẫu giáo chính là cung cấpphương tiện để trẻ giao tiếp, học tập; trang bị cho trẻ công cụ để tư duy
1.2.1.2 Chức năng của ngôn ngữ.
* Chức năng chỉ nghĩa
Ngôn ngữ được dùng làm vật thay thế để chỉ nghĩa cho sự vật, hiệntượng, tức là sự vật hiện tượng có thể tồn tại bằng chất liệu của ngôn ngữ làmcho con người có thể nhận thức được sự vật hiện tượng khi không còn bản thân
nó trước mặt
Các kinh nghiệm của lòai người cũng được cố định lại, được tồn tại vàtruyền đạt cho thế hệ sau nhờ ngôn ngữ Chính vì chức năng chỉ nghĩa của ngônngữ còn được gọi là chức năng làm phương tiện lưu giữ, truyền đạt và lĩnh hộikinh nghiệm xã hội lịch sử
Những điều đó cho thấy rằng ngôn ngữ của con người khác hẳn tiếng kêucủa con vật Về bản chất con vật không có ngôn ngữ
Trang 20* Chức năng thông báo
Ngôn ngữ dùng để truyền đạt, và tiếp nhận thông tin để biểu cảm và nhờ
đó thúc đẩy, điều chỉnh họat động của con người, Nhờ có ngôn ngữ con ngườithông báo cho nhau, giao tiếp với nhau
* Chức năng khái quát hóa
Chức năng khái quát hóa được thể hiện ở chỗ, từ ngữ không chỉ một sựvật, hiện tượng riêng rẽ mà nó đại diện cho một loại sự vật hiện tượng có chungcác thuộc tính cơ bản, nhờ vậy ngôn ngữ trở thành một phương tiện đắc lực chohoạt động trí tuệ Nói cách khác ngôn ngữ là vỏ bọc của trí tuệ, hay ngôn ngữ là
hình thức tồn tại và biểu hiện của trí tuệ
Ngôn ngữ có hai chức năng chính đó là công cụ của giao tiếp và công cụcủa tư duy
Có thể phân chia ngôn ngữ thành: Ngôn ngữ bên ngoài (nói, viết) và ngônngữ bên trong (ngôn ngữ thầm)
1.2.1.3 Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ em
* Vai trò ngôn ngữ đối với nhận thức
Trẻ có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh Có nhiều phương tiện đểnhận thức thế giới xung quanh nhưng ngôn ngữ là phương tiện nhận thức hữuhiệu Thông qua lời nói của người lớn trong quá trình giao tiếp, trẻ em có thểlàm quen với các sự vật, hiện tượng, biết được những đặc điểm, tính chất, cấutạo, công dụng tương ứng của chúng Do đó, ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểubiết về thế giới xung quanh Từ ngữ giúp cho việc củng cố những biểu tượng đãđược hình thành Hơn nữa, thông qua sự phát triển của ngôn ngữ giúp cho hoạtđộng trí tuệ, các thao tác tư duy ngày càng được hoàn thiện, kích thích trẻ tíchcực, sáng tạo hoạt động trí tuệ Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực, sáng tạo trong hoạtđộng trí tuệ do vậy việc phát triển trí tuệ không thể tách rời với việc phát triểnngôn ngữ, cụ thể như sau
- Đối với cảm giác: Khi ngôn ngữ tác động đồng thời tới sự vật hiện
tượng sẽ làm cho quá trình cảm giác diễn ra nhanh hơn, hình ảnh do cảm giácđem lại có thể rõ ràng hơn, đậm nét hơn, chính xác hơn Bằng tác động của
Trang 21ngôn ngữ có thể gây ra cảm giác trực tiếp ở con người Dưới tác động của ngônngữ sẽ làm thay đổi tính nhạy cảm của cảm giác và ngưỡng của cảm giác.
- Đối với tri giác: Ngôn ngữ làm cho tri giác con người diễn ra dễ dàng,nhanh chóng, khách quan, đầy đủ và rõ ràng hơn Nhờ ngôn ngữ có thể tiếnhành tri giác tích cực, có chủ định và mục đích được điều khiển bởi ý thức
- Đối với trí nhớ: Ngôn ngữ tham gia tích cực vào hoạt động của trí nhớ làmcho việc ghi nhớ, giữ gìn và nhớ lại của con người trở nên có chủ định, có ý nghĩa
- Đối với tư duy: Ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng, ngôn ngữ gắn
chặt vơí tư duy làm cho tư duy của con người khác về chất so với tư duy củacon vật Ngôn ngữ là phương tiện để con người tiếp thu nền văn hoá xã hộinâng cao hiểu biết và kinh nghiệm của con người Không có ngôn ngữ thì không
có tư duy Ngược lại không có tư duy thì ngôn ngữ không thể phát triển
- Đối với tưởng tượng: Quá trình tạo ra những biểu tượng mới luôn gắn vớingôn ngữ bên trong Không có ngôn ngữ thì không thể tiến hành tưởng tượng,chính nhờ ngôn ngữ mà quá trình tưởng tượng là một quá trình có ý thức, đượcđiều khiển tích cực và có chất lượng cao Ngôn ngữ giúp cho con người chính xáchoá hình ảnh của tưởng tượng đang nảy sinh và giữ chúng lại trong trí nhớ
Ngôn ngữ giúp phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ,ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập, vui chơi… Chính vì thế ngôn ngữ
có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ trở thành những conngười phát triển toàn diện về các mặt thể lực, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ
* Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển thể lực
Ngôn ngữ đóng góp một vai trò quan trọng đáng kể trong việc phát triển thểlực cho trẻ em Trong các hoạt động góp phần phát triển thể lực như các trò chơivận động, các giờ thể dục, trong chế độ ăn giáo viên đều cần dùng đến ngôn ngữ
để hướng dẫn trẻ thực hiện tốt những yêu cầu cần đạt Hoạt động nói năng liênquan đến các cơ quan hô hấp, thính giác, bộ máy phát âm Quá trình phát âm làquá trình rèn luyện bộ máy cấu âm, rèn luyện phổi, khí quản và các bộ phận kháccủa cơ thể Để có thể lực tốt mỗi cá nhân cần có một chế độ vệ sinh hợp lí
* Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức
Trang 22Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc hình thành và điều chỉnh nhữnghành vi của trẻ Thông qua ngôn ngữ trẻ biết những gì nên, không nên… qua đórèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻ nhữngkhái niệm ban đầu về đạo đức.
Ngôn ngữ có tác dụng to lớn trong việc hình thành những phẩm chất đạođức tốt đẹp ở trẻ Ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào việc trang bị cho trẻnhững hiểu biết về những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn luyện cho trẻnhững tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống
* Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mĩ
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tác động có mục đích, có
hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn cáiđẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật, giáo dục cho trẻlòng yêu cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận thứcđược cái đẹp ở thế giới xung quanh, qua đó làm cho tâm hồn trẻ càng thêm baybổng, trí tưởng tượng càng phong phú; đồng thời trẻ càng yêu quý cái đẹp, trântrọng cái đẹp và có ý thức sáng tạo ra cái đẹp
Thông qua ngôn ngữ văn học, trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trongngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, cái đẹp trong cuộc sống Có thểkhẳng định rằng ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào quá trình giáo dục chotrẻ những tình cảm thẩm mĩ cao đẹp
1.2.2 Phát triển ngôn ngữ
Phát triển ngôn ngữ được hiểu là quá trình lĩnh hội chức năng và cấu trúc
của ngôn ngữ và cùng với ngôn ngữ là các quy ước của xã hội trong việc sửdụng ngôn ngữ để bày tỏ và tiếp nhận suy nghĩ, cảm xúc và ý tưởng
Nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ:
- Luyện cho trẻ phát âm đúng, rõ ràng, biểu cảm âm thanh tiếng mẹ đẻ
- Làm giàu, củng cố, tích cực hoá vốn từ cho trẻ
- Giúp trẻ nói đúng cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt
- Dạy trẻ nói rõ ràng, mạch lạc
- Giúp trẻ làm quen với chữ cái ghi âm tiếng Việt [15; tr 16]
Trang 231.2.3 Cơ sở khoa học của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ em
1.2.3.1 Cơ sở tâm lý học
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi dựa trên những yếu tố bên ngoài vàbên trong của trẻ em, cụ thể là
* Đặc điểm tư duy của trẻ
Tư duy là quá trình nhận thức, phản ánh những thuộc tính, bản chất,những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong thế giớikhách quan mà trước đó ta chưa biết
Ở lứa tuổi mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi, tư duy của trẻ đã đạt đến ranh giới của
tư duy trực quan hình tượng, trẻ phải dựa vào những hình ảnh, biểu tượng đã có,kinh nghiệm đã trải qua để suy luận ra những vấn đề mới Đây là điều kiện thuậnlợi giúp trẻ cảm thụ tốt những hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm nghệthuật: thơ ca, truyện kể Những câu thơ hay, giàu cảm xúc, những hình tượngnghệ thuật đẹp về con người, thế giới xung quanh thông qua những câu chuyệnkể tất cả đều có hồn, sống động đã trở nên thực hấp dẫn, lôi cuốn khiến trẻ trởnên say mê, hoà mình vào thế giới đó, bởi chính những yếu tố đó rất phù hợp với
tư duy trực quan hình tượng đang xuất hiện ở trẻ
* Đặc điểm tưởng tượng của trẻ
Trẻ 3-4 tuổi, tưởng tượng tái tạo là chủ yếu Trẻ thường tưởng tượng dựatrên những ấn tượng đã có trước Cái gì trẻ thích hoặc gây trẻ ấn tượng mạnh
mẽ thì tưởng tượng cái đó - tức nó trở thành đối tượng của tưởng tượng Chẳnghạn: trẻ thích làm mẹ chăm sóc con thì tưởng tượng mình là mẹ chăm sóc con,thích làm bác sĩ thì tưởng tượng mình là bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, thíchcon mèo đáng yêu thì sẽ vẽ con mèo Tuy vậy, trí tưởng tượng của trẻ không vìthế mà kém phong phú, kém màu sắc bởi dưới con mắt trẻ thơ, mọi vật đều trởnên sống động, có hồn Vì vậy, khi được tiếp xúc với các tác phẩm văn học, trítưởng tượng của trẻ có điều kiện phát triển, nó giúp làm giàu vốn từ, biểu tượng
về thế giới xung quanh, thoả mãn trí tò mò, ham hiểu biết của trẻ
* Khả năng chú ý của trẻ
Trang 24Ở trẻ 3-4 tuổi, chú ý không chủ định là chủ yếu, trẻ thường chú ý đếnnhững đối tượng gây kích thích mạnh hoặc gây cho trẻ sự ngạc nhiên, nhất làtạo ra một sự hứng thú Chẳng hạn, khi tìm hiểu môi trường xung quanh nhữngđối tượng xuất hiện bất ngờ, mới lạ thường gây cho trẻ chú ý tới nó, xem xét
nó hoặc câu chuyện cô kể dưới hình thức sinh động hấp dẫn sẽ gây cho trẻ sựchú ý nghe câu chuyện cô kể
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục có ý nghĩa quyết định trong sự pháttriển chú ý không chủ định của trẻ Chính vì thế, khi tổ chức các hoạt động giáodục, đặc biệt là hoạt động LQVTPVH giáo viên cần gây ấn tượng mạnh, lôicuốn, hấp dẫn trẻ vào các tác phẩm văn học, cho trẻ được trực tiếp tham giahoạt động với đối tượng để làm tăng tính bền vững chú ý của trẻ
* Xúc cảm- tình cảm của trẻ
Ở tuổi mẫu giáo bé 3-4 tuổi, tình cảm chi phối mạnh mẽ đời sống của trẻ
và đóng vai trò lớn lao trong sự phát triển toàn bộ nhân cách của trẻ Trẻ sốngrất tình cảm, luôn có nhu cầu đòi hỏi mọi người biểu hiện tình cảm tốt đẹp vớimình Ngược lại trẻ cũng mong muốn biểu hiện tình cảm của trẻ với ngườikhác Những tình cảm của trẻ với người xung quanh được chuyển sang với cácnhân vật trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, những truyện cổ tích, truyệnkể… Trẻ thông cảm với nỗi bất hạnh của các nhân vật trong truyện không khác
gì nỗi bất hạnh của mình, giận những nhân vật có biểu hiện tiêu cực và muốnbảo vệ nhân vật trẻ thích Vì thế, thông qua việc phát triển xúc cảm- tình cảmtrong hoạt động LQVTPVH ở trường mầm non, ngôn ngữ của trẻ được pháttriển, nó cũng tạo nền tảng để giáo dục đạo đức cho trẻ, giúp trẻ lĩnh hội được ýnghĩa, chuẩn mực đạo đức tốt đẹp để trẻ học làm người
1.2.3.2 Cơ sở giáo dục học
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ có mối quan hệ mật thiết với giáo dục học Giáo dục học là cơ sở để xác định nội dung và phương pháp tốt nhất đểdạy trẻ nghe hiểu, biểu đạt ngôn ngữ Thông qua hoạt động, giao tiếp, đặc biệt
là thông qua quá trình giáo dục, ngôn ngữ của trẻ được hình thành và phát triển
1.2.3.3 Cơ sở ngôn ngữ học
Trang 25Ngôn ngữ được cấu thành từ các tiểu hệ thống đó là âm thanh, ngữnghĩa, cấu trúc chung và cách sử dụng trong giao tiếp hàng ngày Biết mộtngôn ngữ là nắm được tất cả các lĩnh vực trên và sử dụng chúng, tổng hợpchúng vào hệ thống giao tiếp sinh hoạt.
Thành tố 1: Thành tố đầu tiên là phát âm, hệ thống âm thanh của ngônngữ tức là dạy trẻ phát âm các âm tiết của tiếng việt, phát âm các từ trong câu,cách phát âm cả câu và cách phát âm một văn bản nên hạ giọng, nhấn mạnh từ,kéo dài từ để khi phát âm thể hiện sự hiểu biết tình cảm cũng như thái độ củangười nói
Thành tố 2: Ngữ nghĩa bao gồm vốn từ hay là cách thức một khái niệmnào đó được diễn đạt trong từ hay một tập hợp từ Khi trẻ mới sử dụng từ, từ
đó thường không có ý nghĩa giống như của người lớn Trẻ xây dựng vốn từ từhàng ngàn từ và liên kêt chúng bằng mạng lưới các khái niệm có liên quan vớinhau Lớn dần lên, trẻ không những sử dụng từ một cách chính xác hơn, màcòn luôn luôn có ý thức với ngữ nghĩa của từ mà liên kết chúng bằng mạnglưới các khái niệm có liên quan với nhau
Thành tố 3: Khi trẻ lĩnh hội vốn từ, trẻ bắt đầu liên kết các từ theo một quyluật nhất định để thực hiện một ý nghĩa nào đó Kiến thức về ngữ pháp có haithành phần: cú pháp (là những quy luật liên kết từ tạo thành câu) và từ pháp Thành tố 4: Tình hình sử dụng ngôn ngữ hay gọi là tính thực tiễn tức lànói đến mặt giao tiếp của ngôn ngữ Để giao tiếp có hiệu quả trẻ em phải họccách tham gia vào hoạt động giao tiếp, tiếp tục phát triển chủ đề giao tiếp thểhiện ý kiến, ý nghĩ của mình một cách rõ ràng Thêm vào đó trẻ phải biết sửdụng cả yếu tố ngữ điệu, âm điệu và những yếu tố phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệubộ) vào lời nói để tăng hiệu quả của lời nói Tính thực tiễn cũng bao gồm kiếnthức về ngôn ngữ và xã hội bởi vì xã hội luôn luôn quy định cách thức giao lưutrong một xã hội nhất định theo cấp bậc tuổi tác, các quan hệ xã hội, cách chàohỏi, cách làm quen
PTNN cho trẻ bao gồm tất cả các kiến thức về ngôn ngữ học Kiến thức
về ngôn ngữ học sẽ là những kiến thức cơ sở giúp cho các nhà giáo dục hiểu
Trang 26đúng nhiệm vụ, nội dung, tìm ra các phương pháp, biện pháp hữu hiệu để pháttriển ngôn ngữ cho trẻ Bộ môn phương pháp PTNN cho trẻ có mối quan hệkhăng khít với ngôn ngữ học bởi vì nó là khoa học ứng dụng của ngôn ngữhọc Ngôn ngữ được cấu thành từ các tiểu hệ thống đó là âm thanh, ngữ nghĩa,cấu trúc chung và cách sử dụng trong giao tiếp hàng ngày Biết một ngôn ngữ
là nắm được tất cả các lĩnh vực trên và sử dụng chúng, tổng hợp chúng vào hệthống giao tiếp sinh hoạt
1.2.3.4 Cơ sở sinh lý học
Ngôn ngữ có cơ sở sinh lí Hoạt động lời nói có cơ sở sinh lí học Đây là
cơ sở tự nhiên của phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Việc phát triểnngôn ngữ cho trẻ phải liên quan mật thiết với việc phát triển của bán cầu đại não
và hệ thần kinh nói chung, bộ máy phát âm nói riêng Ở trẻ 3-4 tuổi, là thời kìphát triển và đang hoàn thiện nhiều cơ quan trong cơ thể đặc biệt là hệ thần kinh
và bộ máy phát âm Nhờ có sự hoàn thiện của hệ thần kinh nên tư duy trực quanhình tượng ở trẻ xuất hiện và phát triển Cùng với sự phát triển của tư duy, bộmáy phát âm của trẻ như tai, họng, hầu, thanh quản cũng đang dần hoàn thiện
cả về cấu tạo và chức năng do đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển
1.3 Một số đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 3-4 tuổi
1.3.1 Sự phát triển ngữ âm, vốn từ, ngữ điệu, cơ cấu ngữ pháp
Trẻ 3-4 tuổi ngôn ngữ đang trong thời kì phát triển mạnh
- Ngữ âm, ngữ điệu : Ở thời kì này, trẻ hoàn thiện dần về mặt ngữ âm, các
phụ âm đầu, âm cuối, âm đệm, thanh điệu dần dần được định vị Trẻ cũng đãbiết phát âm các âm vị của tiếng mẹ đẻ Trẻ đã biết cách điều chỉnh nhịp điệu,cường độ giọng nói khi giao tiếp trong một số hoàn cảnh cho phù hợp, lời nóicủa trẻ đã rõ ràng, dứt khoát hơn Tuy vậy, khi nói trẻ 3 tuổi đôi khi còn nóichậm và kéo dài giọng, đôi khi còn ậm ừ, ê, a nói không liên tục, không mạchlạc [15;33]
Ở trẻ 3-4 tuổi vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm, còn nhầm lẫn khiphát âm một vài phụ âm và nguyên âm ( x-s, ch-t, ươ, uô, ie…) và thanh điệu( ?, ~) Trẻ cũng hay thay đổi nguyên âm đôi thành nguyên âm đơn (Ví dụ:
Trang 27Chiếp chiếp = chip chip, khoanh tay = khanh tay…) Âm vị trẻ phát âm chưachính xác hoặc ít phát âm ở đầu tuổi mẫu giáo là âm: t, d, kh, th, h… Trẻ mẫugiáo 3-4 tuổi thường thay thế các âm vị (Ví dụ: Thịt = xịt, Tôm to = chôm cho,
âm của họ Vì vậy trong giao tiếp với trẻ, người lớn đặc biệt là cô giáo cần phát
âm chính xác, rõ ràng, mẫu mực cho trẻ học tập
- Vốn từ: tăng lên rất nhiều Đến năm thứ 3, các em đã sử dụng được trên
500 từ, trong đó phần lớn là danh từ, động từ, còn tính từ và những loại từ khácthì chiếm một tỷ lệ rất ít, không đáng kể Những từ được trẻ sử dụng thường lànhững từ chỉ tên gọi đồ chơi, đồ dùng, những con vật…mà trẻ thường xuyêntiếp xúc, những việc làm của trẻ và mọi người xung quanh (như: ăn, ngủ, đi…).Trẻ 4 tuổi, trẻ có thể nắm được xấp xỉ 700 từ, hầu hết các loại từ đã xuất hiệntrong vốn từ của trẻ, trong đó danh từ và động từ vẫn chiếm ưu thế Ở trẻ 3-4tuổi, có khả năng nắm được những từ mang ý nghĩa cụ thể như những từ là têngọi các đồ vật trong gia đình (như: bát, đĩa, bàn…) hay tên gọi động vật, thựcvật (như: lợn, chó, gà, quả na, cây chuối…) [15;122]
Để phát triển vốn từ cho trẻ cô giáo cần tăng cường cung cấp vốn từphong phú trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động vui chơi, học tập( LQVTPVH, Làm quen với môi trường xung quanh )
- Ngữ pháp: Trẻ 3-4 tuổi đã biết nói đúng tiếng mẹ đẻ ở mức phổ thông.
Cấu trúc ngữ pháp tiến dần tới chỗ hoàn thiện Trẻ 3-4 tuổi đã có đủ các loạicâu: câu 1 từ, câu cụm từ, câu đơn đầy đủ thành phần ( C-V), câu đơn mở rộngthành phần…
+ Cuối tuổi lên 3, các dạng câu đơn của trẻ đã phong phú hơn Câu đơncủa trẻ đã được mở rộng các thành phần khác: Bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ
Ví dụ: Cháu ăn kẹo ( Chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ)
Trang 28Mai cháu đi đu quay ( Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ)
Áo màu xanh ( Chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ)+ Để diễn tả được những nội dung, những yêu cầu ngày càng phức tạphơn, trẻ cuối 3 tuổi đã bắt đầu sử dụng các loại câu ghép Loại câu đầu tiên trẻ
sử dụng là câu ghép đẳng lập mô tả các sự vật, hiện tượng
Ví dụ: Bạn cho cháu kẹo, chị Mai cho cháu kẹo
+ Cùng với các loại câu ghép đẳng lập, trẻ đã dần dần biết sử dụng câughép chính phụ chỉ mục đích, nguyên nhân, điều kiện
Ví dụ: Nếu cháu ngoan, mẹ sẽ cho cháu đi công viên ( điều kiện)
Cháu ngã nên tay cháu bị bẩn ( nguyên nhân)+ Ở trẻ 3-4 tuổi, câu tường thuật chủ yếu ở mức độ kể về các sự vật vớiđặc điểm của nó, kể về thời gian hành động, địa điểm, trạng thái…
Ví dụ: Áo xanh của cháu
Cháu đi bà nộiLúc nãy cháu ăn kẹo ở lớp+ Mặc dù trẻ 3-4 tuổi đã có tiến bộ trong việc tiếp nhận và sử dụng cácloại câu trong hệ thống câu tiếng Việt, xong trẻ còn mắc một số lỗi khi cấu trúccâu như: Từ trong câu sắp xếp sai trật tự (Ví dụ: Cháu cài khăn vào cổ áo =Khăn cháu cài áo); Thiếu từ trong câu, diễn đạt thiếu rõ ràng ( Ví dụ: Ông đưa
bánh cho bà = Ông bà bánh) [15; 80-83].
1.3.2 Sự phát triển các chức năng ngôn ngữ
1.3.2.1 Ngôn ngữ và giao lưu
Một trong những chức năng cơ bản nhất của ngôn ngữ được phát triển
ở tuổi mẫu giáo là chức năng giao lưu, ngôn ngữ trở thành phương tiện giao lưu.Trẻ 3-4 tuổi vẫn sử dụng ngôn ngữ tình huống là chủ yếu, ngôn ngữ gắn với tìnhhuống cụ thể những người giao tiếp với trẻ trong tình huống đó mới hiểu được,những người ngoài cuộc không nắm được tình huống thì không thể hiểu nổi
"Tính tình huống" được thể hiện trong ngôn ngữ trẻ bằng nhiều hìnhthức đa dạng Điển hình trong ngôn ngữ tình huống của trẻ là bỏ chủ ngữ, phầnlớn chủ ngữ được thay thế bằng đại từ (nó, chúng nó, bà ấy) nếu dựa vào ngữ
Trang 29cảnh thì không thể xác định được các đại từ đó thuộc về ai (hoặc về cái gì).Ngôn ngữ của trẻ cũng chứa nhiều trạng từ, những từ đó không giúp xác định rõhơn nội dung của câu nói, làm cho lời nói thiếu sáng sủa Chẳng hạn trẻ nói: Ởđấy, ở vườn bách thú nhớ, ở đấy có nhiều con khỉ, ở đấy có voi nữa nhớ, ở đấy
có nhiều cá, ở đấy có nhiều người "ở đấy" trẻ dùng hoàn toàn mang tính hìnhthức chứ không phải theo nội dung của câu nói
Nhờ sự giúp đỡ của người lớn xung quanh dần dần trẻ đã biết dùngngôn ngữ mạch lạc để giao tiếp và dùng ngôn ngữ tình huống đúng lúc
1.3.2.2 Ngôn ngữ và tư duy
Ở trẻ 3-4 tuổi nhờ ngôn ngữ của trẻ đã hòa nhập với tư duy nên ngônngữ của trẻ đã biến thành phương tiện đặt kế hoạch và điều chỉnh hành vi thựctiễn của trẻ
Ở đầu tuổi mẫu giáo ngôn ngữ mình là trung tâm tức là ngôn ngữ xuấthiện trong lúc trẻ hoạt động và nói với chính mình Trong suốt tuổi mẫu giáongôn ngữ mình là trung tâm biến đổi dần, ngôn ngữ của trẻ không chỉ xác nhậnnhững điều trẻ đang làm mà còn chuẩn bị và định hướng cho hoạt động thựctiễn của trẻ, nó diễn đạt tư duy hình tượng của trẻ, tư duy này xuất hiện trướchành động thực tiễn Nếu trong lúc làm việc, trẻ không giao tiếp với ai thì trẻthường im lặng làm việc, có nghĩa là ngôn ngữ vẫn giữ chức năng "đặt kếhoạch" thầm ở trong đầu
1.4 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động LQVTPVH
1.4.1 Hoạt động LQVTPVH
Văn học là một phương tiện có hiệu quả mạnh mẽ đối với việc giáo dụctrí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ cho trẻ, nó có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển và làm
phong phú lời nói của trẻ.) [17; tr 120].
Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân haymột tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống, con người,thể hiện tâm tư, tình cảm, thái độ… của chủ thể trước thực tại bằng các hìnhtượng nghệ thuật
Trang 30Theo Phương pháp cho trẻ LQVTPVH của Nguyễn Thị Tuyết
Nhung-Phạm Thị Việt biên soạn [5], việc cho trẻ LQVTPVH được hiểu : “Làm quen”chỉ ra mức độ tiếp xúc ban đầu của trẻ với văn học Thực chất của việc tiếp xúcnày, giáo viên sử dụng nghệ thuật đọc, kể diễn cảm để đọc thơ, kể chuyện chotrẻ nghe, giảng giải bằng mọi cách để giúp các em hiểu được nội dung và hìnhthức của tác phẩm Trên cơ sở đó, giáo viên dạy cho trẻ em, đọc thuộc diễn cảmbài thơ, kể diễn cảm các câu chuyện hoặc đóng kịch các TPVH
Theo Phương pháp tổ chức hoạt động LQVTPVH của PGS.TS.Hà
Nguyễn Kim Giang biên soạn, LQVTPVH được hiểu như sau: LQVTPVH chỉ
ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học quanghệ thuật đọc và kể chuyện của cô giáo Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướngdẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm,khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về nhữnghình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đóqua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ, kể chuyện,chơi trò chơi đóng kịch; cao hơn là tiến tới sáng tạo ra những vần thơ, câuchuyện theo tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diệnnhân cách trẻ [5;23]
Như vậy, có thể hiểu hoạt động LQVTPVH là một quá trình hoạt động
trong đó, cô giáo sử dụng nghệ thuật đọc kể diễn cảm để đọc thơ, kể chuyện chotrẻ nghe; giảng giải bằng mọi cách giúp trẻ hiểu được nội dung và hình thức củatác phẩm văn học; khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú với văn học; có ấntượng về những hình tượng nghệ thuật; cái hay, cái đẹp của tác phẩm và thểhiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như:đọc thuộc diễn cảm bài thơ, kể diễn cảm câu chuyện, chơi trò chơi đóng kịch,cao hơn là sáng tạo ra những vần thơ, những câu chuyện theo tưởng tượng củamình góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ
Trang 311.4.2 Vai trò của hoạt động LQVTPVH trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi
Văn học là một phương tiện hiệu quả mạnh mẽ không chỉ đối với việcgiáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ mà nó còn ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự
phát triển ngôn ngữ của trẻ Nhà văn M.Goócki định nghĩa “Văn học là nghệ thuật ngôn từ” [5;43] chính là để chỉ rõ ngôn từ là chất liệu xây dựng lên hình
tượng văn học Các hình tượng văn học làm phong phú những xúc cảm, tìnhcảm, đưa đến cho trẻ những hình tượng tuyệt diệu của ngôn ngữ dân tộc
Hoạt động LQVTPVH và việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi cómối quan hệ mật thiết, bổ sung, hỗ trợ nhau cùng thực hiện mục tiêu giáo dụctoàn diện trẻ
Qua hoạt động LQVTPVH, giáo viên giúp trẻ 3-4 tuổi biết nghe và hiểuđược các tác phẩm văn học, biết đánh giá các nhân vật trong tác phẩm; nhớ nộidung các bài thơ, câu chuyện, biết cách đọc diễn cảm… Cho trẻ làm quen vớitác phẩm văn học là cho trẻ làm quen với phong cách ngôn ngữ văn chương.Qua làm quen tác phẩm văn học, vốn từ nghệ thuật của trẻ được mở rộng, trẻlàm quen với cách dùng từ, cách đặt câu, cách diễn đạt, lời nói có vần, nhịp, nói
có ngữ điệu, hình ảnh…từ đó ngôn ngữ của trẻ ngày càng được phát triển
Hoạt động LQVTPVH có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển toàn diện các mặtcho trẻ em nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng
Trước hết môn học này góp phần phát triển các mặt cho trẻ, cụ thể là :
“Giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển trí tuệ, phát triển thể lực, vàrèn luyện lao động” Bên cạnh đó, hoạt động LQVTPVH còn có nhiệm vụ quantrọng trong việc phát triển về ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi Các tác phẩm văn họcnhư một nguời bạn đồng hành cùng trẻ thơ, cung cấp cho trẻ một vốn từ ngữkhổng lồ, đặc biệt là những từ ngữ nghệ thuật Khi trẻ thường xuyên tiếp xúcvới các tác phẩm văn học, vốn từ ngữ của các em phong phú và sống động hơn.Các em tự hình thành cho mình khả năng diễn đạt một vấn đề một cách mạchlạc, giàu hình ảnh và biểu cảm bởi đã được học cách diễn đạt sinh động ấy trongtác phẩm Thông qua hoạt động LQVTPVH, không chỉ giúp rèn luyện cho trẻ 3-
Trang 324 tuổi phát âm đúng, một khía cạnh rất quan trọng là tích lũy nội dung ngôn ngữ
- phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp, phát triển lời nói mạch lạc Ngôn ngữmạch lạc là phương tiện vạn năng đặc sắc trọn vẹn và có hiệu quả giao tiếp cóvăn hóa Đối với trẻ 3-4 tuổi, sự phát triển ngôn ngữ ấy qua hoạt động bắt chướclời nói, việc làm của các nhân vật hoặc những cách diễn đạt trong tác phẩm.Chính quá trình trẻ được nghe, được kể diễn cảm truyện, thơ và được trực tiếptham gia vào hoạt động đọc, kể lại truyện thơ sẽ giúp trẻ tích lũy và phát triểnthêm nhiều từ mới Điều này giúp giáo viên có thể dễ dàng hơn trong việc rènluyện khả năng biểu cảm trong ngôn ngữ nói, ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ đốithoại với trẻ
1.4.3 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động LQVTPVH
Trong Chương trình giáo dục Mẫu giáo, NXB Giáo dục có đề cập đến
“Truyện và thơ được đưa vào chương trình giáo dục trẻ Mẫu giáo nhằm phát triển ngôn ngữ, bao gồm việc làm giàu vốn từ, tập cho trẻ phát âm chính xác, diễn đạt rõ ràng có ngữ điệu, đúng ngữ pháp, tạo điều kiện cho trẻ có khả năng
sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và học tập với chức năng giáo dục bằng phương tiện văn học Truyện và thơ giúp cho trẻ làm quen dần với ý hay lời đẹp, hình tượng trong sáng, tập cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học, từng bước xây dựng cho trẻ lòng yêu thích văn học, phát triển mạnh mẽ những tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mỹ… góp phần làm phong phú hiểu biết của trẻ và phát triển các năng lực trí tuệ”.
Từ chỗ những nhà sư phạm Mẫu giáo chỉ xem “Truyện và thơ” như
phương tiện để phát triển ngôn ngữ là chính, đến việc lựa chọn các tác phẩmvăn học phù hợp với độ tuổi, đặc điểm nhận thức… của trẻ để đưa vào chương
trình giáo dục trẻ mẫu giáo ở mức độ “Làm quen” đủ để chúng ta thấy được
tầm quan trọng của hoạt động LQVTPVH với sự phát triển toàn diện của trẻ 3-4tuổi, đặc biệt là sự phát triển ngôn ngữ
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động LQVTPVH là
quá trình giáo viên tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi tiếp xúc với các tác phẩm văn học vàtái tạo lại tác phẩm văn học một cách sáng tạo, thông qua đó làm giàu vốn từ
Trang 33cho trẻ, rèn luyện cho trẻ phát âm đúng, nói đúng ngữ pháp, ngữ điệu… nhằmgóp phần phát triển ngôn ngữ ở trẻ Đây là một quá trình phức tạp bao gồmngôn ngữ và văn học, tâm lý và sư phạm…
1.4.3.1 Mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi
- Trẻ có thể lắng nghe, hiểu lời nói của cô giáo, lời thoại của các nhân vậttrong các tác phẩm văn học, nội dung của các tác phẩm văn học
- Diễn đạt nhu cầu, mong muốn để người khác hiểu
- Trả lời được một số câu hỏi của người khác
- Kể lại chuyện dựa theo câu hỏi [20,tr 5]
- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại chuyện
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồngdao phù hợp với độ tuổi
1.4.3.2 Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi
* Dạy trẻ phát âm chuẩn
- Luyện cho trẻ nghe âm thanh ngôn ngữ
- Dạy trẻ phát âm đúng là dạy cho trẻ biết phát âm chính xác các âm vị,
âm tiết, từ, câu theo chuẩn mực âm thanh tiếng mẹ đẻ
- Dạy trẻ phát âm đúng là còn phải dạy cho trẻ biết điều chỉnh âm lượngtrong giao tiếp
- Sửa các lỗi phát âm cho trẻ
* Hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ
- Trẻ nói được nhờ nghe người lớn nói và bắt chước Phát triển vốn từ
cho trẻ là việc tổ chức có kế hoạch, có khoa học nhằm cung cấp, làm giàu vốn
từ, nâng cao khả năng hiểu nghĩa của từ, củng cố và tích cực hoá vốn từ cho trẻ,giúp trẻ biết vận dụng phù hợp vốn từ đó trong hoạt động giao tiếp
* Dạy trẻ biểu đạt được ngữ điệu
- Dạy trẻ biết cách điều chỉnh nhịp điệu, cường độ giọng nói khi giao tiếptrong một số hoàn cảnh cho phù hợp, lời nói của trẻ rõ ràng, dứt khoát hơn
Trang 34- Giúp trẻ sửa chữa 1 số lỗi về ngữ điệu khi giao tiếp: nói chậm và kéodài giọng, đôi khi còn ậm ừ, ê, a nói không liên tục, không mạch lạc, nhấn giọngkhông đúng chỗ
* Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp Tiếng Việt
- Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp Tiếng Việt: là dạy trẻ nói được các mô hìnhcâu, các thành phần câu cũng như vị trí của các thành phần bằng cách cho trẻthường xuyên được nghe, được nói theo các mô hình câu chuẩn để từ đó dầndần nắm được cách cấu tạo các loại câu của tiếng mẹ đẻ
- Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp còn là củng cố cách sử dụng đúng một sốkiểu câu, sửa một số kiểu câu sai cho trẻ, cho trẻ làm quen với các kiểu câu mớikhó hơn và cuối cùng sẽ hình thành cho trẻ thói quen nói đúng ngữ pháp
- Dạy trẻ nói các kiểu câu theo mục đích phát ngôn: Dạy trẻ nói các kiểucâu theo mục đích phát ngôn gồm: Câu kể (câu tường thuật, câu trần thuật), câuhỏi (câu nghi vấn), câu cầu khiến, câu cảm thán
* Giáo dục văn hoá giao tiếp ngôn ngữ
Văn hoá giao tiếp ngôn ngữ thể hiện trong tất cả các thành tố ngôn ngữ như:
- Sử dụng âm thanh, ngữ điệu sao cho phù hợp, biểu cảm
- Sử dụng từ chính xác, phong phú, gợi cảm
- Sử dụng các mẫu câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
- Lời nói rõ ràng, mạch lạc, sử dụng các phương tiện biểu cảm, cácphương tiện tu từ; tăng cường hiệu quả giao tiếp một cách có văn hoá
- Chú ý rèn luyện cho trẻ biết phối hợp các phương tiện phi ngôn ngữ…
* Phát triển ngôn ngữ nghệ thuật thông qua việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học
- Qua dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học, giáo viên giúp trẻ biết nghe vàhiểu được tác phẩm văn học, biết đánh giá các nhân vật trong tác phẩm; nhớ nộidung các bài thơ, biết cách đọc diễn cảm… Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
là cho trẻ làm quen với phong cách ngôn ngữ văn chương Qua làm quen tác phẩmvăn học, vốn từ nghệ thuật của trẻ được mở rộng, trẻ làm quen với cách dùng từ,cách đặt câu, cách diễn đạt, lời nói có vần, nhịp, nói có ngữ điệu…
Trang 351.4.3.3 Nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi
- Các tác phẩm văn học nằm trong chương trình giáo dục cho trẻ 3-4 tuổi
đó là truyện kể (Ai ngoan sẽ được thưởng, Nàng tiên mưa, Xe lu và xe ca…),những bài thơ (Xe chữa cháy, Đường và chân, Bé yêu trăng…), bài đồng dao,
ca dao ( Đồng dao: Đi cầu đi quán, Lạy trời mưa xuống…), một số kịch bản vănhọc ( Nàng tiên mưa, Xe lu và xe ca…)
- Việc tiến hành tổ chức hoạt động LQVTPVH cho trẻ 3-4 tuổi một cách
hệ thống, có phương pháp là cơ sở cho việc phát triển ngôn ngữ của trẻ
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em tập trung vào các mặt:
- Luyện cho trẻ phát âm đúng, rõ ràng, biểu cảm âm thanh tiếng mẹ đẻ
- Làm giàu, củng cố, tích cực hoá vốn từ cho trẻ
- Giúp trẻ nói đúng ngữ pháp Tiếng Việt
- Dạy trẻ nói rõ ràng, mạch lạc
- Giúp trẻ làm quen với chữ cái ghi âm Tiếng Việt [15, tr 16,17]
Nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động LQVTPVH biểu hiện ở các mặt sau:
* Nghe, hiểu (gắn với nội dung trong tác phẩm văn học)
- Hiểu các từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng gầngũi, quen thuộc
- Hiểu và thực hiện được yêu cầu đơn giản
- Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng
- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc…phù hợp với độ tuổi
* Nói (gắn với nội dung trong tác phẩm văn học)
- Phát âm các tiếng của Tiếng Việt (có trong tác phẩm văn học hoặc nghĩatương đương)
- Trả lời được và đặt các câu hỏi với người đối thoại (liên quan đến cácnội dung trong tác phẩm văn học)
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn,câu đơn mở rộng…
- Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép
Trang 36- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnhgiao tiếp.
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao (đã được học)…
- Kể lại truyện đã được nghe (Có thể nhờ sự trợ giúp của người khác)
- Bắt chước giọng nói của các nhân vật trong truyện
- Mô tả sự vật, tranh ảnh có sự giúp đỡ
- Kể lại được những sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân ( Ví dụ:Thăm ông bà, đi chơi công viên…)
- Đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên
- Nói đủ nghe, không nói lý nhí
* Làm quen với đọc, viết
- Tiếp xúc với sách, truyện…
- Xem và nghe đọc các bài thơ, truyện kể, các loại sách khác nhau
- Cầm sách, truyện đúng chiều, mở sách, xem tranh
- Giữ gìn sách, truyện
Tóm lại, PTNN cho trẻ 3-4 tuổi tập trung vào dạy trẻ phát âm chuẩn, cảmnhận và biết biểu đạt ngữ điệu, phát triển vốn từ và nói đúng ngữ pháp
1.4.3.4 Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt độngLQVTPVH là phương thức hoạt động gắn bó giữa giáo viên và trẻ nhằm tạođiều kiện cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học để chúng làm quen, nhậnthức về điều hay, lẽ phải, tích cực tham gia rèn luyện kĩ năng từ đó trau dồi kinhnghiệm, kiến thức nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi cơ bản sau:
* Nhóm phương pháp dùng lời
Là nhóm phương pháp sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt, thu nhận thôngtin, đồng thời kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ cảm xúc, chia sẻ ý tưởng, gợi nhớnhững hình ảnh, sự kiện bằng lời nói, kinh nghiệm sống của trẻ Việc cho trẻ 3-
4 tuổi tham gia hoạt đồng LQVTPVH bằng phương pháp dùng lời có ý nghĩaquan trọn trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp làm bổ sung và chính xác
Trang 37kiến thức, kỹ năng của trẻ về ngôn ngữ Khi trẻ 3-4 tuổi tham gia hoạt độngLQVTPVH, giáo viên thường sử dụng một số phương pháp dùng lời sau:
- Đọc thơ (ca dao, tục ngữ, đồng dao) cho trẻ nghe: Là phương pháp
cung cấp và củng cố kiến thức cho trẻ thông qua các bài thơ, ca dao, tục ngữẦ
có nội dung phù hợp với việc cho trẻ 3-4 tuổi LQVTPVH ( Vắ dụ: Xe chữacháy, Đèn đỏ đèn xanh, MưaẦ) Thông qua đó giúp trẻ cảm nhận được vầnđiệu, nhịp điệu của Tiếng Việt
- Kể chuyện: Là phương pháp chủ yếu giúp trẻ LQVTPVH Các tác phẩm
văn học dành cho trẻ 3-4 tuổi rất gần gũi với cuộc sống của trẻ, các nhân vậttrong truyện ngộ nghĩnh, đáng yêu nên trẻ dễ dàng tiếp nhận được những biểutượng mới, những tri thức mới (Vắ dụ: Chú bé Giọt Nước, Xe đạp con trênđường phố, Xe lu và xe caẦ) Chắnh vì thế phương pháp kể và đọc chuyệnkhiến trẻ vô cùng hứng thú, có ý nghĩa lớn trong việc rèn luyện và phát triểnngôn ngữ cho trẻ, thông qua đó tư duy của trẻ cũng ngày được phát triển hơn
- Đàm thoại: Là phương pháp mà giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi và
các câu trả lời về các tác phẩm văn học nhằm đạt được mục đắch nhất định vềngôn ngữ cho trẻ Trong quá trình hoạt động LQVTPVH, đàm thoại có thể biểuhiện dưới hình thức trò chuyện hoặc thảo luận
- Mẫu câu của cô: Mẫu lời nói được sử dụng như một phương pháp khi
chỉ cho trẻ cách thức tốt nhất để diễn đạt suy nghĩ của mình Mẫu câu còn được
sử dụng để củng cố, nhắc lại, chắnh xác từ, câu hay một đoạn văn
Vắ dụ: Mẫu câu: Chủ ngữ- Vị ngữ- Bổ ngữ
Bé đi công viên
C V B
- Câu hỏi để hỏi trẻ: Có nhiều loại câu hỏi khác nhau như:
Câu hỏi thường dùng để hướng sự chú ý của trẻ tới việc nhận thức đốitượng (Vắ dụ: Câu chuyện mà cô vừa kể có tên là gì? )
Câu hỏi giúp trẻ tìm kiếm và phát hiện kiến thức hay yêu cầu trẻ có nhậnxét, kết luận về sự vật, hiện týợng đó (Vắ dụ: Tại sao Xe đạp lại bị ngã lăn rađường? )
Trang 38Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động LQVTPVH, giáo viênthường đặt câu hỏi kết hợp với trực quan (Ví dụ: Khi muốn trẻ nhớ lại tên bài thơ
Xe chữa cháy, giáo viên đưa tranh xe chữa cháy, đặt câu hỏi về xe chữa cháy để trẻtrả lời, từ đó dẫn dắt trẻ nhớ lại bài thơ Xe chữa cháy mà trẻ đã học…)
- Giảng giải: Là phương pháp dùng lời giải thích cho trẻ hiểu những nội
dung và nhiệm vụ nhận thức cụ thể Việc cho trẻ 3-4 tuổi LQVTPVH, phươngpháp này hỗ trợ cho các phương pháp khác như: quan sát, luyện tập… nhằmgiải thích cho trẻ hiểu nghĩa của từ, câu, nội dung trong tác phẩm văn học…
- Động viên, khích lệ nêu gương: Là phương pháp giáo viên thông qua
các hoạt động, lời nói của mình để bày tỏ thái độ đồng tình, khích lệ, động viêntrẻ để trẻ thêm tự tin, thích thú, tích cực tham gia vào các hoạt độngLQVTPVH Những lời động viên, khích lệ kịp thời sẽ là động lực để trẻ cốgắng, tích cực hơn trong các hoạt động, rèn luyện kỹ năng phát âm, làm giàuvốn từ… qua đó giúp ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn (Ví dụ: Trong hoạt độngdạy trẻ đọc thơ “Gió”, trẻ phát âm đúng từ khó trong bài thơ như: chong chóng,huýt sáo… cô khen ngợi trẻ bằng các hình thức: vỗ tay, động viên trẻ…)
- Luyện tập: Là tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm phát
triển ngôn ngữ thông qua các tác phẩm văn học theo yêu cầu của giáo viênnhằm củng cố kiến thức và rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ Việc cho trẻ 3-4 tuổiLQVTPVH phải được tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Việcluyện tập có thể tiến hành trong các hoạt động giờ ôn luyện, trong các hoạt độngsinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non… giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức, kỹnăng về ngôn ngữ như: khả năng phát âm đúng, vốn từ phong phú…và nhờ đóngôn ngữ của trẻ sẽ được phát triển
Trang 39- Trò chơi: Là phương pháp thông qua việc tổ chức trò chơi cho trẻ nhằm
kích thích hứng thú, cung cấp và củng cố những kiến thức có liên quan đến cáctác phẩm văn học, đồng thời qua đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ
* Nhóm phương pháp trực quan
Là nhóm phương pháp dùng các hành động mẫu, vật thật, vật thay thế…làm đối tượng cho trẻ tri giác thông qua việc quan sát trực tiếp các đối tượng đó,giúp việc tiếp thu những kiến thức, kỹ năng trở nên chính xác hơn, dễ dàng hơn
và giúp trẻ nhớ lâu hơn Nhóm phương pháp này bao gồm:
- Quan sát: Là quá trình tổ chức cho trẻ tri giác trực tiếp các đối tượng có
lien quan đến việc cho trẻ 3-4 tuổi LQVTPVH một cách có mục đích, có kếhoạch trong một thời gian nhất định để cung cấp và củng cố cho trẻ những kiếnthức, kỹ năng đúng đắn về ngôn ngữ
- Trình bày trực quan: Là phương pháp sử dụng các phương tiện trực
quan được biểu hiện ở dạng trình bày các đồ vật, tranh ảnh, mô hình, băng đĩa…
có liên quan đến việc cho trẻ LQVTPVH nhằm củng cố, chính xác hoá nhữngkiến thức, kỹ năng về ngôn ngữ cho trẻ
Trong quá trình tổ chức hoạt động LQVTPVH cho trẻ 3-4 tuổi, phươngpháp trực quan có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nógiúp trẻ tham gia vào hoạt động LQVTPVH một cách hứng thú, làm cho trẻ cómong muốn được tìm hiểu, tích luỹ kiến thức Việc tiếp xúc với các phương tiệntrực quan hoặc tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng xung quanh sẽ tạo ra sựrung động của trẻ trước cái hay, cái đẹp xung quanh, làm trẻ càng them hàohứng tham gia các hoạt động LQVTPVH của giáo viên tổ chức để nhằm pháttriển ngôn ngữ cho trẻ…
Các phương pháp có thể sử dụng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổithông qua hoạt động LQVTPVH đều có những ưu điểm riêng Vì vậy, khi phốihợp các phương pháp cần phối hợp linh hoạt để đạt được hiệu quả cao Mỗiphương pháp có đặc trưng riêng và tác động đến trẻ theo một phương hướngnhất định, do đó cần phối hợp các phương pháp để nhằm tác động đến các mặtphát triển của trẻ, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động LQVTPVH vàtích cực trau dồi kiến thức, kỹ năng giúp cho ngôn ngữ của trẻ được ngày càngphát triển
Trang 40Kết luận chương 1
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc giáo dục phát triển trí tuệ, giáodục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, tình cảm, kỹ năng xã hội cũng như thể chất chotrẻ PTNN cho trẻ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc thỏa mãn nhu cầugiao tiếp của trẻ với bạn bè, với những người xung quanh và có ý nghĩa đặc biệtđối với sự nhận thức, phát triển trí tuệ tư duy, và khả năng ngôn ngữ của trẻ nóichung …
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động LQVTPVH là
quá trình giáo viên tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi tiếp xúc với các tác phẩm văn học vàtái tạo lại tác phẩm văn học một cách sáng tạo, thông qua đó làm giàu vốn từcho trẻ, rèn luyện cho trẻ phát âm đúng, nói đúng ngữ pháp, ngữ điệu… nhằmgóp phần phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Đối với trẻ 3-4 tuổi, đây là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ, do vậy phát triểnngôn ngữ cho trẻ ở giai đoạn này được coi là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt củatrường mầm non góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ
Việc PTNN cho trẻ được tiến hành từ rất sớm, với mục tiêu, nôi dung,phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với từng độ tuổi Đồng thời, việc pháttriển ngôn ngữ được tiến hành mọi lúc, mọi nơi trong hoạt động, học tập, vuichơi, được lồng ghép vào các chủ đề, các hoạt động trong trường mầm non,trong sinh hoạt hàng ngày Việc PTNN cho trẻ 3-4 tuổi được giáo viên sử dụnglồng ghép, kết hợp linh hoạt các phương pháp khác nhau như phương pháp quansát, phương pháp trò chuyện kết hợp đàm thoại, phương pháp trò chơi, nêugương, khích lệ, động viên…