1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn một số giải pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi thông qua hoạt dộng vui chơi

15 256 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 55,74 KB

Nội dung

Tôi cũng luôn trăn trở suy nghĩ tìm ra giải pháp tối ưu nhất để trẻ tiếp thu một cách có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay, vì vậy tôi đã chọn đề tài: “ Giải pháp phát

Trang 1

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên

I Tác giả sáng kiến: NGUYỄN THỊ MINH HẢI.

- Ngày tháng năm sinh:11/06/1985 Giới tính: Nữ.

- Đơn vị công tác (hoặc hộ khẩu thường trú):Trường MN Tiên Hường.

- Chức danh: Giáo viên.

- Trình độ chuyên môn: Cao Đẳng sư phạm.

- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có): 100%.

II Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

- Họ tên: NGUYỄN THỊ MINH HẢI

- Đơn vị: Giáo viên Trường MN Tiên Hường

III Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có):

1.Tên sáng kiến: " Một số giải pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi thông qua hoạt dộng vui chơi”.

2 Lĩnh vực áp dụng: Trẻ 3-4 tuổi tại lớp 3 tuổi B.Trường Mầm Non Tiên

Hường

3 Mô tả sáng kiến:

Trên trang báo Sài Gòn Giải Phóng Online ra ngày 30/04/2018 với bài viết:

“Kinh tế Việt Nam phát triển ấn tượng” Trong bài viết truyền thông nước ngoài nhận định về kinh tế Việt Nam như sau:

Theo hãng tin Bloombeng( Mỹ), Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ từ 1 quốc gia chỉ xuất khẩu thô như café, giày dép nhưng đã trở thành một trung tâm sản xuất thu hút những công ty lớn như SamSung Electronesco của Hàn Quốc

Đặc biệt trên trang phân tích của viện Brookings( Mỹ) với tựa đề: “ Sự kỳ diệu của ngành sản xuất Việt Nam” với nội dung bài học cho những nước đang phát

Trang 2

triển Thương mại của Việt Nam đã tăng lên mức 190% GDP vào năm 2017 cao hơn nhiều so với mức độ 70% của năm 2007

Để đạt được những thành tựu và kết quả đó thì ngoài yếu tố khách quan như nguồn nhân lực trẻ, giá rẻ, sự ổn định về chính trị, vị trí địa lý…thì phải kể đến chính sách hợp lí của chính phủ Việt Nam về hội nhập kinh tế toàn cầu và trên con đường hội nhập đó chúng ta cần một nguồn nhân lực có đủ tài năng, nhân cách và phẩm chất Vì vậy giáo dục có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ đó

mà giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân

Trong mục tiêu của giáo dục mầm non thì kỹ năng giao tiếp là 1 trong những mục tiêu hàng đầu để giáo dục trẻ Vì kỹ năng giao tiếp là những kỹ năng mềm cực

kỳ quan trọng trong thế kỷ 21.Có kỹ năng giao tiếp tốt thể hiện cách ứng xử đối đáp, sự tác động qua lại giữa người với người tạo ra các mối quan hệ như: bạn bè, đồng nghiệp… trở nên gần gũi hơn thân thiện hơn

Mà đối với trẻ mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo Thông qua hoạt dộng vui chơi giúp trẻ hình thành và phát triển cấu trúc tâm lý trong nhân cách trẻ Mặt khác hoạt động vui chơi gây ra những biến đổi về chất có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách của trẻ mẫu giáo và là tiền đề cho hoạt động học tập cho lứa tuổi tiếp theo

Người ta thường nói: “ Trẻ lên ba cả nhà học nói” thật không sai chút nào vì

ở độ tuổi 3- 4 tuổi trẻ luôn thích đặt ra câu hỏi, tìm tòi khám phá và bắt chước làm người lớn thông qua hoạt động vui chơi Và trong quá trình chơi của trẻ giáo viên

là người đóng vai trò quan trong để kích thích trẻ giao tiếp, cùng trẻ nhập cuộc chơi

từ đó uốn nắn kịp thời những kỹ năng giao tiếp của trẻ

Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của môn học này Tôi cũng luôn trăn trở suy nghĩ tìm ra giải pháp tối ưu nhất để trẻ tiếp thu một cách có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay, vì vậy

tôi đã chọn đề tài: “ Giải pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 3-4

tuổi thông qua hoạt dộng vui chơi” để làm đề tài nghiên cứu.

3.1 Về nội dung của sáng kiến.

Các nhà khoa học đã chứng minh: Khi trẻ sơ sinh ra đời não bộ đã có 100 tỷ lệ thần kinh và 3 năm đầu đời của trẻ là giai đoạn rất quan trọng với sự phát triển của não bộ vì thế trẻ được tiếp xúc càng nhiều với sự vật hiện tượng từ môi trường xung quanh giúp cho hệ thần kinh của não bộ bắt đầu phát triển từ đây tâm sinh lý của trẻ cũng ngày càng phong phú và diễn ra một cách mạnh mẽ Để thể hiện được

Trang 3

nhu cầu của bản thân trẻ sẽ học và nắm được tiếng mẹ đẻ Do vậy phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ là rất quan trọng nó sẽ ảnh hưởng đến tư duy và quá trình học sau này Mặt khác giao tiếp chính là phương diện về tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ

Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp là nhằm đáp ứng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ Đối với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi dùng ngôn ngữ để giao tiếp là rất quan trọng, đặc biệt khi cho trẻ tham gia vào hoạt động vui chơi, trẻ sẽ thể hiện được nhu cầu của bản thân và luôn tìm tòi khám phá ra những điều mới lạ từ đó giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm sống, mạnh dạn, tự tin, lễ phép với mọi người và nhận ra những hành vi đúng- sai

Vì vậy là giáo viên đứng lớp 3-4 tuổi tôi luôn tạo ra sự tự tin, thoải mái giúp

trẻ “học mà chơi, chơi mà học” Thường xuyên thảo luận, trò chuyện, gợi mở cho

trẻ tiếp cận với cuộc sống hàng ngày qua hoạt động vui chơi giúp trẻ giao tiếp một cách mạnh mẽ và đạt kết quả cao

Thực trạng vấn đề nghiên cứu.

Qua nhiều năm làm công tác chăm sóc - giáo dục trẻ tôi thấy: Kỹ năng giao tiếp của trẻ phát triển chưa đồng đều, một số trẻ giao tiếp khá mạnh dạn tự tin nhưng tỷ lệ chiếm khá ít, còn số đông trẻ nhút nhát, thiếu tự tin khi giao tiếp, nói chưa đủ câu và dùng từ còn chưa chính xác

Mặt khác kinh nghiệm sống của trẻ chưa có nhiều do sự bao bọc của gia đình đối với trẻ quá lớn, trẻ thường không được giao lưu tiếp xúc với mọi người xung quanh và không được trải nghiệm thực tế với cuộc sống hàng ngày

Ngày nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin làm cho con người ngày càng xa lánh nhau Mọi vấn đề từ xã hội, gia đình, vui chơi giải trí đều nằm gọn trong một chiếc Smart phone hay một chiếc ti vi, máy tính bảng con người không cần phải ra khỏi nhà cũng có thể mua hàng, cũng có thể mua đồ ăn, cũng có thể nhìn thấy được mọi hoạt động của nhau trên các trang mạng xã hội như Fecebook, Zalo và trẻ em thì được thừa hưởng từ chính sự bùng nổ công nghệ thông tin đó:

“trẻ chẳng cần phải có bạn chơi mà chỉ cần có chiếc smart phone trên tay thì đó là

cả một thế giới” đó là vấn đề thực tế đang diễn ra và nó có tác hại lớn đối với trẻ làm trẻ tự kỷ, xa lánh và không muốn tiếp xúc với mọi người

Một khó khăn nữa đó là sự nhận thức của cha mẹ trẻ về việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ còn hạn chế nên không quan tâm chú ý đến sự hình thành về mặt giao tiếp cho trẻ

Trang 4

Từ những thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá đúng khả năng của trẻ để có phương hướng phấn đấu đạt được kết quả cao trong giảng dạy nên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ

Bảng khảo sát chất lượng trẻ đầu năm:

29 trẻ Lắng nghe và trả lời được câu hỏi của người

đối thoại

18/29=62% 11/29=38%

Kể lại được những sự việc đơn giản đã diễn

ra của bản thân với người khác

16/29=55,2

%

13/29=44,8

% Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh

dạn khi trả lời câu hỏi

16/29=55,2

%

13/29=44,8

% Biết chào hỏi và nói cảm ơn, xin lỗi khi được

nhắc nhở

19/29=65,5

%

10/29=34,5

%

Qua phần khảo sát trên tôi thấy: Kỹ năng giao tiếp của trẻ còn kém vì vậy bản thân tôi thấy cần phải tìm ra các giải pháp để giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt

Vì thế tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:

Giải pháp 1: Tìm hiểu thực tế và lập kế hoạch khảo sát trẻ.

Để nắm được khả năng giao tiếp của trẻ ở mức độ nào tôi đi vào thực tế đó là: Quan sát- tìm hiểu tâm lí- trò chuyện cùng trẻ thông qua các hoạt động đặc biệt

là qua hoạt động vui chơi của trẻ ở các góc chơi Qua đó tôi sẽ nắm được khả năng phát âm, khả năng nghe- hiểu, cách sử dụng ngôn từ và mức độ trò chuyện của trẻ

Từ đây tôi sẽ xây dựng kế hoạch khảo sát trẻ bằng cách: Xây dựng hệ thống câu hỏi để trò chuyện cùng trẻ; Quan sát trẻ khi giao tiếp; Nhận xét và đánh giá đúng khả năng nghe- hiểu; Kỹ năng sử dụng ngôn từ; Kỹ năng chia sẻ; Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể; Kỹ năng trao đổi của trẻ

Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động chơi các góc tôi thấy:

- Ở góc học tập là cuộc trò chuyện giữa hai bé: Minh Đức và Khánh Ly Minh Đức: Cho tớ mượn màu đỏ

Khánh Ly: Ừ ( kết hợp gật đầu)

Trang 5

Qua cách giao tiếp của 2 bé tôi thấy bé sử dụng ngôn từ và sử dụng ngôn ngữ

cơ thể

- Góc nghệ thuật bé Phương Thảo đóng vai cô giáo và hướng dẫn các bạn múa và các bé khác cũng thực hiện theo đúng hướng dẫn của bé Phương Thảo điều này chứng tỏ các bé đã biết lắng nghe và hiểu lời nói của bạn

Giáo viên cần đánh giá liên tục trong khi quan sát trẻ chơi để lắm được khả năng giao tiếp của trẻ bằng hệ thống các câu hỏi:

+Trẻ đang thích thú, giận dữ, ghen tức hay sợ hãi?

+Trẻ có sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả không?

+Các ý tưởng của cuộc chơi có phong phú không?

+Trẻ giải quyết vấn đề có tốt không?

+Trẻ thu nhận được những khái niệm nào khi chơi?

+ Trẻ có tìm ra những điều diễn tả mới không?( Cử chỉ, điệu bộ, lời nói) +Những trẻ nhút nhát có tìm ra cách để hòa nhập vào cuộc chơi với các bạn không?

+Những trẻ quá hiếu động có chia sẻ ý tưởng và hợp tác trong khi chơi không?

Giải pháp 2: Xây dựng các góc chơi và cách tổ chức hoạt động chơi.

Theo chương trình giáo dục mầm non trẻ phát triển toàn diện qua 5 lĩnh vực phát triển: Thể chất; Nhận thức; Ngôn ngữ; Tình cảm- xã hội; Thẩm mỹ gắn với 5 lĩnh vực đó là 10 chủ đề xuyên suốt năm học của trẻ Mỗi một chủ đề lại cung cấp những kiến thức và kỹ năng sống khác nhau và qua các góc chơi trẻ sẽ được củng

cố kiến thức tăng cường kinh nghiệm sống và vốn từ giao tiếp Vì vậy giáo viên cần phải biết trẻ muốn chơi gì? Khả năng chơi của trẻ như thế nào? Từ đây giáo viên sẽ xây dựng các góc chơi phù hợp với từng chủ đề và cách tổ chức hoạt động các góc chơi đáp ứng được nhu cầu chơi của trẻ

Với mỗi một chủ đề giáo viên sẽ trang trí các góc chơi phù hợp nhưng phải đảm bảm tính thẩm mỹ để kích thích thị giác của trẻ, tạo cảm giác mới lạ và trẻ nhìn vào là biết mình học chủ đề gì.Trẻ sẽ trao đổi, trò chuyện với nhau về chủ đề

đó điều này giúp trẻ khắc sâu kiến thức về chủ đề đó Đồ chơi ở các góc cũng phải phù hợp với chủ đề vì nó sẽ cung cấp cho trẻ nội dung chơi và cách chơi

Ví dụ: Góc xây dựng- lắp ghép:

Trang 6

- Chủ đề gia đình:Đồ chơi có ngôi nhà ( Nhà cấp 4, nhà 2 tầng ), có vườn rau, có cây ăn quả những đồ chơi liên quan đến gia đình sẽ giúp trẻ có vật liệu để xây - lắp ghép theo ý thích và qua đó cũng là đề tài cho trẻ trò chuyện về ngôi nhà của trẻ đang xây

-Với chủ đề giao thông: Đồ chơi sẽ có cột đèn giao thông, biển báo chỉ đương, các loại xe tham gia giao thông cách tổ chức cho trẻ xây dựng- lắp ghép

ở chủ đề giao thông cũng sẽ khác chủ đề gia đình Điều này sẽ giúp cho kỹ năng giao tiếp của trẻ sẽ phong phú và có nhiều kinh nghiệm chơi hơn

Trong quá trình lựa chọn bố trí góc chơi cần có sự điều chỉnh phù hợp và hỗ trợ kịp thời để đáp ứng nhu cầu, khả nawg của cá nhân trẻ, của các nhóm trẻ Khi tổ chức góc chơi giáo viên phải để trẻ được tự do trong việc: Lựa chọn trò chơi; Chơi theo ý thích của mình; Tự nguyện và quyết định chọn bạn chơi và đảm bảm tính giáo dục, phát triển cho trẻ Phát triển về: Nội dung chơi, kỹ năng chơi, khả năng thiêt lập mối quan hệ với bạn chơi, khả năng giải quyết các vấn đề khi chơi

Các góc chơi được trang bị đầy đủ đồ chơi và trẻ đuộc tự lựa chọn góc chơi, bạn chơi và chơi theo ý thích nhưng bên cạnh đó việc bố trí góc chơi cũng rất quan trọng Ví dụ như: Góc ồn ào như góc xây dựng- lắp ghép hay góc phân vai sẽ bố trí

xa góc thư viện, góc học tập, các góc sẽ có khoảng cách nhất định ( có thể được ngăn bằng các kệ đồ chơi)

+ Góc xây dựng- lắp ghép: Là một góc động, trẻ sẽ thường xuyên trao đổi và

di chuyển vì thế sẽ bố trí xa các góc tĩnh, trong quá trình trẻ chơi giáo viên sẽ nhập vai cùng trẻ, trong giao tiếp sẽ xưng hô bác với tôi để trẻ cảm thấy tự tin mạnh dạn trình bày ý tưởng và giáo viên có thể gợi ý cách chơi cho trẻ bằng các câu hỏi: Các bác đang làm gì vậy? Các bác xây gì? Theo tôi các bác bố trí khu vui chơi chỗ này

sẽ đẹp, các bác thấy có được không? Tuy nhiên cô phải luôn tôn trọng ý tưởng chơi của trẻ, không áp đặt ý tưởng và cách chơi của trẻ

+Góc phân vai:Cũng là một góc chơi động, trẻ sẽ được tự bàn bạc thỏa thuận

về cách phân vai, số lượng bạn chơi Điều này sẽ giúp trẻ biết được vai chơi của mình của bạn và nhiệm vụ của vai chơi điều này sẽ giúp trẻ chủ động trong giao tiếp, trong cách xưng hô trong quan hệ tình cảm- xã hội của trẻ

Ví dụ: Trẻ đóng vai bác sỹ luôn ân cần dịu dàng,động viên khi bệnh nhân tới

khám bị ốm bị đau Hay trẻ đóng vai là người bán hàng thì luôn tươi cười niềm nở, biết chào mời mua hàng biết nói cảm ơn khi khách hàng trả tiền

+ Góc học tập: Là một góc tĩnh được bố trí xa các góc động Ở góc này phải

có đầy đủ ánh, tranh truyện, đồ dùng học tập phong phú và có tính thẩm mỹ Khi

Trang 7

chơi trẻ sẽ có ý thức trong việc trao đổi nhẹ nhàng, nói nhỏ nhẹ.Giáo viên giúp trẻ

kỹ năng giao tiếp bằng cách khéo léo đưa nhân vật thứ 3 để trò chuyện cùng trẻ

Ví dụ: Bạn ơi, Thỏ Bông chưa biết cách lật sách đâu, bạn hãy chỉ cho Thỏ

Bông với nhé!

+ Góc nghệ thuật: Trẻ sẽ được cảm nhận cái hay cái đẹp của cuộc sống xung quanh qua các sản phẩm tạo hình, cũng như được rèn luyện kỹ năng nghe – hiêủ, mạnh dạn tự tin qua các bài hát Cần phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho trẻ

Ví dụ: Cho trẻ chơi hoạt động âm nhạc thì phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ âm

nhạc cho trẻ như: Nơ tay, mũ âm nhạc, phách, trống các dụng cụ đẹp hấp dẫn sẽ kích thích giúp trẻ hưng phấn tham gia vào góc chơi

+ Góc thiên nhiên: Góc này sẽ bố trí ở khu vực ngoài trời với đầy đủ đồ dùng

để trẻ được trải nghiệm và khám phá ( Rổ, rá, chai nhựa, tạo ra các mô đất, hố cát,

xô, xẻng ) Khi trẻ khám phá cho trẻ trực tiếp thực hiện và gợi ý cho trẻ dự đoán kết quả giúp trẻ phát triển khả năng tư duy trìu tượng Thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ diễn tả đuộc những việc mình đang làm và chuẩn bị làm

Qua cách xây dựng bố trí góc chơi và cách tổ chức chơi cho trẻ một cách khoa học cô và trò lớp 3 tuổi B đã được vui chơi, giao tiếp thoải mái với nhau, tạo

sự tự tin, thoải mái trong giao tiếp: Trẻ biết chủ động dùng ngôn ngữ đểgiải quyết vấn đề một cách tình cảm và tích cực Giáo viên cũng lắm được mứa độ giao tiếp của trẻ để có sự điều chỉnh kịp thời và phù hợp

Giải pháp 3: Vai trò của giáo viên trong giao tiếp ứng xử và cách hướng dẫn trẻ giao tiếp

Trong quá trình trẻ chơi giáo viên đóng một vai trò rất quan trọng là người hướng dẫn trẻ chơi và nhập vai chơi cùng trẻ vì vậy cô phải biết cách giao tiếp với trẻ cũng như cách hướng dẫn trẻ giao tiếp trong quá trình trẻ chơi

- Trước hết khi giao tiếp với trẻ cô nên nhẹ nhàng, sử dụng cử chỉ điệu bộ thích hợp giúp trẻ rèn luyện thêm về ngôn ngữ cơ thể Tránh quát to,la mắng khi trẻ mắc lỗi điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý mà những lúc như vậy cô cần nói với giọng nghiêm chỉnh tỏ sự không bằng lòng giúp trẻ nhận ra cái sai và định hướng cho trẻ để trẻ tự sửa sai cũng như nói nên điều mong muốn của cô với trẻ như: “ Con làm như vậy sẽ gây ra hậu quả gì?; “ Con sẽ thay đổi như thế nào?”

- Cô nhập vai chơi cùng trẻ giúp trẻ biết cách xưng hô phù hợp với đối tượng giao tiếp, biết lắng nghe người khác nói Giáo viên trò chuyện với trẻ , chỉnh sửa

Trang 8

cách phát âm cho trẻ, giúp trẻ biết thay đổi lời nói phù hợp với nội dung avf hoàn cảnh giao tiếp

- Giáo viên để trẻ tự do nói chuyện với nhau và cũng tạo ra các tình huống mang tính bất ngờ để trẻ giải quyết tình huống nếu có xảy ra mâu thuẫn hãy để trẻ

tự giải quyết mâu thuẫn cô không nên can thiệp ngay Nếu trẻ cần sự hỗ trợ của cô trẻ sẽ tự tin đến nhờ cô, đây chính là một sự giao tiếp chủ động và văn minh Khi giáo viên giải quyết mẫu thuẫn cũng nên kịp thời chỉnh sửa cũng như giáo dục trẻ bàng các câu hỏi: Các con làm như vậy có đúng không? Bạn bè chơi với nhau phải như thế nào?

- Giáo viên luôn quan tâm động viên khuyến khích những trẻ những trẻ nhút nhát, ít nói, hay chơi một mình thiếu tự tin trong giao tiếp, thì cô cần trò chuyện với trẻ, giúp trẻ hòa nhập vào các góc chơi để nhập vai chơi, giao lưu cùng các bạn trong lớp

Giải pháp 4:Làm tốt công tác phối hợp với nhà trường, phụ huynh và cộng đồng xã hội.

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ không chỉ thực hiện trên lớp mà cần có

sự phối hợp với các lớp khác trong trường, phụ huynh và cộng đồng

Tham mưu và phối hợp với nhà trường tổ chức giao lưu các hoạt động giữa các lớp ở các khối với nhau như: Cùng giao lưu trò chơi vận động, chơi ở giờ hoạt động ngoài trời, cùng chơi các trò chơi dân gian,các chương trình giao lưu văn nghệ Nhà trường cùng giáo viên các lớp tạo môi trường vui chơi ngoài trời với không gian thoáng mát, an toàn và đa dạng về đồ chơi và trò chơi Điều này sẽ giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, thể hiện nhu cầu và tích lũy kinh nghiệm sống

Phối hợp với phụ huynh rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ Cô đưa những thông tin, tầm quan trọng và các cách giúp trẻ giao tiếp tốt dán ở các bản tuyên truyền hay trong các buổi họp phụ huynh cô nêu ra cho phụ huynh cùng thực hiện

và cùng nhau thảo luận cách giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp Trao đổi với phụ huynh về khả năng giao tiếp của trẻ vào giờ đón- trả trẻ hàng ngày Vận động phụ huynh cung cấp nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ trẻ học tập, vui chơi

Sau thời gian kết hợp với nhà trường và phụ huynh đã tạo được môi trường vui chơi học tập bổ ích cho trẻ Lớp học đã có thêm nhiều đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu mở, phụ huynh đã quan tâm tới việc giao tiếp với trẻ khi ở nhà và cung cấp kịp thời những tâm tư nguyện vọng và khả năng của trẻ cho giao viên và từ đó cô giáo có phương pháp rèn luyện thích hợp hơn với từng cá nhân trẻ

Trang 9

Giải pháp 5:Giáo viên tự học và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

Bản thân tôi luôn có ý thực tự luyện tập để nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình như: Đọc sách, báo để tìm hiểu về tâm sinh lý trẻ mầm non để có kế hoạch thích hợp rèn cho trẻ, xem tin tức để có thông tin, học hỏi từ đồng nghiệp những điều hay

có những nội dung trò chuyện hấp dẫn, cần thiết và phù hợp với trẻ Tìm trên mạng

và tự suy nghĩ sáng tạo ra các đồ dùng, đồ chơi các góc mới lạ, đảm bảo an toàn, phù hợp với chủ đề, đa dạng phong phú có tính thẩm mỹ

Đi dự giờ thăm lớp học hỏi đồng nghiệp cách tổ chức chơi góc cho trẻ

Tôi đã hiểu hơn về khả năng giao tiếp của trẻ và đã dễ dàng trò chuyện cùng trẻ, khi chơi trẻ trò chuyện với tôi một cách thoải mái, tự nhiên và sẵn sàng chia sẻ những tâm tư nguyện vọng những hiểu biết của trẻ cho tôi

3.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến có khả năng áp dụng

rộng rãi cho trẻ 3-4 tuổi trong các trường mầm non và đã áp dụng tại trường mầm non Tiên Hường năm học 2018- 2019

4 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:

Qua thực tiễn nghiên cứu đề tài “ Một số giải pháp phát triển kỹ năng giao

gian áp dụng một số biện pháp trên để dạy trẻ tôi thấy trẻ có kỹ năng giao tiếp rất tiến bộ, mạnh dạn tự tin trong mọi hoạt động, biết hoà đồng cùng các bạn trong lớp, hồn nhiên khi giao tiếp, vốn từ phát triển rộng rãi phong phú hơn Hơn nữa trẻ ngoan, lễ phép với mọi người, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, tự tin thích thú khi tham gia hoạt động và giao tiếp với mọi người xung quanh

Sau khi tôi áp dụng một số giải pháp mới thay đổi hình thức dạy cho trẻ ở lớp tôi phụ trách tôi thấy trẻ hứng thú tham gia, tích cực vào các giờ học, đặc biệt là

kỹ năng giao tiếp của trẻ đã thành thạo và tự tin rất nhiều

Kết quả khảo sát trẻ trước khi áp dụng sáng kiến (9/2018)

Trang 10

Sĩ số Các chỉ tiêu đánh giá Kết quả

29 trẻ Lắng nghe và trả lười được câu hỏi của

người đối thoại

18/29=62% 11/29=38%

Kể lại được những sự việc đơn giản đã diễn

ra của bản thân với người khác

16/29=55,2

%

13/29=44,8

% Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động,

mạnh dạn khi trả lời câu hỏi

16/29=55,2

%

13/29=44,8

% Biết chào hỏi và nói cảm ơn, xin lỗi khi được

nhắc nhở

19/29=65,5

%

10/29=34,5

%

Kết quả khảo sát trẻ sau khi áp dụng sáng kiến (01/2018)

29 trẻ Lắng nghe và trả lời được câu hỏi của người

đối thoại

27/29=93,1

%

2/29=6,9%

Kể lại được những sự việc đơn giản đã diễn

ra của bản thân với người khác

26/29=89,6

%

3/29=10,4%

Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động,

mạnh dạn khi trả lời câu hỏi

27/29=93,1

%

2/29=6,9%

Biết chào hỏi và nói cảm ơn, xin lỗi khi được

nhắc nhở

27/29=93,1

%

2/29=6,9%

BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Ngày đăng: 07/01/2020, 14:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w