Xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp (Trang 44)

9. Cấu trúc của đề tà i

2.9. xuất biện pháp

2.9.1. Cho trẻ đ ư ợ c tiếp xúc, h oạt động nhiều vớ i đề v ậ t

Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi, hoa quả, tranh ảnh. Người lớn gợi ý cho trẻ nêu tên, đặc điểm nổi bật, cấu tạo, đặc trưng của vật đó.

2.9.2. Trò chuyện cùng trẻ trong các tiế t học

Trò chuyện để hình thành ở trẻ các từ, các khái niệm, ký hiệu tượng trưng của sự vật hiện tượng. Ban đầu các biểu tượng này rời rạc sau có liên hệ với nhau. Dạy trẻ cách giao tiếp cởi mở, tự tin.

Phát triển ngôn ngữ ttong các giờ học là hướng cho ttẻ quan sát một sự vật, hiện tượng quen thuộc đối vói trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành những khái

niệm ban đàu về sự vật, hiện tượng, rèn kĩ năng phát âm, nói đúng câu theo cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt làm tăng vốn từ vựng cho trẻ.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong các tiết học là rất quan ttọng, nó góp phần cung cấp vốn kiến thức cho trẻ một cách chính xác, đầu đủ nhất.

Khi ttò chuyện cùng ttẻ, người xung quanh nêu câu hỏi để phát triển vốn từ như:

Đây là cái gì? (Con gì? Hoa gì? Quả gì?) Nó có màu gì?

Nó dùng để làm gì? Nó kêu như thế nào? Nó chua hay ngọt?

Giáo viên trong tiết học cần tạo những tình huống để trẻ phát triển vốn từ như:

Cho trẻ nghe tiếng phương tiện giao thông và hỏi trẻ: “Đó là phương tiện giao thông gì?”

Giáo viên luôn tạo tình huống để trẻ ghép các từ thành câu đơn hoặc câu mở rộng.

Ví dụ: Quả chuối này màu gì? Bông hoa này màu gì? Xe máy kêu như thế nào?

2.9.2.1. Giờ học Nhận biết - Tập nói (ở lứa tuổi nhà trẻ)

Dạy Nhận biết - Tập nói là hướng dẫn trẻ quan sát một sự vật, một hiện tượng quen thuộc đối với ừẻ, qua đó hình thành khái niệm ban đầu về sự vật, hiện tượng. Loại giờ học này tạo điều kiện để rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt là tăng nhanh vốn từ của trẻ.

Ví dụ: Dạy ừẻ nhận biết quả cam là giúp trẻ nhận biết và gọi tên được quả cam, các bộ phận, công dụng...

Khi dạy một tiết học Nhận biết - Tập nói cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi, giáo viên có thể tiến hành như sau:

- Cô chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học: Chú ý không quá đột ngột, gò bó, phải gây được hứng thú của trẻ. Tuỳ theo đặc điểm của trẻ mà lựa chọn hình thức cho phù họp.

- Cô giới thiệu vật càn dạy trẻ Nhận biết - Tập nói: càn ngắn gọn, hấp dẫn bằng các thủ thuật khác nhau (bắt chước tiếng kêu, dấu để trẻ tìm, đoán vật, cho ừẻ trực tiếp tiếp xúc với vật...).

Ví dụ: Cho ừẻ nhận biết - tập nói về con gà trống, cô sẽ bắt chước tiếng gáy của gà trống, hỏi trẻ đó là tiếng gáy của con gì, sau đó đưa hình ảnh gà trống giới thiệu cho trẻ...

- Cô hướng dẫn trẻ Nhận biết - Tập nói theo trình tự: Cô giới thiệu tên gọi của vật (hoặc hỏi trẻ nếu trẻ đã biết vật đó), sau đó giới thiệu các chi tiết, đặc điểm của vật. Cho trẻ nhận biết - tập nói bằng các câu hỏi khác nhau. Nếu trẻ không trả lời được, cô gợi ý cho trẻ. Cô hỏi đến đâu thì dừng lại cho trẻ tập nói những từ gọi tên đặc điểm của vật.

Ví dụ: Cô chỉ vào bức tranh có nhiều con vật và hỏi “Con gà đâu?”, hoặc chỉ vào hình ảnh con gà và hỏi “Con gì đây?”...

Lưu ý: Trong khi hướng dẫn cần cho trẻ trực tiếp tiếp xúc với vật, vừa cho ữẻ chơi vừa hỏi trẻ. cần động viên khuyến khích trẻ ngay trong quá trình dạy. - Củng cố: Nhắc lại tên gọi của vật, của các chi tiết, đặc điểm của vật (cho trẻ nhắc lại hoặc cô nhắc lại nếu trẻ chưa nhớ).

- Kết thúc tiết học: Khen trẻ, khéo léo nhắc nhở những ừẻ chưa chú ý.

2.9.2.2.GÌỜ học làm quen với tác phẩm văn học

Văn học là một phương tiện có hiệu quả mạnh mẽ đối vói việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ và ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển ngôn

ngữ của trẻ. Bằng các hình tượng, văn học mở ra và giải thích cho trẻ cuộc sống xã hội và thiên nhiên.

Ở ttẻ 3 tuổi, trẻ chưa có khả năng suy nghĩ sâu hơn về nội dung các tác phẩm văn học, nhưng đã hiểu một số đặc trưng về hình thức thể hiện nội dung. Chẳng hạn như trẻ có thể phân biệt được văn xuôi với thơ, sự nhịp nhàng, ngân vang của các câu thơ. Chính vì thế giáo viên cần hướng sụ chú ý của trẻ vào các đặc trưng, thể loại, khi đó trẻ sẽ nhận thức sâu sắc hơn những giá trị của các tác phẩm văn học.

Trong khi cho trẻ làm quen vói thể loại truyện, cần chỉ ra cho trẻ thấy được mối quan hệ qua lại giữa các nhân vật, hướng sự chú ý của ttẻ vào các từ ngữ nêu bật tính cách của từng nhân vật. Những câu hỏi nêu ra sau khi kể chuyện phải làm sáng tỏ cả nội dung, cả kỹ năng đánh giá hành động, hành vi của các nhân yật.

Chẳng hạn, sau khi đọc truyện “Hai anh em”, giáo viên có thể hỏi: - Người anh là người như thế nào?

- Người em có chăm chỉ như vậy không? - Vì sao con biết người em lười biếng? - Ai đã cứu người em khỏi chết đói?...

Cần đặc biệt chú ý cho trẻ tri giác tác phẩm trong sự thống nhất của nội dung và hình thức khi đọc thơ và dạy trẻ học thuộc lòng thơ. Tất cả các bài thơ giáo viên cần phải học thuộc lòng trước khi dạy để thể hiện diễn cảm ngữ điệu, nhịp điệu, mức độ. Không nên yêu càu trẻ ghi nhớ ngay lập tức vì điều này làm cho trẻ xao nhãng chú ý vào nhạc tính của bài thơ mà để trẻ trước hết cảm nhận yẻ đẹp, sự du dương của bài thơ, nhận thức sâu hơn nội dung của nó. Sau đó giáo viên mói bắt đầu giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ bằng cách đặt câu hỏi, gọi mở ý trả lòi cho trẻ.

- Chúng mình vừa được nghe cô đọc bài thơ gì? - Bài thơ của tác giả nào?

- Bài thơ nói về cái gì? - Làm anh phải như thế nào?

- Bạn nào trong lớp mình cũng có em bé?

- Chúng mình phải yêu thương, nhường nhịn em, có được ừanh giành đồ chơi của em không?...

Sau mỗi câu hỏi cần nhắc lại cho trẻ nhớ để củng cố lại các hình ảnh, từ ngữ một cách vững chắc, theo đó những từ ngữ hình tượng chuyển vào vốn từ tích cực của ttẻ.

2.9.2.3.Giờ học Khám phá khoa học và làm quen với môi trường xung

quanh

Giờ học khám phá khoa học và làm quen với môi trường xung quanh giúp trẻ tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng, biết được những đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, màu sắc,... của sự vật. Từ đó hình thành những biểu tượng đúng đắn về các sự vật, hiện tượng xung quanh và trẻ được nói những điểu trẻ biết.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2-3 tuổi thông qua giờ học này đòi hỏi ngưòi giáo viên cần phải kiên trì, yêu mến trẻ, tỉ mỉ, biết tổ chức quá trình dạy học kết hợp với vui chơi. Bên cạnh đó cần có thái độ nâng đỡ, động viên, khích lệ trẻ, luôn nhấn mạnh vào những thành công của trẻ.

2.9.2.4.CÓC giờ học khác

Các giờ học khác như: tạo hình, làm quen với toán, âm nhạc, giáo dục thể chất... đều có tác dụng đối với việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Qua các giờ học đó, ừẻ được rèn luyện về mặt phát âm, có thêm được nhiều từ mói và hiểu được ý nghĩa của từ. Bên cạnh đó trẻ còn được rèn luyện thêm về mặt

ngữ pháp. Giáo viên càn sử dụng các giờ này như một phương tiện để củng cố ngôn ngữ mà trẻ thu nhận được.

2.9.3. Giao tiếp vớ i trẻ m ọi lúc, m ọi nơi

Căn cứ vào đặc điểm độ tuổi của trẻ để sử dụng các phương pháp theo mức độ tăng dàn sau:

+ Cô tăng cường nói chuyện với từng nhóm ttẻ ttong hoạt động chơi. Trong giờ chơi, cô nói chuyện, chơi với từng trẻ hoặc 2-3 ttẻ.

Ví dụ: Chơi ú oà, tìm vật theo tên gọi, trốn cô...

+ Trong giờ chơi, cô tập cho trẻ vỗ tay, bắt tay, vừa làm động tác vừa nói rõ ràng từ biểu thị hành động đó. Sau khi trẻ đã hiểu từ biểu thị hành động, cô có thể yêu cầu trẻ làm hoặc cô làm cho trẻ bắt chước.

+ Trong giờ ăn, giờ đón trẻ, trả trẻ, cô thường xuyên nói với trẻ một số tò và tập cho trẻ nói theo.

+ Cô cùng chơi với trẻ, cho trẻ chơi với các đồ chơi, gọi tên 1-2 chi tiết của đồ chơi rồi hỏi trẻ.

+ Khi nói chuyện với trẻ cô nên gọi tên trẻ, tên các bạn, tên cô trong lớp rồi hỏi trẻ.

+ Khi ăn, mặc, yệ sinh, cô gọi tên các đồ dùng quen thuộc, gọi tên các hành động mà cô, trẻ thực hiện (ăn cháo, uống nước...) để cho trẻ làm quen dần. + Trong khi chơi, cô có thể dạy trẻ biết tên gọi các bộ phận của cơ thể.

+ Dạy trẻ làm theo một số yêu cầu của cô, thông qua đó dạy trẻ một số từ chỉ hành động của sự vật (ăn, đứng, ngồi, đưa cho cô...).

+ Cô tăng cường nói chuyện với trẻ trong giờ chơi tựdo. Dạy trẻ nhận biết các đồ vật quen thuộc. Cô có thể sử dụng các loại câu hỏi để hỏi trẻ. Chú ý dạy trẻ phát âm đứng. Trong khi chơi, có thể đưa thêm từ mói vào dạy trẻ qua việc đưa đồ chơi, động tác chơi.

+ Trong giờ giao tiếp tự do, chú ý không chỉ cung cấp danh từ mà còn cung cấp động tò, tính từ chỉ hành động, đặc điểm của sự vật

Ví dụ: Bông hoa đẹp, thơm phức, màu đỏ...

+ Cô khuyến khích trẻ nói, sử dụng nhiều từ trong khi chơi với bạn. Chú ý sửa cho ttẻ khi cháu dùng từ không chính xác.

+ Trò chuyện với trẻ về ừò chơi, hỏi trẻ về đồ yật, đồ chơi ở nhà, về những người thân trong gia đình.. chú ý dạy trẻ những từ mới trong khi trẻ chơi.

+ Tổ chức cho trẻ chơi các ừò chơi vói từ đơn giản.

2.9.4. Cho trẻ tiếp xúc v ó i nhau, tiếp xúc vớ i cộng đồng m ột cách

thường xuyên; qua tiế t học d ư ớ i hình thức đi dạo, tham quan

Cô tạo tình huống cho trẻ tiếp xúc vói nhau, tiếp xúc với cộng đồng qua cách hướng dẫn của cô.

Cô có thể dùng vật thật cho trẻ truyền tay nhau và nêu nhận xét của cá nhân mình, hay thỏa thuận trong nhóm rồi cử đại diện nêu ý kiến thống nhất của cả nhóm. Có khi cô đưa ra tình huống của cộng đồng qua lời nói, tranh vẽ hoặc ảnh chụp cho trẻ nêu nhận xét, nhận định đó về tình huống là đúng(sai), là văn hóa, văn minh,( không văn hóa, văn minh) vì sao? Cho trẻ tranh luận về những ý kiến đó.

2.9.5. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các h oạt động ngoài g iờ học

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ không những chỉ tiến hành trong giờ học mà còn cần phải tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi làm cho trẻ quen vói các âm thanh và mặt ý nghĩa của từ như một đơn vị của ngôn ngữ.

Hoạt động ngoài trời là hoạt động giúp trẻ được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên và xã hội xung quanh nhằm mở rộng vốn hiểu biết của trẻ và làm tăng vốn từ cho ttẻ.

Ví dụ: Ở chủ đề các phương tiện giao thông, cho ttẻ quan sát chiếc xe đạp.

Giáo viên cho trẻ đứng xung quanh chiếc xe đạp để trẻ quan sát, sau đó giáo viên đặt câu hỏi và gợi ý trả lời:

- Chúng mình đã được đi xe đạp bao giờ chưa? - Chiếc xe đạp có những bộ phận nào?

- Làm thế nào để chiếc xe đạp có thể chạy trên đường? - Xe đạp là phương tiện giao thông đường gì?

Sau đó giáo dục trẻ khi đi trên đường phải như thế nào...

Khi quan sát các đối tượng khác, giáo viên cũng hỏi những câu hỏi để kích thích tư duy của trẻ, để trẻ suy nghĩ và tự so sánh đặc điểm giống và khác nhau của đối tượng quan sát. Đây là phương pháp mà ừẻ hào hứng, thích thú nhất để được nói ý kiến của mình, qua đó ngôn ngữ có cơ hội được phát triển mạnh mẽ.

Các hoạt động dạo chơi, tham quan cũng có tác dụng rất tốt đối với việc mở rộng tầm hiểu biết của trẻ. Bằng những câu hỏi hướng dẫn, giáo viên giúp trẻ nhận xét, tìm từ ngữ trả lời đúng những câu hỏi đặt ra. Bên cạnh đó, giáo viên cần chuẩn bị những từ ngữ mới để cung cấp cho trẻ.

Tham quan có mục đích, có hướng dẫn giúp trẻ phát triển năng lực quan sát, làm cho tâm hồn trẻ phong phú, giúp trẻ tích lũy được nhiều hình ảnh, biểu tượng về thế giới xung quanh, qua đó kích thích việc phát triển ngôn ngữ.

Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mầm non. Chơi đối với trẻ không đơn thuần chỉ là thư giãn, giải trí mà nó còn liên quan đến việc phát triển ngôn ngữ và trí tuệ cho trẻ. Qua các trò chơi, trẻ được hòa mình vào cuộc sống xã hội của người lớn, khám phá ra các sự vật, hiện tượng rồi liên hệ đến từ, từ đó kích thích mạnh mẽ đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ (ttẻ thường xuyên tiếp xúc với đồ chơi, nhờ đó mà tên đồ vật, đồ chơi, màu sắc, cấu tạo, công dụng của vật thể dễ được tiếp nhận, dễ được ghi nhớ...)- Đặc biệt, ừò chơi còn mang tính giáo dục cao, qua các trò chơi thể hiện được kỹ năng chơi. Thông qua việc tự thỏa thuận vai chơi ừong nhóm, ừẻ tự suy nghĩ. Khi trẻ nhập vai, trẻ được sử dụng vốn từ đã biết của mình để thể hiện tâm trạng, cảm xúc, thái độ một cách tự nhiên nhất.

Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức tốt hoạt động vui chơi, cung cấp đồ dùng, đồ choi để trẻ có điều kiện tăng cường hoạt động ngôn ngữ. Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, quan sát, hướng dẫn trẻ, cung cấp cho trẻ những từ mói, nói chuyện với trẻ, quan tâm kịp thời để trẻ chỉnh sửa, bổ sung kiến thức về vốn từ cho trẻ, làm phong phú thêm ngôn ngữ của trẻ.

Có nhiều trò chơi luyện phát âm như: ngửi hoa, thổi bóng...

Các trò chơi phát triển vốn từ như: chiếc túi kỳ lạ, cái gì biến mất... Các trò chơi phát triển kỹ năng nói mạch lạc, gắn vói tình huống giao tiếp như: mẹ và con, bán hàng, cô giáo, bác sĩ...

Ví dụ: Trong hoạt động góc ở góc phân vai, giáo viên có thể tạo tình huống cho trẻ hòa mình vào vai chơi.

Với nhóm chơi nấu ăn của gia đình, cô có thể gọi ý hỏi trẻ: - Bác đang nấu gì đấy? (Tôi nấu cháo cho em bé)

- Em bé nhà bác được mấy tháng rồi? - Bác nấu cháo bằng những thứ gì? - Bác cho em bé ăn mấy bữa một ngày?

Tương tự các nhóm khác cô cũng đặt ra câu hỏi gợi ý cho trẻ trả lời theo ý nghĩ của mình. Từ đó làm giàu vốn từ cho trẻ.

Kết quả của việc sử dụng các trò chơi để phát triển lời nói cho trẻ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tìm tòi, sáng tạo của giáo viên.

2.9.5.3.Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động lao động

Trẻ mầm non chưa phải lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, nhưng chúng ta càn phải giáo dục ý thức lao động cho trẻ, cho trẻ tham gia vào các hoạt động lao động nhẹ nhàng, lao động tự phục vụ như nhặt lá, nhổ cỏ, rửa mặt... Khi tham gia vào các hoạt động lao động, trẻ được tiếp xúc trực

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp phát triển ngôn ngữ cho trẻ ấu nhi thông qua hoạt động và giao tiếp (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)