Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 61 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
61
Dung lượng
901,81 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀNG DIỂM NGỌC
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
HUYỆN TRẦN ĐỀ, TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Mã số ngành: 52340201
Tháng 8-2014
LỜI CẢM TẠ
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô, đặc biệt là
quý Thầy Cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tận tình giảng dạy cho em
không chỉ là lý thuyết mà còn là những kiến thức, kinh nghiệm thực tế về cuộc
sống trong suốt thời gian học tập ở trường. Đặc biệt là sự hướng dẫn và giúp đỡ
tận tình của Thầy Cao Minh Tuấn trong suốt quá trình em thực hiện đề tài.
Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, các cô, chú,
anh, chị đang công tác tại NHNo&PTNT huyện Trần Đề đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian em thực tập tại Ngân hàng.
Do kiến thức còn hạn hẹp nên bài luận văn của em có thể còn nhiều thiếu
sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy Cô và Ban lãnh đạo Ngân
hàng giúp em khắc phục được những sai sót và khuyết điểm.
Cuối lời,em xin kính chúc quý Thầy Cô, Ban lãnh đạo và toàn thể Cô Chú,
Anh Chị đang công tác tại Ngân hàng lời chúc sức khỏe và công tác tốt.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 17 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện
HÀNG DIỂM NGỌC
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 17 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện
HÀNG DIỂM NGỌC
ii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU...................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung.............................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................. 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu ................................................................... 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu...................................................................... 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 3
1.4 Lược khảo tài liệu ............................................................................ 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PP NGHIÊN CỨU ............... 4
2.1 Phương pháp luận ............................................................................. 4
2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại và nguồn vốn của NHTM ......... 4
2.1.2 Vốn huy động của NHTM .............................................................. 5
2.1.3 Các kênh huy động vốn của NHTM ................................................ 6
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn.................................. 8
2.1.5 Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn ................................... 9
2.1.6 Những rủi ro thường gặp trong huy động vốn ................................... 11
2.1.7 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn ....................... 11
2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 15
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 15
2.2.2 Phương pháp xử lí số liệu ............................................................... 15
Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT HUYỆN TRẦN ĐỀ ........ 17
3.1 Vài nét về Ngân hàng ........................................................................ 17
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển....................................................... 17
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban .............................. 18
3.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Trần
Đề giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 .................................... 20
3.3 Định hướng phát triển của Ngân hàng ................................................. 25
iii
Chương 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NHNo&PTNT HUYỆN TRẦN ĐỀ ................................................ 28
4.1 Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu
năm 2014
......................................................................................... 26
4.1.1 Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng................................................. 26
4.1.2 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng ............................................. 29
4.2 Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn của NH ........ 39
4.3 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động huy động vốn tại NH ...... 42
4.3.1 Thuận lợi ....................................................................................... 42
4.3.2 Khó khăn ....................................................................................... 43
Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI
AGRIBANK CHI NHÁNH TRẦN ĐỀ .................................................. 44
5.1 Những tồn tại trong công tác huy động vốn và nguyên nhân chủ yếu ..... 44
5.1.1 Tồn tại .......................................................................................... 44
5.1.2 Nguyên nhân chủ yếu ..................................................................... 45
5.2 Những giải pháp nhằm tăng nguồn vốn huy động tại NH ...................... 45
5.2.1 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và các chương trình khuyến mãi
nhằm thu hút khách hang......................................................................... 46
5.2.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ............................................ 46
5.2.3 Chính sách lãi suất ......................................................................... 47
5.2.4 Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ........................ 47
5.2.5 Tăng cường công tác Marketing, chính sách KH tại địa phương.......... 48
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................. 50
6.1 Kết luận ........................................................................................... 50
6.2 Kiến nghị.......................................................................................... 50
6.2.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ....................... 50
6.2.2 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam ...................................... 52
iv
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Trần Đề giai đoạn 20112013 và 6 tháng đầu năm 2014.....................................................................................21
Bảng 4.1 Nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Trần Đề giai đoạn 20112013 và 6 tháng đầu năm 2014 ..................................................................... 27
Bảng 4.2 Vốn huy động theo loại tiền của NHNo & PTNT huyện Trần Đề
giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 .............................................. 30
Bảng 4.3 Vốn huy động theo đối tượng khách hàng của NHNo & PTNT
huyện Trần Đề giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ....................... 33
Bảng 4.4 Vốn huy động theo kì hạn của NHNo & PTNT huyện Trần Đề giai
đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 .................................................... 36
Bảng 4.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHNo & PTNT
huyện Trần Đề giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 .............. 40
v
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT huyện Trần Đề .............. 18
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện lợi nhuận của NHNo & PTNT huyện Trần Đề giai
đoạn 2011-2013 .......................................................................................... 23
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn
của Agribank Trần Đề giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 ... 27
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GTCG: Giấy tờ có giá
HĐV: Huy động vốn
KH: Khách hàng
NHNo & PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NH: Ngân hàng
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
TCTD: Tổ chức tín dụng
VHĐ: Vốn huy động
vii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mỗi quốc gia trên thế giới, để có một nền kinh tế phát triển bền vững,
bên cạnh nguồn lực con người là động lực quan trọng nhất còn phải kể đến
nguồn vốn vì động lực này vừa đóng vai trò nền tảng, vừa đóng vai trò đòn
bẩy cho sự phát triển của đất nước. Tại Việt Nam, vốn đang trở thành vấn đề
cấp thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước, vốn luôn là
điều kiện tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, huy động
được khối lượng vốn lớn là một thách thức đối với cả nền kinh tế Việt Nam
nói chung và đối với hệ thống Ngân hàng thương mại nói riêng.
Hệ thống Ngân hàng thương mại, cùng với các tổ chức tài chính khác,
đóng một vai trò quan trọng trong việc tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kìm
chế lạm phát, phát triển thị trường ngoại hối, cung cấp vốn cho đầu tư và sản
xuất, là cầu nối giữa các chủ thể kinh tế thông qua việc huy động và cung cấp
vốn cho hoạt động của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào thành tựu tăng
trưởng chung của nền kinh tế.
Bên cạnh cho vay thì huy động vốn là một hoạt động cơ bản và không
thể thiếu tại ngân hàng thương mại (NHTM). Bất kì một ngân hàng thương
mại nào, dù là mới thành lập hay hoạt động đã lâu đều phải tập trung vào hoạt
động này nhằm duy trì và phát triển ngân hàng, ngoài ra còn để đảm bảo an
toàn cho chính ngân hàng mình. Đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
hiện nay, trình độ và khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại còn
hạn chế thì nguồn thu nhập chủ yếu vẫn là từ hoạt động cho vay mà nền tảng
là hoạt động huy động vốn. Do đó, điều bất lợi là một khi nguồn vốn huy động
không đủ đáp ứng nhu cầu tín dụng, ngân hàng thương mại sẽ phải sử dụng
nguồn vốn tự có hoặc vay tiền trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao
để cung cấp tín dụng nên lợi nhuận sẽ giảm sút đáng kể, ngoài ra điều này còn
ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng về lâu dài. Đó
là nguyên do tại sao nguồn vốn huy động hết sức quan trọng đối với hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi
nhánh huyện Trần Đề đã góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế của
địa phương thông qua việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp nhỏ tại địa bàn
cũng như các hộ dân cư trong việc sản xuất kinh doanh. Một vấn đề đặt ra là
làm thế nào để duy trì được nguồn vốn huy động nhằm đảm bảo khả năng
1
cung cấp tín dụng của ngân hàng, nếu như không đáp ứng kịp thời nhu cầu
vốn thì ngân hàng sẽ vô tình bỏ qua những khách hàng tốt và đánh mất cơ hội
sinh lời của mình. Tuy nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế bất ổn như hiện nay,
lạm phát tăng cao, giá trị đồng tiền lại giảm nên tạo tâm lý e ngại khi quyết
định gửi tiền vào ngân hàng của người dân. Bên cạnh đó, ngày càng xuất hiện
nhiều kênh huy động vốn mới với nhiều tiện lợi như thị trường vàng, bảo hiểm
nhân thọ...Điều này càng làm việc cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn
ngày càng gay gắt. Một vấn đề nữa là do đặc điểm kinh tế của địa bàn, người
dân thường gửi tiền theo mùa vụ nên khó tập trung được nguồn vốn dài hạn.
Trong những năm qua, nguồn vốn huy động của Ngân hàng liên tục tăng lên
nhưng trong đó tỉ lệ vốn điều chuyển chiếm tỉ trọng không nhỏ và liên tục tăng
cao trong các năm nên ta thấy tình hình HĐV của NH còn gặp nhiều khó khăn
và chưa thực sự hiệu quả. Nhận thấy tính cấp thiết như trên tôi đã chọn đề tài
“Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng” nhằm đi sâu tìm hiểu,
phân tích thực trạng và phát triển hoạt động huy động vốn từ đó đề ra giải
pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn cho Ngân hàng.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh huyện
Trần Đề qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 để thấy được những
khó khăn, hạn chế từ đó tìm ra giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động
vốn của Ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng huy động vốn của NHNo & PTNT chi
nhánh huyện Trần Đề qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
- Mục tiêu 2: Đánh giá tình hình huy động vốn của Ngân hàng thông qua
một số chỉ tiêu qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
- Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao khả năng huy
động vốn của Ngân hàng trong thời gian tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn chi
nhánh huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
- Số liệu dùng trong đề tài được thu thập tại ngân hàng trong 3 năm 2011,
2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
- Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 4/8/2014 đến ngày 17/11/2014
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiệp vụ huy động vốn tại NHN0 &
PTNT chi nhánh huyện Trần Đề.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đề tài nghiên cứu “Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp” của
Huỳnh Tấn Phúc (2012) sử dụng số liệu thứ cấp của Vietinbank chi nhánh
Đồng Tháp trong 3 năm 2009, 20110, 2011 và 6 tháng đầu năm 2012. Đối với
từng mục tiêu cụ thể, tác giả đã sử dụng các phương pháp khác nhau để phân
tích và đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn của ngân hàng, tiêu biểu là
phương pháp thông kê, mô tả kết hợp phương pháp so sánh dùng để phân tích
tình hình huy động vốn, từ đó dựa vào những phân tích trên kết hợp với hoạt
động thực tiễn của ngân hàng để xác định những yếu tổ ảnh hưởng đến công
tác huy động vốn và đề ra giải pháp sát với tình hình cụ thể của Ngân hàng để
nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động.
Một đề tài nghiên cứu khác là “Phân tích tình hình huy động vốn tại chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lai Vung” của
Huỳnh Thị Anh Thư (2012). Qua đề tài, tác giả đã đi sâu phân tích tình hình
huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh
Lai Vung bằng việc phân tích các thực trạng huy động vốn, một số chỉ tiêu
đánh giá hoạt động huy động vốn, chi phí và rủi ro liên quan, đồng thời đề ra
giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn của ngân hàng. Đề tài đã
làm rõ thực trạng, tình hình huy động vốn của NH qua 3 năm 2008, 2009,
2010 và 6 tháng đầu năm 2011, nhìn nhận những khó khăn, bất cập trong công
tác huy động vốn còn tồn tại làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NH,
đồng thời đưa ra một số giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao tối đa khả năng thu
hút nguồn vốn huy động từ dân cư và các doanh nghiệp trong địa bàn huyện.
Qua việc tham khảo 2 đề tài nghiên cứu trên cùng một số luận văn tốt
nghiệp khác, đã góp phần định hướng cho tôi trong đề tài nghiên cứu của
mình, giúp tôi hiểu hơn về nghiệp vụ huy động, cũng như nhìn nhận rõ hơn về
các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn.
3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại và nguồn vốn của ngân
hàng thương mại
2.1.1.1 Ngân hàng thương mại
Theo điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Việt Nam
thì NH được định nghĩa như sau:
"Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các
hoạt động nân hảng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật
này nhằm mục tiêu lợi nhuận". Trong đó, hoạt động ngân hàng được định
nghĩa là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một số nghiệp vụ như: nhận
tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Nhìn chung, ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính không thể
thiếu được của nền kinh tế. Nó đóng vai trò cho việc gặp gỡ cung cầu tiền tệ
thông qua huy động vốn từ những người có vốn nhàn rỗi rồi đem cho vay lại
đối với các cá nhân, tổ chức kinh tế có nhu cầu về vốn, đẩy mạnh tốc độ quay
vòng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tình hình hoạt động của
ngân hàng phản ánh khá chính xác tình trạng của nền kinh tế: vững mạnh,
phồn vinh hay yếu kém, trì trệ của nền kinh tế đều được biểu hiện qua tình
hình hoạt động của ngân hàng thương mại.
Trải qua thời gian, chức năng của ngân hàng thương mại ngày càng hoàn
thiện, thể hiện qua các chức năng cơ bản sau: chức năng trung gian tín dụng,
chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền. Trong đó, chức năng
trung gian tín dụng là chức năng đặc trưng của ngân hàng thương mại, với
chức năng này, ngân hàng thương mại làm "cầu nối" giữa người thừa vốn và
người thiếu vốn, không chỉ đem lại lợi ích cho những người dư thừa vốn và
những người thiếu vốn mà còn đem lại lợi ích cho bản thân nó và nền kinh tế.
Ngân hàng đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích
thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. đã biến vốn
nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân
chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
2.1.1.2 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn tiền mà ngân
hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác
4
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn mà ngân hàng tạo lập
và huy động được không những giúp cho ngân hàng tổ chức được mọi hoạt
động kinh doanh mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản
xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của
toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung.
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại được hình thành từ nhiều nguồn
khác nhau như: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay và các loại vốn
khác. Mỗi nguồn vốn đều có vai trò và ý nghĩa khác nhau, chúng đều rất quan
trọng đối với ngân hàng thương mại. Trong đó, vốn huy động là chủ yếu và
chiếm tỷ trọng cao nhất trong nguồn vốn của ngân hàng.
2.1.2 Vốn huy động của ngân hàng thương mại
2.1.2.1 Khái niệm vốn huy động
Vốn huy động là khoản tiền được hình thành trong quá trình hoạt động
kinh doanh của ngân hàng thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ nhận vốn từ
những người gửi tiền và vay của các tổ chức tín dụng khác…Các khoản tiền
này không thuộc quyền sở hữu của ngân hàng, nhưng ngân hàng được quyền
sử dụng và phải hoàn trả cho chủ sở hữu trong một thời gian nhất định nên vốn
này được xem như một khoản nợ của ngân hàng. Nhờ vậy trong quá trình hoạt
động luôn phải dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả cho KH (Thái
Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010).
2.1.2.2 Chi phí huy động vốn
Chi phí huy động vốn bao gồm tất cả các chi phí có liên quan đến quá
trình huy động vốn lãi suất phải trả cho nguồn vốn huy động và chi phí huy
động khác, trong đó:
Lãi suất trả cho nguồn huy động là tích số giữa quy mô huy động và lãi
suất huy động, đây là phần quan trọng ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả huy
động vốn.
Chi phí huy động khác rất đa dạng và không ngừng gia tăng trong điều
kiện các ngân hàng gia tăng cạnh tranh phi lãi suất. Nó bao gồm chi phí trả
trực tiếp cho đối tượng khách hàng mà ngân hàng huy động vốn (quà tặng,
quay số trúng thưởng, kèm bảo hiểm…), chi phí tăng tính tiện ích cho khách
hàng (mở chi nhánh, quầy, phòng, điểm huy động, trang bị thêm máy đếm,
máy soi tiền cho khách kiểm tra, huy động vốn tại nhà, tại cơ quan…), chi phí
lương cho cán bộ phòng huy động vốn, chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng…Một số chi phí khác được tính chung vào chi phí quản
lý và rất khó phân bổ cho hoạt động huy động vốn.
5
2.1.3 Các kênh huy động vốn của ngân hàng thương mại
2.1.3.1 Huy động vốn từ tiền gửi
a. Huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng là các tổ chức kinh tế
Tiền gửi thanh toán (hay tiền gửi giao dịch)
Là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng có thể rút ra bất kì lúc nào
mà không cần báo trước cho ngân hàng nên lãi suất phải trả cho loại tiền gửi
này rất thấp và vì mục đích phục vụ công việc kinh doanh, phải sử dụng
thường xuyên nên hầu như các doanh nghiệp gửi tiền theo hình thức này đều
không nhằm nhận lãi suất từ tiền gửi mà chủ yếu là để được ngân hàng cung
cấp các dịch vụ tiện ích như ủy nhiệm thu (chi), Séc,..và còn nhằm đảm bảo an
toàn khi số tiền quá lớn. Về phía ngân hàng, dù đây là lượng tiền không ổn
định nhưng với chi phí huy động thấp và nó cũng chiếm tỉ trọng không nhỏ
trong nguồn vốn huy động, đồng thời cũng có lúc nó nhàn rỗi và ngân hàng
cũng có quyền sử dụng để đầu tư nên nó cũng khá hữu ích đối với ngân hàng.
Tuy nhiên, vì tính chất không ổn định của loại tiền gửi này nên các ngân hàng
phải thường trích dự trữ với số tiền rất lớn để đảm bảo thanh khoản cho ngân
hàng vì khách hàng có thể gửi vào và rút ra liên tục.
Tiền gửi có kì hạn
Là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng và ngân hàng thỏa thuận
thời hạn gửi tiền, hình thức nhận lãi, kỳ hạn lãnh lãi và gốc. Đây là loại tiền
gửi được trả lãi cao nhất trong các khoản mục tiền gửi. Mục đích của doanh
nghiệp khi gửi tiền theo hình thức này là để nhận được lãi trong thời gian
nguồn vốn được nhàn rỗi. Nguồn vốn này có tính ổn định tương đối nên ngân
hàng có thể tận dụng tối đa vào mục đích sinh lời và không cần phải dự trữ lại
quá nhiều. Và để có thể thu hút nhiều hơn loại tiền gửi này, các ngân hàng
thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau phù hợp nhu cầu gửi tiền của khách
hàng, mỗi kỳ hạn có một mức lãi suất khác nhau. Thông thường, để thu hút
nguồn vốn trung và dài hạn, các ngân hàng thường áp dụng lãi suất cao cho
các loại tiền gửi có thời hạn dài.
b. Huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng là cá nhân và hộ gia đình
Xét theo mục đích và kỳ hạn thì có hai loại: tiền gửi tiết kiệm và tài
khoản tiền gửi cá nhân. Hiện nay, dân cư chủ yếu gửi tiết kiệm, tuy nhiên
trong tương lai thì loại hình tài khoản tiền gửi các nhân sẽ có bước phát triển
mạnh.
6
Tiền gửi tiết kiệm
Là khoản tiền của cá nhân và hộ gia đình được gửi vào tài khoản tiền gửi
tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ hoặc sổ tiết kiệm, được hưởng lãi theo qui
định của Ngân hàng nhận gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo qui định của
pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Đây là hình thức huy động tiền gửi theo kiều
truyền thống của hầu hết ngân hàng thương mại.
Tiền gửi của từng cá nhân và hộ gia đình thường nhỏ nhưng do huy động
từ số đông nên nguồn vốn này chiếm vị trí đáng kể trong tổng nguồn VHĐ, có
ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của ngân hàng. Loại tiền gửi này có
tính ổn định tương đối cao, tạo thuận lợi cho việc kinh doanh của ngân hàng.
Tiền gửi cá nhân
Là loại tiền gửi mà từng cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng để sử dụng
cho việc thanh toán không dùng tiền mặt như ký séc, hoặc sử dụng cho các
loại thẻ thanh toán.
Lợi ích từ việc thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được công
nhận. Từ đó, các ngân hàng thương mại đua nhau cung ứng các dịch vụ như
thanh toán bằng thẻ, dịch vụ trả lương vào tài khoản, thanh toán khấu trừ tự
động tiền điện thoại, tiền điện, tiền nước,… cho khách hàng, ngoài mục đích
ngân hàng chứng minh là mình có sản phẩm mới, hiện đại, thu được phí thì nó
còn giúp Ngân hàng huy động được nguồn vốn rất lớn từ tiền nhàn rỗi của cá
nhân trên tài khoản tiền gửi thanh toán của họ. Chính vì lẽ đó mà ở nước ta
ngày càng có nhiều Ngân hàng đua nhau đầu tư vào công nghệ thông tin hiện
đại để tạo ra nhiều sản phẩm mới hơn.
Ngoài các loại tiền gửi trên, tại các ngân hàng thương mại còn có các
khoản tiền gửi như: tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi của các tổ chức tín
dụng khác, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước,…
2.1.3.2 Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá
Đây là hình thức huy động vốn có hiệu quả khá cao của các ngân hàng
thương mại. Trong quá trình hoạt động, ở những thời điểm nhất định, ngân
hàng thấy cần phải huy động thêm vốn trước những cơ hội kinh doanh đầy hấp
dẫn, điều đó có nghĩa là ngân hàng huy động vốn ở thế chủ động. Do phải chi
trả với mức lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi huy động nên khi phát
hành, ngân hàng luôn xác định rõ quy mô vốn, mức lãi suất, thời hạn, loại tiền
huy động, phương pháp huy động và đưa ra các mức chi phí hợp lý làm cho
việc tạo vốn của ngân hàng thành công nhanh chóng.
7
Tuy nhiên việc khách hàng có chấp nhận mua các công cụ nợ đó hay
không mới là điều quan trọng bởi vì dù sao, đây cũng là một hình thức tương
đối mới mẻ so với các ngân hàng thương mại ở các nước đang phát triển vì nó
phụ thuộc vào uy tín và năng lực tài chính của các ngân hàng. Thị trường
chứng khoán ra đời phần nào cũng thúc đẩy được việc mở rộng hình thức huy
động vốn của các ngân hàng thương mại qua việc phát hành các loại GTCG.
2.1.3.3 Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác hoặc Ngân hàng
Nhà nước
a. Vay từ tổ chức tín dụng khác
Trường hợp ngân hàng không đủ vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản
tạm thời, cân đối vốn trong ngắn hạn hoặc để đảm bảo tỉ lệ dự trữ bắt buộc ở
một thời điểm nào đó, các ngân hàng sẽ vay từ các TCTD khác thông qua tài
khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, vì thế việc thanh toán diễn ra nhanh
chóng. Lãi suất được áp dụng theo lãi suất liên ngân hàng. Việc vay từ các
ngân hàng có ưu điểm huy động được nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn.
Nhưng nhược điểm là phải trả lãi cao, thậm chí có thời điểm mức lãi suất cho
vay trên thị trường này còn cao hơn ở thị trường dân cư, và khi đó, các NHTM
có nguồn vốn dư dả trong tay đã tận dụng cơ hội để đem cho vay và hưởng
chênh lệch.
b. Vay từ Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là ngân hàng của ngân hàng hay là
“người cho vay cuối cùng” của các ngân hàng. Vì thế khi các ngân hàng
thương mại thiếu vốn, Ngân hàng Nhà nước sẽ cung cấp vốn thông qua nghiệp
vụ cho vay chiết khấu, cho vay có đảm bảo, mua GTCG từ ngân hàng thương
mại. Đây là hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước nhằm giúp ngân
hàng thương mại có nguồn vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán. Ngân
hàng Nhà nước sẽ áp dụng lãi suất tái cấp vốn để cho vay. Ngoài ra Ngân hàng
Nhà nước cũng có thể cho vay khi ngân hàng mất khả năng thanh toán dưới sự
cho phép của Chính Phủ.
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn
Cặp chỉ tiêu Vốn huy động trên tổng nguồn vốn (%) và Dư nợ
trên tổng nguồn vốn (%)
Vốn huy động trên tổng nguồn vốn =
8
Vèn huy ®éng
x 100%
Tæng nguån vèn
Chỉ số này cho ta biết trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, vốn huy
động chiếm bao nhiêu phần trăm. Chỉ số này càng lớn chứng tỏ NH đang phải
trang trải quá nhiều chi phí cho nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, chỉ tiêu này
cần phải được xem xét song song với chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn mới
đánh giá được hiệu quả sử dụng vôn huy động của NH.
Dư nợ trên tổng nguồn vốn =
D nî
x 100%
Tæng nguån vèn
Gần như ngược lại với chỉ số VHĐ trên tổng nguồn vốn, chỉ số dư nợ
trên tổng nguồn vốn thể hiện khả năng thu lợi nhuận của ngân hàng, chỉ số này
càng cao, khả năng sinh lời càng tốt, tuy nhiên lại đi kèm với rủi ro.Thông
thường, hai chỉ tiêu này hơn kém nhau từ khoảng 0,9 đến 1,1 lần thì ngân
hàng đang trong ngưỡng an toàn về vốn. Từ đó, dựa trên những điều kiện đặc
thù của ngân hàng mình mà mỗi ngân hàng sẽ có chiến lược kinh doanh và
huy động vốn phù hợp.
Vốn huy động trên cho vay (lần)
Vốn huy động trên cho vay =
Voán huy ñoäng
x 100%
Cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn của ngân hàng, nếu chỉ tiêu
này lớn hơn 1 quá nhiều cho thấy ngân hàng chưa sử dụng nguồn vốn hợp lý,
số vốn huy động còn dư thừa chưa sử dụng hết, chưa thể mang lại lợi nhuận
tối đa cho ngân hàng.
Tỉ lệ chênh lệch thu chi lãi trên tổng nhu nhập ( lần)
Chênh lệch thu chi lãi trên vốn huy động =
Thu nhaä p laõ i - Chi phí laõ i
x 100%
Toå ng thu nhaä p
Chỉ tiêu này cho thấy tỉ lệ thu nhập ròng từ việc cho vay và việc huy
động vốn trên tổng thu nhập của ngân hàng. Tỉ lệ này càng cao cho thấy ngân
hàng hoạt động càng hiệu quả.
2.1.5 Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn
2.1.5.1 Đối với ngân hàng thương mại
Hoạt động huy động vốn có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, giữ vị trí quan trọng trong hoạt
động kinh doanh và quyết định năng lực thanh toán của một ngân hàng vì nó
là nguồn vốn chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho nền kinh
9
tế, thông qua hoạt động huy động vốn, ngân hàng thương mại có thể đo lường
được uy tín và sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, ngân
hàng có những biện pháp không ngừng hoàn thiện mọi hoạt động của mình để
giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Có thể nói, nghiệp vụ huy động
vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng. Ngoài ra, một NH khi huy
động được nguồn vốn càng lớn càng chứng tỏ uy tín và vị thế của mình trên
thị trường nên càng làm tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương
mại khác.
Bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay hay nguồn vốn ngân hàng
huy động được lại là nguồn để các doanh nghiệp khác đi vay nên công tác huy
động vốn càng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Do vậy, công tác huy động vốn là một mảng hoạt động lớn của các
NHTM và nó quyết định rất lớn đến thành công hay thất bại trong kinh doanh
của ngân hàng.
2.1.5.2 Đối với khách hàng
Thu nhập càng cao, khách hàng càng có nhu cầu dự trữ tiền hay vật có
giá. Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh cả tiết kiệm
lẫn đầu tư nhằm đảm bảo an toàn và làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội
cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai, đồng thời ngân hàng là một
nơi đầu tư an toàn và hiệu quả vì một số khách hàng có nhu cầu đầu tư để sinh
lời nhưng họ rất sợ rủi ro, không biết lựa chọn đầu tư của mình có sinh lời hay
không , khi gửi tiền vào ngân hàng thì họ rất an tâm vì chắc chắn sẽ nhận được
khoản lãi từ ngân hàng dù ít hay nhiều.
Đối với khách hàng có nhu cầu về vốn, nghiệp vụ huy động vốn gián tiếp
giúp họ giải quyết được sự thiếu hụt nguồn vốn bởi vì thông qua hoạt động
huy động vốn, ngân hàng mới có vốn để cung cấp cho doanh nghiệp phát triển
sản xuất kinh doanh, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cả nước.
2.1.5.3 Đối với nền kinh tế
Nghiệp vụ huy động vốn giúp cho nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư tập
trung về một nơi ổn định, thuận tiện để phân phối lại chúng và giúp tránh được
tình trạng lãng phí nguồn vốn. Ngoài ra, trong thời kì lạm phát tăng cao, hoạt
động huy động vốn là một công cụ hữu hiệu để thực hiện chính sách tiền tệ
của Nhà nước, giúp kiềm chế lạm phát. Khi nền kinh tế ổn định và trong giai
đoạn phát triển thì huy động vốn giúp cho nó phát triển nhịp nhàng và hiệu
quả hơn. Do đó, đẩy mạnh công tác huy động vốn ở NHTM có ý nghĩa rất lớn
đối với sự phát triển chung của nền kinh tế.
10
2.1.6 Những rủi ro thường gặp trong công tác huy động vốn
2.1.6.1 Rủi ro lãi suất
Như ta đã biết, lãi suất huy động vốn có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí
đầu vào của ngân hàng, nên mọi sự thay đổi của lãi suất huy động trên thị
trường đều có thể ảnh hưởng đến việc tăng, giảm thu nhập, chi phí và lợi
nhuận của ngân hàng. Nếu lãi suất trên thị trường tăng, ngân hàng không tăng
lãi suất theo thị trường thì sẽ mất khách hàng, làm giảm qui mô tiền gửi của
khách hàng, nhưng nếu cứ chạy theo việc tăng lãi suất để cạnh tranh với các
ngân hàng khác thì có thể thu nhập từ lãi không đủ bù đắp chi phí về lãi thì sẽ
làm lợi nhuận của ngân hàng bị giảm thậm chí bị lỗ. Khi đó, rủi ro lãi suất sẽ
xảy ra.
Rủi ro lãi suất là rủi ro cơ bản, luôn tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng nên việc xây dựng một chương trình quản lí rủi ro lãi suất là
công việc rất quan trọng trong công tác quản lí rủi ro của ngân hàng thương
mại hiện nay.
2.1.6.2 Rủi ro thanh khoản
Tính thanh khoản là khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán trong hiện tại,
tương lai và các nhu cầu đột xuất của khách hàng. Nếu có một sự cố nào đó
không tốt ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng khiến khách hàng sẽ ồ ạt đến
ngân hàng rút tiền làm ngân hàng gặp khó khăn nếu như không kịp chuyển đổi
các tài sản nợ ra tiền để thanh toán cho khách hàng. Ngân hàng có thể bị mất
khả năng thanh khoản và có nguy cơ phá sản. Rủi ro thanh khoản thường là
hậu quả của các loại rủi ro khác xảy ra do ngân hàng thiếu nguồn ngân quỹ để
đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng gửi tiền.
2.1.7 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn
2.1.7.1 Nhân tố bên ngoài ngân hàng
a. Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế
Động thái của nền kinh tế chính là cơ sở đầu tiên để người gửi tiền ra
quyết định nên gửi tiền vào Ngân hàng, tích trữ vàng, USD hay mua sắm các
tài sản khác. Trong điều kiện nền kinh tế bất ổn định, giá cả và sức mua của
đồng tiền biến động mạnh, lãi suất tăng giảm bất thường thì người dân có xu
hướng tích trữ vàng, USD hoặc các dạng tài sản hơn là đem số tiền đó gửi tại
ngân hàng thương mại. Ngược lại, một nền kinh tế phát triển ổn định với tỷ lệ
11
lạm phát hợp lý thì người dân sẽ có cái nhìn khả quan hơn và xu hướng tiền
gửi ở các ngân hàng thương mại tăng lên là một điều tất yếu.
b. Nhân tố tiết kiệm trong nền kinh tế
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII chỉ rõ “ Để tạo vốn cho đầu tư phát
triển, giải pháp cơ bản và lâu dài là làm ăn có hiệu quả, phát triển kinh tế, thực
hành tiết kiệm kể cả trong chi tiêu của Nhà nước, trong sản xuất kinh doanh và
trong tiêu dùng của dân cư”. Thực tế cho thấy, người dân có thu nhập càng cao
thì lượng tiền dành cho tiết kiệm có thể càng lớn, đặc biệt là khi thu nhập bình
quân đầu người đã đạt đến một mức độ nhất định thì tỷ lệ tiết kiệm không phải
tăng lên theo tương quan tỷ lệ với sự gia tăng của thu nhập mà tăng với một tỷ
lệ lớn hơn so với thu nhập do nhu cầu thiết yếu lúc này được thoả mãn hoàn
toàn và lượng tiền dư ra sẽ tăng nhanh. Tuy nhiên, lượng tiền tiết kiệm có
được gửi vào ngân hàng thương mại hay không còn phụ thuộc vào tâm lý tiêu
dùng các dân cư. Họ có thể đem gửi Ngân hàng, giữ tiền mặt, vàng, ngoại tệ
hoặc mua các tài sản khác.
Bên cạnh nguồn tiết kiệm từ dân cư thì nguồn tiết kiệm từ các tổ chức
kinh tế- xã hội cũng rất quan trọng. ngân hàng thương mại có thể huy động
nguồn vốn này thông qua nghiệp vụ phát hành trái phiếu. Do đó để ngân hàng
thương mại thực hiện tốt chức năng trung gian tài chính, phục vụ đầu tư phát
triển thì đòi hỏi các tổ chức, cá nhân và cả nhà nước phải có chính sách tiết
kiệm hợp lý và coi tiết kiệm là quốc sách hàng đầu.
c. Chính sách của Nhà nước
Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy
động vốn của các ngân hàng thương mại . Bởi vì khi Nhà nước khuyến khích
việc mở rộng huy động vốn thì sẽ có các chính sách văn bản hướng dẫn cụ thể.
Từ đó, các ngân hàng thương mại sẽ có các căn cứ pháp lý để thực hiện nghiệp
vụ này một cách thuận lợi hơn. Ngược lại, khi Nhà nước không khuyến khích
thì tất yếu công tác này sẽ rất khó có khả năng tồn tại và phát triển.
Hiện nay, Nhà nước ta đã thấy được sự cần thiết của việc huy động vốn
và đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm khuyến khích các ngân
hàng thương mại ngày càng mở rộng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn
cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
d. Nhu cầu vốn của nền kinh tế
Nền kinh tế đòi hỏi nhiều vốn cho đầu tư phát triển, ngoài vốn ngắn hạn
còn rất nhiều loại vốn. Song tự bản thân nó không thể đáp ứng đủ lượng vốn
cần thiết, ngân hàng thương mại với vai trò là cầu nối giữa người thiếu vốn và
12
người thừa vốn đã góp phần cung cấp một nguồn vốn lớn cho phát triển kinh
tế. Ở nước ta, thị trường chứng khoán còn đang ở dạng sơ khai nên việc đáp
ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng thương
mại vẫn chiếm vị trí quan trọng và cấp thiết.
đ. Cơ cấu dân cư và vị trí địa lý
Ở những địa điểm dân cư đông đúc, các thành phố lớn có nhiều doanh
nghiệp hoạt động và kinh tế phát triển thì ngân hàng thương mại có thể huy
động được nhanh hơn và nhiều hơn những nơi kém phát triển. Đặc biệt ở
những thị trường sôi động, có độ nhạy cảm cao với lãi suất và tiện ích khách
do nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại đem lại thì ở đó việc
mở rộng và bổ sung nguồn vốn của ngân hàng thương mại sẽ thuận lợi hơn các
vùng nông thôn hay miền núi.
Ngoài ra, tập quán tiêu dùng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng
huy động vốn của ngân hàng. Thật vậy, khi người dân có thói quen gửi tiền
vào ngân hàng thì việc huy động sẽ dễ dàng hơn nếu họ có xu hướng thích giữ
tiền mặt hay đầu tư vào các lĩnh vực khác. Thói quen thanh toán cũng góp
phần tăng hay giảm nguồn vốn ngân hàng. Ở những vùng người dân có thói
quen thanh toán không dùng tiền mặt thì lượng huy động vốn sẽ cao hơn
những khu vực dân cư thích sử dụng tiền mặt.
2.1.7.2 Nhân tố bên trong ngân hàng
a. Uy tín của ngân hàng
Khi gửi tiền vào ngân hàng, người gửi thường lo sợ trước sự biến động
thường xuyên của nền kinh tế. Do đó họ thường có sự cân nhắc và lựa chọn
ngân hàng nào được họ thừa nhận là an toàn và thuận lợi nhất hay nói cách
khác là có uy tín nhất đối với người gửi tiền. Uy tín của ngân hàng được xây
dựng bằng cả một quá trình lâu dài. Khách hàng lại có xu hướng gửi tiền vào
những ngân hàng lâu đời, do đó, những ngân hàng mới thành lập trong thời
gian ngắn thường khó tiếp cận nguồn vốn huy động hơn so với ngân hàng lâu
đời nếu chỉ dựa vào uy tín. Ngoài ra, hình thức sở hữu cũng có ảnh hưởng khá
quan trọng đến tâm lý gửi tiền của khách hàng . Họ thường có xu hướng gửi
tiền vào các ngân hàng quốc doanh do độ an toàn cao hơn nên khách hàng yên
tâm hơn.
b. Chính sách lãi suất (bao gồm cả lãi suất huy động và cho vay)
Lãi suất là công cụ khá quan trọng quyết định đến kết quả kinh doanh
của một ngân hàng. Bất kì khách hàng nào, khi gửi tiền vào ngân hàng, ngoài
mục đích bảo đảm an toàn cho số tiền còn nhằm để nhận được khoản lời từ số
13
tiền đó. Chính vì thế mà khách hàng rất quan tâm đến mức lãi suất của ngân
hàng. Về phía ngân hàng, cần phải có chính sách lãi suất huy động và cho vay
linh hoạt nhằm đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận đồng thời giữ chân được khách
hàng gửi tiền. Ngày nay, nhằm để ổn định tình hình kinh tế trong nước, dưới
sự chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra các mức trần về lãi
suất áp dụng cho tất cả các ngân hàng thương mại hoạt động trong nước nên
lãi suất không còn là công cụ hữu hiệu quyết định đến khả năng thu hút khách
hàng nữa, mà thay vào đó là những nguyên nhân chủ quan khác như chất
lượng công tác phục vụ khách hàng, chất lượng dịch vụ, chiến lược Marketing
của ngân hàng,...
c. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Chiến lược kinh doanh là đường lối, phương hướng hoạt động của mỗi
ngân hàng. Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh khác nhau. Điều này
phụ thuộc vào điểm mạnh, điểm yếu, khả năng cũng như hạn chế của ngân
hàng. Chiến lược kinh doanh xác định quy mô mở rộng hay thu hẹp, cơ cấu
vốn về tỷ lệ các loại nguồn vốn, chi phí tăng hay giảm. Chính sách liên quan
đến huy động vốn bao gồm: chính sách giá cả, chính sách lãi suất tiền gửi…
với việc lãi suất huy động tăng thì nguồn vốn huy động của ngân hàng sẽ tăng
theo. Do đó, việc huy động vốn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của NH.
d. Chính sách cán bộ
Một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn được đặt đúng chỗ, đoàn kết,
thân thiện, luôn luôn là nền tảng thành công của mọi tổ chức. Nói chung, tâm
lý của các khách hàng đều mong muốn giao dịch kinh doanh với một ngân
hàng bề thế, với các nhân viên dễ mến, lịch sự và có kiến thức.
đ. Chiến lược Marketing của ngân hàng
Trong hoạt động Ngân hàng hiện đại, marketing luôn được đề cao và cần
phải có một chi phí nhất định cho công tác này. Đồng thời, Ngân hàng cũng
phải có chiến lược quảng cáo đặc biệt không chỉ trên truyền hình mà còn dùng
cả panô, áp phích nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn.
e. Công nghệ ngân hàng
Ngân hàng có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy các ngành kinh tế phát
triển. Vì vậy mà công nghệ ngân hàng cần đi trước một bước, nó liên quan
trực tiếp đến các hoạt động như thanh toán, giao dịch kế toán…Trong cạnh
tranh các NH không ngừng đổi mới công nghệ bởi vì các dịch vụ ngân hàng
sẽ không được đa dạng, đổi mới trừ khi ngân hàng áp dụng những công nghệ
14
tiên tiến. Đối với một ngân hàng có công nghệ hiện đại thì chất lượng phục vụ
thỏa mãn nhu cầu khách hàng sẽ tốt hơn, sẽ huy động được nhiều vốn hơn.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được sử dụng trong bài phân tích chủ yếu là số liệu thứ cấp, được
thu thập tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng qua các
bảng cân đối tài khoản, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng
thuyết minh báo cáo tài chính được lưu tại phòng Kế toán tổng hợp.
Tham khảo sách báo và các bài viết liên quan, các nghiên cứu khoa học trước
đây qua các nguồn internet và các văn bản pháp luật, phục vụ cho việc hoàn
thành đề tài.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Trên cơ sở những số liệu đã thu thập được, sử dụng một số phương pháp
phổ biến để phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của đối tượng phân tích.
Đối với từng mục tiêu cụ thể sẽ được thực hiện bằng từng phương pháp cụ thể.
- Đối với mục tiêu (1): áp dụng phương pháp thống kê, mô tả kết hợp
phương pháp so sánh để phân tích.
- Đối với mục tiêu (2) : dựa trên những phân tích của mục tiêu (1) cùng
với việc phân tích các chỉ số rủi ro trong huy động vốn kết hợp với hoạt động
thực tiễn của ngân hàng để nhìn nhận những điểm mạnh, những mặt còn hạn
chế trong việc huy động vốn của Ngân hàng.
- Đối với mục tiêu (3): dựa trên những phân tích, đưa ra giải pháp sát
thực với tình hình cụ thể của Ngân hàng để nâng cao công tác huy động vốn.
2.2.2.1 Phương pháp phân tích thông kê mô tả
Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả dữ
liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thông thường như tỷ số, số
trung bình,…và về trình bày số liệu (bảng, biểu đồ,…). Phương pháp này được
sử dụng trong nghiên cứu nhằm phân tích đánh giá các số liệu thứ cấp được
thu thập từ báo cáo hàng năm của ngân hàng.
2.2.2.2 Phương pháp so sánh
a. So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kì
phân tích với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế.
Công thức:
y y1 y0
15
Trong đó:
y 0 : Chỉ tiêu năm trước (kì gốc)
y1 : Chỉ tiêu năm sau
y : Phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này phản ánh biến động về quy mô, khối lượng của đối
tượng phân tích bằng một con số cụ thể tuyệt đối. Nó phản ánh thực trạng huy
động vốn của năm gốc so với năm thực tế, cho thấy lượng tăng giảm tuyệt đối
giữa 2 thời kì liên tiếp nhau từ đó tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ
tiêu kinh và đề ra biện pháp khắc phục.
b. So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kì
phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
Công thức: y
y1 y0
x100%
y0
Trong đó:
y0 : Chỉ tiêu năm trước (kì gốc)
y1 : Chỉ tiêu năm sau
y : Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này dùng để phản ánh phần trăm thay đổi của đối tượng
phân tích so với chỉ tiêu cơ sở, đo lường sự tăng giảm nhằm thể hiện tốc độ
tăng trưởng của đối tượng, làm rõ tình hình biến động về mức độ của các chỉ
tiêu kinh tế trong thời gian nào đó để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc
phục.
16
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TRẦN ĐỀ
3.1 VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN TRẦN ĐỀ
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tình hình kinh tế xã hội huyện Trần Đề
Trần đề nằm ở khu vực Đông Bắc gần trung tâm chợ Kinh Ba, nằm trên
tuyến đường trọng yếu của quốc gia là con đường Nam Sông Hậu, phía Đông
giáp với Biển Đông, phía Tây Bắc giáp với Cần Thơ và Hậu Giang, phía Tây
Nam giáp với Bạc Liêu, là điều kiện thuận lợi để vận chuyển hàng hóa lưu
thông.
Trần Đề là huyện có nền kinh tế dựa trên sản xuất nông nghiệp và ngư
nghiệp là chính. Năm 2010 tổng diện tích huyện là 37.875,98 ha. Ngoài ra
huyện còn có cảng biển Trần Đề tạo điều kiện thuận lợi cho cho việc đánh bắt
xa bờ. Đây là vùng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế với hai hệ sinh thái là
nước mặn và nước ngọt phù hợp với việc sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng
thủy sản.
Dân số trung bình năm 2010 là 130.077 người, dân tộc sinh sống lâu đời
ở đây là Kinh, Hoa, Khmer. Huyện bao gồm 2 thị trấn và 9 xã: TT Lịch Hội
Thượng, TT Trần Đề, xã Trung Bình, Lịch Hội Thượng, Liêu Tú, Đại Ân II,
Thạnh Thới An, Thạnh Thới Thuận, Viên An, Viên Bình, Tài Văn.
Với lợi thế đồng bằng của mình, huyện Trần đề ra sức tập trung vào phát
triển nông nghiệp lẫn ngư nghiệp, thu nhập chính của người dân chủ yếu là từ
hai lĩnh vực trên. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, kinh tế
huyện ngày càng khởi sắc với nhiều công trình, dự án hình thành các khu công
nghiệp, củng cố hệ thống thủy lợi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn như: giao thông, điện thủy
lợi, trường, trạm, chợ, bến bãi, kho chứa hàng hóa...Hơn nữa, trật tự trị an và
an toàn xã hội luôn được đề cao giữ gìn, từng bước xóa dần các tệ nạn xã hội,
xây dựng bộ mặt văn minh-phát triển cho huyện Trần Đề nói riêng và tỉnh Sóc
Trăng nói chung.
17
Lịch sử phát triển và quá trình hình thành của Agribank Trần Đề
Theo quyết định số 53/NH của NHNo & PTNT Việt Nam, ngày
14/07/1989 NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang đã thành lập, thời gian đó NHNo
& PTNT Tỉnh Sóc Trăng là chi nhánh của NHNo & PTNT Tỉnh Hậu Giang.
Sau khi Tỉnh Sóc Trăng được chia tách từ Tỉnh Hậu Giang theo nghị quyết kỳ
họp thứ X Quốc Hội khóa VIII, chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng
chính thức được thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/04/1992 với cơ cấu tổ
chức là một NHTM quốc doanh. Hội sở chính đặt tại số 04 –Trần Hưng Đạo,
phường 2, Thành Phố Sóc Trăng – tỉnh Sóc Trăng. Hiện nay, NHNo & PTNT
tỉnh Sóc Trăng có mạng lưới hoạt động trong tỉnh gồm 14 chi nhánh huyện thị
và 5 phòng giao dịch. NHNo & PTNT huyện Trần Đề là một trong những chi
nhánh thuộc NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng. NHNo & PTNT huyện Trần Đề
đi vào hoạt động từ tháng 8/2004, có chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng
và các dịch vụ ngân hàng trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương
mại – dịch vụ và các lĩnh vực khác.
Từ khi thành lập đến nay NHNo & PTNT huyện Trần Đề luôn bám sát
định hướng phát triển của ngành, mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, đi
vào hoạt động một cách hiệu quả.Với định hướng xây dựng và phát triển kinh
tế nông nghiệp nông thôn nhằm cải thiện đời sống nhân dân, Ngân hàng đã tận
dụng mọi khả năng mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các hình thức HĐV và
cho vay để nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban
3.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng Kế hoạch và
Kinh Doanh
Phòng Kế toán – Ngân
quỹ - Hành chính
Nguồn: Phòng Kế hoạch và Kinh doanh NHNo & PTNT huyện Trần Đề
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT huyện Trần Đề
18
3.1.2.2 Chức năng của các phòng ban
Giám đốc
Giám đốc là người đứng đầu, trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ
các hoạt động của Ngân hàng, tiếp nhận các chỉ thị, các nghị quyết của cấp
trên sau đó phổ biến cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời, giám đốc cũng là
người chịu trách nhiệm với cấp trên về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn
vị, trước cơ quan Nhà nước về vấn đề pháp lý lien quan đến mọi hoạt động của
Ngân hàng.
Phó giám đốc
Phó giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ cùng giám đốc về việc quản lí các
mặt, cụ thể trong việc tổ chức tài chính, hoạt động tín dụng, kinh doanh của
Ngân hàng, ký thay giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật
về công việc đã giải quyết.
Phòng Kế hoạch - Kinh doanh
Tham gia xây dựng chiến lược kinh doanh như tiếp nhận hồ sơ vay vốn,
thẩm định dự án và đưa ra mức đề nghị cho vay đệ trình lên ban lãnh đạo phê
duyệt, chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý dư nợ, cho vay và việc giám
sát việc sửdụng vốn vay của khách hàng, theo dõi tình hình nguồn vốn và sử
dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ đầu tư, từ đó trình lên giám đốc
các kế hoạch cụ thể. Tổ chức chỉ đạo thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, kết
hợp với kế toán trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn, đề xuất cách xử lý các
khoản nợ quá hạn. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, tổng kết định kỳ hàng
tháng, quý, năm theo quy định của ngân hàng cấp trên.
Phòng Kế toán - Ngân quỹ - Hành chính
Bộ phận kế toán:
o Thực hiện các thủ tục thanh toán, giải ngân cho khách hàng, kiểm
tra hồ sơ vay vốn theo quy định, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ,
chuyển nợ quá hạn, quản lý hồ sơ khách hàng, thực hiên các khoản giao nộp
ngân sách nhà nước.
o Thường xuyên theo dõi các tài khoản giao dịch của khách hàng.
Cuối năm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lãi lỗ,..cho Giám đốc.
Bộ phận kho quỹ
o Thực hiện thu chi tiền mặt với những món lớn theo quy định của
NH, tổ chức quản lý tài sản thế chấp các loại giấy tờ có giá của đơn vị.
19
o Có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát lượng tiền mặt, ngân phiếu trong
kho hàng ngày.
o Trực tiếp thu ngân và giải ngân khi có phát sinh trong ngày.
3.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN HUYỆN TRẦN ĐỀ GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU
NĂM 2014
Trong những năm gần đây, nền kinh tế huyện Trần Đề ngày càng có
nhiều thay đổi tích cực và đạt được một số thành tựu đáng kể, và để đạt được
những thành tựu như vậy thì sự đóng góp của NHNo & PTNT Trần Đề là
không hề nhỏ. Cùng với chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế địa phương
thì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là nhiệm vụ quan trọng của NHNo & PTNT
Trần Đề. Để đạt được mục tiêu trên, toàn thể cán bộ, nhân viên Ngân hàng đã
nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh và trong
thời gian vừa qua, Ngân hàng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp mục đích kinh doanh vì
lợi nhuận, lợi nhuận có thể xem là động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm việc
hết năng lực vốn có của mình nhằm đạt được mức lợi nhuận cao nhất có thể.
Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh năng lực của một ngân hàng, chính vì
thế, việc thường xuyên theo dõi, đánh giá và phân tích các chỉ tiêu đáng chú ý
để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian vừa
qua nhằm đưa ra phương hướng, chiến lược kinh doanh trong thời gian tới là
việc vô cùng quan trọng.
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm 2011 –
2013 và 6 tháng đầu năm 2014 cho ta thấy rõ tất cả các chỉ tiêu ta cần quan
tâm và phân tích như tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng.
Từ đó, ta có thể đưa ra những nhận xét khách quan và đề ra phương hướng
phát triển cụ thể của Ngân hàng trong tương lai. Sau đây là phân tích và đánh
giá cụ thể tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua các chỉ tiêu
trọng yếu.
20
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Trần Đề giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
6 tháng đầu năm
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
2013
2014
2012-2011
Số tiền %
Chênh lệch
2013-2012
Số tiền
%
6/2014-6/2013
Số tiền
%
Tổng thu nhập
28.847
36.314
36.676
14.877
15.325 7.467
25,88
362
1,00
448
3,01
Thu nhập từ lãi
24.058
31.308
32.102
14.007
14.659 7.250
30,14
794
2,54
652
4,65
4.789
5.006
4.574
870
217
4,53
-432
-8,63
-204
-23,45
Tổng chi phí
24.576
29.040
29.669
12.282
12.274 4.464
18,16
629
2,17
-8
-0,07
Chi phí lãi
21.784
26.480
27.114
10.387
10.598 4.696
21,56
634
2,39
211
2,03
Chi phí ngoài lãi
2.792
2.560
2.555
1.895
1.676
-232
-8,31
-5
-0,20
-219
-11,56
Lợi nhuận
4.271
7.274
7.007
2.595
3.051 3.003
70,31
-267
-3,67
456
17,57
Thu nhập ngoài lãi
666
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT huyện Trần Đề giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013,2014
21
Về thu nhập
Trong thời gian qua, tổng doanh thu của NHNo & PTNT Trần Đề tương
đối ổn định và luôn đạt mục tiêu doanh thu năm sau cao hơn doanh thu năm
trước. Nhìn chung, tổng doanh thu của Ngân hàng có sự tăng trưởng khả quan.
Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu có xu hướng giảm, cụ thể năm 2012 doanh
thu đạt 36.314 triệu đồng, tăng 7.467 triệu so với năm 2011 với tốc độ tăng
tương ứng đạt 25,88% nhưng đến năm 2013, tổng thu nhập chỉ tăng 362 triệu
đồng so với năm 2012 với tốc độ tăng tương ứng chỉ vào khoảng 1%. Nguyên
nhân chủ yếu có thể được hiểu do nguồn thu nhập từ lãi tăng khá thấp cùng
với sự sụt giảm của nguồn thu ngoài lãi giai đoạn 2012-2013 nên đã ảnh
hưởng không nhỏ đến mức độ tăng trưởng tổng thu nhập của Ngân hàng.
Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của hầu hết các ngân hàng
thương mại nên thu nhập từ lãi chiếm tỉ trọng cao (thường trên 80%) trong
tổng thu nhập là điều dễ hiểu và tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập chủ yếu
phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của thu nhập từ lãi. Thu nhập từ lãi tăng có
thể được hiểu do quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng mở
rộng, tuy nhiên giai đoạn 2012-2013 tốc độ tăng trưởng của thu nhập từ lãi lại
giảm khá mạnh chỉ còn 2,54%. Điều này có thể lý giải là do năm 2012 là một
năm khá ảm đạm đối với cả nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống
NHTM nói riêng khi nhiều biến cố xảy ra như hàng loạt các doanh nghiệp phá
sản, bất động sản bị đóng băng tạm thời, cả triệu người thất nghiệp, hệ thống
NHTM phải “đau đầu” với việc hàng loạt các lãnh đạo của ngân hàng lớn nhỏ
bị bắt, mất chức hoặc lung lay cơ nghiệp. Và do những biến cố ấy nên sang
năm 2013, khi nền kinh tế chưa được phục hồi hoàn toàn thì tốc độ tăng
trưởng doanh thu của hầu hết các tổ chức kinh tế, NHTM bị giảm là điều tất
yếu và Agribank Trần Đề cũng không ngoại lệ.
Nguồn thu ngoài lãi đang giảm dần ở mức 16,6%, 13,79% và 12,47%
trong 3 năm giai đoạn 2011-2013, tuy chiếm tỉ trọng thấp trong tổng thu nhập
của Ngân hàng nhưng nguồn thu ngoài lãi cũng khá quan trọng vì nguồn thu
này hầu như không đi kèm rủi ro, nó đóng góp một phần không nhỏ vào lợi
nhuận của Ngân hàng, nguồn thu này chủ yếu từ phí dịch vụ kiều hối, sản
phẩm thẻ,...Do đó, việc đề ra giải pháp để nâng cao nguồn thu này cũng khá
quan trọng đối với các NHTM, nhất là đối với các ngân hàng chi nhánh như
Agribank Trần Đề.
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy tổng thu nhập 6 tháng đầu năm 2014 đạt
15.325 triệu đồng, tăng 448 triệu tương đương 3,01% so với cùng kì năm
trước. Chiếm tỉ lệ quan trọng trong tổng thu nhập là thu nhập ngoài lãi nên
22
việc gia tăng của thu nhập chủ yếu là do sự tăng lên của thu nhập từ lãi. Trong
khi thu nhập từ lãi tăng lên thì thu nhập ngoài lãi lại giảm, mức giảm 204 triệu
đồng tương đương 23,45%. Tuy mức giảm của thu nhập ngoài lãi không cao
và cũng không ảnh hưởng nhiều đến tổng thu nhập nhưng nó cũng một phần
làm hạn chế lợi nhuận của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cần có những chính
sách hợp lý để điều chỉnh tốc độ tăng trưởng thu nhập theo như những mục
tiêu đã dự định từ đầu năm.
Mặt khác, thực hiện chính sách cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn
theo chủ trương của Chính phủ với lãi suất ưu đãi cũng là một phần nguyên
nhân khiến doanh thu tăng không cao trong những tháng đầu năm 2014.
Về chi phí
Ngoài việc cố gắng tăng doanh thu thì vấn đề giảm chi phí hoặc làm cho
chi phí tăng ở mức tối thiểu cũng rất cần được các nhà lãnh đạo quan tâm để
có thể đạt được mức lợi nhuận tối đa cho Ngân hàng. Ta có thể chia chi phí
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ra làm 2 loại: chi phí lãi và chi phí
ngoài lãi. Chi phí lãi là khoản chi phí trả cho các khoản tiền gửi, các khoản
vay ngắn hạn, khoản nợ dài hạn các khoản nợ khác,… trên từng loại nợ phải
trả cụ thể. Chi phí ngoài lãi bao gồm: dự phòng tổn thất tín dụng, tiền lương,
điện nước, tiếp khách, bảo hiểm,… và chi hoạt động khác.
Nhìn chung, tổng chi phí tăng dần qua các năm, từ 24.576 triệu đồng
năm 2011 tăng mạnh lên 29.040 triệu đồng vào năm 2012 và nhích nhẹ ở mức
29.669 triệu đồng trong năm 2013. Chi phí tăng chủ yếu là do tăng chi phí lãi,
chứng tỏ mỗi năm Ngân hàng đều huy động được cho mình một lượng vốn
tăng đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng cao của dân địa phương.
Năm 2012, chi phí lãi tăng vọt 4.696 triệu đồng tương đương tăng
21,56% so với năm 2011, điều này cũng được giải thích là do cuộc khủng
hoảng kinh tế năm 2012, Ngân hàng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng nên việc huy
động vốn gặp nhiều khó khăn và do đó Ngân hàng phải chịu phí lãi cao hơn để
thu hút được nguồn vốn chi cho các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Từ
ngày 11/6/2012, NHNN đã áp dụng mức trần lãi suất huy động là 9%/năm,
giảm 2% so với trước đây và liên tục giảm hơn nữa ở thời điểm giữa năm 2013
theo thông tư 14, 15/2013/TT-NHNN. Vì thế, sang năm 2013, chi phí lãi của
Agribank Trần Đề chỉ tăng thêm 634 triệu tương đương 2,39% so với năm
2012 khi bị áp đặt mức trần lãi suất huy động không cao, điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến khả năng huy động vốn dẫn đến sự giảm sút trong tốc độ tăng
trưởng doanh thu của Ngân hàng.
23
Chi ngoài lãi tuy chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng chi phí nhưng nó lại
cho thấy khả năng quản lý chi phí của một ngân hàng. Nhìn vào bảng số liệu,
ta thấy nguồn chi ngoài lãi giảm dần qua các năm, từ 2.792 triệu đồng năm
2011 xuống còn 2555 triệu đồng năm 2013, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy
sự nỗ lực không ngừng nghỉ không chỉ của ban lãnh đạo mà còn là của toàn
thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng trong việc giảm thiểu chi phí và tối đa
hóa lợi nhuận cho Ngân hàng.
Năm 2014, có sự sụt giảm của chi phí ở 6 tháng đầu năm so với cùng kì
năm 2013, mức giảm chỉ 8 triệu đồng tương đương 0,07%. Tuy giai đoạn đầu
năm nay, lãi suất huy động đã giảm nhưng do tổng vốn huy động tăng so với
cùng kỳ năm trước nên chi phí từ lãi cũng tăng nhẹ, trong khi đó chi phí ngoài
lãi giảm 219 triệu tương đương 11,56%. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho
Ngân hàng vì thu nhập tăng trong khi chi phí giảm, đồng nghĩa với việc lợi
nhuận tăng.
Về lợi nhuận
Lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao,
hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng thì chỉ có thể hạn chế rủi ro chứ không thể
loại bỏ rủi ro hoàn toàn. Từ những phân tích về doanh thu và chi phí trong giai
đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 như trên, cho thấy việc duy trì tốc
độ tăng trưởng lợi nhuận của Ngân hàng là hết sức khó khăn. Năm 2013,
doanh thu chỉ tăng 1% trong khi chi phí tăng 2,17% so với năm 2012, tốc độ
tăng trưởng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng chi phí nên lợi nhuận tăng âm
là điều khá dễ hiểu. Cũng do ảnh hưởng không chỉ từ khủng hoảng kinh tế, mà
còn từ nhiều điều bất lợi tại địa phương như dịch bệnh trên lúa, vật nuôi, tôm...
khiến cho tình hình kinh tế chung của Huyện Trần Đề gặp nhiều khó khăn,
người dân vay nhiều nhưng trả ít, kéo dài thời gian, huy động vốn khó khăn
khiến chi phí tăng cao vì người dân có xu hướng giữ tiền mặt để đảm bảo an
toàn trong thời kì kinh tế không ổn định.
Lợi nhuận giảm, kết quả kinh doanh không khả quan ở năm 2013 đã
khiến cho Ngân hàng giảm đi vị thế cạnh tranh của mình với các ngân hàng
khác ở địa phương, vì thế để củng cố lại vị trí, Ngân hàng cần phải sớm đề ra
chính sách hợp lí nằm cải thiện tình hình kinh doanh của mình trong tương lai.
Tuy giai đoạn sáu tháng đầu năm 2014, lợi nhuận tăng 456 triệu đồng
tương đương 17,57% so với cùng kì năm 2013 nhưng Ngân hàng cũng cần chú
ý theo dõi tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập lẫn chi phí để kịp đề ra chính
sách giải quyết kịp thời những khó khăn khi chi phí có dấu hiệu tăng cao.
24
Trong thời gian tới, Agribank Trần Đề tiếp tục đẩy mạnh cho vay phát
triển nông nghiệp nông thôn theo chủ trương của Chính phủ, theo định hướng
phát triển kinh tế của tỉnh Sóc Trăng để chia sẻ, giúp các doanh nghiệp và hộ
dân vượt qua khó khăn, ổn định và từng bước phát triển sản xuất, kinh doanh
nên lợi nhuận có khả năng không cao nhiều so với giai đoạn trước.
3.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
Căn cứ vào chỉ đạo của NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng, căn cứ vào khả
năng và tình hình thực tế tại địa phương, NHNo & PTNT huyện Trần Đề đã đề
ra các mục tiêu trọng tâm để phấn đấu thực hiện trong thời gian tới như sau:
Trước tiên, cần phải thực hiện tốt chức năng vốn có là kinh doanh tiền
tệ và dịch vụ ngân hàng.
Tập tung nhân lực và tài lực xử lý nợ quá hạn trong cho vay nông
nghiệp, ngư nghiệp,... thu các khoản nợ tồn đọng, củng cố và phát triển mối
quan hệ gắn bó với khách hàng truyền thống.
Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đảm bảo nhanh chóng tiếp cận với
công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Mở rộng quy mô hoạt động, mạng lưới kinh doanh, đảm bảo an toàn
vốn và kinh doanh có hiệu quả.
Phấn đấu nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí đảm bảo lợi
nhuận trên đầu người của Agribank Trần Đề cao hơn lợi nhuận đầu người bình
quân của các chi nhánh ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn.
25
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH TRẦN ĐỀ, SÓC TRĂNG
4.1 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TRONG GIAI
ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013, 2014
4.1.1 Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng
Vốn là yếu tố tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Riêng đối
với ngành ngân hàng thì nguồn vốn lại càng quan trọng hơn. Nguồn vốn của
ngân hàng thương mại bao gồm: vốn huy động, vốn điều chuyển và nguồn vốn
khác (các quỹ, lợi nhuận giữ lại,…). Đối với Agribank Trần Đề thì nguồn vốn
chỉ bao gồm vốn huy động và vốn điều chuyển từ cấp trên. Hầu hết các ngân
hàng thương mại cấp chi nhánh nói chung và Agribank chi nhánh Trần Đề nói
riêng, nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì sẽ không thể đáp ứng hết
được nhu cầu về vốn cho khách hàng. Vì vậy, ngoài vốn huy động tại chỗ thì
Ngân hàng còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính,
nguồn vốn này có lãi suất cao hơn lãi suất của vốn huy động nên cũng góp
phần làm tăng chi phí của chi nhánh gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do đó, chi
nhánh luôn nỗ lực phấn đấu tăng nguồn vốn huy động để giảm chi phí cho
nguồn vốn vay này.
Nhìn vào bảng 4.1, có thế thấy nguồn vốn của Ngân hàng tăng khá nhanh
qua các năm. Tổng nguồn vốn tăng trưởng tương đối khá ổn định chứng tỏ uy
tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao. Năm 2011, nguồn vốn của Ngân
hàng đạt hơn 194 tỉ đồng, sang năm 2012 con số này tăng lên thêm gần 49 tỉ
gần bằng 25% năm 2011 và đến năm 2013, tổng nguồn vốn đạt hơn 272 tỉ
đồng và đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Trong đó,
vốn huy động và cả vốn điều chuyển đều có đóng góp tương đương nhau vào
sự gia tăng của tổng nguồn vốn.
26
Bảng 4.1 Nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Trần Đề giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Vốn huy động
Vốn điều chuyển
Tổng nguồn vốn
2011
120.718
73.492
194.210
2012
149.197
93.920
243.117
6 tháng đầu năm
2013
153.843
118.172
272.015
6/2013
131.837
127.436
259.273
6/2014
163.624
103.724
267.348
Chênh lệch
2012-2011
2013-2012
6/2014-6/2013
Số tiền % Số tiền %
Số tiền
%
28.479 23,59 4.646 3,11 31.787 24,11
20.428 27,80 24.252 25,82 -23.712 -18,61
48.907 25,18 28.898 11,89
8.075
3,11
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT huyện Trần Đề giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013,2014
Vốn huy động
Vốn điều chuyển
120%
100%
80%
60%
40%
20%
0%
2011
2012
2013
6/2013
Chỉ tiêu
6/2014
6 tháng đầu năm
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT huyện Trần Đề giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013,2014
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của Agribank Trần Đề
giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014
27
Trong khi nguồn vốn điều chuyển tăng đều đặn qua các năm ở mức
27,8% giai đoạn 2011-2012 và 25,82% giai đoạn 2012-2013 thì tốc độ tăng
trưởng của nguồn vốn huy động lại giảm xuống, lý giải cho sự sụt giảm này là
vào những tháng cuối năm 2012, nhiều bê bối xảy ra trong lĩnh vực Ngân
hàng, nền kinh tế suy sụp, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản...
khiến cho người dân càng mất niềm tin vào ngân hàng, tâm lý giữ tiền mặt
tăng cao, nên sang năm 2013, công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn,
không đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng của địa phương nên cần sử dụng nguồn
vốn điều chuyển nhiều hơn khiến chi phí tăng cao, lợi nhuận giảm sút. Mặt
khác, với sứ mệnh là ngân hàng phát triển nông nghiệp, nông thôn, cùng với
việc tiếp tục thực hiện nghị định số 41/2010/NĐ-CP về thực hiện chính sách
“Tam nông” thì vai trò của nguồn vốn cho nông dân phát triền sản xuất nông
nghiệp, đầu tư trang thiết bị, máy móc...là rất quan trọng, do đó cần một nguồn
vốn rất lớn. Do nguồn vốn huy động tại chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu nên
vốn điều chuyển liên tục tăng là điều tất yếu.
Sang sáu tháng đầu năm 2014, tình hình nguồn vốn huy động đã được cải
thiện đáng kể, tốc độ tăng trưởng của vốn huy động đạt 24,11% so với cùng kì
năm 2013, nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm 2014 bằng 106,35% nguồn
vốn huy động được của cả năm 2013 cho thấy tình hình kinh tế cả nước đã
từng bước phục hồi, niềm tin của người dân đối với lĩnh vực ngân hàng dần
được củng cố. Mặt khác, nguồn vốn điều chuyển trong 6 tháng đầu năm 2014
lại giảm xuống gần 24 tỉ đồng, giảm hơn 18% so với cùng kì năm trước. Đây
là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy một kết quả khả quan về lợi nhuận vào
cuối năm nay mà Ngân hàng đang cố gắng hướng tới.
Nhìn vào hình 4.1, tuy vốn điều chuyển không cao hơn vốn huy động
nhưng nó cũng chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn và tỉ lệ tăng giảm
không ổn định qua các năm. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy lượng vốn điều
chuyển vẫn tăng dần qua các năm. Vì thế, Ngân hàng cần có biện pháp tích
cực để tạo nguồn vốn huy động tại chỗ có tính chất ổn định và chi phí thấp để
nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới.
Tuy chỉ mới thành lập năm 2004 và đi vào hoạt động chưa tới 10 năm
nhưng Agribank Trần Đề đã có một số thành công nhất định trong công tác
huy động vốn. Dù tốc độ tăng trưởng không ổn định nhưng lượng vốn huy
động vẫn tăng qua các năm. Để đạt được những thành công đó, chi nhánh đã
đặt ra và cố gắng hết sức để hoàn thành mục tiêu huy động được nguồn vốn ổn
định. Tuy nền kinh tế không ổn định khiến Ngân hàng gặp nhiều khó khăn
trong công tác huy động vốn nhưng Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp và
28
đạt được một số thành tựu nhất định, cụ thể Ngân hàng cử nhân viên trực tiếp
đến các doanh nghiệp và cá nhân có quan hệ giao dịch với Ngân hàng để giới
thiệu sản phẩm mới của Ngân hàng, mở tài khoản thanh toán miễn phí cho các
doanh nghiệp có nhu cầu. Đặc biệt, Ngân hàng rất quan tâm đến lãi suất huy
động, vì đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để thu hút vốn, đồng thời đẩy mạnh
phát triển dịch vụ và các tiện ích sản phẩm, đẩy nhanh tốc độ phát hành thẻ
ATM, phục vụ tốt việc trả lương qua tài khoản qua đó thu hút nguồn. Chi
nhánh còn ban hành các chính sách như: thưởng huy động vốn cho tập thể, cá
nhân; khoán tài chính cho cán bộ chi nhánh, coi công tác huy động vốn là
nhiệm vụ trọng tâm; luân chuyển công tác với cán bộ…
Nhìn chung, vào thời kì khủng hoảng kinh tế thì kinh doanh đình trệ, lợi
nhuận sụt giảm là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, lãnh đạo Ngân hàng cần có
cái nhìn xa hơn ở tương lai để đề ra những chiến lược huy động và sử dụng
vốn phù hợp với từng thời kì nhằm nâng cao khả năng kinh doanh và vị thế
của ngân hàng mình so với các chi nhánh NHTM khác.
4.1.2 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn huyện Trần Đề
4.1.2.1 Tình hình huy động vốn theo loại tiền
Huy động vốn là một nghiệp vụ cơ bản và quan trọng của ngân hàng.
Hiệu quả công tác huy động vốn được các ngân hàng quan tâm không chỉ vì
nó là một nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng mà còn vì nó là một trong
những hoạt động chủ yếu góp phần mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng.
Thấy được tầm quan trọng của việc huy động vốn, Ngân hàng đã tập trung huy
động nguồn vốn đa dạng bao gồm cả ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội. Địa bàn huyện Trần Đề tập trung chủ yếu là nông dân với
nông nghiệp là nghề chính nên đồng ngoại tệ không được sử dụng phổ biến,
chỉ một bộ phận rất nhỏ khách hàng làm ăn có nhu cầu sử dụng ngoại tệ cũng
như có nhu cầu gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, ngoài ra cũng có một nhóm khách
hàng nhỏ nhận được khoản ngoại tệ do người thân từ nước ngoài gửi về nhưng
chưa có nhu cầu sử dụng nên cũng đóng góp một phần vào nguồn vốn huy
động ngoại tệ cho Ngân hàng.
29
Bảng 4.2 Vốn huy động theo loại tiền của NHNo & PTNT huyện Trần Đề giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2011
2012
6 tháng đầu năm
2013
6/2013
6/2014
2012-2011
Số tiền %
Việt Nam đồng
109.723
133.566
136.406
128.521 148.335
23.843 21,73
Ngoại tệ quy đổi
10.995
15.631
17.437
3.316 15.289
4.636 42,16
Tổng vốn huy động
120.718
149.197
153.843
131.837 163.624
28.479 23,59
Chênh lệch
2013-2012
6/2014-6/2013
Số tiền % Số tiền
%
2.840
2,08 19.814
1.806 10,36 11.973 361,07
4.646
3,02 31.787
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT huyện Trần Đề giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013,2014
30
15,42
24,11
Ngoại tệ
Bảng tỷ trọng cho ta thấy ngoại tệ chỉ chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ
trong tổng vốn huy động của chi nhánh, trên dưới khoảng 10%. Tốc độ tăng
trưởng của ngoại tệ lên xuống bất ổn và thực tế thì lượng ngoại tệ tăng khá
chênh lệch nhau qua từng năm, cụ thể năm 2012, lượng ngoại tệ quy đổi đạt
mốc 15.631 triệu đồng, tăng 4.636 triệu xấp xỉ 42,16% so với năm 2011,
chiếm 10,48% trong tổng nguồn vốn. Sự tăng trưởng nguồn ngoại tệ này bắt
nguồn từ việc thu hút đầu tư của tỉnh Sóc Trăng, với nhiều dự án lớn như: khu
công nghiệp Trần Đề, khu du lịch sinh thái Mỏ Ó,… Và đây cũng là nơi nuôi
trồng thủy hải sản lớn của tỉnh, hình thành nên các nhà máy chế biến thủy sản
xuất khẩu, đem lại nguồn ngoại tệ về cho huyện, đồng thời huyện cũng có
lượng kiều hối chuyển về rất lớn sử dụng không hết được gửi vào ngân hàng
để sinh lãi.
Bước sang năm 2013, nguồn ngoại tệ quy đổi chỉ tăng ở mức 1.806 triệu
đồng tương đương 10,36% so với năm 2012, sự sụt giảm này được lý giải như
sau: ngày 28/6/2013 NHNN điều chỉnh giảm lãi suất tối đa đối với tiền gửi
bằng USD của tổ chức (từ 2%/năm xuống 0,25%/năm), cá nhân (từ 2%/năm
xuống 1,25%/năm) tại tổ chức tín dụng để hỗ trợ duy trì được mức chênh lệch
lợi tức giữa việc nắm giữa VND và USD trong điều kiện mức chênh lệch này
giảm xuống mức thấp nhằm đảm bảo việc điều chỉnh tỷ giá không gây biến
động trên thị trường. Chính quyết định này phần nào ảnh hưởng đến nguồn
vốn bằng ngoại tệ cho cả hệ thống NH Agribank nói chung và Agribank Trần
Đề nói riêng.
Sáu tháng đầu năm 2014, nguồn ngoại tệ tăng lên đột biến so với cùng kì
năm 2013, tăng 11.973 triệu đồng xấp xỉ 361,07% và đạt hơn 87% so với cả
năm 2013. Điều này cho thấy sự nỗ lực trong việc thu hút tiền gửi của
Agribank Trần Đề không chỉ là nội tệ mà còn có cả ngoại tệ. Nguồn ngoại tệ
của ngân hàng tăng trưởng khá một phần cũng do gần đây dịch vụ Western
Union dần trở nên phổ biến, người dân giao dịch nhận tiền từ nước ngoài gửi
về khá nhiều và qua sự vận động của cán bộ ngân hàng, khách hàng đã gửi vào
ngân hàng nhưng lượng tiền huy động được từ hình thức này rất ít vì chỉ thu
hút qua dân cư là chính và với lãi suất huy động khá thấp, do vậy trong thời
gian tới ngân hàng cần tìm kiếm khai thác thêm các nguồn ngoại tệ thanh toán
nhằm tăng trưởng nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng.
31
Nội tệ
Nội tệ luôn là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất trong nguồn vốn
huy động chia theo loại tiền của các NHTM. Từ năm 2011 đến nay, nguồn vốn
huy động của Ngân hàng luôn tăng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc tăng lên
của nguồn vốn nội tệ. Tuy mức tăng trưởng nguồn vốn nội tệ của Ngân hàng
có khác nhau theo từng năm, cụ thể năm 2011 nguồn vốn nội tệ chỉ ở mức
109.723 triệu đồng nhưng đến năm 2012, con số này tăng thêm 21,73% và đạt
mức 133.566 triệu, đến năm 2013, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn nội tệ giảm
lại và chỉ tăng 2,08% so với năm 2012 nhưng nhìn chung nguồn vốn này vẫn
tăng ở một mức độ phù hợp. Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là nông dân
và hộ gia đình, họ chủ yếu sử dụng tiền mặt mà cụ thể là nội tệ. Chính vì thế,
số tiền nhàn rỗi của họ đem gửi tiết kiệm tại Ngân hàng thường là nội tệ.
Ngoài ra, lãi suất huy động của nội tệ luôn cao hơn so với ngoại tệ, điều này lý
giải tại sao nguồn vốn huy động bằng nội tệ luôn chiếm tỉ trọng cao và lớn hơn
rất nhiều lần so với nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ.
4.1.2.2 Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng
Trong nền kinh tế chung, có rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau, mỗi
đối tượng, mỗi thành phần khác nhau lại có nhu cầu và nguồn vốn khác nhau.
Hiểu được vấn đề này, NHNo & PTNT huyện Trần Đề đã đưa ra nhiều sản
phẩm huy động phù hợp với từng thành phần kinh tế khác nhau để đáp ứng tốt
hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng phục vụ cho sự phát triển chung
của xã hội.
Tiền gửi của tổ chức tín dụng
Bên cạnh các nguồn tiền trên thì chi nhánh cũng rất quan tâm tới nguồn
tiền gửi của các TCTD, đây là nguồn tiền có tính ổn định không cao và không
thường xuyên trong suốt các thời kỳ hoạt động trong năm của chi nhánh vì đây
là nguồn tiền gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh toán và chi trả dưới hình thức
ngân hàng đại lý và dịch vụ tương ứng. Tuy có xu hướng tăng giảm thất
thường nhưng với tỉ trọng khá thấp trong tổng vốn huy động ( thấp hơn 0,3%)
nên sự thay đổi nguồn tiền này cũng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng
thanh khoản của chi nhánh. Tuy nhiên, do tính chất không ổn định có thể làm
ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng nên Ngân hàng luôn
phải có kế hoạch rất thận trọng trong việc sử dụng nguồn này, đồng thời phải
có chiến lược phát triển các hoạt động dịch vụ tài chính để thu hút ổn định
32
Bảng 4.3 Vốn huy động theo đối tượng khách hàng của NHNo & PTNT huyện Trần Đề giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm
2013,2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Chỉ tiêu
2012-2011
2011
Tổ chức tín dụng
Chênh lệch
6 tháng đầu năm
2012
2013
6/2014 Số tiền
6/2013
%
2013-2012
Số tiền
6/2014 - 6/2013
%
Số tiền
%
312
18
17
9
48
-294
-94,23
-1
-5,56
39
433,33
2.540
10.742
12.401
8.256
18.729
8.202
322,91
1.659
15,44
10.473
126,85
682
3.626
7.859
3.519
8.663
2.944
431,67
4.233
116,74
5.144
146,18
Dân cư
117.184 134.811 133.566 120.053 136.184 17.627
15,04
-1.245
-0,92
16.131
13,44
Tổng vốn huy động
120.718 149.197 153.843 131.837 163.624 28.479
23,59
4.646
3,11
31.787
24,11
Tổ chức kinh tế
Kho bạc Nhà nước
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT huyện Trần Đề giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013,2014
33
Tiền gửi của tổ chức kinh tế
Tuy chiếm tỉ trọng khá thấp trong tổng vốn huy động nhưng nguồn vốn
huy động từ các TCKT cũng phần nào giúp Ngân hàng giảm bớt chi phí vì đây
là nguồn vốn có chi phí thấp, tạo điều kiện cho Ngân hàng tăng sức cạnh tranh
trên thị trường. Nguồn vốn huy động được từ đối tượng này chiếm tỷ trọng
thứ hai sau nguồn vốn từ dân cư, tuy vẫn có sự chênh lệch khá lớn giữa hai
đối tượng này, nhưng qua bảng số liệu nêu trên thì lượng vốn mà đối tượng
này đóng góp vào nguồn vốn huy động của ngân hàng cũng đã tăng dần qua
các năm. Năm 2012 tăng 322,91% so với năm 2011, tuy nguồn vốn này không
lớn nhưng tốc độ tăng trưởng đáng kể cho thấy Ngân hàng đã rất nỗ lực để huy
động được nhiều nguồn vốn khác nhau chứ không riêng gì nguồn vốn từ dân
cư. Và nguyên nhân khác nữa là do thời gian gần đây, nền kinh tế huyện Trần
Đề đang trên đà phát triển, cơ cấu kinh tế dần chuyển đổi theo hướng công
nghiệp hóa, nhiều doanh nghiệp tư nhân ra đời và hoạt động có hiệu quả, việc
trao đổi hàng hóa, sản xuất kinh doanh xuất hiện ngày càng nhiều, do đó hình
thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được phổ biến và được các
doanh nghiệp ưa chuộng vì tính an toàn và tiện lợi. Ngân hàng cần có những
biện pháp để thu hút làm tăng tỷ trọng của nguồn vốn huy động được từ đối
tượng này.
Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước
Khi Kho bạc thu ngân sách, nguồn tiền nhàn rỗi chưa có nhu cầu sử dụng
thì Kho bạc sẽ gửi tiền vào các NHTM, góp phần đóng góp vào nguồn vốn của
Ngân hàng. Năm 2012, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tăng rất mạnh với tốc
độ 431,67% so với năm 2011, góp phần làm tăng tỉ trọng trong tổng vốn huy
động chia theo đối tượng khách hàng của chi nhánh. Nguồn tiền này tiếp tục
tăng 4.233 triệu đồng vào năm 2013 với tỉ lệ tăng trưởng 116,74% và đang có
xu hướng tăng dần trong sáu tháng đầu năm 2014. Đây là những cố gắng của
bản than Ngân hàng trong việc vận động, huy động Kho Bạc Nhà Nước duy trì
số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.
Tiền gửi từ dân cư
Dân cư là nhóm khách hàng quan trọng nhất của hầu hết các NHTM. Tuy
huy động từ các cá nhân, hộ gia đình với lượng tiền nhỏ lẻ nhưng nguồn vốn
từ nhóm khách hàng này gộp lại là vô cùng lớn và không lạ gì khi nó chiếm tỉ
trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh. Năm 2011, tỉ
lệ tiền gửi dân cư chiếm hơn 97% tổng vốn huy động với con số thực tế là
117.184 triệu đồng. Sang năm 2012, con số này tiếp tục tăng lên mức 134.811
triệu tương đương tăng 15,04% so với năm 2011, tuy nhiên sang năm 2013
34
nguồn tiền này lại giảm nhẹ 1.245 triệu đồng, nguyên nhân là do năm 2012,
những bê bối của một số ngân hàng trong hệ thống khiến người dân mất lòng
tin ở các NHTM, do NHNN kịp thời giải quyết cùng với những chiến lược
đúng đắn từ ban lãnh đạo nên sang năm 2013 nguồn vốn này giảm không
nhiều nên cũng không ảnh hưởng đến chất lượng huy động vốn của Agribank
Trần Đề.
Sáu tháng đầu năm 2014, tình hình nguồn vốn huy động từ dân cư có cải
thiện, đó là do Ngân hàng đã áp dụng chính sách huy động vốn đúng đắn, đánh
vào tâm lý khách hàng cá nhân với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn,
lãi suất huy động linh hoạt,... Tuy nhiên, do đây là nguồn vốn có chi phí thấp
nên phải chịu rủi ro cao về lãi suất, thanh khoản hay vốn chủ sở hữu. Chẳng
hạn, vào những thời điểm bình thường, nguồn vốn này có thể tương đối ổn
định, ít nhạy cảm với thay đổi của lãi suất nhưng cũng chính loại tiền gửi đó lạ
có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản vào những thời vụ nhất định trong năm hoặc
thời kì kinh tế khủng hoảng khi xảy ra việc rút tiền ồ ạt vì loại tiền gửi này
chịu ảnh hưởng bởi những đột biến và thất thường. Do đó, Ngân hàng cần
thường xuyên theo dõi tình hình kinh tế, chính trị để kịp thời đề ra các chính
sách hợp lý nhằm giải quyết những khó khăn có thể mắc phải trong tương lai.
4.1.2.3 Tình hình huy động vốn theo kì hạn
Tại Agribank chi nhánh Trần Đề, nếu xét theo kì hạn thì nguồn tiền gửi
được chia thành hai loại: tiền gửi không kì hạn và tiền gửi có kì hạn, tiền gửi
có kì hạn được chia thành hai nhóm: có kì hạn nhỏ hơn 12 tháng (tiền gửi ngắn
hạn) và có kì hạn từ 12 tháng trở lên (tiền gửi trung hạn và dài hạn). Mỗi loại
này có tỷ trọng và ảnh hưởng khác nhau đối với tổng nguồn vốn huy động nói
riêng và nguồn vốn của Ngân hàng nói chung. Sau đây là bảng số liệu thể hiện
tình hình nguồn vốn huy động theo kì hạn của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013
và 6 tháng đầu năm 2014.
Tiền gửi không kì hạn
Nguồn tiền gửi không kì hạn tăng giảm không đều qua các năm, cụ thể
năm 2012, số tiền thực tế tăng 10.935 triệu đồng tương đương 70,71% so với
năm 2011 nhưng sang năm 2013, nguồn vốn không kì hạn lại giảm 7.852 triệu
đồng xấp xỉ 29,74% so với năm 2012. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm
2014 nguồn tiền này lại có dấu hiệu tăng mạnh trở lại (hơn 50% so với 6 tháng
đầu năm 2013).
35
Bảng 4.4 Vốn huy động theo kì hạn của NHNo & PTNT huyện Trần Đề giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
6 tháng đầu năm
Chỉ tiêu
2012-2011
2011
Không kì hạn
Có kì hạn
+ =12 tháng
Tổng vốn huy động
Chênh lệch
15.465
2012
26.400
105.253 122.797
99.911 109.593
5.342
13.204
120.718 149.197
2013
18.548
6/2013
Số tiền
%
2013-2012
Số tiền
%
6/2014-6/2013
Số tiền
%
27.815
10.935
70,71
-7.852
-29,74
9.512
51,97
135.295 113.534 135.809
17.544
16,67
12.498
10,18
22.275
19,62
98.188 108.632
9.682
9,69
3.963
3,62
10.444
10,64
15.346
27.177
7.862
147,17
8.535
64,64
11.831
77,1
153.843 131.837 163.624
28.479
23,59
4.646
3,11
31.787
24,11
113.556
21.739
18.303
6/2014
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT huyện Trần Đề giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014
36
Sự thay đổi liên tục này cũng tương đối dễ hiểu vì chiếm đa số trong
khoản mục này là tiền gửi của các TCKT. Từ những bất ổn của nền kinh tế nói
chung và khó khăn của các doanh nghiệp nói riêng, nguồn tiền gửi vốn không
ổn định này lại càng biến động nhiều hơn. Sự biến động của nguồn vốn này là
không thể tránh khỏi nhưng đây là nguồn vốn có chi phí trả lãi thấp nhất, bên
cạnh đó với lượng khách hàng tương đối ổn định và có phần gia tăng thì sự
rút, gửi thường xuyên không gây quá nhiều lo ngại về khả năng thanh khoản
cho chi nhánh.
Nhìn chung, mặc dù tỉ trọng tiền gửi không kì hạn trong tổng vốn huy
động tăng giảm không đều qua các năm nhưng hiện tại nguồn tiền này đã
tương đối ổn định, phát triển phù hợp với Đề án đẩy mạnh thanh toán không
dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011.
Tiền gửi có kì hạn
Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động nên tiền gửi có kì hạn
đóng một vai trò hết sức quan trọng, nguồn tiền này có ảnh hưởng rất lớn đến
kết quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng và do đó, để quản lý tốt tiền
gửi có kì hạn cũng là một việc không hề đơn giản. Năm 2012 là năm tái cấu
trúc hệ thống NHTM của NHNN, làm cho hệ thống thanh khoản ngân hàng
vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn, kết hợp với tâm lý lo sợ mất tiền của người
dân khi ngân hàng bị phá sản hay sáp nhập làm cho khách hàng chỉ gửi tiền
vào hệ thống NHNN để đảm bảo an toàn. Nắm bắt được cơ hội này và lãi suất
hạ nhiệt ở kỳ hạn ngắn 9%/năm, kỳ hạn dài ở mức trên 13%/năm, Agribank
Trần Đề đã huy động được một lượng vốn nhất định. Nhìn chung, nguồn tiền
gửi có kì hạn của Ngân hàng tăng đều qua mỗi năm, đặc biệt trong 6 tháng đầu
năm 2014, nguồn tiền này đã tăng hơn 100% so với cả năm 2013, đây là một
dấu hiệu tốt cho thấy khả năng quản lý nguồn vốn của ban lãnh đạo Agribank
chi nhánh Trần Đề.
Doanh số huy động vốn ngắn hạn tăng không ổn định qua 3 năm. Với
tình hình lãi suất có xu hướng giảm liên tục trong nhiều năm liền, đây là một
khó khăn cho Chi nhánh, thấy được điều đó Agribank Trần Đề đã áp dụng
nhiều giải pháp như: Giao chỉ tiêu, chỉ đạo phân công cán bộ, nhân viên tăng
cường tiếp cận KH, khuyến khích KH không chỉ gửi tiền mà còn sử dụng các
dịch vụ khác của Agribank; phân nhóm KH, cán bộ thích hợp để tiếp cận, giao
chỉ tiêu cán bộ để xét chi lương, chi thưởng hàng tháng… Với những biện
pháp trên, sang sáu tháng đầu năm 2014, tình hình huy động nguồn vốn ngắn
hạn đã được cải thiện đáng kể, tăng 10,64% so với cùng kì năm 2013 và đạt
37
gần 95,6% so với cả năm 2013. Trên địa bàn huyện Trần Đề và các vùng lân
cận, đa phần người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và buôn bán nhỏ
lẻ, vì thế hình thức tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng như tiết kiệm dưới 12
tháng, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn,... vừa nhằm mục đích sinh lợi khi nông
nhàn, vừa đảm bảo linh hoạt trong việc sử dụng vốn của mình khi vào vụ là
lựa chọn hàng đầu của người dân. Nắm bắt được nhu cầu này của người dân
nên Ngân hàng luôn chú trọng đến công tác huy động vốn ngắn hạn bằng cách
đa dạng hóa các loại kì hạn với lãi suất linh hoạt, phù hợp với nhiều yêu cầu
khác nhau của khách hàng đồng thời tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi
để khuyến khích người dân gửi tiền vào Ngân hàng.
Những năm gần đây, mặc dù tốc độ tăng trưởng không ổn định nhưng
nguồn tiền gửi trung và dài hạn vẫn tăng liên tục với tỉ lệ tăng trưởng khá cao,
cụ thể năm 2012, nguồn tiền này tăng lên 147,17% so với năm 2011, đạt
13.204 triệu đồng, sang năm 2013, nguồn tiền này tiếp tục tăng lên mức
21.739 triệu, tăng gần 64,64 % so với năm 2012, chỉ trong 6 tháng đầu năm
2014, con số này đã đạt mức 27.177 triệu, gần bằng 125% so với cả năm 2013.
Đây là một điều đáng mừng cho Chi nhánh vì nguồn vốn trung và dài hạn thật
sự không dễ huy động. Với tâm lý giữ tiền mặt, ngại sự thay đổi lãi suất,..rất
khó để người dân chịu gửi tiền vào Ngân hàng với kì hạn hơn một năm,
thường thì họ sẽ gửi tiền vào Ngân hàng với kì hạn ngắn từ 1 đến 3 tháng
nhằm mục đích an toàn và có thể dễ dàng chuyển sang kì hạn mới hoặc ngân
hàng khác với lãi suất cao hơn. Mặt khác, nhiều chương trình khuyến mãi hấp
dẫn lại không thường xuyên được áp dụng cho những món gửi dài hạn nên để
huy động được nguồn vốn trung và dài hạn ổn định đòi hỏi Ngân hàng phải nỗ
lực rất nhiều, và như ta đã thấy, với những nỗ lực ấy thì kết quả huy động
nguồn vốn này đã khá khả quan, tuy nhiên, Ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa để
gia tăng nguồn vốn này trong thời gian sắp tới vì đây là nguồn vốn mang tính
ổn định cao sẽ thuận lợi cho Ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng cho
nhiều dự án trung và dài hạn.
Bảng tỷ trọng đồng thời thể hiện cơ cấu vốn của Chi nhánh, ta thấy
nguồn vốn huy động có kì hạn luôn chiếm tỉ trọng cao (hơn 80%) trong tổng
vốn huy động của Ngân hàng thể hiện tính ổn định của nguồn vốn huy động
tại chỗ. Với loại vốn huy động có kỳ hạn thì Ngân hàng có thể an tâm cho vay
vốn khoảng 80% nguồn vốn huy động được vì trong thực tế ít gặp trường hợp
khách hàng rút tiền trước hạn hàng loạt. Tuy nhiên không nên để nguồn vốn
này với tỉ lệ quá cao hay quá thấp, vì khi quá cao, Ngân hàng sẽ chịu chi phí
lớn làm giảm lợi nhuận, còn khi quá thấp, Ngân hàng sẽ không thể chủ động
trong cho vay. Với loại vốn huy động không kì hạn, chiếm tỷ trọng thấp trong
38
cơ cấu nguồn vốn, đây là nguồn vốn không ổn định, tăng giảm liên tục tùy
theo nhu cầu thanh toán của khách hàng, Ngân hàng có thể sử dụng nguồn tiền
này để đáp ứng nhu cầu cấp thiết tạm thời. Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của
Ngân hàng phần nào cũng đã đáp ứng được nhiều nhu cầu tín dụng khác nhau
của khách hàng.
4.2 PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY
ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
Tỉ lệ chênh lệch thu chi lãi trên tổng nhu nhập
Tỉ lệ chênh lệch thu chi lãi trên vốn huy động cho thấy tỉ lệ thu nhập ròng
từ việc cho vay và việc huy động vốn trên tổng thu nhập của ngân hàng, tỉ lệ
này càng cao chứng tỏ Chi nhánh càng hoạt động có hiệu quả. Ta thấy, tỉ lệ
này tăng trưởng liên tục qua ba năm, riêng 6 tháng đầu năm 2013 lại cao hơn
cả năm 2013, điều này được giải thích là do những tháng cuối năm 2013, cùng
với Thông tư 14, 15/2013/TT-NHNN quy định mức lãi suất trần giảm xuống
khi huy động vốn bằng USD là 1,25%/năm và bằng đồng Việt Nam là
7%/năm khiến công tác huy động gặp nhiều khó khăn, chi phí huy động vốn
tăng cao nên khiến tỉ lệ này giảm xuống vào cuối năm. Tuy nhiên, tỉ lệ này
tăng trưởng mạnh vào 6 tháng đầu năm 2014 cho thấy tình hình kinh doanh
khả quan của Ngân hàng, hứa hẹn lợi nhuận sẽ tăng dần trong những năm tiếp
theo. Ngân hàng cần duy trì tăng trưởng tỉ lệ này nhằm nâng cao lợi nhuận
trong hoạt động kinh doanh, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh với Ngân
hàng khác trong khu vực.
Vốn huy động trên cho vay
Chỉ tiêu Vốn huy động trên cho vay thể hiện khả năng sử dụng vốn của
Ngân hàng, nhìn vào bảng 4.5 ta thấy tỉ lệ này tăng giảm không ổn định, năm
2011, đạt mức 0,38 có nghĩa là trong một đồng vốn cho vay thì có 0,38 đồng
là đóng góp của vốn huy động, còn lại là vốn điều chuyển từ cấp trên, tỉ lệ này
có tăng lên trong năm 2012 và giảm nhẹ vào năm 2013, riêng 6 tháng đầu năm
2014, tỉ lệ này đã đạt mốc 0,67 cho thấy mặc dù phải đối mặt với khủng hoảng
kinh tế năm 2012 mang dư âm sang năm 2013, nhưng Ngân hàng vẫn không
ngừng nỗ lực trong công tác huy động vốn nên sang năm 2014, tỉ lệ này đã
tăng lên với tốc độ khả quan và hứa hẹn trong nhiều năm tới, tỉ lệ này sẽ đạt
mốc 1,00. Tuy nhiên, Ngân hàng cần chú ý, hạn chế để chỉ tiêu này tăng quá 1,
vì khi ấy nguồn vốn huy động sẽ bị dư thừa, chưa sử dụng hết, làm tăng chi
phí và không thể mang lại lợi nhuận tối đa cho Ngân hàng.
39
Bảng 4.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Trần Đề giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm
2013, 2014
Chỉ tiêu
Năm
ĐVT
6 tháng đầu năm
2011
2012
2013
6/2013
6/2014
Vốn huy động
Trđ
120.718
149.197
153.843
131.837
163.624
Doanh số cho vay
Trđ
319.543
249.577
259.134
240.359
244.532
Dư nợ
Trđ
179.087
229.792
261.463
241.762
245.179
Tổng nguồn vốn
Trđ
194.210
243.117
272.015
259.273
267.348
Thu nhập từ lãi
Trđ
24.058
31.308
32.102
14.007
14.659
Chi phí lãi
Trđ
21.784
26.480
27.114
10.387
10.598
Tổng thu nhập
Trđ
28.847
36.314
36.676
14.877
15.325
Tỉ lệ chênh lệch thu chi lãi trên tổng nhu nhập
Lần
0,08
0,13
0,14
0,24
0,26
%
62,16
61,37
56,56
50,85
61,20
Vốn huy động trên cho vay
Lần
0,38
0,60
0,59
0,55
0,67
Dư nợ trên tổng nguồn vốn
%
92,21
94,52
96,12
93,25
91,71
Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT huyện Trần Đề giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014
40
Cặp chỉ tiêu Vốn huy động trên tổng nguồn vốn (%) và Dư nợ
trên tổng nguồn vốn (%)
Vốn huy động luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn, từ năm
2011 tỉ lệ này đạt 62,16% và giảm dần đến năm 2013 đạt 56,56%, mặc dù tỉ
trọng có giảm nhưng nhìn chung vẫn ở mức tương đối và có sự tăng trưởng
trong 6 tháng đầu năm 2014. Qua biểu đồ, ta thấy sáu tháng đầu năm 2014,
nguồn vốn huy động đạt 61,20% có nghĩa là một đồng trong tổng nguồn vốn
của Chi nhánh thì có khoảng 0,61 đồng là vốn huy động, phần còn lại là đóng
góp của vốn điều chuyển. Ngân hàng cần nhanh chóng đề ra chiến lược huy
động vốn thích hợp để nâng cao tỉ trọng của vốn huy động trong cơ cấu nguồn
vốn, nhằm giảm chi phí sử dụng vốn điều chuyển, góp phần nâng cao khả
năng cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn và hiệu quả hoạt động cho Ngân
hàng.
Trong khi chỉ tiêu Vốn huy động trên tổng nguồn vốn cho thấy gánh
nặng chi phí mà Ngân hàng phải trang trải cho nguồn vốn huy động thì Dư nợ
trên tổng nguồn vốn lại thể hiện khả năng thu lợi nhuận của Ngân hàng, chỉ
tiêu này càng cao thì mức sinh lợi sẽ càng nhiều. Tuy nhiên, Ngân hàng không
nên để mức Dư nợ trên tổng nguồn vốn lớn hơn 100% vì khi đó sẽ có nguy cơ
về thanh khoản cho Ngân hàng khi có biến cố. Nhìn chung, tỉ trọng này ở mỗi
thời điểm đều cao (lớn hơn 90%) cho thấy khả năng thu lợi nhuận của Ngân
hàng khá lớn, tuy nhiên Ngân hàng cần phải cẩn trọng trong việc quản lí dư
nợ, tránh để rủi ro xảy ra, sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến việc kinh doanh của
Ngân hàng.
Theo tính toán từ bảng số liệu sẵn có, chỉ tiêu Dư nợ trên tổng nguồn vốn
hơn chỉ tiêu Vốn huy động trên tổng nguồn vốn bình quân khoảng 1,6 lần, có
nghĩa trong 1 đồng vốn huy động được thì Ngân hàng cho vay khoảng 1,6
đồng, trong đó đóng góp của vốn điều chuyển khoảng 0,6 đồng, cho thấy
nguồn vốn huy động mặc dù tăng đều qua từng năm nhưng vẫn tăng không kịp
dư nợ, nên Ngân hàng cần sử dụng nguồn vốn điều chuyển nhiều mới đủ đáp
ứng nhu cầu tín dụng tại địa phương. Điều này cho thấy công tác huy động
vốn của Ngân hàng vẫn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn, Ngân hàng cần
sớm đề ra biện pháp phù hợp để sớm nâng cao hiệu quả huy động vốn, giúp
giảm chi phí từ việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển.
41
4.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
4.3.1 Thuận lợi
Ngân hàng đã có mặt tại địa bàn huyện từ nhiều năm qua, được đông đảo
người dân biết đến, là một tổ chức hoạt động có uy tín nên được sự tín nhiệm
của nhiều người. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây Nhà nước có nhiều
chính sách nhầm hỗ trợ vốn phục vụ cho công cuộc phát triển nông nghiệp và
nông thôn, điều này không những kích thích sự phát triển kinh tế nông thôn,
nâng cao thu nhập, trình độ tri thức cũng như đời sống tinh thần của người dân
mà còn tạo ra nhu cầu vốn rất lớn đầu tư vào nền kinh tế. Mặt khác, tình hình
an ninh chính trị tại địa phương luôn ổn định, kinh tế địa phương có bước phát
triển tạo thuận lợi cho hoạt động của Chi nhánh.
Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm
cao, luôn giúp đỡ nhau trong công việc, họ rất nhiệt tình, năng động, sáng tạo
và tâm huyết với công việc. Ban lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm, luôn tự nâng
cao năng lực điều hành, đề ra mục tiêu chương trình công tác cụ thể đã tạo
điều kiện cho đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt kế hoạch của cấp trên
giao. Mặt khác, lãnh đạo Ngân hàng còn có các biện pháp tích cực để thúc
đẩy tinh thần thi đua làm việc của nhân viên Ngân hàng, điển hình là việc giao
chỉ tiêu HĐV trong một năm đối với tất cả các nhân viên, đồng thời có các
hình thức khen thưởng nhằm khích lệ tinh thần toàn thể nhân viên.
Agribank Trần Đề là ngân hàng chi nhánh trực thuộc chi nhánh NHN0 &
PTNT tỉnh Sóc Trăng nói riêng và hệ thống NHN0 & PTNT Việt Nam nói
chung, với hệ thống mạng lưới ngân hàng chi nhánh phủ khắp cả nước, đây là
ngân hàng thương mại Nhà nước có vốn điều lệ lớn nhất hiện nay. Ngoài
nguồn vốn huy động, Ngân hàng luôn được tạo điều kiện để tiếp cận với các
nguồn vốn điều chuyển, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của người dân,
phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Từ khi mới thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay, Ngân hàng đã từng
bước được đầu tư hầu như đầy đủ hệ thống trang thiết bị hiện đại như: máy vi
tính, máy đếm tiền, máy in, máy fax, camera…
Sản phẩm dịch vụ đơn giản cùng với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ
Ngân hàng đã góp phần mang các sản phẩm huy động vốn đến gần hơn với
KH. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn có chính sách lãi suất hợp lý khuyến khích
người gửi tiền và áp dụng linh hoạt các hình thức huy động tiền gửi khác nhau
như tiền gửi tiết kiệm với nhiều kỳ hạn khác nhau bằng nội tệ và ngoại tệ,
42
khuyến khích khách hàng mở tài khoản thanh toán, sửdụng các dịch vụ thanh
toán qua Ngân hàng.
4.3.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi và những kết quả kinh doanh khả quan mà
Ngân hàng đạt được trong thời gian qua thì trong công tác huy động vốn Ngân
hàng cũng gặp không ít khó khăn làm ảnh hưởng trực tiếp nguồn vốn huy
động, không đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng tại địa phương nên phải sử dụng
nguồn vốn điều chuyển ngày càng nhiều làm tăng chi phí sử dụng vốn cũng
như tổng chi phí của Ngân hàng ảnh hưởng đến lợi nhuận trong giai đoạn vừa
qua. Sau đây là một số khó khăn trong công tác huy động vốn mà Ngân hàng
cần khẩn trương nhìn nhận và khắc phục nhanh chóng trong thời gian tới.
Nguồn vốn huy động chủ yếu theo thời vụ, đa phần khách hàng của Chi
nhánh là nông dân với nghề nghiệp chủ yếu là trồng lúa hoặc nuôi thủy sản,
nguồn vốn huy động được từ những khách hàng này chủ yếu theo thời vụ, do
đó có thời điểm trong năm nguồn vốn huy động tăng cao cũng như xuống
thấp. Chỉ một bộ phận rất nhỏ người dân có nguồn tiền nhàn rỗi ổn định mà
gửi vào Ngân hàng.
Cơ sở vật chất nhìn chung vẫn còn hạn chế. Mặt khác, do là ngân hàng
tuyến huyện nên Chi nhánh chưa chủ động được trong việc chi tiêu tài chính,
mỗi khi Ngân hàng muốn đầu tư mua sắm thêm máy móc, trang thiết bị hiện
đại hay xin vốn điều chuyển phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng thì phải xin ý kiến chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, được phê duyệt
thì Ngân hàng mới được thực hiện
Hiện tại, Ngân hàng chưa có phòng marketing nên chưa có đội ngũ phát
triển sản phẩm, tiếp thị chuyên nghiệp nên công tác tuyên truyền, quảng cáo
và các hướng tiếp cận khách hàng còn rất hạn chế, chủ yếu là khách hàng có
nhu cầu tự liên hệ với nhân viên Ngân hàng để gửi tiền, hoặc chỉ thông qua sự
giới thiệu của những khách hàng đã quen để tìm những khách hàng mới, chưa
thực sự thu hút được nguồn vốn rãnh rỗi hiệu quả. Ngân hàng chưa tạo được
Website riêng, vì vậy khi khách hàng muốn tìm hiểu thông tin về Ngân hàng
đặc biệt là về các sản phẩm dịch vụ, lãi suất huy động, chương trình khuyến
mãi, ưu đãi của Ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian khi
phải đến trực tiếp Ngân hàng thay vì tìm hiểu trước qua Internet.
43
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI
CHI NHÁNH AGRIBANK HUYỆN TRẦN ĐỀ
5.1 NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC HUY
ĐỘNG VỐN VÀ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU
5.1.1 Những hạn chế còn tồn tại trong công tác huy động vốn
Công tác huy động vốn của Ngân hàng hiện nay diễn ra trong bối cảnh
hết sức khó khăn và gặp nhiều thách thức: vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt
của các NHTM khác cũng như các kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn trên địa bàn,
nền kinh tế vĩ mô vẫn chưa thực sự ổn định với nguy cơ về lạm phát, lãi
suất,… khiến tăng trưởng vốn huy động khó khăn, nhất là khi gửi tiền vào
ngân hàng và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng vẫn chưa thực sự quen thuộc
với người dân. Thói quen mua bán và cất trữ vàng thật sự là trở ngại lớn cho
công tác thu hút tiền gửi.
Agribank Trần Đề là ngân hàng tuyến huyện và chỉ mới thành lập trong
thời gian gần đây nên cơ sở vật chất, các dịch vụ tiện ích và hiện đại nhất vẫn
chưa được cung cấp đầy đủ, phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng.
Nguồn vốn huy động chưa đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng tại địa phương
nên phải sử dụng vốn điều chuyển ngày càng nhiều làm tăng chi phí sử dụng
vốn cũng như tổng chi phí huy động vốn của Ngân hàng làm ảnh hưởn đến lợi
nhuận trong giai đoạn vừa qua.
Tỉ lệ tiền gửi của các TCKT còn thấp, chưa tương xứng với tình hình
kinh tế đang phát triển mạnh mẽ tại địa phương.
Các sản phẩm của ngân hàng rất đa dạng và tiện ích nhưng còn chưa
được phổ biến và chưa được khách hàng sử dụng nhiều. Số lượng thẻ ATM do
chi nhánh phát hành còn ít và chưa thật sự phổ biến trong dân cư. Đa phần
khách hàng sử dụng thẻ là cán bộ công nhân viên chức hoặc các nhân viên của
doanh nghiệp có giao dịch với Ngân hàng và đăng kí trả lương qua tài khoản.
Hoạt động Marketing của Ngân hàng còn hạn chế. Nguồn vốn thu hút
còn hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn vẫn chiếm tỉ lệ khá thấp
trong tổng vốn huy động của Ngân hàng mặc dù hiện nay, cơ cấu nguồn vốn
huy động của chi nhánh đã có những chuyển biến tích cực.
44
5.1.2 Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong công tác huy
động vốn của Ngân hàng
Những hạn chế kể trên xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan của nền
kinh tế cũng như chủ quan từ chính ngân hàng:
Thói quen sử dụng tiền của người dân: tiền mặt là chủ yếu trong giao
dịch hàng ngày, không phải vì thiếu niềm tin vào Ngân hàng mà chủ yếu là
người dân chưa hiểu rõ về sự tiện lợi khi giao dịch thông qua Ngân hàng, tiếp
theo nữa là do số tiền giao dịch thường không nhiều nên khiến người dân có
tâm lý sử dụng tiền mặt.
Huyện Trần Đề gồm 2 thị trấn: thị trấn Lịch Hội Thượng và thị trấn Trần
Đề, vị trí hiện tại của Ngân hàng nằm ngay trung tâm thị trấn Trần Đề, còn
cách khá xa thị trấn Lịch Hội Thượng, trong khi đó, vì tính thuận tiện mà
người dân có xu hướng tìm đến các chi nhánh ngân hàng gần nhà mình hơn để
tiện giao dịch, một phần Ngân hàng bỏ sót khách hàng là do vị trí của Ngân
hàng mình.
Kinh tế huyện Trần đề chủ yếu tập trung vào nghề trồng lúa và nuôi trồng
thủy sản, chủ yếu là theo mùa vụ nên nguồn vốn huy động cũng phụ thuộc rất
nhiều vào đó. Thường thì cuối mỗi vụ mùa, nguồn tiền gửi vào Ngân hàng
tăng lên đáng kể nhưng chỉ là trong ngắn hạn, vì qua đầu vụ mới khách hàng
lại rút ra đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do dó, để tập
trung được nguồn vốn huy động trung và dài hạn ổn định đòi hỏi Ngân hàng
phải nỗ lực hơn rất nhiều.
Để tránh việc các ngân hàng thương mại tự do nâng lãi suất huy động
vốn gây ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà, Chính phủ đã yêu cầu Ngân
hàng Nhà nước qui định mức trần lãi suất huy động vốn cho các ngân hàng
thương mại. Quy định này khiến người giữ tiền dễ có tâm lý đầu tư vào các
công cụ đầu tư khác với mức sinh lời cao hơn trong điều kiện lạm phát còn
khá cao như hiện nay.
5.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI
NGÂN HÀNG
Nhìn chung, trong những năm vừa qua, bên cạnh những thành tựu mà
Ngân hàng đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế như đã trình bày. Huy
động vốn là một trong những công tác chủ yếu và rất quan trọng, hoạt động
huy động càng mạnh thì ngân hàng không chỉ mở rộng cho vay, tăng cường
đầu tư vốn vào nền kinh tế mà lợi nhuận của ngân hàng sẽ được tăng lên mạnh
45
mẽ vì thế cần được hết sức chú trọng. Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt
động huy động vốn, Ngân hàng nên áp dụng một số giải pháp sau đây:
5.2.1 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và các chương trình
khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng
Trong thời gian qua, chi nhánh Agribank Trần Đề đã áp dụng nhiều hình
thức huy động vốn và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên,
trên thực tế còn bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục. Trước tình hình mới
này, việc đa dạng hoá hình thức huy động vốn là một trong những biện pháp
để chi nhánh có thể huy động với lượng vốn lớn, cụ thể chi nhánh đa dạng
theo một số quan điểm sau:
Thứ nhất, Ngân hàng cần phát huy các hình thức huy động truyền thống
như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán,... kết hợp phát triển các hình thức
huy động vốn mới gồm tiền gửi tiết kiệm xây nhà, tiết kiệm dự thưởng,…
nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền đa dạng của khách hàng, đồng thời làm tăng
khả năng cạnh tranh của chi nhánh mình với ngân hàng khác.
Thứ hai, Ngân hàng cần quan tâm hơn đến việc huy động tiền gửi qua tài
khoản thanh toán, điều này đồng nghĩa với việc khuyến khích dân cư làm quen
với việc thanh toán qua ngân hàng. Huyện ngày càng có nhiều doanh nghiệp
vừa và nhỏ hoạt động trên nhiều lĩnh vực nên tiềm năng của nguồn vốn huy
động từ các tổ chức kinh tế này là rất lớn. Thực tế, việc huy động được nguồn
tiền này mang lại lợi ích vô cùng lớn cho ngân hàng vì chi phí rẻ mà nguồn
vốn huy động lại nhiều.
5.2.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
Chú trọng công tác phát triển thẻ và hệ thống ATM vì hiện nay Ngân
hàng chỉ có một máy ATM trên toàn địa bàn huyện Trần Đề, chưa thể đáp ứng
nhu cầu, có nhiều khách hàng phải đi khá xa mới thực hiện được giao dịch.
Đây là một bất tiện khi vào những giờ cao điểm hay những dịp như lễ, Tết…
với nhu cầu sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người dân càng lớn thì việc
khó rút được tiền, phải đứng chờ đợi, thậm chí có khi máy không còn tiền để
rút là chuyện xảy ra khá thường xuyên. Việc này tuy nhỏ nhưng nếu ngân
hàng thực hiện được sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như uy tín
của mình.
Ngân hàng có thể đa dạng hóa hình thức trả lãi cho khách hàng bằng
cách chuyển lãi qua tài khoản thẻ của khách hàng giúp khách hàng giảm bớt
thủ tục, tiết kiệm thời gian và có thể dễ dàng rút ra khi cần, vì một số khách
hàng không thể đến giao dịch trong giờ làm việc.
46
Huy động tận nơi: đối với khoản tiền gửi có giá trị lớn và khi khách hàng
có yêu cầu, ngân hàng sẽ cử nhân viên huy động vốn đến tận nhà hoặc tận
doanh nghiệp. Hiện tại Agribank Trần Đề cũng đã thực hiện dịch vụ này
nhưng đối tượng áp dụng còn hạn chế. Chỉ triển khai cho đối tượng khách
hàng quan trọng và khách hàng thân thiết. Như thế vô tình đã bỏ sót các đối
tượng khách hàng mới, chưa từng phát sinh các giao dịch với ngân hàng trước
đây. Nếu chính sách này được áp dụng rộng rãi sẽ mang lại hiệu quả huy động
cao hơn cho Ngân hàng.
5.2.3 Chính sách lãi suất
Lãi suất là công cụ huy động vốn rất hiệu quả. Bất kỳ khách hàng nào
cũng vậy, khi họ mang tiền gửi vào ngân hàng, ngoài việc muốn tiền của họ
được bảo đảm an toàn thì khách hàng còn mong muốn đồng tiền mà họ gửi
vào đó sẽ sinh lời cao. Với chính sách lãi suất trần hiện nay, hầu hết lãi suất
của các ngân hàng thương mại đều sát hoặc bằng với mức trần mà Ngân hàng
Nhà nước quy định trong Thông tư số 19 năm 2012 nên việc cạnh tranh bằng
lãi suất đã trở nên vô hiệu hóa, các ngân hàng thương mại khó lòng điều chỉnh
lãi suất theo ý muốn của mình mà thay vào đó sẽ áp dụng các hình thức
khuyến mãi hấp dẫn, tặng quà cho khách hàng gửi lớn, gửi nhiều, khách hàng
truyền thống… Do đó, để huy động được khối lượng vốn lớn thì Ngân hàng
cần đề ra nhiều hơn nữa các chính sách tối ưu nhằm thu hút khách hàng, tuy
nhiên đây là hình thức huy động vốn khá tốn kém, làm tăng chi phí của Ngân
hàng, vì thế Ngân hàng cần tính toán kỹ trước khi áp dụng.
5.2.4 Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ
Để chi nhánh phát triển bền vững thì việc xây dựng một đội ngũ cán bộ
có trình độ, am hiểu về nghiệp vụ, năng lực cao, phẩm chất đạo đức tốt là rất
quan trọng.
Tuyên truyền đến từng cán bộ hiểu rõ tầm quan trọng của công tác huy
động vốn giúp đội ngũ cán bộ chủ động hơn trong việc tiếp cận, thu hút KH.
Tập trung đào tạo chuyên sâu các nghiệp vụ truyền thống, đồng thời cập nhật
thêm các kiến thức mới, những sản phẩm và công nghệ hiện đại. Đào tạo cần
được tập trung theo những chuyên ngành nhất định, đào tạo một cách toàn
diện, tránh đào tạo tràn lan. Không chỉ đáp ứng đủ về chuyên môn nghiệp vụ,
có phẩm chất đạo đức tốt mà cần có hiểu biết về xã hội, có khả năng thích ứng
và tiếp thu nhanh những công nghệ mới, kiến thức mới.
Xây dựng chế độ khen thưởng phù hợp, thực hiện chế độ khuyến khích
cả về vật chất và tinh thần, phát động phong trào thi đua cán bộ giỏi nhằm kích
thích các hoạt động tích cực trong công tác huy động vốn. Đồng thời phải có
47
chế độ kỷ luật và phê bình thích đáng đối với những cán bộ làm sai nguyên tắc
của NH, những cán bộ tha hoá biến chất gây tổn thất cho NH.
5.2.5 Tăng cường công tác marketing, chính sách khách hàng tại địa
phương
Đối với các khách hàng đã có quan hệ lâu năm với ngân hàng thì:
Giữ tốt mối quan hệ với khách hàng thông qua các hoạt động tín dụng,
tạo mối quan hệ hai chiều thân thiết giữa ngân hàng với các tổ chức kinh tế.
Ngân hàng cho các tổ chức vay vốn kinh doanh, khi thu được kết quả, ngoài
việc thanh toán nợ cho ngân hàng, họ sẽ sử dụng thêm các dịch vụ của ngân
hàng như thanh toán quốc tế, chi trả lương cho công nhân, mua bán ngoại tệ…
Thường xuyên tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu khách hàng nhằm đưa ra các
sản phẩm mới lạ, hấp dẫn nhưng không quá phức tạp.
Trong các dịp lễ, Tết,… Ngân hàng cần tặng quà, hoa để chúc mừng
nhằm củng cố mối quan hệ ngày càng bền chặt hơn. Đây cũng là cử chỉ thể
hiện sự quan tâm, hiếu khách của ngân hàng đối với khách hàng.
Đối với những khách hàng lần đầu tiên đến giao dịch với ngân hàng thì
việc tạo ấn tượng khởi đầu tốt đối với khách hàng là hết sức cần thiết:
Những nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng đòi hỏi phải
được đào tạo một cách chuyên nghiệp, nhiệt tình vui vẻ, tận tâm với khách
hàng.
Tuy có một số nghiệp vụ không mang lại lợi ích cho ngân hàng ở hiện tại
nhưng nó có thể sẽ mang lại lợi ích cho ngân hàng trong tương lai. Chẳng hạn
như trong dịp Tết, nhu cầu đổi tiền cũ lấy tiền mới của khách hàng là rất lớn,
trong số những khách hàng này có những người chưa từng đến ngân hàng giao
dịch bao giờ. Do đó, việc gây ấn tượng đầu tiên với khách hàng là rất cần thiết,
nó là nhân tố ảnh hưởng lớn đế công tác huy động vốn của ngân hàng trong
tương lai.
Đẩy mạnh công tác quảng cáo, giới thiệu những chương trình của Ngân
hàng đến với khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để
thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch giúp gia tăng khả năng cạnh
tranh với các Ngân hàng thương mại khác.
Tóm lại, hoạt động ngân hàng là trung gian tài chính hết sức quan trọng
đối với nền kinh tế. Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự nghiệp phát triển
kinh tế -xã hội trên địa bàn, Agribank Trần Đề cần phải tiếp tục đa dạng hoá
sản phẩm huy động, nâng cao hơn nữa tính tiện ích thông qua chất lượng và
48
tính đa dạng của sản phẩm. Về lâu dài, Ngân hàng phải đạt được mục tiêu: bất
kỳ cá nhân tổ chức nào có nguồn tiền chưa sử dụng, đều có thể tìm kiếm ở
ngân hàng một loại hình huy động nào đó phù hợp với mong muốn của họ.
Trong những năm tới, cùng với Phương án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Khu công nghiệp Trần Đề, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển huyện Trần Đề
có thể sẽ tăng lên rất nhanh. Trong đó chủ yếu là trông chờ vào vốn tín dụng
của ngân hàng. Vì vậy, Agribank Trần Đề cần chú trọng đẩy mạnh huy động
vốn trên địa bàn, đặc biệt là từ nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm trong dân cư.
49
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, mặc dù đất nước phải đối mặt với nhiều khó
khăn, cả hệ thống ngân hàng thương mại vẫn nỗ lực rất nhiều để đáp ứng kịp
thời các nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trần Đề với uy tín lâu năm, am hiểu thị
trường cũng như khách hàng, có chiến lược huy động vốn phù hợp và một lợi
thế nữa của Ngân hàng, đó là đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, tâm
huyết với nghề, có sự đoàn kết chặt chẽ trong mọi hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng.
Tuy nhiên, các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn còn đơn điệu, không
khác nhiều so với các ngân hàng khác trên địa bàn, sản phẩm huy động chưa
tích hợp được nhiều tiện ích cũng như khách hàng chưa nhận được nhiều ưu
đãi khi tham gia sử dụng sản phẩm nên nguồn vốn chảy vào Ngân hàng có
phần hạn chế. Mặc dù nguồn vốn huy động tương đối ổn định nhưng chỉ đáp
ứng được trên dưới 50% nhu cầu tín dụng của khách hàng nên phần còn lại
phải nhờ vào nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên, làm tăng chi phí sử dụng vốn
của Ngân hàng.
Nhìn chung, tổng nguồn vốn tăng dần qua từng năm tạo được niềm tin và
gây dựng được chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng nên không chỉ giữ
chân được những khách hàng cũ mà còn có thêm nhiều khách hàng mới khiến
cho nguồn vốn huy động tăng dần qua từng năm và đó cũng là mục đích mà
Ngân hàng đang hướng tới trong tương lai: tăng trưởng vốn huy động đủ đáp
ứng nhu cầu tín dụng của địa phương nhằm hạn chế tối đa nguồn vốn điều
chuyển từ ngân hàng cấp trên để giảm thiểu được chi phí sử dụng vốn điều
chuyển, đạt mục tiêu cuối cùng là tối đa lợi nhuận cho Ngân hàng.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
6.2.1.1 Đối với Chính phủ
Kinh tế xã hội phát triển nhanh chóng kéo theo sự phát sinh các mối quan
hệ kinh tế xã hội mới, đòi hỏi Chính phủ phải thật khéo léo dùng pháp luật để
điều chỉnh các mối quan hệ này nhằm tạo ra môi trường pháp lý ổn định cho
sự phát triển của nền kinh tế.
50
Hoạt động ngân hàng cũng như các loại hình sản xuất kinh doanh khác,
không tồn tại độc lập mà chịu sự chi phối rất lớn từ môi trường kinh tế vĩ mô
mà cụ thể là pháp luật, chính sách của Nhà nước. Hiện nay, vì nhiều nguyên
nhân khách quan lẫn chủ quan mà pháp luật nước ta chưa thực sự đồng bộ,
nhiều điều luật có lúc chồng chéo nhau gây khó khăn cho các nhà kinh doanh.
Những quy định mới không được hướng dẫn thực hiện rõ ràng cũng một phần
làm chậm quyết định của nhà quản trị. Do đó, Nhà nước cần có những biện
pháp đảm bảo các quy định được thực hiện một cách nhất quán và triệt để.
Riêng đối với hoạt động ngân hàng, trước yêu cầu đổi mới và hội nhập với
nền kinh tế thế giới, Chính phủ cần kịp thời ban hành những văn bản pháp luật
phù hợp với tình hình mới đồng thời có sự chi tiết trong hướng dẫn thi hành.
Mặt khác cần phải xử lí nghiêm minh những cán bộ ngân hàng vi phạm pháp
luật để duy trì lòng tin của dân chúng vào sự an toàn của hệ thống ngân hàng.
Việc ban hành, hướng dẫn và thi hành luật cần có sự thống nhất chặt chẽ.
Sự thay đổi về Luật tín dụng cần được kết hợp với những thay đổi tương ứng
trong Luật doanh nghiệp, Luật thương mại vì trong giao dịch kinh doanh của
các tổ chức kinh tế với ngân hàng, nội dung của những bộ luật này có sự gắn
bó khăng khít với nhau.
6.2.1.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước
Tiếp tục hoàn thành khung pháp lý về hoạt động huy động vốn ngân hàng
theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng phát huy quyền tự
chủ thực sự trong hoạt động của mình. Bình ổn giá vàng, ngoại tệ. Ban hành
các quy định điều tiết thị trường vàng và ngoại tệ, xử lý nghiêm minh các
trường hợp vi phạm pháp luật, tao môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các
ngân hàng. Điều hành chính sách tiền tệ sao cho nền kinh tế ổn định, giữ vững
tăng trưởng và hạn chế lạm phát nhằm đưa mức lãi suất thực luôn dương.
Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, một mặt làm giảm lượng tiền
cung ứng trong lưu thông khi thực thi các chính sách quốc gia, mặt khác nó
làm tăng khả năng tạo tiền của toàn hệ thống ngân hàng thương mại, tăng tốc
độ tăng trưởng vốn.
Ở nước ta, Ngân hàng Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc quản
lý và điều tiết nền kinh tế. Mọi quyết định của Ngân hàng Nhà nước đều tác
động trực tiếp tới hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong thời gian qua, Ngân
hàng Nhà nước đã thực hiện khá tốt vai trò của mình. Tuy nhiên trước những
biến động ngày càng khó lường của thị trường, Ngân hàng Nhà nước cần hỗ
trợ các ngân hàng thương mại nhiều hơn để hệ thống ngân hàng Việt Nam có
thể vững mạnh hơn nữa.
51
6.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam
Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước để thực hiện tốt các chính
sách được ban hành. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ nhân
viên phòng nghiệp vụ kinh doanh để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt
kịp thời những thông tin mới nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Quan tâm kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của Chi nhánh nhằm đảm
bảo kế hoạch kinh doanh của toàn hệ thống. Hỗ trợ kinh phí, máy móc, trang
thiết bị hiện đại, tạo điều kiện cho Ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động
huy động vốn, tối đa hóa sự tiện lợi cho khách hàng và tăng khả năng cạnh
tranh với các ngân hàng thương mại khác trong địa bàn. Đặc biệt là đầu tư vào
hệ thống giao dịch qua mạng, đáp ứng yêu cầu về tính nhanh chóng, chính xác
cho các khoản tiền gửi của khách hàng.
Đẩy mạnh công tác Marketing, đặc biệt thành lập website hoặc xây dựng
thêm phòng Marketing cho ngân hàng cấp dưới nhằm giúp khách hàng tiếp
cận với Ngân hàng tốt hơn, khách hàng sẽ biết đến nhiều hơn về sự tồn tại
ngân hàng, về sản phẩm dịch vụ, về sự tiện lợi khi giao dịch với ngân hàng,
giúp tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.
Đề ra các chính sách thi đua khen thưởng hợp lí nhằm khuyến khích sự
năng động sáng tạo của nhân viên, đặt chỉ tiêu cho từng chi nhánh và thực hiện
chính sách kỷ luật nghiêm minh để thúc đẩy các chi nhánh hoạt động ngày
một hiệu quả hơn.
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương
mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
2. Huỳnh Tấn Phúc, 2013. Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Đồng Tháp. Luận văn tốt
nghiệp: Đại học Cần Thơ.
3. Huỳnh Thị Anh Thư, 2012. Phân tích tình hình huy động vốn tại chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Lai Vung.
Luận văn tốt nghiệp: Đại học Cần Thơ.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư 15/2013/TT-NHNN Quy
định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tố chức, cá nhân
tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
5. Phạm Thị Thúy, 2012. Ngân hàng thương mại và vai trò của nó trong nền
kinh tế thị trường. [ Ngày truy cập:
10/10/2014].
6. Tổng cục thống kê Việt Nam. http://www.gso.gov.vn/ [ Ngày truy cập:
12/10/2014].
53
[...]... của ngân hàng để xác định những yếu tổ ảnh hưởng đến cơng tác huy động vốn và đề ra giải pháp sát với tình hình cụ thể của Ngân hàng để nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động Một đề tài nghiên cứu khác là Phân tích tình hình huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn huy n Lai Vung” của Huỳnh Thị Anh Thư (2012) Qua đề tài, tác giả đã đi sâu phân tích tình hình huy động vốn. .. của đối tượng, làm rõ tình hình biến động về mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó để tìm ra ngun nhân và biện pháp khắc phục 16 CHƯƠNG 3 KHÁI QT VỀ NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN HUY N TRẦN ĐỀ 3.1 VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN HUY N TRẦN ĐỀ 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tình hình kinh tế xã hội huy n Trần Đề Trần đề nằm ở khu vực... năng suất lao động, tiết kiệm chi phí đảm bảo lợi nhuận trên đầu người của Agribank Trần Đề cao hơn lợi nhuận đầu người bình qn của các chi nhánh ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn 25 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN CHI NHÁNH TRẦN ĐỀ, SĨC TRĂNG 4.1 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG... hình huy động vốn tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn chi nhánh Lai Vung bằng việc phân tích các thực trạng huy động vốn, một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn, chi phí và rủi ro liên quan, đồng thời đề ra giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác huy động vốn của ngân hàng Đề tài đã làm rõ thực trạng, tình hình huy động vốn của NH qua 3 năm 2008, 2009, 2010 và 6 tháng đầu năm... huy động, trang bị thêm máy đếm, máy soi tiền cho khách kiểm tra, huy động vốn tại nhà, tại cơ quan…), chi phí lương cho cán bộ phòng huy động vốn, chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng…Một số chi phí khác được tính chung vào chi phí quản lý và rất khó phân bổ cho hoạt động huy động vốn 5 2.1.3 Các kênh huy động vốn của ngân hàng thương mại 2.1.3.1 Huy động vốn từ tiền gửi a Huy. .. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay và các loại vốn khác Mỗi nguồn vốn đều có vai trò và ý nghĩa khác nhau, chúng đều rất quan trọng đối với ngân hàng thương mại Trong đó, vốn huy động là chủ yếu và chi m tỷ trọng cao nhất trong nguồn vốn của ngân hàng 2.1.2 Vốn huy động của ngân hàng thương mại 2.1.2.1 Khái niệm vốn huy. .. 4.1.1 Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng Vốn là yếu tố tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Riêng đối với ngành ngân hàng thì nguồn vốn lại càng quan trọng hơn Nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm: vốn huy động, vốn điều chuyển và nguồn vốn khác (các quỹ, lợi nhuận giữ lại,…) Đối với Agribank Trần Đề thì nguồn vốn chỉ bao gồm vốn huy động và vốn điều chuyển từ cấp trên Hầu hết các ngân hàng. .. của ngân hàng Nhờ vậy trong q trình hoạt động ln phải dự trữ để đảm bảo khả năng thanh tốn, chi trả cho KH (Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010) 2.1.2.2 Chi phí huy động vốn Chi phí huy động vốn bao gồm tất cả các chi phí có liên quan đến q trình huy động vốn lãi suất phải trả cho nguồn vốn huy động và chi phí huy động khác, trong đó: Lãi suất trả cho nguồn huy động là tích số giữa quy mơ huy động. .. NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng có mạng lưới hoạt động trong tỉnh gồm 14 chi nhánh huy n thị và 5 phòng giao dịch NHNo & PTNT huy n Trần Đề là một trong những chi nhánh thuộc NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng NHNo & PTNT huy n Trần Đề đi vào hoạt động từ tháng 8/2004, có chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng và các dịch vụ ngân hàng trên các lĩnh vực nơng nghiệp, cơng nghiệp, thương mại – dịch vụ và các lĩnh... và hưởng chênh lệch b Vay từ Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là ngân hàng của ngân hàng hay là “người cho vay cuối cùng” của các ngân hàng Vì thế khi các ngân hàng thương mại thiếu vốn, Ngân hàng Nhà nước sẽ cung cấp vốn thơng qua nghiệp vụ cho vay chi t khấu, cho vay có đảm bảo, mua GTCG từ ngân hàng thương mại Đây là hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước nhằm giúp ngân hàng