Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Hà Nội
Chuyên đề thực tập LỜI MỞ ĐẦU Năm 2010 kinh tế Việt Nam đã có những bước phục hồi khá tốt, GDP đạt mức tăng trưởng 6.78% vượt mục tiêu 6.5% đã đạt ra. Tuy nhiên, bên cạnh thông tin khả quan về tăng trưởng kinh tế là những quan ngại về lạm phát, biến động lãi suất, tỷ giá và thâm hụt cán cân thương mại gây sức ép trượt giá mạnh đồng nội tệ. Cuối năm 2010, CPI đã lên đến 2 con số, tăng 11.75% so với cuối năm 2009; lãi suất tiền gửi lên đến 14%/năm (tăng 3.5% so với đầu năm và tăng 2.5% so với mức lãi suất 11.5%/năm được duy trì ổn định trong 6 tháng giữa năm); tỷ giá thị trường tự do đã vượt mức 21.500 đồng, cao hơn 10.25% so với tỷ giá trần theo quy định NHNN (19.500 đồng). Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô chưa ổn định , hệ thống ngân hàng tiếp tục hoạt động trong tình trạng khó khăn với nhiều biến động phức tạp (là năm khó khăn thứ 3 liên tiếp kể từ năm 2008). Tính đến cuối năm 2010, tín dụng tăng trưởng 27.65% vượt giới hạn mục tiêu của NHNN (tối đa 25%) và cao hơn tốc độ tăng trưởng huy động vốn (25.2%). Lạm phát tăng cao cùng với biến động tăng mạnh của tỷ giá và tỷ giá vàng dẫn đến các NHTM gặp khó khăn hơn trong việc duy trì và tăng trưởng huy động vốn VND.Trước những diễn biến phức tạp việc khai thông nguồn vốn đối hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung được đặt ra rất bức thiết. Các Ngân hàng hiện nay hoạt động đòi hỏi phải có hiệu quả cao, vấn đề huy động vốn không chỉ được quan tâm “từ đâu?” mà phải được tính đến “như thế nào?”, “bằng cách gì” để có hiệu quả cao nhất, đáp ứng nhu cầu cho vay của Ngân hàng nhưng lại đòi hỏi chi phí thấp nhất. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác huy động vốn trong hoạt động của Ngân hàng. Với những kiến thức đã học và qua thực tế tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Vam-chi nhánh Nam Hà Nội, em xin mạnh dạn chọn đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Hà Nội". Ngoài phần mở đầu, kết thúc, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được trình bày theo 3 chương. Chương 1: Tổng Quan về BIDV Nam Hà Nội. Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại BIDV Nam Hà Nội. SV: Cù Thị Hà Lớp: Tài chính - Ngân hàng 2C - K4 1 Chuyên đề thực tập Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại BIDV Nam Hà Nội. Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức thực tế không nhiều, bài chuyên đề của em còn nhiều điểm chưa đề cập đến và còn có những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý của các thày, cô giáo cùng các bạn để khoá luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ hướng dẫn khóa luận cùng toàn thể các anh chị trong Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập và nghiên cứu viết chuyên đề. Đặc biệt em xin chân thành cám ơn Thạc sĩ Phạm Thị Vân Anh đã có hướng dẫn và giúp đỡ em viết chuyên đề này. Sinh viên thực hiện! Cù Thị Hà SV: Cù Thị Hà Lớp: Tài chính - Ngân hàng 2C - K4 2 Chuyên đề thực tập Chương 1: Tổng quan về BIDV Nam Hà Nội 1.1.Lịch sử hình thành phát triển của Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội Tên đầy đủ :Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế: Bank for Inverstment and Development of Vietnam-Nam Ha Noi Branch. Tên viết tắt: BIDV Nam Hà Nội. Địa chỉ: 1281-Đường Gải Phóng – Quận Hoàng Mai,Hà Nội. Điện thoại: 04 8617042. Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội là chi nhánh cấp I được nâng cấp từ chi nhánh cấp II Thanh Trì, trong quá trình tồn tại và hoạt động, chi nhánh đã trải qua các thời kỳ với những tên gọi và nhiệm vụ khác nhau: - Chi điếm I Tương Mai - Chi hàng kiến thiết Hà Nội (từ 31/10/1963 ): Trong thời kỳ chiến tranh (1963-1975) Chi điếm I vừa tổ chức lực lượng chiến đấu vừa đảm bảo cung ứng vốn phục vụ các công trình thuộc quận Hai Bà Trưng, Đống Đa và huyện Thanh trì. Thời kỳ phát triển kinh tế, thống nhất đất nước (1975-1985) chi nhánh tiếp tục nhiệm vụ cung ứng vốn, phục hồi và phát triển kinh tế thủ đô. Nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh là cấp phát vốn đầu tư xây dựng cho các công trình xây dựng trong khu vực, cho vay đầu tư xây dựng theo kế hoạch nhà nước cho các đơn vị thuộc các ngành trên địa bàn. - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng huyện Thanh Trì (từ 12/1986): Đây là thời kỳ Đảng và Nhà nước ta thực hiện xoá bỏ cơ chế hành chính tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Tháng 12/1986, chi nhánh được đổi tên thành chi nhánh ngân hàng Đầu tư và xây dựng huyện Thanh Trì trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Hà Nội. Chi nhánh được giao nhiệm vụ tiếp tục cấp phát vốn và cho vay đầu tư cho các công trình thuộc quận Hai Bà Trưng, Đống Đa và huyện Thanh Trì. - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển huyện Thanh Trì (từ 12/1991): Chi nhánh tiếp tục cấp phát và cho vay theo KHNN các công trình thuỷ lợi, xây dựng cải tạo môi trường, các công trình nông lâm nghiệp, cho vay vốn lưu động phục vụ các đơn vị thi công xây lắp. Thời kỳ 1995-2005: hệ thống BIDV chuyển từ Ngân hàng cấp phát sang Ngân hàng thương mại với nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và SV: Cù Thị Hà Lớp: Tài chính - Ngân hàng 2C - K4 3 Chuyên đề thực tập dịch vụ ngân hàng. Tháng 7/2004 chi nhánh triển khai dự án hiện đại hoá ngân hàng, đã kiện toàn bộ máy lãnh đạo, trưởng phó các phòng ban.CBCNV tăng lên 52 người, máy móc trang thiết bị hiện đại đã tạo đà cho chi nhánh phát triển mạnh các hoạt động ngân hàng. - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội: Ngày 1/11/2005 , chi nhánh cấp 2 Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Thanh Trì đã được nâng cấp lên thành Chi nhánh cấp 1 Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Nam Hà Nội. Hệ thống cơ sở vật chất được nâng cấp, công nghệ mới được áp dụng cùng sự mở rộng về nhân lực (hiện nay đã có 120 nhân viên) nhằm giúp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam. 1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội 1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Nam Hà Nội Chi nhánh Nam Hà Nội là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Từ tháng 11/2005, khi là chi nhánh cấp I BIDV Nam Hà Nội tổ chức theo mô hình như sau: M« h×nh cò SV: Cù Thị Hà Lớp: Tài chính - Ngân hàng 2C - K4 4 PHßNG GD C¸c Phßng DVKH BAN GI¸M §èC Khèi TÝn Dông Khèi DVKH Khèi QLNB Khèi Trùc Thuéc Phßng TÝn Dông Phßng ThÈm §Þnh Phßng QLTD Phßng TiÒn TÖ Kho Quü Phßng Thanh to¸n Quèc TÕ Phßng KTNB TỔ §iÖn To¸n PHßNG TC-KT TC-HC KH-NV Chuyờn thc tp Hiện nay BIDV đã chuyển đổi sang mô hình tổ chức mới TA2 đây là một mô hình hiện đại, tiên tiến với mục tiêu xây dựng BIDV thành ngân hàng đa sở hữu kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động theo thông lệ quốc t, chất lợng ngang tầm các ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông Nam . Mô hình TA2 tập trung vào khách hàng và sản phẩm sao cho mỗi nhóm khách hàng, sản phẩm đợc quản lý một cách chủ động bởi một đơn vị và đơn vị đó chịu trách nhiệm về khả năng sinh lời và sự phát triển của vòng đời sản phẩm và mối quan hệ với khách hàng. Đáp ứng đợc yêu cầu quản trị rủi ro trong hoạt động của ngân hàng theo nguyên tắc các sản phẩm, quy trình tác nghiệp đều đợc tách bạch qua 3 chức năng: kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp. Sơ đồ tổ chức đợc thiết lập một cách đơn giản, rõ ràng, trách nhiệm và hiệu quả phấn đấu hớng tới mục tiêu mỗi ngời là một trung tâm lợi nhuận. Mô hình TA2 SV: Cự Th H Lp: Ti chớnh - Ngõn hng 2C - K4 5 BAN GIáM ĐốC Khối QHKH Khối QLRR Khối Tác nghiệp Khối QLNB Khối trực thuộc Các phòng QHKH Phòng QLRR Phòng QTTD Các phòng DVKH Phòng TT-KQ Phòng TTQT Phòng tài chính- kế toán Phòng TC-HC Phòng KH-TH Các Phòng Giao dịch Tổ Điện Toán Khối QHKH Chuyên đề thực tập 1.2.2.Chức năng và nhiệm vụ Chức năng và nhiệm vụ được giao: là đơn vị thành viên thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng thương mại, huy động vốn, cho vay, thu nợ và thực hiện các dịch vụ trong lĩnh vực Ngân hàng. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của BIDV Nam HN bao gồm: 1 giám đốc, 3 phó giámđốc, 13 phòng nghiệp vụ, 5 phòng giao dịch, 1 tổ nghiệp vụ bảo hiểm .Nhiệm vụ chính của các phòng ban như sau: -Nhiệm vụ chính của các Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp A. Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: 1. Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng: 2. Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, dịch vụ .) 3. Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng: B. Công tác tín dụng: 1. Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng. 2. Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng). Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí (nếu có) đến khi tất toán hợp đồng tín dụng. Xử lý khi khách hàng không đáp ứng được các điều kiện tín dụng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý. 3. Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. 4. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định. 5. Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng. 6. Chịu trách nhiệm đầy đủ về: SV: Cù Thị Hà Lớp: Tài chính - Ngân hàng 2C - K4 6 Chuyên đề thực tập a. Tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng (doanh nghiệp), mức tăng trưởng và hiệu quả hoạt động tín dụng (doanh nghiệp) của Chi nhánh. b. Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin khách hàng khi cung cấp báo cáo để phục vụ cho việc xét cấp tín dụng cho khách hàng. c. Mọi khoản tín dụng được cấp đều tuân thủ đúng quy định, quy trình, quy định về quản lý rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, đúng pháp lý và điều kiện tín dụng. d. Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấp tín dụng. -Nhiệm vụ chính của các Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân A. Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng 1. Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân: 2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm: 3. Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV. Phối hợp với các đơn vị liên quan/đề nghị BIDV hỗ trợ tổ chức quảng bá, giới thiệu với khách hàng về những sản phẩm dịch vụ của BIDV dành cho khách hàng cá nhân, những tiện ích và những lợi ích mà khách hàng được hưởng. B. Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ: 1. Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân: 2. Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV. Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với tính chuyên nghiệp cao. 3. Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng. 4. Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng. C. Công tác tín dụng: 1. Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn. 2. Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay, lập báo cáo thẩm định. SV: Cù Thị Hà Lớp: Tài chính - Ngân hàng 2C - K4 7 Chuyên đề thực tập 3. Đối chiếu với các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro (giới hạn, hạn mức, mức độ chấp nhận rủi ro .). 4. Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá theo quy định và quy trình nghiệp vụ của BIDV. 5. Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng. Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ vay vốn và các điều kiện tín dụng yêu cầu; đảm bảo hồ sơ, tài liệu được hoàn thiện theo đúng quy định trước khi trình ký. 6. Soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan đến khoản vay để trình lãnh đạo ký. 7. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải ngân trình lãnh đạo. Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc và các tài tiệu liên quan đến khoản vay sang Phòng Quản trị tín dụng quản lý. 8. Theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay; Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng), phí đến khi tất toán hợp đồng. Xử lý khi khách hàng không thực hiện đúng các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro để đề xuất xử lý. 9. Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng, chấm điểm khách hàng. 10. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định. - Nhiệm vụ chính của Phòng Quản lý rủi ro A. Công tác quản lý tín dụng 1. Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng: 2. Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục. 3. Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm. SV: Cù Thị Hà Lớp: Tài chính - Ngân hàng 2C - K4 8 Chuyên đề thực tập 4. Đầu mối đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh, của khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định. 5. Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định 6. Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo đúng quy định của BIDV. 7. Thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh; lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh. 8. Thực hiện việc xử lý nợ xấu: a. Đề xuất các phương án xử lý và trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu. b. Đề xuất các phương án thu hồi xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng (xử lý tài sản, xoá nợ, bán nợ, chuyển thành vốn góp .). c. Xem xét, trình lãnh đạo về việc giảm lãi, miễn lãi theo thẩm quyền của chi nhánh, hoặc trình BIDV (nếu vượt thẩm quyền). d. Quản lý, lưu trữ hồ sơ các khoản nợ xấu đã được xử lý; Quản lý danh mục các khoản nợ rủi ro ngoại bảng, hoặc đã được bán nợ, khoanh nợ . B. Công tác quản lý rủi ro tín dụng 1. Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng: 2. Trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng: 3. Phối hợp, hỗ trợ Phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề. 4. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ được giao. Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp ra tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro và trong mức chấp nhận rủi ro của BIDV và của Chi nhánh. C. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp SV: Cù Thị Hà Lớp: Tài chính - Ngân hàng 2C - K4 9 Chuyên đề thực tập 1. Phổ biến các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV và đề xuất, hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ tại Chi nhánh. 2. Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong Chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng, các sản phẩm hiện có hoặc sắp có. 3. Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được. 4. Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh. D. Công tác phòng chống rửa tiền: 1. Tiếp thu, phổ biến các văn bản quy định, quy chế về phòng chống rửa tiền của Nhà nước và của BIDV. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện trong Chi nhánh. 2. Hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ Phòng Dịch vụ khách hàng và các phòng liên quan thực hiện công tác phòng chống rửa tiền. 3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ/đột xuất theo quy định. E. Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO: 1. Là đầu mối phối hợp xây dựng quy trình quản lý hệ thống chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO tại Chi nhánh. 2. Xây dựng và đề xuất với Giám đốc các chương trình cải tiến hệ thống quản lý chất lượng; đo lường mức độ đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. 3. Xây dựng kế hoạch và phối hợp thực hiện kế hoạch triển khai, kiểm tra, đánh giá, duy trì hệ thống quản lý chất lượng tại các đơn vị trong Chi nhánh. 4. Phối hợp với các tổ chức để đánh giá cấp chứng nhận duy trì hệ thống quản lý chất lượng; tổng hợp kết quả đánh giá hệ thống chất lượng của Chi nhánh. G. Công tác kiểm tra nội bộ 1 Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh: a. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ về việc thực hiện quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế điều hành của Tổng giám đốc/Giám SV: Cù Thị Hà Lớp: Tài chính - Ngân hàng 2C - K4 10