1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Quang Trung

89 560 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,95 MB

Nội dung

Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta luônthay đổi và biến động khó lường như hiện nay, các ngân hàng luôn phải đốimặt với những khó khăn trong việc huy động vốn như: khó thu hút

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đổi mới nền kinh tế theo hướng nền kinh tế mở do Đảng và Nhà nước takhởi xướng đòi hỏi hệ thống ngân hàng thương mại phải thực sự đổi mới,hoànthiện để phù hợp với tình hình thực tiễn và xu thế hội nhập khu vực và thếgiới.Trong đó thì yếu tố đầu tiên, vô cùng cần thiết đối với mọi hoạt độngkinh doanh của tất cả các ngành,nghề trong nền kinh tế là vốn Vốn có vai tròrất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung Nếu nền kinh tế là một cơ thểsống thì vốn được xem như là huyết mạch của nó Dòng vốn có thể lưu thôngmột cách thông suốt sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế NHTM vớihoạt động huy động vốn là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ dâychuyền vận hành của nền kinh tế Vì vậy, các ngân hàng phải thường xuyênthực hiện tốt việc huy động và phân bổ, sử dụng nguồn vốn một cách hiệuquả

Thực tế ở các ngân hàng đã chứng minh, không phải cứ huy động đượcnhiều vốn là thành công Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta luônthay đổi và biến động khó lường như hiện nay, các ngân hàng luôn phải đốimặt với những khó khăn trong việc huy động vốn như: khó thu hút đượckhách hàng, chi phí huy động vốn tăng cao…Các ngân hàng phải huy độngvốn sao cho có hiệu quả nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình so vớicác ngân hàng trong nước cũng như ngoài nước và giảm thiểu rủi ro do sựbiến động phức tạp của tình hình kinh tế xã hội

Chính vì vậy, xuất phát từ thực tế và thực tiễn tại chi nhánh Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Quang Trung, em đã chọn để tài: “Giải pháp nâng cao

Trang 2

hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Quang Trung” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về huy động vốn của NHTM

Phân tích làm rõ thực trạng hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngânhàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung

Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Khoá luận nghiên cứu vấn đề huy động và hiệuquả huy động vốn, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huyđộng vốn của ngân hàng

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực tế công tác huy động vốn tại chinhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Bình từ 2009 đến 2011

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp duy vật biện chứng vàphương pháp duy vật lịch sử Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương phápphân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…kết hợp với việc minh họa bằng sơ

đồ, bảng biểu, đồ thị để làm tăng thêm tính trực quan và thuyết phục củanhững luận điểm được trình bày

5 Kết cấu của khoá luận

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệutham khảo, khoá luận được bố cục thành 3 chương:

Chương 1: Lý luận cơ bản về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn

của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển chi nhánh Quang Trung.

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả huy động

Trang 3

vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Quang Trung.

Trang 4

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm vê nguồn vốn

Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập đượcthông qua việc đi vay để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinhdoanh khác

Nguồn vốn của NHTM gồm: Vốn tự có và vốn huy động Mỗi loại cónội dung kinh tế, yêu cầu quản lý khác nhau

- Vốn tự có là nguồn lực tự có mà chủ ngân hàng sở hữu và sử dụng vàomục đích kinh doanh theo luật định Vốn tự có chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổngnguồn vốn của NHTM song nó lại là yếu tố cơ bản đầu tiên quyết định sự tồntại và phát triển của một ngân hàng Mặt khác, với chức năng bảo vệ, vốn tự

có được xem như là tài sản đảm bảo tạo lòng tin đối với khách hàng, duy trìkhả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ Vốn tự có cũng

là căn cứ để tính toán các hệ số đảm bảo an toàn và các chỉ tiêu tài chínhtrong hoạt động kinh doanh ngân hàng

- Vốn huy động của NHTM là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huyđộng được trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một sốnguồn vốn khác Bộ phận vốn huy động có ý nghĩa quyết định khả năng hoạtđộng của mỗi NHTM

1.1.2 Vai trò của nguồn vốn

Vốn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi ngân hàng Nó quyết địnhđến quy mô, phạm vi hoạt động và quy mô mở rộng tín dụng của ngân hàng

Trang 5

Giống như một động cơ muốn chạy cần nguyên liệu thì vốn cung cấpcho ngân hàng nguồn năng lượng để thực hiện các hoạt động của mình, baogồm cho vay, đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng hay đầu tư vào cáclĩnh vực khác.

1.2 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

1.2.1 Khái niệm về huy động vốn của NHTM

Theo cách nói truyền thống, một ngân hàng có hai lĩnh vực kinh doanhnòng cốt: Huy động vốn và lựa chọn các tài sản sinh lời để đầu tư các nguồnvốn huy động được Các ngân hàng luôn nỗ lực để tạo ra lợi nhuận từ hai lĩnhvực kinh doanh này

Huy động vốn là hoạt động thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ nền kinh tếthông qua các hình thức tiết kiệm định kỳ, phát hành giấy tờ có giá và cáchình thức khác để tạo lập nguồn vốn cho vay của NHTM

Hoạt động huy động vốn là một hoạt động cơ bản nhằm tạo ra tiền đềcho các hoạt động còn lại của ngân hàng Hoạt động này mang lại nguồn vốn

để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cungcấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng Nhìn vào bảng cân đối tài sản củaNHTM, chúng ta thấy rằng nghiệp vụ huy động vốn được phản ánh trên phầntài sản nợ Do đó, huy động vốn còn được gọi là nghiệp vụ tài sản nợ

Nguồn vốn huy động có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, quy mô của nguồn vốn huy động rất lớn so với vốn tự có,

chiếm 70-80% nguồn vốn của mỗi ngân hàng

Thứ hai, vốn huy động mang đặc trưng đó là sự tách rời giữa quyền sở

hữu và quyền sử dụng vốn, nó là tài sản thuộc các sở hữu khác nhau Do đókhi hết kì hạn sử dụng ngân hàng phải trả lại vốn cho người sở hữu nó cả gốc

Trang 6

và lãi Ngân hàng không được phép sử dụng hết số vốn đó vào hoạt động kinhdoanh mà phải dự trữ với một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán.

Thứ ba, chi phí nguồn vốn huy động thường cao hơn so với các nguồn

vốn khác do ngân hàng phải trả lãi cho quyền sử dụng vốn và trích lập dự trữbắt buộc trên khoản vốn huy động được theo quy định của NHTW Ngoài ra,ngân hàng phải mua bảo hiểm tiền gửi làm cho chi phí huy động cao hơn

Thứ tư, nguồn vốn này thường nhạy cảm với những biến động của nền

kinh tế như lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kì tiêu dùng và nhiều nhân tố khác

1.2.2 Ý nghĩa của hoạt động huy động vốn

Từ phân tích khái niệm về nguồn vốn nói trên ta thấy, vốn tự có chỉchiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM, đại bộ phận cònlại là nguồn vốn huy động từ các đối tượng khác nhau trên thị trường

Trong khi vốn tự có có chức năng bảo vệ, điều chỉnh hoạt động của ngânhàng, là “tấm đệm” phòng chống rủi ro phá sản của ngân hàng và thuộc sởhữu của ngân hàng thì vốn huy động lại là tài sản mà ngân hàng chỉ có quyền

sử dụng chứ không có quyền sở hữu, nó được sử dụng vào các hoạt động kinhdoanh sinh lời của ngân hàng

Huy động vốn là nghiệp vụ rất quan trọng của ngân hàng, không cónghiệp vụ này thì xem như không có hoạt động của NHTM Một ngân hàngkhi được cấp phép thành lập phải có vốn điều lệ theo quy định, tuy nhiên vốnđiều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định chứ không đủ để ngân hàng có thểthực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ ngânhàng khác Để có vốn phục vụ các hoạt động này ngân hàng phải huy độngvốn trên thị trường Do vậy, đây là nghiệp vụ có ý nghĩa rất quan trọng đốivới ngân hàng cũng như các đối tượng khác trong nền kinh tế Cụ thể:

Đối với nền kinh tế: Huy động vốn có vai trò khuyến khích tiết kiệm

bằng các biện pháp thu hút và huy động vốn thông qua các dạng tài khoản

Trang 7

khác nhau trên một mạng lưới chi nhánh rộng khắp Huy động vốn còn giúpcho nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được tập trung về một mối, thuận tiệncho việc phân phối lại một cách hợp lý giữa người tạm thời nhãn rỗi vốn vàngười có nhu cầu sử dụng vốn Huy động vốn giúp nền kinh tế phát triển liêntục và hiệu quả hơn.

Đối với ngân hàng: Huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho

ngân hàng để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác Như đã nói ở trên,nếu không có nghiệp vụ huy động vốn thì ngân hàng sẽ không đủ vốn để tàitrợ cho các hoạt động kinh doanh Vốn huy động được càng nhiều thì khảnăng cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế càng cao, từ đó thúc đẩy sự pháttriển tạo lợi nhuận cho ngân hàng Ngoài ra, thông qua nghiệp vụ huy độngvốn, ngân hàng có thể tạo được uy tín của mình với khách hàng Nguồn vốnhuy động giúp ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung gian tín dụng đồngthời cũng là cơ sở để ngân hàng thực hiện các chức năng khác Có thể nói,vốn huy động là “nguyên liệu đầu vào” chính của ngân hàng

Đối với khách hàng: Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng

một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm mục đích an toàn, sinh lời cho nguồn vốntạm thời nhàn rỗi của họ, đồng thời làm gia tăng khả năng tiêu dùng trongtương lai Ngoài ra, với nghiệp vụ này khách hàng còn có cơ hội để tiếp cậncác dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng

và tín dụng khi khách hàng có nhu cầu

Đối với nhà nước: Đây là công cụ để NHNN thực hiện chính sách tiền

tệ quốc gia Vì thế, đẩy mạnh công tác huy động vốn ở NHTM có ý nghĩa tolớn đối với sự phát triển kinh tế

Trang 8

1.2.3 Các hình thức huy động vốn

1.2.3.1 Huy động vốn thông nghiệp vụ tiền gửi

Vốn tiền gửi là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số nguồnvốn của NHTM, là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng kinh doanh Chính vìvậy người ta gọi NHTM là ngân hàng kí thác hay ngân hàng tiền gửi

Tiền gửi không kì hạn

Tiền gửi không kì hạn là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất

cứ lúc nào Mục đích chính của người gửi không phải để hưởng lãi mà đểhưởng những dịch vụ thanh toán mà ngân hàng cung cấp và tìm kiếm một nơicất trữ an toàn, do đó nó thường được gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán Ởnhiều nước phần lớn các giao dịch thông qua tài khoản tiền gửi thanh toánđược thực hiện bằng séc, do đó người ta còn gọi đây là tiền gửi có phát hànhthẻ séc Với loại tiền gửi này, ngân hàng chỉ phải trả một mức lãi suất rất thấphoặc không phải trả lãi Đây là nguồn vốn thường xuyên biến động nên ngânhàng luôn phải dự trữ một khoản tiền để trả cho khách hàng ngay khi họ cónhu cầu thanh toán Tuy nhiên, nếu như ngân hàng có thể huy động được mộtkhối lượng lớn những khoản tiền gửi không kì hạn thì đây lại là nguồn vốn ổnđịnh và có chi phí rẻ đối với ngân hàng

Tiền gửi có kì hạn

Tiền gửi có kì hạn là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng có

sự thỏa thuận trước với ngân hàng về thời hạn rút tiền Mục đích của ngườigửi tiền là lấy lãi và ngân hàng có thể chủ động kế hoạch hóa việc sử dụngnguồn vốn này vì tính có thời hạn của nguồn vốn Ngân hàng có nhiều kì hạn

từ một vài tháng đến một vài năm để khách hàng lựa chọn Mục đích củakhách hàng gửi tiền là để hưởng lãi nên mức lãi suất mà ngân hàng đưa raphải cao hơn lãi suất tiền gửi không kì hạn Mức lãi suất cụ thể phụ thuộc vào

Trang 9

thời hạn trả tiền và sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng trên cơ sởnhững điều kiện cụ thể khác tạ thời điểm đó Tuy nhiên, để tạo tính lỏng chocác loại tiền gửi có kì hạn, ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền trước hạnvới những khoản phạt đáng kể (thường hưởng lãi suất trước hạn theo lãi suấtkhông kì hạn).

Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là tiền để dành của dân cư được gửi vào ngân hàngnhằm mục đích hưởng lãi Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng sẽ đượcngân hàng phát cho một cuốn sổ tiết kiệm Khách hàng phải mang theo cuốn

sổ này mỗi khi đến ngân hàng giao dịch

Ở Việt Nam, việc phân biệt tiền gửi có kì hạn và tiền gửi tiết kiệm chỉ

có sự phân biệt rất nhỏ ở chủ thể, tuy nhiên điều ngày không phải hoàn toànđúng: tiền gửi có kì hạn thường áp dụng cho khách hàng là doanh nghiệp,TCKT còn tiền gửi tiết kiệm thường dùng cho khách hàng là dân cư

Các hình thức tiền gửi tiết kiệm bao gồm:

 Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn

Là loại tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào, song không hưởng dịch vụthanh toán để chi trả cho người khác Mục tiêu của khách hàng khi lựa chọn hìnhthức gửi tiền này là an toàn và tiện lợi, điều này quan trọng hơn mục tiêu sinhlời Lãi suất áp dụng đối với loại tiền gửi này cao hơn tiền gửi thanh toán

 Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn

Khác với tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, tiền gửi tiết kiệm có kì hạnđược thiết kế dành riêng cho hách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửitiền vì mục tiêu an toàn, sinh lời và thiết lập được kế hoạch gửi tiền trongtương lai Đối tượng chủ yếu của loại tiền gửi này là công nhân viên chức,hưu trí Mục tiêu của họ là lợi tức theo định kì Do vậy, lãi suất đóng vai trò

Trang 10

quan trọng để thu hút được khách hàng Ngân hàng thu hút khách hàng gửitiền tiết kiệm này bằng cách đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn với nhiều kì hạnkhác nhau cho khách hàng lựa chọn Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh

và thu hút số lượng tài khoản, các ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức tiếtkiệm như tiết kiệm quay xổ số trúng thưởng, tiết kiệm theo lãi suất bậc thang,hình thức tiết kiệm một nơi lĩnh nhiều nơi…Ngân hàng cũng tạo ra sự chủđộng cho khách hàng bằng việc áp dụng các hình thức trả lãi đa dạng như: trảlãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kì Là loại tiền gửi được rút ra sau một thờigian nhất định Tuy vậy, khách hàng có nhu cầu rút tiền trước hạn cũng có thểđược đáp ứng với điều kiện được hưởng lãi suất thấp (lãi suất không kì hạnhoặc của kì hạn thấp hơn)

1.2.3.2 Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá là các công cụ nợ do ngân hàng phát hành để huy độngvốn trên thị trường Các giấy tờ có giá NHTM phát hành bao gồm kì phiếu,trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá

Kì phiếu ngân hàng

Là giấy nhận nợ của ngân hàng với cam kết trả gốc và lãi sau một thờigian nhất đinh Kì phiếu được phát hành thường xuyên và có thời hạn linhhoạt, phong phú từ 3 tháng, 6 tháng…(nhỏ hơn 1 năm) Kì phiếu có đặc điểm

là tính ổn định, tính tập trung và lãi suất cao hơn so với tiền gửi có kỳ hạnnhằm mục đích để sinh lời Do vậy, với GTCG này, ngân hàng có thể chủđộng về mặt thời gian và tính ổn định cho nguồn vốn cũng như việc xác địnhnguồn vốn mà ngân hàng cần can thiệp

Trái phiếu ngân hàng

Trái phiếu dung để huy động vốn tập trung và dài hạn phục vụ chonhững kế hoạch phát triển kinh doanh có quy mô lớn và dài hạn, Trái phiếuđược phát hành với quy mô lớn, đồng loạt trên toàn hệ thống mỗi ngân hàng

Trang 11

Trên mỗi trái phiếu ngân hàng có sự xác định về các yếu tố như mệnh giá, tênngân hàng phát hành, thời hạn của trái phiếu Hiện nay, các nhà đầu tư quantâm đến trái phiếu chuyển đổi có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu thường

và điều này càng làm cho trái phiếu ngân hàng có tính hấp dẫn hơn

Sự khác biệt chủ yếu giữa chứng chỉ tiền gửi và tiền gửi có kì hạn làchứng chỉ tiền gửi được phép mua bán, chuyển nhượng trên thị trường vàmệnh giá được thống nhất theo mức giá chuẩn Điều này thể hiện sự phát triểncủa một công cụ đã được chuyên môn hóa nhằm mở rộng nguồn vốn mới,tăng tính chủ động trong việc huy động vốn của ngân hàng

Việc phát hành GTCG có thể được thực hiện theo 3 hình thức là: pháthành theo mệnh giá, phát hành GTCG có chiết khấu và phát hành GTCG cóphụ trội

Việc trả lãi cho GTCG có thể thực hiện theo 3 cách thức trả lãi là: trả lãisau, trả lãi trước hoặc trả lãi định kì

Trang 12

1.2.3.3 Vay NHNN hoặc các TCTD khác

Khi ngân hàng cần đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, nó có thể đi vay từcác TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng Điều này có lợi cho cả ngânhàng đi vay và ngân hàng cho vay Một mặt, ngân hàng đi vay có thể bù đắpđược sự thiếu hụt vốn khả dụng Mặt khác, ngân hàng cho vay có thể kiếm lời

từ những khoản dự trữ dư thừa Tuy nhiên, chi phí của việc đi vay trên thịtrường liên ngân hàng thường khá cao và ổn định Do đó các ngân hàngthường chỉ sử dụng hình thức này để bù đắp thiếu hụt vốn trong ngắn hạn.Trong trường hợp khan hiếm vốn, các ngân hàng không thể đi vay từ cácTCTD khác thì có thể vay NHTW NHTW cấp tín dụng cho các ngân hàngtrung gian thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu các chứng từ có giá ngắn hạn

Từ đó, các ngân hàng có thể bổ sung thêm vốn khả dụng một cách thườngxuyên Tuy nhiên, các khoản tín dụng của NHTW thường gắn liền với pháthành tiền trung ương nên điều kiện chiết khấu thường rất chặt chẽ Ở nhiềunước, việc vay quá nhiều từ cửa sổ chiết khấu có thể ảnh hưởng đến uy tíncủa NHTM NHTW thường được nhắc nhiều hơn với vai trò người cho vaycuối cùng trong trường hợp NHTM gặp những khó khăn bất khả kháng

1.3 HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

1.3.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn

Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra Một côngviệc đạt hiệu quả tức là trong cùng một hoàn cảnh như nhau, công sức bỏ ranhư nhau, chi phí bỏ ra như nhau nhưng kết quả đạt được là tốt nhất Nhưvậy, khi xem xét khái niệm hiệu quả huy động vốn ta phải đặt việc huy độngvốn trong tương quan với các yếu tố khác

Hiệu quả huy động vốn được thể hiện ở khả năng đáp ứng một cáchnhanh chóng, đầy đủ và thường xuyên nhu cầu sử dụng vốn của một ngânhàng với chi phí huy động vốn hợp lý và mức độ rủi ro là thấp nhất

Trang 13

Hiệu quả huy động vốn được thể hiện trên các mặt sau:

Hiệu quả đối với xã hội:

Hiệu quả huy động vốn của NHTM đối với xã hội được nhìn nhận trêngóc độ các lợi ích mà lượng vốn này sử dụng để bổ sung lượng vốn cho nềnkinh tế và nâng cao mức sống của người dân thay vì sử dụng đồng vốn đó vàcác chỉ tiêu khác Hiệu quả này có được là nhờ việc tiết kiệm chi tiêu, tăngcường các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm chongười lao động, nâng cao mức sống của người dân thông qua sinh lời củakhoản tiết kiệm tại ngân hàng và các lợi ích gián tiếp của quá trình sử dụngvốn tiết kiệm để kinh doanh mang lại

Hiệu quả của việc huy động vốn từ dân cư của NHTM đối với xã hộicàng cao trong điều kiện đất nước đó đang cần nhiều vốn để phát triền nềnkinh tế, nhất là các nước đang phát triển

Hiệu quả đối với khách hàng:

Khi khách hàng tham gia vào hoạt động huy động vốn thì hiệu quả củahoạt động này được hiểu là các lợi ích mà người dân thu được khi gửi tiền vàongân hàng Hiệu quả này có được là nhờ thu nhập từ khoản sinh lời từ khoảntiền người dân cho ngân hàng sử dụng trong một thời gian nhất định và cáctiện ích khác mà người dân được hưởng khi tham gia vào dịch vụ ngân hàng.Hiệu quả từ việc huy động vốn của ngân hàng đối với khách hàng caohay thấp thể hiện ở mức lãi suất và các ưu đãi khác mà họ được hưởng trênkhoản tiền mà họ đã gửi vào ngân hàng càng cao so với ngân hàng khác và sóvới các hình thức đầu tư khác

Hiệu quả đối với NHTM:

Hiệu quả huy động vốn của NHTM dựa trên mối tương quan so sánhgiữa kết quả thu được từ vốn huy động và lượng chi phí bỏ ra để huy động.Hiệu quả này càng cao khi kết quả đạt được (chính là doanh thu của việc sửdụng khoản vốn huy động từ dân cư) càng cao và lượng chi phí bỏ ra càng

Trang 14

thấp (lãi phải trả và các chi phí phi lãi khác)

Đảm bảo cho hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả cao bằng nhiều cáchthức khác nhau là một trong những mục tiêu của NHTM Từ đó, tạo tiền đểđảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao, mang lạilợi nhuận cao

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng được đánh giá là có hiệu quảkhi quy mô, cơ cấu NVHĐ tăng trưởng ổn định và đủ lớn để tài trợ cho cácnhu cầu vốn của ngân hàng Để đánh giá chất lượng của hoạt động huy độngvốn, các NHTM thường sử dụng các chỉ tiêu về chi phí, hiệu quả sử dụng vốnhuy động, sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

1.3.2.1 Quy mô huy động vốn

Quy mô huy động vốn là khối lượng vốn mà ngân hàng huy động đượctrong một khoảng thời gian nhất định Chỉ tiêu này phản ánh lợi thế cạnhtranh của ngân hàng Điều đó cho thấy ngân hàng đã thành công khi thu hútđược nhiều khách hàng biết tới ngân hàng, tin tưởng và gửi tiền vào ngânhàng Việc huy động vốn nhiều sẽ mang lại cho ngân hàng nhiều cơ hội hơntrong việc sử dụng vốn Tuy nhiên, huy động vốn với quy mô như thế nào chohợp lý và vấn đề mà các ngân hàng cần cân nhắc

Trước khi thực hiện một chiến lược huy động vốn thì ngân hàng cần có

kế hoạch đề ra xem liệu nguồn vốn mà ngân hàng cần cho hoạt động kinhdoanh là bao nhiêu, sử dụng các hình thức huy động như thế nào, chi phí huyđộng là bao nhiêu để mang lợi lợi nhuận cho ngân hàng Huy động vốn lớnnhưng cần phải đảm bảo được tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định củaNHNN Trong điều kiện nguồn vốn khan hiếm, việc huy động vốn trở nênkhó khăn thì quy mô huy động vốn càng lớn trên cơ sở chi phí hợp lý là một

Trang 15

yếu tố quan trong trong việc đánh giá hiệu quả huy động vốn của mỗi ngânhàng Quy mô nguồn vốn lớn cho phép ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốncủa khách hàng, đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình để từ đó giảm rủi ro,giảm chi phí cho một đồng vốn huy động, tăng khả năng thanh toán, khả năngcạnh tranh và từ đó cũng tăng vị thế của ngân hàng trên thương trường.

1.3.2.2 Tốc độ tăng trưởng quy mô vốn huy động

hoặc tốc độ tăng trưởng vốn trung bình của hệ thống.

1.3.2.3 Cơ cấu huy động vốn

Tỷ trọng từng NVHĐ = x 100%

Chỉ tiêu này cho thấy khối lượng của từng nguồn vốn trên tổng khốilượng vốn huy động của ngân hàng Từ đó, ban quản trị có thể thấy đượcngân hàng đang chủ yếu huy động vốn từ những nguồn nào và những nguồnvốn nào ngân hàng có thể tận dụng để mở rộng quy mô huy động hoặc giảmchi phí huy động vốn

Trang 16

Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn:

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng vốn huy động theo kỳ hạn trên tổng sốvốn huy động

DKH(i) = x 100%

Trong đó VKH(i): Khối lượng vốn huy động theo thời hạn i

Đối với các các khoản vốn huy động ngắn hạn, ngân hàng có thể bỏ ra ítchi phí hơn nhưng tính ổn định của nguồn vốn không cao Việc sử dụngnguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào những dự án dài hạn có thể mang lại nguồnlợi nhuận khổng lồ cho ngân hàng, nhưng mức độ rủi ro của những khoản tíndụng này rất cao Do đó, ngoài việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vayngắn hạn và đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, ngân hàng chỉ sửdụng một tỷ lệ nhất định vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn

Ngược lại, các khoản huy động trung dài hạn có độ ổn định cao hơncùng với đó là chi phí huy động cũng cao hơn Việc huy động quá nhiều vốntrung dài hạn sẽ đặt ngân hàng trước những áp lực trả nợ trong tương lai Dovậy, ngân hàng phải tính toán sao cho cơ cấu vốn hợp lý Tùy theo mục đíchhoạt động và mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi ngân hàng thì tỷ trọng của mỗiloại vốn sẽ có sự thay đổi

Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng:

Trang 17

khách hàng mục tiêu của ngân hàng Đồng thời giúp ban quản trị ngân hàngđánh giá được việc định vị thị trường của ngân hàng Ngân hàng có thể phântích điểm mạnh, điểm yếu của từng loại khách hàng để đưa ra biện pháp phùhợp cho từng đối tượng sao cho việc huy động đạt hiệu quả cao Chẳng hạn,

để thu hút đối tượng khách hàng vừa và nhỏ thì ngân hàng cần có khối lượngchi nhánh nhiều và phân bổ rộng rãi về mặt địa lý vì những khách hàng nàythường chỉ gửi những món tiền nhỏ nhưng khối lượng khách hàng tham giagiao dịch lại là rất lớn Ngược lại, với các khách hàng lớn thì khối lượngkhách hàng là nhỏ nhưng giá trị giao dịch mà khách hàng thực hiện lại lớn

Do đó, ngân hàng có quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại và có uy tín cao

sẽ có lợi thế trong việc thu hút loại khách hàng này

Cơ cấu vốn huy động theo tiền tệ:

DLT(i) = x 100%

Trong đó: VLT(i) là khối lượng vốn huy động theo loại tiền i

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng của nguồn vốn huy động bằng nội tệ hayngoại tệ trong tổng NVHĐ của ngân hàng

1.3.2.4 Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí mà ngân hàng bỏ ra để hưởngquyền sử dụng một đồng vốn trong một thời gian nhất định Chi phí huy độngvốn bao gồm 2 phần: chi phí trả lãi và chi phí phi lãi (chi phí tiền lương cho cán

bộ huy động vốn, chi phí cơ sở vật chất, chi phí marketing, quảng cáo, in ấn…) Mức lãi suất ngân hàng trả cho khách hàng phải đủ hấp dẫn để người gửivào mục đích khác Lãi suất huy động thường được xác định bởi quan hệcung cầu trên thị trường Khi ngân hàng đã thừa vốn trong khi khách hàng

Trang 18

vẫn tiếp tục gửi tiền sẽ làm cho lãi suất huy động giảm xuống Ngược lại,trong thời kỳ kinh tế suy giảm hoặc chính phủ thực hiện chính sách tiền tệthắt chặt, sự thiếu hụt vốn khả dụng của các ngân hàng sẽ đẩy lãi suất huyđộng cao lên Mức lãi suất cao hay thấp còn tùy thuộc vào chiến lược cạnhtranh của mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ cụ thể.

Quy mô của ngân hàng càng lớn, cơ cấu tổ chức càng chặt chẽ, nănglực quản lý của ban giám đốc càng cao thì chi phí phi lãi trên một đơn vị vốnhuy động càng giảm Do đó, ngân hàng có thể giảm chi phí huy động bằngcách nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Công tác huy động vốn của ngân hàng được đánh giá có hiệu quả cao vềphương diện chi phí khi ngân hàng đảm bảo được những yêu cầu sau:

 Tìm kiếm được nguồn chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay

và đầu tư trong khi vẫn thỏa mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động vốn

và sử dụng vốn về phương diện quy mô và tính ổn định

 Ngân hàng có thể tăng lợi nhuận mà không phải chịu rủi ro cao dosức ép tăng chi phí vốn Thông thường, ngân hàng có 2 cách để tăng lợi nhuận

là tăng thu nhập hoặc giảm chi phí Tuy nhiên, việc tăng thu nhập thông quaviệc đầu tư vào tài sản sinh lời cao tương ứng với nó là rủi ro cao sẽ mạohiểm hơn việc quản lý chi phí vốn hiệu quả.

Việc xác đinh chi phí vốn là việc làm rất hữu ích cho ngân hàng để cóthể xây dựng chính sách kinh doanh hiệu quả

Các ngân hàng thường đánh giá chi phí vốn thông qua chỉ tiêu chi phí trảlãi bình quân gia quyền:

Chi phí trả lãi bình quân gia quyền = x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí trả lãi cho một đồng vốn huy động của

Trang 19

ngân hàng Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất Nếu chỉ tiêu nàygiảm qua các năm kèm theo sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn chứng tỏcông tác huy động vốn của ngân hàng có hiệu quả.

1.3.2.5 Quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Một chiến lược huy động vốn đúng đắn, phù hợp với kế hoạch sử dụngvốn trong từng thời kỳ sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng đạt được mục tiêu lợinhuận tối đa và tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh Sự hài hòa giữa huy độngvốn và sử dụng vốn chính là công tác cân đối vốn của ngân hàng Công tác cânđối vốn hết sức quan trọng và cần thiết đối với hoạt động của bất cứ ngân hàngnào Đó là một biện pháp nghiệp vụ, một công cụ quản lý của lãnh đạo ngânhàng Thông qua bảng cân đối vốn đã lập, cán bộ ngân hàng xem xét, phân tích

cơ cấu, tỷ trọng các nguồn và từng khoản sử dụng để dự đoán nhu cầu vốn biếnđộng trong tương lai, từ đó có chính sách huy động vốn thích hợp

Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn phản ánh hiệu quả huyđộng vốn thông qua 3 khía cạnh sau:

Về quy mô:

Quy mô vốn huy động phải phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của ngânhàng Tức là, quy mô vốn huy động phải dủ lớn để đáp ứng các nhu cầu về tíndụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.Huy động vốn quá nhiều sẽ là một sự lãng phí trong khi huy động quá ít sẽảnh hưởng đến chất lượng đầu tư, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng

Có thể đánh giá thông qua chỉ tiêu sau đây:

Trang 20

Chỉ tiêu này phản ánh sự cân đối giữa NVHĐ được với hoạt động tíndụng, đầu tư của ngân hàng.

 Nếu hệ số này >1 phản ánh quy mô vốn huy động tăng nhanh hơn quy mô

sử dụng vốn của ngân hàng Đây có thể là dấu hiệu của việc huy động quánhiều vốn bị ứ đọng

 Nếu hệ số này <1 thì hoạt động huy động vốn chưa đủ đáp ứng nhu cầucủa thị trường Ngân hàng nên có biện pháp mở rộng quy mô vốn huy động

 Nếu hệ số này =1 cho thấy hiệu ảu huy động vốn đã đáp ứng đủ nhucầu của thị trường

Về kỳ hạn:

Sự không cân xứng về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ sẽ tiềm ẩnnhững rủi ro cho ngân hàng như: rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hốiđoái…

Rủi ro lãi suất xảy ra dưới hai dạng: rủi ro tái tài trợ tài sản nợ và rủi rotái đầu tư tài sản có Khi thời hạn của nguồn vốn huy động ngắn hơn thời hạncủa các khoản đầu tư, nếu lãi suất thị trường có xu hướng tăng lên, ngân hàng

sẽ phải huy động vốn với mức lãi suất cao hơn để tiếp tục tài trợ cho cáckhoản đầu tư Ngược lại, khi thời hạn sử dụng vốn ngắn hơn thời hạn củanguồn vốn huy động thì ngân hàng sẽ đứng trước rủi ro khi lãi suất thị trườnggiảm xuống

Các ngân hàng dựa vào mô hình cấu trúc kỳ hạn để phân tích sự phù hợpgiữa nguồn vốn và sử dụng vốn Qua đó, ngân hàng điều chỉnh cơ cấu nguồnvốn và danh mục tài sản để nâng cao hiệu quả huy động vốn, sử dụng vốn,tăng doanh lợi, duy trì khả năng thanh toán

Về lãi suất:

Trang 21

Để đảm bảo lợi nhuận, lãi suất trên tài sản phải cao hơn lãi suất trênnguồn vốn có cùng kỳ hạn Sự chênh lệch lãi suất tạo ra nguồn thu cho ngânhàng Tuy nhiên, khi việc huy động vốn và cho vay trở nên quá khó khăn,ngân hàng đôi lúc vẫn phải chấp nhận lãi suất cho vay bằng lãi suất huy độnghoặc thậm chí thấp hơn nhằm duy trì hoạt động và nguồn thu chủ yếu để bù lỗ

là từ các hoạt động dịch vụ mà ngân hàng cung cấp

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM

1.3.3.1 Nhân tố khách quan

Đây là những nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh bên ngoài củangân hàng, có ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Sựthay đổi của các nhân tố khách quan này ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinhdoanh ngân hàng trong đó ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng cũng như chấtlượng vốn huy động (hay hiệu quả sử dụng vốn huy động) và ảnh hưởng giántiếp tới công tác kế toán huy động vốn của mỗi ngân hàng

Môi trường kinh tế

Tình hình kinh tế ổn định hay không ổn định có tác động rất lớn tới sựphát triển của nền kinh tế, qua đó cũng tác động đến các hoạt động của ngânhàng nói chung và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động huy động vốn nói riêng.Các yếu tố kinh tế tác động tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng là: tốc

độ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp… trong đó có 2 yếu tố rất quantrọng là tăng trưởng và lạm phát

Khi nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, các doanh nghiệp làm ăn

có hiệu quả sẽ kích thích nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh Đểđáp ứng, các NHTM không ngừng tăng cường huy động vốn Mặt khác, khi kinh

tế tăng trưởng, thu nhập của các cá nhân, hộ gia đình cũng tăng theo là điều kiệnthuận lợi cho ngân hàng hoạt động huy động vốn Đó là cơ hội cho các ngân

Trang 22

hàng có quy mô lớn có thể nâng cao hoạt động huy động vốn nhưng cũng làthách thức cho các ngân hàng có quy mô nhỏ để có thể cạnh tranh Ngược lại,khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất bị kìm hãm, nhu cầu vốn của nền kinh tế cũnggiảm theo Ngân hàng sẽ thận trọng hơn trong hoạt động huy động vốn và phảicân nhắc để đảm bảo sự phù hợp giữa chi phí và lợi nhuận.

Lạm phát là yếu tố tác động đến tâm lý giữ tiền mặt, các GTCG hay cáctài sản tài chính khác của công chúng, qua đó tác động trực tiếp tới nguồn vốnhuy động Khi lạm phát tăng cao, lãi suất danh nghĩa không thay đổi làm cholãi suất thực giảm xuống, người dân sẽ quay sang nắm giữ các tài sản tàichính có tính ổn định cao thay vì gửi tiền vào ngân hàng Do đó, hoạt độnghuy động vốn của ngân hàng sẽ gặp khó khăn

Ngân hàng cũng chịu sự tác động của các mục tiêu, chính sách kinh tếcủa Đảng và Nhà nước ở tầm vĩ mô như: chính sách đối ngoại, khuyến khíchđầu tư phát triển kinh tế - xã hội, chính sách tiền tệ, chính sách giá cả…Trong đó việc thực hiện CSTT quốc gia trong từng thời kỳ như: kiểm soátlạm phát, bình ổn giá cả, ổn định sức mua của đồng tiền, tăng trưởng kinh tế,tạo công ăn việc làm…cũng tác động không nhỏ tới hoạt động của ngân hàngnói chung và huy động vốn nói riêng

Môi trường chính trị - pháp luật

Khi nói tới yếu tố khách quan thì hành lang pháp luật là một trong nhữngnhân tố được quan tâm đầu tiên bởi vì đây là yếu tố buộc các ngân hàng phảichấp nhận, phải thực hiện và chịu sự điều chỉnh Cụ thể hơn là các NHTMphải tuân thủ các quy định của pháp luật như: Luật các TCTD, Luật NHNN,các văn bản hướng dẫn, các pháp lệnh của NHNN, những quy định có liênquan đến huy động vốn như: tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, quyđịnh về phát hành kỳ phiếu, trái phiếu để huy động vốn…Khi các bộ luật có

sự thay đổi thì sẽ tác động đến khối lượng vốn huy động và các kênh huy

Trang 23

động vốn của ngân hàng Chẳng hạn, khi NHNN quy định giảm tỷ lệ vốnngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 40% xuống 30% sẽ ảnh hưởng đến hiệuquả huy động vốn của các NHTM Để bù đắp cho sự thiếu hụt vốn ngắn hạnđầu tư vào các khoản tín dụng trung dài hạn, các ngân hàng sẽ phải tìm kiếmnguồn vốn trung dài hạn thay thế Điều này ảnh hưởng đến cơ cấu vốn huyđộng và chi phí huy động vốn và làm thay đổi lợi nhuận trong kỳ của ngânhàng Áp lực tăng vốn trong ngắn hạn có thể sẽ đẩy lãi suất huy động lên cao

và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả huy động vốn Tuy nhiên, xét về dài hạn thì

sự thay đổi này sẽ nâng cao sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của cácngân hàng

Tình hình chính trị của một quốc gia ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực của nềnkinh tế trong đó có ngân hàng Khi chính trị quốc gia ổn định, người dân tintưởng vào hệ thống tài chính, họ tìm đến ngân hàng tìm kiếm cơ hội sinh lời

và ngân hàng có thể huy động vốn trên cơ sở uy tín của mình Ngược lại, khiđất nước có chính trị không ổn định, người dân sẽ không tin tưởng và ngânhàng và ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn việc huy động vốn

Môi trường văn hóa – xã hội

Môi trường văn hóa – xã hội cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tớihoạt động của ngân hàng, bao gồm các yếu tố như sự phân bố dân cư, mứcthu nhập bình quân, trình độ văn hóa, thói quen tiêu dùng của người dân…Chúng ta sẽ phân tích một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động huyđộng vốn của ngân hàng:

Sự phân bố dân cư, thu nhập của người dân là nguồn lực tiềm tàng cóthể khai thác nhằm mở rộng quy mô huy động vốn của NHTM Ở những khuvực có mật độ dân số lớn, thu nhập của người dân càng cao thì nhu cầu đầu tư

và giao dịch của họ tăng lên tương đối so với nhu cầu tiêu dùng Do vậy, nhucầu mở tài khoản cũng như gửi tiền vào ngân hàng cũng tăng lên, hoạt động

Trang 24

huy động vốn của ngân hàng sẽ đạt hiệu quả cao hơn so với những khu vựchẻo lánh, kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu.

Trình độ dân trí, tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân cũngảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh tế về tiêu dùng, tiết kiệm cũng như mức

độ ưa thích và nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng

Ở Việt Nam, người dân có thói quen chi tiêu bằng tiền mặt hoặc muavàng, ngoại tệ cất trữ Chính vì vậy, các ngân hàng vẫn chưa huy động đượchết nguồn vốn còn tiềm tàng trong dân Ngân hàng phải mất thời gian đểthuyết phục họ chuyển sang sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện đại như thẻATM, séc…Hơn nữa, đại bộ phận dân cư ở vùng nông thôn cũng gặp khókhăn nhiều về vật chất, trình độ dân trí còn thấp nên nhìn chung còn khá xa lạvới các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Do đó, công tác huy động vốn củangân hàng cũng gặp không ít khó khăn

Sự phát triển của khoa học – kỹ thuật

Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra sự thay đổi đáng kểtrong mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nóiriêng Trong hoạt động huy động vốn, khoa học – kỹ thuật đóng vai trò quantrọng trong việc nâng cao cả số lượng và chất lượng huy động vốn Việc sửdụng vi tính nối mạng trực tuyến giữa các giao dịch viên hay với kiểm soátviên giúp nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát huy động vốn Các phần mềmmáy tính hiện đại giúp giao dịch gửi, rút tiền nhanh chóng và chính xác hơn,giảm thiểu số chứng từ giấy sử dụng Công nghệ mới không chỉ giúp ngânhàng đổi mới quy trình nghiệp vụ mà còn tạo điều kiện cho khách hàng khôngcần trực tiếp đến ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện giao dịch thông quaInternet, Mobile phone

Trang 25

Việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại giúp cho ngân hàng

có thể huy động nhanh hơn với chi phí rẻ hơn, từ đó nâng cao hiệu quả huyđộng vốn

Trang 26

1.3.3.2 Nhân tố chủ quan

Chính sách lãi suất và tín dụng của ngân hàng

Chính sách lãi suất là chính sách chiến lược trong chính sách huy độngvốn của ngân hàng Ngân hàng cần có một chính sách lãi suất phù hợp vớitừng đối tượng khách hàng gửi tiền để có thể huy động được nguồn vốn vàtiết kiệm được chi phí huy động vốn Lãi suất được coi là giá cả của cáckhoản vốn mà ngân hàng huy động và các khoản tín dụng mà ngân hàng cấpcho khách hàng Mức lãi suất thường được quyết định bởi quan hệ cung cầutrên thị trường Tuy nhiên, hệ thống lãi suất của ngân hàng cần linh hoạt, phùhợp với quy mô và cơ cấu nguồn vốn chứ không phải lúc nào cũng huy độngtheo lãi suất thị trường

Tùy thuộc vào chính sách tín dụng và nhu cầu mở rộng tín dụng củangân hàng trong từng thời kỳ để ngân hàng đưa ra chính sách lãi suất phùhợp Ví dụ, khi nhu cầu mở rộng tín dụng đang được đặt lên hàng đầu thìchính sách lãi suất cạnh tranh là một công cụ hiệu quả thường được sử dụng.Khi vị thế của ngân hàng đã được nâng cao, khách hàng đã coi ngân hàng làmột điểm đến quen thuộc thì việc giảm lãi suất huy động so với các ngânhàng khác không ảnh hưởng lớn đến quy mô huy động vốn của ngân hàng

Các hình thức huy động vốn của ngân hàng

Để có nguồn vốn huy động cần thiết cho hoạt động kinh doanh, ngânhàng sẽ có nhiều hình thức huy động vốn như huy động từ tiền gửi, từ phát hànhGTCG…Việc đa dạng hóa hình thức huy động vốn có ảnh hưởng rất lớn tới khốilượng vốn huy động của ngân hàng Đối với tiền gửi tiết kiệm, đa dạng hóa thờihạn theo mục đích sử dụng của khách hàng sẽ tăng tính chủ động cho kháchhàng Với tiền gửi thanh toán, những sản phẩm thanh toán với nhiều tiện ích sẽ

là sự hấp dẫn khách hàng trong việc tăng số dư trên tài khoản tiền gửi thanh

Trang 27

toán Với GTCG, phát hành nhiều GTCG với nhiều mệnh giá sẽ kích thích muaGTCG Hiện nay, cùng với sự phát triển của TTCK ngân hàng càng có cơ hộicho việc phát hành các GTCG có tính lỏng cao

Trong quá trình cạnh tranh về huy động vốn, khi mức lãi suất huy độnggiữa các ngân hàng là tương đối đồng đều thì việc tăng cường và nâng caochất lượng dịch vụ ngân hàng cũng như đa dạng hóa các loại hình huy độngvốn là giải pháp đáng được quan tâm

Chiến lược marketing của ngân hàng

Sản phẩm ngân hàng là vô hình nên để khách hàng biết đến thì công táctuyên truyền, quảng cáo là hoạt động thường xuyên của các ngân hàng Khitiến hành một đợt huy động nào đó thì ngân hàng thường thực hiện tuyêntruyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm mục đíchcho khách hàng biết đến những dịch vụ của ngân hàng và những tiện ích màchúng mang lại Việc làm này tác động nhanh chóng đến nhu cầu gửi tiền củakhách hàng Đồng thời để thu hút khách hàng, ngân hàng cần có chính sáchkhuyến mại và dự thưởng đi kèm Trên cơ sở đó, khách hàng sẽ tăng gửi tiềnvào ngân hàng và như vậy, ngân hàng đã phần nào thành công trong việc huyđộng vốn

Ngoài ra, các ngân hàng còn thường thực hiện quảng bá hình ảnh củamình thông qua các hoạt động như: tham gia tài trợ cho các hoạt động xã hội,cấp học bổng cho sinh viên các trường…Thông qua chiến lược marketing,ngân hàng có thể tạo lập, xây dựng được hình ảnh của mình trên thị trường vàtạo lòng tin đối với khách hàng, một yếu tố rất quan trọng trong quá trình huyđộng vốn

Uy tín, vị thế của ngân hàng

Trang 28

Uy tín, vị thế của ngân hàng là yếu tố cạnh tranh trong việc thu hútkhách hàng đến với ngân hàng Uy tín của ngân hàng thể hiện ở khả năng sẵnsàng chi trả, thanh toán cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu, thái độphục vụ của nhân viên, kết quả kinh doanh, chất lượng của các dịch vụ màngân hàng cung cấp…Vị thế của ngân hàng thể hiện ở quy mô hoạt động, đốitượng khách hàng mà ngân hàng hướng đến và những mảng dịch vụ mà ngânhàng chú trọng phát triển Chính vì vậy, các ngân hàng không ngừng nâng cao

uy tín, vị thế của mình trên thị trường bằng cách xây dựng bộ máy quản lýmạnh, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chiến lược xây dựng hình ảnh cóhiệu quả, mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàngcung cấp…Từ đó, ngân hàng có điều kiển mở rộng hoạt động kinh doanh, thuhút được nhiều nguồn tiền nhàn rỗi từ nền kinh tế

Nguồn nhân lực của ngân hàng

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và trở thành lực lượng sảnsuất chính Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin trongngành ngân hàng đã giảm được chi phí hoạt động và thời gian giao dịch.Nhưng con người vẫn luôn khẳng định vị trí trung tâm của mình, vừa là chủthể vừa là mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Conngười là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh củaNHTM cũng như hoạt động huy động vốn của ngân hàng Hiệu quả hoạt độnghuy động vốn có đảm bảo được chất lượng và số lượng hay không một phầnlớn là do các yếu tố như: trình độ, tinh thần, thái độ và cả số lượng của cán bộngân hàng huy động vốn

Một ngân hàng muốn thực hiện tốt các hoạt động của mình, trong đó cóhoạt động huy động vốn thì phải tuyển dụng được nguồn nhân lực có chấtlượng cao Ban giám đốc phải có đủ năng lực để đưa ra kế hoạch kinh doanhhợp lý, khả thi đồng thời giám sát hoạt động của ngân hàng tốt, đảm bảo chất

Trang 29

lượng các hoạt động Các nhân viên ngân hàng phải có trình độ chuyên môncao, khả năng xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác Bên cạnh đó, thái độphục vụ của các cán bộ ngân hàng có tác động rất quan trọng đến khách hànggửi tiền, từ đó ảnh hưởng đến quy mô tiền gửi của ngân hàng Một ngân hàng

có đội ngũ nhân viên cởi mở, nhiệt tình sẽ tạo được ấn tượng tốt với kháchhàng, làm cho họ cảm thấy được tôn trọng, tạo được lòng tin và do vậy, ngânhàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn

Các chứng từ, thủ tục sử dụng trong huy động vốn

Thủ tục trong huy động vốn có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian giaodịch, độ chính xác trong giao dịch và sự hài lòng của khách hàng trong việcgửi, rút tiền Khi nói đến thủ tục là nói đến việc lập các chứng từ có nhanhchóng và chính xác hay không, quy trình luân chuyển chứng từ có nhanhkhông, việc xử lý các giao dịch của cán bộ ngân hàng có nhanh chóngkhông…Thủ tục giao dịch nhanh chóng sẽ giúp cán bộ huy động vốn vàkhách hàng giảm thiểu thời gian giao dịch và khách hàng sẽ hài lòng hơn vềngân hàng Ngược lại, khi thời gian giao dịch lâu hơn, khách hàng cảm thấykhông hài lòng với ngân hàng sẽ tìm đến ngân hàng khác Vì vậy, ngân hàngcần giảm thiểu thủ tục giao dịch để giảm thời gian giao dịch nhằm nâng caohiệu quả hoạt động huy động vốn

Trang 30

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI

NHĐT&PT VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUANG TRUNG

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHĐT&PT CHI NHÁNH QUANG TRUNG

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu

tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Quang Trung

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có tên gọi ban đầu là Ngânhàng Kiến thiết Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 117/TTg ngày26/04/1957 trực thuộc Bộ Tài Chính Năm 1981, Ngân hàng được đổi tênthành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam Sau khi tách các ngân hàngchuyên doanh năm 1988, năm 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng ViệtNam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – trựcthuộc Ngân hàng Nhà nước BIDV hoạt động với mô hình tổng công ty nhànước theo quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ.Trải qua hơn 50 năm, ngân hàng ngày càng khẳng định vị thế và vai trò củamình trong công cuộc phát triển đất nước

Trước năm 1995, BIDV thực hiện chức năng chính là cấp phát vốn ngânsách và cho vay đầu tư xây dựng cơ bản theo lãi suất ưu đãi Sau năm 1995,

để phù hợp với những biến đổi trong nền kinh tế đất nước, Ngân hàng đã thựchiện nhiều đổi mới trong kinh doanh, với truyền thống, bản lĩnh, nghị lực vàsáng tạo đã đạt được những kết quả khả quan về cơ cấu tổ chức, năng lực tàichính, lĩnh vực đầu tư, mạng lưới hoạt động, trình độ công nghệ, chất lượngnguồn nhân lực và quan hệ đối ngoại Hiện nay, chiến lược của BIDV là kinhdoanh đa năng tổng hợp trên cơ sở giữ vững vị trí đứng đầu về lĩnh vực đầu tư

Trang 31

phát triển, sẵn sàng hội nhập quốc tế, hướng tới trở thành tập đoàn tài chínhvững mạnh.

BIDV ngày càng khẳng định thương hiệu trong niềm tin của công chúng.Hoạt động kinh doanh phát triển ổn định, chất lượng tín dụng được đảm bảođang là thực tế hữu hiệu của BIDV Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng

đã đánh dấu bước chuyển biến rõ rệt, hiệu quả thiết thực góp phần không nhỏkhẳng định thương hiệu BIDV trên thương trường

Chi nhánh Quang Trung được hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động từtháng 04/2005 trên cơ sở nâng cấp Phòng Giao dịch Quang Trung - Sở giaodịch 1, nhằm khai thác triệt để thế mạnh của một đơn vị BIDV trên địa bàn trúđóng của Sở giao dịch trước đây Địa chỉ trụ sở chính tại 53 Quang Trung HàNội Tài sản ban đầu khi mới thành lập là nguồn huy động vốn 1.300 tỷ vànguồn nhân lực 72 cán bộ được điều động từ Hội sở chính và Sở giao dịch.BIDV Quang Trung không chỉ làm tốt việc huy động vốn, cho vay hiệuquả mà điều quan trọng BIDV Quang Trung đã là một ngân hàng đi trước đónđầu trong mở rộng các dịch vụ tiện ích ngân hàng trên địa bàn Nhận thứcđược phát triển dịch vụ là xu hướng của một ngân hàng thương mại hiện đại,thu từ dịch vụ là nguồn thu an toàn, hiệu quả, thời gian qua, BIDV QuangTrung đã có nhiều giải pháp để tăng trưởng dịch vụ, đồng thời quan tâm chútrọng và có chính sách đầu tư thích đáng cho dịch vụ, từng bước nâng cao tỷtrọng thu dịch vụ trong tổng thu

Từ năm 2005, BIDV Quang Trung đã triển khai dịch vụ thanh toán phân

hệ chuyển tiền thuộc dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán.Qua đó, các giao dịch chuyển tiền, thanh toán đều được thực hiện một cáchnhanh chóng, an toàn, chính xác Nhờ vậy, thu dịch vụ thanh toán đã có sựtăng trưởng đáng kể, chiếm tỷ trọng từ 30 - 40% tổng thu dịch vụ

Trang 32

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Từ tháng 9/2008 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh QuangTrung thực hiện việc chuyển đổi mô hình tổ chức và hoạt động theo dự ánTA2, theo đó mô hình tổ chức của Chi nhánh gồm có Ban giám đốc và 16phòng được chia thành 5 khối:

1 - Khối Quan hệ khách hàng: Các phòng Quan hệ khách hàng

2 - Khối Quản lý rủi ro: Phòng Quản lý rủi ro

3 - Khối Tác nghiệp: Phòng Quản trị tín dụng, Phòng Quản lý và dịch

Trang 33

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức NHĐT&PT chi nhánh Quang Trung

Trang 34

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHĐT&PT chi nhánh Quang Trung

2.1.3.1 Đánh giá chung.

Xác định phương hướng phát triển theo mô hình của một ngân hànghiện đại, là đơn vị cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và phục vụ đốitượng khách hàng khu vực dân doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cácdoanh nghiệp đang trong lộ trình cổ phần hoá, Chi nhánh Quang Trung đã nỗlực không ngừng trong việc tiếp cận và tìm kiếm khách hàng, tích cực thựchiện công tác phát triển nguồn nhân lực, mở rộng và phát triển mạng lưới,nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ mới nhằm nâng cao khả năng hoạt độngcủa chi nhánh và đáp ứng tối đa các nhu cầu của các đối tượng khách hàngthuộc khối bán lẻ

Cùng với những thành công hoạt động kinh doanh, các công tác chínhtrị, đoàn thể thường xuyên được coi trọng và hoạt động có hiệu quả Tổ chứccông đoàn thực hiện tốt các nhiệm vụ theo điều lệ, đảm bảo tốt quyền lợi và

sự phát triển của đoàn viên Chi đoàn thanh niên tích cực hoạt động phongtrào, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của cán bộ trẻ, tăng cường hiểu biết

và góp phần vào thành tích chung trong hoạt động của BIDV khu vực và toàn

Trang 35

Chi nhánh luôn tuân thủ những chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Tổnggiám đốc BIDV cũng như những quy định của NHNN về trích lập dự phòngrủi ro đầy đủ theo quyết định 493 Tỷ lệ nợ quá hạn trong các năm từ 2008đến 2011 luôn được duy trì ở mức thấp BIDV Quảng Trung cũng nghiêmchỉnh chấp hành Nghị quyết số 216/NQ-HĐQT của Hội đồng quản trị BIDV

về chương trình hành động BIDV, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh

tế vĩ mô trước những biến động của kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam trongnăm 2008 Ngoài ra, chi nhánh còn tập trung chỉ đạo triển khai thực hiệnquyết định số 131 QĐ-TTg ngày 23/01/2009, Quyết định số 443/QĐ – TTgngày 04/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn củangành của BIDV về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn đểsản xuất kinh doanh

Chi nhánh luôn chủ động ứng phó kịp thời với diễn biến thị trường, đảmbảo phát triển ổn định bền vững: Giai đoạn 2008 – 2011 với tình hình kinh tếthế giới và trong nước diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động của cácngân hàng Tuy nhiên, chi nhánh đã chủ động, tích cực ứng phó linh hoạt vàkịp thời với những diễn biến của thị trường để đạt hiệu quả trong hoạt độngkinh doanh Chi nhánh áp dụng linh hoạt lãi suất huy động theo lãi suất huyđộng trên địa bàn và thực hiện điều chỉnh lãi suất cho vay ngắn hạn phù hợpvới chỉ đạo của BIDV Ngoài ra, BIDV Quang Trung cũng đã chú trọng nângcao chất lượng tín dụng và đẩy mạnh thu dịch vụ, tăng dần tỷ trọng thu dịchvụ

Chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chấtlượng hoạt động: thực hiện tốt các chính sách điều chỉnh của chính phủ đốivới hoạt động ngân hàng đã tăng sự an toàn trong kinh doanh cũng như chấtlượng các khoản tín dụng của chi nhánh Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu luôn được

Trang 36

duy trì ở mức thấp, quy mô vốn huy động tăng qua các năm, lợi nhuận đảmbảo tăng trưởng đều đặn.

2.1.3.2 Đánh giá trên các mặt hoạt động cụ thể

 Hoạt động huy động vốn

Trong bối cảnh chung đầy khó khăn và diễn biến hết sức phức tạp củathị trường, với trách nhiệm của một ngân hàng lớn trên địa bàn, chi nhánh đãtiên phong trong việc can thiệp và hỗ trợ thị trường một cách toàn diện trêncác mặt: tăng, giảm lãi suất phù hợp với chuyển biến của nền kinh tế; sử dụnglinh hoạt các chính sách thu hút, chăm sóc khách hàng hợp lý, kết hợp vớiviệc nghiên cứu, triển khai có kết quả nhiều sản phẩm huy động vốn mới,nhằm đa dạng các hình thức huy động vốn để thích ứng với nhu cầu củakhách hàng; đồng thời tích cực tìm kiếm, phát triển khách hàng là các tổ chứckinh tế, các định chế tài chính ngoài địa bàn có lượng tiền gửi lớn, ổn định.Với những biện pháp huy động vốn thích hợp nên nguồn vốn của chi nhánh

đã có những thay đối tích cực đáng kể Điều đó thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn qua các năm

(Đơn vị: Tỷ đồng)

2009

Năm 2010

Năm 2011

So sánh 2010/2009

So sánh 2011/2010 Giá trị

Giá trị (+/-) %

Trang 37

Ta thấy, tổng nguồn vốn huy động tăng 3 năm có những thay đổi đáng

kể theo chiểu hướng tăng Năm 2009, tổng NVHĐ đạt 2.084,84 tỷ đồng, tăng10,7% so với năm 2008, tương ứng tăng lượng tuyệt đối là 201,36 tỷ đồng Sựtăng trưởng này qua đó phần nào cho thấy ngân hàng đã đảm bảo được nguồnvốn huy động của mình mặc dù năm 2009 nền kinh tế bắt đầu phục hồi, thịtrường vàng, chứng khoán, bất động sản sôi động nên dòng tiền đổ vào ngânhàng ít đi Năm 2010, tổng NVHĐ đạt 2.385,83 tỷ đồng tăng 14,4 % tươngđương 301,01 tỷ đồng so với năm 2009 Qua đó cho thấy, nguồn vốn huyđộng của ngân hàng khá là ổn định và tăng trưởng đều đặn qua các năm

Trang 38

Biểu đồ 2.1 Tăng giảm nguồn vốn qua các năm

Trang 39

Bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn

(Đơn vị: Tỷ đồng)Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chỉ tiêu quy mô tín dụng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008 – 2011)

Quy mô tín dụng của BIDV Quang Trung tăng trưởng đều đặn trong 3năm đầu (2007 -2009) đều ở mức 7% Năm 2010, tín dụng tăng trưởng cao lêntới 15,8% nhưng vẫn chưa đến mức để gọi là tăng trưởng nóng Kết quả này là

do năm 2010, nền kinh tế đang trên đà vực dậy sau khủng hoảng, sản xuất đượcphục hồi , nhu cầu đầu tư tăng lên do đó hoạt động tín dụng của ngân hàng cũngtăng theo Cơ cấu cho vay đã có sự chuyển dịch dần dần theo hướng tăng tỷtrọng cho vay ngắn hạn và giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn Tỷ trọng cho vaydài hạn đang được duy trì ở mức 60%.Tỷ trọng cho vay đối với các doanhnghiệp ngoài quốc dân cũng tăng từ 42% lên tới 62% Ngoài ra, việc nâng caochất lượng tín dụng đã được chi nhánh chú trọng thực hiện trong suốt quá trìnhhoạt động Tỷ lệ nợ xấu vào năm 2007 là 1,87% đây là một tỷ lệ nhỏ và đượcngân hàng giảm xuống 0,22% Tỷ lệ các khoản tín dụng có tài sản đảm bảo được

Trang 40

duy trì ở mức hợp lý, khoảng 67% Chi nhánh cũng đã thực hiện trích lập dựphòng rủi ro đầy đủ theo quyết định 493 của NHNN.

 Hiệu quả kinh doanh

Với mục tiêu tăng trưởng an toàn, hiệu quả, chi nhánh đã tích cực đônđốc thu lãi, nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh, quyết liệttrong công tác thu nợ ngoại bảng Ngoài ra, ban Giám đốc cũng thực hiện cácbiện pháp tiết kiệm chi tiêu, giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận kinh doanh Do

đó, hiệu quả kinh doanh cũng chi nhánh tăng lên đều đặn qua các năm Lợinhuận trước thuế năm 2009 đạt 65 tỷ và đến năm 2011 thì con số này lên đến

96 tỷ Có thể nhìn thấy sự thay đổi này qua biểu đồ.Năm sau so với năm trướctăng đáng kể, điều này cho thấy Chi Nhánh hoạt động rất tốt

Biểu đồ 2.2 Lợi nhuận kinh doanh qua các năm

Lợi nhuận trước …

 Hoạt động thanh toán quốc tế

Công tác thanh toán của NHĐT&PT Quang Trung đã được chú trọng vàđẩy mạnh, đây cũng là nghiệp vụ có mức tăng trưởng cao Tại NH ĐT&PTQuang Trung, công nghệ ngân hàng nói chung và công nghệ thanh toán nói

Ngày đăng: 02/03/2016, 00:37

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w