Nam, chi nhánh Quang Trung
Phân tích sự tăng giảm của nguồn vốn huy động chưa đủ để đánh giá hiệu quả huy động vốn. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng tới huy động vốn mà không thực hiện cho vay hiệu quả thì sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, giảm lợi nhuận. Và ngược lại, nếu không huy động đủ vốn để cho vay thì chi nhánh sẽ mất những cơ hội để mở rộng khách hàng, tăng lợi nhuận và làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường. Do đó, một ngân hàng muốn đạt được mục tiêu lợi nhuận, an toàn, nâng cao hình ảnh, uy tín của mình thì ngân hàng đó phải đảm bảo nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn phù hợp với nhau về quy mô, cơ cấu, thời hạn, cũng như là chi phí huy động và thu lãi cho vay nhằm đạt được sự thông suốt trong quá trình vận chuyển vốn.
2.2.5.1. Sự phù hợp giữa quy mô huy động vốn và sử dụng vốn
Bảng 2.13. Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng NVHĐ 6000 7015 7120 7385
Tốc độ tăng trưởng HĐV 20% 16.92% 1.50% 3.72%
Tổng dư nợ 2295 3406 3590 4329
Tốc độ tăng trưởng tín dụng 35% 48.41% 5.40% 20.58%
NVHĐ/Tổng dư nợ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy quy mô huy động vốn và hoạt động cho vay vốn của BIDV Quảng Bình chưa tương xứng. Trong 4 năm 2008 – 2011 thì nguồn vốn mà chi nhánh huy động được không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Năm 2008 tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động là 11,5%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng chỉ là 7,4%, nhưng tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng dư nợ chỉ là 65%. Đến năm, dù NVHĐ tăng trưởng mạnh với tốc độ là 14,4% nhưng tăng trưởng tín dụng còn mạnh hơn với 15,7%, điều này làm cho khoảng cách giữa lượng vốn huy động và cho vay ngày vẫn đang xa nhau, NVHĐ cũng chỉ đáp ứng được 66% nhu cầu vay vốn. Chi nhánh phải đối mặt với nguy cơ thiếu vốn. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do vào ngày 13/01/2007, BIDV đã chính thức thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý vốn từ quản lý độc lập tại từng chi nhánh sáng cơ chế quản lý vốn tập trung (FTP) trong toàn hệ thống. Cơ chế quản lý vốn tập trung mới sẽ chuyển cơ chế quản lý vốn nội bộ của BIDV từ cơ chế “vay – gửi” sang cơ chế “mua – bán” vốn. Do đó, dù chi nhánh không
huy động đủ vốn cho hoạt động tín dụng thì ngân hàng vẫn có thể mua vốn từ hội sở chính để đảm bảo cho hoạt động cho vay diễn ra.
Biểu đồ 2.7. Quy mô huy động vốn và cho vay
2.2.5.2. Sự phù hợp giữa cơ cấu huy động vốn và sử dụng vốn
Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn theo loại tiền
Bảng 2.14. Khả năng đáp ứng nhu cầu cho vay theo loại tiền
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
HĐV bằng nội tệ 3,031 4,289 4,540
Cho vay nội tệ 2,146 2,787 3,702
Phần thừa 885 1,502 838
Tỷ lệ đáp ứng
HĐV bằng ngoại tệ 3,984 2,831 2,845
Cho vay ngoại tệ 1,260 803 627
Phần thừa 2,724 2,028 2,218
Tỷ lệ đáp ứng
Dựa vào bảng số liệu ta thấy, cả nguồn vốn huy động bằng nội tệ và ngoại tệ của ngân hàng đều không đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng. Tỷ lệ đáp ứng nguồn vốn bằng nội tệ dưới 91% và ngoại tệ chỉ ở mức dưới 35%. Nguồn vốn có sự mất cân đối lớn giữa huy động – cho vay bằng ngoại tệ, tỷ lệ đáp ứng rất thấpqua các năm. Dù cho vay bằng ngoại tệ có xu hướng đang giảm nhưng mức tăng của huy động bằng ngoại tệ chưa đủ nhanh để đáp ứng được nhu cầu cho vay. Do vậy, ngân hàng cần có biện pháp chú trọng để tăng cường huy động vốn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho vay.
Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn theo kỳ hạn
Bảng 2.15. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn theo kỳ hạn
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
NV ngắn hạn 1125.63 1235.8 1330.29 1461.29
Cho vay ngắn hạn 953.145 1,108.997 1,228.581 1,456.384
Phần dư 172.485 126.803 101.709 4.906
Tỷ lệ đáp ứng 118.10% 111.43% 108.28% 100.34%
NV trung dài hạn 572.72 647.68 754.55 924.54
Cho vay trung dài hạn 1,738.990 1,782.356 1,881.069 2,145.302
Phần dư -1,166.270 -1,134.676 -1,126.519 -1,220.762
Tỷ lệ đáp ứng 32.93% 36.34% 40.11% 43.10%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2010)
Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vốn theo kỳ hạn chưa tương xứng. Nguyên nhân lớn nhất vẫn là do thực hiện hạch toán vốn tập trung tại hội sở. Ngoài ra, chi nhánh cũng không kiểm soát thật tốt cơ cấu huy động vốn. Cụ thể, tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn luôn năm 2007 là 118,10% đến năm 2010 100,34% điều này cho thấy ngân hàng đã kiểm soát tốt NVHĐ ngắn hạn, đảm bảo huy động đáp ứng đủ nhu cầu cho vay. Tuy nhiên, với nguồn vốn trung dài hạn thì NVHĐ mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu cho vay. Năm 2007, tỷ lệ đáp ứng cho vay trung dài hạn là 32,93 % đến năm 2010 tỷ lệ này tăng lên 43,10%, sự
tăng dần tỷ lệ này phần nào cho thấy nỗ lực của chi nhánh trong việc tăng cường huy động vốn trung dài hạn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho vay ngày càng tăng. Dù chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay nhưng sự mất cân đối này đã được điều chỉnh bởi hội sở chính thông qua quá trình điều chuyển vốn giữa các chi nhánh. Tuy vậy, nó cũng ảnh hưởng đến tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh thông qua nghiệp vụ mua bán với với hội sợ chính.
Một điều đáng lưu ý là tỷ lệ giữa dư nợ tín dụng và tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng hay tỷ lệ giữa dư nợ VNĐ và huy động vốn VNĐ gọi là hệ số Q tổng hay hệ số QVNĐ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, từ đó chi nhánh lập ra kế hoạch cụ thể cho việc giải ngân – thu nợ và huy động cho từng thời kỳ cụ thể. Do vậy, việc phân tích sự phù hợp giữa quy mô, cơ cấu huy động và sử dụng vốn ở trên chỉ nhằm đánh giá một cách tương đối hoạt động huy động vốn của chi nhánh chứ không phản ánh được chính xác như đối với việc phân tích một ngân hàng hạch toán vốn độc lập.