Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Công thương- Chi nhánh Tp.Nam Định

31 385 2
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Công thương- Chi nhánh Tp.Nam Định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO nền kinh tế Việt Nam đã có không ít chuyển biến, đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng thương mại – Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng đứng trước những thách thức lớn. Để vượt qua những thách thức và tận dụng tốt cơ hội đòi hỏi các NHTMVN phải phân tích những ưu nhược điểm của mình để đưa ra chiến lược phù hợp cho từng thời kỳ, từng giai đoạn của sự phát triển phù hợp với xu thế trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích quốc gia và doanh nghiệp. Cũng trong thời gian hội nhập, hàng loạt các NH, chi nhánh NH mới cả trong nước và ngoài nước ra đời cùng phát triển và cạnh tranh trong một thị trường tài chính chật hẹp. Do vậy việc cạnh tranh trong việc huy động vốn ngày càng gay gắt khó khăn. Nhận thức được tầm quan trọng đó, với kiến thức đã được học ở trường và kiến thức thu được trong quá trình thực tập tại NHTMCP Công thương- Chi nhánh Tp.Nam Định. Em đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của mình là : “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Công thương- Chi nhánh Tp.Nam Định”

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI MỤC LỤC Sinh viên: Ngô Quang Ngọc Lớp: TC 12 - 09 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI PHỤ LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO - NHTMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh TP Nam Định: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam– Chi nhánh Thành phố Nam Định - NH: Ngân hàng - TCKT: Tổ chức kinh tế - DN: Doanh nghiệp - TTKDTM: Thanh toán không dùng tiền mặt - CBCNV: Cán bộ công nhân viên - TKTG: Tài khoản tiền gửi Sinh viên: Ngô Quang Ngọc Lớp: TC 12 - 09 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI LỜI NÓI ĐẦU Từ sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO nền kinh tế Việt Nam đã có không ít chuyển biến, đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng thương mại – Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng đứng trước những thách thức lớn. Để vượt qua những thách thức và tận dụng tốt cơ hội đòi hỏi các NHTMVN phải phân tích những ưu nhược điểm của mình để đưa ra chiến lược phù hợp cho từng thời kỳ, từng giai đoạn của sự phát triển phù hợp với xu thế trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích quốc gia và doanh nghiệp. Cũng trong thời gian hội nhập, hàng loạt các NH, chi nhánh NH mới cả trong nước và ngoài nước ra đời cùng phát triển và cạnh tranh trong một thị trường tài chính chật hẹp. Do vậy việc cạnh tranh trong việc huy động vốn ngày càng gay gắt khó khăn. Nhận thức được tầm quan trọng đó, với kiến thức đã được học ở trường và kiến thức thu được trong quá trình thực tập tại NHTMCP Công thương- Chi nhánh Tp.Nam Định. Em đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của mình là : “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Công thương- Chi nhánh Tp.Nam Định” Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của em được chia làm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Công thương- Chi nhánh Tp.Nam Định Chương 3: Một số giải pháp nằm nâng cao hiệu quả huy động vốnNHTMCP Công thương- Chi nhánh Tp.Nam Định Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô chú, anh chị cán bộ công nhân viên trong chi nhánh đã cung cấp số liệu, quan tâm chỉ bảo tạo điều kiện cho em thực tập, và đặc biệt em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Thanh Bình và CN. Đỗ Cẩm Hiền. Do thời gian thực tập, nhận thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn của em không tránh khỏi những khuyết điểm. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên: Ngô Quang Ngọc Lớp: TC 12 - 09 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1 Ngân hàng thương mại và vai trò của nó trong nên kinh tế thị trường 1.1.1.1 Khái niệm về NHTM NHTM là doanh nghiệp năng động nhất trong lĩnh vực kinh tế. Đó là do hoạt động của các NHTM rất đa dạng, luôn biến động theo sự thay đổi chung của nền kinh tế. Có lẽ chính vì thế mà cho đến nay chưa có định nghĩa thống nhất về NH. Mặt khác, do tập quán, luật pháp của từng quốc gia và mỗi thời kỳ khác nhau người ta có các cách định nghĩa khác nhau về NHTM. Theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam thì: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm dịch vụ thanh toán.” 1.1.1.2 Vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường NHTM đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công việc ổn định kinh tế và phát triển đất nước. Với vai trò là trung gian tài chính, Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế và đóng vai trò là cầu nối giữa tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư. Ngân hàng với vai trò là trung tâm thanh toán là cầu nối giữa Doanh nghiệp và thị trường đã đưa ra những công cụ thanh toán ngày càng đổi mới và tiện lợi như: phương thức thanh toán bù trừ, thanh toán thẻ điện tử, thanh toán liên hàng… đã làm giảm tối thiểu lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần giảm chi phí lưu thông, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hoạt động ngân hàng có tác động điều tiết dịch chuyển đồng vốn đầu tư từ ngành kinh tế có tỷ suất lợi nhuận thấp sang ngành kinh tế có tỷ suất lợi nhuận cao, từ vùng thừa vốn sang vùng thiếu vốn, đảm bảo cho sự phát triển đồng đều giữa các ngành, các vùng góp phần điều hòa lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua của đồng tiền, kiềm chế lạm phát. NHNN là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. NHTM là cầu nối giữa nền kinh tài chính quốc tế thông qua các nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán quốc tế… Sinh viên: Ngô Quang Ngọc Lớp: TC 12 - 09 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI 1.1.2 Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM 1.1.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn Nguốn vốn huy động của ngân hàng là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. NHTM huy động vốn bằng đồng VN, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định của pháp luật dưới các hình thức sau: - Nhận tiền gửi của các TCTD khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi được thống đốc NHNN chấp thuận. - Vay vốn của các TCTD khác hoạt động tại Việt Nam và các TCTD nước ngoài. - Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn. - Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN. 1.1.2.2 Nghiệp vụ cấp tín dụng và đầu tư NHTM sử dụng nguồn vốn huy động được để cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, bảo lãnh và các hình thức khác theo quy định của NHNN. NHTM cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới hình thức sau: - Phân loại theo thời gian Cho vay ngắn hạn đáp ứng yêu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Cho vay trung và dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. - Theo phương thức phát tiền vay Cho vay từng lần ( theo món) giúp NH theo dõi được chặt chẽ từng khoản vay, quá trình sử dụng vốn vay và hiệu quả kinh doanh của từng khoản vay, từ đó bảo đảm được tính an toàn cho vay, khả năng thanh toán vốn và lãi của từng đối tượng vay. Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là phương thức cho vay trong đó NH và KH xác định thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Phương thức này áp dụng với KH có nhu cầu vay vốn thường xuyên, sản xuất kinh doanh ổn định, có uy tín trong quan hệ tín dụng đối với NH. Sinh viên: Ngô Quang Ngọc Lớp: TC 12 - 09 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI Cho vay theo dự án: Phương thức cho vay theo dự án giúp cho KH vay vốn thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. - Theo tính chất đảm bảo Cho vay có đảm bảo: Là loại tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm thế chấp. Cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. Cho vay không đảm bảo: Là loại tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba. Việc cấp tín dụng chỉ dựa trên uy tín của bản thân KH. 1.1.2.3 Các hoạt động dịch vụ Ngoài các nghiệp vụ cơ bản trên NHTM còn tiến hành các hoạt động dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu của KH nhằm thu hút KH đồng thời đem nguồn thu nhập đáng kể cho NH. Các hoạt động dịch vụ của NHTM gồm: - Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền - Dịch vụ mua bán và môi giới chứng khoán - Dịch vụ tư vấn đầu tư - Dịch vụ quản lý tài sản và giấy tờ có giá Thông qua các hoạt động này, NHTM nhận được các khoản thu nhập dưới hình thức lệ phí hoặc hoa hồng. Có thể nói, các hoạt động của NHTM đều rất quan trọng và liên quan chặt chẽ với nhau. Hoạt động huy động vốn là tiền đề tạo nguồn tích lũy cho các hoạt động nghiệp vụ. Hoạt động tín dụng và đầu tư đem lại nguồn thu nhập cho NHTM. Còn các hoạt động dịch vụ thu hút thêm KH, tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động huy động tiền gửi và kinh doanh của NHTM. 1.2 Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm về nguồn vốn của Ngân hàng thương mại Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các vốn tiền tệ được NHTM tạo lập bằng nhiều hình thức để cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. 1.2.2 Vốn chủ sở hữu Vốn sở hữu là lượng vốn mà chủ NH phải có để bắt đầu hoạt độngvốn trong quá trình kinh doanh mà NH đã tích lũy được từ lợi nhuận thuộc quyền sở hữu của NHTM. Nguồn hình thành loại vốn này rất đa dạng, tùy theo tính chất sở Sinh viên: Ngô Quang Ngọc Lớp: TC 12 - 09 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI hữu, năng lực tài chính của chủ NH, yêu cầu và sự phát triển của thị trường. Vốn chủ sở hữu của NH bao gồm: - Vốn điều lệ: Nếu là NHTM quốc doanh thì vốn điều lệ do Ngân sách cấp, NH hoạt động trên cơ sở nguồn vốn đó. Nếu là NHTM cổ phần thì nguồn vốn này do các cổ đông đóng góp, còn đối với Ngân hàng liên doanh là sự góp vốn từ các NH trong nước và ngoài nước. - Các quỹ dự trữ: Gồm quỹ dữ trữ bổ xung vốn điều lệ, quỹ dữ phòng tài chính, các quỹ khác. - Các tài sản nợ khác: Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá, lợi nhuận được để lại chưa phân cho các quỹ. 1.2.3 Vốn huy động Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà NH huy động thông qua các quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh. Vốn huy động được hình thành từ: - Vốn huy động từ tiền gửi: Đây là nguồn vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM và đó là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các NH. Có nhiều hình thức huy động khác nhau như: + Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn) + Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội. + Tiền gửi tiết kiệm của dân cư. + Tiền gửi khác. - Vốn vay của các TCTD và của NHTW + Vay từ NHTW: dưới hình thức tái cấp vốn, cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. + Vay từ các TCTD khác: đây là nguồn vốn NHTM vay mượn lẫn nhau và vay của các TCTD khác trên thị trường liên NH nhằm đáp ứng nhu cầu dự trữ chi trả cấp bách. - Phát hành các giấy tờ có giá Các giấy tờ có giá bao gồm: kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. - Nguồn vốn khác: Sinh viên: Ngô Quang Ngọc Lớp: TC 12 - 09 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI + Vốn ủy thác: ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, cấp phát, giải ngân và thu hộ. + Vốn trong thanh toán: là số vốn có được do NHTM là trung gian thanh toán như: xử lý chứng từ thanh toán, số vốn trong thời gian khác hàng lưu ký tại NH nhưng chưa thanh toán trong một số hình thức: séc bảo chi, thẻ tín dụng, séc chuyển tiền. 1.3 Hiệu quả huy động vốn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM 1.3.1 Khái niệm về hiệu quả huy động vốn Hiệu quả huy động vốn của NHTM là tổng hợp các tiêu chí chỉ rõ sự tương quan giữa khối lượng vốn huy động với chi phí bỏ ra để có được số vốn ấy và tỷ lệ được sử dụng trên tổng vốn huy động trong một thời kỳ nhất định (thông thường là 12 tháng). Nó còn phản ánh năng lực và trình độ quản lý của NH. 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM 1.3.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng trong huy động vốn Quy mô huy động vốn của NH ngày càng tăng chứng tỏ NH đã làm tốt công tác huy động vốn. Huy động vốn tăng trưởng qua các năm giúp cho NH có khả năng tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình. Khi nghiên cứu về hiệu quả huy động vốn chúng ta đề cập đến cả hai mặt lượng và chất của hiệu quả huy động vốn để thấy được một số điểm như: - Quy mô nguồn vốn huy động có đủ lớn để tài trợ cho danh mục đa dạng và không ngừng tăng trưởng không - Cơ cấu nguồn vốn có phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn không. - Nguồn vốn tăng trưởng có ổn định không. 1.3.2.2 Chi phí cho huy động vốn Chi phí cho nguồn vốn huy động được tính theo công thức C H ĐV C F = x 100 V HĐ Trong đó: - C F : Tỷ lệ chi phí huy động vốn của một đơn vị vốn kinh doanh - C HĐV: Tổng chi phí huy động vốn Sinh viên: Ngô Quang Ngọc Lớp: TC 12 - 09 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI - V HĐ : Vốn huy động của NHTM trong kỳ Các nguồn huy động của NH có mức lãi suất, kỳ hạn, quy mô khác nhau mà trong thực tế khi cho vay không phân biệt rạch ròi từ nguồn nào, do đó NH phải tính mức lãi suất bình quân sao cho chi phí bình quân cho việc huy động vốn phải hợp lý, đảm bảo cho việc hoạt độnghiệu quả, đem lại lợi nhuận cho NH. Ngoài ra NH còn phải tính toán hợp lý các chi phí khác như chi phí tiền lương cho cán bộ huy động vốn, chi phí in ấn phát hành, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch, quảng cáo… 1.3.2.3 Tỷ trọng vốn sử dụng trên tổng số vốn huy động Vốn huy động phải có sự tăng trưởng về số lượng, phải có sự ổn định về mặt thời gian. Nếu NH đó huy động được khối lượng vốn rất lớn nhưng không ổn định thì thường xuyên có khả năng một dòng tiền lớn bị rút ra. NH luôn phải đối đầu với vấn đề thanh toán thì lượng vốn lớn cho vay và đầu tư sẽ không lớn, như vậy hiệu quả huy động vốn sẽ không cao vì HQHĐV còn lệ thuộc vào số vốn sử dụng của NH, nếu tỷ lệ vốn sử dụng của NH cao thì điều đó chứng tỏ HQHĐV của NH cao và ngược lại. Vốn sử dụng V SD (%) = x 100% Vốn huy độn Trong đó: - V SD : Tỷ trọng vốn sử dụng 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM 1.4.1 Các nhân tố khách quan 1.4.1.1 Yếu tố pháp lý Mọi hoạt động KD trong đó hoạt động KD cuả NH đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Nhà nước, những luật này quy định một tỷ lệ HĐV của NH so với vốn tự có, quy định phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, mức độ cho vay của NH đối với KH. Bên cạnh những bộ luật đó còn những chính sách tài chính của một quốc gia cũng có ảnh hưởng rất lớn đến nghiệp vụ HĐV của NH. Khi nền kinh tế lạm phát cao Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng mức lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội, ngược lại khi Nhà nước có chính sách khuyến Sinh viên: Ngô Quang Ngọc Lớp: TC 12 - 09 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI khích đầu tư mở rộng sản xuất thì NH khó HĐV hơn vì người có tiền nhàn rỗi họ bỏ tiền vào sản xuất đem lại lợi nhuận cao hơn là gửi vào NH. 1.4.1.2 Tình hình kinh tế chính trị, xã hội Trong xã hội một nền kinh tế được đánh giá là ổn định khi nền kinh tế phát triển với tốc độ ổn định lâu dài và duy trì qua các năm, tỷ lệ lạm phát ở mức cho phép. Nền kinh tế, xã hội ổn định và có hiệu quả tích lũy ngày càng cao, người dân có việc làm và thu nhập ổn đinh, đời sống ngày càng nâng cao tạo điều kiện cho NH thu hút được vốn lớn. Khi tình hình kinh tế chính trị xã hội không ổn định tỷ lệ lạm phát cao, nền kinh tế suy thoái thu nhập của người dân giảm, xu hướng của người dân là giữ ngoại tệ mạng hoặc hàng hóa thay cho việc gửi tiền vào NH. Điều đó sẽ ảnh hưởng đễn việc HĐV của NH, sẽ làm cho quá trình sản xuất bị kìm hãm, tỷ lệ lạm phát cao, môi trường đầu tư của NH bị thu hẹp cho sản xuất bị đình trệ. Do đó hoạt động của NH trên địa bàn phải thường xuyên bám sát các chương trình, mục tiêu kinh tế của địa bàn. 1.4.1.3 Tâm lý, thói quen của người gửi tiền Hoạt động HĐV của NHTM được hình thành từ việc huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, đây là lượng tiền nhàn rỗi chủ yếu có được do tiết kiệm trong tiêu dùng. Bên cạnh đó, thói quen tiêu dùng cũng ảnh hưởng tới nghiệp vụ HĐV của NH, nếu ở những vùng dân cư quen sử dụng tiền nhàn rỗi dưới hình thức cất trữ thì việc HĐV của NH sẽ gặp khó khăn, còn khi người dân có nhu cầu hưởng lãi hoặc bảo quản tài sản thì họ gửi tiền vào NH nhiều nên cơ hội HĐV của NH tăng lên. 1.4.2 Các nhân tố chủ quan 1.4.2.1 Hình thức huy động Hình thức huy động vốn của NH đưa ra ngày càng phong phú, đa dạng linh hoạt và thuận lợi nên đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong nền kinh tế thị trường. Cùng với việc mở rộng các mạng lưới hoạt động và nâng cao các hoạt động, dịch vụ của NH tạo điều kiện thuận lợi cho NH huy động được nhiều vốn. Mạng lưới huy động vốn của NH rất đa dạng và rộng khắp không chỉ ở những trung tâm lớn với đông dân cư tập trung mà còn mở rộng cả những nơi cách ra trung tâm các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa… có như vậy mới thu hút được nhiều người đến gửi tiền, với số lượng lớn. Sinh viên: Ngô Quang Ngọc Lớp: TC 12 - 09 7

Ngày đăng: 24/07/2013, 08:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan