1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Quang Trung

62 1,1K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 440 KB

Nội dung

Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Quang Trung

Trang 1

MỤC LỤC

Danh mục các chữ viêt tắt: - Ngân hàng nhà nước: Ngân hàng nhà nước.

- Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam: NH ĐT & PT VN

- Ngân hàng trung ương : NHTW - Ngân hàng thương mại: NHTM - Ngân hàng: NH

- Thị trường chứng khoán : TTCK - Tiền gửi thanh toán : TGTT - Tiền gửi có kì hạn: TGCKH.

1.1.2 Khái niệm về huy động vốn của NHTM 7

1.1.3 Nguồn hình thành nên nguồn vốn của NHTM 8

1.5 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÔN 29

1.5.1 Quan niệm về hiệu quả huy động vốn của các NHTM 29

1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM 30

Chương 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH QUANG TRUNG 32

2.1 TỔNG QUAN VỀ NH ĐT & PT CHI NHÁNH QUANG TRUNG 33

Trang 2

2.1.1 Cơ sở pháp lí của việc thành lập NH ĐT & PT chi nhánh Quang

3.1.1 Định hướng phát triển chung 52

3.2 ĐỊNH HƯỚNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 53

3.3 GIẢI PHÁP ĐỀ RA 54

3.4 CÁC KIẾN NGHỊ 58

3.4.1 Các kiến nghị đối với Nhà nước 58

3.4.2 Các kiến nghị đối với NH Nhà nước 60

KẾT LUẬN 61

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động của NHTM gắn liền với các cơ chế, chính sách trong nền kinh tế.Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như nước ta hiện nayNHTM đóng vai trò vô cùng quan trọng, vừa thể hiện vai trò trung gian trong quátrình luân chuyển vốn vừa là nhà đầu tư, vừa là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế xã hội,đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Chiến lược phát triểnkinh tế của Đảng và Nhà nươc ta trong thời gian tới đó là: “Tiếp tục đổi mới và lànhmạnh hoá hệ thống tài chính tiền tệ, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội“.

Các NHTM ngày càng đa dạng hoá các hoạt động nhằm đáp ứng tối đa nhucầu của thị trường, tuy nhiên hoạt động truyền thống và quan trọng nhất đối với mỗiNHTM là hoạt động huy động vốn Đây là hoạt động ảnh hưởng trực tiếp tới tất cảcác hoạt động còn lại, và có vai trò quyết định đến kết quả kinh doanh của mỗi NH.

Trong bài viết này em xin đề cập tới công tác huy động vốn và hiệu quả huyđộng vốn tại NH ĐT & PT chi nhánh Quang Trung Trong thời gian thực tâp tại chinhánh Quang Trung em nhận thấy công tác huy động vốn của chi nhánh đóng mộtvai trò quan trọng trong hệ thống NH ĐT & PT, và có vai trò quan trọng trong việc

thúc đây sự phát triển về kinh tế cho thủ đô Vì lí do đó mà em xin đề cập đến Giảipháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NH ĐT & PT chi nhánh Quang Trung

trong chuyên đề của mình.

Bài viết của em gồm ba chương:

Chương 1 Lí luận chung về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn củaNHTM.

Chương 2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Quang Trung.Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh QuangTrung.

Trang 4

Chương 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY

ĐÔNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1 HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ( NHTM).1.1.1 Sơ lược về NHTM:

Ngân hàng ( NH ) là một trong những tổ chức tài chính quan trọng bậc nhấttrong nền kinh tế NH là tổ chức thu hút tiền tiết kiệm lớn nhất trong nền kinh tế.NH dóng vai trò là người thủ quỹ cho toàn xã hội Thu nhập từ NH là nguồn thunhập không phải là nhỏ đối với nhiều hộ gia đình NH là tổ chức cho vay chủ yếuđối với các tổ chức kinh tế, các cá nhân và cả nhà nước Bên cạnh đó NH còn đóngmột vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đó là thông qua việc điều chỉnh hoạt độngcủa NH mà Chính phủ thực hiện được các chính sách tài chính tiền tệ, nhằm bình ổnnền kinh tế hay điều tiết lượng tiền lưu thông Nếu tiếp cận theo những dịch vụ màNH cung cấp, thì NH là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụtài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, thanh toán và thực hiện nhiếuchức năng tài chính nhất so với bất cứ tổ chức nào trong nền kinh tế Trong điềukiện nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ như hiện nay đã kéo theo sự phát triểnnhư vũ bão của hệ thống NH, cả về quy mô và chất lượng Tuỳ theo sự phát triểncủa nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng mà kết cấu của hệ thốngNH khác nhau Tuy nhiên, hầu hết tất cả các nước thì NHTM thường chiếm tỉ trọnglớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các NH Cùng với sự phát triển củanền kinh tế và công nghệ, hoạt động của NH đã có những bước tiến rất nhanh.Trước hết đó là sự đa dạng các loại hình NH và các hoạt động NH Từ các NH tưnhân, quá trình tích tụ và tập trung vốn trong NH đã dẫn đến hình thành NH cổphần Quá trình gia tăng vai trò quản lí của Nhà nước đối với hoạt động NH đã tạora các NH thuộc sở hữu Nhà nước, các NH liên doanh, các tập đoàn NH phát triểnmạnh trong những năm cuối thế kỉ 20 Nhiều nghiệp vụ mới được ra đời và pháttriển song song với các nghiệp vụ truyền thống của NH NHTM từ chỗ chỉ cho vayngắn hạn là chủ yếu dã mở rộng cho vay trung và dài hạn, cho vay đầu tư vào bấtđộng sản Nhiều NH mở rộng cho vay tiêu dung, kinh doanh chứng khoán và cho

Trang 5

thuê…Bên cạnh đó các hình thức huy động cũng ngày càng phong phú hơn Cácloại hình tiền gửi khác nhau được đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau củakhách hàng Bên cạnh các hình thức huy động tiền gửi, các NH còn mở rộng cáchình thức cho vay như vay NHTW, vay các tổ chức tín dụng khác Công nghệ khoahọc hiện đại đang ngày càng tạo nên bộ mặt mới lạ: hiện đại và chuyên nghiệp chohệ thống NH Thanh toán điển tử đang thay thế dần thanh toán thủ công, đảm bảokhả năng đáp ứng về thời gian cũng như độ an toàn ngày càng cao Các loại thểđang thay thế dần tiền giấy, NH 24 giờ hay NH phục vụ tại nhà đang ngày càng tạolợi ích cho công chúng cũng như đa dạng hoá hoạt động của NH nhằm tăng doanhthu và lợi nhuận cho NH.

Các hoạt động cơ bản của một NHTM bao gồm:

Mua bán ngoại tệ: NH sẽ là người đứng ra mua bán một loại tiền này và lấymột loại tiền khác để hưởng phí dịch vụ.

Nhận tiền gửi: Các NH luôn cố gắng huy động được một lượng tiền gửi lớnvì cho vay luôn là một hoạt động sinh lời cao Lượng tiền huy động được lớn thì sẽđa dạng hoá được loại hình cho vay NH nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiềnvới cam kết hoàn trả đúng hạn Song song với quá trình chạy đua huy động tiền gửigiữa các NH là quá trình chạy đua lãi suất Bởi lãi suất chính là khoản mà NH dànhtrả cho khách hàng về việc khách hàng đã hi sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt đểnhường lại quyền sự dụng số tiền của mình vào việc kinh doanh.

Cho vay: Gồm có cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng và tài trợ cho dựán Trong đó cho vay thương mại là một hoạt động truyền thống trong các NH vàthường chiếm tỉ trọng lớn trong các khoản cho vay Trong giai đoạn đầu hầu hết cácNH ít cho vay tiêu dùng vì họ nghĩ rằng rủi ro vỡ nợ cao Sự gia tăng thu nhập củangười tiêu dùng và sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng đã buộc các NHphải hướng tới người tiêu dùng như một khách hàng tiềm năng Bên cạnh việc chovay truyền thống là cho vay ngắn hạn Các NH ngày càng trở nên năng động trongviệc tài trợ cho xây dựng nhà máy mới đặc biệt là trong nghành công nghệ cao Dù

Trang 6

rủi ro trong lĩnh vực tài trợ cho dự án là tương đối cao song lãi suất lại lớn nênnhiều NH vẫn cho vay để đầu tư vao đất.

Bảo quản vật có giá: Các NH thực hiện lưu giữ vàng và các vật có giá kháctại kho bảo quản NH giữ vàng và giao cho khách hàng tờ giấy biên nhận ( giấychứng nhận do NH phát hành ) Do khả năng chi trả bất cứ lúc nào của giấy chứngnhận nên giấy chứng nhận được sự dụng như tiền – dùng để thanh toán các khoảnnợ trong phạm vi của NH phát hành Lợi ích của việc dùng giấy tờ trong trao đổithay cho dùng kim loại đã khuyến khích mọi người gửi vàng và vật có giá vào NH.

Cung cấp các khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: Thanh toán qua NHchính là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt NH sẽ là trung gian của hìnhthức thanh toán này, người trả tiền và người nhận tiền không cần trực tiếp gặp nhaumà thông qua NH để trả tiền và nhận tiền.Các tiện ích của việc thanh toán khôngdùng tiền mặt ( an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí ) đã góp phầnthúc đẩy sự phát triển trong thương mại và tài chính Và cùng với sự phát triển củacông nghệ thông tin nhiều hình thức thanh toán mới đã được sự dụng một cách cóhiệu quả như: Uỷ nhiệm chi, nhờ thu, L/C, thanh toán bằng điện, thẻ…

Quản lý ngân quỹ: các NH mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các cánhân và tổ chức kinh tế Nhiều NH đã cung cấp dịch vụ ngân quỹ , trong đó NHđồng ý quản lí việc thu chi cho tổ chức kinh tế và tiến hành đầu tư phần thẳng dưtiền mặt tạm thời vào chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi kháchhàng cần tiền mặt để thanh toán.

Tài trợ các hoạt động của Chính phủ: Với chức năng nổi trội và vai trò quantrọng trong nền kinh tế, hệ thống NH cũng chính là một phương tiện để Chính phủđạt được các mục đích vi mô và vĩ mô Trong thực tế các NH tư nhân không muốntài trợ cho các khoản vay của Chính phủ vì độ rủi ro cao, nên khi NH Nhà nướcthành lập Chính phủ đã luôn cố gắng can thiệp vào các khoản tín dụng lớn của cácNH Hiện nay thì Chính phủ dành quyền cấp phép hoạt động và kiểm soát các NH.Các NH được thành lập và hoạt động khi cam kết thực hiện mức độ nào đó các

Trang 7

chính sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ Các NH phải mua trái phiếuChính phủ theo một tỉ lệ nhất định trên tổng tiền gửi mà NH huy động được, hayphải cho vay với điều kiện ưu đãi với các doanh nghiệp của Chính phủ.

Bảo lãnh: Trong những năm gần đây nghiệp vụ bảo lãnh phát triển mạnh.NH thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua hàng hoá và trang thiết bị, pháthành chứng khoán và vay vốn của tổ chức tín dụng khác.

Cho thuê thiết bị trung và dài hạn.

Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn: Dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả uỷthác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ uỷ thác phát hành, uỷ thác đầu tư… Thậm chí cácNH còn đóng vai trò là người được uỷ thác trong di chúc, quản lí tài sản cho kháchhàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo quản tài sản có giá Bên cạnh đó NHcòn là những chuyên gia trong việc tư vấn về đầu tư, quản lí tài chính, sáp nhậpdoanh nghiệp.

Cung cấp các dịch vụ môi giới và đầu tư chứng khoán: Trong điều kiện thịtrường chứng khoán phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc các NH đứng ra lập cáccông ty chứng khoán là một điều dễ hiểu, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của kháchhàng mà không cần đến những người kinh doanh chứng khoán.

Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm.Cung cấp các dịch vụ đại lí.

Như vậy cùng với những hoạt động cơ bản đó đã giúp cho việc tồn tại của NHdường như là một phần tất yếu trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi cá nhân hay tổchức kinh tế Quá trình phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính mà đặc biệt làhệ thống NH không những làm gia tăng số lượng các NH mà còn làm tăng quy môcủa mỗi NH Quá trình đó đã tạo ra mối quan hệ ràng buộc ngày càng chặt chẽ, sựphụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa các NH, giữa các cá nhân, tổ chức kinh tếtrong xã hội với các NH.

Trang 8

1.1.2 Khái niệm về huy động vốn của NHTM.

Nghiệp vụ tạo nên nguồn vốn hoạt động của NH gọi là nghiệp vụ nợ.Trong bảng cân đối tài sản của NHTM thì những khoản mục do nghiệp vụ này tạonên sẽ nằm bên tài sản nợ Hàm ý chỉ đây là những khoản mà NHTM nợ nền kinhtế.

Đây là hoạt động đầu tiên để thành lập được NH Trong quá trình pháttriển của mình NH luôn luôn tìm cách để năng cao hiệu quả của hoạt động này, vàcác nghiệp vụ của nó luôn được xen kẽ trong suốt quá trình Bởi từ thành quả củahoạt động này mà NH mới có điều kiện để phát triển những hoạt động khác đặc biệtlà hoạt động tín dụng Những hoạt động khác của NH mà đặc biệt là hoạt động tíndụng đó lại mang lại phần lớn thu nhập cho NH Huy động các nguồn vốn khácnhau( tài sản nợ ) trong xã hội để hoạt động là lẽ sống quan trọng nhất của NHTM.Với sự phát triển mạnh của thị trường tài chính, đã có nhiều loại tài sẩn với lợi tứcổn định, độ thanh khoản cao, tài sản nợ rất đa dạng làm cho việc tìm kiếm vốn hoạtđộng của NHTM trở thành sự cạnh tranh khốc liệt Bên cạnh đó vấn đề luôn đặt rađối với các NH đó làm thế nào để đủ vốn cho đầu tư trong môi trường cạnh tranhđầy kịch tính NHTM phải cạnh tranh với NH khác, với các tổ chức tài chính khác,với các nghiệp vụ thị trường trực tiếp và với bất cứ tổ chức nào khác muốn thu hútmột lượng vốn nào đó.

Ngày nay tài sản nợ của NHTM tập trung vào các nhóm chủ yếu sau:Vốn pháp định hay vốn điều lệ.

Tiền gửi không kì hạn.

Tiền gửi có kì hạn và tiết kiệm.Các khoản vay trên thị trường tiền tệ.

Các khoản vay NH khác hoặc NH Trung Ương.

Trang 9

1.1.3 Nguồn hình thành nên vốn của NHTM.1.1.3.1 Vốn chủ sở hữu.

Điều kiện bắt buộc để NH được phép thành lập và đi vào hoạt động đó là đủvốn ban đầu theo luật định Vốn pháp định là vốn đầu tư ban đầu khi thành lập NHvà được ghi trong điều lệ hoạt động của NHTM Vốn điều lệ ít nhất phải bằng mứcvốn pháp định do NHNN công bố vào mỗi năm tài chính.Vốn pháp định được hìnhthành dựa vao tính chất sở hữu của NH Cụ thể:

Nếu là NHTM thuộc sở hữu nhà nước, vốn pháp định do nhà nước cấp100% vốn ban đầu.

Nếu là NHTM cổ phần vốn pháp định là vốn góp của các cổ đông dưới hìnhthức phát hành cổ phiếu.

Nếu là NHTM liên doanh, vốn pháp định là vốn góp của các NH tham gialiên doanh.

Vốn pháp định nhiều hay ít tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động của mỗi NH.Tuy nhiên trong quá trình hoạt động vốn điều lệ sẽ được bổ sung thêm từ: huy độngthêm vốn từ các cổ đông, ngân sách cấp, lợi nhuận bổ sung…Nguồn vốn này chủyếu dùng để mua sắm bất động sản, động sản, trang thiết bị… cho hoạt động NHtuy nhiên với mục tiêu đa dạng hoá hoạt động cũng như cố gắng mang lại ngày càngnhiều lợi nhuận thì lượng vốn bổ sung thêm này còn được dùng để góp vốn liêndoanh, cho vay, mua cổ phần của công ty khác Theo quy định thì không được dùngvốn điều lệ để chia lợi tức, lập quỹ khen thưởng Như vậy đến khi NH hoạt độngvốn điều lệ không chỉ là một phần lượng tiền mặt tại quỹ của NH mà có thể đã nằmdưới dạng trụ sở, văn phòng, kho bãi, xe cộ trang thiết bị, dự trữ hay kí quỹ tạiNHTW, hay đầu tư vào một lĩnh vực nào đó.

Ngoài vốn điều lệ NHTM còn các quỹ buộc phải trích lập trong quá trình hoạtđộng của mỗi NH đó là quỹ dự trữ NH Cụ thể như: quỹ phát triển kĩ thuật, quỹkhấu hao tài sản cố định, quỹ bảo toàn vốn, quỹ phúc lợi…

Trang 10

Các quỹ dự trữ của NH được hình thành từ nguồn vốn tự có và bổ sung hàngnăm từ lợi nhuận ròng của NH Theo quy định về việc trích lập các quỹ từ lợinhuận Thông thường NHTM phải trích lập các quỹ:

Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: phần trích lập mỗi năm có thể khác nhau dohàng năm thì một số % nhất định tới mức tối đa của lợi nhuận sau thuế được bổsung vào quỹ Tỉ lệ trích lập này do NHTW quy định

Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro: Nhằm phòng trường hợp rủi ro có thể xẩy radẫn đến hiện tượng vốn có thể bị ăn mòn và bù đắp những thiệt hại đã xẩy ra thì cácNHTM đã trích từ lợi nhuận hàng năm để lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro Quỹ nàyđược trích theo % từ lợi nhuận hàng năm tuy nhiên theo quy định thì quỹ đạt mứctối đa khi bằng vốn điều lệ.

Theo quy định thì hai quỹ trên bắt buộc phải trích lập tại các NH, các NH không được dùng quỹ này để trả lợi tức cổ phần hay chuyển ra nước ngoài.Mặt khác, với tư cách là một đơn vị kinh doanh, NH còn tiến hành trích lậpcác quỹ phúc lợi từ lợi nhuận thu được: quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ NH, quỹphúc lợi khen thưởng, hội cổ đông hoặc theo chỉ đạo của Nhà nước.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của TTCK, ngày càng nhiều NHTM xin phépđược phát hành cổ phiếu mới để nhằm tăng nguồn huy động Kỳ vọng vào lợi nhuậnròng của NH mà việc phát hành cổ phiếu mới của NH thường đựoc sự ủng hộ mạnhmẽ từ phía những cá nhân cũng như tổ chức khác trong nền kinh tế.

1.1.3.2 Nguồn nợ.1.1.3.2.1 Tiền gửi.

Tiền gửi thanh toán ( TGTT ): Một chức năng nổi bật và hiệu quả củaNHTM đó là chức năng trung gian thanh toán Thông qua NH mà người bán vàngười mua có thể trả tiền cho nhau nhằm hạn chế chi phí và thời gian Tuy nhiên đểcó thể sự dụng hoạt động thu hộ chi hộ của NH thì khách hàng cần NH phục vụ cầncó một khoản tiền nhất định gửi tại NH làm cơ sở đảm bảo để thực hiện các giao

Trang 11

dịch mà khách hàng yêu cầu Lượng tiền đó gọi là tiền gửi thanh toán Trong mộtgiới hạn nhất định, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được NHthực hiện Tuy nhiên TGTT là một khoản nợ mà NH phải trả cho khách hàng gửitiền bất cứ lúc nào họ yêu cầu, nếu chậm trễ hoặc không đủ coi như NH vi phạmthoả thuận và phải chịu phạt theo quy định của luật pháp Trong quá trình hoạt độngcủa mình NH có thể sự dụng TGTT để cho vay, tuy nhiên cho vay phải có mức độ,phải có dự trữ, đề phòng trường hợp rủi ro mất khả năng thanh khoản khi kháchhàng yêu cầu Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân có thể đượcnhập vào tài khoản thanh toán nếu có yêu cầu Vì khách hàng được sự dụng dịch vụthanh toán của NH với một mức phí thấp nên lãi suất đối với loại tiền gửi này thấp (có thể bằng không ) NH mở tài khoản TGTT( tài khoản có thể phát sec ) cho kháchhàng Hiện nay hầu hết các NH sự dụng kết hợp tài khoản TGTT và cho vay ( hoạtđộng thấu chi ) vừa đáp ứng nhu cầu chi tiêu của khách hàng vừa năng cao hoạtđộng tín dụng của NH Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường các NHđã sự dụng nhiều hình thức khách nhau nhằm tăng lãi suất của loại tiền gửi nàynăng cao hiệu quả huy động tiền gửi TGTT được thể hiện ở NH trên 2 loại tàikhoản:

+ Tài khoản TGTT ( hay còn gọi là tài khoản giao dịch hoặc sec ), tài khoảnnày dư có, khách hàng chỉ được sự dụng trong phạm vi tiền của mình Tài khoản séchay tài khoản thanh toán hiện nay ở Việt Nam gồm có tài khoản thanh toán cho cácdoanh nghiệp và tài khoản thanh toán cho các cá nhân.

+ Tài khoản vãng lai: tài khoản này có thể dư có hoặc dư nợ, nghĩa là kháchhàng ngoài việc sự dụng số tiền gửi của mình còn được dùng khoản tiền do NH chovay theo sự thoả thuận trước giữa NH và khách hàng.

Trong việc sử dụng TGTT khách hàng thường dùng các công cụ thanh toánnhư chi trả séc, lệnh chuyển tiền…

Tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp và các tổ chức dân cư ( TGCKH ):TGCKH nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả trong tương lai của các tổ chức, cá nhân

Trang 12

trong nền kinh tế TGTT tuy thuận tiện nhưng lãi suất lại thấp nên nhằm đáp ứngnhu cầu gửi tiền và tăng thu nhập của khách hàng NH đã đưa ra hình thức gửi tiềncó kì hạn Tuy nhiên với loại tiền gửi này thì người gửi không được sự dụng cácdịch vụ thanh toán như đối với TGTT Thông thường kì hạn TG càng dài thì lãi suấtcàng cao vì NH có thể dùng TGCKH này đem đầu tư vào những dịch vụ sản suất cótính lâu dài hơn, lợi tức cao hơn và cố định hơn Lãi suất mà NH trả cho TGCKHthường là cao hơn lãi suất của TGKH Hiện nay NH Việt Nam đang áp dụng hailoại tiền gửi đinh kì, đó là: TGCKH theo tài khoản va TGCKH dưới hình thức pháthành kì phiếu NH.

Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Hiện nay với thu nhập cao những điều kiệnsống cơ bản đã được đảm bảo thì phần lớn người dân đều có khoản thu nhập tạmthời chưa dùng đến ( các khoản tiết kiệm ) Trong điều kiện NH trở nên quen thuộcvà gần gũi với mọi nhà và mọi người thì họ đều có thể gửi tiết kiệm với mục tiêu antoàn và sinh lợi mà đặc biệt là mục tiêu an toàn Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiềngửi tiết kiệm, các NH đều khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiềnmặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động , đưa ra các hình thức huy độngđa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn NH có thể đa dạng hoá về chương mục tiếtkiệm, sổ tiết kiệm mở cho mỗi người cho mỗi kì hạn và mỗi lần gửi khác nhau Sổtiết kiệm nay không dùng để thanh toán tiền hàng và dịch vụ song có thể thế chấpđể vay vốn nếu được NH cho phép.

Tiền gửi của các NH khác: Loại tiên gửi này được hình thành chủ yếu dựatrên nhu mục đích thanh toán hộ và một số mục đích khác, đó là việc mà NHTMnày gửi tiền tại NHTM khác Tuy nhiên loại tiền gửi này thường không lớn vì thôngthường thì các NH luôn cần một lượng vốn lớn để đầu tư để thu lại lợi nhuận.

1.1.3.2.2 Nguồn vay.

Vay NHTW: NHTM phải cho vay tới mức mà NHTW cho phép để tối đahoá lợi nhuận Tuy nhiên không phải lúc nào hoạt động của NH cũng thuận lợi, NHnào cũng có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng thiếu khả năng chi trả và thiếu tiền

Trang 13

mặt NHTW là ngân hàng của các ngân hàng, là cứu tinh của các NHTM trong cáctrường hợp kể trên, là nguồn cho vay sau cùng Thông thường các NHTM và các tổchức tài chính khác trong nước được NHTW cho phép thành lập đều được hưởngquyền vay tiền tại NHTW cho những tình huống thiếu hụt dữ trữ hoặc quá kẹt vốn.Cho dù NHTW áp dụng mức lãi suất phạt và lãi suất chiết khấu cao hay thấp thếnào đi nữa, nó vẫn phải cho các NHTM vay khi họ kẹt thanh khoản để tránh khủnghoảng tài chính không đáng xẩy ra Đứng về phía NHTM, vay mựơn tại NHTW làmột dịch vụ hết sức tiện lợi và hào hứng vào những khi nó hạ lãi suất chiết khấutrong chính sách cung ứng tiền nới lỏng tăng khả năng cho vay và đầu tư Nững lúcấy tiền trở nên dồi dào, NHTW thì hào phóng, rộng rãi các khoản vay của NHTM từđó mà lớn hơn Trường hợp ngược lại đó là trong khi NHTW đang thực hiện chínhsách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát, hay kìm nén sự phát triển quá mạnh của tíndụng Lúc đó lãi suất chiết khấu được đưa lên cao và với những khoản lỗ trông thấykhi vay vốn của NHTW, các NHchỉ miễn cưỡng vay trong những tình huống bấtđắc dĩ và luôn cố gắng để trả nợ nhanh nhất Những lúc ấy các khoản vay từ NHTWchỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng tài sản nơ.

Dù vay ít hay nhiều, vay thường xuyên hay không thường xuyên, dịch vụvay NHTW vẫn là một khoản mục hiển nhiên trong tài khoản nợ, vì khong cóNHTM nào mà không đi vay NHTW bao giờ kể từ khi thành lập Thời gian vayngắn hay dài, hiệu quả của tiền vay cao hay thấp phụ thuộc vào lãi suất chiết khấucủa NHTW và mức tiền vay của NHTM.

Đứng về phía NHTW là NH của các NH, NHTW luôn luôn là chủ nợ của hệthống NH Thông qua đó mà NHTW mới dễ dàng kiểm tra, dám sát, điều khiểnNHTM Tuy nhiên đây cũng là vấn đề dễ bị nhầm lẫn Tiền đi vào chu trình kinh tếbằng con đường các NHTM chuyển các hối phiếu và trái phiếu lên NHTW và bịchiết khấu mất phần lãi suất phải trả cho khoản được vay, qua đó trở thành người nợcủa NHTW Việc NHTW bút toán khối lượng tiền vào bên nợ trong bảng kế toáncủa mình thực chất chỉ là phải ghi theo quy định của kế toán, chứ không làm thayđổi việc phát hành tiền và cho vay có lãi của NHTW Vị trí chủ nợ trong hệ thống

Trang 14

NH là cần thiết để NHTW có thể điều tiết mở rộng hay thắt chặt tiền tệ Chính vì lído đó, các NHTM không bao giờ được phép gửi tiền có lãi tại NHTW, vì như thếthì vị trí chủ nợ của NHTW sẽ không còn ý nghĩa nữa Nếu các NH gửi tiền tạiNHTW, thì đó chỉ là việc dự trữ thuần tuý không có lãi.

Trang 15

xây dựng tập trung của Nhà nước, để thực hiện chương trình và dự án có mục tiêutrước trong sản xuất kinh doanh, cải tạo môi trường, môi sinh

Vay trên thị trường tiền tệ: Các nước phát triển quan niệm thị trường tiền tệ( TTTT ) bao gồm thị trường mua bán các chứng từ có giá ngắn hạn, thị trường liênNH, thị trường hối đoái TTTT có vai trò quan trọng trong suốt quá trình tồn tại vàphát triển của mỗi NH thông qua việc điều hoà nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu.Bên cạnh việc TTTT góp phần sự dụng có hiệu quả các nguồn vốn đã có tại NH,làm cho nguồn vốn vừa đa dạng, phong phú vừa linh động Thì TTTT còn có vai tròchức năng vô cùng quan trọng đó là hoà trộn, lưu thông, khơi luồng các dòng chảycho tất cả các nguồn vốn vào mạng lưới đầu tư phát triển nền kinh tế đất nước.TTTT vừa giúp cho NHTM tìm được nguồn vốn, vừa giúp NHTM nào khi dư thanhkhoản có được cơ hội đầu tư sinh lợi hay nói cách khác đó là không để vốn chết tạiNH Thông qua việc mua bán các trái phiếu ngắn hạn trên TTTT mà những ngườicho vay và những người đi vay gặp được nhau Như vậy mặt hàng trao đổi trên thịtrường này là tiền hoặc các chứng từ có giá trị như tiền Nhưng trên TTTT, tiền haycác chứng từ có giá trị như tiền là các chứng từ tài chính đại diện cho một lượngtiền mà một cá nhân ( hay doanh nghiệp ) nợ người khác “ Chứng từ có giá nhưtiền ” được quan niệm là những tài sản thực hiện chức năng cất giữ hơn là phươngtiện trao đổi Và với đặc trưng đó mà các “ chứng chỉ có giá như tiền ” khi gửi trongNH thì hưởng lãi cao hơn là một phương tiện trao đổi tuy nhiên muốn chi tiêu thìcần đổi chúng ra tiền mặt Về bản chất các loại tiền ( tiền của NHTW, củaNHTM…) là những hình thức giấy nợ, mà người cầm nó là những người cho vay đãgửi tiền vào NHTM, hoặc cung cấp cho nền kinh tế một sản phẩm hay một dịch vụ (trong trường hợp tiền lương tiền bán dịch vụ ) Người vay nợ hay những người nhậndịch vụ là những tác nhân phát sinh ra giấy nợ Xã hội và nền kinh tế vận hành cùngviệc trao đổi, chuyển dịch sở hữu hàng hoá, chất xám lao động…thông qua cácphương tiện trung gian là những loại hình giấy nợ này Sự đa dạng của loại hìnhgiấy nợ theo tiến trình phát triển của nền kinh tế hình thành nên một hệ thống tiềntệ: hoặc là phiếu nợ của chính phủ ( nếu là tiền mặt ) hoặc là phiếu nợ của NHTM,

Trang 16

các tổ chức tín dụng khác Các loại tiền là phiếu nợ luôn vận động không ngừngtrong quá trình biến động không ngừng của nền kinh tế và nằm một trong ba trạngthái: 1, vay và cho vay; 2, nhận và trả; 3, cất giữ Người ta gọi tiền là phương tiệnthanh toán bởi dù ở trạng thái nào trong ba trạng thái trên thì tiền cũng là giấy nợphải thanh toán đúng ngày khác nhau chỉ ở chỗ hiện nay và tương lai Cuộc sốngcủa con người và nền kinh tế có thể xem là một chuỗi xoay vòng quanh các loại nợ.Chuỗi xoay vòng đó thông qua việc phiếu nợ được chuyển qua tay các tác nhântrong nền kinh tế tạo nên các hoạt động kinh tế khác nhau và mang lại sự đa dạngcho nền kinh tế Xét về tính chất, tiền mặt hay tiền do NHTW phát ra là một loạihình giấy nợ hay trái phiếu Nếu bạn có nó trong tay có nghĩa là Chính phủ đang nợbạn một khoản tiền Trong trường hợp là tín phiếu kho bạc, chính phủ nợ người sởhữu tín phiếu một khoản tương đương với giá trị được ghi trên tín phiếu Đối vớitrường hợp bạn có trong tay một lượng tiền mặt thì tiền của chính phủ chính là tiềnmặt Những giấy nợ này được pháp luật quy định rằng nó có thể dùng để cất giữ,trao đổi thành các loại hàng hoá khác như gạo, ôtô…Còn trong trường hợp bạn giữtrong tay là tín phiếu kho bạc và do tín phiếu kho bạc chỉ là chứng từ có giá trị nhưtiền hay là các chứng từ tài chính, chỉ được chính phủ thanh toán khi chúng đáo hạn,việc chuyển nhượng tín phiếu kho bạc cho người khác không phải là quá khó khăn,nhưng bản thân chính phủ không có trách nhiệm phải thanh toán số tiền ghi trên tínphiếu trước khi tín phiếu đáo hạn Các loại tiền của tín phiếu kho bạc cũng mangtính chất tương tự, cái khác nhau đó là “ giấy nợ là tiền mặt pháp định ” thì ngườicho vay để hưởng giấy nợ của chính phủ là tất cả các thành viên của xã hội vàkhoản cho vay là sản phẩm hoặc dịch vụ do chính họ làm ra cho xã hội Việc phátsinh phiếu nợ khác hay tiền khác trong hệ thống NH chính là do giấy nợ chính làtiền của NHTM Khoản cho vay là tiền mặt pháp định của chính phủ, nghĩa là ngườicho vay đã chuyển từ hình thức giấy nợ không lãi của chính phủ thành những loạigiấy nợ khác của NHTM Với các đặc tính của mình TTTT trợ giúp một cách đắclực trong việc đảm bảo khả năng thanh toán, bổ sung kịp thời nhu cầu vốn cho cácNHTM, hạn chế xẩy ra trường hợp NH mất khả năng thanh khoản Các NHTM có

Trang 17

thể thông qua phát hành giấy nợ và vay tiền trên TTTT mà có được nguồn vốn hoạtđộng Các công cụ lưu thông trên TTTT bao gồm: tín phiếu kho bạc ngắn hạn, kỳphiếu thương mại, tín phiếu của công ty tài chính, các hợp đồng vay mượn ngắn hạngiữa tổ chức tín dụng dưới sự điều tiết của NHTW, kỳ phiếu NH, chứng chỉ tiền tiếtkiệm, khế ước giao hàng… Mỗi công cụ xuất hiện trên TTTT đều nhằm đáp ứngcác nhu cầu cụ thể, nhất định của các thành viên TTTT Khả năng vay vốn của thịtrường thông qua việc phát hành phiếu nợ phụ thuộc vào 3 yếu tố đó là: mức độchấp nhận của nhân dân đối với nó như là phương tiện thanh toán trong lưu thông;hiệu quả của việc thực hiện các đồng vốn đã được vay bên cạnh việc có nhận đượcsự khuyến khích hay không của NHTW Tuy nhiên, NHTM chỉ quyết định vay trênTTTT khi đã có sẵn những kế hoạch kinh doanh cụ thể Vì thế hai yếu tố sự chấpnhận của nhân dân đối với nó như là phương tiện thanh toán trong lưu thông và sựkhuyến khích hay không của NHTW sẽ quyết định nhanh hay chậm của quá trìnhphát hành.

Vay từ công ty mẹ: Thực ra đây là hình thức các công ty mẹ đứng ra pháthành cổ phiếu hoặc trái phiếu của công ty để vay vốn trên thị trường, sau đó dồnlượng vốn vay được này về cho NH hoạt động Để tránh gặp phải những khó khănvà hạn chế về dự trữ bắt buộc, lãi suất và thủ tục khi NHTM vay bằng các hình thứckhác thì việc vay từ công ty mẹ đơn giản và khả quan hơn nhiều Điều đó giải thíchtại sao mà ngày càng nhiều các NH là con đẻ của công ty tài chính và công ty liêndoanh Khi một công ty phát hành trái phiếu nó sẽ không phải chịu những điều kiệnràng buộc về lãi suất, dự trữ và khối lượng như một NH khi phát hành Sau khi côngty mẹ vay được của thị trường NH sẽ vay được của công ty mẹ và khoản vay đóđược đưa vào khoản nợ có kì hạn tương ứng với kì hạn vay của công ty hoặc có thểnhập vào vốn cổ phần.

Vay từ các tổ chức tín dụng khác: Đây cũng là hình thức được nhiều NHTMthực hiện trong những giai đoạn cần thiết Nguyên tắc được áp dụng khi NH và cáctổ chức tín dụng cho vay lẫn nhau là:

Trang 18

1.1.3.2.2 Nguồn khác.

Nguồn uỷ thác: NHTM thực hiện các dịch vụ uỷ thác như: uỷ thác cho vay,uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và uỷ thác thu hộ Chính từnhững dịch vụ này mà đã tạo nên một lượng vốn không nhỏ tai NHTM hay còn gọilà nguồn uỷ thác Hầu hết các dịch vụ uỷ thác thì đều có một lượng tiền không nhỏ.Ngày nay các dịch vụ uỷ thác của NHTM ngày một mở rộng hơn nhằm đáp ứng cácnhu cầu khác nhau của khách hàng và nâng cao tính cạnh tranh, nên đi đôi với nó lànguồn uỷ thác trong NH ngày một lớn hơn Đặc biệt là nguồn ODA, là nguồnthường lớn mà thời gian trả nợ dài ( thường là từ 30 đến 40 năm và thời gian gia hạn

Trang 19

là 10 năm ), lãi suất lại thấp vì tính chất của nguồn này là hỗ trợ phát triển Chính vìđặc điểm đó mà nguồn ODA chính là một nguồn vốn trung và dài hạn dồi dào choNH.

Nguồn trong thanh toán: Là một nguồn vốn dồi dào cho NH Mọi kháchhàng khi sự dụng dịch vụ thanh toán của NH thì phải mở tài khoản tại NH hay pahỉkí quỹ với một khoản tiền tối thiểu nhất định Trong khi khách hàng chưa sự dụngsố dư tài khoản để thanh toán thì số dư từ những tài khoản này gộp lại tạo thành mộtlượng vốn không nhỏ cho NH Tuy nhiên việc sự dụng số dư của những tài khoảnnày yêu cầu NH phải thật thận trọng trong việc chọn kì hạn cho các hoạt động bởikhách hàng có thể có yêu cầu thanh toán ngay bất cứ lúc nào, và khi khách hàng cóyêu cầu thì ngay lập tức các NH phải đáp ứng.

 Nguồn khác: Ngoài các nguồn huy động kể trên thì nguồn vốn của NHTMcòn được bổ sung từ các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả Tuynhiên những nguồn này thường là không lâu dài vì đây là những khoản mà kháchhàng phải sự dụng trong thời gian gần.

1.2 CÁC PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM.1.2.1 Phương thức huy động vốn chủ.

Có nhiều hình thức để huy động vốn chủ Đối với các NHTM cổ phần thì có

thể huy động vốn thêm từ cổ đông, phát hành cổ phiếu hay phát hành trái phiếu cóthể chuyển đổi thành cổ phiếu Tuy nhiên không phải lúc nào các phương thức trênđều nhận được sự ủng hộ của các cổ đông bởi đơn giản khi số cổ phần tăng lên cũngđồng nghĩa với việc cổ tức giảm xuống, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi tức mà cổ đôngkì vọng Đối với NH liên doanh thì có thể tăng vốn chủ bằng cách xin tăng vốn từcổ phần, huy động vốn góp từ các bên liên doanh.

Thông qua việc trích lập các quỹ dự trữ và quỹ khác từ lợi nhuận ròng của NHsẽ giúp NH tăng lượng vốn chủ Bên cạnh đó một số NHTM còn được Chính phủcấp vốn dưới hình thức quỹ đầu tư phát triển nhằm thực hiện một số chính sách vàmục tiêu của Nhà nước Nguồn vốn này có đặc trưng là ổn định, khối lượng tương

Trang 20

đối lớn và thông thường được sự dụng trong thời gian là một giai đoạn hay một thờikì Chính những đặc trưng đó mà mang lại những cơ hội đầu tư và kinh doanh choNH Tuy nhiên không phải NH nào cũng dễ dàng có được nguồn vốn này, nó phụthuộc vào mục tiêu của Chính phủ trong từng thời kì nhưng cũng phụ thuộc nhiềuvào uy tín và hiệu quả kinh doanh của NH.

1.2.2 Phương thức huy động vốn nợ.

Với thành phần cấu tạo nên nguồn vốn nợ như đã trình bày ở phần 1.1 NHTMsẽ có các phương thức để huy động vốn nợ hiểu quả như sau:

- Mở tài khoản tiền gửi: có nhiều loại tài khoản tiền gửi đi liền với nhiều

hình thức dịch vụ, lãi suất và kì hạn khách nhau Tài khoản thanh toán mở chokhách hàng đi liền với dịch vụ thu hộ chi hộ của NH tuy nhiên mức lãi suất của loạitiền gửi này rất thấp và có thể bằng không Tài khoản tiền gửi tiết kiệm có mức lãisuất cao, với nhiều mức kì hạn khác nhau Để linh hoạt NH thường đáp ứng nhu cầurút tiền của khách hàng ngay khi khách hàng yêu cầu tuy nhiên nếu rút trước kì hạnkhách hàng chỉ được hưởng một mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so với rút đúng kìhạn Việc đa dạng hoá trong việc mở các loại tài khoản nhằm đáp ứng tối đa nhucầu của khách hàng và nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NH còn được thể hiệnqua tài khoản tiền gửi thanh toán hưởng lãi Là tài khoản kết hợp giữa tài khoảnthanh toán và tài khoản tiết kiệm hay còn gọi là tài khoản rút tiền có thể thươnglượng Nó được sự dụng như một tài khoản phát sec để chi trả cho việc mua bánhàng hoá và dich vụ Hiện nay trên thị trường có hai loại tài khoản cạnh tranh nhaugay gắt đó là tài khoản MMDA và Supper Now ( TK tiền gửi thanh toán hưởnglãi ) Hai loại tài khoản này đều trả lãi suất theo lãi trên thị trường tiền tệ, kháchhàng có thể thanh toán thông qua việc phát séc hay hối phiếu uỷ quyền trước.

- Phát hành giấy tờ có giá: là hình thức huy động vốn của NHTM dưới hình

thức phát hành các chứng từ như chứng chỉ tiền gửi ( kì phiếu ), trái phiếu…

Một đặc trưng dễ nhận thấy đó là phần lớn những người gửi tiền tiết kiệm vàoNH thì quan tâm rất nhiều tới lãi suất Chính vì vậy mà trong những lúc cần vốn NH

Trang 21

có thể phát hành giấy tờ có giá với mức lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi như thế sẽthu hút được một lượng vốn không nhỏ từ dân chúng Tuy nhiên không phải mức lãisuất càng cao càng tốt đối với NH, mức lãi suất hợp lí phải dựa trên cân đối vốn củaNH, khối lượng vốn mà NH muốn huy động cũng như hiệu quả kinh doanh của NH.

+ Phát hành kì phiếu: Theo quy định thì ở Việt Nam chỉ có các NH quốc

doanh mới được phép phát hành kì phiếu khi cần thiết Và phải được sự thông quacủa NHNN Kì phiếu có thể đa dạng về thời hạn có thể 7 ngày mà cũng có thể 5 đến7 năm tuy nhiên nói chung thì kì phiếu là công cụ để NH vay nợ ngắn hạn Có loạikì phiếu có lãi cố định, trả lãi kì hạn và kì phiếu chuyển tiếp liên tục.

+ Phát hành trái phiếu: Trái phiếu NH là công cụ vay nợ dài hạn trên thị

trường vốn dưới hình thức giấy nợ của các NH phát hành để huy động vốn, trong đóNH cam kết trả gốc và lãi cho người mua sau một thời gian nhất định Thôngthường người dân ủng hộ việc NH phát hành trái phiếu bởi tính linh động của nó.Trong trường hợp cần thiết người sở hữu trái phiếu có thể chuyển nhượng, mua bán,biếu tặng, thừa kế hay cầm cố Trái phiếu phát hành có thể dưới 1 trong 3 hình thứcsau: vô danh, ghi sổ hay ghi danh Thông thường trái phiếu được phát hành với kìhạn hơn 1năm, mệnh giá tối thiểu là 50000VND Lãi suât trái phiếu do NHTM pháthành quyết định dựa trên nhu cầu vốn của NH và lãi suất trên thị trường Hình thứctrả lãi đối với trái phiếu cũng đa dạng, NH có thể trả lãi định kì, trả lãi trước, trả lãisau Tuy nhiên không phải bất kì một NHTM nào khi cần vốn đều có thể phát hànhtrái phiếu NH chỉ có thể phát hành trái phiếu khi đảm bảo một số yêu cầu củ thểcủa NHNN về hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lí và điều kiện về vốn pháp định.Nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu là nguồn ổn định, thời hạn sự dụng lâucó thể mang lại nhiều lợi ích cho NH.

- Vay nợ trực tiếp: Đó chính là hình thức vay NHNN, vay Bộ Tài Chính, vay

các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước…Tuy nhiên dù vay của ai đi nữa thì hìnhthức vay trực tiếp này cũng tốn chi phí cho NH đi vay hơn nhiều so với các hìnhthức huy động khác.

Trang 22

Việc vay NHNN thường phức tạp về thủ tục, thông thường NHTM chỉ vay củaNHNN trong trường hợp cấp bách, để đảm bảo khả năng thanh khoản cho NH,khoản vay này thường chỉ tồn tại trong ngắn hạn Trong một số trường hợp NHNNvẫn cho NHTM vay với một lượng vốn nhất định để hoạt động tín dụng với mức lãisuất ưu đãi, tuy nhiên nếu Chính phủ đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thìviệc vay của NHNN là một điều quá khó khăn.

NHTM có thể vay từ bộ tài chính thông qua các quỹ đầu tư phát triển Đó lànguồn vốn mà bộ tài chính chuyển vào NHTM nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể,xây dựng các công trình công cộng.

Vay từ các tổ chức tín dụng khác và vay từ nước ngoài: NHTM có thể vay lẫnnhau, từ các tổ chức tín dụng khác hay vay từ nước ngoài Dù với hình thức nào thìNHTM đi vay cũng phải đảm bảo những điều kiện nhất định, nhất là về uy tín,lượng vốn vay được phải chịu sự bảo lãnh hay kiểm soát của NHNN Các khoảnvay từ NHTM khác và các tổ chức tín dụng thường là trung hạn, lãi suất cao Cáckhoản vay từ nước ngoài thì lãi suất áp dụng là lãi suất trên thị trường tiền tệ thếgiới, tuy nhiên NH đi vay phải chịu một hạn mức tín dụng do nước ngoài quy định,hạn mức tín dụng này được NHNN hay chính phủ bảo lãnh.

1.3 SỰ CẦN THIẾT CỦA HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỐI VỚINHTM.

NH kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay , đầu tư và cung cấpcác dịch vụ khác Huy động vốn - hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM đóng vai tròquan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của NH Bên cạnh đó hiệu quả củahoạt động huy động vốn trong hệ thống NHTM còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự pháttriển chung của cả nền kinh tế và ngược lại Nó đóng vai trò là kênh huy động vốnhữu hiệu, khơi dậy mọi tiềm nguồn lực tiềm tang của nền kinh tế cũng như thu hútvốn đầu tư nước ngoài thúc đẩy nền kinh tế phát triển và hội nhập.

Thông qua việc điều chỉnh lãi suất huy động, cũng như các biện pháp hỗ trợkhác Chính phủ đã biến hoạt động huy động tiền gửi của NHTM thành công cụ để

Trang 23

thực hiện các chính sách vĩ mô, điều tiết cả nền kinh tế, kiềm chế lạm phát Nhữngtháng đầu năm 2008 ngoài việc nhu cầu vay của các tổ chức và cá nhân tăng caodẫn đến lượng tiền mặt trong các NHTM thiếu hụt tầm trọng, thì việc tỉ lệ lạm pháttăng tới 2 con số đã khiến Chính phủ phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt,tăng lãi suất huy động lên mức cao nhất từ trước tới nay Nhằm thu lại bớt lượngtiền lưu thông trên thị trường Trên thực tế thấy rằng việc chống lạm phát bằng cáchthực hiện song song các giải pháp tài chính, kinh tế và tiền tệ đã mang lại hiệu quảkhông phải là nhỏ Mà trong đó giải pháp không ngừng tăng huy động trong nềnkinh tế là một hoạt động tối ưu Thông qua việc tăng lãi suất huy động cũng nhưviệc phát hành kì phiếu, trái phiếu NH sẽ huy động được một lượng tiền mặt tạmthời không nhỏ trong nền kinh tế, giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông.

Thông qua hoạt động huy động vốn các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cưđược sự dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội Bởi đơn giản khi tập trung nguồnvốn nhàn rỗi tại NH, NH sẽ không để không tiền như vậy để phải chịu một chi phílớn và không mang lại lợi nhuận gì Ngược lại, ngoài việc phải đảm bảo một lượngdữ trữ bắt buộc tại NHTW, một phần được NH giữ tại quỹ để đảm bảo cho nhu cầuthanh khoản trong thời gian trước mắt, phần còn lại NHTM sẽ đem đi đầu tư Có thểlà cho các cá nhân, tổ chức kinh tế khác thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh, cho tiêu dùng vay với lãi suất cao hơn lãi suất huy động, hay NH tự mìnhtham gia vào hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán Như vậy việc huy động vốnvà sự dụng vốn huy động có tác dụng trực tiếp đến tăng trưởng phát triển, tăng nănglực sản xuất của nền kinh tế quốc dân Góp phần thực hành tiết kiệm huy động tiềmlực của cả nền kinh tế, xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đạihoá, xây dựng đất nước theo hướng phát triển và hoà nhập với nền kinh tế thế giới.

Thị trưòng chứng khoán trong thời gian qua đã có những bước phát triểnmạnh mẽ Các NHTM cũng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển đó, bởi chínhtừ việc phát hành các giấy tờ có giá trung và dài hạn trong công tác huy động vốnđã tạo lập và đa dạng hoá các loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán Như vậybằng hình thức gián tiếp hoạt động huy động vốn của NH TM đã góp phần hình

Trang 24

thành và phát triển thị trường vốn mà thị trường chứng khoán là thị trường đóng vaitrò cốt lõi Việc huy động vốn cũng đã tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân có thể tíchluỹ được vốn.

Việc huy động và sự dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân đã giảmbớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong quá trình đầu tư phát triển cũng nhưxây dưng cơ sở hạ tầng Góp phần đẩy nhanh quá trình đầu tư, hội nhập vào thịtrường chứng khoán quốc tế thông qua nghiệp vụ phát hành trái phiếu quốc tế, vaymượn từ các NH nước ngoài.

Việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như: tiền gửi thanh toán, tiềngửi tiết kiệm, trái phiếu, kì phiếu ngắn hạn, kì phiếu có mục đích, tiền gửi tiết kiệmcó thưởng… đã đảm bảo được hoạt động kinh doanh cho NH Nguồn vốn trung vàdài hạn huy động được đáp ứng được nhu cầu tín dụng trung và dài hạn mang lạiphần lợi nhuận lớn cho NHTM Bên cạnh đó trong quá trình hoạt động của mìnhcác NHTM đều cố gắng mở rộng chi nhánh hoạt động, năng cao các thiết bị côngnghệ, mở rông hoạt động liên doanh liên kết Vì vậy việc huy động nói chung vàđặc biệt là vốn trung và dài hạn là vô cùng cần thiết.

Trong quá trình hoạt động của mình NH muốn tồn tại và phát triển bền vữngthì luôn luôn phải đáp ứng được một yêu cầu cơ bản đó là phải đáp ứng được khảnăng thanh khoản của NH Và kết quả từ hoạt động huy động vốn sẽ góp phần tăngtính thanh khoản cho NH Để đáp ứng nhu cầu tín dụng thì theo nguyên tắc cần cónguồn có kì hạn tương ứng tài trợ, tạo nên sự phù hợp về kì hạn của nguồn và tàisản Tuy nhiên cùng với sự phát triển không ngừng của thị trường tài chính thì sựphù hợp về kì hạn không phải là giải pháp duy nhất để NH đáp ứng nhu cầu thanhkhoản của khách hàng Mà giải pháp tối ưu hiện nay các NHTM thường thực hiệnđể đem lại tối đa lợi nhuận nhưng vẫ đáp ứng được nhu cầu thanh khoản đó là hoánđổi kì hạn của nguồn Hay nói cách khác đó là việc mà NHTM lấy nguồn ngắn hạnđể cho vay trung và dài hạn Tuy nhiên để việc hoán đổi kì hạn nguồn mang lại lợiích như mong muốn thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt đó là

Trang 25

yếu tố tiềm lực của NH và môi trường kinh doanh Chính vì vậy mà trong dài hạnthì nguồn trung và dài hạn luôn đưa lại khả năng thanh khoản tốt nhất cho NH trongtrường hợp có một khoản tiền gửi bị rút ra.

Bên cạnh đó trong một số trường hợp việc huy động vốn của NHTM cònmang tính chất thực hiện một nhiệm vụ do Chính phủ giao cho để thực hiện đầu tư,xây dựng các dự án công công, mang tính chất cộng đồng Ngoài ra NHTM cònluôn đa dạng hoá các loại hình hoạt động, dịch vụ để tăng tối đa lợi nhuận, nhưnhận uỷ thác đầu tư, nhận làm NH đại lí như vậy NH vừa đựơc hoa hồng vừa huyđộng được một lượng vốn nhất định trong ngắn hạn.

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNGVỐN.

Để tồn tại và phát triển bền vững các NHTM phải không ngừng nâng cao nănglực cạnh tranh trên thị trường Để thực hiện được điều đó thì đầu tiên là các NHphải tạo lập được một nguồn vốn vững chắc thông quả hoạt động huy động vốn.Trong dài hạn thì cần phải có những nguồn vốn có kì hạn hợp lí, hoạt động huyđộng vốn phải linh hoạt, hấp dẫn và thiết thực ứng với từng giai đoạn phát triển mớiđáp ứng được nhu cầu tăng trưởng và phát triển ngày càng cao Để hiệu quả hoạtđộng huy động vốn như mong muốn thì các NHTM phải phân tích các nhân tố tácđộng đến hoạt động huy động vốn một cách chính xác để xác định được khó khănvà thuận lợi, gồm cả nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.

1.4.1 Nhân tố khách quan.

Môi trường kinh tế xã hội: Một môi trường kinh tế phát triển và ổn định sẽlà điều kiện thuận lời cho bất cứ hoạt động nào của NHTM chứ không chỉ là hoạtđộng huy động vốn Những biến động của nền kinh tế chính là nhân tố quyết địnhđến việc người dân gửi tiền vào NH, mua USD, mua vàng hay mua những tài sảnkhác Trong trường hợp nền kinh tế bất ổn định, giá vàng tăng cao thì người dân cóxu hướng mua vàng tích trữ, mua USD hay các tài sản khác như đất đai, nhà cửahơn là gửi tiền vào NH để hưởng lãi suất Ngược lại trong điều kiện nền kinh tế ổn

Trang 26

định người dân sẽ có cái nhìn khả quan hơn thì việc gửi tiền vào NH tăng là một tấtyếu.

Nhân tố tiết kiệm trong nền kinh tế: Ngày nay cùng với sự phát triển chungcủa nền kinh tế thì nhiều người dân ngày càng giàu hơn, lượng tiền tiết kiệm ngàycàng tăng Trong thực tế khi thu nhập của người dân càng cao thì lượng tiền dàngcho tiết kiệm càng lớn và khi thu nhập bình quân đầu người đã đạt đến một mức độnhất định thì tỉ lệ tiết kiệm không phải tăng tương quan với tỉ lệ thu nhập mà tăngvới một tỉ lệ lớn hơn bởi lúc này những yêu cầu thiết yếu đã được đáp ứng và lượngtiền dôi ra ngày càng nhiều Chính phủ và nhà nứơc ta luôn chủ trương thực hiện chitiêu tiết kiệm trong chi tiêu của nhà nước, trong sản xuất kinh doanh và trong tiêudùng của dân cư để lấy tiết kiệm đầu tư cho phát triển lâu dài Mặc dù vậy nhưngtiền được gửi vào NH hay không lại còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tâm lí ngườidân Người dân luôn có nhiều sự lựa chọn để cất giữ tiền như mua vàng, mua USD,mua bất động sản hay giữ tiền mặt chứ không chỉ có giải pháp gửi tiền vào NH.Chính vì vậy mà để thu hut được người dân gửi tiền thì NHTM cần có những chínhsách hợp lí

Tuy nhiên nói đến nguồn tiết kiệm không thể không nói đến nguồn tiết kiệmcủa các tổ chức kinh tế, bởi nguồn này thường lớn và có tính ổn định cao, thời gianthường dài Các hình thức huy động thường là phát hành trái phiếu, trái phiếu 5năm, 10 năm Như vậy NHTM có thực hiện tốt các chức năng là trung gian tàichính hay không thì còn phù thuộc nhiều vào chính sách tiết kiệm của các tầng lớpdân cư, các tổ chức kinh tế.

Các chính sách của Chính phủ: Mọi tổ chức kinh tế đều phải chịu sự kiểmsoát và điều hành của Chính phủ, và các NHTM cũng không phải là ngoại lệ Cácchính sách vĩ mô của Chính phủ luôn nhằm mục đích cụ thể cho từng gian đoạnphát triển của nền kinh tế Trong những điều kiện cụ thể ví dụ như lạm phát tăngcao Chính phủ sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, các yêu cầu của Chính phủsẽ tạo điều kiện cho NHTM tăng được hiệu quả huy động vốn Trong trường hợp

Trang 27

ngược lại khi Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, thì ít nhiều cũng làmhạn chế hiệu quả huy động vốn của NHTM Hiện nay nhằm đáp ứng đủ vốn chonhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá, Chính phủ đã có những văn bản hướng dẫncụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM thực hiện tốt công tác huy động vốn,đẩy mạnh quá trình đầu tư phát triển.

Nhu cầu vốn của nền kinh tế: Trong quá trình phát triển nền kinh tế luôn cónhu cầu dùng vốn cả vốn ngắn hạn lẫn dài hạn để phục vụ cho phát triển Tuy nhiêntự bản thân nó sẽ không đáp ứng được lượng vốn cần thiết cả về khối lượng và thờigian, bởi nơi này thì thừa vốn nơi kia lại thiếu vốn, mà thời hạn lại không trùngnhau Nên việc xuất hiện NHTM với vai trò là người trung gian ở giữa điều hoà vốntrong tổng nền kinh tế đã làm cho quá trình đầu tư phát triển được diễn ra thuận lợihơn.

Vị trí địa lí và môi trường kinh tế xã hội: Có thể nói rằng vị trí địa lí và môitrường kinh tế xã hội là yếu tố mang tích chất quyết định đến hiệu quả huy độngvốn Bởi đơn giản, ở các thành phố lớn nơi thu nhập của người dân cao, cơ hội việclàm nhiều thì người dân sẽ có lượng tiền trích luỹ nhiều Bên cạnh đó có nhiều tổchức kinh tế trên địa bàn cũng sẽ đưa đến cho NHTM một nguồn vốn tiềm năng lớnvà một nhu cầu về dịch vụ cao Ở khu vực nông thôn hay miền núi, đời sống nhândân còn nhiều khó khăn vì vậy để có tiền gửi ở NH không phải là vấn đề đơn giảnvới người dân ở đây Chỉ có ở những khu vực dân cư đông đúc, thành phố lớn,nhiều doanh nghiệp thì mới có độ nhạy cảm cao về lãi suất và dịch vụ dành chokhách hàng gửi tiền, chính vì vậy mà hiệu quả huy động vốn của những NHTM ởnhững khu vực này có hiệu quả huy động vốn cao hơn so với ở nông thôn và miềnnúi.

1.4.2 Nhân tố chủ quan.

Mạng lưới huy động và uy tín của NHTM: NHTM có hệ thống chi nhánhrộng khắp từ nông thôn đến thành thị sẽ có cơ hội tiếp xúc với nguồn vốn nhàn rỗitrong dân nhiều hơn Đưa mọi người dân đến gần với NH hơn Hệ thống chi nhánh

Trang 28

rộng khắp cũng chứng tỏ được sự phát triển của NH, làm cho mọi người dân quenthuộc hơn với NH và có giao dịch với NH nhiều hơn Tuy nhiên việc người dân cóquyết định gửi tiền vào NH hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, đặcbiệt là uy tín của NH Trước sự biến động từng ngày, từng giờ của nền kinh tế thìnguy cơ về mất khả năng thanh toán của NH không phải là điều không dễ xẩy ra Vìvậy mà người gửi tiền thường lựa chọn NH nào có uy tín trên thị trường nhất để gửitiền, đó là NH mang lại sự an toàn và thuận lợi nhất cho ngưòi gửi Uy tín củaNHTM được thể hiện qua các tiêu thức như: sự hoạt động lâu năm, quy mô, quản lí,nhân sự và chất lượng phục vụ… Hiện nay các NHTM luôn cố gắng nâng cao uy tíncủa mình để có thể đem lại lợi thế cạnh tranh trên thị trường Khi đã tin tưởng mộtNH nào đó thì việc cá nhân hay tổ chức kinh tế gửi tiền của mình vào NH để hưởnglãi trong dài hạn là một điều dễ hiểu.

Chính sách lãi suất của NH: NHTM cạnh tranh bằng chính sách lãi suất hợplí bao gồm cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay Lãi suất là yếu tố quyết định đếnsự thành công của việc huy động vốn, chính sách lãi suất phải hấp dẫn người gửi,điều chỉnh linh hoạt theo những biến động liên tục của thị trường vừa đảm bảo hiệuquả kinh doanh cho NH vừa đảm bảo tính thu hút Lãi suất và quy mô tiền gửi tỉ lệthuận với nhau Tuy nhiên đối với khoản tiền gửi tiết kiệm thì có đặc trưng khácbiệt, đó là thông thường người dân đi gửi tiết kiệm không hoàn toàn chỉ chú ý đếnlãi suất huy động thấp hay cao, mà so sánh với tỉ lệ trượt giá của đồng tiền và tiềnlãi mang lại so với các hình thức đầu tư khác như mua cổ phiếu, trái phiếu…nhưvậy người dân mới quyết định có nên gửi tiền vào NH hay không và gửi với kì hạnbao nhiêu Tuy nhiên đối với khách hàng là tổ chức kinh tế thì ngoài yếu tố lãi suấthọ còn quan tâm nhiều đến các dịch vụ mà NH cung cấp, thái độ phục vụ của nhânviên NH, công nghệ và hệ thống chi nhánh để phục vụ một cách tốt đa nhất có thểđối với các hoạt động liên quan đến NH của tổ chức Ngày nay khi NH gần hơn vớimỗi cá nhân hay tổ chức kinh tế thì việc người dân ngày càng quan tâm tới cổphiếu, trái phiếu của NH cũng là điều dễ hiểu Và đây cũng là kênh huy động vốnmang lại hiệu quả cao cho NHTM.

Trang 29

Công tác cân đối vốn của NHTM: Thông thường một chiến dịch huy độngvốn của NH thường gắn với việc sự dụng vốn cùng thời kì, để đạt được kết quả kinhdoanh như mong muốn cũng như tăng trưởng nguồn vốn thì NHTM phải có một cơcấu vốn hợp lí Có thể nói đây là công tác quan trọng nhất trong các hoạt động củaNH, nó quyết định tất cả các hoạt động khác, quyết định đến kết quả kinh doanh củabất cứ NHTM nào Thông qua hoạt động cân đối vốn NHTM sẽ có quyết định chínhxác trong việc cần huy động vốn bao nhiêu? Kì hạn như thế nào? Cho vay bao nhieuvới kì hạn tương ứng ra sao? Như vậy sẽ nâng cao được tính chủ động trong côngtác huy động và cho vay cho NHTM.

Chính sách sản phẩm: Khách hàng quan tâm đến một NH không chỉ đơngiản là lãi suất kì vọng mà NH mang lại, mà còn phụ thuộc vào các dịch vụ khác màNH cung cấp cho khách hàng Ngày nay các NHTM luôn cố gắng đa dạng hoá cácloại sản phẩm để phục vụ được tối đa nhu cầu của khách hàng Cụ thể như: nhiều kìhạn khác nhau, mệnh giá, và chủng loại khác của tiền gửi tiết kiệm, kì phiếu, tráiphiếu…Qua đó sẽ đa dạng hoá được loại khách hàng

Chính sách quảng cáo và quảng bá thương hiệu: NHTM cũng là một tổ chứckinh doanh nên quảng cáo và quảng bá thương hiệu đóng một vai trò vô cùng quantrọng Để có được sự tin tưởng và hình ảnh đẹp trong con mắt của khách hàng thìNHTM phải thực hiện đồng bộ các yêu cầu đó Các hình thức quảng cáo được đadạng hoá như: thông qua báo hình, báo nói, báo viết và báo điển tử….Đưa NH đếngần với mọi tầmh lớp dân cư hơn, các chính sách mới của NH cũng được người dânbiết đến như thế thì người dân mới có thể nhiệt tình hưởng ứng các hoạt động củaNH được.

Bên cạnh các nhân tố ảnh hưởng trên, hoạt động huy động vốn của NH cònphụ thuộc một số yếu tố khác như: chính sách khách hàng, dịch vụ NH, tư vấn, chiếtkhấu…kèm theo nghiệp vụ huy động vốn với thời hạn trung và dài hạn là vô cùngquan trọng

Trang 30

1.5 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM.1.5.1 Quan niệm về hiệu quả huy động vốn của các NHTM.

Hiệu quả của hoạt động huy đông vốn gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hộivà kết quả kinh doanh của mỗi NHTM Một lượng vốn lớn và đầy đủ sẽ góp phầnthúc đẩy quá trình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng, đầu tư sảnxuất kinh doanh Có một nguồn vốn huy động đủ lớn và có kì hạn hợp lí sẽ giúp NHcó thể kinh doanh có hiệu quả, đa dạng hoá hoạt động nâng cao sức cạnh tranh vàlợi nhuận.

Với sự phát triển chung của đời sống nhân dân và của cả nền kinh tế nênlượng tiền tiết kiệm trong dân là rất lớn, bên cạnh đó nguồn vốn của các doanhnghiệp, tổ chức kinh tế tạm thời nhàn rỗi ở một số thời điểm không phải là nhỏ CácNHTM phải tập trung và thu hút các nguồn vốn này để đầu tư vào sản xuất kinhdoanh, các công trình kinh tế xã hội, đưa đồng tiền nhàn rỗi vào lưu thông.

Để phát huy hết vai trò, chức năng của nguồn vốn trong nền kinh tế thì cácNHTM cần thực hiện tốt và có hiệu quả công tác huy động vốn Công tác huy độngvốn có đạt được hiệu quả hay không thì dựa vào các chỉ tiêu đánh giá sau:

Vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của NH, huy động vốncủa NH phải có sự tăng trưởng, đáp ứng cho các hoạt động khác của NH như chovay, thanh toán, đầu tư….Nếu NH huy động được ít vốn sẽ không đủ nguồn cho cáchoạt động khác, không đa dạng hoá kinh doanh và sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh Tuynhiên nếu NH huy động quá nhiều vốn mà chưa có kế hoạch sự dụng hợp lí sẽ dẫnđến chi phí tăng cao, nguồn vốn bị đóng băng do không đưa vào đầu tư Bên cạnhđó NH huy động vốn phải chú ý đến kì hạn, phải cân đối giữa các kì hạn trong tổngnguồn Kì hạn không hợp lí có thể dẫn đến mất khả năng thanh khoản của NH, hayảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của NH.

Như vậy huy động vốn hiệu quả là huy động vốn vừa đủ đáp ứng đủ nhu cầukinh doanh của NH, nguồn huy động ổn định có kì hạn phù hợp với hoạt động củaNH.

Trang 31

1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM.

Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn trên những khía cạnh khác nhau thìcó những chỉ tiêu khác nhau Trong bài viết này em xin đề cập đến các chỉ tiêu đánhgiá dựa trên khả năng sự dụng vốn và chi phí của đồng vốn.

Nguồn vốn tăng trưởng ổn định về số lượng và thời gian: Nguồn vốn có kìhạn dài chứng tỏ nguồn vốn ổn định về thời gian Nguồn vốn đạt mục tiêu về nguồnổn định và có tốc độ gia tăng đều đặn là nguồn tăng trưởng ổn định Bên cạnh đóchúng ta còn xem xét tính ổn định của nguồn huy động dựa vào tỉ lệ so sánh giữavốn có thời hạn dài và vốn có thời hạn ngắn Tuỳ vào NH với những mục tiêu cụ thểcủa mình mà tỉ lệ này ở mức nào là hợp lí, nhưng nhìn chung các NH đều mongmuốn tỉ lệ này càng lớn càng tốt Vì như vậy cơ hội kinh doanh của NH được đadạng hơn rất nhiều Nguồn vốn tăng trưởng ổn định còn được phản ánh ở chỉ tiêu cơcấu các khoản huy động

Cơ cấu khoản huy động= số dư khoản huy động / tổng huy động.

Cơ cấu hợp lí sẽ giúp cho NH thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh của mình cũng nhưhoạt động chi trả cho khách hàng gửi tiền cũng như các tổ chức khác trong nền kinhtế mà NHTM vay vốn.

Nguồn vốn có khả năng đáp ứng các hoạt động của NH: chỉ tiêu này đượcđánh giá thông qua phần chênh lệch giữa vốn mà NH huy động được và phần vốnmà NH sự dụng cho nhu cầu tín dụng, thanh toán và các nhu cầu khác Bởi từ khôngphải mọi khoản mà NH huy động được đều được đưa vào kinh doanh, NH phải tríchmột phần từ nguồn huy động để lập dự trữ bắt buộc theo quy định chung củaNHNN, một phần để lập quỹ đảm bảo khả năng thanh toán Huy động vốn đạt hiệuquả là khi lượng vốn sự dụng tương xứng với lượng vốn huy động về sau khi tríchlập các quỹ theo quy định Phần thu nhập từ viêc sự dụng vốn sẽ bù đắp chi phí huyđộng vốn và mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NH Hơn nữa sự dụng vốn sẽ thức đẩyhuy động vốn Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH thường được tập trung ở dư

Ngày đăng: 13/11/2012, 14:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.2. Mô hình tổ chức. - Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Quang Trung
2.1.2. Mô hình tổ chức (Trang 38)
Từ bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng về cơ bản chi nhánh Quang Trung đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đó là bàn giao nguồn vốn và khách hàng  chuyển sổ từ sở giao dịch - Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Quang Trung
b ảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng về cơ bản chi nhánh Quang Trung đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đó là bàn giao nguồn vốn và khách hàng chuyển sổ từ sở giao dịch (Trang 40)
Bảng2: tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh năm 2006. - Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Quang Trung
Bảng 2 tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh năm 2006 (Trang 42)
Bảng 3: kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 - Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Quang Trung
Bảng 3 kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 (Trang 45)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w