Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Quang Trung (Trang 33 - 36)

Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn trên những khía cạnh khác nhau thì có những chỉ tiêu khác nhau. Trong bài viết này em xin đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá dựa trên khả năng sự dụng vốn và chi phí của đồng vốn.

 Nguồn vốn tăng trưởng ổn định về số lượng và thời gian: Nguồn vốn có kì hạn dài chứng tỏ nguồn vốn ổn định về thời gian. Nguồn vốn đạt mục tiêu về nguồn ổn định và có tốc độ gia tăng đều đặn là nguồn tăng trưởng ổn định. Bên cạnh đó chúng ta còn xem xét tính ổn định của nguồn huy động dựa vào tỉ lệ so sánh giữa vốn có thời hạn dài và vốn có thời hạn ngắn. Tuỳ vào NH với những mục tiêu cụ thể của mình mà tỉ lệ này ở mức nào là hợp lí, nhưng nhìn chung các NH đều mong muốn tỉ lệ này càng lớn càng tốt. Vì như vậy cơ hội kinh doanh của NH được đa dạng hơn rất nhiều. Nguồn vốn tăng trưởng ổn định còn được phản ánh ở chỉ tiêu cơ cấu các khoản huy động.

Cơ cấu khoản huy động= số dư khoản huy động / tổng huy động.

Cơ cấu hợp lí sẽ giúp cho NH thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh của mình cũng như hoạt động chi trả cho khách hàng gửi tiền cũng như các tổ chức khác trong nền kinh tế mà NHTM vay vốn.

 Nguồn vốn có khả năng đáp ứng các hoạt động của NH: chỉ tiêu này được đánh giá thông qua phần chênh lệch giữa vốn mà NH huy động được và phần vốn mà NH sự dụng cho nhu cầu tín dụng, thanh toán và các nhu cầu khác. Bởi từ không phải mọi khoản mà NH huy động được đều được đưa vào kinh doanh, NH phải trích một phần từ nguồn huy động để lập dự trữ bắt buộc theo quy định chung của NHNN, một phần để lập quỹ đảm bảo khả năng thanh toán. Huy động vốn đạt hiệu quả là khi lượng vốn sự dụng tương xứng với lượng vốn huy động về sau khi trích lập các quỹ theo quy định. Phần thu nhập từ viêc sự dụng vốn sẽ bù đắp chi phí huy động vốn và mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NH. Hơn nữa sự dụng vốn sẽ thức đẩy huy động vốn. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH thường được tập trung ở dư nợ, để tăng được dư nợ thì NH phải mở rộng tín dụng mà hoạt động tín dụng lại chịu sự chi phối trực tiếp của lượng vốn huy động được. Khi hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả cao thì đồng nghĩa với việc nguồn vốn kinh doanh được mở rộng, tăng cho vay, tăng lợi nhuận.

 Chi phí huy động vốn.

Chi phí huy động vốn= lãi trả cho người huy động + chi phí huy động khác. Lãi trả cho người huy động= quy mô huy động * lãi suất huy động.

Chi phí huy động khác= chi phí trả trực tiếp cho người gửi như quà tặng, sổ xố trúng thưởng…

Lãi suất huy động hiện nay vẫn nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước. Các NHTM có thể tuỳ thuộc vào mục tiêu riêng của mình mà quy định một mức lãi suất nhất định, tuy nhiên mức lãi suất này phải nằm trong giới hạn cho phép của NHNN. Cạnh tranh trên thị trường vốn ngày càng gay gắt dẫn đến ngoài việc các NH chạy đua về lãi suất thì còn thay nhau ra các hình thức khuyến mãi như quà tặng, tặng sổ xố…khi khách hàng đến gửi tiền. Các hình thức này có thể năng cao hiệu quả huy động nhưng cũng kéo theo chi phí huy động tăng lên.

Chi phí huy động tác động trực tiếp đến hiệu quả huy động, chi phí càng cao thì lượng vốn huy động được càng lớn. Tuy nhiên không phải mức chi phí cao nào cũng sẽ mang lại một lượng vốn khổng lồ cho NH, bởi đơn giản tiền nhàn rỗi trong dân chúng không phải là vô hạn. Vấn đề đặt ra cho các NH đó là phải cơ cấu mức chi phí hợp lí, vừa thu hút được khách hàng gửi tiền nhưng cũng phải đảm bảo mức chi phí thấp nhất có thể có cho NH.

 Tỷ lệ quỹ đảm bảo khả năng thanh toán:

Tỷ lệ quỹ đảm bảo khả năng thanh toán= Dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán / Tổng vốn huy động

Việc NHTM trích lập quỹ từ nguồn huy động để dành cho thanh toán vừa đảm bảo khả năng thanh toán cho NH trong trường hợp cần thiết vừa chứng tỏ việc NHTM luôn đảm bảo được sự an toàn cho khách hàng, tạo tâm lí yên tâm cho khách hàng khi họ gửi tiền tại NH. NH phải lập quỹ này vì không phải nguồn vốn nào cũng có tính ổn định, với nhiều trường hợp xẩy ra người dân có thể đến rút tiền trước hạn, khi đó NH phải đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng. Bên cạnh đó còn đảm bảo hoạt động kinh doanh của NH, mang lại hiệu quả cho hoạt động huy động vốn.

Chương 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH QUANG TRUNG.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Quang Trung (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w