1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích ngành sữa việt nam

21 1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 160,33 KB

Nội dung

MÔ TẢ SƠ BỘ VỀ NGÀNH Trong những năm trở lại đây, sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng trưởngnhanh nhất trong ngành thực phẩm ở Việt Nam, với mức tăng trưởng doanh thu trungbình

Trang 1

TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH NGÀNH SỮA VIỆT NAM

HỌC VIÊN: LÊ ANH TUẤN

Trang 2

PHÂN TÍCH NGÀNH SỮA VIỆT NAM

I ĐỊNH NGHĨA NGÀNH

Ngành sữa là ngành sản xuất ra những sản phẩm dinh dưỡng nhằm đáp ứng nhucầu chăm sóc sức khỏe mà nguyên liệu chủ yếu là từ sữa

II MÔ TẢ SƠ BỘ VỀ NGÀNH

Trong những năm trở lại đây, sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng trưởngnhanh nhất trong ngành thực phẩm ở Việt Nam, với mức tăng trưởng doanh thu trungbình trong giai đoạn 2005 – 2009 đạt 18%/năm Với một đất nước đang phát triển, có tốc

độ đô thị hóa và tăng dân số cao như ở Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ sữa sẽ tiếp tục tăngtrong những năm tới Trước khi tìm hiểu về ngành sữa Việt Nam, cần có cái nhìn tổngquát về thị trường sữa thế giới, đặc biệt là cung – cầu và giá cả nguyên liệu sữa bột, vìhơn 70% nguyên liệu sữa tại Việt Nam đều từ nhập khẩu

1 Thị trường sữa thế giới

Sản xuất sữa thế giới trong năm 2009 ước đạt 701 triệu tấn, tăng 1% so với năm

2008 Tốc độ tăng trưởng sản xuất ở các nước đang phát triển nhanh hơn các nước pháttriển, và rõ nét hơn vào năm 2010, tăng trưởng ở các nước đang phát triển là 4% so vớisản lượng không mấy thay đổi ở các nước phát triển Sản xuất sữa năm 2010 tăng 2% lên

714 triệu tấn

Tổng thương mại sữa thế giới năm 2009 sụt giảm 4,6% so với năm 2008, nguyênnhân chủ yếu là do tác động của cuộc suy thoái kinh tế Tuy nhiên, năm 2010 tổngthương mại sữa thế giới bằng mức của năm 2008, đạt khoảng 40,6 triệu tấn Chính nhucầu về các sản phẩm về sữa tăng nhanh ở các nước đang phát triển là động lực chính chotăng trưởng thương mại sữa thế giới trong năm tới, do nhu cầu này ở các nước phát triển

đã ở trong giai đoạn bão hòa

Trang 3

Bảng 1 Thị trường sữa thế giới

Tổng sản lượng sữa (triệu tấn) 691,7 700,9 713,6 1,8%Tổng thương mại (triệu tấn) 40,5 38,6 40,6 5,2%Nhu cầu các nước đang phát triển

2 Ngành sữa Việt Nam

Nằm trong xu thế chung của các nước đang phát triển trên thế giới, nhu cầu về cácsản phẩm sữa ở Việt Nam như một nguồn bổ sung dinh dưỡng thiết yếu ngày càng tănglên Điều này có thể thấy qua sự gia tăng doanh số từ sữa của các hãng sản xuất tại ViệtNam, với tổng doanh thu các mặt hàng sữa tăng ổn định qua các năm Năm 2009 tănghơn 14% so với năm 2008 Điều này cho thấy rằng khủng hoảng kinh tế không ảnhhưởng nhiều đến tiêu thụ sữa tại Việt Nam

Biểu đồ 1: Doanh số sữa của Việt Nam

Hiện nay, tiêu dùng các sản phẩm sữa tập trung ở các thành phố lớn, với 10% dân

Trang 4

(Somers, 2009) Bình quân mức tiêu thụ hàng năm hiện đạt 9 lít/người/năm, vẫn còn thấp

so với các nước trong khu vực như Thái Lan (23 lít/người/năm) hay Trung Quốc (25lít/người/năm) Do đó, theo xu hướng của các nước này, mức tiêu thụ tại Việt Nam sẽtăng lên cùng với GDP Cùng với nhu cầu về các sản phẩm sữa ngày càng tăng lên tạiViệt Nam, thị trường sữa hiện có sự tham gia của nhiều hãng sữa cả trong và ngoài nước

2.1 Các sản phẩm sữa ở Việt Nam

2.1.1 Sữa bột công thức (milk formula)

Sữa bột công thức là sản phẩm sữa bột trẻ em được pha chế theo công thức đặcbiệt thay thế sữa mẹ hoặc được bổ sung những vi chất đặc biệt dành cho các đối tượngđặc biệt, thường là trẻ em dưới 3 tuổi

Sữa bột là mảng sản phẩm đem lại lợi nhuận cao nhất cho nhà sản xuất Cạnhtranh trong ngành sữa diễn ra mạnh nhất ở mảng sữa bột (bao gồm cả sữa bột công thức

và các loại sữa bột khác) Đặc biệt là các loại sữa bột thuộc phân khúc cao cấp sẽ là đốitượng cạnh tranh của các hãng do lợi nhuận của nhà sản xuất/ giá bán lẻ ở mức rất cao,đạt 40%, đây cũng là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu các mặthàng sữa Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt bởi có sự tham gia của rất nhiều hãng sữa cảtrong nước và nước ngoài

Bảng 2: Thị phần theo doanh thu các hãng sữa bột công thức (%)

2004 2005 2006 2007 2008

Trang 5

Abbott Vietnam Co.Ltd 23,1 23,8 23,4 23 23,1

Vinamilk 11,2 14,4 15,6 16,4 17

Mead Johnson Nutrition 14,3 13,9 14,9 15,1 14,7

Dutch Lady Vietnam 10,8 12 12,4 13,2 13,8

Nestle Vietnam 8,9 10,1 9,3 8,6 8,5

Meiji Dairies Corp 2,9 2,1 1,8 1,6 1,5

Khác 28,8 23,7 22,6 22,1 21,4

Nguồn: các đại lý và website của Vinamilk (giá trước tháng 3/2010)

Đây là mảng sản phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất trong ngành thực phẩmđóng gói, với mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 20,8% cho giai đoạn 2004-

2009 Năm 2009, tổng doanh thu sữa bột công thức đạt hơn 6.590 tỉ VNĐ, chiếm 35,6%doanh thu toàn ngành sữa, tăng mạnh về cả nhu cầu và nguồn cung sản phẩm đa dạng.Các điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi, mức sống dân cư tăng lên, cha mẹ ở Việt Namngày càng có khả năng và muốn loại sản phẩm tốt nhất cho con mình Đặc biệt ở cácthành phố lớn, người mẹ ít có thời gian hơn để chăm sóc con mình, sữa bột trẻ em được

sử dụng ngày càng nhiều do tiện lợi và đem lại nguồn dinh dưỡng tốt Chất lượng là yếu

tố quan trọng nhất khi chọn mua sản phẩm này, nhất là khi các cha mẹ cẩn thận hơn vớicác loại sữa có thể bị nhiễm melamine hoặc có hàm lượng protein thấp Các loại sữa bộtcông thức được chia theo lứa tuổi trẻ em, phổ biến là các lứa tuổi 0 – 6 tháng, 6 – 12tháng, 1-2-3 tuổi và lớn hơn 3 tuổi Sữa bột công thức được phân cấp rõ ràng giữa các sảnphẩm cao cấp và cấp thấp hơn

Phân khúc thị trường cao cấp chủ yếu nằm trong tay các hãng sữa nước ngoài vớicác dòng sản phẩm sữa nhập khẩu Có thể kể đến các sản phẩm như Gain của Abbott,Friso của FrieslandCampine – Dutch Lady Việt Nam, Enfa của Mead Johnson… với giábán thường đắt gấp 2 lần các sản phẩm cấp thấp hơn cùng loại Tuy nhiên, điều nàykhông ảnh hưởng nhiều đến thị phần của các hãng sữa nước ngoài với tổng thị phần quacác năm chiếm hơn 70% thị phần sữa bột công thức Abbott là hãng sữa chiếm thị phầncao nhất với nhãn hàng Gain, tuy có sụt giảm khoảng 0,1-0,2% trong những năm qua.Người tiêu dùng đặt nhiều lòng tin hơn vào các hãng sữa bột ngoại, luôn được coi là đáng

Trang 6

tin cậy và có chất lượng tốt hơn do được sản xuất dưới các điều kiện kiểm soát chất lượngnghiêm ngặt hơn.

Phân khúc thấp hơn do FrieslandCampina Việt Nam – Dutch Lady (các sản phẩmsản xuất trong nước) và Vinamilk nắm giữ Những sản phẩm của hai hãng này có ưu thếcạnh tranh về giá, do đó có khả năng mở rộng thị trường ở các khu vực nông thôn Thịphần của hai công ty này tăng đều qua các năm nhờ mạng lưới phân phối rộng và cácchiến dịch quảng cáo, truyền bá thương hiệu sản phẩm Một trong những chiến dịchquảng cáo lớn năm 2009 là nhãn hàng Dielac của Vinamilk Nhằm dành lại thị phần từcác công ty sữa nước ngoài, Vinamilk muốn gửi thông điệp là Dielac được sản xuất dànhcho nhu cầu dinh dưỡng riêng cho trẻ em Việt Nam và chất lượng thì ít nhất bằng cáchãng nhập khẩu

2.1.2 Sữa uống (drinking milk)

Các sản phẩm sữa uống bao gồm: sữa nước, sữa bột khác (không bao gồm sữa bộtcông thức trẻ em) và sữa đậu nành

Thị phần các sản phẩm sữa uống trong những năm qua phần lớn thuộc về DutchLady (Friesland Campina) và Vinamilk Trong giai đoạn 2004 – 2006 Vinamilk bị mấtdần thị phần về tay Dutch Lady, tuy nhiên trong những năm gần đây, thị phần về các sản

Trang 7

phẩm sữa uống của Vinamilk tăng trở lại và đạt 25,2% năm 2008, trong khi Dutch Ladyđạt 26,6% Tổng doanh thu sữa uống chiếm khoảng 43% doanh thu toàn ngành sữa Năm

2009, tốc độ tăng trưởng giá trị doanh thu so với năm 2008 là 15%, chủ yếu là do giá tăng

ở hầu hết các mặt hàng, đạt gần 8.000 tỉ VNĐ trong năm 2009

Sữa nước: Sữa nước bao gồm sữa tươi nguyên chất (được làm từ 100% sữa tươi)

và sữa tiệt trùng (được chế biến từ sữa bột nhập khẩu) Do nguồn nguyên liệu trongnước hạn chế, các sản phẩm sữa tiệt trùng hiện chiếm phần lớn trong tiêu thụ sữa nước.VINAMILK và Dutchlady là 2 công ty chiếm phần lớn thị phần sữa nước, với sữa nước dànhcho trẻ em và các đối tượng khác Các công nhỏ trong nước khác như Hanoimilk, Nutifood,Mộc Châu, Ba Vì chiếm thị phần nhỏ về mảng sản phẩm này Năm 2009, Vinamilk đã cóbước tăng trưởng đột phá, vươn lên chiếm 55,4% thị phần sữa nước toàn quốc

Sữa bột khác: Đây là các loại sữa bột dành riêng cho từng đối tượng, thường là

người lớn với các sản phẩm như: Dielac Mama (VINAMILK), Enfamama (Abbott),Frisomum (Dutch Lady - nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan) - hướng tới đối tượng là phụ

nữ mang thai; Anlene (Fonterra Brands) hay Ensure (Abbott) dành cho người có nhu cầudinh dưỡng đặc biệt Thị trường chuyên biệt trong ngành sữa thường là dinh dưỡng chongười lớn tuổi và dinh dưỡng dành cho theo bệnh lý như Vượt trội trong cung cấpcalcium cho người lớn tuổi, nhãn hàng Anlene của công ty Fonterra đã chiếm đến 80%thị phần trong ngành hàng chuyên biệt này Ở mảng sản phẩm này, các mặt hàng sữanhập khẩu nước ngoài vẫn chiếm ưu thế về thương hiệu và thị phần

Sữa đậu nành: Sản phẩm này có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong những năm

qua, với CAGR giai đoạn 2004-2009 đạt 24,2%, do nhận thức của người tiêu dùng về lợiích của sữa đậu nành ngày càng tăng, và nhờ các chiến dịch quảng cáo của nhà sản xuất.Hiện nay, công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy chiếm 70% thị phần về sữa đậu nànhhộp giấy, với 2 sản phẩm chính là sữa đậu nành Fami và sữa đậu nành mè đen Thị phầncòn lại là của VINAMILK với nhãn hiệu V-fresh VINAMILK đang muốn mở rộngdoanh thu ở mặt hàng này

Trang 8

2.1.3 Các loại sữa khác

Sữa đặc có đường: Hiện nay, thị trường về sản phẩm này đã bão hòa, với 79%

thị phần thuộc về VINAMILK và 21% thị phần thuộc về Dutch Lady (Somers, 2009).Tuy nhiên, người tiêu dùng, đặc biệt là ở thành phố, bắt đầu nhận thức được sữa đặc cóđường không tốt cho sức khỏe, và hiện nay, sữa đặc có đường hiện phổ biến hơn đối vớingười tiêu dùng ở nông thôn

Sữa chua: Sữa chua được nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng nhờ các

thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe Hiện nay, phần lớn sữa chua được sản xuấtbởi các công ty sữa như VINAMILK, Dutchlady, Ba Vì, Mộc Châu Trong năm 2009,doanh thu sữa chua toàn thị trường tăng 11% so với năm 2008, đạt 2.000 tỉ đồng Sữachua gồm có 2 loại, sữa chua ăn và sữa chua uống VINAMILK đứng đầu thị trường vềdoanh thu sữa chua (khoảng 60% thị phần), chủ yếu ở mảng sữa chua ăn Tiếp theo sau làDutchlady, với ưu thế ở mảng sữa chua uống; còn lại là sữa chua do hộ gia đình và cácnhà máy nhỏ sản xuất (EMI 2009) Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, thị trường sữachua sẽ dần đến giai đoạn bão hòa sau khi tăng trưởng mạnh 10 năm qua (EMI 2009)

2.2 Hệ thống phân phối

Hệ thống phân phối trong ngành sữa rất quan trọng đến quyết định doanh thu củacác công ty Hiện các công ty phân phối qua các kênh:

- Từ đại lý lớn tới các tạp hóa nhỏ

- Qua các siêu thị: ngày càng chiếm tỷ trọng lớn do thay đổi trong thói quen tiêudùng của người dân

- Qua các trung tâm dinh dưỡng, giới thiệu sản phẩm: phối hợp với các bệnh viện(Viện nhi, Viện phụ sản), các quầy thuốc tại bệnh viện, các trung tâm tư vấn dinhdưỡng (Viện dinh dưỡng quốc gia, Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng TP Hồ ChíMinh): kết hợp trực tiếp giới thiệu sản phẩm và tư vấn thông qua các chuyên gia dinhdưỡng tại đây

Trang 9

Bảng 3: Doanh thu sữa bột trẻ em theo kênh phân phối (%) Kênh phân phối 2006 2007 2008 2009

là có thể cung cấp các chủng loại hàng hóa đa dạng với giá cả cạnh tranh Các điểm bán

lẻ bệnh viện/ quầy thuốc mất dần tầm quan trọng, vì khả năng bao phủ hẹp, chủ yếu là

ở các thành phố lớn Tuy nhiên, đó vẫn là kênh phân phối quan trọng, với 33% thị phần,

vì thị trường thành phố hiện tiêu thụ hơn 70% các sản phẩm sữa

Các công ty trong nước: VINAMILK hay Dutch Lady có hệ thống phân phối

riêng của mình VINAMILK hiện có hệ thống phân phối riêng với 135.000 điểm bán lẻtrên toàn quốc (VINAMILK, 2010) Dutch Lady Việt Nam hiện phân phối sản phẩm củamình thông qua hơn 150 nhà phân phối và 100.000 điểm bán lẻ (Dutch Lady, 2009)

Các công ty nước ngoài: Các công ty sữa nước ngoài khi bán hàng tại Việt Nam

phải phân phối qua các đại lý ủy quyền, từ đó phân phối ra các kênh khác Các công tysữa ở nước ngoài khi bán hàng tại Việt Nam phải qua 1 đại lý, để kiểm tra kiểm dịch chấtlượng sản phẩm, đóng gói lại theo tiêu chuẩn Việt Nam

Ngoài ra, các sản phẩm sữa nhập khẩu tại Việt Nam còn qua một kênh phân phối khôngchính thức là nguồn hàng xách tay từ Mĩ hoặc Châu Âu Tuy nhiên, số lượng là không đáng kể

2.3 Nguồn nguyên liệu

Đối với các công ty sản xuất sữa trong nước, nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứngđược 30% nhu cầu sản xuất, trong khi đó 70% còn lại phải nhập khẩu

2.3.1 Nguồn nguyên liệu trong nước

Nguồn nguyên liệu trong nước phụ thuộc vào tiềm năng phát triển của ngành chănnuôi bò sữa

Trang 10

Đàn bò sữa tăng trưởng 16%/năm trong giai đoạn 2001-2009, tập trung chủ yếu ởmiền Nam Miền Bắc chỉ chiếm từ 15-25% tổng số bò sữa tại Việt Nam trong giai đoạnnày Ở miền Nam, thành phố Hồ Chí Minh là vùng nuôi nhiều bò sữa nhất, với hơn 69nghìn con vào năm 2008

Mặc dù qui mô đàn bò sụt giảm vào năm 2007 và 2008 so với năm 2006, sảnlượng sữa cả nước vẫn tăng đều qua các năm, với tốc độ trung bình 23%/ năm Tương ứngvới qui mô đàn bò, miền Nam sản xuất hơn 85% lượng sữa tươi cả nước Trong năm 2009,sản lượng sữa cả nước là 278.190 tấn, tăng 6,11% so với năm 2008 Đây là mức tăng thấpnhất trong thời gian qua, do năng suất sữa toàn ngành trong năm 2009 sụt giảm nhẹ; vớinguyên nhân chính là cơ cấu lại quy mô đàn bò, do đó có một số lượng bò sữa nhất định chưa

có khả năng khai thác sữa

Các công ty sản xuất sữa lớn trong nước như VINAMILK hoặc FrieslandCampinaViệt Nam (Dutch Lady), tuy đã bắt đầu phát triển vùng nguyên liệu riêng của mình Điểnhình là VINAMILK, ngoài việc thu mua sữa ở các trang trại nhỏ lẻ của nông dân, đã xâydựng 5 trang trại nuôi bò, với Nghệ An là trang trại bò sữa lớn nhất Việt Nam hiện nay Song nhìn chung, Việt Nam không có các điều kiện thuận lợi để chăn nuôi bò sữa, do khíhậu nhiệt đới và quĩ đất chật hẹp Do đó, tuy nhà nước và các công ty sữa đã chú trọngphát triển nguồn nguyên liệu trong nước, nhưng hiện hơn 70% đầu vào sản xuất của cáccông ty sữa Việt Nam đến từ nhập khẩu

2.3.2 Nguồn nguyên liệu nhập khẩu

Cùng với sự phát triển của ngành sữa về cả sản xuất và tiêu dùng, nhu cầu nhậpkhẩu các sản phẩm từ sữa tăng lên nhanh chóng qua các năm

Bảng 4: Giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa

Đơn vị: nghìn USD

2004 2005 2006 2007 2008 Giá trị nhập khẩu 204.066 289.666 302.659 462.229 533.909

Việt Nam nhập khẩu sữa bột chủ yếu từ các nước châu Úc (như New Zealand,Úc), Mỹ, Hà Lan Bên cạnh đó, giá trị nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á như Thái

Trang 11

Lan, Malaysia cũng chiếm một phần không nhỏ, chủ yếu là sữa bột thành phẩm nhập từcác nhà máy chế biến sữa của các công ty sữa đa quốc gia đặt tại đây như Dumex, DutchLadyViệt Nam trong những năm qua nhập khẩu nhiều nhất từ New Zealand, tiếp

đó là Hà Lan, các sản phẩm về sữa Công ty sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam VINAMILK cũng nhập phần lớn nguyên liệu sữa đầu vào từ Fonterra - một tập đoàn đaquốc gia của New Zealand (nắm giữ 1/3 thương mại sữa bột trên thế giới)

triển đàn bò sữa ở nước ta hiện vẫn đang ở mức khá cao nhưng theo dự báo, đến năm

2020, tổng sản lượng sữa bò nước ta mới đáp ứng được 35-36% và năm 2025 mới chỉ đápứng được gần 40% nhu cầu trong nước Do đó, các cơ sở chế biến sữa vẫn phải phụ thuộcchủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu

2.4 Diễn biến giá sản phẩm

Giá sữa tăng 10-15% trong năm 2009 và là động lực chính cho tăng trưởng doanh

Ngày đăng: 19/10/2015, 21:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w