Hoàng Thạch
1.4.5.2. Phân tích hiệu quả đầu tư
Trong điều kiện sản xuất lò nung 2 công ty xi măng Hoàng Thạch đã sử dụng mức chi phí như trên, chi phí khấu hao đầu tư mái che, phân bố và giá thành clinker (15 năm) tăng không đáng kể (150đ/1tấn clinker) dẫn tới hiệu quả kinh tế kĩ thuật như sau:
Chiều cao lớp gạch mới xây từ 200-300mm ổn định. Trong quá trình sản xuất cần thay thế khi chiều cao của gạch còn từ 80-100mm. Thời gian xảy ra từ 4-6 tháng. Do vậy lớp gạch sẽ thấp hơn lớp colan bảo vệ từ đó dẫn đến sập lò do không bảo vệ tốt bề mặt gạch. - Với mái che lò giảm đáng kể khách quan sự cố sập lò, từ đó giảm chi phí sửa chữa đến thấp nhất, tạo ra ổn định liên tục trong sản xuất.
Ví dụ: lượng gạch xây mới là: chiều cao 2mxchiều dài 25m, sự cố sập lò tháng 9/1998, khối lượng gạch bị sập là 8,2T/mx25m=205T.
Giả thiết là tần suất sự cố nêu trên 5 năm/ 1 lần thì lượng gạch sập 1 năm là: 205/5=41T/năm.
Định mức tiêu hao gạch cr-mg tại lò nung là 776T thì với việc đầu tư mái che lò khắc phục được sự cố này.
%tiết kiệm: 41/776=5,28%
Từ đó dẫn đến tiết kiệm được: 6400đ/tcvcx5,28%=338đ/tcvc * Kéo dài tuổi thọ của vỏ lò
Mái che là biện pháp tốt chống lại tác nhân ăn mòn hoá học trong mưa. Theo thống kê nồng axit có trong mưa tại khu vực Hoàng Thạch là khá lớn. Khi tác nhân này tác động trực tiếp vào vỏ lò dẫn đến ăn mòn hoá học làm ảnh hưởng đến các đặc tính cơ bản của vỏ thép lò