Phân tích ngành khai thác và thăm dò dầu khí việt nam

23 497 1
Phân tích ngành khai thác và thăm dò dầu khí việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC ĐỀ TÀI “PHÂN TÍCH NGÀNH KHAI THÁC & THĂM DÒ DẦU KHÍ VIỆT NAM “ GVGD : Học viên : Lớp : Khóa : TS. NGUYỄN THANH LIÊM Nguyễn Bá Ngọc Cao học QTKD K25QTR.ĐN Đà Nẵng, tháng 5/2015 1 I. Giới thiệu 1. Mục tiêu, phạm vi tiểu luận −Mục tiêu của tiểu luận là xem xét các ảnh hưởng của môi trường chiến lược của ngành Khai thác và thăm dò dầu khí tại Việt Nam, những yếu tốtác động đến ngành, nhận diện các khuynh hướng dựkiến của các yếu tố này. Từ đó nhận ra những cơ hội, đe dọa ảnh hưởng đến sự phát triển và tính hấp dẫn của ngành. −Phạm vi của ngành Khai thác và thăm dò dầu khí. 2. Phương pháp luận − Người viết dùng phương pháp nghiên cứu tài liệu để thực hiện tiểu luận. 3. Cấu trúc tiểu luận Tiểu luận gồm 5 phần: (1) Giới thiệu, (2) Lịch sử về ngành Khai thác và thăm dò dầu khí, (3) phân tích môi trường vĩ mô, (4) phân tích ngành và cạnh tranh và (5) kết luận. II. Lịch sử về ngành Khai thác và thăm dò dầu khí : Cách mạng tháng Tám thành công đã đưa Việt Nam trở thành một nước độc lập. Ngành địa chất và khai thác mỏ cũng nhanh chóng được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tổ chức lại hoạt động. Tuy nhiên, riêng trong lĩnh vực Dầu khí, giai đoạn từ 1945 đến 1954 chưa có nhiều nghiên cứu. Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng 1954, với sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa đặc biệt là Liên Xô, một khối lượng to lớn các công trình khảo sát, tìm kiếm thăm dò địa chất, khoáng sản trong đó có dầu khí đã được hoàn thành. Trong chuyến thăm Liên Xô năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ ước muốn “Sau khi Việt Nam kháng chiến thắng lợi, Liên Xô nói chung và Azerbaizan nói riêng phải giúp đỡ Việt Nam xây dựng được những khu công nghiệp dầu khí mạnh như Ba Cu”. Năm 1961, sau 2 năm khảo sát trên 11 tuyến với 25.000km lộ trình, công trình tổng hợp báo cáo về địa chất và triển vọng dầu khí đầu tiên ở Việt Nam đã đượchoànthành . Ngày 27/11/1961, Đoàn Địa chất 36 trực thuộc Tổng cục Địa chất được 2 thành lập để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại Việt Nam. Hoạt động của đoàn Địa chất 36 ngày càng lớn cho nên ngày 9/10/1969 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 203/CP thành lập Liên đoàn Địa chất 36, có nhiệm vụ xây dựng, quy hoạch, kế hoạch nghiên cứu tìm kiếm và thăm dò dầu mỏ và khí đốt ở trong nước. Trước đó, với tiền thân là Đoàn Địa chất 36, các hoạt động thăm dò địa chất đã đạt được một số thành tựu đáng kể, trong đó có việc tiến hành thăm dò địa chấn và khoan thử nghiệm tại miền Bắc. Một số nghiên cứu chuyên ngành khác về thạch học, trầm tích, cổ sinh... cũng đã được triển khai. Quan điểm về triển vọng dầu khí ở miền võng Hà Nội tăng dần về phía biển đã được hình thành. Năm 1975, ngay sau ngày thống nhất hai miền Nam Bắc, ngày 3/9/1975 đã đánh dấu một bước phát triển mới của ngành Dầu khí - Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được thành lập trên cơ sở Liên đoàn địa chất 36 và một bộ phận thuộc Tổng cục Hoá chất. Một năm sau ngày thành lập, ngày 25/7/1976, ngành Dầu khí đã phát hiện dòng khí thiên nhiên đầu tiên tại giếng khoan số 61 ở xã Đông Cơ - huyện Tiền Hải - Thái Bình. Trong giai đoạn từ 1977-1986, nhiều hoạt động nghiên cứu thăm dò đã được tiến hành với các đối tác của Liên Xô và Châu Âu trong lĩnh vực dầu mỏ. Sau 5 năm kể từ khi phát hiện khí, dòng khí công nghiệp ở mỏ khí Tiền Hải đã được khai thác để đưa vào phục vụ cho phát điện và công nghiệp địa phương tỉnh Thái Bình. Ngày 19/06/1981, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro) được thành lập. Những nghiên cứu và khảo sát tìm kiếm vào tháng 5/1984 đã cho thấy có thể có khả năng khai thác dầu thương mại trên các cấu tạo Bạch Hổ, Rồng. Ngày 6/11/1984 hạ thuỷ chân đế giàn khoan dầu khí đầu tiên của Việt Nam (MSP-1) tại mỏ Bạch Hổ và ngày 26/6/1986 đã đi vào lịch sử khai thác dầu khí Việt Nam khi Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô đã khai thác tấn dầu đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ từ giàn MSP-1 và đã có tên trong danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô thế giới, khẳng định một tương lai phát triển đầy hứa hẹn của cho ngành công nghiệp dầu khí đất nước. Kể từ ngày 26/6/1986 đến hết tháng 10/2008, ngành Dầu khí đã khai thác được trên 280 triệu tấn dầu thô và trên 45 tỷ mét khối khí, mang lại doanh thu gần 60 tỉ USD, nộp ngân sách nhà nước trên 36 tỷ USD, tạo dựng được nguồn vốn chủ sở hữu trên 100 nghìn tỷ đồng. 3 Tháng 4/1990 - Tổng cục Dầu khí Việt Nam được sáp nhập vào Bộ Công nghiệp nặng. Tháng 6/1990 - Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil & Gas Corporation – Petrovietnam) được tổ chức lại trên cơ sở các đơn vị cũ của Tổng cục Dầu khí Việt Nam. Tháng 5/1992 - Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam tách khỏi Bộ Công nghiệp nặng và trực thuộc Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, trở thành Tổng công ty Dầu khí quốc gia với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam. Năm 1993, Luật Dầu khí được ban hành. Cũng trong năm này Petrovietnam bắt đầu triển khai xây dựng hệ thống thu gom và vận chuyển khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ vào đất liền phục vụ trước tiên cho Nhà máy Nhiệt điện Bà Rịa - Vũng Tàu và sau này cho Phú Mỹ. Ngày 29/5/1995, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quyết định thành lập Tổng Công ty Nhà nước với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam. Năm 2001 cột mốc xuất khẩu 100 triệu tấn dầu thô. Ngày 28/11/2005 Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam được khởi công xây dựng với tổng vốn đầu tư là 2,5 tỉ USD. Tháng 8/2006 - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quyết định là Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (gọi là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) theo Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2006. Tên giao dịch quốc tế là VIETNAM OIL AND GAS GROUP; Gọi tắt là Prtrovietnam, viết tắt là PVN. Từ đây, ngành Dầu khí Việt Nam bắt đầu một giai đoạn phát triển mới, với một vóc dáng mới tự hào. Phát huy những thành tích đạt được, tin tưởng mãnh liệt vào tương lai tươi sáng dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẵn sàng vượt qua mọi thách thức, phấn đấu vươn lên không mệt mỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao. Trong chiến lược phát triển của Tập đoàn, đến năm 2013, khi tiếp tục có nhà máy lọc dầu Nghi Sơn được đưa vào sử dụng thì sẽ sản xuất được 26 triệu tấn xăng dầu/năm, đáp ứng được phần lớn nhu cầu nội địa. Bên cạnh việc mởrộng hoạt động thăm dò, khai thác ởtrong nước nhằm gia tăng trữlượng dầu khí, ngọn lửa hồng của PetroVietnam đang lan xa và bừng cháy ở những miền đất mới. 4 Ngoài những “trái ngọt” tại In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Irắc, Mông Cổ..., Tập đoàn đang tích cực xúc tiến các cơhội đầu tưtại châu Phi, Nam Mỹ, Trung Đông, Đông Nam Á và các nước thuộc Liên Xô cũ. Tóm lại, ngành dầu khí Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, nhờ những tiền đề vững chắc có được trong thời gian . III. Phân tích môi trường chiến lược ngành Khai thác và thăm dò dầu khí : Môi trường chiến lược của ngành Khai thác và thăm dò dầu khí bao gồm nhiều nhân tố, tiểu luận tập trung vào phântích hai nhân tố môi trường ảnh hưởng then chốt đến chiến lược của ngành, đó là phân tích môi trường vĩ mô và phân tích ngành. Ngành Khai thác và thăm dò dầu khí ở trong một môi trường vĩ mô rộng lớn, bao gồm sáu phân đoạn: kinh tế, công nghệ, văn hoá −xã hội, nhân khẩu học, chính trị −luật pháp và toàn cầu. Những thay đổi trong môi trường vĩ mô có thể có tác động trực tiếp đến bất kỳ lực lượng nào trong ngành và thay đổi tính hấp dẫn của ngành. Kỹ thuật phân tích: các kỹthuật cơ bản dùng để phân tích bao gồm: rà soát (scanning), theo dõi (monitoring), dự đoán (forecasting), đánh giá (assessing). - Rà soát: nhận diện các dấu hiệu thay đổi và khuynh hướng thay đổi của môi trường - Theo dõi: phát hiện ý nghĩa thông qua sựquan sát liên tục về các thay đổi và khuynh hướng môi trường - Dự đoán: phát triển những dự kiến vềnhững gì sẽ xảy ra dựa vào các thay đổi và khuynh hướng đã được rà soát và theo dõi - Đánh giá: xác định thời hạn và tầm quan trọng của các thay đổi và khuynh hướng môi trường đối với ngành. 1. Môi trường kinh tế 1.1 Tăng trưởng về kinh tế : Việt nam đã thu được những thành công về kinh tế đáng kể đó là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao bình quân 7,5%/năm và kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Thương mại chiếm tới 51% của GDP. Đây là một cơ hội tốt để tất cả các doanh nghiệp đều phải cố gắng vận động, vươn lên, để có thể đứng vững trên thị trường 5 cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Mọi ngành, mọi nghề đều tham gia chuyển đổi và đương nhiên đối với lĩnh vực Thăm dò và khai thác dầu khí thì vấn đề này cũng không ngoại lệ. Kinh tế ngày càng tăng trưởng, hoạt động khai thác nguồn tài nguyên ngày càng phát triển. Trình độ phát triển kinh tế cao ở các nước công nghiệp phát triển đã nâng cao mức sống và khả năng tích luỹ vốn của các nước này. Điều này dẫn đến hiện tượng thừa vốn trong nước; mặt khác, làm cho chi phí tiền lương cao, nguồn tài nguyên thiên nhiên thu hẹp và chi phí khai thác tăng lên dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, tỷ suất lợi nhuận giảm dần, lợi thế cạnh tranh trên thị trường không còn. Chính nguyên nhân này tạo nên lực đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài để giảm chi phí sản xuất, tìm thị trường mới, nguồn nguyên liệu mới nhằm thu lợi nhuận cao. * Đánh giá : Bản dự thảo kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng 7,5 – 8% về GDP, tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước tiếp tục có mức tăng trưởng cao, bình quân 14 – 16% năm. Trong năm nay, tập đoàn này dự kiến sẽ gia tăng sản lượng khai thác lên 35 - 40 triệu tấn dầu quy đổi với doanh thu dự kiến đạt 212,5 nghìn tỷ đồng, giảm gần 70 nghìn tỷ so với năm 2008. Dự kiến đến năm 2013, ngành Dầu khí nước ta sẽ khai thác từ trên 45 đến 52 triệu tấn dầu thô quy đổi, nhằm đáp ứng các ngành năng lượng và sản xuất công nghiệp của cả nước. 1.2. Lãi suất Chính sách tiền tệ nới lỏng đã được chính phủ thực hiện (lãi suất cơ bản hiện nay là 7%) nhưng không đủ để đảm bảo khôi phục và tạo đà tăng trưởng vững chắc cho kinh tếViệt Nam. Đầu năm 2009, chính sách hỗ trợ lãi xuất vay ngắn hạn được áp dụng, tiếp theo là hỗ trợ lãi suất vay trung và dài hạn cho các doanh nghiệp nhằm khuyến khích DN đầu tư, chuẩn bịcho dài hạn với giá rẻ. Tiếp theo là hỗ trợ lãi suất cho khu vực nông nghiệp với mục đích là kích cầu nội địa. Tuy nhiên, với hoàn cảnh hiện tại sốlượng DN tiếp cận với nguồn vốn vẫn này không nhiều như sự mong đợi của chính phủ. Bên cạnh đó là những khó khăn mới ngày càng chồng chất như thị trường suy giảm, doanh thu, lợi nhuận giảm, nhất là những ngành có xuất khẩu. 6 Chi phí cho hoạt động dầu khí so với các ngành khai thác khác thường rất lớn. Để khai thác thường phải khoan nhiều lỗ khoan, phải xây dựng các giàn khoan, v.v.. Ví dụ như mỏ Bạch Hổ phải khoan trên 150 giếng khoan, trung bình 1 giếng khoan sâu trên 4km. Giàn nhẹ cũng từ 25- 30 triệu USD. Giàn nặng tới 4050 triệu USD.Vì vậy Ngành khai thác và thăm dò dầu khí rất cần sự hỗ trợ và lãi xuất vay ổn định lâu dài để khai thác. * Đánh giá : Nhưng với hoàn cảnh hiện tại, công cụ lãi suất đã đến ngưỡng, do vậy nhiều khả năng chính phủ sẽ không dùng công cụnày trong thời đến, do đó lãi suất cơbản sẽ không thay đổi trong ngắn hạn, các DN có thể yên tâm về mức độ ổn định của lãi suất. Việc hỗ trợ lãi suất như hiện nay để kích thích đầu tưvà tiêu dùng nhưhiện nay có khả năng làm cho lạm phát sẽ quay trở lại, chi phí đầu vào của các doanh nghiệp có khả năng sẽ tăng. Chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư trung và dài hạn như hiện nay sẽ kích thích các DN cải thiện năng lực cạnh tranh dài hạn của mình với chi phí thấp (do lãi suất thấp và giá đầu tư giảm) thông qua việc cơ cấu lại sản xuất, đầu tư máy móc mới, tăng cường đào tạo nhân viên . 1.3 Tỷ giá hối đoái Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cố định tỷgiá hối đoái. Do đó chính sách tiền tệcó tác dộng một cách hạn chếlên GDP. Theo cơ chế tỷgiá hối đoái linh hoạt, cung tiền tăng sẽ làm mất giá đồng nội tệ, đẩy mạnh cầu nội địa thông qua tái định hướng chi tiêu sang thịtrường nội địa và kích thích xuất khẩu. Theo cơ chết ỷ giá hối đoái cố định, tăng cung tiền không làm cho đồng nội tệ giảm giá. Với tỷ giá cố định, lãi suất thực (lãi suất danh nghĩa được điều chỉnh theo lạm phát tại Việt Nam) sẽ xuống mức thấp hơn lãi suất quốc tế(lãi suất đôla điều chỉnh theo lạm phát của đô la). Hơn nữa, Việt Nam là một quốc gia nhỏ rất mở cửa với ngoại thương, tỷ lệ nhập khẩu/GDP cao. Đối với các nền kinh tếcó tỷlệ này thấp, các khoản tiêu dùng tăng thêm có khả năng vẫn còn trong nước. Do vậy việc nới lỏng tiền tệcó thểcó hiệu quả để kích thích tiêu dùng và đầu tư. Trường hợp nước ta chưa chắc đã đúng, việc lãi suất nội địa và lãi suất quốc tếcó khoảng cách sẽlàm cho nước ta chịu sựtác động bất ổn của các dòng vốn quốc tếbuộc NHNN phải dùng dựtrữngoại hối để điều chỉnh, nếu dự trữ này ít thì biên độ sai sót là lớn. * Đánh giá : 7 Chính sách điều hành của chính phủsẽ theo hướng hỗ trợ xuất khẩu, nhưng không gây bất ổn vĩmô. Đây là một cơhội cho ngành cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh trong việc cung cấp các dịch vụ đào tạo, tưvấn các doanh nghiệp về các công cụ phòng chống cú sốc tỷgiá, đào tạo kỹnăng đánh giá môi trường bên ngoài. Việc tiền đồng giảm giá sẽ làm cho tỷ lệ nhu cầu giữ vàng và đô la trong nền kinh tế tăng lên, sự bất cân đối giữa cung và cầu tiền đồng có thể làm tăng lạm phát của nước ta trở lại. Hiện nay với 25% vốn vay ngân hàng tại Việt Nam là bằng USD, chủyếu là doanh nghiệp thì việc giảm giá tiền đồng so với đô la sẽgây khó khăn cho việc trả nợ của đối tượng này, đây là yếu tố bất lợi cho ngành. Khai thác và thăm dò dầu khí. 2. Môi trường công nghệ Ngành khai thác dầu khí Việt Nam tính đến nay đã trên 30 năm phát triển và trưởng thành qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. Những năm trước đây ngành công nghiệp khai thác dầu khí Việt Nam hoạt động trong những điều kiện hết sức hạn chế: thiếu các phương tiện kỹ thuật hoạt động, thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm trong hoạt động dầu khí. Cho đến nay, trải qua một phần tư thế kỷ, ngành dầu khí Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt, đã tích lũy được vốn, tạo được phương tiện kỹ thuật hoạt động hiện đại, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề. Với những yếu tố này ngành khai thác dầu khí Việt Nam có thể tự đảm đương được các nhiệm vụ trước mắt cũng như trong tương lai một cách hiệu quả. Khi khoa học công nghệ càng phát triển thì thời gian từ khâu nghiên cứu đến ứng dụng sản xuất càng được rút ngắn lại, chu kỳ sống của sản phẩm càng ngắn, sản phẩm hàng hoá ngày càng đa dạng phong phú. Đối với doanh nghiệp, nghiên cứu phát triển và đổi mới sản phẩm cũng như đổi mới thiết bị có ý nghĩa sống còn. Đối với quốc gia làm chủ và đi đầu trong khoa học công nghệ sẽ quyết định vị trí lãnh đạo chi phối hay phụ thuộc các nước khác trong tương lai. Và ở đây xuất hiện hai hướng tổ chức: với những vấn đề khoa học công nghệ đòi hỏi vốn lớn, các tập đoàn sẽ hợp tác đầu tư; bên cạnh đó các nước phát triển còn có hướng chuyển dịch đầu tư sang các nước khác đối với các sản phẩm đã lão hoá, cần nhiều lao động, nguyên liệu thô gây ô nhiễm môi trường. Thông qua quá trình chuyển giao công nghệ trên thế giới diễn ra theo “mô hình đàn sếu bay” (nghĩa là 8 các nước tư bản phát triển chuyển giao công nghệ sang cho các nước NICs, các nước NICs chuyển giao sang cho các nước đang phát triển và chậm phát triển). Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của cách mạng thông tin, bưu chính viễn thông, phương tiện giao thông vận tải đã khắc phục sự xa cách về không gian, giúp các chủ đầu tư xử lý thông tin kịp thời, đưa ra những quyết định đầu tư, điều hành sản xuất kinh doanh đúng đắn ở cách xa hàng trăm vạn km, tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô để chuyển vốn trên toàn cầu đến các địa chỉ đầu tư hấp dẫn. Ngoài việc chuyển dịch vốn, thiết bị sang đầu tư ở các nước khác để đổi mới thiết bị trong nước, việc đầu tư này còn cho phép kéo dài tưổi thọ sản phẩm của doanh nghiệp ở các thị trường tiềm năng mới… 3. Môi trường văn hóa xã hội Văn hoá kinh doanh hiện tại chú trọng tự giải quyết các vấn đề một cách nội bộ. Hiện nay vẫn có nhiều doanh nghiệp không đánh giá đúng tầm quan trọng của các dịch v ụkinh doanh đối với các hoạt động hàng ngày hoặc đối với khả năng cạnh tranh. Họ không xem thuê ngoài dịch vụ là phương pháp quan trọng có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong ngắn hạn, một phần là do tình trạng thiếu sản phẩm dịch vụ phù hợp trên thị trường. Các chủ doanh nghiệp thường dựa quá nhiều vào nguồn tin cá nhân, thiếu các thông tin tổng hợp đáng tin cậy. Đây là một yếu tố bất lợi cho ngành, tuy nhiên nếu các doanh nghiệp trong ngành biết cách giới thiệu những lợi ích cụ thể dịch vụcủa mình, thuyết phục được khách hàng dùng thử dịch vụ để cho thấy việc dùng các dịch vụhỗ trợ ngoài là hiệu quả hơn tựlàm thì khả năng thâm nhập là rất lớn. Hoạt động dầu khí ở một phạm vi rất rộng, diện tích tiến hành thường từ vài chục đến vài trăm km2. Bao gồm hàng loạt các quá trình từ tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí tới chế biến và thương mại dầu khí. Ngoài ra, còn phải tính tới cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các quá trình này. Thiệt hại rủi ro trong hoạt động dầu khí thường rất lớn. Canada bỏ ra gần 40 năm thăm dò dầu khí mới phát hiện ra dầu khí thương mại. Ở Việt Nam việc tìm kiếm thăm dò dầu khí ở vùng trũng sông Hồng và thềm lục địa phía Bắc từ những thập niên bảy mươi thế kỷ 20 nhưng kết quả cũng cho thấy: chưa phát hiện ra dầu khí thương mại ở đây. 9 4. Môi trường nhân khẩu học Do đặc thù là các Hợp đồng Chia Sản phẩm không tạo nên tư cách pháp nhân Việt Nam, trong những năm đầu, hệ thống luật pháp điều chỉnh lĩnh vực lao động chưa có, thị trường lao động Việt Nam chưa hình thành ổn định, việc tuyển dụng và quản lý lao động Việt Nam làm thuê tại các Nhà thầu dầu khí được giao cho các công ty thành viên của Petrovietnam (PVSC, PVEP). Số lượng lao động này có năm (cao điểm) đã lên tới hàng mấy trăm người (chưa kể số lao động do các đơn vị ngoài ngành Dầu khí quản lý), bao gồm: nhân viên kỹ thuật, hành chính quản lý, kinh tế, tài chính kế toán… (xem Bảng dưới đây). Lực lượng lao động làm việc tại các Nhà thầu Dầu khí (Nguồn: PetroVietnam) Tổng Số số LĐ Đại học trở Dưới đại Nhóm Nhóm kỹ Nhóm quản Lao Nữ lên học nghiệp vụ thuật lý động Trình độ Nhóm chức danh đảm nhận Số % Số % Số % Số % Số % Năm 1999 24 6 10 42 14 58 24 100 2000 82 27 20 24 62 76 81 98 1 2 2001 121 36 41 34 80 66 119 98 2 2 2002 182 47 51 28 131 72 177 97 5 3 2003 320 127 209 65 111 35 271 85 47 15 2 2004 328 128 214 65 114 35 308 96 20 4 2 2005 416 182 286 69 130 31 362 87 51 12 3 1 2004 538 222 355 66 183 34 453 84 82 15 3 1 2005 330 142 243 87 87 26 225 68 102 31 3 1 2006 300 140 240 80 60 20 194 65 133 44 3 1 2007 240 112 203 84 37 17 170 71 67 28 3 1 2008 250 115 188 75 62 25 166 66 80 32 4 2 2009 350 125 226 65 124 35 268 77 76 22 6 1 2010 426 254 333 78 93 22 356 84 65 15 5 1 2011 551 268 359 65 192 35 412 75 132 24 7 1 2012 594 276 475 80 119 20 459 77 129 22 6 1 Các Nhà thầu hầu như đều áp dụng chế độ đào tạo đối với lao động địa phương song chưa thực tích cực và đào tạo chuyên sâu vì họ cho rằng các nhân viên đó chưa thực là nhân viên của họ. 10 Gần đây, với việc luật pháp Việt Nam cho phép các Nhà thầu trực tiếp tuyển dụng lao động địa phương, việc đào tạo nhân viên địa phương đã được đẩy lên ở mức cao hơn. Mức lương của lao động địa phương cũng được tăng dần theo xu thế phát triển của nền kinh tế và sự ổn định của thị trường lao động tại Việt Nam. Nhà thầu nhìn chung chấp hành nghiêm chỉnh Luật Lao động của Việt Nam, thậm chí còn áp dụng các khoản phúc lợi cao hơn so với quy định của Luật Lao động địa phương. Quan điểm sử dụng lao động địa phương để giảm chi phí đầu tư dầu khí là rõ ràng và được vận dụng rộng khắp trong các hoạt động TK - TD - KT Dầu khí tại Việt Nam. 5.Môi trường chính trị −pháp luật Trong vòng 18 năm qua, hệ thống Luật pháp Việt Nam nói chung và Luật Đầu tư nước ngoài nói riêng được bổ sung và hoàn thiện rất nhiều. Đặc biệt là, PetroVietnam cũng đã ban hành một loạt các quy định, tiêu chuẩn nhằm hệ thống hoá quá trình quản lí thực hiện Hợp đồng Dầu khí của mình.Các Nhà thầu đã không còn phải bỡ ngỡ với các quy định của nước chủ nhà. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, mặc dù không tránh khỏi có những khó khăn, bức xúc về việc áp dụng Luật, đặc bịêt là Luật Thuế, Luật Xuất nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Dầu khí..., song đã không có sự cố trầm trọng nào xảy ra do Nhà thầu bất tuân thủ hoặc vi phạm Luật pháp nước chủ nhà, ngoại trừ một vài trường hợp nộp thuế chậm đã bị xử lí phạt. Chính sách thuế và lệ phí còn cao và không ổn định: Trong quá trình soạn thảo Luật Dầu khí sửa đổi Tổng công ty Dầu khí đã nhiều lần kiến nghị tập trung toàn bộ các sắc thuế liên quan đến dầu khí trong Luật, song điều này đã không được chấp thuận. Thậm chí trong quá trình làm nghiên cứu khả thi của đề án thì thuế đã thay đổi ba lần trong một năm như: ngoài 3 loại thuế chính là thuế tài nguyên, thuế lợi tức và thuế chuyển lợi nhuận, nay lại thêm thuế xuất khẩu và thuế VAT là điều kiện quá nặng ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Các sắc thuế (tài nguyên từ 6% - 25% đối với dầu, thu nhập doanh nghiệp trước 2003 là 32% hoặc 50%, sau Nghị định 164/2003/NĐ-CP là 28% hoặc 50% …) còn cao so với các ngành kinh doanh khác tại Việt Nam, và so với cùng lĩnh vực dầu khí tại khu vực và quốc tế. Chưa giải quyết thoả đáng quan hệ thuế xuất khẩu (4%) và thuế VAT (10%) đánh trên sản phẩm dầu thô nếu bán cho thị trường nội địa. Như vậy không khuyến khích Nhà thầu bán dầu thô phục vụ nhu cầu tiêu thụ ở Việt Nam. Bên cạnh thuế, các chi phí khác như hoa hồng, lệ phí tham khảo tài liệu, chi phí dịch vụ sinh hoạt và điều hành đối với người nước ngoài còn cao. Chính sách đặc biệt và ưu đãi về thuế để khuyến khích đầu tư vào các vùng mỏ 11 nhỏ, rất xa bờ và tranh chấp chưa đủ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Việc nhận thức về nội dung thuế của các Bộ, Ngành, cơ quan và địa phương cũng khác nhau. Điều đó gây nên tình trạnh đánh thuế chồng chéo, ví dụ như đối với phía Nga trong liên doanh Vietsovpetro phải nộp: thuế xuất khẩu phần dầu của Nga, thuế chuyển lợi nhuận về nước. Do vậy thuế xuất khẩu dầu thô đánh chồng lên thuế tài nguyên và hiện nay vẫn còn tình trạng thuế VAT đánh chồng lên thuế nhập khẩu. Do đó các chính sách, cơ chế của ta cần phải mềm dẻo, có sức hấp dẫn cao, đồng thời có những điều chỉnh thích hợp kịp thời để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. 6. Môi trường toàn cầu Chúng ta đang sống trong thời đại mà quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra nhanh chóng, với quy mô và tốc độ ngày càng lớn, tạo nên một nền kinh tế thị trường toàn cầu, trong đó tính phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế dân tộc ngày càng gia tăng. Sau thời kỳ chiến tranh lạnh, quá trình này ngày càng diễn ra nhanh chóng và đã chi phối thế giới cho đến tận bây giờ, làm cho nền kinh tế hầu hết các nước vận động theo xu hướng mở cửa và hoà mình vào quỹ đạo của nền kinh tế thị trường. Và hiện nay, hàng loạt các tổ chức liên kết kinh tế khu vực cũng như toàn cầu đã ra đời và không ngừng phát triển. Đó là các tổ chức như EU, ASEAN, APEC… và tổ chức lớn nhất là WTO. Trong điều kiện trình độ phát triển sản xuất, khả năng về công nghệ, nguồn tài nguyên, mức độ chi phí… ở mỗi nước khác nhau, nguồn vốn đầu tư quốc tế với tư cách của loại hàng hoá đặc biệt tất yếu sẽ tuân theo những quy luật của thị trường vốn là chảy từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn theo tiếng gọi của lợi nhuận cao. Cuộc khủng khoảng toàn cầu tác động đến Việt Nam ít nhất trong 5 lĩnh vực. Thứ nhất, nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị suy giảm. Thứ hai, đầu tư nước ngoài sẽ giảm trong ngắn hạn và trung hạn vì các nhà đầu tư gặp khó khăn về nguồn tài trợ và phải đánh giá lại lợi nhuận kỳ vọng. Thứ ba, lượng khách du lịch đến Việt Nam sẽ giảm, điều này ảnh hưởng nguồn thu ngoại tệ và sự đầu tư của các dự án nước ngoài . Thứ tư, kiều hối sẽ giảm vì những khó khăn gặp phải của Việt kiều vềt hu nhập, tài sản, tín dụng ở nước ngoài. Cuối cùng, giá hàng hóa cơ bản giảm sẽ tác động tiêu cực đến ngân sách chính phủ: giá dầu giảm. 12 Thêm vào đó các nguồn thu khác như thuếVAT, thuế xuất nhập khẩu.... cũng giảm đáng kể. Tóm lại, khủng khoảng toàn cầu sẽ làm giảm đầu tư trong nước và giảm kim nghạch xuất khẩu, do đó làm giảm cầu nội địa. IV. Phân tích ngành và cạnh tranh Michael E. Porter giáo sưtrường quản trị kinh doanh Havard đã đề ra một khuôn khổ giúp các nhà quản trịnhận ra cơhội và nguy cơmà doanh nghiệp phải đương đầu trong một ngành. Khuôn khổcủa Porter gọi là mô hình năm lực lượng cạnh tranh. Theo Porter có năm lực lượng đinh hướng cạnh tranh trong phạm vi ngành, đó là: (1) nguy cơnhập cuộc của các đối thủcạnh tranh tiềm tàng; (2) Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành; (3) Sức mạnh thương lượng của người mua; (4) Sức mạnh thương lượng của người bán; (5) Đe dọa của các sản phẩm thay thế. 1. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Nhận diện các dối thủ mới có thể thâm nhập vào ngành là một điều quan trọng, bởi họ có thể de dọa đến thị phần của các công ty hiện có trong ngành. Một trong những nguyên nhân dể có thể coi các dối thủ muốn nhập ngành nhu một de dọa bởi vì các dối thủ này sẽ tạo cho ngành các năng lực sản xuất mới. Thông thuờng, các dối thủ mới thâm nhập có một mối quan tâm mãnh liệt dến việc giành duợc thị phần lớn. Kết quả là, các đối thủ cạnh tranh mới có thể thúc ép các công ty hiện có trong ngành phải trở nên hữu hiệu hon, hiệu quả hơn và phải cạnh tranh với các thuộc tính mới. Đầu năm nay, BP, PetroVietnam, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công nghiệp (MOI) đã ký một biên bản hợp tác để phát triển một trung tâm điện lực tại Nhơn Trạch sử dụng khí khai thác từ lô 5.2 và 5.3. Trung tâm điện lực Nhơn Trạch dự kiến sẽ tiêu thụ 2,5 tỉ mét khối khí/năm và có công suất là 2.640 MW. Tại đây, BP cũng có kế hoạch xây dựng một nhà máy điện với công suất gần tương đương với nhà máy điện Phú Mỹ 3 tại Bà Rịa - Vũng Tàu, để tạo thị trường tiêu thụ khí cho lô 5.2 và 5.3. "Nhơn Trạch là một phần của kế hoạch phát 13 triển thị trường khí nên chúng tôi coi đây là một cơ hội tốt", ông Mingé nói. Bên cạnh việc khai thác các mỏ khí và xây dựng nhà máy điện, BP cho biết họ cũng đang làm việc với các đối tác Việt Nam về khả năng đầu tư vào việc sản xuất khí hóa lỏng (LPG), một phân khúc thị trường rất có tiềm năng đối với chiến lược kinh doanh của công ty tại Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí ConocoPhillips (Mỹ), hiện nay đang là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng số vốn giải ngân trong 10 năm qua đã lên tới 1 tỉ Đôla Mỹ, gần đây cũng tuyên bố trong 10 năm tới sẽ đầu tư tiếp khoảng hơn 1 tỉ Đôla cho các dự án khai thác dầu tại Việt Nam. Như vậy ta đã nhận diện rất rõ các đối thủ có thể đe dọa đến thị phần của ngành thăm dò khai thác dầu khí của nước ta. 2. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành Dầu khí Việt Nam đang trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư nước ngoài sôi động: Nhiều tập đoàn dầu khí lớn đang có kế hoạch đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Ngoài số hợp đồng thăm dò khai thác được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) ký với các nhà thầu nước ngoài từ đầu năm đến nay, hai tập đoàn dầu khí lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam là BP và ConocoPhillips cũng đang xúc tiến các kế hoạch mở rộng hoạt động. Ông John C. Mingé, Tổng giám đốc BP Việt Nam, nói với báo giới rằng BP muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để có thể triển khai hiệu quả một số dự án mới và mở rộng các dự án hiện hữu trong 10 năm tới. BP tính toán họ và các đối tác sẽ cần khoảng 2 tỉ Đôla Mỹ, trong đó phần đầu tư của BP ước tính sẽ chiếm khoảng 1 tỉ Đôla. Nguồn vốn này sẽ được đầu tư vào việc nâng công suất khai thác mỏ khí Lan Tây & Lan Đỏ (lô 6.1), phát triển thêm mỏ khí Hải Thạch & Mộc Tinh (lô 5.2 và 5.3) và xây dựng một nhà máy điện tiêu thụ khí tại Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. ConocoPhillips cho biết trong năm nay, công ty sẽ đầu tư khoảng 115 triệu Đôla để phát triển lô 15.1 bao gồm các mỏ dầu Sư Tử Đen, Sư Tử Trắng, Sư Tử 14 Vàng và Sư Tử Nâu. Hiện tại mỏ Sư Tử Đen có công suất khai thác 70.000 thùng dầu/ngày và là mỏ dầu có công suất khai thác lớn thứ ba tại Việt Nam. Tại Việt Nam, ConocoPhillips nắm giữ 23,25% cổ phần khai thác tại lô 15.1; 36% tại lô 15.2; 70% tại lô 133 và 134; 50% tại lô 5.3 và 16,33% tại dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn. Đại diện của ConocoPhillips tại Việt Nam cho biết khoản đầu tư trong 10 năm tới của tập đoàn này tại Việt Nam sẽ tập trung vào các dự án phát triển mỏ mà công ty có cổ phần khai thác. Như vậy riêng vốn của hai tập đoàn dầu khí lớn là BP và ConocoPhillips đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí dự tính sẽ đạt hơn 2 tỉ Đôla trong vòng 10 năm tới. Các chuyên gia kinh tế nước ngoài dự báo đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí, một lĩnh vực sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài hơn cả, sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới. Doanh thu từ ngành này hiện đang chiếm trên 25% tổng thu ngân sách của Việt Nam. Hiện tại có khoảng 29 hợp đồng dầu khí đang có hiệu lực tại Việt Nam, bao gồm ba hợp đồng mới được ký kết cho bốn lô thuộc bể Phú Khánh trong nửa đầu năm nay, với sự góp mặt của hầu hết các tập đoàn dầu khí đứng đầu trên thế giới. Như vậy có thể thấy rằng, ngoài lợi ích do các nhà đầu tư nước ngoài đem lại cho ngành khai thác dầu khí Việt Nam, thì lực lượng cạnh trang ngày càng mạnh, đe dọa và lấn ướt các công ty khai thác của Việt Nam. 3. Năng lực thương lượng của người mua Trong thực tế sản lượng dầu ở VN đã bắt đầu giảm: năm 2005, sản lượng dầu thô của VN bình quân khoảng 370.000 thùng/ngày, thấp hơn so với năm 2004 (vốn là 403.000 thùng/ngày) gần 10%. Việc giảm sản lượng dầu năm 2004-2005 là do giảm sản xuất tại mỏ Bạch Hổ (nguồn: Bộ Năng lượng Hoa Kỳ EIA/DOE) bởi phần lớn sản lượng dầu thô của VN là từ mỏ Bạch Hổ. Điều này đã được dự báo từ lâu. “Theo dự báo của các chuyên gia dầu khí, từ nay đến năm 2005 sản lượng dầu thô của VN có thể đạt 16 triệu tấn/năm, sau đó sẽ giảm rất nhanh nếu không tìm kiếm thêm được những nguồn dầu mới. Các chuyên 15 gia cũng cho rằng khả năng phát hiện những mỏ dầu lớn như Bạch Hổ ở VN là rất thấp và chỉ có thể còn những mỏ nhỏ, trữ lượng ít” (nguồn: TTXVN 16-3-2001). Theo Petro Vietnam, tính đến tháng 1-2000, trữ lượng dầu và khí của VN là 2,7 tỉ thùng và 12.800 tỉ bộ khối (Tcf), đứng ở vị trí 35 và 42 trong số các quốc gia trên thế giới. Số liệu này khác với số liệu của Oil and Gas Journal, theo đó VN có 600 triệu thùng dầu dự trữ. Nếu căn cứ trên hai con số này, sẽ thấy số ngày còn dầu để khai thác, theo tốc độ hiện nay: - 2,7 tỉ thùng: 0,370 triệu thùng/ngày = 7.297 ngày (tức khoảng > 20 năm). - 600 triệu thùng: 0,370 triệu thùng/ngày = 1.621 ngày (tức khoảng 4,5 năm). Tuy nhiên hiện nay nước ta vẫn phải nhập khẩu dầu thô cho nên năng lực thương lượng của người mua hoàn toàn không bị cạnh tranh và đe dọa. 4. Năng lực thương lượng của các nhà cung cấp Từ 20 năm qua, Vietsovpetro (VSP) - một liên doanh giữa Petro Vietnam và Zarubezhneft (Nga) - đã không ngừng khai thác mỏ Bạch Hổ. Đã có một giai đoạn do những yếu tố lịch sử, các hoạt động thăm dò đã chỉ trong tay một, hai công ty như trong thời kỳ 1981-1988: “Đây là khoảng thời gian dài vắng bóng các công ty dầu khí nước ngoài hoạt động trên thềm lục địa VN” .Giai đoạn tiếp theo lạc quan hơn: “Sau 13 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 và bảy năm thực hiện Luật dầu khí (sửa đổi vào năm 2000), VN đã thu hút được 3 tỉ USD đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí (chủ yếu cho công tác tìm kiếm thăm dò)...” Kết quả là: “Năm 2002, các mỏ Cá Ngừ Vàng (Golden Tuna) và Voi Trắng (White Elephant) được loan báo, trong đó riêng Cá Ngừ Vàng có trữ lượng 250 triệu thùng. Tháng 4-2003, Petro Vietnam phát hiện tại mỏ Đại Hùng một khả năng sản xuất khoảng 6.300 thùng/ngày. Đầu năm 2004, một phát hiện khác tại lô số 15-1 mỏ Sư Tử Trắng (White Lion) với khoảng 8.682 thùng/ngày, có thể đưa vào sản xuất năm 2008. Tháng 7-2004, VSP phát hiện thêm dầu tại mỏ Rồng. Ba tháng sau, một liên doanh gồm American Technologies, Petronas, Singapore Petroleum và Petro Vietnam loan báo phát hiện một mỏ dầu có trữ 16 lượng 100 triệu thùng tại bờ biển phía Bắc. Cũng tháng 10-2004, các hãng dầu Nhật Bản Nippon Oil Exploration, Idemitsu Kosan và Teikoku Oil (30 percent) loan báo kế hoạch góp vốn vào các lô 05.1b và 05.1c tại bồn trũng Nam Côn Sơn. Hai tháng sau, Hãng dầu Korean National Oil Corporation (KNOC) của Hàn Quốc cùng các công ty dầu khác cũng của Hàn Quốc quyết định đầu tư 300 triệu USD cho việc triển khai tại lô 11-2. Tháng 10-2005, Hãng dầu ONGC của Ấn Độ được cấp giấy phép tại lô 127 ở bồn trũng Phú Khánh cùng lúc với Hãng dầu ChevronTexaco của Mỹ tại lô 122 ở đây (nguồn: EIA/DOE). Các nỗ lực thăm dò trên cho thấy có nhiều triển vọng tăng trữ lượng dầu, do những nỗ lực “đa phương hóa” trong lĩnh vực kinh tế quan trọng này. Nếu so với trước (chỉ một liên doanh dầu khí) tình hình sau khi có Luật dầu khí sửa đổi đã “đa diện” hơn với phần lớn là các hợp đồng chia sản phẩm (PSC), bên cạnh một số ít hợp đồng điều hành chung (JOC) và hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Như vậy ta nhận thấy năng lực thương lượng của nhà cung cấp ngành thăm dò và khai thác dầu khi luôn bị đe dọa mạnh bởi nước ta vẫn chưa làm chủ được công nghệ khai thác mà vẫn phụ thuộc vào các công ty liên doanh. 5. Các sản phẩm thay thế Lực luợng cuối cùng trong mô hình của Porter dó là de dọa từ các sản phẩm thay thế. Sản phẩm thay thế của ngành là khả năng các khách hàng tự cung cấp dịch vụ bằng nguồn lực nội bộ. Thách thức là các nhà cung cấp của ngành phải chứng minh việc thuê ngoài dịch vụ có thể hoặc làm giảm chi phí của khách hàng, hoặc là tang chất luợng dịch vụ, làm giảm các rủi ro liên quan dến việc mua dịch vụ của khách hàng xuống mức tối thiểu và khả nang giới thiệu, tiếp thị các dịch vụ của các công ty trong ngành. Sự tồn tại của các sản phẩm thay thế là gần gũi, biểu hiện một sự de dọa cạnh tranh, làm hạn chế khả năng đặt giá cao và do dó giới hạn khả nang sinh lợi của ngành. V. Kết luận Phân tích ngành và cạnh tranh thì dem dến cho chúng ta cái nhìn về dặc tính kinh tế của ngành, tình thế cạnh tranh và triển vọng thu duợc lợi nhuận trong tuong lai của ngành. 17 1.Điểm mạnh: Trong nhiều năm qua, ngành Dầu khí được Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và an ninh của đất nước. Và sau hơn 27 năm xây dựng và phát triển, Petrovietnam đã có tiền đề về cơ sở vật chất, nhân lực để phát triển toàn diện nhằm khai thác một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên dầu khí của đất nước; đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá đất nước. Đây là một trong những điểm mạnh cơ bản giúp Petrovietnam vững tin tiếp tục thực hiện Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí. Hơn nữa, Petrovietnam còn có những điểm mạnh sau:  Có điều kiện và khả năng tích luỹ cho phát triển nguồn nội lực cũng như thu hút đàu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài, từng bước hội nhập bình đẳng vào cộng đồng dầu khí khu vực và quốc tế  Có nhiều kinh nghiệm vì được tiếp cận với các thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại về TK-TD-KT dầu khí trong giám sát việc thực hiện các hợp đồng chia sản phẩm của các nhà thầu nước ngòai  Đã xây dựng và đang tham gia điều hành thành công một số dự án thăm dò, khai thác với các Nhà thầu dầu khí ở trong nước và nước ngòai  Có đội ngũ cán bộ chuyên gia được học tập và đào tạo ở các nước có ngành công nghiệp dầu khí phát triển.  Có đội ngũ cán bộ trưởng thành qua kinh nghiệm công tác trong các dự án thăm dò – phát triển-khai thác dầu khí ở Việt nam.  Khối tập thể thống nhất, đòan kết, có ý chí đấu tranh chống các tệ nan tham nhũng, quan liêu mang lại sự lành mạnh trong các họat động về đầu tư 2.Điểm yếu: Bên cạnh những điểm mạnh nêu trên, Petrovietnam cũng có những điểm yếu như sau:  Nguồn nội lực trong nước có nhiều hạn chế. Về tiềm năng dầu: theo dự báo nguồn dầu thô khai thác trong nước không vượt quá mức 25 triệu tấn/năm đến năm 2010 và sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của nền kinh tế 18 Việt Nam khoảng vào sau năm 2015.Tiền năng khí: Phong phú hơn nhưng chi phí khai thác khí ngoài biển cao, hộ tiêu thụ khí phát triển chậm.  Năng lực cạnh tranh: Khi hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới các chuyên ngành chế biến dầu khí và dịch vụ dầu khí… còn bị hạn chế.  Những hạn chế về hiểu biết môi trường kinh doanh cũng như kinh nghiệm tổ chức quản lý điều hành kinh doanh quốc tế cũng là một điểm yếu lớn.  Lực lượng trình độ và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của đội ngũ cán bộ, chuyên gia dầu khí Việt Nam tuy đã được nâng lên đáng kể nhưng chưa đồng bộ. Số lượng nhân viên có năng lực cho hoạt động quốc tế còn khá ít để đảm đương yêu cầu triển khai các dự án ở nước ngoài.  Cơ chế tài chính đang áp dụng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và tạo điều kiện tự chủ tài chính cho Petrovietnam. Petrovietnam vẫn chưa thực sự hoạt động như một doanh nghiệp thực thụ. Hệ thống định chế tài chính chưa đầy đủ và hoàn chỉnh, chưa phát huy được vai trò trong việc thu xếp, quản lý và sử dụng vốn.  Tiềm năng tài chính của Petrovietnam quá nhỏ so với nhu cầu đầu tư phát triển, đặc biệt là hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Vốn dành cho hoạt động thăm dò khai thác ở nước ngoài còn hạn chế. Việc huy động và duy trì được nguồn vốn đầu tư cũng là một vấn đề hết sức nan giải.  Cơ chế quản lý và điều hànhdự án ở nước ngoài phù hợp với yêu cầu kinh doanh quốc tế của ngành vẫn còn chưa đầy đủ. 3.Cơ hội Có rất nhiều cơ hội mở ra cho Petrovietnam trong vực đầu tư thăm dò khai thác dầu khí trên trường quốc tế. Chủ trương của Đảng và Nhà nước là thúc đẩy và phát triển quan hệ chính trị và kinh tế của Việt Nam với tất cả các nước trên thế giới, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển đất nước. Mối quan hệ chính trị và các thoả thuận, chương trình hợp tác kinh tế cấp nhà nước và chính phủ với các nước giàu tiềm năng dầu khí mở đường cho Petrovietnam thâm nhập vào thị trường thăm dò khai thác dầu khí ở các nước giàu tiềm năng.Những mối quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa Việt Nam với các nước ASEAN cũng như với nhiều 19 nước Đông Âu cũ cho phép Petrovietnam tiếp cận nhiều cơ hội đầu tư ở các nước khác nhau. Ngoài ra, bằng việc tranh thủ quan hệ chính trị kinh tế của Việt Nam với các nước Trung Đông và Bắc Phi, Petrovietnam có cơ hội giành được những dự án quan trọng, nhanh chóng thâm nhập và có chỗ đứng ở các khu vực này. Bên cạnh đó, sau khi nhiều công ty dầu khí thế giới sáp nhập hoặc điều chỉnh chiến lược và nhờ những diễn biến phức tạp trong môi trường chính trị và kinh tế trong khu vực, cơ hội hội tham gia các dự án phát triển mỏ hoặc mua tài sản mỏ xuất hiện ngày càng nhiều. Đồng thời, xuất hiện hàng loạt các cơ hội thăm dò diện tích mới, diện tích đã hoàn trả cad phát triển các mỏ đã được phát hiện ở các nước, khu vực giàu tiềm năng dầu khí. 4.Thách thức Hệ thống pháp luật Việt Nam còn chưa bao quát theo kịp với nhu cầu phát triển của ngành dầu khí. Chính vì thế, cơ chế, hành lang pháp lý phù hợp với yêu cầu kinh doanh quốc tế vẫn còn thiếu. Các văn bản pháp lý hiện hành về đầu tư ra nước ngoài chưa phù hợp với đặc thù hoạt động dầu khí quốc tế. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và khu vực đầy biến động, giá dầu thô không ổn định, sự sáp nhập các tập đoàn dầu khí xuyên quốc gia đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh những rủi ro thương mại, rủi ro chính trị (chiến tranh, cấm vận, nội chiến), rủi ro kinh tế (kinh tế suy thoái, khủng hoảng) cũng là những thách thức đáng kể đối với việc đầu tư vào thăm dò khai thác dầu khí. Như vậy, tất cả các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức như đã trình bày trên đây luôn song hành cùng Petrovietnam trong bước đường thực hiện chiến lược đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài. Nhận thức được điều này, chính là nhằm giúp cho Petrovietnam có thể phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách để tiến tới thành công. 5. Sựhấp dẫn của ngành Trên cơ sở báo cáo của Tập đoàn dầu khí Quốc gia nêu rõ: Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng trong năm 2008, Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam đã chấp hành nghiêm túc và thực hiện có kết quả các nhiệm vụ được Đảng và Nhà 20 nước giao, trở thành tập đoàn kinh tế lớn nhất hiện nay cả về vốn chủ sở hữu, doanh thu và lợi nhuận. Riêng trong lĩnh vực nộp ngân sách của ngành dầu khí đã chiếm tới 31% tổng thu ngân sách nhà nước và kim ngạch xuất khẩu chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước với hơn 11 tỷ USD. 2008 cũng là năm Tập đoàn phát triển mạnh cả trong và ngoài nước, nhất là trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, góp phần gia tăng trữ lượng dầu khí; khả năng khai thác, chế biến và dịch vụ ngày càng phát triển; các dự án trọng điểm đưa vào vận hành an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt còn hạn chế của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam cần tập trung khắc phục như xây dựng kế hoạch khai thác phải sát hơn; quyết liệt kiểm soát tiến độ, chất lượng các công trình trọng điểm; rà soát và kiểm soát từng lĩnh vực và tất cả các dự án đầu tư kinh doanh đảm bảo hiệu quả, đồng thời tăng cường quản lý và kiểm soát chặt các công ty thành viên. Quy hoạch phát triển ngành dầu khí đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 với tinh thần quyết tâm phát triển đồng bộ ngành dầu khí từ thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển, tàng trữ, phân phối gắn với khả năng dịch vụ dầu khí để khai thác hiệu quả nguồn dầu khí trong nước, đồng thời mở rộng thăm dò, khai thác ra bên ngoài, góp phần quan trọng đảm bảo cân đối năng lượng cho đất nước. Muốn như vậy, phải xây dựng Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam trở thành tập đoàn mạnh, đa ngành, trong đó quan trọng nhất là dầu khí. 21 KẾT LUẬN Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng vận động tất yếu của hầu hết các nền kinh tế hiện nay, khi quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng với nhiều thách thức và cơ hội luôn mở ra cho tất cả các quốc gia. Trong xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế, hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã, đang và sẽ có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam nói riêng và đối với sự tăng trưởng và phát triển của Việt Nam nói chung. Nếu từ trước tới nay, chúng ta mới chỉ chú trọng vào việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào, thì nay chúng ta đã bắt đầu mong muốn và thực hiện hoạt động đầu tư tại các nước khác trên thế giới. Đó là một bước chuyển mình cơ bản đánh dấu bước phát triển mới của nền kinh tế đất nước không chỉ ở chất mà còn ở lượng, không chỉ ở nguồn vốn mà còn ở năng lực khai thác và quản lý nguồn vốn ấy. Riêng với Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài không những đảm bảo được Chiến lược phát triển ngành dầu khí tới năm 2020, mà còn là nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, để bổ cân đối cung cầu năng lượng trong nước. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước đã tin tưởng giao phó. Mặc dù với vai trò của “Người đi khai phá”, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã phát huy nội lực, tận dụng cơ hội, khắc phục khó khăn, chấp nhận thử thách để bước vào lĩnh vực rất mới mẻ không những của ngành dầu khí mà còn của Việt Nam này. Để sánh vai được với các công ty dầu khí quốc tế trong hợp tác cũng như cạnh tranh, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam sẽ đồng tâm nhất trí cao trong việc thực hiện chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí. Con đường phía trước còn nhiều gian nan nhưng chúng ta tin tưởng rằng Tổng Công ty dầu khí Việt Nam sẽ phát huy được các thành tích đạt được trong 27 năm qua để xứng đáng với niềm tin: “Petrovietnam – Năng lượng cho phát triển đất nước” 22 Tài liệu tham khảo: −PGS. TS Lê ThếGiới, TS. Nguyễn Thanh Liêm, ThS. Trần Hữu Hải, Quản trịChiến lược, NXB Thống kê, năm 2007 http://www.voer.edu.vn/module/kinh-te/cac-luc-luong-chu-yeu-cua-moi-truongvi-mo.html http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/kho-khan-cua-cac-du-an-khai-thac-dau-khinuoc-ngoai-20130119092632399ca33.chn http://petrotimes.vn/news/vn/kh-kt-dau-khi/chien-luoc-phat-trien-nganh-dau-khiden-nam-2020-nhung-giai-phap-co-ban.html http://khotailieu.com/tai-lieu/kinh-te/kinh-te-thuong-mai/khai-thac-va-xuat-khaudau-khi-o-viet-nam-thuc-trang-va-cac-giai-phap-phat-trien.html http://petrotimes.vn/news/vn/petrovietnam/nang-cao-hieu-qua-khai-thac-dau-khivoi-cac-giai-phap-cong-nghe.html http://www.psi.vn/PetrolNews/2013/3/20/313726.aspx http://petrotimes.vn/news/vn/kh-kt-dau-khi/pvn-trien-khai-ke-hoach-tham-dokhai-thac-dau-khi-nam-2013.html 23 [...]... dò khai thác dầu khí của nước ta 2 Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành Dầu khí Việt Nam đang trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư nước ngoài sôi động: Nhiều tập đoàn dầu khí lớn đang có kế hoạch đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam Ngoài số hợp đồng thăm dò khai thác được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) ký với các nhà thầu nước ngoài từ đầu năm đến nay, hai tập đoàn dầu khí lớn... bộ ngành dầu khí từ thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển, tàng trữ, phân phối gắn với khả năng dịch vụ dầu khí để khai thác hiệu quả nguồn dầu khí trong nước, đồng thời mở rộng thăm dò, khai thác ra bên ngoài, góp phần quan trọng đảm bảo cân đối năng lượng cho đất nước Muốn như vậy, phải xây dựng Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam trở thành tập đoàn mạnh, đa ngành, trong đó quan trọng nhất là dầu. .. suất khai thác 70.000 thùng dầu/ ngày và là mỏ dầu có công suất khai thác lớn thứ ba tại Việt Nam Tại Việt Nam, ConocoPhillips nắm giữ 23,25% cổ phần khai thác tại lô 15.1; 36% tại lô 15.2; 70% tại lô 133 và 134; 50% tại lô 5.3 và 16,33% tại dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn Đại diện của ConocoPhillips tại Việt Nam cho biết khoản đầu tư trong 10 năm tới của tập đoàn này tại Việt Nam sẽ tập trung vào... thầu nước ngòai  Đã xây dựng và đang tham gia điều hành thành công một số dự án thăm dò, khai thác với các Nhà thầu dầu khí ở trong nước và nước ngòai  Có đội ngũ cán bộ chuyên gia được học tập và đào tạo ở các nước có ngành công nghiệp dầu khí phát triển  Có đội ngũ cán bộ trưởng thành qua kinh nghiệm công tác trong các dự án thăm dò – phát triển -khai thác dầu khí ở Việt nam  Khối tập thể thống nhất,... những thách thức đáng kể đối với việc đầu tư vào thăm dò khai thác dầu khí Như vậy, tất cả các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức như đã trình bày trên đây luôn song hành cùng Petrovietnam trong bước đường thực hiện chiến lược đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài Nhận thức được điều này, chính là nhằm giúp cho Petrovietnam có thể phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, tận dụng cơ hội và. .. khai phá”, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã phát huy nội lực, tận dụng cơ hội, khắc phục khó khăn, chấp nhận thử thách để bước vào lĩnh vực rất mới mẻ không những của ngành dầu khí mà còn của Việt Nam này Để sánh vai được với các công ty dầu khí quốc tế trong hợp tác cũng như cạnh tranh, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam sẽ đồng tâm nhất trí cao trong việc thực hiện chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm. .. nguồn vốn mà còn ở năng lực khai thác và quản lý nguồn vốn ấy Riêng với Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài không những đảm bảo được Chiến lược phát triển ngành dầu khí tới năm 2020, mà còn là nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, để bổ cân đối cung cầu năng lượng trong nước Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước đã tin tưởng giao... nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí Hơn nữa, Petrovietnam còn có những điểm mạnh sau:  Có điều kiện và khả năng tích luỹ cho phát triển nguồn nội lực cũng như thu hút đàu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài, từng bước hội nhập bình đẳng vào cộng đồng dầu khí khu vực và quốc tế  Có nhiều kinh nghiệm vì được tiếp cận với các thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại về TK-TD-KT dầu khí trong giám... và Nhà nước là thúc đẩy và phát triển quan hệ chính trị và kinh tế của Việt Nam với tất cả các nước trên thế giới, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển đất nước Mối quan hệ chính trị và các thoả thuận, chương trình hợp tác kinh tế cấp nhà nước và chính phủ với các nước giàu tiềm năng dầu khí mở đường cho Petrovietnam thâm nhập vào thị trường thăm dò khai thác dầu khí ở các nước giàu tiềm... tại Việt Nam Tập đoàn Dầu khí ConocoPhillips (Mỹ), hiện nay đang là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng số vốn giải ngân trong 10 năm qua đã lên tới 1 tỉ Đôla Mỹ, gần đây cũng tuyên bố trong 10 năm tới sẽ đầu tư tiếp khoảng hơn 1 tỉ Đôla cho các dự án khai thác dầu tại Việt Nam Như vậy ta đã nhận diện rất rõ các đối thủ có thể đe dọa đến thị phần của ngành thăm dò khai ... khoan dầu khí Việt Nam (MSP-1) mỏ Bạch Hổ ngày 26/6/1986 vào lịch sử khai thác dầu khí Việt Nam Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt- Xô khai thác dầu mỏ Bạch Hổ từ giàn MSP-1 có tên danh sách nước khai. .. lại, ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn phát triển mạnh mẽ, nhờ tiền đề vững có thời gian III Phân tích môi trường chiến lược ngành Khai thác thăm dò dầu khí : Môi trường chiến lược ngành Khai thác. .. khoảng tỉ Đôla cho dự án khai thác dầu Việt Nam Như ta nhận diện rõ đối thủ đe dọa đến thị phần ngành thăm dò khai thác dầu khí nước ta Cạnh tranh đối thủ ngành Dầu khí Việt Nam trở thành lĩnh vực

Ngày đăng: 22/10/2015, 22:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÀI TIỂU LUẬN

  • MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan