Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
224,18 KB
Nội dung
BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM
I.
ĐỊNH NGHĨA NGÀNH
Ngành dược là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có chức
năng sản xuất các loại thuốc phục vụ cho việc chữa bệnh, phục hồi và tăng cường
sức khỏe con người
II.
MÔ TẢ SƠ BỘ VỀ NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm được phân thành 2
loại chính: sản xuất và phân phối thuốc.
- Sản xuất:
Thống kê đến thời điểm cuối năm 2007, Việt Nam có khoảng 178 doanh
nghiệp có sản xuất dược phẩm, bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài.
+ 17 công ty sản xuất thuốc trong nước với doanh thu lớn:
Dược Hậu Giang - Tp.Cần Thơ
Imexpharm - Đồng Tháp
Domesco - Đồng Tháp
Mekophar - Tp.HCM
Vidipha - Tp.HCM
Pharmedic - Tp.HCM
OPC - Tp.HCM
Hataphar - Hà Tây
Pharbaco - Hà Nội
Mediplantex - Hà Nội
Traphaco - Hà Nội
Napharco - Nam Định
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 1
Bidiphar - Bình Định
Pymepharco - Phú Yên
ICA - Tp.HCM
SPM - Tp.HCM
Đông Nam - Tp.HCM
+ 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Sanofi Aventis - Pháp
Novartis - Thụy Sĩ
United Pharma - Phi Luật tân
Ranbaxy - Ấn Độ
Sing poong Daewoo - Hàn Quốc
Korea United Pharm - Hàn Quốc
OPV - Mỹ
Ampharco - Mỹ
Stada - Đức
Roussell - Pháp
Các nhà máy sản xuất dược phẩm tập trung chủ yếu ở các tỉnh và cái nôi của
các nhà máy sản xuất dược phẩm lại ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trước
đây, trong thời kỳ bao cấp với đặc trưng cơ bản là "ngăn sông cấm chợ", như nhiều
loại hàng hoá khác, thuốc được bán theo hai giá: giá cung cấp cho công nhân viên
chức, và giá cao hơn cho dân. Cơ chế này đã tạo ra nhiều sơ hở để tiêu cực phát
sinh, thuốc không được tự do lưu thông, nơi thừa, nơi thiếu…Tại các tỉnh, thiên tai
dịch bệnh xảy ra thường xuyên, thuốc không được lưu thông đến, xảy ra tình trạng
khan hiếm buộc các xí nghiệp dược phẩm tỉnh phải mạnh dạn đầu tư sản xuất để
cung ứng thuốc cho địa phương mình.
- Phân phối:
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 2
Tính đến năm 2007 có khoảng 800 doanh nghiệp có đăng ký chức năng kinh
doanh dược phẩm tại thị trường Việt Nam, trong đó có khoảng 370 doanh nghiệp
nước ngoài chủ yếu hoạt động dưới hình thức văn phòng đại diện. Hàn Quốc, Ấn
Độ và Pháp là những quốc gia có doanh nghiệp đăng ký nhiều nhất. Doanh nghiệp
phân phối dược phẩm tại thị trường Việt Nam được phân chia ra làm 2 loại:
+ Các doanh nghiệp tiền thân của nhà nước chuyên làm chức năng nhập khẩu
hưởng phần tram hoa hồng và làm thêm các chức năng dịch vụ kho bãi, giao nhận.
+ Các doanh nghiệp tập trung vào hoạt động tiếp thị và xây dựng các hệ thống
phân phối. Các doanh nghiệp này làm dịch vụ nhập khẩu ủy thác nên doanh số báo
cáo thường rất lớn, doanh thu trên sổ sách từ vài trăm tỷ đến vài nghìn tỷ mỗi năm.
Tuy nhiên phần doanh số này chủ yếu do các văn phòng đại diện các hãng tại Việt
Nam và nhà phân phối của họ quản lý nên các doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác chỉ
có được vài phần trăm hoa hồng cho doanh số trên (khoảng từ 1%-3%).
Các doanh nghiệp trong loại hình này bao gồm:
+ 7 công ty trong nước
Phyto Pharma (Cty Dược liệu TW2) - Tp.HCM
Coduphar (Cty Dược phẩm TW2) - Tp.HCM
Sapharco (Cty Dược phẩm Tp.HCM) - Tp.HCM
Vimedimex II (Cty XNK Y Dược TW II) - Tp.HCM
Vimedimex I (Cty XNK Y Dược TW I) - Hà Nội
Hapharco (Cty Dược phẩm Hà Nội) - Hà Nội
Dapharco (Cty Dược TBYT Đà Nẵng) - Đà Nẵng
+ 26 văn phòng đại diện các hãng dược quốc tế lớn trực tiếp tiếp thị tại Việt Nam
Glaxo Smith Kline - Anh
Astra Zeneca - Anh
Pfizer - Mỹ
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 3
Bristor Mayer Squyp - Mỹ
Merck - Mỹ
Janssen cilag - Cty con của Johnson & Johnson - Mỹ
Bayer - Đức
Baxter - Mỹ
Boehringe - Đức
Berlin Chemie - Đức
Schering AG - Đức
Roche - Thụy Sĩ
Sandoz - Thụy Sĩ
Pierre Faber - Pháp
Le Servier - Pháp
Organon - Hà Lan
Solway - Hà Lan
Gedeon Richter - Hungary
Egis - Hungary
Medochemie - Kypros
Ebewe - Áo
Biocheme - Áo
Alcon - Bỉ
Ciech Polfa - Ba Lan
Ipsen - Pháp
Konimex - Indonesia
+ Các doanh nghiệp chuyên về phân phối và tiếp thị lớn cho một hay nhiều nhà sản
xuất. Đây là những doanh nghiệp thực sự nắm giữ thị trường phân phối cả nước, hệ
thống đại lý, khánh hàng và nhân viên thương mại (trình dược viên) của họ đông
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 4
đảo và mạnh nhất, doanh số của các doanh nghiệp này đạt từ 100 tỷ cho đến hơn
1000 tỷ hàng năm. Lợi nhuận rất lớn, đây cũng chính là lực lượng gây ảnh hưởng
nhiều nhất đến giá thuốc tại Việt Nam, đặc biệt là 3 hãng "đại gia": Zuellig Pharma
- Singapore, Mega Product - Thái Lan , Dietherm - Thụy Sĩ.
III. CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM
1.
Sự ổn định về chính trị
Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị, xã hội, an ninh ổn
định. Chính phủ đã có những nổ lực trong việc thể chế hóa hệ thống luật pháp, cải
cách hành chính tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
trong và ngoài nước nói chung, các doanh nghiệp trong ngành dược phẩm nói
riêng.
2.
Chính sách
Ngành dược là ngành chịu tác động mạnh bởi các chính sách quản lý của Nhà
nước, gồm 5 vấn đề lớn:
+ Chính sách của Nhà nước về Dược.
+ Quản lý kinh doanh thuốc.
+ Quản lý chất lượng thuốc.
+ Sử dụng thuốc.
+ Cơ quan quản lý về Dược.
Ngày 19/04/2007, Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 27/2007/QĐ-BYT về lộ
trình triển khai nguyên tắc “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) và “Thực hành
tốt bảo quản thuốc” (GSP) được thực hiện. Theo quyết định này, kể từ ngày
01/07/2008, doanh nghiệp sản xuất không đạt tiêu chuẩn GMP theo khuyến cáo
của Tổ chức Y tế thế giới (GMP WHO) và doanh nghiệp xuất nhập khẩu và kinh
doanh dược có hệ thống kho bảo quản không đạt tiêu chuẩn GSP sẽ phải ngừng sản
xuất và ngừng xuất nhập khẩu trực tiếp. Đây sẽ là cuộc thanh lọc các doanh nghiệp
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 5
trong ngành dược. Tính đến năm 2007, trong số 178 doanh nghiệp sản xuất dược
phẩm chỉ có 31 doanh nghiệp đạt GMP-WHO. Các doanh nghiệp còn lại khi đến
thời hạn nếu không đạt được GMP-WHO sẽ phải thu hẹp phạm vi sản xuất và
chuyển sang gia công cho các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn. Hiện tại Bộ Y Tế đang
xúc tiến triển khai đề án Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ
thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến 2020.
Đề án đề cập đến những nội dung sau:
+ Trong giai đoạn 2007-2015, ngành dược sẽ đầu tư xây dựng một số nhà
máy sản xuất nguyên liệu hóa dược vô cơ, nhà máy sản xuất tá dược thông thường
và tá dược cao cấp nhằm đáp ứng khoảng 80% nhu cầu tá dược phục vụ sản xuất
thuốc.
+ Giai đoạn sau năm 2015 đến năm 2020, tập trung nâng cao năng lực sản
xuất, mở rộng công suất của các nhà máy sản xuất nguyên liệu hóa dược đã được
xây dựng. Đầu tư xây dựng thêm mới một số nhà máy sản xuất các nguyên liệu
kháng sinh thế hệ mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu về nguyên liệu trong nước,
nguyên liệu thuốc kháng ung thư, hạ nhiệt, giảm đau, tiểu đường và vitamin, nội
tiết, tim mạch,...
3.
Các đạo luật liên quan
Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại và Luật
Sở hữu trí tuệ cũng đã được Quốc hội thông qua, được kỳ vọng sẽ tạo môi trường
đầu tư - kinh doanh - cạnh tranh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng và lành mạnh
cho các doanh nghiệp. Trong giai đoạn hoàn thiện khung pháp lý, các thay đổi của
luật và văn bản dưới luật có thể tạo ra rủi ro về luật pháp cho các doanh nghiệp
trong ngành dược.
4.
Vị thế của cơ quan đầu ngành
Cơ quan trực tiếp quản lý ngành dược là Cục quản lý Dược được thành lập vào
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 6
năm 1996 theo Quyết Định số 547/TTg. Đây là cơ quan quản lý chuyên ngành
thuộc Bộ Y tế, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và
thực thi pháp luật, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực
dược và mỹ phẩm trên phạm vi cả nước. Cục quản lý Dược Việt Nam có tư cách
pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội.
Kinh phí hoạt động của Cục do ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp
pháp khác.
5.
Kinh tế
6.9Biểu đồ 1. Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2001 – 2007
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Nhìn chung mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong những năm qua là
khá vững chắc. Đặc biệt, trong 3 năm gần đây, tăng trưởng GDP luôn vược mức
8% và mức tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8,48%, cao nhất trong 7 năm gần đây.
Sự phát triển của nền kinh tế cùng với nhu cầu chăm lo đến sức khỏe của người
dân ngày càng cao sẽ tác động tốt đến sự phát triển của ngành dược. Tuy nhiên,
trong năm 2008, nền kinh tế vĩ mô Việt Nam có nhiều dấu hiệu bất ổn:
- Lạm phát tăng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2008 tăng với tốc độ kỷ
lục 3,56% đưa CPI của 2 tháng đầu năm lên mức 6,02% trong khi mục tiêu cả năm
là kiểm soát CPI dưới 8,5%.
- Chính sách thắt chặt tiền tệ được ban hành khiến nhiều ngân hàng rơi vào
tình trạng thiếu thanh khoản, lao vào cuộc đua tăng lãi suất.
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 7
- Thị trường chứng khoán sụt giảm trong một khoản thời gian dài. Năm 2008
là năm mà nền kinh tế Việt Nam đứng trước sự lựa chọn rất nghiệt ngã là ưu tiên
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay kiểm soát lạm phát, khi hai mục tiêu này trở thành
hai vấn đề mâu thuẫn nhau.
Trong bối cảnh đó, các ngành trọng điểm của nền kinh tế đều bị ảnh hưởng.
Ngành xây dựng đang bị đe dọa bởi sự phá sản do giá nguyên vật liệu (xi măng,
sắt, thép, gạch xây dựng,...) tăng mạnh trong khi nguồn vốn đổ vào các dự án là
vốn vay ngân hàng. Ngành thủy sản thu hẹp quy mô sản xuất do tỷ giá biến động
theo chiều hướng bất lợi cho hoạt động xuất khẩu. Ngành ngân hàng đối mặt với
tình trạng thiếu thanh khoản khi chính phủ đưa ra các biện pháp thắt chặt tiền tệ.
Ngành bất động sản gặp khó khăn trước chính sách thắt chặt cho vay bất động sản.
Trong khi đó, ngành dược là ngành ít bị tác động bởi đây là ngành thiết yếu, người
dân vẫn có nhu cầu về các sản phẩm thuốc cho dù nền kinh tế có suy thoái và hiện
nay dịch bệnh ở người và gia súc vẫn đang tiếp diễn tại các thành phố lớn và các
địa phương.
6.Văn hóa – xã hội
Dân số
Đvt: triệu người
78.68 79
.72 80.90
82.03 83.10 84.15Biểu đồ 2. Dân số Việt Nam từ năm 2001 – 2007
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trong vòng 7 năm vừa qua, dân số Việt Nam tăng trung bình 1,08 triệu
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 8
người/năm. Việt Nam hiện là nước đông dân thứ 14 trên thế giới và xếp thứ 3 trong
khu vực (chỉ sau Indonesia và Philippines) và dự báo dân số có thể sẽ tăng lên 93,7
triệu người vào năm 2015. Việt Nam với dân số đông, khoảng 85 triệu người, với
94.3% dân số ở độ tuổi lao động, tỉ lệ sinh duy trì ở mức cao nên nhu cầu về thuốc
chữa bệnh là rất lớn. Ngoài ra, tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam vào
khoảng 8%/năm, mức sống người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu với các loại
thuốc bổ dưỡng, vitamin, tăng cường sức khỏe là cần thiết. Đây sẽ là những nhân
tố góp phần phát triển ngành dược.
7. Thành thị, nông thôn
Năm
Tổng số
(tr. Người)
2004
2005
2006
2007
82,3
83,10
84,15
85,19
Thành thị
Giá trị
Tỷ trọng
(tr.người)
(%)
21,73
26,49%
22,02
26,51%
22,87
27,12%
23,34
27,40%
Nông thôn
Giá trị
Tỷ trọng
(tr.người)
(%)
60,29
73,51%
61,07
73,49%
61,28
72,82%
61,85
72,60%
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Việt Nam là một nước nông nghiệp, trên 70% dân số sinh sống tại khu vực
nông thôn, có mức sống thấp hơn khu vực thành thị, nhu cầu dùng thuốc có giá
thành rẻ cao. Đây là một thị trường to lớn cho các doanh nghiệp sản xuất dược
phẩm nội địa, do ngoại trừ một số thuốc biệt dược, chuyên khoa cần phải nhập
ngoại, đa số thuốc generic sản xuất trong nước đều đáp ứng nhu cầu điều trị trong
khi giá rẻ hơn.
8. Thói quen sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng:
Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam dùng thuốc không cần kê toa của bác sĩ
đối với các bệnh thông thường. Bệnh nhân khi bị nhức đầu, sổ mũi, đau bụng... tự
mua thuốc uống, hoặc uống theo đơn và bệnh của người khác. Nhiều người chỉ khi
uống thuốc vài ngày không khỏi hoặc khi bệnh rất nặng, mới đi khám bác sỹ. Nếu
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 9
lần sau bị ốm mà có những triệu chứng giống lần trước, họ sẽ lấy đơn cũ đi mua.
Hầu hết bệnh nhân ngại vào bệnh viện khi mắc các bệnh thông thường. Họ cho
rằng nếu vào bệnh viện để lấy đơn thuốc vì những bệnh thông thường thì vừa mất
thời gian vừa tốn tiền. Khi bị nhức đầu, sốt nhẹ, tiêu chảy... thì họ ra hiệu thuốc tây
khai bệnh. Người bán đưa thuốc gì thì uống thuốc đó. Cũng có khi người bệnh mua
thuốc theo hướng dẫn của một người hàng xóm từng có bệnh tương tự. Nắm được
thói quen này của người tiêu dùng, các công ty sản xuất dược phẩm đã dùng đội
ngũ trình dược viên tác động đến các hiệu thuốc dưới hình thức hoa hồng do sự tư
vấn và kê toa của nhà thuốc ảnh hưởng lớn đến quyết định mua thuốc của người
bệnh. Ngoài ra, khi mức sống ngày một cao, hiện tượng lạm dụng thuốc bổ trong
thói quen sử dụng thuốc của người tiêu dùng ngày một phổ biến. Cuộc sống ngày
càng bận rộn với nhiều áp lực, nhu cầu bổ sung vitamin và khoáng chất để duy trì
sức khỏe cho cơ thể ngày càng được quan tâm. Do vậy, thị trường thuốc bổ cung
cấp vitamin và khoáng chất đang phát triển rất nhanh, là “miếng bánh” tương đối
lớn cho các doanh nghiệp dược phẩm để mắt tới. Hiện nay, trong danh mục sản
phẩm cung ứng ra thị trường của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm hầu như
đều có các loại thuốc bổ dưới các hình thức như: viên sủi bọt, viên, siro,...
9. Công nghệ :
Ở bất kỳ quốc gia nào, khoa học và công nghệ đều được xem là lĩnh vực tối
quan trọng, quyết định năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả tăng trưởng của nền
kinh tế quốc dân. Thực tế cho thấy Việt Nam là một nước có trình độ công nghệ
lạc hậu và ngành dược Việt Nam không nằm ngoài sự đánh giá đó. Trình độ kỹ
thuật, công nghệ sản xuất thuốc còn thấp và chưa được đầu tư đúng đắn, đang diễn
ra tình trạng đầu tư dây chuyền trùng lặp. Tại các nước phát triển, hoạt động
nghiên cứu và phát triển (R&D) trong ngành dược rất được chú trọng. Từ năm
2002, các công ty dược phẩm đa quốc gia có xu hướng triển khai hoạt động R&D ở
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 10
nước ngoài nhiều hơn, đặt biệt các nước trong khu vực Châu Á và các nước đang
phát triển trở thành điểm đến của hoạt động R&D ở nước ngoài của các công ty
này do chi phí nhân công rẻ. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước thu hút hoạt động
R&D nhiều nhất hiện nay, kế đến là Singapore. Tuy nhiên, mặc dù Việt Nam là
một nước đang phát triển với chi phí nhân công rẻ nhưng đầu tư nước ngoài trong
hoạt động R&D tại Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng của ngành. Nguyên
nhân là do quy định về đầu tư và sản xuất đối với ngành dược phẩm vẫn tồn tại
một số rào cản đối với của các nhà đầu tư như: các DN dược 100% vốn nước ngoài
vẫn chưa được phép thành lập trước 1/1/2009, trừ khi đã có nhà máy sản xuất tại
Việt Nam hoặc liên doanh với một DN dược nội địa; hạn chế việc các công ty
nghiên cứu và phát triển dược phẩm hoạt động một cách toàn diện; một số quy
định về thử nghiệm lâm sàng trước khi đăng ký thuốc mới, giấy chứng nhận dược
phẩm cùng với việc kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế nhập khẩu vào Việt Nam,
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…chưa phù hợp với quy định chung của quốc tế,…
10. Cam kết WTO trong ngành dược:
Việt Nam gia nhập WTO có những ảnh hưởng to lớn đến ngành dược, gồm
những thuận lợi, khó khăn sau:
a. Thuận lợi:
- Môi trường đầu tư: Việt Nam gia nhập WTO sẽ mang lại cho các ngành
kinh tế nói chung và ngành dược nói riêng một môi trường đầu tư, kinh doanh
thông thoáng, minh bạch và thuận lợi hơn. Được tiếp cận với nhiều thị trường lớn,
đa dạng với các điều kiện kinh doanh, cạnh tranh công bằng.
- Công nghệ: Ngành dược Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi trong tiếp cận với
các đối tác kinh doanh để hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ do các doanh
nghiệp dược nước ngoài được phép mở chi nhánh tại Việt Nam.
- Vốn: Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, công nghiệp dược phẩm là một
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 11
lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với số lượng doanh nghiệp
đăng ký hoạt động tăng mạnh. Do vậy, ngành dược sẽ đón một lượng vốn đầu tư
lớn từ sự gia nhập của các tập đoàn dược phẩm nước ngoài vào Việt Nam.
- Nguồn nguyên liệu: 90% nguyên liệu của ngành dược được nhập khẩu từ
nước ngoài chỉ để sản xuất các loại thuốc thông thường. Do vậy, sự biến động của
giá nguyên liệu, bất ổn về chính trị,…ở nước ngoài sẽ tác động đến giá thuốc, từ đó
ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản xuất và khả năng sinh lời của các công ty dược.
Do vậy, khi Việt Nam mở cửa, các doanh nghiệp dược phẩm trong nước có cơ hội
lựa chọn nguồn nguyên phụ liệu dược với chi phí hợp lý.
b. Khó khăn:
- Năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh của ngành dược Việt Nam còn
thấp, đang ở cấp độ 2,5 – 3 theo cấp độ phân loại ngành dược của WHO. Cấp độ
cao nhất theo phân loại này là 4 (Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc
mới), ngành dược Việt Nam chỉ mới sản xuất được thuốc gốc, xuất khẩu được một
số dược phẩm, đa số phải nhập khẩu.
- Các quy định về sở hữu trí tuệ: Sở hữu trí tuệ cũng là một thách thức cho
ngành dược khi Việt Nam gia nhập WTO. Tự do hóa sẽ làm gia tăng các nguy cơ
tranh chấp pháp lý về quyền sở hữu công nghiệp giữa các doanh nghiệp trong nước
và các doanh nghiệp nước ngoài. Khi gia nhập WTO, ngành dược Việt Nam phải
cam kết bảo mật dữ liệu thử nghiệm lâm sàng có trong hồ sơ đăng ký của các thuốc
mới trong thời hạn 5 năm.
- Vốn: Tiền thân của các doanh nghiệp dược là các xí nghiệp với quy mô
vừa và nhỏ. Khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp này sẽ phải đối đầu
với các tập đoàn dược phẩm nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh.
- Kỹ thuật công nghệ: Trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất thuốc của Việt
Nam còn thấp, vẫn dựa vào bào chế các thuốc gốc là chủ yếu, chưa có khả năng
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 12
sản xuất thuốc có hàm lượng công nghệ cao
- Hàng rào thuế quan: Khi chính thức gia nhập WTO sẽ giảm thuế suất nhập
khẩu, việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu một số dòng thuế sẽ là thách thức cho
các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước trong việc cạnh tranh với thuốc
nhập khẩu từ nước ngoài.
IV PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM
1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành dược Việt Nam:
- Giai đoạn 1975 – 1990 (Ngành dược Việt Nam trong giai đoạn thời bao
cấp): Ngành dược Việt Nam giai đoạn này chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhà
nước, sản xuất không đáng kể, mỗi tỉnh có một xí nghiệp liên hợp dược và mỗi
huyện có một công ty dược cấp 3. Mức tiêu thụ bình quân thuốc trên đầu người
thời kỳ này đạt vào khoảng 0,5-1USD/năm. Do thuốc trong thời kỳ này khan hiếm
nên tiêu chuẩn chất lượng thuốc trong sử dụng chưa được chú trọng.
- Giai đoạn 1991-2005 (ngành dược bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện sự
chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường): Các doanh nghiệp nhà nước
trong lĩnh vực sản xuất thuốc được thu hẹp về số lượng và thay đổi cơ cấu để tập
trung đầu tư về chiều sâu, nâng cấp nhằm thực hiện các quy định về thực hành tốt
sản xuất thuốc. Hàng loạt xí nghiệp, công ty dược nhà nước được cổ phần hóa,
mạnh dạn đầu tư sản xuất. Số thuốc sản xuất trong nước được đăng ký ngày càng
nhiều, từ 175 hoạt chất (năm 1997) lến đến 384 hoạt chất (năm 2002).
Cục Quản lý Dược đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng, tham mưu cho Chính
phủ và Bộ Y tế ban hành một loạt vǎn bản pháp quy về quản lý lưu thông, phân
phối, xuất nhập khẩu, đǎng ký chất lượng thuốc. Trong đó quan trọng nhất là
"Chính sách quốc gia về thuốc Việt Nam", một vǎn bản pháp lý do ngành xây dựng
và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 37/CP ngày 20/6/1996
nhằm bảo đảm cung cấp thường xuyên và đủ thuốc thiết yếu có chất lượng tốt đến
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 13
nhân dân, bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và có hiệu quả, nâng cao chất
lượng chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, xây dựng định hướng, phát triển
ngành Dược Việt Nam theo hướng CNH, HĐH.
Ngày 14/06/2005, Luật Dược số 34/2005/QH11 được Quốc hội hội thông
qua, có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2005 quy định việc kinh doanh thuốc, đăng ký,
lưu hành thuốc, sử dụng thuốc, cungứng thuốc, thông tin, quảng cáo thuốc, thử
thuốc trên lâm sàng, quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất
dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ, tiêu chuẩn chất lượng thuốc và kiểm nghiệm
thuốc... Đây là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh toàn bộ hoạt động trong lĩnh vực
dược đểngành Dược Việt Nam được hoạt động trong một môi trường pháp lý hoàn
chỉnh và đồng bộ. Luật Dược được ban hành thể hiện sự quan tâm của Nhà nước
đối với ngành dược, tạo điều kiện pháp lý cho việc phát triển ngành Dược thành
một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn.
- Giai đoạn 2006-2007 (ngành dược tiếp tục phát triển với tốc độ cao,
khoảng 18-20%/năm. Việt Nam gia nhập WTO mang lại những thuận lợi cũng như
khó khăn cho ngành dược): Năm 2006-2007, ngành dược đạt được tốc độ tăng
trưởng cao trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Cùng với
sự phát triển của thị trường chứng khoán trong giai đoạn này, các công ty dược
phẩm đã huy động được một lượng vốn lớn qua kênh này để đầu tư cho các hoạt
động nâng cao năng lực sản xuất. Cổ phiếu của 3 doanh nghiệp Dược Hậu Giang,
Imexpharm, Domesco đang được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM
cũng như cố phiếu của một số công ty dược trên thị trường OTC như: Mekophar,
Vidipha, Bidipha, OPC, Traphaco đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tổ
chức cũng như cá nhân, đánh dấu một bước phát triển lớn của ngành dược. Đây
cũng là giai đoạn mà các công ty dược phẩm đã đạt được chứng nhận GMPASEAN đẩy mạnh đầu tư GMP-WHO thông qua các phương án tăng vốn do Quyết
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 14
định số 27/2007/QĐ-BYT về lộ trình triển khai nguyên tắc “Thực hành tốt sản xuất
thuốc” (GMP) và “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP) được thực hiện. Kể từ
ngày 01/07/2008, doanh nghiệp sản xuất buộc phải đạt tiêu chuẩn GMP-WHO và
doanh nghiệp xuất nhập khẩu và kinh doanh dược phải đạt tiêu chuẩn GSP, nếu
không sẽ phải chuyển sang hình thức gia công cho các doanh nghiệp đạt tiêu
chuẩn. Việc Việt Nam gia nhập WTO có những ảnh hưởng nhất định đến ngành
dược. Bên cạnh những thuận lợi về môi trường đầu tư, tiếp cận công nghệ mới, đón
một lượng vốn đầu tư lớn, có cơ hội lựa chọn nguồn nguyên liệu đa dạng với chi
phí hợp lý,…, ngành dược phải đối đầu với không ít khó khăn như: năng lực cạnh
tranh yếu, thiếu hiểu biết các quy định về sở hữu trí tuệ; thiếu vốn, kỹ thuật công
nghệ; đối mặt với các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài trên một sân chơi bình
đẳng khi chính phủ cam kết giảm thuế suất thuế nhập khẩu; nới lỏng chính sách
với các doanh nghiệp nước ngoài .
2. Cung cầu thị trường dược phẩm trong nước:
a. Cung
305395
561Biểu đồ 3. Giá trị sản xuất thuốc trong nước 2001 – 2007
(Nguồn: Cục Quản Lý Dược)
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 15
- Giá trị sản xuất trong nước của ngành dược tăng dần qua các năm. Dự kiến
giá trị sản xuất thuốc trong nước sẽ đạt con số 1000 triệu USD trong năm 2008.
- Thống kê đến thời điểm cuối năm 2007, Việt Nam có khoảng 178 doanh
nghiệp có sản xuất dược phẩm, trong đó có 74 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP
(31 doanh nghiệp đạt GMP-WHO và 25 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
- Thuốc do các công ty dược trong nước sản xuất chiếm khoảng 60% sản
lượng tiêu thụ nhưng chỉ chiếm khoảng 40% về giá trị do phần lớn là các loại
thuốc vì đa số các mặt hàng trong nước sản xuất là thuốc thông thường nên giá cả
khá rẻ, còn các mặt hàng chuyên khoa đặc trị thì phần lớn vẫn phải nhập khẩu từ
nước ngoài, giá cả rất cao.
- Số lượng hoạt chất các DN Việt Nam đăng ký sản xuất cũng đã tăng lên,
theo Cục Quản Lý Dược tính đến năm 2007 các DN Việt Nam đã sản xuất tương
ứng với 770 hoạt chất so với tổng 1500 hoạt chất đang được đăng ký tại Việt Nam.
b/ Cầu
-
Doanh thu tiêu thụ dược phẩm cũng tăng trưởng liên tục qua các năm.
422
451
52
0
625
726111Biểu đồ 4. Doanh thu tiêu thụ dược phẩm 2001 – 2007
(Nguồn: Cục Quản Lý Dược)
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 16
- Tiền thuốc bình quân đầu người cũng tăng qua các năm.
6 6.7
7.6
5 101.Biểu đồ 5. Tiền thuốc bình quân đầu người 2001 – 2007
(Nguồn: Cục Quản Lý Dược)
- Tuy nhiên, tiền thuốc bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn rất thấp
so với mức trung bình của thế giới là 40USD/người/năm.
- Thuốc sản xuất trong nước được bệnh nhân sử dụng chiếm 70% thị trường
thuốc; ở khối bệnh viện thuốc sản xuất trong nước chiếm hơn 60%.
*Một số yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu:
+ Mạng lưới trình dược viên và các bác sĩ kê đơn: Bác sĩ kê đơn chính là
người chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc, còn trình dược viên của các hãng dược
phẩm là những người tác động đến sự kê đơn của bác sĩ bằng hoa hồng và các hình
thức “ lót tay” khác.
+ Tâm lý người tiêu dùng: Theo khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới, 45%
người tiêu dùng Việt Nam thường mua thuốc theo kinh nghiệm cá nhân, theo lời
khuyên của người thân và dược tá bán thuốc. Từ rất lâu nay, người tiêu dùng trong
nước đã có tâm lý chuộng và tin tưởng vào các sản phẩm thuốc ngoại hơn các sản
phẩm thuốc nội.
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 17
+ Hệ thống chăm sóc sức khỏe, chất lượng đời sống ngày một nâng cao,
người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận với các kiến thức về y tế, các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe.
+ Cùng với sự tăng trưởng nhanh của thị trường, giá trị thuốc sản xuất trong
nước tăng nhanh trong tổng giá trị tiền thuốc. Tuy nhiên, thuốc sản xuất trong nước
chỉ mới đảm bảo cung ứng được gần 50% nhu cầu sử dụng và vẫn chỉ là những
loại thuốc thông thường. Qua đó cho thấy thị trường dược phẩm là một thị trường
tiềm năng.
3. Thị trường
a. Thị trường thuốc biệt dược
Biệt dược là thuốc được sản xuất với một tên thương mại (nhãn hiệu, tên biệt
dược). Khi một thuốc mới được nghiên cứu, nó sẽ được đăng ký tên thuốc gốc theo
danh pháp quốc tế hoặc danh pháp của từng nước đồng thời với tên biệt dược của
nơi tiến hành thử nghiệm. Biệt dược, nếu được chấp thuận đưa vào lưu hành trên
thị trường, sẽ được giữ bằng sáng chế trong một khoảng thời gian theo quy định
của mỗi nước (trung bình là 20 năm). Sau khi hết hạn độc quyền, các nhà sản xuất
khác có thể sản xuất thuốc này với tên thuốc gốc hoặc một tên biệt dược khác.
Hiện ngành dược Việt Nam chỉ được xếp ở cấp độ 2,5 đến 3 theo thang phân loại
từ 1- 4 của WHO, chủ yếu gia công và sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu, gần như
“nhường” thị trường biệt dược cho hàng nhập khẩu mà nguyên nhân cơ bản là thiếu
vốn, công nghệ và đối tác uy tín để đầu tư cho sản phẩm mới đạt chuẩn quốc tế.
b. Thị trường đông dược
Nền y dược học cổ truyền ở Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời, khoảng
30% số bệnh nhân trong cả nước được khám và điều trị bằng y học cổ truyền, đặc
biệt ở vùng sâu, vùng xa. Thị trường đông dược chiếm tỷ trọng nhỏ (0,5-1%) trong
toàn thị trường thuốc Việt Nam. Cả nước có trên 450 cơ sở, xí nghiệp sản xuất,
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 18
kinh doanh thuốc y học cổ truyền. Bộ Y Tế đã cấp sổ đăng ký cho trên 2000 chế
phẩm thuốc y học cổ truyền sản xuất lưu hành trên thị trường. Theo số liệu thống
kê Vụ Y học cổ truyền, Bộ Y Tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ hơn 50.000 tấn dược
liệu, trong đó dược liệu trong nước chỉ chiếm khoảng 20%, phần còn lại thường
được nhập từ nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc). Tuy nhiên, thị trường đông
dược Việt Nam hiện vẫn trong tình trạng thả nổi, thiếu sự quản lý cả về chủng loại
dược liệu, chất lượng, quy trình chế biến, cách bảo quản và giá cả.
4. Nguyên vật liệu
a. Tân dược
- Nguồn nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là các nguyên liệu sản xuất kháng
sinh, vitamin và thuốc giảm đau - hạ sốt được nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ và
Singapore, do vậy ổn định về số lượng và chất lượng.
- Nguồn nguyên liệu đầu vào chiếm 40 - 60% trong cơ cấu giá vốn và 90%
nguyên liệu được nhập khẩu từ nước ngoài. Do vậy, chịu ảnh hưởng bởi những
biến động trên thế giới như: biến động giá dầu mỏ, sự bất ổn về chính trị, thiên tai,
dịch bệnh cũng như việc tăng cường nguồn dự trữ nguyên liệu dược của các nước
và sự đầu cơ tích trữ của các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới...
b. Đông dược: Theo Viện dược liệu – Bộ Y Tế, Việt Nam có 400 loài động
vật, 3.850 loài thực vật có thể làm thuốc trong đó có các loài quý mà y học thế giới
rất cần nhưng tỷ lệ dược liệu thu hái và trồng trong nước chỉ chiếm khoảng 20%,
còn lại phải nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc) và việc nhập khẩu dược liệu tràn
lan, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý.
5. Chất lượng thuốc:
Chất lượng dược phẩm luôn là mối lo ngại của toàn xã hội. Hiện nay trên thị
trường nước ta, có nhiều nguồn thuốc về phòng và chữa bệnh, gồm: Thuốc nhập
khẩu có hoặc chưa có giấy đăng ký, thuốc được sản xuất ở trong nước của các xí
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 19
nghiệp Trung ương hoặc địa phương, đều đã có giấy đăng ký, thuốc của các
chương trình, thuốc viện trợ, thuốc nhận dưới dạng quà biếu. Trong thời gian qua,
ngành dược Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng trong công tác quản lý, kiểm tra chất
lượng thuốc nên tỷ lệ thuốc không đạt chất lượng đã dần dần được giảm đáng kể.
6. Giá cả thị trường
Ngành dược được chọn là 1 trong 10 nhóm mặt hàng được đưa vào để tính chỉ số
giá tiêu dung (CPI).
Tốc độ tăng chỉ số giá qua các năm:
0.80%00
9.50%8.4.60%
12.64% (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Năm 2004, lạm phát tăng cao, trong đó nhóm hàng dược phẩm-y tế tăng 9,1%. Đây
là giai đoạn leo thang của giá thuốc, nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu chữa trị, sử
dụng thuốc tăng mạnh và chi phí sản xuất của các công ty sản xuất dược phẩm tăng
do tăng đầu tư vào các nhà máy GMP. Tuy nhiên, hiện nay do tác dụng tích cực
của các chính sách bình ổn giá thuốc, giá thuốc đang có sự điều chỉnh nhẹ theo thị
trường, không tăng đột biến.
Tốc độ tăng CPI
Tốc độ tăng CPI nhóm
dược phẩm - y tế
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Năm
2004
9,50
Năm
2005
8,40
Năm
2006
6,60
Năm
2007
12,64
Quý
I/2008
16,37
9,10
4,90
4,30
5,12
7,73
Page 20
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng
3/2008 đã tăng tới 2,99% so với tháng trước. Tính chung cả ba tháng đầu năm nay,
CPI đã tăng 9,19% so với tháng 12/2007. Nếu so với quý 1/2007, CPI quý 1/2008
đã tăng 16,37%. Như vậy, sau ba tháng đầu năm, CPI đã vượt xa chỉ tiêu 8,5%
năm nay do Chính phủ đề ra. Tuy nhiên, đóng góp vào tốc độ tăng cao của CPI
tháng 3 vẫn là các nhóm hàng lương thực, thực phẩm và tác động từ việc tăng giá
xăng dầu vào tháng 2. Hiện nay, do giá thuốc sản xuất trong nước thấp hơn so với
các nước trong khu vực nên một số doanh nghiệp sản xuất trong nước đang đề nghị
có sự điều chỉnh giá thích hợp để bù đắp chi phí sản xuất, bán hàng. Theo Cục
Quản Lý Dược, tính đến tháng 3/2008, Cục đã nhận được hồ sơ điều chỉnh giá
thuốc của 15 doanh nghiệp với tổng số 108 mặt hàng, chiếm 0,6% tổng số mặt
hàng lưu hành trên thị trường. Theo báo cáo, 5 Sở y tế đã xem xét tính hợp lý của
11 doanh nghiệp với với tổng số 104 mặt hàng, chiếm 0,52% tổng số mặt hàng lưu
hành trên thị trường (trong đó có 3 doanh nghiệp với 39 mặt hàng đề nghị điều
chỉnh giảm giá). Do vậy, trong thời gian tới giá thuốc sẽ có biến động, song giá
thuốc vẫn đang được kiểm soát chặt chẽ, tránh xảy ra những biến động bất hợp lý.
7. Hệ thống phân phối
a)
Thị trường nội địa:
Sản phẩm tân dược được phân phối thông qua các chi nhánh, cửa hàng giới
thiệu sản phẩm của các công ty dược phẩm, các bệnh viện trên toàn quốc. Sản
phẩm đông dược được phân phối thông qua hệ thống gồm 45 viện y học dân tộc,
242 bệnh viện đa khoa có khoa y học dân tộc, 4000 tổ chẩn trị, 30% trạm y tế xã có
hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và trên 1000 cơ sở y học cổ
truyền tư nhân.
b)
Thị trường xuất khẩu:
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 21
Thị trường xuất khẩu truyền thống của các công ty dược phẩm Việt Nam là
Nga, các nước SGN và Đông Âu. Trong tương lai, chiến lược lâu dài của ngành
dược Việt Nam là mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản, các nước Đông Nam Á, các nước trong cộng đồng Châu Âu và Châu Phi.
Nhìn chung, hệ thống lưu thông, phân phối thuốc đã phát triển rộng khắp, đảm bảo
đưa thuốc đến tận tay người dân. Trung bình một điểm bán lẻ phục vụ 2000 người
dân. Đến nay mạng lưới cung ứng thuốc của Việt Nam đã có 178 doanh nghiệp
(DN) sản xuất thuốc hóa dược, 84 DN sản xuất thuốc từ dược liệu, 89 DN xuất
nhập khẩu thuốc, 900 doanh nghiệp bán buôn thuốc và hơn 41.000 cơ sở bán lẻ,
trong đó có khoảng 8.000 nhà thuốc. Tại các thành phố lớn, thì số lượng các nhà
thuốc tư nhân chiếm áp đảo. Chỉ riêng tại TP. Hồ Chí Minh đã có khoảng 3000 nhà
thuốc tư nhân và Hà Nội khoảng 1000 nhà thuốc tư nhân. Phần còn lại nằm tại các
thành phố, thị xã trung tâm các tỉnh. Tại các thị trấn huyện ở các tỉnh có rất ít nhà
thuốc, trung bình mỗi thị trấn có khoảng 1 đến 2 nhà thuốc như vậy. So sánh chủng
loại và số lượng thuốc, thì tại các nhà thuốc tư nhân có số lượng, chủng loại nhiều
gấp bội so với các quầy thuốc tại các vùng nông thôn, tỉnh lẻ. Các nhà thuốc tư
nhân tại thành thị ngoài các mặt hàng thông thường, thường có thêm một số loại
thuốc đặc trị, ngoại nhập mà các quầy thuốc ở vùng nông thôn không có bán. Tuy
nhiên, điều đáng lưu ý là trong số 8.000 nhà thuốc (riêng Hà Nội và TPHCM
chiếm tới 60%) thì chỉ có 7 nhà thuốc đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt phân phối
thuốc (GPP). Vai trò và trách nhiệm của dược sĩ ở các nhà thuốc chưa được đề cao,
còn quá ít nhà thuốc có các tài liệu về hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
Khi Việt Nam gia nhập WTO, mở cửa thị trường dược phẩm, hệ thống phân phối
thuốc chữa bệnh tại Việt Nam có nguy cơ bị thao túng bởi các doanh nghiệp dược
phẩm nước ngoài. Kể từ ngày 1/1/2009, các doanh nghiệp dược có vốn đầu tư nước
ngoài, chi nhánh của các doanh nghiệp dược nước ngoài tại Việt Nam sẽ được trực
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 22
tiếp nhập khẩu dược phẩm. Họ sẽ xuất hiện với phương thức kinh doanh chuỗi nhà
thuốc – đây là mô hình quá quen thuộc ở nước ngoài nhưng còn khá mới mẻ tại
Việt Nam. Do vậy, ngành dược Việt Nam đã xác định phát triển và duy trì hoạt
động của chuỗi nhà thuốc đạt chuẩn GPP như một giải pháp giúp nâng cao tính
cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập. Những nhà thuốc áp dụng chuẩn GPP sẽ phải
bán đơn thuốc theo toa, thuốc phải có xuất xứ, hóa đơn, chứng từ rõ ràng và có
người phụ trách chuyên môn hoặc chủ cơ sở phải có chứng chỉ hành nghề dược
theo quy định.
8. Trình độ công nghệ
a. Trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất thuốc còn thấp và chưa được
đầu tư đúng đắn, đang diễn ra tình trạng đầu tư dây chuyền trùng lặp trong
ngành dược. Trong ngành dược phẩm, GMP được đánh giá là chứng nhận quan
trọng, đảm bảo cho sản phẩm của doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao hơn, được
chấp nhận ở cả thị trường trong và ngooài nước. Hiện chỉ có 74/178 doanh nghiệp
sản xuất thuốc trong nước đạt tiêu chuẩn GMP, chiếm 85% sản lượng thuốc nội,
trong khi đó, kể từ ngày 1/7/2008, tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuốc đều phải
đạt tiêu chuẩn GMP.
b. Công tác nghiên cứu khoa học và phát triển (R&D) chưa được coi
trọng. Việc đầu tư cho một nghiên cứu mới vô cùng tốn kém, trung bình phải mất
từ 10 năm với chi phí từ 12-15 triệu USD. Các doanh nghiệp chạy theo nhu cầu
trước mắt của thị trường và hạn chế về trình độ nhân lực, công nghệ nên chỉ nhập
công nghệ để sản xuất thuốc thông thường. Chí phí R&D mà các doanh nghiệp
Việt Nam công bố thường chỉ tập trung vào các dự án mua sắm máy móc thiết bị
mới. Chi phí dành cho R&D chỉ khoảng dưới 3% doanh thu, trong khi Ấn Độ trung
bình là 7% doanh thu mới có thể phát triển tương đối bền vững, chưa so sánh với
các nước phát triển, tỷ lệ này từ 15-25% doanh thu.
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 23
9. Nguồn nhân lực
Mức độ đáp ứng nhân lực y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh, phòng bệnh,
sản xuất phân phối thuốc và nghiên cứu khoa học hiện nay còn thiếu về số lượng
và yếu về chất lượng. Xét về số lượng, hiện tại trong toàn ngành y tế có 38 cơ sở
đào tạo nhân lực bậc đại học, sau đại học, cao đẳng và 61 trường trung cấp y, dược.
Mỗi năm ngành y tế có thêm 6.200 sinh viên ra trường, gồm bác sĩ đa khoa,
chuyên khoa, dược sĩ đại học, cử nhân điều dưỡng, cử nhân kỹ thuật y học và cử
nhân y tế công cộng… Ngoài ra, mỗi năm tại các cơ sở đào tạo có thêm 18.000 học
sinh trung học y, dược tốt nghiệp nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần nhân lực
của toàn ngành, bởi theo lộ trình từ nay đến 2010, chúng ta phải có thêm 17.000
giường bệnh công và 13.000 giường bệnh tư, kèm theo đó là nhu cầu khoảng
25.000 y, bác sỹ. Trong khi đó, hiện nay nước ta chỉ mới có hơn 4,6 bác sĩ/1 vạn
dân. Tuy đã có sự gia tăng trong thời gian vừa qua về số lượng bác sĩ, nhưng tình
trạng tăng rất chậm. Chỉ số cán bộ y tế/1 vạn dân trong 15 năm qua tăng thêm
khoảng 3 người. Xét về chất lượng, theo Bộ Y tế, hiện tại số dược sĩ đại học chỉ
chiếm khoảng 1% trong tổng số nhân lực của ngành y tế. Điều dưỡng cũng chỉ có
1,4% và 1,9% điều dưỡng có trình độ đại học và cao đẳng.
10. Đầu tư nước ngoài
Với quy mô dân số trên 85 triệu dân, lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới,
có nguồn nguyên liệu đa dạng và dồi dào cho chế biến và sản xuất dược phẩm,
Việt Nam đang là mảnh đất đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong
lĩnh vực dược. Sau 1 năm Việt Nam gia nhập WTO, số doanh nghiệp dược nước
ngoài đăng ký hoạt động đã tăng thêm 58 doanh nghiệp so với năm 2006, nâng
tổng số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc
tại nước ta lên 370 doanh nghiệp. Doanh thu dược phẩm của các nhà máy có vốn
đầu tư nươc ngoài chiếm 34,5% tổng doanh thu của các nhà máy đạt tiêu chuẩn
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 24
GMP trên toàn quốc và chiếm khoảng 29,7% tổng doanh thu sản phẩm dược sản
xuất trong nước. Các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang đóng góp tích
cực trong hoạt động sản xuất dược phẩm tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực
chuyển giao kỹ thuật và công nghệ sản xuất, đầu tư vào các dây chuyền sản xuất
các mặt hàng đòi hỏi công nghệ hiện đại mà các nhà máy trong nước chưa sản xuất
được.
Ấn Độ là nước có số doanh nghiệp dược hoạt động nhiều nhất tại Việt Nam với 67
doanh nghiệp, tiếp đến là Hàn Quốc (38 doanh nghiệp), Pháp (26 doanh nghiệp),
Trung Quốc (22 doanh nghiệp), Đức (16 doanh nghiệp)... Có khoảng 46 dự án đầu
tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 111,6triệu USD và phần lớn các
nhà máy dược có vốn đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào sản xuất thuốc viên,
thuốc kem, dịch truyền, thuốc tiêm,… Tuy nhiên, quy mô đầu tư của các dự án này
còn nhỏ so với nhu cầu của thị trường. Nguyên nhân là do trong quy định về đầu tư
và sản xuất vẫn còn tồn tại một số rào cản đối với các doanh nghiệp nước ngoài
trong việc tiếp cận thị trường Việt Nam. Cụ thể Luật Đầu tư, Luật Thương mại,
Nghị định 72 cũng như những văn bản chính thức trong khuôn khổ những thoả
thuận gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và gần đây nhất là QĐ
10/2007/QĐ-BTM qui định các công ty dược nước ngoài không thể thành lập công
ty trước ngày 1/1/2009, trừ khi họ đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam
hoặc thành lập liên doanh với Cty Dược Việt Nam. Các Cty Dược nước ngoài chỉ
có thể lập văn phòng đại diện và hoạt động thương mại phải thông qua pháp nhân
khác là một Cty dược phẩm nội địa. Và như vậy, các công ty nước ngoài phải ràng
buộc vào công ty Việt Nam này trong việc nhập khẩu, phân phối hoặc bán các sản
phẩm của mình. Khi Việt Nam gia nhập WTO, kể từ ngày 1/1/2009, các doanh
nghiệp dược có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của các doanh nghiệp dược nước
ngoài tại Việt Nam sẽ được trực tiếp nhập khẩu dược phẩm nhưng không được
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 25
tham gia phân phối trực tiếp dược phẩm tại Việt Nam. Các loại thuốc do doanh
nghiệp nước ngoài nhập khẩu trực tiếp sẽ được bán lại cho các doanh nghiệp trong
nước có chức năng phân phối. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với các doanh
nghiệp dược phẩm trong nước.
11. Vị thế, triển vọng và định hướng phát triển ngành:
a) Vị thế
Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh theo Business Monitor International
(BMI)
Tên nước
Australia
Nhật Bản
Hàn Quốc
Singapore
Trung Quốc
Ấn Độ
Hong Kong
Vị trí
1
2
3
4
5
6
7
Tên nước
Malaysia
Thái Lan
Đài Loan
Indonesia
Philippin
Việt Nam
Pakistan
Theo bảng xếp hạng trên, Việt Nam đang ở vị trí thứ 13, chỉ trên Pakistan.
Nguyên nhân chính là do hệ thống pháp lý nghèo nàn cộng với sự phát triển chậm
chạm của thị trường. Thị trường dược VN vẩn còn rất sơ khai với tỷ lệ tiêu dùng
trên đầu người cho sản phẩm dược thấp nhất trong khu vực tuy có thể hiện một số
cơ hội tốt , phần lớn dân số vẫn không có đủ điều kiện cho y tế căn bản nhất. Xếp
hạng môi trường kinh doanh theo BMI được dựa trên các tiêu chí sau: môi trường
chính trị, môi trường kinh tế vĩ mô, cơ hội kinh doanh, chính sách kinh doanh tự do
& cạnh tranh, việc kiểm soát giao dịch ngoại hối
& tỷ giá, thuế, tài chính, thị trường lao động và cơ sở hạ tầng. Theo cấp độ phân
loại ngành dược của WHO, ngành dược Việt Nam đang ở cấp độ phát triển từ 2.5-3
(có công nghiệp dược nội địa, xuất khẩu được một số dược phẩm, đa số phải nhập
khẩu).
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 26
b) Triển vọng phát triển
Ngành dược phẩm Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành có
tiềm năng phát triển với mức tăng trưởng bình quân ngành năm 2000-2007 là 1215 %. Với dân số gần 85 triệu người, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng ở thị trường
Việt Nam tăng hàng năm 15-17%, tiền thuốc bình quân đầu người tăng 1214%/năm. Theo số liệu thống kê năm 2007, chi tiền thuốc trung bình năm của mỗi
người dân Việt Nam lên tới 900.000đ/năm. Theo dự báo của Tập đoàn nghiên cứu
thị trường dược phẩm quốc tế IMS, với mức tăng trưởng 15% năm 2008, giá trị thị
trường dược phẩm trong nước sẽ đạt được con số 1 tỷ USD.
V. PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH POTER’S 5
FORCES
1.
Sức mạnh nhà cung cấp: Cao
Hầu như các sản phẩm dược trong nước đều là thành phẩm, được gia công từ
nguyên liệu nhập ngoại, còn số các nguyên liệu dược, kể cả các phụ gia và tá dược,
được sản xuất trong nước rất ít. Nhà cung cấp của ngành dược chủ yếu là các hãng
dược phẩm nước ngoài. Khi Việt Nam gia nhập WTO, sức mạnh nhà cung cấp
trong ngành dược sẽ giảm bớt do các doanh nghiệp trong nước có cơ hội lựa chọn
nhiều nguồn nguyên vật liệu dược phẩm với chi phí hợp lý.
2.
Sức mạnh khách hàng: Thấp
Do sản phẩm của ngành dược thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu, liên quan đến
tính mạng và sức khỏe người sử dụng nên cầu về thuốc là không thể trì hoãn được
và không có sự mặc cả về giá khi khách hàng sử dụng sản phẩm dược.
3.
Mức độ cạnh tranh: Cao
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, nhạy cảm và ảnh hưởng đến sức khỏe, tính
mạng con người. Do vậy, không ai thích đi mua thuốc, người tiêu dùng chỉ mua
thuốc khi họ bị bệnh và khó có thể khuyến khích người ta mua thêm nếu người ta
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 27
chỉ có nhu cầu mua một số lượng thuốc nhất định theo toa của bác sĩ. Chính vì vậy,
các nhà sản xuất dược phẩm sẽ tìm mọi cách để người bệnh mua thuốc của mình
mà không mua thuốc của đối thủ cạnh tranh. Chi phí bán hàng (trong đó chủ yếu là
chi phí hoa hồng, lót tay cho các bác sĩ kê toa, hiệu thuốc) chiếm một tỷ trọng
tương đối lớn (20-40%) trong tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất
dược phẩm trong nước và ngày càng có xu hướng tăng cho thấy mức độ cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp trong ngành dược ngày càng cao.
Do vốn ít, các nhà sản xuất trong nước đều phải nghĩ đến lợi nhuận nhất thời, tập
trung sản xuất quá nhiều các loại dược phẩm thông thường và phải cạnh tranh nhau
trong mảng thị phần nhỏ hẹp. Tuy nhiên, mảng thị phần hẹp này cũng có nguy cơ
bị thôn tính sau khi gia nhập WTO khi các mức thuế cho dược phẩm giảm mạnh.
Qua đó cho thấy khi gia nhập WTO, môi trường cạnh tranh trong ngành dược sẽ
càng gay gắt hơn khi các doanh nghiệp dược phẩm trong nước phải đối đầu với các
tập đoàn dược phẩm nước ngoài với tiềm lực về vốn, trình độ quản lý, trình độ
công nghệ cao.
4.
Rào cản gia nhập: Cao
Việc gia nhập ngành của các công ty dược phẩm mới tương đối khó khăn. Chi
phí nghiên cứu và phát triển (R&D) cho việc chế tạo ra một loại thuốc mới của các
công ty sản xuất dược phẩm là rất đáng kể. Chính vì dược phẩm là loại hàng hoá
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của người tiêu dùng, nên
phải sau một quá trình đánh giá rất dài của Chính phủ, các hãng mới có thể nhận
được đặc quyền sáng chế sản phẩm mới. Từ đặc quyền sáng chế này, các công ty
mới có thể sản xuất và cung cấp các loại dược phẩm ra thị trường trong thời gian
dài.
5.
Nguy cơ thay thế: Rất thấp
Nhu cầu về thuốc được xem là nhu cầu không thể chuyển đổi và thay thế. Người
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 28
bệnh muốn khỏi bệnh thì chỉ dùng thuốc để chữa bệnh.
Đặng Hải Phong/CHK24DL
Page 29
[...]... nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước trong việc cạnh tranh với thuốc nhập khẩu từ nước ngoài IV PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM 1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành dược Việt Nam: - Giai đoạn 1975 – 1990 (Ngành dược Việt Nam trong giai đoạn thời bao cấp): Ngành dược Việt Nam giai đoạn này chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, sản xuất không đáng kể, mỗi tỉnh có một xí nghiệp liên hợp dược và mỗi... lời của các công ty dược Do vậy, khi Việt Nam mở cửa, các doanh nghiệp dược phẩm trong nước có cơ hội lựa chọn nguồn nguyên phụ liệu dược với chi phí hợp lý b Khó khăn: - Năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh của ngành dược Việt Nam còn thấp, đang ở cấp độ 2,5 – 3 theo cấp độ phân loại ngành dược của WHO Cấp độ cao nhất theo phân loại này là 4 (Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới), ngành. .. động trong lĩnh vực dược đ ngành Dược Việt Nam được hoạt động trong một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ Luật Dược được ban hành thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với ngành dược, tạo điều kiện pháp lý cho việc phát triển ngành Dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn - Giai đoạn 2006-2007 (ngành dược tiếp tục phát triển với tốc độ cao, khoảng 18-20%/năm Việt Nam gia nhập WTO mang... và cơ sở hạ tầng Theo cấp độ phân loại ngành dược của WHO, ngành dược Việt Nam đang ở cấp độ phát triển từ 2.5-3 (có công nghiệp dược nội địa, xuất khẩu được một số dược phẩm, đa số phải nhập khẩu) Đặng Hải Phong/CHK24DL Page 26 b) Triển vọng phát triển Ngành dược phẩm Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành có tiềm năng phát triển với mức tăng trưởng bình quân ngành năm 2000-2007 là 1215 %... nhận dược phẩm cùng với việc kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế nhập khẩu vào Việt Nam, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…chưa phù hợp với quy định chung của quốc tế,… 10 Cam kết WTO trong ngành dược: Việt Nam gia nhập WTO có những ảnh hưởng to lớn đến ngành dược, gồm những thuận lợi, khó khăn sau: a Thuận lợi: - Môi trường đầu tư: Việt Nam gia nhập WTO sẽ mang lại cho các ngành kinh tế nói chung và ngành dược. .. Việt Nam này trong việc nhập khẩu, phân phối hoặc bán các sản phẩm của mình Khi Việt Nam gia nhập WTO, kể từ ngày 1/1/2009, các doanh nghiệp dược có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của các doanh nghiệp dược nước ngoài tại Việt Nam sẽ được trực tiếp nhập khẩu dược phẩm nhưng không được Đặng Hải Phong/CHK24DL Page 25 tham gia phân phối trực tiếp dược phẩm tại Việt Nam Các loại thuốc do doanh nghiệp... trường Việt Nam tăng hàng năm 15-17%, tiền thuốc bình quân đầu người tăng 1214%/năm Theo số liệu thống kê năm 2007, chi tiền thuốc trung bình năm của mỗi người dân Việt Nam lên tới 900.000đ/năm Theo dự báo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường dược phẩm quốc tế IMS, với mức tăng trưởng 15% năm 2008, giá trị thị trường dược phẩm trong nước sẽ đạt được con số 1 tỷ USD V PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM THEO... ngành dược Việt Nam chỉ mới sản xuất được thuốc gốc, xuất khẩu được một số dược phẩm, đa số phải nhập khẩu - Các quy định về sở hữu trí tuệ: Sở hữu trí tuệ cũng là một thách thức cho ngành dược khi Việt Nam gia nhập WTO Tự do hóa sẽ làm gia tăng các nguy cơ tranh chấp pháp lý về quyền sở hữu công nghiệp giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài Khi gia nhập WTO, ngành dược Việt Nam. .. một tên biệt dược khác Hiện ngành dược Việt Nam chỉ được xếp ở cấp độ 2,5 đến 3 theo thang phân loại từ 1- 4 của WHO, chủ yếu gia công và sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu, gần như “nhường” thị trường biệt dược cho hàng nhập khẩu mà nguyên nhân cơ bản là thiếu vốn, công nghệ và đối tác uy tín để đầu tư cho sản phẩm mới đạt chuẩn quốc tế b Thị trường đông dược Nền y dược học cổ truyền ở Việt Nam có lịch... có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của các doanh nghiệp dược nước ngoài tại Việt Nam sẽ được trực Đặng Hải Phong/CHK24DL Page 22 tiếp nhập khẩu dược phẩm Họ sẽ xuất hiện với phương thức kinh doanh chuỗi nhà thuốc – đây là mô hình quá quen thuộc ở nước ngoài nhưng còn khá mới mẻ tại Việt Nam Do vậy, ngành dược Việt Nam đã xác định phát triển và duy trì hoạt động của chuỗi nhà thuốc đạt chuẩn GPP như ... sản xuất dược phẩm nước việc cạnh tranh với thuốc nhập từ nước IV PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM Lịch sử hình thành phát triển ngành dược Việt Nam: - Giai đoạn 1975 – 1990 (Ngành dược Việt Nam giai... vực dược đ ngành Dược Việt Nam hoạt động môi trường pháp lý hoàn chỉnh đồng Luật Dược ban hành thể quan tâm Nhà nước ngành dược, tạo điều kiện pháp lý cho việc phát triển ngành Dược thành ngành. .. dược Việt Nam thấp, cấp độ 2,5 – theo cấp độ phân loại ngành dược WHO Cấp độ cao theo phân loại (Sản xuất nguyên liệu phát minh thuốc mới), ngành dược Việt Nam sản xuất thuốc gốc, xuất số dược phẩm,