1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM

22 847 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 518,85 KB

Nội dung

BÀI TẬP HẾT MÔN PHÂN TÍCH NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM 1.Giới thiệu ngành 1.1 Định nghĩa ngành: Ngân hàng là những tổ chức kinh tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và các hoạt động kinh doanh tiền tệ; là các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, thực hiện nghiệp vụ huy động, cho vay vốn và thanh toán. Ngân hàng xuất hiện đầu tiên trong lịch sử là ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, được sự tín nhiệm của khách hàng mà trở thành trung tâm tín dụng, trung tâm tiền mặt và trung tâm thanh toán trên từng địa bàn. Do yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và quản lý kinh doanh tiền tệ mà xuất hiện ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ và kinh doanh tiền tệ Ở nước ta, trong cơ chế cũ chỉ có một ngân hàng duy nhất là ngân hàng nhà nước vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ vừa trực tiếp kinh doanh tiền tệ. Chuyển sang cơ chế mới - cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, hệ thống ngân hàng được phân thành hai cấp: Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng thương mại là những doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh tiền tệ tín dụng. 1.2 Một số đặc điểm: Trung tâm tiền tệ: có vai trò xác định lãi suất hợp lý, chủ động điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông, đẩy nhanh tốc độ lưu thông tiền tệ. Trung tâm tín dụng: lạ nơi giao dịch, mua bán các loại chứng khoán, kinh doanh chứng khoán, dịch vụ môi giới chứng khoán, dịch vụ thanh toán cho khách hàng, dịch vụ tư vấn, giữ chứng từ, đồ vật quý... Ngân hàng nhà nước là cơ quan của chính phủ. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền tệ

Trang 1

LỚP : SD-MBA1-DANANG

MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THANH LIÊM

HỌC VIÊN: NGUYỄN HẢI PHÚ

Ngân hàng là những tổ chức kinh tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền

tệ và các hoạt động kinh doanh tiền tệ; là các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, thực hiện nghiệp vụ huy động, cho vay vốn và thanh toán

Ngân hàng xuất hiện đầu tiên trong lịch sử là ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, được sự tín nhiệm của khách hàng mà trở thành trung tâm tín dụng, trung tâm tiền mặt và trung tâm thanh toán trên từng địa bàn

Do yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và quản lý kinh doanh tiền tệ mà xuất hiện ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ và kinh doanh tiền tệ

Ở nước ta, trong cơ chế cũ chỉ có một ngân hàng duy nhất là ngân hàng nhà nước vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ vừa trực tiếp kinh doanh tiền tệ Chuyển sang cơ chế mới - cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, hệ thống ngân hàng được phân thành hai cấp: Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và kinh doanh tiền tệ Ngân hàng thương mại là những doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh tiền tệ tín dụng

vụ tư vấn, giữ chứng từ, đồ vật quý

Ngân hàng nhà nước là cơ quan của chính phủ Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành

Trang 2

tiền tệ, là ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho chính phủ.

Là cơ quan điều hành thực thi chính sách tiền tệ, hoạt động của ngân hàng nhà nước hướng vào mục tiêu ổn định sức mua của đồng tiền, làm cho đồng tiền thực sự là phương tiện tổ chức sản xuất lưu thông và tiêu dùng, thông qua sử dụng đồng tiền để điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Các ngân hàng thương mại là lực lượng chủ yếu trong việc thực thi các quan hệ tín dụng, biến vai trò khách quan của tín dụng thành hiện thực trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển kinh tế và góp phần quan trọng vào việc hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, nâng cao hiệu quả nền sản xuất xã hội Các ngân hàng thương mại có vai trò trung gian, chuyển các khoản tiết kiệm tiền nhàn rỗi tạm thời thành tín dụng đầu tư; vai trò thanh toán; vai trò bảo lãnh; vai trò đại lý; vai trò thực hiện chính sách tiền tệ

1.3 Lịch sử phát triển ngành:

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập vào tháng 05 năm 1951 Sau khi thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên: Phát hành giấy bạc Ngân hàng, thu hồi giấy bạc Tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách; Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch

Vào những năm của thập kỷ 50 đến thập kỷ 70 của thế ký 20, Việt Nam đang trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ để thống nhất đất nước Nên Miền Bắc vừa xây dựng, chiến đấu, vừa chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia thực hiện những nhiệm vụ cơ bản như, củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế trong chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc Và thực hiện Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam.Sau khi giải phóng miền nam thống nhất đất nước vào năm 1975 Việt Nam bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh Nhiệm vụ cụ thể của ngành Ngân hàng là tiến hành thiết lập hệ thống Ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống Ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam Theo đó, Ngân hàng Quốc gia của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã được quốc hữu hóa và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở

cả hai miền Nam- Bắc vào năm 1978 Trong giai đoạn này, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường

Hệ thống Ngân hàng Việt Nam được đổi mới căn bản và toàn diện sau khi Việt Nam thực hiện mở cửa, nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường Hội đồng Nhà nước

Trang 3

thông qua và công bố 2 Pháp lệnh về ngân hàng ( Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) vào tháng 5/1990 Sự ra đời của 2 Pháp lệnh Ngân hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng

và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng trung ương; các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật

Trên cơ sở quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ Về cơ cấu tổ chức, theo Nghị định 96/2008/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước có 24 đơn vị trực thuộc, trong đó 19 đơn vị giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng trung ương

- Tháng 7/1987: Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 218/CT cho phép làm thử việc chuyển hoạt động của Ngân hàng sang kinh doanh XHCN

- Tháng 3/1988: Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT với định hướng

cơ bản là chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh

- Tháng 5/1990: Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 Pháp lệnh về ngân hàng ( Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng

và công ty tài chính) vào tháng 5/1990 Sự ra đời của 2 Pháp lệnh Ngân hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng trung ương; các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật

Thị trường tài chính Ngân hàng ở Việt Nam thực sự sôi động kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) Tính đến tháng 6-2012, hệ thống Ngân hàng thương mại, và các tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam gồm có:

- 02 Ngân hàng chính sách

- 01 Quỹ tín dụng nhân dân

- 05 Ngân hàng thương mại nhà nước ( bao gồm các Ngân hàng đã cổ phần hóa nhưng Nhà nước giữ 51% vốn ),

- 37 Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP),

- 06 Ngân hàng liên doanh,

- 05 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài,

- 13 công ty cho thuê tài chính trong nước,

- 17 công ty tài chính cùng 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Trang 4

2 Phân tích môi trường:

Áp lực cạnh tranh của ngành ngân hành không chỉ đến từ sự xuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng nước ngoài, mà còn là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng nội địa với nhau và với các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, vàng Đó là:

Cạnh tranh từ các thị trường khác: Tăng trưởng của ngành ngân hàng luôn gắn với diễn biến của nền kinh tế Khi nền kinh tế thế giới lẫn trong nước được dự báo vẫn còn khó khăn, hoạt động của ngành ngân hàng không thể không bị ảnh hưởng

Trong khi đó, các ngân hàng còn phải đối phó với sự cạnh tranh từ các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản…

Một số yếu tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng ở cấp độ trực tiếp đến hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính ngân hàng, sử dụng mô hình PEST

a Môi trường chính trị, pháp luật (P)

+ Chính trị Việt Nam luôn luôn giữ được ổn định, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới tạo cơ hội bình đẳng cho các ngân hàng nước ngoài đầu tư ở Việt Nam, tạo áp lực mạnh mẽ cho các ngân hàng trong nước

+ Ngân hàng Nhà nước kiển soát các hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

b Môi trường kinh tế (E)

- Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm từ 5% -:- 8%/năm.Tuy nhiên cuối năm 2008 đầu năm 2009 phát triển chậm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dự kiến tăng trưởng kinh tế năm 2009 của Việt Nam từ 5% -:- 6%

- Nền kinh tế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động ngân hàng có nhiều cơ chế khuyến khích về vốn, công nghệ, thị trường, tăng cường quản lý các doanh nghiệp, định hướng kinh doanh đạt kết quả cao

c Môi trường xã hội – dân số (S)

- Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào

- Chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao ảnh hưởng tốt sản phẩm huy động vốn và hoạt động tín dụng, ví dụ: tín dụng hộ gia đình, tín dụng tiêu dùng cá nhân, tín dụng bất động sản

- Chất lượng dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng chuyên nghiệp, nâng cao, đáp ứng tốc độ phát triển của ngành

d Môi trường công nghệ (T)

- Việc ứng dụng công nghệ ngân hàng mới, xu hướng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng cao như: dịch vụ internet banking, mobile banking, thanh toán điện tử

Trang 5

- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng trong khâu thanh toán và các nghiệp vụ cơ bản, thanh toán điện tử chương trình kế toán ngân hàng, quản lý dữ liệu trên máy tính

e Môi trường kinh tế quốc tế (W)

Hội nhập nền kinh tế quốc tế là cơ hội và thức đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Mô hình PEST phân tích môi trường vĩ mô

3.Phân tích ngành:

- S ự p h át t r i ể n ng à nh ngân hàng

Trong thời gian qua, Ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng cả

về số lượng và quy mô Số lượng ngân hàng tăng từ 9 ngân hàng trong năm 1991 lên 80 ngân hàng vào năm 2007 Số lượng ngân hàng tăng thêm tập trung vào 2 khối ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho thấy sức hấp dẫn của ngành Ngân hàng Việt Nam đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như các tổ chức tài chính quốc tế

Số lượng ngân hàng tăng nhanh tập trung vào 2 khối ngân hàng TMCP và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho thấy sức hấp dẫn của lĩnh vực ngân hàng Việt Nam

Bảng 1: Số lượng ngân hàng giai đoạn 1991 – 2007

Trang 6

Nguồn: SBV, Deutsche bank, BVSC

Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng, quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng tăng trưởng mạnh mẽ Năm 2007, tổng tài sản toàn hệ thống đã tăng lên hơn 1.500 ngàn tỷ đồng bằng hơn 130% GDP 2007 Sự tăng trưởng hệ thống tập trung vào

2 mảng hoạt động truyền thống là cho vay và huy động Tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng và huy động tiền gửi ở mức rất cao, đạt trung bình trên 35%/năm trong suốt giai đoạn 2002 - 2007 Đặc biệt trong năm 2007, tăng trưởng tín dụng trở nên quá nóng khi đạt tốc độ tăng 54% do nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế tăng cao trong

đó bao gồm cả nhu cầu vốn đầu tư chứng khoán và bất động sản

Biểu đồ 1: Tăng trưởng tín dụng và tiền gửi giai đoạn 2002 – 2007

độ tăng trưởng GDP thực tế.

Tăng trưởng tín dụng nhanh khiến ngành ngân hàng có nguy cơ đối mặt với rủi ro lớn hơn khi tỷ lệ tín dụng/tiền gửi toàn ngành luôn ở mức trên 90%, cao hơn mức trung bình trong khu vực (khoảng 83%)

Biểu đồ 2: So sánh tỷ lệ tín dụng/tiền gửi với các nước trong khu vực

Trang 7

Tỷ lệ tín dụng/tiền gửi, 2002 – 2007 So sánh trong khu vực Asia, 2006

* Tỷ lệ tín dụng/tiền gửi của Việt Nam đã cao hơn mức trung bình trong khu vực

Độ sâu tài chính cũng đã có sự thay đổi đáng kể khi các tỷ lệ tín dụng/GDP và tiền gửi/GDP của Việt Nam tăng nhanh qua các năm và đạt lần lượt 71%

và 78% vào cuối năm 2006 Điều này cho thấy mức độ phát triển rất nhanh chóng của

hệ thống ngân hàng Việt Nam Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn ở mức thấp hơn so với mức trung bình trong khu vực

Các chỉ tiêu này cho thấy hệ thống Ngân hàng vẫn có tiềm năng tăng trưởng tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong những năm tới sẽ giảm xuống, đồng thời hệ thống Ngân

Trang 8

hàng sẽ phải tập trung hơn vào việc tăng năng lực tài chính và nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.

Ngoài 2 mảng hoạt động truyền thống là tín dụng và huy động vốn, mảng hoạt động dịch vụ cũng có sự phát triển mạnh mẽ Cùng với việc đầu tư mạnh vào công nghệ, cơ sở vật chất và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, những năm vừa qua các NHTM đã đạt tốc độ tăng trưởng hoạt động dịch vụ rất cao

Biểu đồ 4: Tỷ trọng thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập 2007

%

2 46

- T iề m n ăng tăng t r ưở ng

Dự báo tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng và huy động vốn sẽ chậm lại so với

Trang 9

giai đoạn 2002 - 2007, tuy nhiên vẫn ở mức cao gấp hơn 2 lần tốc độ tăng GDP thực tế.

Hoạt động Ngân hàng truyền thống được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong năm 2008 nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn được nhiều tổ chức đánh giá có tốc độ tăng trưởng tốt trong những năm tới Theo dự báo của BMI, tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2008 sẽ giảm xuống 7% tuy nhiên vẫn đạt mức bình quân 8% trong giai đoạn 2008 - 2012 Đây là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của hệ thống Ngân hàng

Trên cơ sở những đánh giá về khả năng năng trưởng của nền kinh tế và các mảng hoạt động chính như tín dụng và huy động vốn trong tương quan so sánh với các nước trong khu vực, BVSC dự báo một số chỉ tiêu tăng trưởng đối với mảng hoạt động tín dụng và huy động vốn đến năm 2012 như sau:

Bảng 2: Dự báo tăng trưởng tín dụng và huy động vốn đến năm 2012

Đơn vị: nghìn tỷ VND 2002 2003 2004 2005 2006 2007E CAGR 2012F CAGR

Nguồn: ADB, BMI, BVSC

Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tiềm năng tăng trưởng mạnh cùng với sự tăng trưởng kinh tế Theo IMF, số lượng tài khoản ngân hàng tại Việt

Nam trong năm 2006 ước tính chỉ ở mức hơn 8 triệu tài khoản chiếm khoảng 9,4% dân số và tập trung chủ yếu vào những đối tượng có thu nhập cao tại các khu đô thị

và các doanh nghiệp Phương thức thanh toán tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán khá phổ biến Mặc dù tỷ lệ Tiền mặt/Tổng phương tiện thanh toán (M2) có xu hướng giảm dần nhưng tỷ lệ này của Việt Nam vẫn là cao nhất trong khu vực Điều này mở ra tiềm năng ngành Ngân hàng khi các sản phẩm, dịch vụ thanh toán đã tương đối hoàn thiện đồng thời Chính phủ có chủ trương đẩy mạnh thanh toán qua Ngân hàng

Biểu đồ 6: Tỷ lệ Tiền mặt/Tổng PTTT (M2) và so sánh trong khu vực

Trang 10

Tỷ lệ tiền mặt/M2, 2002 – 2006 So sánh với các nước trong khu vực

* Tỷ lệ Tiền mặt/Tổng PTTT (M2) mặc dù có xu hướng giảm tuy nhiên vẫn ở mức cao nhất so với các nước trong khu vực.

Hoạt động Ngân hàng đầu tư hiện đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển Các NHTM tại Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào các mảng nghiệp vụ NHTM truyền thống như huy động vốn và cho vay, các nghiệp vụ Ngân hàng đầu tư như môi giới, tư vấn, bảo lãnh phát hành và các nghiệp vụ chứng khoán phái sinh chủ yếu được thực hiện tại các Công ty chứng khoán Tuy nhiên, một số ngân hàng lớn với định hướng phát triển thành tập đoàn tài chính đã có định hướng phát triển mảng hoạt động này thông qua việc thành lập các Công ty chứng khoán trực thuộc Ngân hàng

Bảng 3: Một số Công ty chứng khoán thuộc sở hữu của Ngân hàng

Công ty chứng khoán Ngân hàng Nhà Hà Nội 150 100% HBB

Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương 200 100% VCB

Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương 500 100% ICB

Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Á 500 100% EAB

Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư Phát triển 700 100% BIDV

Công ty chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam 700 100% AGRI

Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài gòn Thương tín 1.100 100% STB

Nguồn: HASTC, HOSE, BVSC

- Quy m ô và năng l ự c tài ch í n h

Trang 11

Thị trường ngân hàng có sự phân hóa rõ nét giữa các khối ngân hàng: Hiện có

80 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm 5 ngân hàng thương mại quốc doanh, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 33 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng liên doanh Giữa các nhóm ngân hàng này có sự phân hóa rõ nét về quy

mô, thị phần, đối tượng khách hàng cũng như chiến lược phát triển

Quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng Việt Nam trong những năm qua đã có sự tăng trưởng mạnh tuy nhiên còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình trong khu vực Khối NHTMQD có quy mô vượt trội, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với khối NHTMCP

Biểu đồ 7: Tăng trưởng tổng tài sản 2007 (ĐVT 1.000 tỷ VND)

Biểu đồ 8: Tăng trưởng vốn điều lệ 2007 (ĐVT 1.000 tỷ VND)

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu (CAR) là chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của Ngân hàng Chỉ tiêu này được dùng để xác định khả năng của Ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi

Ngày đăng: 19/04/2014, 10:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Số lượng ngân hàng giai đoạn 1991 – 2007 - PHÂN TÍCH NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Bảng 1 Số lượng ngân hàng giai đoạn 1991 – 2007 (Trang 5)
Bảng 2: Dự báo tăng trưởng tín dụng và huy động vốn đến năm 2012 - PHÂN TÍCH NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Bảng 2 Dự báo tăng trưởng tín dụng và huy động vốn đến năm 2012 (Trang 9)
Bảng 3: Một số Công ty chứng khoán thuộc sở hữu của Ngân hàng - PHÂN TÍCH NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Bảng 3 Một số Công ty chứng khoán thuộc sở hữu của Ngân hàng (Trang 10)
Bảng 5: Thị phần cho vay giai đoạn 2000 - 2007 - PHÂN TÍCH NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Bảng 5 Thị phần cho vay giai đoạn 2000 - 2007 (Trang 12)
Bảng 4: Tỷ lệ CAR của một số ngân hàng - PHÂN TÍCH NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Bảng 4 Tỷ lệ CAR của một số ngân hàng (Trang 12)
Bảng 7: Đối tác chiến lược của một số NHTMCP tại Việt Nam - PHÂN TÍCH NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Bảng 7 Đối tác chiến lược của một số NHTMCP tại Việt Nam (Trang 14)
Bảng 9: Một số chỉ tiêu tài chính các NHTMCP - PHÂN TÍCH NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Bảng 9 Một số chỉ tiêu tài chính các NHTMCP (Trang 17)
Bảng 10: Tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi của một số ngân hàng - PHÂN TÍCH NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Bảng 10 Tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi của một số ngân hàng (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w