PHÂN TÍCH NGÀNH GIẤY TẠI VIỆT NAM
Trang 1Bài tập cá nhân
PHÂN TÍCH NGÀNH GIẤY
TẠI VIỆT NAM
Giảng viên: TS Trần Thanh Liêm Học viên: Nguyễn Thị Ngọc Minh ID:11752307
Lớp: SD MBA1
Đà Nẵng, 2012
Trang 2MỤC LỤC
Lời mở đầu
1 Phân tích môi trường vĩ mô ngành Giấy Việt Nam
1.1 Môi trường vĩ mô và các yếu tố tác động tới ngành Giấy 1.2 Tổng kết phân tích môi trường vĩ mô
2 Phân tích môi trường ngành
2.1 Mô hình năm áp lực cạnh tranh
2.2 Quy trình tạo ra chuỗi giá trị ngành Giấy
3 Ma trận SWOT tổng hợp ngành Giấy Việt Nam
4 Kiến nghị tổng hợp
Kết luận
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Việt nam đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Bên cạnh những thận lợi và thời cơ do hội nhập mang lại, có rất nhiều khó khăn và thách thức Điều này đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề mà các ngành kinh tế, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất phải quan tâm để chọn được mục tiêu, chiến lược kinh doanh đúng đắn Ngành giấy Việt Nam đang đứng trước những thách thức, khó khăn rất lớn Hiện nay ngành giấy là một trong những ngành được Bộ Công nghiệp, Chính phủ hết sức quan tâm Bởi điều đó liên quan trực tiếp đến
sự tồn tại và phát triển của ngành giấy trong bối cảnh hội nhập kinh tế
Hiện nay sức cạnh tranh của giấy nội với giấy ngoại rất thấp kém Ngành giấy Việt Nam có trình độ công nghệ lạc hậu, qui mô không lớn, giá giấy lại cao trong khi chất lượng giấy lại thấp chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước Trong khi đó giấy ngoại nhập có sức cạnh tranh rất lớn, giá rẻ, chất lượng lại cao hơn
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt , ngành giấy nước nhà có nguy cơ bị thua ngay trên sân nhà khi Việt Nam tham gia nhập nhập kinh tế khu vực và thế giới Giấy của các nước trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia, Malaxia, và của các nước trên thế giới sẽ tràn vào Việt Nam đe doạ sự sống còn của ngành giấy Việt Nam
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi thực hiện đi sâu vào phân tích những thuận lợi, thời cơ, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu đối với ngành giấy Từ
đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao sức cạnh tranh của ngành giấy trên cơ
sở phát huy sức mạnh tổng hợp của thời cơ và điểm mạnh, khắc phục điểm yếu đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với sự cạnh tranh quyết liệt
Trang 41 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ NGÀNH GIẤY VIỆT NAM
1.1 Môi trường vĩ mô và các yếu tố tác động tới ngành Giấy
*Xuất phát từ tiếp cận lý thuyết hệ thống Ngành Giấy là một hệ thống mở,
có sự liên hệ và chịu sự tác động của môi trường bên ngoài, môi trường bao quanh Ngành Giấy Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố:
Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp cho Ngành Giấy trả lời một phần câu hỏi: Ngành Giấy đang trực diện với cái gì? Quan trọng nhất là thấy được thời cơ
và thách thức của môi trường vĩ mô đem lại Từ đó ngành Giấy chủ động trong việc tận dụng thời cơ và phòng tránh, hạn chế những rủi ro, vượt qua thách thức
* Sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô tới Ngành Giấy
1.1.1 Yếu tố kinh tế :
Yếu tố kinh tế bao hàm nhiều nhân tố: thu nhập bình quân đầu người, lãi xuất, lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP… Yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới Ngành Giấy, tới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Chỉ một
sự biến động nhỏ của môi trường kinh tế sẽ có tác động tới ngành Giấy
Ví dụ: Thời gian vừa qua việc xăng dầu tăng giá đã gây thiệt hại cho ngành Giấy 14.4 tỷ đồng Theo ông Nguyễn Hữu Thịnh, phó tổng giám đốc tổng giám đốc Công Ty Giấy Việt Nam thì giá xăng dầu tăng khiến giá thành giấy tăng bình quân từ 100.000 đ /tấn đến 140.000 đ /tấn
Nền kinh tế càng phát triển, năng lực sản xuất càng lớn, nhu cầu sử dụng các sản phẩm giấy càng lớn: trao đổi, thư từ, fax, sách báo, bao bì gói hàng hoá…Việt Nam đang thực hiện đường lối kinh tế mở, nền kinh tế thị trường, tốc
độ tăng trưởng GDP khá ổn định và cao so với các nước trong khu vực
Trang 5Năm Tốc độ tăng
GDP(%)
Sản lượng giấy(1000tấn bìa)
- Thu nhập, mức sống dân cư tăng cùng với nó là các nhu cầu cũng tăng lên, trong đó giấy lau, giấy vệ sinh, giấy ăn …Không phải là ngoại lệ Những năm gần đây mặt hàng giấy vệ sinh được tiêu thụ lớn và ngày càng tăng Chỉ riêng mặt hàng này đã có trên 50 thương hiệu trên thị trường nội địa, cạnh tranh nhau khá gay gắt
Môi trường kinh tế Việt Nam đã tạo ra thời cơ và thách thức cho Ngành Giấy Việt Nam:
+Thời cơ: kinh tế đang tăng trưởng và phát triển thì nhu cầu giấy tăng lên
Ngành Giấy có điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…
+Thách thức: những rủi ro từ môi trường kinh tế khó nhận biết được Thời
cơ đem lại cho Ngành Giấy Việt Nam thì cũng đồng nghĩa với thách thức, bởi sự hấp dẫn nhu cầu giấy trong nước tăng buộc Ngành Giấy nội phải cạnh tranh quyết liệt hơn với giấy ngoại thâm nhập thị trường trong nước với giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn Trước vấn đề này Ngành Giấy cần có biện pháp nâng cao sức cạnh tranh, giữ được thị trường, thị phần trong nước
Trang 6- Tiêu thụ giấy bình quân ( kg/người ) 9,4 14,5 33,6
- Nhu cầu giấy ( tấn/năm ) 781.000 1.286.000 3.420.000 Trong đó :
Dân số càng tăng thì nhu cầu sử dụng giấy càng tăng đặc biệt là các loại giấy vệ sinh nhằm thoả mãn thói quen của người tiêu dùng ( nhất là ở các thành phố, thị trấn, thị xã …)
Khi xã hội càng phát triển, nhận thức con người càng nâng lên, xã hội quan tâm nhiều hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường, thì nhu cầu các loại giấy bao bì, giấy gói thay thế cho ny lon càng cao bởi giấy là chất liệu dễ xử lý và tái chế sử dụng lại , góp phần bảo vệ môi trường
Đây là những thuận lợi rất lớn, Ngành Giấy cần khai thác triệt để để chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần
1.1.3 Yếu tố môi trường tự nhiên
* Thuận lợi :
+ Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc Bán Cầu và đúng vào khu vực gió mùa Đông Nam á đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa là nhiều nắng, lắm mưa, độ ẩm trung bình cao là điều kiện rất thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng
Trang 7+ Lượng mưa trung bình hàng năm hầu khắp các vùng trong nước từ 1500mm – 2000mm , khiến cho độ ẩm trung bình cao 85%, có tác dụng điều hoà khí hậu và cung cấp cho đất một lượng đạm vô cơ đáng kể Tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng làm nguyên liệu giấy, đặc biệt là rừng nâng cao cả về số lượng
*Khó khăn:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa về cơ bản là thuận lợi cho trồng cây nguyên liệu giấy, tuy nhiên đem lại không ít những khó khăn như hạn hán, thiên tai, cháy rừng xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho nguyên liệu giấy
ổn định, liên tục
Khoa học công nghệ được coi là vũ khí, là yếu tố quan trọng của cạnh tranh, ảnh hưởng quan trọng tới sự sống còn của sản phẩm của ngành trên thị trường, bởi công nghệ sản xuất liên quan trực tiếp tới chi phí sản xuất, tính giá thành phẩm Những thay đổi, tiến bộ của công nghệ, công nghệ mới xuất hiện sẽ tạo thời cơ, sức mạnh cho ngành nắm được công nghệ mới, song nó cũng là sức
ép, đe doạ sự tồn tại của doanh nghiệp, ngành có công nghệ cũ, lạc hậu từ đó ảnh hưởng rất lớn tới các mục tiêu, quết định, chiến lược của ngành Để tồn tại
Trang 8và đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay buộc ngành giấy phải lường trước được những thay đổi do công nghệ mang lại và có ứng phó linh hoạt xuất phát từ tầm quan trọng của khoa học, công nghệ, yếu tố khoa học, công nghệ là đầu vào sản xuất giấy
Hiện nay ngành giấy rất quan tâm và đã có những thành công đáng kể trong đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Việc đổi mới công nghệ được thực hiện trong ba lĩnh vực :
- Sản xuất bột giấy với việc cải tiến công nghệ nấu tẩy
- Sản xuất giấy với việc chuyển từ công nghệ xeo giấy trong môi trường axit sang môi trường kiềm
- Lĩnh vực đo lường, điều khiển
Nhiều đơn vị đã cải tạo và quy hoạch lại mặt bằng, xây dựng nhà xưởng khang trang, hợp lý hơn
Sự phát triển, tiến bộ của khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Giấy tiếp thu công nghệ vào sản xuất giấy Một loạt thiết bị mới , nhập từ nước ngoài ( chủ yếu là từ Trung Quốc ) được đưa vào sản xuất tại nhiều doanh nghiệp có quy mô trung bình, có trình độ
kỹ thuật cao hơn loại cũ Các công ty lớn như : Giấy Bãi Bằng, Tân Mai đã trang
bị hệ thống tự kiểm tra chất lượng sản phẩm ( QCS ) Thiết bị chế tạo trong nước, trang bị cho các doanh nghiệp nhỏ được nâng cấp, tính năng linh hoạt cao hơn
Hệ thống thiết bị cuả các doanh nghiệp khu vực II đã được cải tạo, bổ xung nghiền thuỷ lực và nghiền đĩa, do đó đã tiết kiệm và nâng cao chất lượng bột giấy Sự xuất hiện của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã đem lại cho ngành Giấy Việt Nam một số công nghệ, thiết bị tiên tiến ví dụ như : hệ thống khử mực của công ty Now Toyo
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế và của ngành giấy, nước ta với khoảng 80 triệu dân dự đoán nhu cầu tiêu thụ giấy trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 tăng 10.4% Theo đó hết năm 2005 cả nước sẽ cần khoảng 781.000 tấn và năm 2010 sẽ là 1.286.000 tấn Để đạt được sản lượng trên, ngành giấy sẽ tập trung đầu tư trên 1140 triệu USD thực hiện 5 dự án sản xuất bột và giấy theo công nghệ tiên tiến, bảo đảm làm ra sản phẩm chất lượng cao, chủng loại phong phú hơn và giá bán có khả năng cạnh tranh hơn Trong đó những công trình quan trọng tại Cầu Đuống, Kon Tum, Bình An, Bãi Bằng, Hoà Bình, Thanh Hoá dự kiến sẽ được áp dụng công nghệ tiên tiến, sẽ lần lượt đi vào hoạt
Trang 9động từ 2002 đến 2008 với tổng số vốn đầu tư khoảng 1.088 tỷ USD và tổng công suất của các dự án này khoảng 630.000 tấn bột giấy mỗi năm Mặc dù ngành giấy
đã có những cố gắng lớn để đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm Song công nghệ sản xuất giấy tại Việt Nam thuộc loại lạc hậu, yếu kém trong khu vực ASEAN Điều đó được thể hiện :
Chỉ có ba nhà máy là Bãi Bằng, Tân Mai và Đồng Nai được coi là “hiện đại” nhưng tuổi thọ cũng đã 20 – 40 năm Sử dụng công nghệ những năm 70-80
Do đó năng suất cán giấy của các nhà máy rất thấp Ngay nhà máy giấy Đồng Nai chỉ cán giấy khổ rộng tối đa 2.6m và tốc độ đạt 200 m/ phút Trong khi máy xeo giấy thế hệ mới của của các nước ASEAN sản xuất giấy khổ rộng 10m, tốc độ cán đạt 2000 m/ phút Kết quả là trong cùng thời gian là một phút thì các nhà máy trong ASEAN cán được 20.000 m2 thì nhà Đồng Nai chỉ cán được 520 m2 giấy, công suất kém hơn 38.5 lần Bên cạnh đó các nhà máy giấy Việt Nam thiếu nhiều nhà máy phụ trợ sản xuất bột nguyên liệu Nguyên liệu phụ thuộc bên ngoài, đặc biệt là bột giấy không ổn định góp phần làm cho giấy nội tăng giá thành, phải bán giá cao hơn giấy ngoại từ 1.5 – 2 triệu đồng/ tấn
Với điểm yếu lớn về khoa học công nghệ, dù được bảo hộ với thuế xuất cao nhưng do giấy trong nước kém về chất lượng, giá bán lại cao nên khó cạnh tranh với giấy nhập
Qua phân tích yếu tố khoa học công nghệ tới Ngành Giấy Việt Nam ta thấy yếu tố khoa học công nghệ có ảnh hưởng lớn tới sức cạnh tranh của Ngành Giấy Việt Nam Trình độ khoa học công nghệ của Ngành Giấy lạc hậu, cũ so với khu vực và trên thế giới dẫn đến chất lượng giấy sản xuất thấp, chi phí sản xuất lớn, lãng phí nguyên nhiên vật liệu và nhân công….làm giảm sức cạnh tranh về chất lượng và giá Ngành Giấy Việt Nam với giấy ngoại nhập Vì vậy để nâng cao sức cạnh tranh cho Ngành Giấy trước hết là để tồn tại được khi hội nhập kinh tế, Ngành Giấy cần phải có sự đầu tư cả về vốn và con người, để nhập được thiết bị sản xuất tiên tiến và vận hành , sử dụng được tức là làm chủ công nghệ sản xuất giấy
1.1.5 Yếu tố chính trị pháp luật và chính sách vĩ mô.
Yếu tố chính trị,cơ chế chính sách pháp luật tác động sâu sắc tới ngành giấy, điều chỉnh, định hướng cho ngành giấy theo chủ trương và quy hoạch tổng thể của nhà nước
+ Trước hết yếu tố chính trị :
Trang 10Việt Nam được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định , môi trường đầu tư
ổn định nhất trong khu vực Đây là yếu tố hết sức thuận lợi để thu hút ,kêu gọi và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư trong nước Hiện nay ngành giấy đang rất cần vốn đầu tư để đổi mới máy móc , công nghệ ,học hỏi kinh nghiệm sản xuất ,kinh nghiệm quản lý của các chuyên gia nước ngoài sang đầu tư tại Việt Nam Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích FDI cho ngành giấy ,chính phủ ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Theo ông Nguyễn Bích Đạt-Vụ trưởng đầu tư nước ngoài ,Bộ kế hoạch và đầu tư-khẳng định “ Nhu cầu về giấy đang tăng mạnh, Chính phủ sẽ có thêm nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng nhà máy ở Lâm Đồng, Bình Phước và Nghệ An”
+ Yếu tố pháp luật và chính sách vĩ mô:
Được thể hiện qua chủ trương, văn bản pháp luật điều chỉnh ngành giấy Để tạo điều kiện cho ngành giấy tồn tại và phát triểi, Chính phủ đã có nhiều quyết sách cho ngành giấy, trong đó đặc biệt Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giấy Việt Nam đến năm 2010” theo quyết định
số 160/QĐ – TTg, ngày 4-9-1998 Với quy hoạch tổng thể này tạo cho ngành giấy nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, khắc phục dần khó khăn lớn nhấtvới ngành giấy hiện nay là nguồn nguyên liệu không ổn định… Sau hơn 5 năm thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, ngành giấy đã
có những bước chuyển khá rõ nét
Trong 5 năm ngành giấy đã xuất được 1,35 triệu tấn giấy gấp 2 lần sản lượng giấy trong 5 năm trước, bình quân tăng hàng năm 16% Tổng sản lượng năm 2000 đạt khoảng 355.000 tấn, vượt hơn 18% chỉ tiêu kế hoạch năm Các doanh nghiệp thuộc khu vực II ( doanh nghiệp ngoài tổng công ty giấy Việt Nam ) đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân tăng hàng năm 23% Sản lượng giấy do ngành sản xuất ra về cơ bản đã thoả mãn nhu cầu ngày càng cao, đã góp phần nâng cao mức tiêu thụ giấy bình quân tính theo đầu người từ 4 kg năm
1996 lên khoảng 6,5 kg năm 2000
Nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: phát triển ngành giấy gắn với phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy nhằm ổn định sản xuất, bảo vệ môi trường, đặc biệt là thực hiện tốt chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo: xây dựng các nhà máy giấy phải gắn liền với vùng nguyên liệu đã tạo điều
Trang 11kiện thuận lợi ngành giấy tiết kiệm chi phí vận chuyển, nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào , tăng sức cạnh tranh về giá
Chính sách tham gia hội nhập AFTA mà Đảng và nhà nước ta thực hiện đã đem lại cho ngành giấy đầy cơ hội và thách thức
Xét về cơ hội:
Ngành giấy có thêm thị trường tiêu thụ, tiếp thu trình độ khoa học công nghệ, bản thân ngành giấy phải tự kiện toàn ,tổ chức sản xuất đổi mới công nghệ
từ sức ép hội nhập mới có thể tồn tại và đứng vững
Đồng thời được nhà nước tạo điều kiện thận lợi hơn, đầu tư nhiều hơn
Thách thức hội nhập:
Bởi ngành giấy Việt Nam có công nghệ lạc hậu so với các nước ASEAN, giá giấy lại cao nhưng chất lượng thấp hơn nên rất bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, khi Việt Nam chính thức ra nhập AFTA Ngành giấy sẽ gặp phải sự cạnh tranh hét sức gay gắt Cụ thể là: giấy của các nước có nền công nghiệp giấy phát triển sẽ “ào vào” với chất lượng tốt hơn, rẻ hơn, đe doạ sự sống còn của giấy nội và giấy nội có nguy cơ bị thua ngay trên sân nhà
Qua phân tích yếu tố chính trị, pháp luật và chính sách, ta thấy ngành giấy có thuận lợi rất lớn từ môi trường chính trị ổn định, chính sách của ngành giấy rất được Chính phủ quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho ngành giấy Đặc biệt trong thời cơ của hội nhập, đặt ra cho ngành giấy Việt Nam cần có sự chuẩn bị về mọi mặt, từ cơ
sở vật chất, kỹ thuật đến chiến lược để tận dụng thời cơ, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hạ giá thành sản phẩm Đồng thời , ngành giấy cần phải có vốn, lớn
để đầu tư theo chiều sâu, mở rộng sản xuất và quy hoạch, tập trung vùng nguyên liệu, tăng sức cạnh tranh, vượt qua thách thức do hội nhập AFTA đem lại
1.2 Tổng kết phân tích môi trường vĩ mô
• Thời cơ cho ngành giấy :
- Sự hội nhập kinh tế ( Tham gia AFTA, xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế ) đem đến cho ngành giấy nhiều cơ hội để học hỏi, trao đổi sản xuất, nhập máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất giấy tiên tiến, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Môi trường chính trị trong nước ổn định, kinh tế đang tên đà tăng trưởng tạo điều kiện thuận lợi thu hút vố đầu tư đặc biệt là vốn FDI và thực hiện các mụch tiêu của ngành giấy
- Áp lực cạnh tranh và hội nhập toạ động lực thúc đẩy ngành giấy, chính phủ tìm kiếm những giải pháp cho sự tồn tại và phát triển của ngành giấy
Trang 12• Khó khăn thách thức :
- Ngành giấy Việt Nam hiện có trình độ công nghệ lạc hậu , chi phí sản xuất cao, giá giấy cao, nên khi tham gia hội nhập chịu sức ép về giá và chất lượng giấy ngoại
- Ngành giấy còn phụ thuộc thị trường bột giấy bên ngoài đầy biến động khó lường
2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH
Ngành giấy Việt Nam đang là một trong số những ngành công nghiệp có thể sẽ bị điêu đứng khi có sự hội nhập hoá khu vực , thế giới Hiện nay, ngành giấy đang được sự bảo hộ cao của chính phủ với thuế suất nhập khẩu bột giấy và giấy ngoại khoảng từ 40%-50% tuỳ loại giấy Nhưng bước vào năm 2003 , với thuế suất nhập khẩu giảm xuống còn khoảng 20% và đến năm 2006 khi mà Việt Nam chính thức hội nhập vào AFTA, thuế suất sẽ giảm xuống 0-5% Vậy bây giờ chúng ta sẽ phải làm gì để đón nhận sự hội nhập này trong tư thế đã sẵn sàng và tiến lên chiếm lĩnh thị trường trong nước, đẩy mạnh kĩ thuật, công nghệ sản xuất có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực Nhằm giải quyết vấn đề này , chúng ta phải xét một cách toàn diện tất cả các yếu tố tích cực cũng như tiêu cực tác động đến ngành giấy nhằm tìm ra giải pháp tối ưu nhất Ở đây chúng ta sẽ xét tới khía cạnh môi trường ngành của ngành giấy, đi vào các yếu
tố tác động trực tiếp đến hoạt động của ngành giấy, nghiên cứu qua thực tế môi trường ngành giấy, những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, và đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình trạng khó khăn ngành giấy hiện nay trong bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hoá
Môi trường ngành gồm năm yếu tố tác động đó là:
- Sự cạnh tranh giữa các công ty đang hoạt động trong ngành
- Sự cạnh tranh giữa các đối thủ tiềm ẩn
- Sự cạnh tranh của các, sản phẩm thay thế công ty sản xuất sản phẩm thay thế
- Sức ép của người cung cấp yếu tố đầu vào
- Sức ép của người mua
Năm yếu tố trên tác động thường xuyên tới hoạt động kinh doanh của công ty, ngành giấy, nó có thể làm tăng hoặc giảm lợi nhuận của ngành Sự tác động của năm yếu tố trên luôn luôn thay đổi theo thời gian , do đó các nhà quản lý chiến lược phải biết nắm bắt các cơ hội và đối phó những đe doạ khi chúng xuất hiện , cũng như phải đưa ra được các biện pháp phù hợp với tình hình cụ thể nhằm đạt tới sự