Là một ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong GDP cũng là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu hiện nay của Việt Nam.Tính đến hết quí I năm 2007 kim ngạch xuất khẩu
Trang 1Trần Thị Phương Thảo
Bài tập cá nhân: Quản trị chiến lược
PHÂN TÍCH NGÀNH GIÀY DA VIỆT NAM I.Giới thiệu ngành
1 Đặc điểm của ngành giày da Việt Nam
Việt Nam là một nước có tiềm năng sản xuất và suất khẩu giày lớn trong khu vực được quốc tế biết đến như một nguồn cung cấp tiềm năng ổn định.Giày da được chọn là ngành xuất khẩu mũi nhọn Ngành công nghiệp da giày Việt Nam đă phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển Da giày là một trong 3 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu Với khoảng 240 doanh nghiệp đang hoạt động, ngành da giày đang là một ngành xuất khẩu mũi nhọn, thu hút khoảng 500.000 lao động
Là một ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong GDP cũng là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu hiện nay của Việt Nam.Tính đến hết quí I năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của giày dép đạt 948 triệu USD và tạo công
ăn việc làm cho cả chục ngàn lao động
Là ngành công nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài nhiều Việt Nam được đánh giá dồi dào về nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động dư thừa nhưng riêng ngành giày da lại có sự khác biệt so với các ngành công nghiệp khỏc,
cú đến 70% nguyên liệu sản xuất chính phải nhập khẩu từ nước ngoài Theo thế giới kinh doanh giày có 3 loại nguyên liệu chủ yếu để sản xuất giày là chất liệu da
va giả da, đế, các nguyên liệu phụ trợ như keo dán, chỉ khâu, cúc, nhăn hiệu, gót
đa phần được nhạp khẩu từ các nước Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc Riêng đế giày, khơu nguyờn phụ liệu được các DNVN chủ động tốt nhất cũng chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất của ngành nói chung Chất liệu giả
da, đặc biệt được sử dụng nhiều cho giày thể thao, mặc dù chiếm tỷ trọng xuất khẩu gần bằng 50% giá trị da giày xuất khẩu nói chung, cũng như sử dụng đến 805 nguyên liệu nhập ngoại Đặc biệt là công - nông nghiệp Cũng như nhiều ngành
Trang 2nghề khác, ngành da giày đang phải chịu áp lực giá nguyên liệu đầu vào tăng 30-40% so với những năm trước, nhưng vẫn phải chịu đựng chứ không thể tăng giá đầu ra được Nh́n xa hơn 5-10 năm nữa, nếu vẫn chỉ gia công và nhập nguyên phụ liệu như hiện nay th́ rất khó để ngành giày da khẳng định thế đứng là một ngành xuất khẩu chủ lực
Chỉ riêng về da, Việt Nam có sẵn nguồn nguyên liệu từ việc chăn ḅò, heo Tuy nhiên tập quán chăn nuôi thiếu tập trung và chưa áp dụng triệt để những kĩ thuật chăm sóc gia súc của người chăn nuôi nhỏ khiến da nguyên liệu thu được thường không đẹp, chất lượng thấp, buộc nhà sản xuất phải tốn thêm nhiều chi phí để xử lư
da thuộc, nhưng nếu cộng tất cả các khoản chi phí đầu tư máy móc, thiết bị kỹ thuật cũng như công sức lao động thỡ giỏ da thuộc trong nước cao hơn giá da ngoại v́ thế vẫn không thể thay thế nhập khẩu nguyên liệu nhập được.Chớnh v́ vậy ngành giầy da Việt Nam hiện đang bị xâm lăng bởi hàng ngoại, từ nguyên phụ liệu, mẫu mă cho đến giày thành phẩm
Gía trị gia tăng của sản phẩm giày da xuất khẩu ở Việt Nam thấp do gia công chế biến là chủ yếu Hiện ngành da giày chỉ làm hàng gia công theo đơn đặt hàng với giá nhân công rẻ nên Doanh Nghiệp chỉ giao hàng đến các nhà buôn chứ không trực tiếp xuất khẩu đến nhà phân phối Do phải phụ thuộc nhiều vào hệ thống phân phối kinh doanh nước ngoài nên ngành da giày Việt Nam bị lệ thuộc vào nước ngoài trong quá tŕnh sản xuất Mặt khác giá thành nhập khẩu nguyên vật liệu cao nên ảnh hưởng rất nhiều trong kim ngạch xuất khẩu của ngành cao nhưng hiệu quả kinh tế thấp, giá trị gia tăng chỉ đạt 25% Hiện nay tại Việt Nam các Doanh Nghiệp
đă chuyển đổi phương thức gia công sang mua đứt bán đoạn, một số Doanh Nghiệp sản xuất giày đă mua licesen để sản xuất xuất khẩu các thương hiệu giày nổi tiếng và độc quyền trên thế giới như giày reebook của công ty giầy Thái B́inh
Cũng giống như những ngành công nghiệp xuất khẩu khác, đây cũng là một ngành thường phải đứng trước bài toán hóc búa về "thương hiệu", chịu sự cạnh tranh cao của hàng nước ngoài trong thị trường nội địa Thêm nữa là mặt hàng xuất khẩu nhiều, cạnh tranh cao cũng thường phải đối mặt với sức ép về hạn ngạch và các vụ kiện bán phá giá hay thuế xuất nhập khẩu
Là ngành bị ảnh hưởng bởi xu hướng thời trang đương thời Thị hiếu người tiêu dùng luôn luôn thay đổi, luôn luôn có xu hướng làm đẹp tại mức thu nhập người dân ngáy một tăng Giầy dép chính là một mặt hàng thời trang nên không thoát khỏi xu hướng này Các Doanh Nghiệp xuất khẩu luôn phải liên tục thiết kế thay đổi mẫu mă cho phù hợp với thị hiếu khách hàng, thời tiết
Trang 32.Tổng quan về ngành da giày Việt Nam
Ngành công nghiệp da giày Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển Da giày là một trong 3 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu Với khoảng 240 doanh nghiệp đang hoạt động, ngành da giày đang là một ngành xuất khẩu mũi nhọn, thu hút khoảng 500.000 lao động
Trước khi mở cửa nền kinh tế vào những năm 1990, ngành da giày Việt Nam chủ yếu may mũi giày để xuất sang Liên bang Xô Viết nhưng chất lượng không cao và chủng loại ít Khi đó ngành da giày Việt Nam phải đối mặt với cuộc khủng hoảng gay gắt do không có nhà nhập khẩu Nhờ chính sách cải cách của chính phủ Việt Nam, nhiều liên doanh với các đối tác nước ngoài được thành lập và ngành da giày bắt đầu tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế
Hiện ngành giày da Việt Nam đứng thứ tư trong số 8 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia, thế nhưng 90 % sản phẩm của giày da Việt Nam là hàng gia công Nước ta
có 4 phương thức làm hàng da giày: một là gia công thuần túy (nhà máy chỉ nhận vật tư nguyên liệu từ đối tác nước ngoài, làm ra sản phẩm rồi giao lại cho phía đối tác nước ngoài và nhận tiền công); hai
là mua nguyên liệu bán thành phẩm(nhà máy phải tự mua vật tư và thanh toán tiền vật tư); ba là sản xuất theo hàng FOB-hoặc là xuất hàng FOB (sản xuất cho các thương hiệu nước ngoài,tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu) hoặc là sản phẩm mang thương hiệu của chính doanh nghiệp đó (nhưng phương thức này được thực hiện rất ít vì thương hiệu của ta chưa đủ mạnh) Đến nay, vẫn chưa có đôi giày nào mang nhãn hiệu Việt Nam, mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do ngành da giày nước ta chỉ làm hàng gia công xuất khẩu chứ chưa trực tiếp xuất với thương hiệu của mình Có trên 80% các doanh nghiệp Việt Nam là người gia công, nhà thầu phụ cho các hãng lớn Khi nhận gia công hàng cho các nhà phân phối lớn như Clark, Nine West, Gabor, Camel, Siebel… từ các đối tác Đài Loan, doanh nghiệp Việt Nam chỉ
Trang 4nhận tiền gia công tính trên từng đôi giày chứ hoàn toàn không tham gia vào bất kỳ một công đoạn nào khác trong cơ cấu giá thành sản phẩm Từ mẫu mã cho đến giá bán hoàn toàn do phía đối tác quyết
định, còn thu nhập của doanh nghiệp chủ yếu từ giá gia công các sản
phẩm Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không được và không
có khả năng quyết định giá bán một đôi giày trên thị trường, không tham gia vào quá trình thương mại đầu vào và đầu ra cho một sản phẩm
Các doanh nghiệp nội địa ngành da giày Việt Nam có 3 bất lợi lớn: Thứ nhất là không chủ động được nguồn nguyên liệu nên phụ thuộc vào khách hàng và các nhà cung cấp nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc Thứ hai, công nghệ yếu nên không có sức cạnh tranh và doanh nghiệp phải làm gia công cho các công
ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài là chính Và cuối cùng là do công tác xúc tiến thương mại kém, nên hầu hết các doanh nghiệp sản xuất làm gia công ở tầng thứ 2, thứ 3 Như vậy, cái gọi là sức cạnh tranh, tiềm lực mạnh của ngành da giày thực ra đều thuộc về các công ty lớn của Đài Loan, Hàn Quốc đặt tại Việt Nam Chính họ đã khai thác các lợi thế về lao động, môi trường xã hội ổn định, giá nhân công rẻ vv của Việt Nam
Theo số liệu thống kê, trên 70% các doanh nghiệp xuất khẩu lớn là công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài Do đó những doanh nghiệp này phụ thuộc nhiều vào các đối tác của họ về thiết bị kỹ thuật, công nghệ, thiết kế sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên liệu thô, phụ liệu và thị trường
Theo bộ Công nghiệp, mỗi năm nước ta vẫn phải nhập 6 triệu feet vuông da thuộc Nhà máy thuộc da chưa đáp ứng được 10% nhu cầu và hiện chỉ hoạt động được 25% công suất do thiếu nguyên liệu Hàng năm, Việt Nam chỉ có thể cung cấp 5000 tấn da bò và 100 tấn da trâu nhưng nguồn nguyên liệu nội địa không được tận dụng và giá trị xuất khẩu thấp 60% nguồn da này được xuất sang Trung
Trang 5Quốc và Thái Lan, phần còn lại thì không đủ tiêu chuẩn để sản xuất sản phẩm xuất khẩu Vì thế mỗi năm Việt Nam chi từ 170 tới 230 triệu USD để nhập da giả và từ
80 tới 100 triệu USD để nhập da từ Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc
Ngoài ra, trong số 30% công ty Việt Nam tham gia vào sản xuất da giày lại có tới 70% làm gia công vì thế giá trị lợi nhuận đích thực mà ngành này mang lại không lớn Và chưa đến 20 doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam đủ sức làm hàng dạng FOB Doanh số xuất khẩu của ngành da giày tập trung chủ yếu ở những công
ty nước ngoài như Samyang, Pouchen, Pouyuen Giày vải, mặt hàng vốn là thế mạnh của Việt Nam cũng bị hàng của Trung Quốc chiếm chỗ và Việt Nam hiện xuất khẩu chủ yếu là hàng thể thao, giày dép, hài đi trong nhà
II.Thực trạng phát triển ngành da giày Việt Nam
1.Nguyên vật liệu và phụ liệu
Thực trạng nguồn nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng của Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế và bức xúc:
Hiện tại, phần lớn các loại đế giầy, vải các loại ( cho giầy vải), một số nguyên liệu như tấm đế 1, keo dán phụ liệu khác được đầu tư trong nước Tuy nhiên có tới 70-80% là phải nhập khẩu từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc Riêng đế giày, khõu nguyờn phụ liệu được các doanh nghiệp Việt Nam chủ động tốt nhất, cũng chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất của ngành nói chung Chất liệu giả da, đặc biệt được sử dụng nhiều cho giày thể thao, mặc
dù chiếm tỷ trọng xuất khẩu gần bằng 50% giá trị da giày xuất khẩu nói chung, cũng sử dụng đến 80% nguyên liệu nhập ngoại Gần đây, một số DN quan tâm đầu tư cho lĩnh vực thuộc da ( Công ty Hào
Trang 6Dương, Công ty Priner, Công ty Green Tech ), nâng sản lượng da
thuộc trong nước lên đáng kể Tuy nhiên, khâu chau chuốt, hoàn thiện vẫn còn nhiều hạn chế Đồng thời với sự gia tăng sản lượng giầy dép xuất khẩu hàng năm, số lượng da thuộc phải nhập khẩu vẫn rất lớn (trên 200 triệu Sqft/năm)
Nhiều nguyên liệu nhập khẩu được sản xuất từ Trung Quốc, song giá cả nhập khẩu chính ngạch vẫn rất cao, do đó, các DN phải nhập qua nước thứ 3 (Đài Loan, Hàn Quốc) Hệ thống cung ứng trong nước hiện còn đang rất yếu Hầu hết nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc đều qua con đường tiểu ngạch Giá nguyên liệu trong nước còn rất cao
Do đó, việc xây dựng khu giao dịch nguyên liệu Da- Giầy thực sự cần thiết
Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng chính trong các sản phẩm Da- Giầy (chiếm tới 68-75% tổng chi phí sản xuất hoặc giá thành sản phẩm ), do
đó nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành, gia tăng kim ngạch xuất khẩu Điều này đòi hỏi các DN chủ động khi ra mẫu chào hàng, tìm kiếm và khai thác tối đa nguyên liệu trong nước sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí Đánh giá được khả năng nguồn hàng để cân đối trong qỳa trỡnh sản xuất và cam kết giao sản phẩm đúng thời hạn Chủ động trong chuyển đổi phương thức sản xuất (từ gia công sang tự sản xuất ) Hạn chế chi phí phát sinh
do thiếu vật tư nguyên liệu, cân đối đồng bộ trong qỳa trỡnh sản xuất
và giao hàng
2.Nguồn lao độn g
Trang 7Da giày cũng là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam trong thu hút lao động, tạo việc làm có thu nhập ổn định cho khoảng 500.000 lao động trực tiếp và một số lượng lớn lao động đang làm việc trong các ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan
Đặc thù của lao động ngành da giày là tỷ lệ lao động đến từ khu vực nông thôn cao (lao động nhập cư), chiếm 50 –70%, cá biệt có doanh nghiệp tỷ lệ này là trên 80% Tỷ lệ lao động nữ trên 80%, trong đó lao
động từ độ tuổi 18 –25 chiếm trên 70 % Tỷ lệ lao động nữ cao là một
yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho ngành da giày bởi lao động nữ luôn tỏ rõ ưu thế hơn nam giới trong những công việc đòi hỏi sự cần
cù, khéo léo và tỉ mỉ như công việc trong ngành da giày
Những người lao động trong các nhà máy sản xuất giày thường là lao động giản đơn với trình độ học vấn khá thấp, 6% tốt nghiệp cấp I
và dưới cấp I; 40% tốt nghiệp cấp II, 51% mới tốt nghiệp cấp III, chỉ
có số ít còn lại là có trình độ dạy nghề hoặc trung cấp Với trình độ như vậy, họ không có cơ hội để tham gia thị trường lao động đòi hỏi trình độ cao mà họ chỉ có thể làm việc trong các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, và chủ yếu là lao động giản đơn.Mặt khác công tác đào tạo lao động lành nghề vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu của sản xuất,cỏn
bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý chưa được bổ túc và phổ cập các kiến thức chuyên ngành đầy đủ.Ước tính với hơn 400 doanh nghiệp trong ngành (không kể các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ,cỏc hộ gia đỡnh)hàng năm cần bổ sung hàng nghìn cán bộ quản lý,150-200 kỹ sư (thuộc da,công nghệ sản xuất giày,thiết kế giày và các sản phẩm thời trang)
và hàng chục nghìn công nhân kỹ thuật
Trang 8Lao động làm việc trong ngành da giày
Đơn vị: người
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Số lượng
lao động
388.040 410,00
0
430,000450,00
0
500,00 0
580,00 0
600,00 0
620,00 0
650,00 0
Nguồn: Hiệp hội da giày năm 2005 và không bao gồm lao động trong các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ
3.Máy móc thiết bị
Tuy là ngành có tốc độ phát triển cao về sản lượng, song về kỹ
thuật, công nghệ, quản lý và thiết kế tạo mẫu sản phẩm vẫn phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến đang được thực hiện, cơ sở vật chất kỹ thuật trong lĩnh vực này mới được đầu tư hạn chế do nhiều doanh nghiệp chủ yếu vẫn làm gia công Phần lớn máy móc thiết bị phục vụ cho ngành sản xuất giày dép, thuộc da, sản xuất nguyên liệu nhân tạo đều được nhập khẩu từ Ðài Loan, Hàn Quốc, Ý, Pháp, và Trung Quốc.Hiện nay một số nhà máy cơ khí trong nước và đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực sản xuất được những thiết bị giản đơn cho ngành da giày Tuy nhiên những nhà máy này chỉ có trình độ công nghệ ở mức trung bình hoặc thấp.Thiết bị sản xuất trong nước có giá bán chỉ bằng 50-70% so với giá nhập khẩu nhưng chất lượng của chúng thiếu ổn định và tuổi thọ không cao.Một
số doanh nghiệp tiềm năng đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống tự động hóa thiết kế, các dây chuyền sản xuất thử nghiệm phục vụ công tác ra mẫu chào hàng đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, các nhà nhập khẩu Điển hình như Cty CP giày An Lạc, Cty CP giày Thái Bình và các Cty 100% vốn nước ngoài (Tea Kwang Vina, Shyang Hung Cheng,
Trang 9Pou Yuen, Pou Chen, Biti’s HCM, Biti’s Đồng Nai, giày Thượng Đình )
4.Thị trường
Trong số các thị trường xuất khẩu chủ yếu của da giày Việt Nam, EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất giày da Việt Nam EU là thị trường rộng lớn,đa dạng có nhiều triển vọng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam nhưng cũng là một thị trường “sang trọng”và “khó tính” Chinh phục thị trường này là điều không dễ đối với ngành da giày nói chung và với mỗi doanh nghiệp da giày Việt Nam nói riêng.Thị trường
EU vẫn là thị trường xuất khẩu chính của các DN trong ngành chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu Hiện tại Việt Nam đứng thứ 2 sau Trung Quốc về xuất khẩu giày dép sang EU và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU Đây là thị trường đầy tiềm năng với dân số gần 400 triệu, mức sống cao và nhu cầu tiêu thụ giày dép lớn Song vẫn nhiều biến động do ảnh hưởng vụ kiện, sức mua và cơ cấu sản phẩm thay đổi, đồng thời phụ thuộc nhiều vào các đối tác đặt hàng, hợp tác sản xuất và sức ép về thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế
Mỹ là thị trường xuất khẩu giày dép lớn thứ 2 của Việt Nam với tốc độ nhập khẩu gia tăng mạnh trong thời gian qua,đặc biệt từ sau khi Việt Nam ký kết hiệp định song phương với Mỹ và sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO Chỉ tính riêng trong 8 tháng đầu năm2006, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng 37% Thị trường Hoa kỳ được nhiều DN trong ngành hướng tới, một phần do tác động
vụ kiện, một phần do nhu cầu đa dạng, phong phú, và quan hệ song
Trang 10phương được cải thiện, các DN chuyển hướng nhằm đa dạng hoá thị trường, hạn chế rủi ro khi bị áp thuế phá giá cao tại thị trường EU, đặc biệt tranh thủ các lợi thế về ưu đãi thuế quan, cải thiện quan hệ thương mại khi VN chính thức gia nhập WTO Tuy nhiên, để xâm nhập thị trường Hoa Kỳ, các DN cần tìm kiếm đối tác tin cậy, gắn với cỏc kờnh phân phối lớn và các nhãn hiệu giầy nổi tiếng (Hiện tại, gần 80% lượng hàng tiêu thụ thụ tại Hoa kỳ do các nhà phân phối lớn chi phối, trên 50% lượng giầy tiêu thụ tại Hoa kỳ là hàng hiệu)
Thị trường Nhật vẫn là thị trường yêu cầu chất lượng cao và khó tính, hiện tại kim ngạch xuất khẩu giầy dép vào Nhật chiếm tỷ trọng rất thấp và khó có khả năng tăng trưởng nhanh trong thời gian tới đây
Để xâm nhập thị trường này, các DN phải có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sản xuất, sẵn sàng thực hiện các lô hàng nhỏ và đáp ứng nhanh yêu cầu, đồng thời sản xuất các loại giầy có chất lượng cao
Thị trường Mexico, tuy chiếm tỷ trọng không lớn (Năm 2005 đạt 105,257 triệu USD), song có dấu hiệu sẽ bị kiện phá giá do tốc độ xuất khẩu từ Việt Nam vào Mexico tăng nhanh, giá cả thấp (các DN và đối tác tranh thủ xuất khẩu qua thị trường này để vào Hoa kỳ và các nước lân cận với lợi thế ưu đãi của khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA))
Tại thị trường châu Phi, mặt hàng giày dép hoàn toàn có thể cạnh tranh,thậm chớ có sức cạnh tranh hơn hẳn cả về chủng loại và giá cả so với những giày, dộp cú xuất xứ từ nhiều nước khác được bày bán trong các siêu thị Từ năm 2004, giày dép Việt Nam đã bắt đầu khai thác thành công thị trường châu Phi, đặc biệt là thâm nhập và thị trường