BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM

26 637 2
BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312 ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM GVHD: NGUYỄN THANH LIÊM SVTH: TRIỆU NGỌC QUY ID: 11752312 I. TỔNG QUAN NGÀNH HỒ TIÊU I.1. GIỚI THIỆU CHUNG Cho đến nay, không ai trong giới kinh doanh gia vị và nông sản trên khắp thế giới không biết đến Hồ tiêu Việt Nam. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là một nhà sản xuất và xuất khẩu số 1 thế giới. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là một ngành hàng uy tín và chất lượng. Hơn thế nữa, Hồ tiêu Việt Nam còn là một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng. Được khai sinh từ thế kỷ XVII như là một loại cây công nghiệp lâu năm của nông nghiệp Việt Nam, Hồ tiêu Việt Nam đã vươn mình thành một người khổng lồ không những của nông nghiệp Việt Nam mà của cả thế giới. Sự phát triển ngoạn mục này bắt đầu từ những năm 1983 – 1990 khi giá hồ tiêu trên thị trường thế giới tăng cao. Diện tích canh tác của Việt Nam đã liên tục tăng lên và đạt gần 9.200 ha từ 400 ha vào những năm 1970. Với tốc độ tăng bình quân 27,29 %/năm kể từ năm 1996, diện tích canh tác của Việt Nam đã vượt mức 52.000 ha vào năm 2004. Song song với sự phát triển nhanh chóng của diện tích, sản lượng và xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng nhanh không kém với tốc độ 30 %/năm kể từ năm 1998 đến nay. Năm 2001, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với tổng lượng xuất khẩu đạt 56,506 tấn chiếm 28% tổng xuất khẩu của thế giới. Cũng từ đây, Việt Nam liên tục là nước đứng đầu về sản xuất và 2 SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312 xuất khẩu với sản lượng và xuất khẩu bình quân ước đạt 95.000 tấn mỗi năm. Hồ tiêu Việt Nam hiện được xuất khẩu tới gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt là xuất khẩu các loại hàng chất lượng cao vào Mỹ, Nhật và các nước EU ngày càng tăng. Sở dĩ Hồ tiêu Việt Nam có thể phát triển một cách rực rỡ như vậy là do Việt Nam hội tụ tất cả các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, về con người, về ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến. Thiên nhiên ưu đãi với đất bazan màu mỡ, khí hậu cận nhiệt đới, độ ẩm cao, lượng mưa nhiều. Nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, ham học hỏi. Chính phủ Việt Nam và các nhà khoa học sẵn sàng hỗ trợ trong đầu tư canh tác và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Các nhà chế biến và xuất khẩu luôn chủ động mở rộng thị trường, đầu tư nhà máy chế biến hiện đại, đa dạng hoá sản phẩm. Ngoài ra còn có Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam là đơn vị phi lợi nhuận luôn hoạt động tích cực và hiệu quả vì quyền lợi, vì sự phát triển của ngành Hồ tiêu Việt Nam. Gia nhập WTO, Hồ tiêu Việt Nam đồng thời sẽ tham gia sâu hơn vào quy luật thị trường. Với những đặc tính như trên cùng sự chủ động và sáng tạo, Hồ tiêu Việt Nam đã sẵn sàng vượt qua mọi thách thức và tự tin sẽ nắm bắt tốt cơ hội để phát triển rực rỡ hơn nữa, khẳng định mạnh mẽ vị thế của mình trên trường quốc tế. 3 SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312 BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG I.2. THỰC TRẠNG NGÀNH HỒ TIÊU THẾ GIỚI Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC): Sản lượng tiêu thế giới năm 2008 đạt 307.000 tấn, năm 2009 là 318.000 tấn và 2010 là 316.000 tấn. Tồn kho cuối năm 2008 sang năm 2009 là 135.000 tấn, năm 2009 sang 2010 là 100.000 tấn, năm 2010 4 SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312 sang năm 2011 là 95.000 tấn. Như vậy nguồn cung xu hướng giảm, trong khi đó nhu cầu sử dụng hàng năm vẫn có xu hướng gia tăng, đặc biệt là nhu cầu thị trường Mỹ và Tây Âu. Tình hình trên đã tạo thuận lợi cho các nước sản xuất và xuất khẩu, nhất là Việt Nam, quốc gia có nhiều tiềm năng, lợi thế canh tranh và là nước sản xuất, xuất khẩu tiêu số một thế giới. Các nước sản xuất và xuất khẩu tiêu chủ yếu trên thế giới là Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Brazil, Srilanka, Malaysia, Trung Quốc (đảo Hải Nam). Về diện tích trồng, Ấn Độ có đến 231 ngàn ha hồ tiêu. Indonesia là nước có truyển thống trồng và xuất khẩu hồ tiêu cũng có diện tích trồng rất lớn là 171 ngàn ha. Trong khi đó, các nước còn lại đều có diện tích tích trồng hồ tiêu không quá 50 ngàn ha. Tuy nhiên, Ấn Độ lại tự tiêu thụ phần lớn sản lượng tiêu sản xuất được, trong khi Việt Nam lại xuất khẩu hầu hết lượng tiêu sản xuất ra và năng suất lại rất cao. Vì thế, tuy diện tích hồ tiêu chỉ vào khoảng 50 ngàn ha, sản lượng tiêu Việt Nam lại đạt đến 100 ngàn tấn và xuất khẩu gần tương đương mức sản lượng trên (bảng 5). Trong Hội nghị thường niên IPC được tổ chức tại Colombo (Sri Lanka) từ 30/10 đến 2/11/2012, mức sản lượng và xuất khẩu hồ tiêu trong năm 2012 được ước tính vào khoảng 324.000 tấn và 249.000 tấn, tăng lên so với mức năm 2011 là 317.700 tấn và 246.200 tấn. Lượng hồ tiêu tồn từ năm 2011, lượng nhập khẩu cũng như tiêu thụ nội địa trong năm 2012, tổng cộng khoảng 85.750 tấn sẽ được dự trữ cho năm 2013. Lượng dự trữ này tương đối nhỏ khi so sánh với lượng dự trữ của đầu năm 2012 là 90.585 tấn. Lượng dự trữ cho đầu năm 2013 được kỳ vọng sẽ đủ cho hoạt động xuất khẩu cho đến khi vụ mùa 2013 được thu hoạch. Do tình trạng khan hiếm này, nên giá hồ tiêu trong các tháng sắp tới được dự báo sẽ vẫn ở mức cao. 5 SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312 Trong tháng 10/2012, giá hồ tiêu tại các nước sản xuất biến động theo các hướng khác nhau. Giá hồ tiêu nội địa của Ấn Độ và Malaysia tăng trong khi giá của Brazil, Indonesia và Việt Nam lại giảm xuống. Ở SriLanka, giá hồ tiêu nội địa tương đối ổn định. Về giá xuất khẩu (FOB), ngoại trừ ở Ấn Độ, tại mọi nguồn hàng khác đều giảm khoảng 3% về loại giá này. Giá xuất khẩu của Ấn Độ đã tăng lên 5% trong tháng. Bảng chỉ số giá hồ tiêu của IPC không có nhiều biến động. Chỉ số giá hồ tiêu đen tăng 0,34 điểm và hồ tiêu trắng là 1,04 điểm trong tháng 10/2012 (Bảng 1). Giá thực tế của hồ tiêu đen và trắng lần lượt tăng khoảng nhỏ từ 0,1% và 0,5% tới mức giá từ 6.581 USD/tấn và 9.235 USD/tấn (Bảng 2) Bảng 1: Bảng chỉ số giá IPC (Giá cơ sở: trung bình 2006 – 2010) Bảng 2: Giá thực tế của hồ tiêu đen và trắng (USD/tấn) 6 SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312 Ghi chú: Giá thực tế được tính toán từ giá xuất khẩu hàng tháng của Top 5 các quốc gia xuất khẩu hồ tiêu lớn trên thế giới là Việt Nam, Brazil, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia Tình hình xuất khẩu Trong suốt tháng 10/2012, tổng lượng xuất khẩu hồ tiêu từ các quốc gia sản xuất chính đã tăng lên, chủ yếu là do Indonesia tăng lượng xuất khẩu. Lượng xuất khẩu từ Sri Lanka cũng tăng lên, trong khi đó, lượng xuất khẩu từ Brazil, Ấn Độ và Malaysia đều giảm. Tổng lượng xuất khẩu của 6 nước sản xuất hồ tiêu chính trên thế giới trong tháng 10/2012 vào khoảng 21.600 tấn (trong đó, 90% là hồ tiêu đen, 10% là hồ tiêu trắng), đã tăng 20% so với mức 18.000 tấn của tháng 10/2011. Tuy nhiên, khi so sánh với lượng xuất khẩu vào 25.540 tấn trong tháng 9/2012 trước đó, lượng xuất khẩu trong tháng 10/2012 đã giảm 16%. Tính từ tháng 1-10/2012, tổng xuất khẩu từ các quốc gia trên đã giảm 3% từ mức 207.900 tấn của tháng 1- 10/2011, xuống mức 201.700 tấn (khoảng 86% hồ tiêu đen và 14% hồ tiêu trắng). 7 SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312 Biểu đồ tiếp theo đây sẽ đưa ra sự so sánh rõ ràng hơn giữa hai kỳ 1-10/2011 và 1- 10/2012. Indonesia đã xuất khẩu được khoảng 8.800 tấn trong tháng 10/2012 (gồm 8.000 tấn hồ tiêu đen và 800 tấn hồ tiêu trắng). So với tháng 10/2011, Indonesia đã xuất khẩu được nhiều hơn đáng kể, vào khoảng 187% so với mức 3.070 tấn năm ngoái. Tổng lượng xuất khẩu trong kỳ tháng 1-10/2012 vào khoảng 46.600 tấn (38.100 tấn hồ tiêu đen và 8.500 tấn hồ tiêu trắng). So với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu đã tăng lên 45%. Nguyên nhân lượng xuất khẩu của Indonesia tăng là do sản lượng hồ tiêu trong năm 2012 của nước này cao từ mức 45.000 tấn của năm 2011 lên mức 63.000 tấn trong năm 2012. Tính đến tháng 12/2012, lượng hồ tiêu xuất khẩu từ Indonesia được dự báo sẽ vào khoảng 53.000 tấn, và lượng trữ dành cho năm sau sẽ vào khoảng 9.600 tấn. Trong tháng 10/2012, Brazil đã xuất khẩu được khoảng 4.000 tấn hồ tiêu, giảm so với mức 4.700 tấn của tháng 10/2011. So sánh với tháng 9/2012, lượng xuất khẩu tháng này đã tăng 43% từ mức 2.790 tấn. Tổng xuất khẩu hồ tiêu từ tháng 1-10/2012 là 22.500 tấn, giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái ở mức 25.300 tấn. Trong năm nay, tổng lượng hồ tiêu được xuất khẩu dự báo sẽ vào khoảng 27.500 tấn. 8 SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312 Ấn Độ đã xuất khẩu được khoảng 1.100 tấn trong tháng 10/2012. Lượng xuất khẩu này tương đối thấp khi so với lượng xuất khẩu 2.500 tấn trong tháng 10/2011. Trong kỳ tháng 1-10/2012 lượng xuất khẩu từ Ấn độ vào khoảng 15.700 tấn, giảm 13% so với 18.000 tấn của cùng kỳ năm ngoái. Dự báo đến tháng 12/2012, Ấn Độ sẽ xuất khẩu được khoảng 17.500 tấn. Trong tháng 10/2012, Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 6.000 tấn, gần tương tự so với mức xuất khẩu trong tháng 10/2011. Trong kỳ tháng 1-10/2012, Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 99.500 tấn, giảm 14% so với mức 115.700 tấn trong cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2012, Việt Nam được sự báo sẽ xuất khẩu được khoảng 108.000 tấn, giảm so với mức 118.400 tấn trong năm 2011. Lượng xuất khẩu của Malaysia trong tháng 10/2012 vào khoảng 1.077 tấn (890 tấn hồ tiêu đen và 187 tấn hồ tiêu trắng). Lượng xuất khẩu này đã giảm 43% so với mức 1.870 tấn trong tháng 10/2011. Trong kỳ 1-10/2012, Malaysia đã xuất khẩu được khoảng 8.304 tấn, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái hơn 3.546 tấn từ mức 11.850 tấn. Trong tháng 10/2012, Sri Lanka đã xuất khẩu được 692 tấn, cao hơn so với mức 34 tấn trong tháng 10/2011. Trong kỳ tháng 1-10/2012, lượng xuất khẩu từ Sri Lanka là 9.120 tấn, tăng 90% so với mức 4.800 tấn của cùng kỳ năm ngoái. Nhìn chung, tổng lượng xuất khẩu từ 6 nước sản xuất chính đã giảm hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong những tháng cuối năm, thị trường được kỳ vọng sẽ đạt mức xuất khẩu cao hơn, chủ yếu từ các nước Indonesia, Việt Nam và Brazil. Tổng lượng xuất khẩu trong năm 2012 được kỳ vọng sẽ gần đạt mức xuất khẩu của năm 2011. Bảng số liệu chỉ rõ xu hướng xuất khẩu trong kỳ tháng 1-10/2012 và 1- 10/2011 cụ thể như sau: 9 SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312 I.3. THỰC TRẠNG NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM Tác động của điều kiện tự nhiên và sâu bệnh ảnh hưởng đến sản xuất vụ Hồ tiêu năm 2011 (chăm sóc 2010, thu hoạch 2011) ở từng vùng có khác nhau (Tây Nguyên tác động xấu từ hạn hán, sâu bệnh, miền Đông tương đối thuận lợi); Nên nhin chung cả nước, vụ tiêu năm 2011 được đánh giá là được mùa, sản lượng ước trên 110.000 tấn, tăng khoảng 10.000 tấn so với vụ năm 2010. Giá tiêu trong nước và xuất khẩu bình quân trong năm 2011 đạt mức kỷ lục và rất cao so các năm trước đây. Tuy lợi nhuận của các nhà kinh doanh có khiêm tốn, nhưng thu nhập và lợi nhuận của người trồng tiêu được nâng lên mức rất cao, bà con nông dân rất phấn khởi. Trong sản xuất và kinh doanh, nhà nông cũng như nhà doanh nghiệp tiếp tục phát huy tính chủ động, làm chủ hàng hóa, giá cả thị trường, lưu thông xuất nhập khẩu; Đặc biệt đông đảo bà con trồng tiêu Việt Nam đã cầm chịch dẫn dắt thị trường giả cả trong nước và xuất khẩu, đóng vai trò quyết định cho sự phát triển bền vững và đầy hiệu quả của ngành Hồ tiêu Việt Nam. Đó là điều rất đáng khen ngợi, rất đáng trân trọng. Kết quả xuất khẩu: 10 SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312 Số lượng đạt: 118.416 tấn (so với năm 2010 tăng 6,9%.). Tổng kim ngạch đạt 693 triệu USD (so với năm 2010 tăng 65%). Giá bình quân: Tiêu đen 5.637 USD/tấn (so với năm 2010 tăng 2.136 USD/tấn). Tiêu trắng 8.114 USD/tấn (so với 2010 tăng 3.139 USD/tấn). Tác động từ suy thoái kinh tế tài chính toàn cầu, tác động đến lạm phát kinh tế, tài chính, tín dụng trong nước, làm ảnh hưởng mức lợi nhuận một số các doanh nghiệp, đôi khi làm nản lòng nhà kinh doanh, xuất khẩu hồ tiêu; Tuy vậy hầu hết các doanh nghiệp vẫn làm ăn có hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp đi sâu vào chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng và nâng cao công tác quản lý hệ thống lưu thông phân phối đã tạo được lợi nhuận tốt. Theo báo cáo từ các Sở Nông nghiệp & PTNT: Diện tích trồng trọt cả nước khoảng 52.171 ha, trong đó diện tích kinh doanh khoảng 46.153 ha, năng suất thu hoạch khoảng gần 2,4 tấn/ha và sản lượng ước đạt 110.000 tấn. Tăng khoảng 2.000 ha (trồng mới) và 10.000 tấn sản lượng so với năm 2010. Thực hiện năm 1011 DT Trồng DT Thu NS /BQ SL Cả nước 52,171 46,153 23,8 110,035 6 tỉnh trọng điểm 42,171 37,153 24,6 91,535 Các tỉnh khác 10,000 9,000 20,5 18,500 Thực hiện năm 1011 DT Trồng DT Thu NS /BQ SL Tổng 6 tỉnh điểm 42,171 37,153 24,6 91,535 Gia Lai 5,832 4,881 32,2 15,733 Đăk Lắk 4,898 4,383 26,7 11,715 Đăk Nông 7,915 6,130 21,5 13,096 Bình Phước 9,566 9,181 28,5 26,155 [...]... chuyển, tiêu thụ 23 SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312 • Xây dựng chương trình quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam và đẩy mạnh XTTM ở các thị trường tiêu dùng lớn như Mỹ, EU … • Lồng ghép các chỉ tiêu chất lượng quốc tế vào sản xuất và chế biến hạt tiêu, nhằm giảm mức chênh lệch giá giữa hạt tiêu Việt Nam và hạt tiêu đạt tiêu chuẩn quốc tế • Đa dạng hóa sản phẩm Trong thời gian tới, ngành hồ tiêu Việt. .. Paris II 2 PHÂN TÍCH SWOT CHO NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM Trong những năm gần đây, sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ và hiện chiếm vị trí số một thế giới cả về số lượng lẫn giá trị xuất khẩu, chiếm khoảng một nửa khối lượng hồ tiêu xuất khẩu trên toàn thế giới Tuy nhiên, hồ tiêu Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường thế giới, trong khi đó ở trong nước ngành tiêu phát... quốc tế vào sản xuất và chế biến hạt tiêu, nhằm giảm mức chênh lệch giá giữa hạt tiêu Việt Nam và hạt tiêu đạt tiêu chuẩn quốc tế • Đa dạng hóa sản phẩm Trong thời gian tới, ngành hồ tiêu Việt Nam nên mở rộng phát triển tiêu trắng Giá xuất khẩu tiêu trắng thường cao gấp đôi so với tiêu đen II.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỒ TIÊU BỀN VỮNG TRÊN CƠ SỞ MÔ HÌNH SWOT Từ những phân tích SWOT trên cho thấy để đứng vững... thách thức đó cần hoạch định chiến lược phát triển ngành hàng hồ tiêu Một trong những công cụ có thể được nghiên cứu và vận dụng, đó là phân tích SWOT Nhằm đưa ra những định hướng chiến lược cho phát triển ngành hàng hồ tiêu, chúng ta vận dụng phân tích ma trận SWOT, cụ thể như sau: Những điểm mạnh: • Hạt tiêu Việt Nam có chất lượng hương vị (thơm, cay) khá cao, không thua kém tiêu của Indonesia và ấn... Mỹ, EU Xây dựng và quảng bá thương hiệu Hồ tiêu của các vùng trông tiêu trọng điểm, thương hiệu Hồ tiêu Việt IV TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGÀNH HỒ TIÊU Năm 2012, nhiều mặt hàng nông sản dự báo sẽ gặp khó khăn trong xuất khẩu, trong đó có mặt hàng hồ tiêu Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bên cạnh những khó khăn, mặt hàng hồ tiêu vẫn có nhiều cơ hội bởi ngay từ những tháng đầu năm, giá hồ tiêu đã liên tục tăng... VSATTP • Các doanh nghiệp hồ tiêu Việt Nam phải đối mặt với sức ép cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Từ những phân tích SWOT trên cho thấy để đứng vững vị trí đứng đầu về xuất khẩu, ngành hồ tiêu Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện một số giải pháp sau: • Quy hoạch hóa vùng trồng tiêu, đảm bảo tính tối ưu và theo đúng nhu cầu 22 SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312 • Các doanh nghiệp hồ tiêu. .. tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu Từ đó, các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất hạt tiêu phải được chú trọng đầu tư cùng với việc áp dụng đúng quy trình trong sản xuất, thu hoạch, đến chế biến, vận chuyển, tiêu thụ • Xây dựng chương trình quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam và đẩy mạnh XTTM ở các thị trường tiêu dùng lớn như Mỹ, EU … • Lồng ghép các chỉ tiêu chất... nên tiêu dùng hạt tiêu trong ngành ăn uống tăng nhanh Tại các nước phát triển, hơn 60% lượng hạt tiêu được dùng trong ngành dịch vụ thực phẩm 40% 21 SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312 còn lại được tiêu thụ trong hộ gia đình và các ngành dược, nước hoa, hóa mỹ phẩm Tại các nước đang phát triển, 90% hạt tiêu dùng trong hộ gia đình • Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Hồ tiêu. .. từ 21/3/2005, đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận tìm kiếm đối tác kinh doanh xuất khẩu hạt tiêu trên thị trường thế giới Hạt tiêu Việt Nam đã được xuất khẩu sang khoảng 80 nước và lãnh thổ, nhiều nhất là thị trường Mỹ, các nước EU và Trung Đông • Trước ngưỡng cửa WTO, hồ tiêu Việt Nam đang có một thuận lợi không nhỏ khi mà hầu hết các nước sản xuất hồ tiêu chủ yếu trên thế giới đều... 5% Nerthlands 7% II PHÂN TÍCH NGÀNH HỒ TIÊU II.1 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được . có Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam là đơn vị phi lợi nhuận luôn hoạt động tích cực và hiệu quả vì quyền lợi, vì sự phát triển của ngành Hồ tiêu Việt Nam. Gia nhập WTO, Hồ tiêu Việt Nam đồng thời. giới không biết đến Hồ tiêu Việt Nam. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là một nhà sản xuất và xuất khẩu số 1 thế giới. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là một ngành hàng uy tín và. là phân tích SWOT. Nhằm đưa ra những định hướng chiến lược cho phát triển ngành hàng hồ tiêu, chúng ta vận dụng phân tích ma trận SWOT, cụ thể như sau: Những điểm mạnh: • Hạt tiêu Việt Nam

Ngày đăng: 09/04/2015, 10:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan