Phân tích ngành thủy sản Việt Nam

2 697 18
Phân tích ngành thủy sản Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sự phát triển, cơ hội và thách thức

PHÂN TÍCH NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM SỰ PHÁT TRIỂN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 1. Lý do chọn đề tài Trong thời gian gần đây từ năm 2005 – 2007 Ngành Thủy Sản Việt Nam đã tạo ra những con số thật ấn tượng: Nằm trong top 10 nước đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất về nuôi trồng thủy sản trên thế giới , là ngành sản xuất mang lại nguồn ngoại tệ lớn thứ 4 cho cả nước, có một tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc từ 1 tỉ USD xuất khẩu năm 2000 lên 3,6 tỉ năm 2007 tăng bình quân trên 16.5%/năm (gấp đôi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của nền kinh tế Việt Nam), và đã có 10 công ty xuất khẩu của ngành tham gia huy động vốn trên thị trường Chứng Khoán Việt Nam. Nhưng trong giai đoạn cuối 2007 đầu 2008 ngành này có dấu hiệu tụt dốc nghiêm trọng: các vụ kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, bệnh thủy sản phát triển mạnh, giá nguyên liệu biến động khó lường, các công ty xuất khẩu bị thu hẹp thị trường. Vậy câu hỏi đặt ra là thực sự ngành thủy sản Việt Nam có phải là ngành mũi nhọn của nền kinh tế hay không ? Ngành Thủy Sản của chúng ta có thực sự cạnh tranh được với ngành Thủy Sản của các quốc gia đã thương mại hóa ngành này trước chúng ta hơn 20 năm như Mĩ, Nhật, Trung Quốc với thế mạnh cả về nguồn lực và khả năng khai thác hay không? Vì nếu chúng ta muốn thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong môi trường cạnh tranh toàn cầu và khốc liệt như ngày nay, mỗi quốc gia chỉ có hai con đường để lựa chọn : một là tìm ra những ngành hoàn toàn mới mà mình có thế mạnh-đây có thể được xem như là “cái ngách” của ngành. Hai là phát huy tiềm năng những ngành đã tồn tại từ rất lâu nhưng lại phải chịu một áp lực rất lớn từ các quốc gia phát triển có một nền công nghiệp hiện đại, một nền KHKT mạnh mẽ. Các quốc gia này luôn tạo ra những cuộc chiến về giá và các tiến bộ về KHKT. Đề tài nghiên cứu “Phân tích ngành Thủy Sản Việt Nam” với mong muốn đóng góp một cách nhìn khách quan và hợp lý nhất để trả lời cho các câu hỏi trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Với cách nhìn nhận trên đề tài đã xoáy sâu vào nghiên cứu ngành Thủy sản dữa trên các khía cạnh sau:  Nhu cầu thực sự của ngành Thủy Sản hiện nay  Năng lực cạnh tranh của ngành Thủy Sản trên các phương diện khác nhau  Quan sát các nhân tố rủi ro tác động đến ngành Thủy Sản 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài xuất phát từ nhu cầu thực tế về ngành Thủy Sản trên thế giới (cả nhu cầu ngắn hạn và dài hạn-đây là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của ngành). Sau đó tập trung phân tích những khả năng cạnh tranh của ngành Thủy Sản Việt Nam trên các phương diện vốn có đối với một ngành sản xuất như: Áp lực cạnh tranh từ nguồn nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra, và nhiều áp lực cạnh tranh khác tác động lên ngành. Đặc biệt sự cạnh tranh của ngành được xét cả ở thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu. Và cuối cùng là phân tích các nhân tố rủi ro có khả năng ảnh hưởng tới ngành và tác động của các nhân tố này đến giá thị trường của các công ty Sản xuất Thủy Sản đang niên yết trên sàn. Qua tất cả những mô hình và lập luận phân tích đều nhằm mục đích đánh giá khả năng, xu hướng phát triển, cơ hội, thách thức của ngành Thủy Sản Việt Nam trong tương lai. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:  Thu thập rất nhiều thông tin về ngành từ các nguồn thông tin khác nhau: Internet, báo, truyền hình, tham khảo ý kiến các thầy cô trong ngành, tham khảo ý kiến các chuyên gia nghiên cứu trong ngành, tham khảo các báo cáo nước ngoài về phân tích ngành, quan sát thực tế thị trường chợ và siêu thị .  Thu thập và xử lý các số liệu quan sát trong gần 4 năm với 39 quan sát.  Dùng Mô Hình Hồi Quy kinh tế lượng phân tích rủi ro cho ngành.  Áp dụng có sàng tạo mô hình APT cho phân tích rủi ro của ngành. 5. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 Chương:  Chương 1: Thị trường chung của ngành Thủy Sản.  Chương 2: Phân tích ngành Thủy Sản.  Chương 3: Ngành Thủy Sản có phải là ngành chiến lược Việt Nam? ( Một số giải pháp chính cho ngành trong thời kì hội nhập). (Vì đây là đề tài nghiên cứu theo cấu trúc phân tích ngành mới nên trong quá trình phân tích thông suốt các chương đều có những kết luận về khó khăn và thách thức của ngành. Nên giải pháp nêu ra ở cuối chương chỉ là phần tóm tắt ngắn gọn lại toàn bộ những giải pháp đã được đề cập và phân tích ở trên) . trường chung của ngành Thủy Sản.  Chương 2: Phân tích ngành Thủy Sản.  Chương 3: Ngành Thủy Sản có phải là ngành chiến lược Việt Nam? ( Một số giải. sự ngành thủy sản Việt Nam có phải là ngành mũi nhọn của nền kinh tế hay không ? Ngành Thủy Sản của chúng ta có thực sự cạnh tranh được với ngành Thủy

Ngày đăng: 26/03/2013, 16:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan