Vì vậy, nhóm chúngem đã quyết định lựa chọn chủ để: “Hiệp định thương mại Việt Nam - EU EVFTA: những cơ hội và thách thức” Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu tác động, ảnh hưởng củ
Trang 1ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 5
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ HỢP TÁC VIỆT NAM 7
1 Khái quát chung về Liên minh Châu Âu EU 7
1.1 Giới thiệu chung 7
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của EU 7
1.3 Tình hình nền kinh tế EU hiện nay 8
2 Vai trò của EU đối với nền kinh tế Việt Nam 8
2.1 Trong quan hệ hợp tác kinh tế, hiện EU là một trong những đối tác thương mại chiến lược của Việt Nam 9
2.2 Về hợp tác và phát triển, trong nhiều năm liền EU là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất 13
3 Quan hệ thương mại Việt Nam – EU 14
3.1 Giai đoạn 1990 -1995 14
3.2 Giai đoạn 2000 – 2010 15
3.3 Triển vọng trong quan hệ thương mại Việt Nam-EU đến năm 2020 18
CHƯƠNG 2: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU 19
1 Xu thế FTA trên thế giới và trong khu vực 19
1.1 FTA là gì? 19
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của FTA 19
1.3 Tóm lược về quá trình tham gia FTAs của Việt Nam 20
2 Hiệp định thương tự do giữa Việt Nam – EU 22
2.1 Nội dung quan tâm của Việt Nam trong đàm phán EVFTA 22
2.2 Các lộ trình đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam – EU 23
CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 29
Trang 31 Cơ hội của Việt Nam khi ký kết FTA với EU 29
2 Thách thức của Việt Nam sau khi ký kết FTA 32
3 Các biện pháp đối phó với thách thức 34
3.1 Với nhà nước 34
3.2 Với doanh nghiệp 34
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
1.1
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện đại và năng động đang có xu hướng “toàncầu hóa”, mở cửa và hội nhập, mối quan hệ giữa các quốc gia được thiết lập càng rộngrãi và chặt chẽ trên mọi lĩnh vực Nhận thức được điều đó, Việt Nam đã nhanh nhạy để
có những bước chuyển mình theo kịp với thế giới Bắt đầu từ đại hội Đảng VI (1986)xác định đường hướng phải “đổi mới” và thực hiện công cuộc “hiện đại hóa- côngnghiệp hóa”, Đất nước ta đã có những bước tiến vượt bậc cả về kinh tế, văn hóa và xãhội Với mục tiêu “Đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa mối quan hệ kinh tế”, ViệtNam đang hướng tới con đường xuất khẩu hàng hóa để tìm kiếm và mở rộng thị trường
từ đó nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế Và để thực hiện điều đó,chúng ta đã vượt qua rất nhiều rào cản, quy định khó khăn để kí kết các văn bản hợptác và gia nhập vào các tổ chức thương mại lớn (ASIAN, APEC, WTO…) có tính chất
mở đường cho nền kinh tế Trong số đó, hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU(EVFTA) là một trong những hiệp định quan trọng đang trong quá trình đàm phán và
dự định sẽ kết thúc vào 9/2014 Đây được coi như chiếc chìa khóa mở cửa cho hànghóa Việt Nam (đặc biệt là giày da, may mặc, thủy sản và nông sản…) thâm nhập vàothị trường hết sức khó tính nhưng đầy tiềm năng này
Sau hiệp định Hợp tác VN-EU 7/1985, EVFTA chính là một bước ngoặt lớn giúpnâng cao mối quan hệ hợp tác giữa hai bên Theo đó, hai bên sẽ dần dỡ bỏ hàng ràothuế quan và phi thuế quan theo lộ trình, tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu
mở rộng hơn Trong thời gian gần đây, EU đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3của Việt Nam Vì vậy hiệp định này được kì vọng sẽ giúp cho cán cân thương mại củaViệt Nam thặng dư và tăng cường vị thế của Việt Nam trên đấu trường quốc tế
Hiện nay, EVFTA là hiệp định thương mại tự do song phương đang rất được quantâm vì những lợi ích mà nó hứa hẹn mang lại Song không vì thế mà Việt Nam quên đinhững thách thức rất khó khăn đang chờ đợi phía trước Là sinh viên của một trường
Trang 5kinh tế nên chúng em cũng rất quan tâm tới vấn đề thời sự này Vì vậy, nhóm chúng
em đã quyết định lựa chọn chủ để:
“Hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA): những cơ hội và thách thức”
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu tác động, ảnh hưởng của hiệp định thươngmại tự EVFTA tới quan hệ thương mại hai nước, phân tích các cơ hội và thách thức đặt
ra đối với thương mại Việt Nam trong lộ trình thực hiện cam kết EVFTA, đồng thờikhuyến nghị một số giải pháp để khắc phục các khó khăn đó
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ kinh tế Việt Nam-EU, nội dung và
lộ trình đàm phán hiệp định EVFTA, các tác động tích cực và tiêu cực do việc thựchiện EVFTA đối với Việt Nam
Để thực hiện đề tài, một số phương pháp nghiên cứu chính đã được sử dụng kếthợp, đó là: phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, phương pháp phân tích, so sánh vàtổng hợp…
Bài tiểu luận gồm 3 chương:
- Chương I: Sơ lược về hợp tác Việt Nam - EU
- Chương II: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU
- Chương III: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Và chúng em xin đặc biệt cảm ơn cô Nguyễn Thu Hằng - giảng viên bộ môn
Chính sách thương mại quốc tế, đã tận tình giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luậnnày
Hà Nội, ngày 2 tháng 3 năm 2014
Trang 6NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ HỢP TÁC VIỆT NAM
1 Khái quát chung về Liên minh Châu Âu EU
1.2 Giới thiệu chung
Liên minh châu Âu (the European Union, viết tắt là EU) có tên gọi tiền thân trước năm
1993 là Cộng đồng châu Âu (the European communities) Trụ sở chính của EU đặt tạiBruxelles (thủ đô của Bỉ)
EU hiện có 27 nước thành viên (Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà lan, Lúc- xăm-bua, Anh,Ailen, Đan mạch, Hylạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy điển và Phần lan, Séc,Hungaria, Ba lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Síp, Bungari vàRumani) với diện tích 4.422.773 km2 (nước có diện tích lớn nhất là Pháp và nhỏ nhất
là Malta) Dân số đạt khoảng 500 triệu người, chiếm 7,3% dân số thế giới (nước thànhviên có dân số lớn nhất là Đức với 82 triệu người và nhỏ nhất là Malta với 0,4 triệungười).GDP của EU vào khoảng 17,57 nghìn tỷ USD; thu nhập bình quân đạt 32.900USD/người/năm
(Nguồn: website bộ ngoại giao Việt Nam – tài liệu cập nhật ngày 7/6/2012)
1.3 Quá trình hình thành và phát triển của EU
Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc để lại một nền kinh tế kiệt quệ cho cácnước Tây Âu Họ cần thấy sự cần thiết phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các nướctrong khu vực với nhau để xây dựng và ngăn chặn chiến tranh đặc biệt chú trọng vàophát triển kinh tế Cũng vào thời điểm này bộ mặt nền kinh tế thế giới đã có nhữngthay đổi to lớn Đó là do sự phát triển lực lượng sản xuất, sự phát triển vũ bão của cáchmạng khoa học kỹ thuật Thêm vào đó, sau chiến tranh Mỹ đã thực sự trở thành siêucường về kinh tế và chính trị với ý đồ làm bá chủ thế giới Do vậy, các nước Tây Âukhông thể không hợp tác phát triển kinh tế và thông qua việc tăng cường kinh tế giữa
Trang 7họ với nhau để thiết lập một tổ chức siêu quốc gia nhằm điều hành phối hợp hoạt độngkinh tế khu vực Ý tưởng thống nhất châu Âu đã có từ lâu vào thời điểm này đã dần trởthành hiện thực.
Sau hơn 60 năm hình thành và phát triển, EU được xây dựng từng bước với mức độliên kết giữa các thành viên ngày càng mở rộng và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực Cùngvới phát triển về chiều sâu, EU cũng trải qua nhiều đợt mở rộng, kết nạp nhiều thànhviên mới Quá trình đó gắn liền với những mốc phát triển quan trọng
1.4 Tình hình nền kinh tế EU hiện nay
EU là một thực thể chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới EU có2/5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ, 4/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới(nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm G20
EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP năm 2011 đạt 17,57 nghìn tỷ USD; Thunhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32,900 USD/năm
Về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do khủng hoảng kinh tế, năm 2010 FDI của
EU trên toàn cầu chỉ đạt được 107 tỷ euro, so với 281 tỷ euro của năm 2009
EU cũng là nhà tài trợ hợp tác phát triển lớn nhất thế giới, Mặc dù phải đối mặt vớinhiều khó khăn kinh tế trong những năm qua, EU vẫn duy trì vai trò là nhà tài trợ lớnnhất thế giới với 53 tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) dành cho các nước đang pháttriển trong năm 2011, chiếm hơn 60% tổng viện trợ của thế giới
2 Vai trò của EU đối với nền kinh tế Việt Nam
Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam với các nước thành viên của Liên minhchâu Âu (EU) đã có từ lâu, mối quan hệ ấy đặc biệt phát triển nhanh, mạnh kể từ khiViệt Nam và EU thành lập quan hệ ngoại giao năm 1990 Liên Minh châu Âu đã vàđang trở thành một đối tác quan trọng, một thị trường rộng lớn, có khả năng tiêu thụnhiều loại sản phẩm của Việt Nam như giầy dép, dệt may, nông sản, thủ công mỹ nghệ,
đồ gỗ dân dụng, sản phẩm nhựa, đồ điện tử, thuỷ sản Đồng thời EU cũng là một khu
Trang 8vực có nền kinh tế phát triển cao, có thể đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu thiết bị côngnghệ nguồn và nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, phục vụ yêu cầu phát triểnkinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Vì thế, EU có một vai tròhết sức quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam
2.1 Trong quan hệ hợp tác kinh tế, hiện EU là một trong những đối tác thương mại chiến lược của Việt Nam
EU hiện là đối tác thương mại rất lớn của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhậpkhẩu năm 2013 đạt 24,33 tỷ USD, tăng mạnh tới 19,8% và chiếm 18% tổng kim ngạchxuất khẩu của cả nước
Trong vòng 11 năm, từ năm 2000 đến năm 2011, kim ngạch thương mại ViệtNam - EU đã tăng 5,9 lần, từ mức 4,1 tỷ USD lên 24,29 tỷ USD Thương mại hai chiều
8 tháng đầu năm 2012 đạt trên 18 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước ViệtNam liên tục xuất siêu sang EU, đặc biệt trong 10 năm gần đây với mức xuất siêu trungbình từ 3-5 tỷ USD, tương đương 50% kim ngạch xuất khẩu
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Bảng 1: Thống kê tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại
hàng hóa giữa Việt Nam- EU giai đoạn 2005 -2012
Hiện nay, EU là khu vực thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và là đối tác lớn thứ tư (sau ASEAN, Trung Quốc và Hàn Quốc) cung cấp hàng hoá cho nước ta.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2012 của Việt Nam sang thị trường
EU đạt 20,3 tỷ USD, tăng 22,7% (tương ứng tăng 3,76 tỷ USD) so với một năm trước
Trang 9đó và chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ra thị trường thế giới Đa sốcác sản phẩm xuất khẩu sang EU có tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch sản phẩm
đó của nước ta xuất sang tất cả các thị trường trên thế giới
Dẫn đầu về đóng góp vào tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU trongnăm 2012 là 3 nhóm hàng: điện thoại các loại & linh kiện tăng 2,73 tỷ USD (tương ứngtăng 93%), máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 793 triệu USD (tăng 98,3%),máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng tăng 209 triệu USD (tăng 47,1%) Chỉ tính riêngkim ngạch tăng của 3 nhóm hàng này đã đóng góp 3,73 tỷ USD, chiếm tới 99,3% trongtổng số tăng thêm của kim ngạch xuất khẩu sang EU so với năm 2011
Bảng 2: Kim ngạch, tỷ trọng xuất khẩu một số nhóm mặt hàng chính của Việt
Nam sang EU năm 2012
(Triệu USD)
Tốc độ tăng/giảm (%)
Tỷ trọng
1 (%)
Tỷ trọng
Trang 10Ghi chú: 1.Tốc độ tăng/giảm là tốc độ tăng/giảm nhóm hàng đó năm 2012 so với năm
2011
2 Tỷ trọng 1 là tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của từng mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU
3 Tỷ trọng 2 là tỷ trọng trị giá xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam sang EU
so với kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng đó của cả nước sang tất cả các thị trường.
Nhìn vào bảng trên ta có thế thấy, EU là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ở rất nhiều mặt hàng như điện thoại & linh kiện, giày dép, dệt may, cà phê… góp phần đem lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho nước ta.
Ở chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này là 8,79 tỷ USD, tăng 13,5% (tương ứng tăng hơn 1 tỷ USD) và chiếm 7,7% tổng
kim ngạch nhập khẩu của cả nước từ tất cả các thị trường trên thế giới Trong đó, nhậpkhẩu nhóm hàng phương tiện vận tải & phụ tùng tăng 784 triệu USD (đóng góp tới75% phần tăng lên của kim ngạch nhập khẩu từ thị trường EU), nhóm hàng máy vi tínhsản phẩm điện tử & linh kiện tăng 377 triệu USD, dược phẩm tăng 170 triệu USD
Các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu: Việt Nam nhập khẩu hàng hoá từ cácnước/thị trường trong khối EU chủ yếu là các nhóm hàng như: máy móc thiết bị dụng
cụ & phụ tùng, phương tiện vận tải & phụ tùng, dược phẩm, máy vi tính sản phẩm điện
tử & linh kiện Trị giá nhập khẩu của 4 nhóm hàng này chiếm tới hơn 50% tổng kimngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU
Trang 11Bảng 3: Kim ngạch, tỷ trọng nhập khẩu một số nhóm hàng chính của Việt Nam từ
EU năm 2012
St
t Mặt hàng
Kim ngạch (Triệu USD)
Tốc độ tăng/giảm (%)
Tỷ trọng
1 (%)
Tỷ trọng
2 (%)
1 Máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng 2.051 -15,2 23,3 12,8
2 Phương tiện vận tải & phụ tùng 1.260 133,0 14,3 74,9
4 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh
7 Thức ăn gia súc & nguyên liệu 245 29,3 2,8 10,0
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Ghi chú:1.Tốc độ tăng/giảm là tốc độ tăng/giảm nhóm hàng đó năm 2012 so với năm
Trang 12gần 2 lần so với năm 2010 và năm 2011 mức thặng dư đạt gần 8,8 tỷ USD, tăng 75%
so với năm trước
Tính đến hết năm 2012, cán cân thương mại của Việt Nam với EU đạt con số
thặng dư lên đến 11,51 tỷ USD, tăng 30,8% so với năm 2011.Trong tổng số 27 thị
trường của khối EU thì có tới 23 thị trường Việt Nam xuất siêu (dẫn đầu là 4 thị trường
Anh, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha với tổng mức xuất siêu đạt 7,49 tỷ USD, chiếm
65,1% mức thặng dư của Việt Nam với tất cả thành viên EU) và chỉ có 3 thị trường
nhập siêu (nhập siêu từ Ailen đứng đầu với 566 triệu USD).
2.2 Về hợp tác và phát triển, trong nhiều năm liền EU là nhà cung cấp viện trợ
không hoàn lại lớn nhất.
Năm 2008, EU có tổng vốn đầu tư FDI ra ngoài khối chiếm 47% FDI của toàn cầu.Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến nay EU tiếp tục là đối tác đầu tưvào Việt Nam lớn thứ hai sau Nhật Bản, chiếm khoảng 7 tỷ USD trong tổng số vốnFDI có tại Việt Nam
Hiện EU là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung cấp viện trợkhông hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng ODA cam kết trong giai đoạn 1996-
2012 hơn 13 tỷ USD Các khoản viện trợ của EU luôn đáp ứng các lĩnh vực ưu tiên của
ta như xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế
EU và các nước thành viên EU cũng hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong nhiều lĩnhvực chuyên ngành thuộc các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam và EU có thế mạnh như hỗtrợ thể chế, khoa học công nghệ, giáo dục, pháp luật, y tế, tài chính ngân hàng, nôngnghiệp, văn hóa, du lịch
Tính đến hết tháng 8/2012, đã có 20 trong tổng số 27 nước EU đầu tư vào Việt Namvới 1.226 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký khoảng 4,75 tỷ USD Các dự án đầu
tư của châu Âu có hàm lượng và tỷ lệ chuyển giao công nghệ cao, phương pháp quản
lý tiên tiến, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, tăng nguồn thungoại tệ của VN Việt Nam có 33 dự án đầu tư sang 10 nước EU với tổng vốn đăng kýđạt khoảng 107 triệu USD, đây là những bước đi ban đầu để các doanh nghiệp ViệtNam thâm nhập thị trường EU
Trang 133 Quan hệ thương mại Việt Nam – EU
đã được kí kết tại Brussels tháng 12/1992 Theo đó, hạn ngạch xuất khẩu hang maymặc của Việt Nam sang Eu tăng 10 lần so với trước, là một bước tiến quan trọng trongphát triển thương mại hai bên Với Hiệp định này, khối lượng hàng dệt may của ViệtNam xuất sang các nước EU tăng lên nhanh chóng từ 130 triệu USD năm 1992 lên
249 triệu USD năm 1993 và 280 triệu USD năm 1994, 340- 350 triệu USD năm 1995.Không chỉ mang lại những lợi ích thương mại đáng kể, Hiệp định còn mở ra mộthướng phát triển mới cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam, đồng thời giúp ViệtNam quen dần với cách thức thương mại quốc tế hiện đại Bên cạnh dệt và may mặc,
EU còn cho phép ta xuất khẩu thủy sản sang EU Tính đến tháng 4/1994 ta đã xuất
tế Đến năm 1993, theo thống kê của Bộ Thương Mại, Eu đã là bạn hàng thứ hai củaViệt Nam về kim ngạch xuất khẩu, cao hơn cả Đông Âu và Liên Xô, chỉ đứng sau châuÁ
Trang 14Bảng 4: Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU từ năm 1990 đến năm 1995
( Đơn vị: triệu USD)
Năm Kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam
sang EU
Kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu
Trị giá xuất siêu
Trị giá Tăng % Trị giá Tăng % Trị giá Tăng % Triệu
Cơ cấu kinh tế mang tính bổ sung cho nhau đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam
và EU tăng cường trao đổi thương mại ( EU có nền kinh tế phát triển cao, có ưu thế vàcông nghệ, nhất là công nghệ cao và vốn trog khi Việt Nam có nền kinh tế kém pháttriển hơn, giàu tài nguyên, giá nhân công thấp) Có thể nói tiềm năng lớn trong quan hệkinh tế thương mại của Việt Nam và EU đã được khai thác tích cực trong giai đoạnnày Kim ngạch buôn bán hai chiều mỗi năm tăng khoảng 15- 20%, đưa EU trở thànhmột trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam Nếu từ năm 1990- 1995,quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – EU đóng vai trò bù đắp khoảng trống về thịtrường của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu thì đến giai đoạn này, trao đổi kinh
tế thương mại hai bên đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ, mang lại những lợi ích kinh
tế to lớn đối với Việt Nam
Trang 15Sự thống nhất của EU trong lĩnh vực thương mại đã biến Eu trở thành khối thươngmại lớn nhất thế giới và vai trò này của EU đã được thể hiện rõ rang trong quan hệ kinh
tế thương mại với Việt Nam, nhất là giai đoạn 2000- 2010 Ngoài các lợi ích kih tếthực chất, quan hệ thương mại EU đã giúp Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới
và tiến nhanh hơn con đường hội nhập quốc tế, làm quen và thích nghi với các luậtchơi mới của thị trường quốc tế quan hệ kinh tế thương mại với EU cũng là nhân tốthúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ cũng như quan hệ thương mại của Việt Nam với các đốitác khác
Trong giai đoạn này, hai bên đã trao đổi và kí kết nhiều Hiệp định kinh tế, thươngmại, hình thành các khuôn khổ pháp lí vững chắc cho sự gia tăng mạnh mẽ thương mạihai bên Hiệp định buôn bán hàng dệt may kí năm 1992 được sửa đổi các năm 1995,
1997, 2000 và 2003, đã mở rộng hạn ngạch cho hàng dệt may của Việt Nam Năm
2003, hai bên kí kết Hiệp định Thương mại và tiếp cận thị trường Năm 2004, EU dỡ
bỏ hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam tạo điều kiện cho Việt Nam kết thúc đàm phánvới các đối tác quan trọng như Mỹ, mở đường cho Việt Nam gia nhập WTO Tronggiai đoạn này, EU cùng dành cho Việt Nam ưu đãi GSP, giúp hàng hóa Việt Nam tiếpcận thuận lợi thị trường EU
Theo Bộ Công Thương Việt Nam, trong giai đoạn 1996- 2000, thương mại haichiều phát triển đáng kể với mức tăng trung bình 20- 30 %/ năm, tổng kim ngạch trên18,2 tỷ euro, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 12,97 tỷ euro Tổng xuất siêu của tasang EU giai đoạn này là 12 tỷ euro
Năm 2006, kim ngạch xuất nhập khẩu của ta sang EU đã đạt 10,2 tỷ USD, gấp 51lần tổng kim ngạch năm 1990, gấp 7,19 lần năm 1995 và 2,5 lần năm 2000 Trong đó,xuất khẩu của Việt Nam đạt khaongr 7 tỷ USD năm 2006 gấp khoảng 2,5 lần năm 2000
và nhập khẩu đạt khoảng 3 tỷ USD gấp khoảng 2,38 lần năm 2000 Xuất khẩu ViệtNam sang EU chủ yếu là gaiyf dep, café, hàng dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản
Trang 16Về nhập khẩu, nguồn nhập khẩu chủ yếu là từ Đức và Pháp với kim ngạch nhậpkhẩu bình quân 500-800 triệu USD/năm, tiếp theo là Italia, Anh và Hà Lan có kimngạch trung bình từ 200-300 triệu USD/năm Các sản phẩm nhập khẩu từ EU là máymóc thiết bị, công nghệ, nguyên phụ liệu dệt may, tân dược, hóa chất và phương tiệnvận tải.
Mặc dù tình hình kinh tế thế giới khó khăn nhưng năm 2010, kim ngạch thương mạihai chiều đạt 17,7 tỷ USD trong đó Việt Nam xuất siêu lớn vào thị trường EU đạt 6,5
tỷ USD là mức cao nhất trong 10 năm qua Xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 12 tỷ USDtăng 9,12% so với năm 2009, đưa EU trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai củaViệt Nam sau Mỹ, vượt qua Nhật Bản và các nước ASEAN và gấp 1,65 lần TrungQuốc Các nước có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam nhiều nhất của EU làAnh, Đức, Hà Lan trên 1 tỷ USD
Như vậy, giai đoạn 2000-2010, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng 4,3 lần từmức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 17,75 tỷ năm 2010 với cán cân thương mại nghiêng vềViệt Nam
Trong thời kì này, EU trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam Hàngxuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng nông nghiệp nhẹ(60%), hàng nông lâm thủysản chế biến(15%), thủ công mỹ nghệ (10%), còn lại là các hàng hóa khác Ta nhậpkhẩu tư EU chủ yếu là hàng công nghệ cao, hóa chất hóa dược, sản phẩm nông nghiệp,
mỹ phẩm…
Phía EU cho rằng cán cân thương mại nghiêng về phía ta nên thường yêu cầu ta mởcửa thị trường hơn nũa cho hàng hóa EU đặc biệt là hàng thiết bị vệ sinh, gạch ốp lát,rượu và trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã có nhiều cố gắng đáp ứng yêucầu của EU
Bên cạnh mặt tích cực, EU cũng thường xuyên đưa ra các biện pháp kỹ thuật hạnchế xuất khẩu của ta vào thị trường EU Theo thống kê của Hội đồng tư vấn các biện
Trang 17pháp phòng vệ thương mại quốc tế (TRC) Kể từ năm 1998 có 10 loại hàng hóa củaViệt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá của EU: giày, đèn huỳnh quang, thépkhông gỉ, ống tuýp thép, xe đạp, bật lửa ga, mỳ chính…
3.3 Triển vọng trong quan hệ thương mại Việt Nam-EU đến năm 2020
Trước mắt, nền kinh tế EU đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công, vì vậyquan hệ kinh tế thương mại hai bên cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực Quan hệ kinh tếthương mại hai bên thời gian tới sẽ phụ thuộc vào khả năng EU giải quyết vấn đề nợcông hiện tại Dự báo trong nhiều năm tới, EU sẽ phải tập trung phục hồi kinh tế Cuộckhủng hoảng nợ công cũng đặt ra nhiều vấn đề mới cần phải tư duy lại về cách tiếp cậnđối với thị trường EU Tranh chấp thương mại từ nay đến 2020 sẽ diễn ra nhiều về sốlượng, đa dạng về hình thức, gay gắt về tính chất thể hiện một cán cân mới khi kinh tếViệt Nam ngày càng phát triển, năng lực sản xuất cung ứng hàng hóa ngày càng tăng,trong khi thị trường EU ngày càng khắt khe với những tiêu chuẩn mới, cao hơn về kĩthuật
Phát triển thương mại với EU giúp ta tiếp tục tiếp cận với công nghệ, thiết bị hiệnđại, phục vụ cho công cuộc xây dựng nước ta trở thành nước cơ bản công nghiệp theohướng hiện đại Trong giao thương với EU, Việt Nam sẽ tiếp tục xuất siêu, góp phầncải thiện cán cân thương mại của ta Đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư châu Âu, ViệtNam hiện là thị trường tiềm năng với sức mua lớn, nền kinh tế tốc độ tăng trưởng caotrong những năm qua
CHƯƠNG 1: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU
1 Xu thế FTA trên thế giới và trong khu vực
3.4 FTA là gì?
FTA là hiệp định thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia Theo đó, các nước thamgia hiệp định sẽ tiến hành lộ trình cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuếquan, nhằm tiến tới thành lập một khu vực mậu dịch tự do Điều này cho phép các quốc
Trang 18gia tận dụng lợi thế so sánh của mình, chuyên môn hóa và phân công lao động để thuđược tối đa lợi ích từ việc tăng cường giao thương.
Đây thực chất là một hình thức liên kết kinh tế quốc tế, tiến tới hình thành một thịtrường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ Tuy nhiên, các nước thành viên vẫn giữđược quyền độc lập, tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài khu vực Nóicách khác, những thành viên của FTA có thể duy trì chính sách thuế quan riêng vànhững hàng rào thương mại khác đối với thế giới bên ngoài hiệp định
Để tránh trốn thuế (thông qua tái xuất), các nước sử dụng hệ thống xác nhận nguồngốc phổ biến gọi là quy tắc xuất xứ, trong đó yêu cầu hàm lượng nội địa tối thiểu củacác nguyên liệu đầu vào và giá trị gia tăng (GTGT) của hàng hóa Đạt được tỉ lệ xuất
xứ tối thiểu theo yêu cầu, hàng hóa mới được xem xét là thuộc diện giao thương theoFTA Nói cách khác, nhà xuất khẩu về cơ bản phải chứng minh được xuất xứ của sảnphẩm, đồng thời nhà nhập khẩu phải có được thông tin sản phẩm từ tất cả các nhà cungcấp trong chuỗi cung ứng
3.5 Quá trình hình thành và phát triển của FTA
Từ những năm đầu của thập niên 1990, song song với quá trình toàn cầu hoá, chủnghĩa khu vực đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và về chất Trước đó, chủnghĩa khu vực thường mang hình thái khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area)nhưng kể từ thập niên 1990, hình thái FTA (Free Trade Agreement) song phương hoặcnhiều bên trở nên phổ biến hơn, với phạm vi hợp tác rộng hơn, không chỉ giới hạntrong việc thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ mà còn cả xúc tiến và tự
do hoá đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải quan, xây dựngnăng lực và nhiều nội dung mới khác như lao động, môi trường
Chủ nghĩa khu vực đang tồn tại một cách khách quan bên cạnh hệ thống thương mại
đa phương của WTO Theo thống kê của Ban Thư ký WTO, tính đến tháng 3 năm
2008 đã có 209 hiệp định thương mại khu vực (RTAs) được thông báo cho WTO,