QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢCPHÂN TÍCH NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
Trang 1QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH NGÀNH ĐƯỜNG SẮT
VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Liêm
Thẻ sinh viên số : 11752325
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2012
Trang 2Nội dung:
1 Giới thiệu ngành
1.1Định nghĩa ngành
1.2Mô tả đặc điểm cơ bản của ngành
1.2.1 Hệ thống tổ chức và cơ chế hoạt động của ngành
1.3Lịch sử phát triển của ngành và chu kỳ phát triển
2 Phân tích môi trường vĩ mô và môi trường toàn cầu
2.1Phân tích môi trường vĩ mô
2.1.1 Phân tích nguồn vốn
2.1.2 Phân tích nguồn lao động
2.1.3 Phân tích nguồn tài nguyên thiên nhiên
2.1.4 Phân tích nguồn lực khoa học công nghệ
2.2Phân tích môi trường toàn cầu
3 Phân tích ngành
3.1Phân tích tính hấp dẫn của ngành
3.2 Phân tích Mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các ngành vận tải trong xã hội, các thành phần kinh tế
3.3Phân tích quan hệ cung cầu trong vận tải đường sắt trong nền kinh
tế thị trường
3.4 Phân tích thực trạng hoạt động của ngành Đường sắt Việt Nam
3.4.1 Doanh thu vận tải
3.4.2 Cơ sở hạ tầng
3.4.3 Phân tích các hạn chế và nguyên nhân
4 Kết luận
Trang 31 GIỚI THIỆU NGÀNH
1.1 Định nghĩa ngành: Giao thông vận tải đường sắt là loại hình giao thông
được thực hiện bằng các phương tiện giao thông bánh sắt di chuyển trên đường ray thép
1.2Mô tả đặc điểm cơ bản của ngành: Ðường sắt Việt Nam là một doanh
nghiệp Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý và khai thác mạng lưới đường sắt trên phạm vi cả nước Sau đây sẽ mô tả ngắn gọn mạng lưới ngành đường sắt Việt Nam, hệ thống tổ chức sản xuất vận tải, cơ sở hạ tầng đường sắt
Mạng lưới đường của ngành Đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài là 2600
km nối với các trung tâm dân cư, văn hoá, công nghiệp và nông nghiệp chính, nối với mạng lưới đường sắt tiêu chuẩn của Trung Quốc tại Lạng Sơn và đường sắt khổ đường 1.000 mm của Trung Quốc tại Lào Cai, có tiềm năng nối với mạng lưới đường sắt của các nước trong khu vực Asean như Campuchia, Thái Lan và Malaysia vươn tới Singapore và các tuyến đường sẽ được xây dựng trong tương lai của Lào
Tuyến đường sắt chính dài 1.726 km chạy từ Bắc xuống Nam Việt Nam nối các trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá lớn là Hà Nội, Thanh Hoá, Vinh, Huế, Đà NẵngNẵng, Nha Trang và thành phố Hồ Chí Minh Bốn tuyến chính và hai tuyến nhánh ở phía Bắc nối Hà Nội với Hải Phòng, cảng Hải Phòng, Lạng Sơn, Lào Cai, Quán Triều, Pom Háp, Mai Pha và một số tuyến nữa nối Kép, Uông Bí và cảng Cái Lân đang được phát triển
Các tuyến đường sắt chính của Đường sắt Việt Nam
• Hà Nội - TP Hồ Chí Minh
• Hà Nội - Hải Phòng
• Hà Nội - Lào Cai
• Hà Nội - Đồng Đăng
• Hà Nội - Quán Triều
• Kép-UôngBí-HạLong
• Lưu Xá - Kép
Trang 41.2.1 Hệ thống tổ chức và cơ chế hoạt động của ngành Ðường sắt Việt Nam
a Hệ thống tổ chức
Từ năm 1954 đến 1989, Tổng cục đường sắt là một cơ quan Nhà nước phụ trách vận tải đường sắt theo mô hình kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp
Từ năm 1989, Tổng Cục Ðường sắt đã được cải tổ thành doanh nghiệp của Nhà nước có tên là Liên hiệp Ðường sắt Việt Nam, hoạt động theo các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Liên hiệp Ðường sắt Việt Nam bao gồm 4 khối nghiệp vụ chức năng là Khối vận tải, Khối công nghiệp, Khối quản lý cơ sở hạ tầng và Khối dịch vụ, đồng thời vẫn chịu trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước với giao thông vận tải đường sắt
Theo địa lý hành chính, Liên hiệp Ðường sắt Việt Nam chia thành 3 khu vực Xí nghiệp Liên hợp Vận tải Ðường sắt Khu vực 1 (Liên hợp 1) quản lý
và khai thác mạng lưới đường sắt ở phía Bắc từ biên giới giáp với Trung Quốc ở phía Bắc tới Đồng Hới; Xí nghiệp Liên hợp Vận tải Ðường sắt Khu vực 2 (Liên hợp 2) từ Đồng Hới tới Diêu Trì và Xí nghiệp Liên hợp Vận tải Ðường sắt Khu vực 3 (Liên hợp 3) từ Diêu Trì vào thành phố Hồ Chí Minh Cơ quan Liên hiệp Ðường sắt Việt Nam đặt tại Hà Nội, chịu trách nhiệm giám sát và phối hợp hoạt động chạy tàu và kinh doanh của 3 Liên hợp Ðồng thời cũng chịu trách nhiệm về lập kế hoạch đầu tư, định hướng phát triển, hiện đại hoá ngành đường sắt
Thực hiện Quyết định 34/2003/QĐ-TTg ngày 04/03/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Liên hiệp đường sắt Việt Nam được tái cơ cấu thành Tổng Công
ty đường sắt Việt Nam Ngày 13/06/2003, tại Trụ sở Liên hiệp đường sắt Việt Nam đã triển khai các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GTVT bổ nhiệm các ủy viên Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty ĐSVN Từ ngày 07/07/2003 Đường sắt Việt Nam chính thức
đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức mới: Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, trong đó khối vận tải bao gồm 4 đơn vị chính là Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội, Công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn, Công ty vận tải hàng hoá đường sắt và Trung tâm điều hành vận tải đường sắt
Hiện nay, là một Tổng công ty Nhà nước được xây dựng chủ yếu theo mô hình các Tổng công ty 91, Đường sắt Việt Nam có Hội đồng quản trị với 5 uỷ viên, Ban Giám đốc có Tổng giám đốc và 4 Phó Tổng giám đốc
Ngoài Ban Nghiệp vụ trực thuộc Hội đồng quản trị, Cơ quan Tổng công ty
Trang 5có các Ban tham mưu như Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính - Kế toán, Tổ chức – Cán bộ - Lao động, Vận chuyển, Quan hệ quốc tế, Khoa học – Công nghệ, Thống kê – Máy tính, Bảo vệ - An ninh - Quốc phòng giúp việc Tổng giám đốc
Trong lĩnh vực vận tải, ngoài Trung tâm điều hành vận tải đường sắt, Đường sắt Việt Nam còn có 3 đơn vị hạch toán phụ thuộc là Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội, Công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn và Công ty vận tải hàng hoá đường sắt
Các Công ty vận tải đó các đơn vị thành viên trực tiếp là các ga loại 1 và các Xí nghiệp vận tải đường sắt Các Xí nghiệp vận tải đường sắt có các đơn vị thành viên là các ga loại 2 và loại 3 Như đã nói đến ở trên, Đường sắt Việt Nam có tổng số 250 ga hiện đang được sử dụng
b Cơ chế hoạt động
Đường sắt Việt Nam là Tổng công ty Nhà nước được hoạt động kinh doanh
và thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước giao được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ của Tổng công ty
Các doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với Tổng công ty theo quy định của Điều lệ Tổng công ty phê duyệt kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch và quyết toán tài chính, quy định mức trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo quy định chung, trích một phần quỹ quỹ khấu hao cơ bản và lợi nhuận sau thuế để thành lập các quỹ tập trung của Tổng công ty dùng vào mục đích tái đầu tư của Tổng công ty Các doanh nghiệp loại này gồm có:
Các doanh nghiệp Nhà nước giữ tư cách pháp nhân và giữ 100% vốn điều lệ (gồm 20 công ty công ích quản lý đường sắt và thông tin tín hiệu thuộc hạ tầng đường sắt) Tổng công ty quản lý vốn và tài sản thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt, xây dựng kế hoạch đầu tư, quản lý sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt, đồng thời giao kế hoạch, ký kết hợp đồng với các công ty công ích theo kế hoạch sửa chữa, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời thực hiện việc kiểm tra, giám sát, nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm và làm các thủ tục để kho bạc tạm ứng, cấp phát, thanh toán cho các công ty công ích theo khối lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành Giá trị sản lượng công ích hàng năm của 20 công ty công ích ước chừng 600 tỷ đồng
Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (gồm 3 công ty chế tạo đầu máy toa xe và 1 công ty tư vấn) hoạt động theo Luật doanh nghiệp và theo Điều lệ tổ chức và hoạt động được Hội đồng quản trị Tổng công ty phê chuẩn
Trang 6Các công ty cổ phần hoá (gồm 23 công ty) hoạt động theo Luật doanh
nghiệp và theo Điều lệ tổ chức và hoạt động riêng Các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc có 6 đơn vị, đặc biệt trong đó có 3 công ty tạo toàn
bộ doanh thu vận tải đường sắt là Công ty vận tải hàng hoá đường sắt, Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội, Công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn Các doanh nghiệp thuộc loại này có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Tổng công ty, được ký các họp đồng kinh tế, chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự theo phân cấp của Tổng công ty Như vậy các doanh nghiệp này
dù phụ thuộc về tổ chức nhưng vẫn có điều kiện hoạt động năng động, tự chủ về kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường, không sa vào mô hình quan liêu bao cấp
Khối sự nghiệp có 6 đơn vị bao gồm 2 trường và 4 ban quản lý dự án
Các đơn vị này có Quy chế tổ chức và hoạt động do Hội đồng quản trị Tổng công ty phê chuẩn, thực hiện chế độ lấy thu bù chi, được tạo nguồn thu do thực hiện các dịch vụ, hợp đồng nghiên cứu khoa học, đào tạo cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, được hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước, được hưởng quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi theo chế độ
Các doanh nghiệp hạch toán độc lập, doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp có gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, tiếp thị và các lĩnh vực khác trong Tổng công ty Tổng công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn, tài sản, đất đai, tài nguyên
và các nguồn lực khác được Nhà nước giao theo quy định của Pháp luật và giao lại cho các đơn vị thành viên quản lý sử dụng các nguồn lực mà Tổng công ty đã nhận phù hợp với quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển của Tổng công ty
1.3 Lịch sử Đường sắt Việt Nam:
Bắt đầu từ năm 1881 với việc khởi công xây dựng tuyến Đường sắt đầu tiên giữa Sài Gòn và Mỹ Tho Sau 4 năm, chuyến tàu đầu tiên bắt đầu khởi hành từ Sài Gòn đi Mỹ Tho vào ngày 20/07/1885 Trong giai đoạn giữa năm 1882 và 1936 các tuyến đuờng chính đã được xây dựng theo công nghệ của Pháp theo loại khổ đuờng 1.000 mm và đã hình thành mạng lưới cơ bản của Đường sắt Việt Nam được sử dụng cho đến ngày nay
Trong thời kỳ kháng chiến và cho tới khi thống nhất đất nước, Đường sắt Việt Nam đã bị thiệt hại nặng nề Sau khi đất nước thống nhất, kể từ năm
1976 hầu hết các tuyến đường sắt đã được khôi phục lại, đặc biệt là tuyến Đường sắt Thống nhất Bắc Nam Tuy nhiên do tình trạng thiếu vốn nên việc phục hồi hoàn toàn vẫn chưa thực hiện được
Sau khi chuyển đổi cơ cấu và chuyển sang cơ chế thị trường năm 1989,
Trang 7Đường sắt Việt Nam bắt tay vào chương trình khôi phục và hiện đại hoá đường sắt để Đường sắt Việt Nam trở thành một ngành vận tải tương đối quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự tăng truởng kinh tế của đất nước và hoà nhập với các Đường sắt trong khu vực Đông Nam Á
Hình 1 Mạng lưới đường sắt Việt Nam trước năm 1975
Tổng công ty đường sắt Việt Nam1, với tên giao dịch thương mại là Đường sắt Việt Nam, hoặc Vietnam Railways, viết tắt là VNR (theo
tiếng Anh) là đơn vị kinh doanh nhiều ngành nghề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vận tải đường sắt như công nghiệp chế tạo, xây dựng công trình, du lịch, khách sạn nhưng vận tải hàng hoá và hành khách vẫn chiếm vị trí then chốt
Trụ sở của Tổng công ty đường sắt Việt Nam được đặt tại 118 đường Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, địa chỉ Website: http://www.vr.com.vn
Trang 8Hình 2 Mạng lưới đường sắt Việt Nam và đường sắt ASEAN
2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ VÀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU:
2.1Phân tích môi trường vĩ mô:
Mặc dù vận tải đường sắt là ngành kinh tế dịch vụ trong xã hội, nó cũng chịu nhiều ảnh hưởng của đặc điểm dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam Dù các dân tộc này nhu cầu về kinh tế, văn hoá, xã hội khác nhau, nhưng có lẽ sử dụng dịch vụ vận tải đường sắt đã ăn sâu vào tâm trí người dân Việt Nam khi xuất phát nhu cầu vận chuyển hay đi lại ở cự ly trung bình và dài Đó là điều kiện hết sức thuận lợi cho sự tăng trưởng của ngành đường sắt, nhưng nó cũng đòi hỏi ngành đường sắt khi thực hiện dịch vụ vận tải phải đáp ứng nhu cầu hiện đại về an toàn, môi trường, tốc độ, chất lượng và giá cả từ phía khách hàng
Quá trình sản xuất của Tổng công ty đường sắt Việt Nam là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào theo các cách thức nhất định để tạo ra sản phẩm là tổng doanh thu vận tải (đối với ngành đường sắt) trong một khoảng thời gian nhất định, thường là trong một năm
2.1.1 Nguồnvốn
Đường sắt Việt Nam hiện sử dụng các loại vốn sau:
a Vốn khấuhao:trích từ giá trị tài sản hoặc doanh thu
b Vốn tín dụng: có từ các tổ chức tín dụng hoặc Quỹ tín dụng phát
triển
c Vốn ODA: là loại hình vốn “hỗ trợ phát triển chính thức” của các
nước ngoài như Nhật Bản (dùng để cải tạo cầu đường săt), Đức (hỗ trợ trang bị mới đầu máy), Trung Quốc (dự kiến hỗ trợ trang bị mới thông tin tín hiệu trong tương lai gần)
Nói chung các nguồn vốn này đều thấp hơn so với nhu cầu chi dùng và phát triển của Đường sắt Việt Nam, hiện chưa đủ khắc phục tình trạng lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa vào cấp kỹ thuật của đường sắt để dáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm phát triển bền vững ngành Đường sắt Việt Nam
2.1.2 Nguồn lao động
Tính đến cuối năm 2002, Đường sắt Việt Nam có trên 46.067 lao động với thu nhập bình quân 1,490 triệu đồng/tháng, trong đó khối vận tải
có 20.308 lao động với thu nhập bình quân 1,767 triệu đồng/tháng Lao
Trang 9động nữ toàn ngành chiếm 21,5%, trong khối vận tải chiếm 21,3% lực lượng lao động Lực lượng cán bộ khoa học trình độ trên đại học rất yếu: trong khối vận tải chỉ có 59 người (3 nữ) Cán bộ đại học trong khối vận tải có 2.395 người (chiếm 11,8%), trong đó nữ có 396 người (chiếm 2%) Lực lượng lao động của Đường sắt Việt Nam nói chung đã được thử thách qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc cũng như trong cơ chế thị trường, nhưng số lượng quá nhiều, tuổi đời cao, việc tiếp thu và làm chủ kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại, tin học, ngoại ngữ còn nhiều hạn chế Hiện nay Tổng giám đốc và Công đoàn Đường sắt Việt Nam tổ chức cuộc vận động “Người công nhân đường sắt thời kỹ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” với khẩu hiệu “ĐOÀN KẾT, KỶ LUẬT, SÁNG TẠO, HIỆU QUẢ” [3] nhằm giáo dục ý thức phấn đấu cho mỗi cá nhân; xây dựng đội ngũ quản
lý và chuyên gia giỏi; xây dựng đội ngũ thợ lành nghề; công nhân có trình độ học vấn cao đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh
2.1.3 Nguồn tài nguyên thiên nhiên
Là ngành kinh doanh dịch vụ vận tải, nguồn tài nguyên thiên nhiên của Đường sắt Việt Nam không có gì đáng kể, ngoại trừ dải đất rộng trung bình 20 mét trên đó đặt các tuyến đường sắt chạy giữa các vùng kinh tế quan trọng của đất nước Dải đất này được các công ty viễn thông bên ngoài đánh giá là trục xương sống chiến lược cho viễn thông của Việt Nam, trên đó họ có thể đặt đường cáp quang viễn thông Thực tế Đường sắt Việt Nam đã khai thác thế mạnh này qua việc cho một số công ty viễn thông thuê đất để đổi lấy một phần dung lượng cáp quang do các công ty này đặt trên đó
2.1.4 Nguồn lực khoa học-công nghệ
Nguồn lực khoa học công nghệ của Đường sắt Việt Nam hiện đang ở mức trung bình thấp so với ngành đường sắt của các nước trong khu vực Như
đã nói ở trên, số lượng cán bộ đại học và trên đại học thấp, chất lượng không mạnh Đường sắt Việt Nam cũng không có cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ được đầu tư theo chiều sâu
2.2 Phân tích môi trường toàn cầu
Với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện giao thông vận tải đường bộ (ô tô) và đường không (máy bay) trong giai đoạn cuối thế kỷ 20, đã từng xuất hiện những dự báo tiêu cực, theo đó ngành vận tải đường sắt bị coi là không có tương lai và ngày càng đóng vai lu mờ trong vận tải nội địa
và quốc tế
Nhưng thực tế phát triển vận tải đường sắt ở hầu hết các nước trên thế giới trong những thập kỷ gần đây đã chứng tỏ nhận định trên thiếu cơ sở
Đó là vì:
Trang 10a Công nghệ và phương thức vận tải đường sắt không ngừng được hiện đại hoá, đặc biệt việc sử dụng các đoàn tàu hoả cao tốc (tốc độ chạy
trên 120 km/h) dùng trong vận tải hành khách ở các nước châu Âu, Đông bắc Á được dân chúng hưởng ứng do có tốc độ và chất lượng cạnh tranh với vận chuyển đường không và vận chuyển ô tô ở cự ly trung bình và cự
ly dài
b Vận tải đường sắt là phương thức vận tải ít tiêu tốn năng lượng nhất, ít gây hại tới môi trường nhất và tương đối an toàn so với các
phương thức vận tải khác
c Chính phủ các nước trên thế giới ngày càng nhận thấy vai trò tích cực của vận tải đường sắt trong nền kinh tế quốc dân.
d Việc hạch toán tách bạch về tài chính cho kết cấu hạ tầng đường sắt (thuộc tài sản quốc gia) và kinh doanh vận tải đường sắt (thuộc các công ty đường sắt) đã trở thành xu hướng chủ đạo và điều kiện
quyết định về tài chính để đường sắt quốc gia các nước (trong đó có Việt Nam) ngày một phát triển và tiến đến làm ăn có lãi
e Tỷ trọng vận chuyển hàng hoá và hành khách của đường sắt tại hầu hết các nước trên thế giới đã thay đổi Nếu như trước đây vận tải
hàng hoá thường chiếm tỷ trọng 60% - 70% tổng lượng luân chuyển hàng hoá và hành khách, thì nay vận chuyển hành khách chiếm tỷ trọng từ 65% đến 75% Cơ cấu vận tải hàng hoá, hành khách của Đường sắt Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này
f Ứng dụng rộng rãi các công nghệ tiên tiến, trong đó có công nghệ
thông tin, để nâng cao trình độ quản lý điều hành vận tải và chất lượng phục vụ khách hàng
3 PHÂN TÍCH NGÀNH
3.1 Phân tích tính hấp dẫn của ngành:
Là một ngành vận tải đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, phương hướng phát triển của Đường sắt Việt Nam cần được đặt trong chiến lược phát triển hệ thống giao thông vận tải thống nhất của Việt Nam, bao gồm đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển và đường không phục vụ chiến lược “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của đất nước theo các Nghị quyết của Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam và phải được thông qua ở cấp Chính phủ Phương hướng phát triển của Đường sắt Việt Nam được nêu trong Nghị quyết của Đại hội Đảng IX và Quy hoạch phát triển ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyêt
Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội