Xây dựng chính sách hỗ trợ xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Chiến lược hướng ra xuất khẩu của Việt Nam (Trang 32 - 40)

5. Chiến lược hướng ra xuất khẩu của Việt Nam:

5.2.2.Xây dựng chính sách hỗ trợ xuất khẩu:

Chính sách quy hoạch xuất khẩu:

Nhân tố quyết định quy mô, nhịp độ xuất khẩu là cơ cấu xuất khẩu; mà trong nền kinh tế thị trường việc đổi mới cơ cấu kinh tế xuất khẩu phải căn cứ vào: điều kiện, khả năng, hiệu quả sản xuất trong nước. Trong ba yếu tố đó, hiệu quả là yếu tố quan trọng nhất trong sự lựa chọn cơ cấu xuất khẩu.

Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu cần có các chính sách chuyển dịch cơ cấu bằng cách:

Xác định mặt hàng ưu tiên xuất khẩu.

Thực hiện các biện pháp (thuế, trợ cấp,…) nhằm giảm tỷ trọng các mặt hàng truyền thống, tăng tỷ trọng các sản phẩm trong cơ cấu hàng xuất khẩu.

Thực hiện chính sách tăng cường đầu tư vào các ngành sản xuất, khai thác hàng xuất khẩu.

Xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu.

Chính sách gắn sản xuất với xuất khẩu:

Việt Nam là một nước xuất khẩu lớn trên thế giới nhưng chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô; do đó lợi tức kinh tế từ xuất kẩu mang lại là thấp. Nên để tăng cường lợi tức kinh tế bên cạnh thúc đẩy xuất khẩu, Việt Nam cần gắn sản xuất với xuất khẩu.

 Nông nghiệp:

Việt Nam là một nước có tiềm năng trong xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp do có điều kiện tự nhiên thuận lợi và quá trình mở rộng hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa chiếm lĩnh được thị trường thế giới vì thiếu trình độ sản xuất, công nghệ chế biến và kinh nghiệm thương mại,,…Trong đó, yếu tố trình độ công nghệ sản xuất, chế biến có ảnh hưởng lớn nhất; do có những tác động quan trọng đến chất lượng sản phẩm: chất lượng không cao, không ổn định, không đồng đều, mẫu mã không hấp dẫn,….

Trang 33

Do đó, Việt Nam xác định cần phải xây dụng một chính sách gắn sản xuất với xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường lợi tức kinh tế. Biện pháp thực hiện chính sách:

Một là: Tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh, đổi mới cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành nghề chế biến nông, thủy sản, nhất là các chính sách đất đai, tín dụng, thị trường... Tập trung phát triển ngành nghề chế biến nông, thủy sản theo chuỗi giá trị, nhất là những ngành hàng nước ta có lợi thế cạnh tranh như gạo, cà phê, rau quả, chè...

Hai là: Thực hiện quy hoạch đồng bộ các sản phẩm nông nghiệp tại vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với chế biến công nghiệp. Về chế biến sản phẩm chăn nuôi, phát triển theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của từng vùng. Ngoài ra, cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi (đơn giản thủ tục, chính sách thuế hợp lý...) cho việc nhập nguyên liệu từ nước ngoài về để tận dụng công suất chế biến dư thừa, lao động và giải quyết vấn đề mùa vụ, giúp các doanh nghiệp chế biến nông, thủy sản nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Ba là: Tăng cường công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng và hiệu quả ngành công nghiệp chế biến.

Bốn là: Chú trọng công tác đào tạo và thu hút nguồn nhân lực cho công tác chế biến nông sản. Tăng cường năng lực hệ thống các cơ sở đào tạo phục vụ công nghiệp chế biến nông sản theo xu hướng xã hội hoá đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng. Mở rộng các loại hình đào tạo, phân bổ tỷ trọng hợp lý các cấp độ đào tạo đại học, trung cấp và công nhân kỹ thuật. Chú trọng đặc biệt mô hình đào tạo tại chỗ, thu hút lực lượng lao động trẻ, có văn hoá ở nông thôn vào các cơ sở chế biến đóng trên địa bàn. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, nâng cao nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu vận hành của các dây chuyền thiết bị hiện đại, tiên tiến. Có chính sách thu hút đãi ngộ, đặc biệt về phụ cấp lương, cấp đất ở... đối với cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao về làm việc tại các cơ sở chế biến nông sản ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Năm là: Tổ chức tốt công tác xúc tiến thương mại, phân phối bán hàng, mở các văn phòng đại diện ở các thị trường trọng điểm trên thế giới. Xây dựng các sàn giao dịch, trung tâm ký gửi đối với từng ngành hàng xuất khẩu.

Sáu là: Tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiếp tục thực hiện chương trình nâng cấp và quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tư khâu trồng trọt, thu hoạch đến khâu vận chuyển, bảo quản, chế biến theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bảy là: Đẩy mạnh thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chế biến nông sản. Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở chế biến nông sản đầu tư hệ thống xử lý nước thải, chất thải theo quy định. Kiểm tra xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm quy định về xử lý chất thải, bảo vệ môi trường theo pháp luật hiện hành.

Trang 34

Ví dụ: Để biến gạo thành mặt hàng xuất khẩu chiến lược, ta cần phải xây dựng vùng chuyên canh sản xuất lúa cho xuất khẩu: có chính sách ưu tiên vốn, khoa học kĩ thuật và cơ sở hạ tầng cho các khâu (thâm canh, chế biến, bảo quản và vận chuyển).

 Công nghiệp và khai khoán:

Với phương hướng phát triển bền vững của Việt Nam, bên cạnh công tác xuất khẩu quặng đã góp phần giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp và địa phương, đem về lợi tức kinh tế cho Việt Nam, thì cần xácđịnh khai thác quặng xuất khẩu sẽ làm cạn kiệt tài nguyên quốc gia. Bên cạnhđó với kỹ thuật khai thác còn kém dẫn đến gây ô nhiễm môi trường. Cùng vớiđa phần Việt Nam chỉ khai thác và xuất khẩu thô các loại quặng, dầu mỏ,… thô sau khi khai thác được. Do đó, lợi tức kinh tế mang lại không cao vàcòn một thực tế không thể làm ngơ đó là việc hầu hết các địa phương nhiều khoáng sản, nhưng phân tán, kinh tế xã hội vẫn nghèo nàn, chậm phát triển trong khi địa phương là nơi gánh chịu các hậu quả về môi trường, nguy cơ bệnh tật, vấn nạn xã hội…. Vậy Việt Nam cần phải tăng cường đầu tư vào các ngành khai khoán tăng cường khả năng khai thác và chế biến các khoáng sản.

Ví dụ: Đối với công nghiệp khai thác, chế biến than đá xuất khẩu cần tập trung khai thác những nguồn trữ lượng than đá cũ, tìm kiếm các nguồn trữ lượng than đá mới; nâng cấp công nghệ và thiết bị khai mỏ, đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, cần phải nâng cấp dây chuyền thiết bị chế biến than đá thành sản phẩm chất lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu.

Đối với các mặt hàng công nghiệp, đa phần Việt Nam chỉ thực hiện gia công hàng hóa sau đó mang đi xuất khẩu, chưa có một thương hiệu riêng của Việt Nam. Bên canh đó là sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực trong cả nước tạo nên sự chênh lệch.

Do đó, chúng ta xác định:

Một là: đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, khai thác năng lực toàn ngành, nhằm duy trì mức tăng trưởng sản xuất hợp lý, liên tục giữa các tháng trong năm. Tập trung phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có khả năng mở rộng thị trường. Cần có biện pháp tổ chức sản xuất thích hợp để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng gia tăng các sản phẩm có hàm lượng chế biến, chế tạo; các sản phẩm xuất khẩu có giá trị lớn, có giá trị gia tăng cao. Quan tâm khai thác các mặt hàng sử dụng nguyên liệu, vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động như chế biến nông, lâm, thủy sản, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ.

Trang 35

Theo phương hướng ưu tiên trên, từng ngành hàng chủ lực hay từng doanh nghiệp có vai trò trọng yếu, cần xây dựng và thực hiện chương trình sản xuất kinh doanh thích hợp. Cùng với các ngành hàng, mỗi địa phương, nhất là trong vùng trọng điểm có những biện pháp cụ thể nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn đạt mức tăng trưởng cao. Trong khi chú trọng thúc đẩy sản xuất những mặt hàng chủ lực có khối lượng và giá trị xuất khẩu lớn, cần phát triển các mặt hàng nhỏ, lẻ khác.

Phát triển mạnh và bền vững công nghiệp nông thôn không chỉ là một nhiệm vụ trung tâm đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn mà còn là biện pháp quan trọng chủ động hội nhập kinh tế, quốc tế, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm giữ vững thị trường trong nước và xuất khẩu. Gắn liền với hoạt động sản xuất, từng ngành hàng chủ lực cũng phải chăm lo củng cố xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm hợp lý. Tăng cường xúc tiến thương mại và chú trọng phát triển thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường tiềm năng… tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai là: đẩy mạnh hoạt động đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp để nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Đầu tư cho công nghiệp phụ trợ để nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên, vật liệu trong nước. Khuyến khích mở rộng các quan hệ liên kết hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp, các KCN, cụm công nghiệp trong vùng. Đầu tư vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và mở rộng hình thức liên kết “bốn nhà”. Triển khai thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn của Nhà nước cần có giải pháp quản lý chặt chẽ các nguồn vốn này theo quy định của pháp luật hiện hành.

Ba là: Đẩy mạnh quá trình đổi mới công nghệ toàn ngành đạt từ 15 đến 20%/năm; chú trọng phát triển và thu hút công nghệ cao. Cùng với nhiệm vụ, giải pháp chung của toàn ngành, đối với từng ngành hàng, hất là những ngành chủ lực (các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn) nhất thiết phải xác lập chương trình ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển của ngành, nhằm vào những hướng ưu tiên nâng cao trình độ áp dụng công nghệ cao, đổi mới công nghệ, tự động hóa sản xuất, áp dụng vật liệu mới… để tăng nhanh năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất, hoàn thiện công tác quản trị, điều hành sản xuất….

Cần xúc tiến thực hiện kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, người lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng đủ nhu cầu cả về số lượng lao động cơ cấu ngành nghề, trình độ kỹ thuật và tác phong công nghiệp cho công nhân trong các doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống trường lớp đào tạo nghề với nhiều loại hình thích hợp (trường chuyên nghiệp, trường cạnh doanh nghiệp hoặc trường trong KCN, trường liên kết giữa tổ chức đào tạo và doanh nghiệp); tăng thêm đầu tư cơ sở vật chất đào tạo nghề kể cả thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Trang 36

Bốn là: Tiếp tục đổi mới sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước một cách sâu rộng và có hiệu quả; coi cổ phần hóa DNNN là trọng tâm thực hiện kế hoạch sắp xếp, đổi mới DNNN. Trong năm 2007, phải tiến hành cổ phần hóa hàng trăm doanh nghiệp công nghiệp kể cả một số tổng công ty, doanh nghiệp hoạt động công ích. Nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa. Tiếp tục lành mạnh hóa tài chính, lao động và kiên quyết sắp xếp lại những DNNN sản xuất, kinh doanh không hiệu quả.

Năm là, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao vai trò quản lý nhà nước, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp.

Sáu là, đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình cải cách hành chính trong hệ thống công nghiệp. Tiếp tục rà soát để xóa bỏ các quy trình, thủ tục hành chính trùng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Mở rộng áp dụng mô hình quản lý chất lượng trong cơ quan hành chính Nhà nước, từng bước xây dựng nền hành chính điện tử, thực hiện mô hình “một cửa” liên thông để rút ngắn thời gian cấp phép cho doanh nghiệp cần tiếp tục hoàn thiện quy chế làm việc với chế độ công vụ rõ ràng, minh bạch; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực; tăng cường kỷ luật và kỷ cương trong giao dịch hành chính, phục vụ doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Để khẳngđịnh được vị thế nước xuất khẩu của Việt Nam, Việt Nam cần thực hiện tốt chính sách gắn sản xuất với xuất khẩu nhằm xây dựng được mặt hàng xuất khẩu chiến lược, tăng cường chất lượng sản phẩm nhằm khẳng định giá trịsản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, qua đó sẽ giúpnềnkinh tế Việt Nam phát triển.

Chính sách mở cửa thị trường, thu hút đầu tư trong và ngoài nước:

Chính sách mở cửa thị trường, thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy đầu tư vào các ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu; qua đó sẽ giúp Việt Nam tăng cường lợi tức kinh tế từ xuất khẩu. Bằng các biện pháp:

Chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu:  Tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ.

Trang 37

 Rà soát, điều chỉnh các chính sách về thu hút đầu tư nhằm thu hút mạnh đầu tư trong nước và ngoài nước vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu.

 Đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu; tạo sự thuận lợi trong việc đi vay từ các tổ chức tín dụng để tăng lượng hàng hóa xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.

 Điều hành chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, cân đối hài hòa giữa yêu cầu xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu.

Chính sáchđầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực:  Rà soát đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, luồng lạch, kho tàng bến bãi tại các cảng biển và các địa điểm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

 Xây dựng chính sách phát triển các dịch vụ logistics; thu hút đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật cho dịch vụ logistics và năng lực thực hiện các dịch vụ này.

 Đổi mới hệ thống đào tạo nguồn nhân lực theo hướng: Đào tạo gắn với yêu cầu, mục tiêu phát triển của từng ngành hàng và có chất lượng, tay nghề cao, trước hết là đối với sản xuất hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí.

 Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu định hướng của cộng đồng doanh nghiệp.

 Bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đầu tư, tham gia vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành hàng sản xuất, xuất khẩu.

Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu:

Để đẩy mạnh xuất khẩu, Việt Nam cần thực hiện các biện pháp: Chính sáchtrợ cấp xuất khẩu:

Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển xuất khẩu trong điều kiện đãchính thứcgia nhập WTO, Việt Nam xác định: cần có những biện pháp mở rộng hoạtđộng thương mại ra thế giới đặc biệt chú trọng đến công tác xúc tiến xuất khẩu; đặc biệt tăng cường năng lực sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Trang 38

Bằng các biện pháp:

 Thiết lập các tổ chức xúc tiến thương mại, các Hiệp hội ngành hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào thị trường nước ngoài nhằm góp phần

Một phần của tài liệu Chiến lược hướng ra xuất khẩu của Việt Nam (Trang 32 - 40)