Đẩy mạnh các hoạtđộng xây dựng thị trường quốc tế:

Một phần của tài liệu Chiến lược hướng ra xuất khẩu của Việt Nam (Trang 41 - 45)

5. Chiến lược hướng ra xuất khẩu của Việt Nam:

5.3.2. Đẩy mạnh các hoạtđộng xây dựng thị trường quốc tế:

Để mở rộng thị trường xuất khẩu, Việt Nam xác định:

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng.

Phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế, khu vực và tăng cường hoạt động ngoại giao kinh tế để mở rộng thị trường xuất khẩu; phát triển hệ thống cơ quan xúc tiến thương mại tại các khu vực thị trường lớn và tiềm năng; tăng cường bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

Tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trường của nước ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường.

Tổ chức xây dựng và từng bước phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại thị trường nước ngoài.

Định hướng về cơ cấu thị trường đến năm 2020: châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 46%, châu Âu khoảng 20%, châu Mỹ khoảng 25%, châu Đại Dương khoảng 4% và châu Phi khoảng 5%.

Mở rộng thị trường xuất khẩu bằng tất cả các biện pháp:

Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương nhằm mở rộng thị trường phân phối hàng hóa Việt Nam; rà soát các cơ chế, chính sách và cam kết quốc tế để bảo đảm sự đồng bộ trong quá trình thực hiện các cam kết.

Tiến hành rà soát, đàm phán, ký mới và bổ sung các hiệp định đã ký về sự phù hợp và công nhận lẫn nhau về chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện lưu thông thuận lợi, ổn định cho hàng hóa xuất khẩu.

Tổ chức hiệu quả, đồng bộ hoạt động thông tin, dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, luật pháp, chính sách và tập quán buôn bán của các thị trường để giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường hiệu quả.

Đổi mới mô hình tổ chức, tăng cường hoạt động của các thương vụ, cơ quan xúc tiến thương mại ở nước ngoài; đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động xúc

Trang 42

tiến thương mại theo hướng tập trung phát triển sản phẩm xuất khẩu mới có lợi thế cạnh tranh, không bị hạn chế về thị trường hoặc vào các thị trường còn nhiều tiềm năng; đẩy mạnh hoạt động xây dựng và bảo vệ thương hiệu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm.

Khuyến khích hoạt động của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong tổ chức phân phối hàng hóa Việt Nam vào hệ thống phân phối tại nước nhập khẩu.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực cửa khẩu biên giới; cung cấp, cập nhật thông tin về thị trường, cơ chế, chính sách biên mậu của nước láng giềng; hướng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính để đảm bảo ổn định và phòng tránh được những rủi ro trong hoạt động thương mại biên giới.

5.3.3. Xây dựng phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế:

Các mặt hàng của Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài còn chịu nhiều thiệt thòi do thiếu kinh nghiệm và sự hiểu biết về luật pháp các nước trong các vụ tranh chấp thương mại quốc tế. Do đó, đểđảm bảo được mục tiêu xuất khẩu, Việt Nam cần phải xây dựng đượcphương pháp giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Việt Nam xác định:

Quan hệ kinh doanh thương mại có tính quốc tế giữa các tổ chức kinh tế trong nước với các tổ chức, cá nhân nước ngoài sẽ ngày càng phát triển phong phú, đa dạng; tất yếu dẫn đến những tranh chấp đòi hỏi cần phải được giải quyết nhanh chóng kịp thời, đúng quy định của pháp luật phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế.

Góp phần quan trọng tạo môi trường lành mành cho các hoạt động thương mại, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư xuất khẩu.

Chuẩn bị một cách tích cực để chủ động tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế một cách đúng mức.

Bằng tất cả các biện pháp:

Có chương trình, kế hoạch cụ thể để đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyện môn, kinh nghiệm thực tế của cho các công ty xuất khẩu và cả cán bộ pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Trang 43

Thường xuyên cung cấp, cập nhật hệ thống văn bản pháp luật, các văn bản quy định tập quán và thông lệ quốc tế có liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế nhằm tiếp thu kinh nghiệm.

Có quy định, cơ chế cụ thể trong việc phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan liên quan trong việc thu thập chứng cứ, ủy thác tư pháp trong nước, nước ngoài và trong việc hợp pháp hóa lãnh sự. Có hướng dẫn cụ thể và có những kinh phí để thực hiện các công việc có liên quan đến uỷ thác tư pháp, hợp pháp hoá lãnh sự, thu thập chứng cứ ở nước ngoài.

Rà soát các văn bản pháp luật trong nước, đối chiếu với những quy định của các nước trong các vấn đề có liên quan dể có biện pháp giải quyết những xung đột pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp đúng pháp luật, phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế.

Trang 44

6. Kết luận:

Toàn cầu hóa và khu vực hóa đang trở thành xu hướng chung của hâu hết tất cả các nước trên thới giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Sau đổi mới, Việt Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt với sự tiếp thu một cách nhạy bén thành công của các nước đi trước. Trên thế giới, cùng với sự sáng tạo không ngừng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Với sự phát triển vượt bậc trở thành các con rồng Châu Á. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, và gần đây là sự tăng trưởng không ngừng của Trung Quốc, nhờ việc thực hiện thành công chiến lược hướng ra xuất khẩu, đã có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với Việt Nam. Với chiến lược thay thế nhập khẩu, Việt Nam đã bảo hộ thành công một số ngành công nghiệp tiềm năng.

Và cùng tiến tới việc thực hiện chiến lược hướng ra xuất khẩu, Việt Nam đã đạt được những thành công bước đầu, lượng xuất khẩu vào các thị trường khó tính ngày càng tăng. Đang là thành viên của nhiều tổ chức lớn trên thế giới: WTO, APEC, AFTA, ASEAN,… được hưởng khá nhiều ưu đãi nhưng bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải chịu áp lực cạnh tranh từ các nước lớn.

Với lộ trình thuế suất giảm; các sản phẩm giá rẻ chất lượng tốt tràn ngập thị trường;… gây sức ép đối với nhà sản xuất trong nước. Như vậy, Nhà nước cần có các chính sách để thực hiện tốt nhất chính sách hướng ra xuất khẩu.

Trang 45

Tài liệu tham khảo:

1/ Giáo trình kinh tế quốc tế - Trường Đại học kinh tế Tp.Hồ Chí Minh - Chủ biên: GS-TS Hoàng Thị Chỉnh.

2/ Kinh tế quốc tế - Trường Đại học kinh tế Tp.Hồ Chí Minh - Chủ biên: PGS-TS Nguyễn Phú Tự.

3/ Quyếtđịnh 2471/QD-TTg năm 2011- Phê duyệt “Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kì 2011-2020, định hướng đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

4/ Đề tài tốt nghiệp “Chiến lược hướng ra xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến 2005- TrườngĐại học kinh tế quốc dân Hà Nội- năm 2000

5/ Quan điểm vàđịnh hướng phát triển xuất nhập khẩu nhằm phát triển bền vữngở Việt Nam thời kì 2011-2020 – PGS-TS Lê Danh Vĩnh - Thứ trưởng thường trực Bộ công thương và Chủ tịch hội đồng khoa học Bộ công thương- năm 2010.

6/ Chiến lược phát triển kinh tế-xã hôi Việt Nam giai đoạn 2011-2020 – Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI.

7/ Khi Việt Nam gia nhập WTO - Hội đồng lý luận TW- năm 2007. Và một số trang web: http://www.customs.gov.vn/lists/tinhoatdong/ViewDetails.aspx?ID=18434&Categ ory=Th%C3%B4ng%20b%C3%A1o%20-%20Th%C3%B4ng%20c%C3%A1o cập nhật ngày 28/03/2012. http://www.baomoi.com/Viet-Nam-ra-suc-thuc-hien-chien-luoc-huong-ve-xuat- khau/45/7542451.epicập nhật ngày 15/03/2012. http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_kinh_t%E1% BA%BF_Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n cập nhật ngày 08/04/2012.

Một phần của tài liệu Chiến lược hướng ra xuất khẩu của Việt Nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)